Khoa địa lý là một môn học công phu và bí truyền vì vậy rất ít người được biết và đang có nguy cơ bị thất truyền vì vậy chúng ta phải chữa khuyết điểm đó.
Người xưa với tinh thần dịch lý, chỉ quan sát trực tiếp vào các hiện tượng trên mặt đất, chỗ cao là âm, chỗ thấp là dương, núi là âm, nước là dương, núi và nước đi từ cao xuống thấp, nước có khi đi gần nước cũng có khi đi xa núi, nhưng đến một chỗ nào núi không đi nữa nước không tiếp tục chảy nữa, thì tụ lại một chỗ, làm nên huyệt kết, chỗ đó là chỗ đẹp nhất, chỗ độc đáo nhất của một vùng
Nơi đó núi non, các giải đất toàn vùng, ôm chầu vào nó. nếu chôn xương người quá cố xuống đó, thì xương cốt sẽ ấm áp hơn chỗ khác, con cháu sẽ làm ăn thịnh đạt. Nếu làm nhà trên đó gia đình sẽ giầu có cao sang…
“Phong thủy địa lý tả ao địa lý vi sư pháp” sẽ giới thiệu tỉ mỉ cách nhận xét các yếu tố đó như thế nào là tốt, thế nào là xấu, qua nhiều kiểu đất khác nhau, để quý vị có thể nắm vững chi tiết trước đó khi ra coi đất trên thực tế…
Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề sau:
Phần 1: Đất kết cao biền
Chương 1: Tổ long tôn long
Chương 2: Huyệt pháp
Chương 3: Hình thế
Chương 4: Đường tâm
Chương 5: Huyền vũ
Chương 6: Chu tước
Chương 7: Long Hổ
chương 8: Thành quách
Chương 9: Quan quỷ
Chương 10: Thác lạc
Chương 11: Diệu sơn
Chương 12: Vi sư pháp
Chương 13: Huyệt khai khu thần pháp
Chương 14: Táng huyệt pháp
Chương 15: Đấu sát pháp
Chương 16: Phân kim huyệt pháp ca
Chương 17.1: Nói chung các kiểu đất kết tại Việt Nam
Chương 17.2: Tài liệu địa lý của cao biền: kiểu đất kết tại phủ thanh oai Hà đông
…
Phần 2: Tầm long bộ