Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bảy Bước Tới Mùa Hè

Ba

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Rốt lại, về quê được nửa tháng rồi mà Khoa vẫn chưa trò chuyện với nhỏ Trang được lần nào. Khoa bắt gặp nhỏ Trang qua nhà ông nó không ít lần nhưng lần nào cũng vậy, Khoa chỉ biết đưa mắt nhìn trộm con nhỏ này, mỗi khi thấy con nhỏ này sắp quay mặt về phía Khoa thì Khoa lại vội nhìn đi đâu đó như thể ta đây đang mải mê ngắm cảnh.

Khoa cố nghĩ như vậy thật, tự đánh lừa mình rằng thực sự nhỏ Trang là cái thá gì mà phải quan tâm nhưng đến khi nhỏ Trang ra về rồi thì Khoa lại thở dài, tự trách mình sao mà nhát cáy. Cũng có khi Khoa chạy qua nhà bà Chín Ghe và gặp nhỏ Trang ở đó. Đó là những hôm Khoa làm dì Liên tròn xoe mắt trước sự nhiệt tình đột xuất cúa nó.

– Để cháu đi cho dì.

– Cái gì? Cháu qua nhà bà Chín Ghe mượn cái sàng cho dì thật à? Ối trời ơi, mày có định làm cho dì xỉu không vậy, thằng lười chảy thây kia!

Khoa trả lời dì bằng cách vọt ra cửa, vù qua nhà bà Chín Ghe theo cái cách cúa người hăm hở đi dự tiệc. Nhưng tới nơi rồi thì vẻ hùng hổ của Khoa lập tức tiêu tan, y như một thực khách vừa tới nơi bỗng thấy bàn tiệc đã bị dọn mất.

Khoa đứng lấp ló trước cứa, lấm lét nhìn vào nhà. Bà Chín Ghe đang ngồi trên chõng loay hoay nhặt bông cỏ trong thúng gạo trước mặt, còn nhỏ Trang đang ngồi đằng bàn học bài. Con nhỏ này học bài thật hay giả vờ thế nhỉ? Đang nghỉ hè kia mà! Khoa nhủ bụng, cảm thấy phân vân quá.

Khoa không nghĩ sẽ gặp bà Chín Ghe. Vào giờ này, lẽ ra bà đã xách giỏ đi chợ hoặc xắn quần lội ruộng thăm lúa. Nhưng làm như biết trước Khoa sẽ mò qua chọc ghẹo con gái mình, bà quyết tâm ở nhà để canh chừng kẻ gian hay sao ấy. Đó là những ý nghĩ xuất hiện trong đầu của kẻ “có tật giật mình” là Khoa, và khi suy đoán như vậy, Khoa thấy trái tim trong ngực nó bắt đầu giã gạo.

Đúng vào lúc Khoa dợm chân định bỏ chạy, bà Chín Ghe bất giác ngẩng đầu nhìn ra sân.

– Ồ! – Bà kêu lên khi nhác thấy mái tóc bù xù cúa Khoa thập thò ngoài cửa – Cháu đi đâu đó, Khoa?

Mặt Khoa đỏ như gấc, rõ ràng là vẻ mặt cúa tên trộm bị bắt quả tang.

– Dạ… dạ… – Khoa ú ớ, nhất là khi nó biết nhỏ Trang cũng đang quay đầu nhìn nó mặc dù Khoa không đám đánh mắt về phía bàn học.

Bà Chín Ghe gỡ bí cho thằng bé:

– Cháu vào nhà đi đã.

Y như tháo được miếng băng keo vô hình dán ngang miệng, đôi môi Khoa lập tức cử động trơn tru:

– Dì Liên sai cháu qua nhà bác mượn cái sàng về sàng gạo.

Bà Chín Ghe quay sang nhỏ Trang:

– Con ra sau nhà lấy cái sàng đưa cho anh đi con.

Khoa đã bớt sợ; ngực nó nhẹ dần. Bà Chín Ghe dịu dàng quá. Hôm nay bà không ra khỏi nhà chắc là vì bà phải nhặt bông cỏ chứ không phái đế canh chừng mà thộp cố Khoa như Khoa tưởng tượng,

Khoa thử nhúc nhích vai và hông, thấy cơ thể không còn căng cứng như khi nãy. Khoa hít vào một hơi, kiểm tra lại lưỡi và môi; sung sướng thấy mọi thứ đâu vẫn còn nguyên đó.

Nhưng điều đó cũng chẳng giúp ích được gì cho Khoa. Khi nhỏ Trang cầm cái sàng từ nhà bếp lên đưa cho Khoa, Khoa lại thấy tay chân yếu ớt như không còn chút hơi sức, chỉ lí nhí được hai tiếng cảm ơn rồi quay mình đi như chạy.

Thật chả ra làm sao! Khoa tự mắng mỏ mình; đá tung một hòn gạch trước mặt, kêu “oái” một tiếng vì hòn gạch cứng quá, rồi đi cà nhắc về nhà.

**

Nhỏ Trang ngồi đằng bàn chúi mặt vào tập hôm nọ hóa ra là nó học bài thật chứ không phải giả vờ. Khoa phát hiện ra điều đó khi tình cờ nhìn thấy con nhỏ ôm tập đi ngang trước cổng nhà ông nó.

Nó chui hàng rào, chạy qua nhà thằng Mừng:

– Ê, nghỉ hè rồi mà sao tao thấy nhiều đứa trong làng vẫn ôm tập đi học há mày!

– Tụi nó đi học hè.

Dò hỏi một hồi, Khoa biết thầy Tám đang mở lớp dạy hè cho tụi học trò chuẩn bị vô lớp chín Nhỏ Trang đang học lớp này.

Thế là hôm sau Khoa nằng nặc xin dì Liên cho nó đi học.

– Mày siêng học từ bao giờ thế, Khoa!

– Cháu siêng học lâu rồi; tại dì không biết đó thôi.

– Tao mà không biết mày á? Tao còn lạ gì mày hả Khoa! – Dì Liên rọi mắt vào mặt Khoa, như muốn lục lọi xem sự dối trá nấp ở đâu đằng sau vẻ thật thà đáng ngờ của thằng bé – Những mùa hè trước, tao thấy mày toàn chạy nhảy nghịch phá, tập vở mày vứt tận đâu đâu kia mà.

Khoa nặn ra vé mặt cúa một con mèo giận dỗi:

– Tại những năm trước cháu còn bé. Năm nay cháu lớn rồi mà dì.

Dì Liên nghiêng đầu qua một bên, dùng mắt soát xét thắng bé từ đầu tới chân, rồi từ chân lên đầu. Dì rà rà như vậy một lúc rồi gật gù đổi giọng:

– Ờ, cháu lớn rồi mà dì không đế ý.

Dì âu yếm đặt tay lên vai Khoa, giọng ngọ ngào như làm từ mía:

– Dì nói là nói thế thôi. Cháu mà để tâm đến chuyện học, dù chỉ bằng nửa con mắt thôi, dì cũng đã vui lắm rồi!

– Dì vui thì cho tiền cháu đóng học phí đí chớ! Khoa nhắc.

– Học phí bao nhiêu vậy cháu?

– Cháu nghe nói hai tháng là sáu trăm ngàn,

– Ối trời ơi, tao làm gì có tới chừng đó tiền, Mày tưởng tao là cái ngân hàng há Khoa?

– Thì đì hỏi xin ông hộ cháu!

Thế là Khoa ôm tập đi học. Nó vô lớp muộn hơn tụi bạn nửa tháng nhưng thầy Tám vẫn nhận vì nó đóng đầy đủ học phí cá hai tháng. Thầy dạy toán, lý hóa, bảng đen hôm nào cũng chằng chịt những chữ số trông nhức cả mắt.

Dĩ nhiên là Khoa chả coi những bàí toán trên bảng ra cái củ cà rốt gì. Khoa chuẩn bị vô lớp mười, nó chui vào lớp dành cho tụi học trò vừa học xong lớp tám chỉ để có dịp ngồi gần trò chuyện với nhỏ Trang thôi.

Dì Liên chả biết thằng cháu của mình học thứ gì; Ở lớp nào, chỉ thấy một đứa quanh năm lêu lổng như Khoa bỗng nhiên ham học là dì mở cờ trong bụng, đâu có biết nó đánh lừa dì lấy tiền chui vô cái lớp mà nó đã học qua rồi.

Trong làng, chỉ có thằng Mừng là ngạc nhiên.

Ngay ngày đầu tiên Khoa đi học, vừa ra về đã bị thằng Mừng chặn đường hỏi ngay:

– Ra là mày đi học đấy?

Cái kiểu hỏi giống như chế giễu của thằng này làm Khoa chột dạ:

– Ờ… ờ…

– “Ờ ờ” cái gì! – Mừng nhếch mép. Năm ngoái mày đã học lớp chín tại sao bây giờ mày lại chui vô lớp dành cho mấy đứa sắp lên lớp chín?

Mặc dù biết trước thế nào thằng Mừng cũng hỏi câu này, Khoa vẫn đực mặt ra một lức. Rồi Khoa vờ ngẩng đầu nhìn trời:

– Tại sao hả?- Ờ, tao cũng không biết tại sao nữa. Để tao nhớ xem…

Thằng Mừng nhìn Khoa như nhìn một đứa vừa va đầu phái gốc cây:

– Mày… mày…

– À! tao nhớ rồi. – Khoa toét miệng cười – Năm ngoái tao học lớp chín nhưng cuối năm tao phải ở lại lớp vì bị xếp hạng học sinh yếu.

Khoa nhìn Mừng bằng ánh mắt đắc thắng, sướng vì đã nghĩ ra được cách nói dối. Khoa bảo minh bị lưu ban mà vẻ mặt nó tươi hơn hở như đang khoe mình đứng nhất lớp.

Nhưng Mừng đã làm Khoa cụt hứng:

– Nếu mày bị lưu ban thì năm nay mày phải học lại lớp chín chứ có tụt xuống lớp tám đầu mà phải học hè chung với tụi lớp tám?

Khoa gần như chết đứng trước câu vặn vẹo của Mừng. Nó quên phắt sự thật đơn giản đó. Mặt ửng lên, Khoa đưa tay gãi gáy:

– Ờ há! Vậy để tao nhớ lại lần nữa xem.,.

– “Nhớ, nhớ” cái đầu mày! – Mừng hừ mũi, vẫn nhìn lom lom vô mặt Khoa – Mày nóí thật đi! Mày chui vô lớp học của thầy Tám để làm gì vậy?

Lần này Khoa biết mình không thế vòng vo được nữa. Khoa duỗi ra co vào mười ngón tay, đầu xoay như chong chóng. Mãi một lúc Khoa mới ngập ngừng:

– Tao nói với mày; mày không được nói lại với ai đó nhé!

– Ờ. – Mừng mau mắn gật đầu, nó hồi hộp nhìn chằm chằm vào đôi môi Khoa, làm như nếu Khoa há miệng thế nào cũng có một con chuột hay một con mèo từ trong đó nhảy ra.

– Sở dĩ tao theo học lớp này là vì… là vì..

– Vì sao? Mừng giục.

– Là vì… là vì…

Khoa ấp úng mãi vẫn không làm sao nói tiếp nửa câu sau. Dù thằng Mừng là bạn thân của Khoạ, Khoa vẫn thấy ngường ngượng nếu thú thật mục đích đi học hè của mình.

Mừng há hốc miệng, không biết thằng bạn nó thường ngày mồm mép như tép nhảy, hôm nay ăn phải thứ gì mà đột nhiên ngọng líu ngọng lo.

Nó sốt ruột quá, co chân đá vào chân Khoa:

– Vì sao, mày nói lẹ lên đi! Tao sắp phải về nhà nấu cơm cho bà tao rồi.

Khoa nhắm mắt lại, như thể nếu mồ mit nó sẽ không đủ can đảm thốt ra câu trả lời:

– Là vì… vì tao muốn được… ngồi cạnh nhỏ Trang.

– Ngồi cạnh nhỏ Trang!

– Nhỏ Trang con bà Chín Che hả?

– Ờ.

– Mày ngồi cạnh nó để làm gì?

– Thì… để trò chuyện với nó.

– Mừng ngẩn tò te:

– Chỉ vậy thôi?

– Chỉ vậy thôi.

– “Chỉ vậy thôi” cái con khỉ! Mừng đá Khoa cái nữa – Nó ớ cạnh nhà ông mày, lại thường xuyên chạy qua chơi, mày muốn trò chuyện với nó lúc nào mà chẳng được, sao phải chui vô lớp của thầy Tám để trò chuyện?

Thắc mắc của Mừng chính đáng quá. Nhưng chính vì vậy mà nó làm Khoa bối rối, Khoa nuốt nước bọt hai ba lần, bụng rủa thầm thằng bạn đần độn này tơi bời.

Mừng lại thắc mắc, như thể muốn chứng minh Khoa chứi thầm nó là đúng:

– Mà mày định trò chuyện gì với nò! Với tụi con gái, cốc đầu đá đít là đủ rồi, có gì mà phải trò chuyện!

Nếu như thằng Mừng thốt ra câu này vào mùa hè năm ngoái, Khoa sẵn sàng công nhận đó là chân lý. Nhưng bây giờ là mùa hè năm nay, Múa hè năm nay, Khoa thở ra:

– Tao hết muốn cốc đầu đá đít nó rồi.

Cặp mắt Mừng tròn xoe:

– Sao vậy?

Khoa thở ra lần thứ hai:

– Tao cũng không biết nữa.

– Bây giờ mày chỉ muốn trò chuyện với nó? – Khoa liếm môi, thừa nhận một cách khó khăn.

Mặt mừng lộ vẻ căng thẳng, có cảm giác nó đang gồng người lên:

– Tức là mày muốn kết bạn với nó!

– Ờ.

Mừng ngơ ngác mất một lúc. Đến khi biết chắc mình không nghe lầm, nó xì nước bọt qua kẽ răng:

– Đồ tồi!

– Ờ.

– “Ờ” là sao?

Khoa xụi lơ:

– “Ờ” tức là tao nhận tao là “đồ tồi”!

Mừng không ngờ Khoa nhận tội một cách tỉnh bơ như vậy. Nó gầm lên:

– Tao không chơi với mày nữa! Đồ phản bội!

– Tao mà phản bội á?

– Chứ gì nữa! Mày phản bội giao kèo của tụi con trai. Con trai là không chơi với bọn con gái mít ướt!

Cảm thấy đã là con gái mà chỉ có mỗi tội “mít ướt” thì nhẹ quá, Mừng hằm hè bổ sung:

– Vừa mít ướt vừa nhiều chuyện. Lại ưa mách lẻo nữa!

Nói xong, Mừng phẩy tay một cái, điệu bộ hết sức là kiên quyết, rồi đùng đùng bỏ đi.

Khoa nhìn theo bạn, muốn nói một câu gì đó để Mừng quay lại nhưng nó không biết phải nói gì, đành thò tay vặt mạnh một nhánh cây bên đường rồi lúi thúi ôm tập rẽ sang hướng khác.

Bình luận