Cơ hội thành công là rất hạn chế. Gunther Hartog đã nói với Tracy – nó đòi hỏi một tài năng lớn lao.
Đó là một khẳng định sai lầm, nàng nghĩ.
Tracy đang đứng bên cửa sổ càn phòng khách sạn nhìn xuống mái bảo tàng Prado, nhớ lại những gì nàng đã biết. Nó được mở cửa cho khách từ 10 giờ đến giờ, trong thời gian đó, hệ thống báo động ngừng hoạt động, nhưng mỗi cửa phòng tranh đều có người gác.
Ngay cả khi gỡ được bức tranh xuống khỏi tường Tracy nghĩ – càng không có cách nào mang thoát ra. Tất cả đồ xách tay đều bị khám xét ở các cửa ra vào.
Nàng quan sát mái nhà và cân nhắc về một vụ đột nhập ban đêm. Có vài trở ngại:
thứ nhất là khả năng bị lộ rất cao. Tracy đã thấy các ngọn đèn chiếu bật sáng về ban đêm; các mái nhà rực sáng đến mức có thể nhìn thấy nó từ xa hàng mấy dặm. Cho dù có thể lọt vào nhà êm thấm, thì lại còn vấp phải hệ thống báo động hồng ngoại và những người gác đêm.
Bảo tàng Prado dường như là bất khả xâm phạm.
Jeff đang tính toán gì đây? Tracy tin rằng anh ta cũng muốn đoạt bức họa của Goya kia. Giá mà biết được cái đầu xảo quyệt của anh ta đang mưu tính chi thì mất gì mình cũng chịu, Tracy nghĩ. Nàng chỉ biết quyết tâm:
không để anh ta đạt tới cái đích đó trước nàng. Nàng phải tìm ra một giải pháp.
Sáng hôm sau, Tracy trở lại bảo tàng Prado.
Không có gì thay đổi, trừ những khuôn mặt của du khách. Tracy cẩn thận để ý tìm Jeff nhưng không thấy.
Tracy nghĩ, hẳn là anh ta đã nghĩ ra cách đánh cắp bức tranh.” Đồ khốn kiếp.
Tất cả sự quyến rũ mà anh ta thể hiện chỉ cất làm cho mình bị phân tán, và ngăn không để mình lấy trước được bức tranh mà thôi.
Tracy tiến lại bức Puerto một lần nữa, và đảo mắt nhìn các bức tranh khác gần đấy. Những người gác vẫn đầy vẻ cảnh giác các họa sĩ nghiệp dư ngồi trên các ghế đẩu trước giá vé của họ, đậm đông đi vào rồi đi ra liên tục, và đột nhiên tim nàng bắt đầu đập nhanh hơn lên.
Mình biết cách phải làm rồi nàng thầm reo trong lòng.
Nàng gọi Gunther gọi từ một buồng điện thoại công cộng trên phố Gran Via và Daniel Cooper – đang dời nhìn từ cửa ra vào của một tiệm cà phê gần đấy – xem chừng sẵn sàng trả cả một năm tiền lương để biết được Tracy đang gọi cho ai, và nói gì, nhưng tin chắc đó là một cú điện thoại gọi ra nước ngoài và cũng chẳng ai thêm ghi âm lại câu chuyện đó. Ông ta thấy nàng lần đầu tiên mặc chiếc váy màu xanh nhạt, lô ra cặp chân trần. Để bọn đàn ông có thể nhìn ngắm mà. Ống ta nghĩ. Đồ đĩ thõa.
Và giận sôi lên.
Trong khi đó Tracy đang kết thúc câu chuyện trên điện thoại. “Phải bảo đảm đó là một người nhanh nhẹn nhé, Gunther. Anh ta chỉ có tất cả là hai phút.
Thành công hay không phụ thuộc vào hai phút ấy thôi”.
Gửi:J.J Reynolds Hồ sơ số Y – 72 – 830 – 412. Người gửi:
D. Cooper. Mật.
trích yếu:
Tracy Whitney. TÔI CHO RẰNG ĐỐI TƯỢNG ĐANG Ở MADRID ĐỂ MƯU TÍNH THỰC HIỆN MỘT VỤ TỘI PHẠM LỚN. MỤC TIÊU CÓ THỂ LÀ BẢO TÀNG PRADO. CẢNH SÁT TÂY BAN NHA CÓ THÁI ĐỘ BẤT HỢP TÁC NHƯNG TÔI SẼ ĐÍCH THÂN THEO DÕI ĐỐI TƯỢNG VÀ SẼ BẮT GIỮ CÔ TA VÀO THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP.
Hai ngày sau, vào lúc 9 giờ sáng, Tracy ngồi trên chiếc ghế băng trong vườn Retiro một công viên xinh đẹp nằm giữa thủ đô Madrid – và đang cho những con chim bồ câu ăn. Công viên này cuốn hút người dân Madrid với hồ nước đầy, trong veo, cây cỏ sum suê được chăm sóc chu đáo và những sân khấu nhỏ để biểu diễn cho trẻ em.
Cesar Porretta, một ông già tóc đã điểm bạc, lưng hơi gù, bước dọc theo lối mòn trong vườn, và khi đến bên chiếc ghế, ông ta ngồi xuống cạnh Tracy, mở chiếc túi giấy và lấy ra những mẩu bánh mì vụn ném cho đàn chim. “Xin chào tiểu thư”.
“Xin chào. Ông có thấy khó khăn gì không?”.
Không cô ạ. Thời gian và thời điểm là tất cả những gì tôi cần”.
“Hiện thì chưa có”, Tracy nói. “Nhưng sẽ có ngay thôi”.
Ông ta cười một nụ cười móm mém. “Cảnh sát chắc sẽ phát điên. Chưa ai làm thế này bao giờ”.
“Do vậy mà sẽ thành công đấy”. Tracy đáp. “Tôi sẽ thông báo với ông sau”.
Nàng tung mẩu vụn cuối cùng cho đàn bồ câu và đứng dậy, bước đi, làn váy lụa đong đưa trên hai đầu gối sao mà khêu gợi.
Trong lúc đó, Daniel Cooper đang lục soát căn phòng khách sạn của nàng.
Ông ta đã thấy Tracy rời khách sạn đi về phía công viên và vì nàng không” yêu cầu mang đồ ăn lên phòng nên Cooper cho rằng nàng đi ăn sáng đâu đó. Ông ta tự cho phép mình có ba mươi phút. Việc đột nhập phòng Tracy chỉ đơn giản là tránh né các cô hầu và sử dụng một chiếc móc đặc biệt để mở khóa. Ông ta biết mình đang phải tìm kiếm cái gì:
Một bản sao của một bức họa. Không thể đoán biết Tracy định đánh tráo nó bằng cách nào, nhưng ông ta tin chắc mưu đồ của nàng phải là như vậy.
Ông ta lục soát một cách thành thạo, nhanh chóng và hoàn toàn trong im lặng, không để lọt qua mắt một thứ gì Sau cùng lả phòng ngủ. Ông ta ngó vào tủ áo, xem xét từng chiếc váy, áo và rồi quay sang chiếc tủ com mốt, rút ra từng ngăn kéo một. Tất cả đầy những quần lót, xu chiêng và tốt chân. Ông ta nhặt một chiếc quần lót màu hồng lên và áp nó vào má, mơ màng từ mùi thơm quyến rũ của da thịt nàng. Và đột nhiên ở khắp nơi đều có mùi thơm ấy cả. Ông ta đặt chiếc quần lót lại chỗ cũ và nhanh chóng ngó qua các ngăn kéo khác. Không thấy bức tranh nào hết.
Ít phút sau ông ta bỏ ra ngoài, cũng nhanh như khi đến, và cắm đầu cắm cổ đi tới một ngôi nhà thờ gần đấy.
Sáng hôm sau Tracy rời khách sạn Ritz, Daniel Cooper bám theo. Giờ đây, Cooper thấy giữa họ có một sự gần gũi chưa từng tồn tại trước đó. Ông ta đã biết mùi da thịt nàng, đã thấy nàng tắm, đã được ngắm thân thể trần truồng của nàng ngập trong làn nước ấm. Nàng như đã hoàn toàn thuộc về ông ta, để ông ta mặc sức hủy hoại.
Cooper đã quan sát nàng đi bộ dọc theo phố Gren Via, xem hàng hóa bày trong các cửa hiệu, và theo nàng vào một cửa hiệu bách hóa lớn, thận trọng dừng ở ngoài tầm mắt nàng. Ông ta thấy nàng nói gì đó với một nhân viên rồi đi về phía phòng vệ sinh nữ. Conper đứng gần đó, thất vọng. Đó là nơi mà ông ta không hề theo vào.
Giá mà Cooper lọt được vào trong thì ông ta đã có thể thấy Tracy đang nói chuyện với một người đàn bà to béo trạc tuổi trung niên.
“Bà luu ý nhé”, đững trước gướng, Tracy vừa nói vừa bôi thêm son lên môi, “Sáng mai, 11 giờ”.
Người đàn bà lắc đầu. “Không nên, thưa cô. Ông ta sẽ không thích như vậy đâu. Không còn ngày nào tồi tệ hơn ngày đó cả. Ngày mai, Thái tử Lucxembourg sẽ đến đây trong một chuyến thăm cấp nhà nước, và báo chí đưa tin rằng ông ta sẽ được đưa tới thăm bảo tàng Prado. Vậy là sẽ có thêm cảnh vệ và cảnh sát canh gác trong khắp bảo tàng”.
“Càng đông càng tốt. Ngày mai”.
Tracy bước ra khỏi cửa, và người đàn bà nhìn theo, lẩm bẩm, “Thật kỳ quái …”.
Phái đoàn Hoảng gia Lucxembourg được dự kiến sẽ đến bảo tàng Prado vào đúng lúc 11 giờ, và các đường phố quanh đó đều bị cảnh vệ Quốc gia chặn lại. Do sự chậm trễ của buổi lễ tại dinh Tổng thống, mãi đến gần giữa trưa phái đoàn mới đến. Các xe mô tô cảnh sát xuất hiện cùng với tiếng còi hú rầm rĩ, hộ tống đoàn xe gồm năm, sáu chiếc chạy tới trước cửa thềm bảo tàng Prado.
Tại cổng vào, giám đốc Christian Machada nóng lòng chờ đợi khách quý.
Trong buổi sáng, Machada đã kiểm tra cấn thận để bảo đảm rằng mọi thứ đều chu đáo, còn những người gác đều đã được nhắc nhở phải đặc biệt cảnh giác. Viên giám đốc vốn rất tự hào về bảo tàng-tranh của mình, và ông ta muốn gây một ấn tượng tốt đẹp với Thái tử.
Có bạn bè ở những vị trí cao thì bao giờ mà chẳng có lợi, Machada nghĩ, và có khi tối nay mình còn được mời tới cùng ăn với Thái tử tại dinh tổng thống cũng nên.
Điều hối tiếc duy nhất của Machada là việc không có cách nào chặn cái đám khách du lịch đang lang thang khắp chỗ trong bảo tàng. Tuy vậy, các cảnh vệ tùy thân và nhân viên an ninh của bảo tàng sẽ đảm bảo việc giữ gìn an toàn cho Thái tử. Tất cả đều đã sẵn sàng.
Phái đoàn Hoàng gia bắt đầu thăm tầng lầu chính.
Viên giám đốc đón vị thượng khách rất nồng nhiệt và tháp tùng ông ta, theo sau là các cảnh vệ vũ trang, đi qua căn phòng có mái vòm lớn vào các căn phòng trưng bày tranh của các họa sĩ Tây Ban Nha hồi thế kỷ 16:
Juan de Juanes, Pedro Machuaca, Fornande Yanos.
Vị Thái tử bước chậm rãi, thưởng thức những gì đang trưng bày trước mặt.
Ông là người bảo trợ cho, nghệ thuật và thực sự yêu quý các họa sĩ – những người có thể làm cho quá khứ sống động và trở nên vĩnh hằng. Thậm chí, vì bản thân không có năng khiếu hội họa, ông còn thấy ghen tỵ khi thấy các họa sĩ nghiệp dư đứng trước các giá vẽ đang cố chộp lấy những nét thiên tài của các danh họa.
Khi phái đoàn đã thăm hết lầu trên, Machada tự hào nói. “Và bây giờ, nếu ngài cho phép, tôi xin đưa ngài xuống tầng dưới thăm Goya”.
Tracy đã trải qua một buổi sáng hết sức căng thẳng. Khi vị Thái tử không đến được bảo tàng Prado vào lúc 11 giờ như dự định, nàng đã bắt đầu lo lắng.
Tất cả các sắp đặt của nàng đã được tính được từng giây, và cẩn có sự có mặt của Thái tử để giú vào kế hoạch này.
Tracy đi từ phòng này sang phòng khác, lẫn vào đám khách tham quan và cố tránh không gây bất kỳ sự chú ý nào. Ông ta không đến mất, Tracy nghĩ, mình sẽ phải hoãn lại thôi. Nhưng đúng lúc đó nàng nghe tiếng còi xe cảnh sát vọng lại từ ngoài đường.
Đang theo dõi Tracy từ một vị trí thuận lợi ở phòng kề bên, Daniel Cooper cũng đã nghe thấy tiếng còi. Về lý thì ông ta tin rằng không ai có thể đánh cắp một bức tranh ở bảo tàng này, nhưng linh tính thì mách bảo với ông rằng Tracy đang âm mưự làm việc đó, và Cooper tin vào lính tính của mình. Ông ta tiến lại gần nàng hơn, cố lẩn sau đám đông, quyết không rời mắt một lây nào hết.
Tracy đang ở cạnh phòng bày bức Puerto. Qua khuôn cửa để ngỏ, nàng có thể nghe thấy tiếng ông già gù lưng, Cesar Porretta, ngồi trước một giá vẽ đang sao lại bức tranh Maja mặc quần áo của Goya, treo cạnh bức Puerto. Một người gác đứng cách đó có ba bước chân. Trong căn phòng có Tracy, một nữ họa sĩ đứng trước giá vẽ đang mê mải sao lại bức tranh Người phụ nữ vắt sữa bò cố gắng bắt chước các nét vẽ kỳ diệu của Goya.
Một nhóm du khách Nhật Bản đổ vào phòng, ồn ào như một bầy chim lạ.
Nào? Tracy tự nhắc mình. Đầy chính là thời điểm mà nàng chờ đợi, và tim nàng dập mạnh tới mức nàng sợ người gác kia cũng có thể nghe thấy. Nàng nhường lối cho nhóm khách Nhật Bản đang tiến tới, lưng quay về phía người họa sĩ.
Đúng lúc một người Nhật Bản bước qua chạm lướt vào phía trước, Tracy ngả người ra sau, dường như là bị đẩy vậy, đè vào người nữ họa sĩ kia, xô chị ta cùng giá vẽ, bức tranh và màu vẽ xuống sàn.
“Ôi, tôi xin lỗi?” Traey kêu lên. “Xin để tôi giúp”.
Và khi hối hả giúp người nữ họa sĩ đang thẩn thờ, gót giày của Tracy giẫm lên những chỗ màu vẽ vương vãi dưới sàn và bôi lung tung khắp nơi. Daniel Cooper, người đã trông thấy tất cả vội lại gần, mọi giác quan đều căng lên vì tập trung chú ý. Ông ta tin chắc Tracy đã thực hiện hành động đầu tiên.
Người gác phòng tranh lao đến, la lên, “Cái gì thế này, hả?”.
Sự cố đã thu hút chú ý của đám du khách và họ đứng quây quanh người nữ họa sĩ bị xô ngã, giầy dép họ làm dây thêm màu vẽ ra khắp sàn gỗ căn phòng.
Thật là một sự bừa bãi kinh khủng, và vị Thái tử lại sắp xuất hiện tới nơi rồi.
Người gác hất hoảng kêu. “Giải tán ngay, nhanh lên”.
Tracy đã thấy người gác từ phòng bên chạy sang để giúp giữ trật tự. Trong phòng chỉ còn lại có một mình Cesar Porretta với bức Puerto.
Tracy vẫn đứng giữa đám đông lộn xộn, ồn ào. Hai người gác đang ra sức đẩy những du khách ra khỏi khu vực sàn nhà bị dây bẩn.
“Kêu ông giám đốc”.
Người gác kia vội chạy ra phía cầu thang.
Hai phút sau, Christian Machada đã có mặt tại hiện trường. Ông ta sửng sốt nhìn “và hét lớn. “Đưa mấy cô phục vụ lại đây” Bàn chải, giẻ lau và cánh kiến.
Mau lên”.
Một người phụ tá vội vã lao đi thực hiện mệnh lệnh.
Machada quay sang một người gác, quát. “Về vị trí của anh ngay”, “Thưa ông, vâng”.
Tracy thấy người ấy lách qua đám đông trở về căn phòng mà Cesar Porretta đang làm việc.
Cooper không một giây rời mắt khỏi Tracy. Ông ta chờ đợi hành động tiếp theo. Nhưng điều đó không xảy ra. Cô ta đã không lại gần bất kỳ một bức tranh nào, cũng không hề tiếp xúc với bất kỳ một ai. Tất cả những gì cô ta làm chỉ là gây đổ cái giá vẽ và đánh dây một ít màu vẽ trên sàn nhà mà thôi, song ông ta tin chắc rằng, đó là những hành động cố ý. Nhưng để làm gì? Tuy nhiên, Cooper cảm thấy điều mà cô ta tính toán đã xảy ra rồi. Ông ta nhìn quanh bức tường. Không thiếu một bức nào.
Cooper chạy sang phòng bên. Không có ai cả trừ người gác và một ông già còng lưng ngồi trước giá vẽ, đang sao lại bức Maja mặc quần áo. Tất cả các bức tranh đều còn nguyên. Nhưng chắc là đã có chuyện rồi. Cooper tin vậy.
Ông ta bước vội tới trước viên giám đốc – mà trước đó ông ta đã gặp để trao đổi công việc. “Tôi có lý do tin rằng”, Cooper thốt lên, “một bức tranh nào đó đã bị đánh cắp trong vòng vài phút vừa qua”.
Christian Machada nhìn người Mỹ có cặp mắt dữ dằn kia. “Ông đang nói gì vậy? Nếu có chuyện đó thì những người gác đã báo động rồi”.
“Tôi cho rằng, bằng cách nào đó, một bức tranh giả đã được tráo vào một bức thật”.
Viên giám đốc nở một nụ cười độ lượng. “Giả thuyết của ông có chỗ sai, thưa ông. Tuy rằng công chúng thì không được biết, nhưng sau mỗi bức tranh đều có bộ cảm nhận điện tử. Nếu có ai đó toan gỡ một bức tranh ra khỏi tường, điều chắc chắn sẽ phải làm, nếu muốn thay vào đó một bức khác, chuông báo động sẽ vang lên ngay tức khắc”.
Daniel Cooper vẫn chưa thấy hài lòng. “Hệ thống báo động của ông có thể bị ngắt điện không?”.
“Không. Nếu ai đó cắt đường dây dẫn điện, việc đó cũng gây báo động ngay.
Thưa ông, không, ai có thể đánh cắp một bức tranh ra khỏi bảo tàng này. Hệ thống bảo vệ của chúng tôi là cái mà ông có thể gọi là hệ thống ngăn chặn mọi xâm phạm”.
Cooper run lên vì tuyệt vọng. Tất cả những gì mà viên giám đốc nói ra đều có sức thuyết phục. Chuyện đó dường như là không thể xảy ra. Vậy thì tại sao Tracy Whitney lại cố tình làm dây màu vẽ ra sàn?
Cooper vẫn chưa chịu. “Xin ông chiều ý tôi. Đề nghị ông cho nhân viên kiểm tra lạ tất cả để đảm bảo rằng không có gì bị mất. Tôi sẽ chờ ở khách sạn”.
Daniel Cooper không còn làm gì hơn được nữa.
Tối hôm đó, Christian Machada gọi điện lại cho Cooper. “Thưa ông, tôi đã đích thân kiểm tra lại toàn bộ. Tất cả các bức tranh đều nguyên vẹn. Bảo tàng không mất gì cả”.
Vậy đó, dường như đó là một sự ngẫu nhiên. Nhưng Danlel Cooper, với linh cảm của một người thợ săn, cảm thấy rằng con mồi đã chạy thoát.
Jeff đã mời Tracy ăn tối tại phòng ăn chính của khách sạn Rizt.
“Tối nay trông em đặc biệt rạng rỡ”. Jeff nhận xét.
“Cảm ơn anh:
Tôi cảm thấy thật dễ chịu”.
“Đó là nhờ có bạn bè ở bên, tuần sau hãy cùng tôi đi Barcelone, em sẽ thích”.
“Xin lỗi, Jeff. Tôi không thể. Tôi sắp rời Tây Ban Nha rồi”.
“Thật ư?” Giọng Jeff đầy vẻ nuối tiếc. “Khi nào vậy?”.
“Một vài ngày nữa”.
“Ồ, tôi thất vọng đấy”.
Anh sẽ còn thất vọng hơn nữa. Tracy nghĩ, khi anh biết rằng tôi đã đánh cắp bức tranh Puerto. Nàng băn khoăn không biết anh ta đã định đánh cắp nó như thế nào. Giờ đây điều đó không còn quan trọng nữa. Vậy là mình đã vượt mặt anh chàng Jeff Stevens thông minh. Nàng đắc thắng nghĩ vậy. Vậy mà, không hiểu vì sao, Tracy bỗng thấy có chút ân hận.
Ngồi trong phòng làm việc, Christian Machada đang nhấm nháp ly cà phê buổi sáng và tự chúc mình về thành công tốt đẹp của chuyến viếng thăm bảo tàng của Thái tử Trừ sự cố đáng tiếc của việc màu vẽ dây ra sàn phòng tranh, tất cả đều tốt đẹp. Ông ta mừng là Thái tử và đoàn tùy tùng đã được dẫn quanh đi nơi khác cho đến lúc tất cả được lau chùi sạch sẽ. Viên giám đốc mỉm cười nhớ tới tay thám tử ngớ ngẩn người Mỹ đã cố thuyết phục ông rằng ai đó đã đánh cắp một bức tranh khỏi bảo tàng Prado.
Ngày hôm nữa không, ngày hôm nay không và ngày mai cũng không thể có chuyện đó – ông ta hài lòng nghĩ.
Cô thư ký của ông bước vào. “Xin lỗi? Có một quí ông muốn gặp. Ông ta yêu cầu tôi chuyển lại cho ông cái này”.
Cô ta đưa cho viên giám đốc một bức thư. Ngoài phong bì đề tên Bảo tàng Kunsthau – Zurich.
Đồng nghiệp kính mến của tôi, Bức thư này xin giới thiệu ông Henri Renđll, chuyên viên nghệ thuật cao cấp của chúng tôi. Ông Renđell đang trên đường đi thăm các bảo tàng trên thê”giới và rất sốt sắng muốn được thấy bộ sưu tập không gì so sánh nơi của ông. Tôi mong ông tạo mọi điều kiện giúp đỡ ông ấy.
Bức thư đo ông giám đốc bào tàng kia ký.
Sớm hay muộn, v iên giám đốc sung sướng nghĩ, mọi người đều sẽ đến với ta.
“Đưa ông ta vào đây”.
Henri Rendell là một người cao lớn, hói đầu, vẻ mặt dễ gây ấn tượng và giọng nói Thụy Sĩ. Khi bắt tay nhau. Machada nhận thấy bàn tay phải của người khách thiếu mất một ngón trỏ. Henri Rendell nói. “Tôi rất vui mừng. Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội đến thăm Machada, và tôi mong mỏi được thấy các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của ông”.
Christian Machada nhã nhặn nói. “Tôi không nghĩ là ông sẽ phải thất vọng, thưa ông Rendell, Xin mời đi cùng tôi Tôi sẽ tự đưa ông thăm các phòng tranh”.
Họ chậm rãi đi qua các phòng lớn có mái vòm trưng bày tranh của các danh họa Flemmitsơ, của Ruben và các họa sĩ cùng trường phái, và rồi thăm khu triển lãm chính với tranh của các danh họa Tây Ban Nha. Hean Rendell xem xét thận trọng từng bức một. Hai người đã trò chuyện với nhau như hai chuyên gia bậc thầy, đánh giá phong cách, nét phối cảnh và cảm nhận màu sắc của các họa sĩ.
“Bây giờ”, viên giám đốc tuyên bố, “Xin vì niềm tự hào của đất nước Tây Ban Nha”. Ông ta dẫn khách xuống tầng dưới, đi vào khu triển lãm tranh Goya.
““Thật là sướng mắt?”. Rendell kêu lên, ngỡ ngàng.
“Xin được cho tôi đứng mà ngắm thôi”.
Christian Machada vui lòng chờ đợi, thích thú trước sự thán phục của khách.
“Chưa bao giờ tôi được thấy thứ gì huy hoàng thế này”. Rendell thừa nhận.
Ông ta chậm rãi ngắm nghía từng bức tranh. Ngày nghỉ của các mụ phù thủy.
Rendell lẩm bẩm, “Một bức tranh tuyệt đẹp”.
Họ bước tiếp.
“Chân dung tự họa, thật kỳ lạ”.
Christian Machada mỉm cười.
Rendell dừng lại trước bức Puerto. “Một bức tranh giả thật khéo”. Ông ta toan bước đi.
Viên giám đốc chộp lấy cánh tay ông ta. “Cái gì? Ông vừa nói gì vậy?”.
“Tôi nói rằng đó là một bức tranh vẽ lại thật khéo”.
“Ông thật đã rất nhầm”, viên giám đốc cảm thấy bị xúc phạm.
“Tôi không cho là mình nhầm đâu”.
Chắc chắn là ông nhầm”, Machada quả quyết. “Tôi bảo đảm với ông đó là tranh thật. Tôi biết nguồn gốc của nó mà”.
Henri Rendell bước lại gần bức tranh và xem xét cẩn thận hơn. “Vậy thì nguồn gốc của nó cũng đã là giả mạo.
Đó là bức vẽ của đồ đệ Goya, Eugenie Lucas Padilla. Tất nhiên ông phải biết là Lucas đã vẽ hàng trăm tranh giả của Goya”.
“Chắc chắn là tôi biết vậy”, Machada gắt. “Nhưng đây không phải là một trong số các bức đó”.
Rendell nhún vai. “Tôi đành thua sự phán xét của ông”. Ông ta dậm chân định bước đi.
“Tôi đã đích thân mua bức tranh này. Nó đã được phân tích quang phổ và hóa nghiệm”. Ông giám đốc nói thêm.
“Tôi không nghi ngờ gì chuyện đó. Lueas vẽ ngay cùng thời với Goya và cùng dùng một thứ nguyên liệu, Henri Rendell cúi xuống xem xét chữ ký ở góc dưới bức tranh.
“Ông có thể tái bảo đảm một cách rất đơn giản, nếu ông muốn. Đưa bức tranh trở lại phòng phục chế và kiểm tra lại chữ ký này”. Ông ta bật cười. “Cái tôi của Lucas đã xui ông ta ký tên mình dưới bức tranh, nhưng túi tiền buộc ông ta phải ký mạo tên Goya” lên trên chữ ký của mình, cốt để tăng giá bức tranh mà”. Rendell nhìn đồng hồ. “Xin ông thứ lỗi. Tôi sợ rằng tôi sẽ trễ hẹn mất.
Cảm ơn ông đã chia sẻ kho tàng của mình”.
“Có gì dâu”, viên giám đốc lạnh nhạt. Thằng cha này rõ ràng là ngu xuẩn, ông ta nghĩ.
“Tôi đang ở biệt thự Magna, nếu ông thấy cẩn xin cứ gọi. Cảm ơn ông một lần nữa”. Henri Rendell ra về.
Christian Machada trông theo. Thế nào mà gã Thụy Sĩ ngớ ngẩn này lại dám cho rằng bức tranh quý giá đó là của dổm nhỉ?
Ông ta quay lại nhìn bức tranh một lần nữa. Một kiệt tác. Ông ta cúi nhìn chữ ký của Goya. Hoàn toàn bình thường. Nhưng mà, liệu có thể là thế không nhỉ? Nỗi nghi ngờ cỏn con không chịu mất đi. Mọi người đều biết, họa sĩ đương thời với Goya, Eugenie Lucas Padilla, đã vẽ hàng trăm tranh Goya giả, và trở nên nổi tiếng cũng nhờ thế.
Machada đã trả ba triệu rưỡi đô la để mua bức tranh Puerto này. Nếu như ông ta bị lừa thì đó là một vết nhơ ghê gớm, điều mà chỉ nghĩ tới cũng đã không thể chịu được.
Henri Rendell đã nói một điều có ý nghĩa:
thực sự có một cách đơn”giản để tái khẳng định tính xác thực của nó. Ông ta sẽ kiểm tra lại chữ ký rồi gọi điện cho Rendell và nhận xét một cách lịch thiệp nhất rằng có thể Rendell nên tìm một nghề chuyên môn khác thích hợp với khả năng của ông ta.
Viên giám đốc gọi người phụ tá và hạ lệnh “được tranh Puerto xuống để xét nghiệm lại.
Xét nghiệm một tác phẩm hội họa là công việc hết sức tinh tế, bởi lẽ chỉ thiếu thận trọng một chút là đã có thể phá hủy mất một tác phẩm vố giá, và không thể có lại được. Cánh phục chế của bảo tàng Prado đều là các chuyên viên, phần đông là đám họa bĩ, không thành đạt và xin vào làm việc ở đây để được gần gũi với môn nghệ thuật mà họ yêu thích. Họ bắt đầu với tư cách là thợ học nghề, dưới sự chỉ bảo của các chuyên viên, và phải làm việc nhiều năm trước khi trở thành thợ phụ, rồi mới được phép động tới các kiệt tác và luôn luôn dưới sự trông nom của các bậc thầy.
Juan Delgado, người phụ trách việc phục chế của bảo tàng Prado đặt bức Puerto lên một cái giá gỗ đặc biệt trước sự giám sát của Machada.
Tôi muốn ông kiểm tra chữ ký xem”, viên giám đốc nói.
Delgado không dám bộc lộ sự ngạc nhiên của mình. “Vâng, thưa ông giám đốc”.
Ông ta rót chút rượu izôprôpin vào miếng bông nhỏ rồi đặt nó lên chiếc bàn bên cạnh bức tranh. Miếng bong thự hai đựợc nhỏ lên đó vài giọt một thứ hóa chất có tác dụng trung hòa.
“Thưa ông, tôi đã sẵn sàng”.
“Vậy thì bắt đầu đi. Vẫn phải cẩn thận đấy”.
Đột nhiên Machada như cảm thấy khó thở. Ông ta theo dõi Delgado nhẹ nhàng chấm miếng bông thứ nhất lên chữ G trong chữ ký của Goya. Ngay tức khắc Dalgado dùng miếng bông thứ hai thấm lên đó để trung hòa cho rượu khỏi thấm sâu hơn xuống dưới. Hai người” cùng xem xét chất vải, nơi thấm hóa chất.
Delgado cau mày. “Xin lỗi nhưng tôi chưa thể nói gì được, ông ta nói. “Tôi sẽ phải dùng một hóa chất hòa tan mạnh hơn”.
“Làm đi”. Viên giám đốc hạ lệnh.
Delgado mở nắp một bình hóa chất khác:
ông ta thận trọng nhỏ chất đimantinpêtôn lên một miếng bông sạch rồi dùng nó thấm lại lên chữ cái đầu của chũ ký trên bức tranh. Căn phòng lập tức sặc mùi cay nồng của các hóa chất. Christian Machada đứng chết lặng, không thể tin “vào cái mà ông ta đang nhìn thấy nữa. Chữ G trong”tên của Goya mờ dần đi và ở vị trí của nó là một chữ L rõ ràng.
Delgado quay sang, mặt tái nhợt- “Tôi … tôi có tiếp tục không”.
“Tiếp tục đi Machada nói, giọng khản đặc.
Từng chữ một, chữ ký của Goya mê đi dưới tác dụng của chất hòa tan và chữ ký của Lucas hiện” ra. Mỗi chữ như một cú đấm thẳng vào bụng Machada. Ông ta, người đứng đầu một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, đã bị lừa. Ban giám đốc sẽ biết, nhà vua Tây Ban Nha sẽ biết, cả thế giới sẽ biết điều đó. Thật nhục nhã.
Ông ta lê gọi cho Henri Rendell.
Hai người ngồi trong phòng làm việc của Machada.
“Ông đã đúng”, giọng viên giám đốc nặng nhọc. “Đó là một bức tranh của Lucas. Khi chuyện này lan ra, người ta sẽ cười vào mũi tôi”.
“Lucas đã đánh lừa nhiều chuyên gia”, Renđell an ủi.
“Sự giả mạo của ông ta lại là sở thích của tôi đấy”.
“Tôi đã trả ba triệu rưỡi đô la để mua bức tranh đó”.
Rendell nhún vai. “Ông có thể đòi tiền lại được không?”.
Viên giám đốc lắc đầu thất vọng. “Tôi mua nó của một góa phụ – người đã quả quyết rằng đó là tài sản của gia đình chồng bà ta trong nhiều đời. Nếu tôi phát đơn kiện, vụ kiện sẽ giằng co hết phiên tòa này đến phiên tòa khác và dư luận sẽ là rất xấu. Mọi thứ trong bảo tàng này sẽ bị nghi ngờ hết”.
Henri Rendell trầm ngâm hồi lâu. “Đúng lả không nên để lộ ra công luận.
Sao ông không giải thích mọi chuyện với cấp trên, và lặng lẽ ném bức Lucas đi nhỉ. Ông có thể gửi nó cho hãng Sotheby hay Christian để họ đưa ra bán đấu giá”.
Machada lắc đầu, “Không được, vậy thì cả thế giới sẽ Gương mặt Rendel1 chợt sáng lên. “Ông còn gặp may cũng nên. Tôi có một khách hàng sẵn lòng mua bức này.
Ông ta sưu tầm tranh Lucas mà. Và là một người hành động tùy hứng”.
“Dứt bỏ được nó thì thật sung sướng. Tôi không muốn nhìn thấy nó nữa.
Một thứ của rởm giữa kho báu của tôi. Tôi thà cho không nó đi”. Ông ta cay đắng nói thêm.
“Chẳng cần phải thế. Người khách của tôi có thể sẵn sàng trả ông, chẳng hạn, 50 ngàn đô la để mua nó. Tôi sẽ báo cho ông ta chứ?”.
“Ông thật tốt bụng, ông Rendell”.
Tại một cuộc họp được triệu tập vội vã, ban giám đốc đang bối rối đã cho rằng việc để lộ ra một trong những bức tranh có giá trị cửa bảo tàng Prado là một thứ giả mạo cần phải tránh bằng bất cứ giá nào. Cuộc họp quyết định rằng, tốt nhất là dứt bỏ bức tranh, càng lặng lẽ, càng nhanh càng tết. Các thành viên dự họp, trong các bộ . Complê sẫm màu, im lìm bước ra khỏi phòng. Không ai nói một lời với Machada đang đứng lặng vì đau khổ.
Chiều hôm đó, vụ mua bán đã được thực hiện. Henri Renđell đến Ngân hàng Tây Ban Nha và trở lại với một tấm séc bảo đảm trị giá 50 ngàn đô la và bức Lucas đã được trao lài cho ông ta buộc trong một tấm vải mộc rẻ tiền.
“Ban giám đốc chúng tôi sẽ rất phiền lòng nếu sự cố này được công luận biết đến”, Machada tế nhị nói.
“Nhưng tôi đã bảo đảm với các vị kia rằng khách hàng của ông là một người biết giữ miệng”.
“Ông có thể tin vào điều đó”. Rendell hứa.
Sau khi ra khỏi bảo tàng, Henri Rendeii đi một chuyến tắc xi tới khu dân cư ở rìa phía Bắc của Madriđ, mang bức tranh lên một căn phòng ở tầng ba và gõ cửa. Tracy là người mở. Phía sau cô là Cesar Porretta. Tracy đưa mắt nhìn Rendell và ông ta mỉm cười.
Họ đã nóng lòng muốn ném nó đi dấy”. Henri Rendell đắc chí.
Tracy ôm lấy ông ta. “Xin mời vào đi”.
“Còn bây giờ”, người lưng gù nói. “Các vị sẽ thấy phép màu. Một Goya sống lại.
Ông ta lấy ra một lọ hóa chất và mở nắp. Mùi cay nồng lập tức tỏa ra tràn ngập căn phòng. Trước mặt Tracy và Rendell, Porretta để thứ rượu đó lên một miếng bông và lướt rất nhẹ lên chữ ký của Lucas, từng chữ cái một. Dần dần, nó biến mất. Dưới đó là chữ ký của Goya.
Renđell nhìn, đầy thán phục. “Tuyệt vời?”.
“Đó là ý của cô Whitney”, người lưng gừ thừa nhận.
“Cô ấy đã đặt vấn đề liệu có”thế phủ lên chữ ký ban đầu của họa sĩ một chữ ký rởm rồi lại phủ lên chữ ký rởm này một chữ ký nữa của họa sĩ?”.
“Ông ấy đã tính toán sẽ phải làm như thế nào”. Tracy mỉm cười.
Porretta khiêm nhường nói, “Thật quá sức đơn giản. Mất chưa đầy hai phút mà. Cái mẹo là ở chỗ các thứ thuốc vẽ mà tôi đã dùng. Đầu tiên tôi phủ lên chữ ký của Goya một lớp keo thượng hạng, trong suốt để bảo vệ nó.
Rồi trên đó, tôi viết tên Lucas bằng một thứ màu vẽ khô nhanh điều chế từ axêrylle. Bên trên nữa, tôi lại viết tên Goya bằng một thứ dầu màu pha keo. Khi chữ ký trên cùng này bị phá hủy thì tên Lucas hiện ra. Nếu mà họ tiếp tục thì họ đã có thể phát hiện ra tên GĐ và ở dưới cùng. Nhưng dĩ nhiên là họ không làm thế”.
Tracy trao cho họ mỗi người một phong bì dày cộp và nói. “Tôi muốn cảm ơn cả hai ông”.
“Bất kỳ khi nào cô cần một chuyên gia hội họa, xin cứ gọi”. Henri Rendell nháy mắt.
Porretta hỏi. “Cô định làm thế nào để chuyển bức tranh qua biên giới”.
“Tôi có một người giao hàng sẽ nhận nó ngay ở đây. Hãy đợi ông ta nhé”.
Nàng bắt tay cả hai người rồi bước ra.
Trên đường trở về khách sạn, Tracy tràn ngập niềm phấn chấn. Tất cả đều là ở vấn đề tâm lý con người, nàng nghĩ. Ngay từ đầu, nàng đã thấy là không thể đánh cắp bức tranh được, bởi vậy nên phải lừa họ, đưa họ vào cái tâm trạng muốn dứt bỏ bức tranh Tracy hình dung, hộ mặt Jeff khi biết rằng mình đã bị qua mặt như thế nào, nàng cười vang.
Tại phòng khách sạn, Tracy chờ đợi người giao hàng kia, và khi ông ta đến, nàng gọi điện cho Cesar Porretta.
“Hiện “người giao hàng đã ở đây”, Tracy nói “Tôi sẽ phái ông ta đến nhận bức tranh. Hãy lưu ý để ông ta …”.
“Cái gì? Cô đang nói cái gì hả?” Porreta hét lên. “Người của cô đã nhận nó cách đây cả nửa giờ đồng hồ rồi mà”.