Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing

Quy luật 7.Quy Luật Bậc Thang

Tác giả: Al Ries

Chiến lược áp dụng tùy thuộc vào bậc thang bạn đứng.

Trong khi mục tiêu tiếp thị chính của bạn là chiếm vị trí đầu tiên trong tâm trí của khách hàng, bạn vẫn không thua trong cuộc chiến nếu cố gắng của bạn chưa thành công. Có những chiến lược được áp dụng khi nhãn hiệu của bạn ở vị trí thứ hai và thứ ba.

Tất cả các sản phẩm đều không được tạo ra ngang bằng nhau. Có một hệ thống thứ tự trong đầu óc của khách hàng mà họ dùng nó khi quyết định.

marketingTrong mỗi một lĩnh vực có một thang sản phẩm, trên mỗi bậc thang là tên một nhãn hiệu. Hãy nói về dịch vụ cho thuê xe ôtô. Công ty Hertz đã lọt vào tâm trí người tiêu dùng và có vị trí trên cùng của thang. Avis là hãng chiếm vị trí thứ hai và Natinal ở bậc thứ ba.

Chiến lược tiếp thị của bạn phải tùy thuộc vào việc bạn đã xâm nhập vào trí nhớ khách hàng khi nào và hệ qủa là bạn đang ở bậc thang nào. Lẽ dĩ nhiên là ở bậc thang càng cao càng tốt.

Ví dụ, trong nhiều năm Avis quảng cáo về chất lượng cao của dịch vụ cho thuê xe ôtô. “Finest in rent-a-cars” (chất lượng tốt nhất trong việc cho thuê xe) là một trong những câu quảng cáo của hãng.

Khách hàng nhìn vào đó và sửng sốt, làm thế nào họ có được dịch vụ với chất lượng tốt nhất mà họ lại không đứng đầu trong hệ thống thang xếp loại của mình nhỉ?

Rồi thì Avis đã làm một việc cần phải làm nếu muốn tiến lên trong tâm trí khách hàng. Avis thừa nhận vị trí của họ trên thang sản phẩm. “Avis chỉ là hãng thứ hai về dịch vụ cho thuê xe ôtô. Vậy tại sao qúi vị lại đến với chúng tôi? Vì rằng chúng tôi cố gắng hơn”. Trong 13 năm liền, hãng Avis đã mất tiền. Và rồi khi họ thừa nhận vị trí thứ hai của họ, họ bắt đầu có tiền, rất nhiều tiền.

Ít lâu sau, Avis được bán lại cho ITT, công ty này liền hạ lệnh quảng cáo: “Avis đang tiến lên vị trí thứ nhất” (Avis is going to be No.1).

Khách hàng nghĩ: “Không, họ không phải số một. Họ không ở bậc thang trên cùng trong tâm trí tôi”. Và kết qủa là khách hàng nhấc điện thoại gọi công ty Hertz mỗi khi cần thuê xe.

Chiến lược vận động liền trở thành một thảm họa.

Nhiều nhà tiếp thị đã không để ý đến câu chuyện của Avis. Họ cho rằng công ty thành công vì nó cố gắng hơn (ví dụ có dịch vụ tốt hơn). Nhưng rốt cuộc không phải vậy. Avis thành công là vì nó đã tự liên hệ với vị trí thứ nhất của Hertz trong tâm trí khách hàng.

Nhiều nhà tiếp thị phạm lỗi giống như Avis đã làm. Vừa mới đây trường đại học

Adelphi của thành phố Garden- Long Island đã tự so sánh mình với đại học Harvard. Các học sinh vừa tốt nghiệp trung học nói: “Đợi một phút, đại học Adelphi đâu có nằm trong đầu mình đâu”. Và đại học Adelphi đã không thành công trong việc thu hút các sinh viên xuất sắc.

Sự lựa chọn trong đầu rất quan trọng. Khách hàng sử dụng thanh định giá trị riêng của họ để quyết định các thông tin nào chấp nhận được và thông tin nào phải loại bỏ. Nói một cách khác, khách hàng chỉ chấp nhận các thông tin mới nếu nó phù hợp với thang định giá trị có sẵn trong đầu họ. Mọi thứ khác đều bị chối bỏ.

Khi Chrysler so sánh xe của họ với xe ôtô Honda, rất ít ai chịu đổi xe Preludes hay Accords để lấy Plymouths hoặc Dodges. Câu quảng cáo của Chrysler: “So sánh một chiếc Dodge cũ với một chiếc Honda Accords mới hình như thấy có một chút lố bịch cho đến khi thấy kết qủa”. Theo quảng cáo, qua 100 khách hàng được phỏng vấn khi so sánh một xe Dodge cũ đã chạy trên 100.000 km với một xe Honda mới. Đa số (58%) đã chọn xe Dodge.

Lố bịch (Nhưng chưa chắc là không đúng).

Thế còn cái thang sản phẩm trong tâm trí khách hàng thì sao? Có bao nhiêu bậc trên thang? Đó còn tùy thuộc vào sản phẩm được quan tâm nhiều hay ít. Các sản phẩm dùng hàng ngày (thuốc lá, bia, nước ngọt, kem đánh răng, thức ăn sáng…) là những sản phẩm được quan tâm nhiều và có nhiều nấc thang trên giá trị của khách hàng. Các sản phẩm không được mua sắm thường xuyên (bàn ghế, đồ đạc, máy cắt cỏ, vali đựng hành lý…) thường có ít nấc thang trên thang giá trị.

Những sản phẩm liên quan đến sự hãnh diện cá nhân (xe ôtô, đồng hồ đeo tay, máy ảnh…) cũng là những sản phẩm được quan tâm nhiều tới thang giá trị có nhiều nấc mặc dù không được mua sắm thường xuyên.

Các sản phẩm không được mua sắm thường xuyên và liên quan đến một kinh nghiệm không được hài lòng thường có ít nấc thang trong đánh giá của khách hàng. Bình điện xe ôtô, vỏ xe và bảo hiểm nhân mạng là ba ví dụ.

Sản phẩm liên quan đến việc không thích thú chút nào và chỉ được mua một lần cho cả đời thì chẳng có nấc thang nào trong đánh giá. Bạn đã bao giờ nghe đến tên trại hòm Batesville (sản phẩm của hãng là quan tài) chưa? Chắc là chưa, dù rằng công ty này chiếm trên 50% thị trường.

Có một sự liên quan giữa việc phân chia thị trường với vị trí sản phẩm của bạn trên thang đánh giá của khách hàng. Bạn thường được gấp đôi phần chia thị trường so với nhãn hiệu đứng ở nấc thang dưới bạn và chỉ chiếm được một nửa thị phần của nhãn hiệu đứng ở bậc thang trên bạn.

Ví dụ, Acura đứng đầu về loại xe du lịch hạng sang của Nhật, Lexus đứng thứ hai và Infiniti đứng thứ ba. Năm vừa qua, Acura bán ra được 143.708 chiếc ở Mỹ, Lexus bán được 71.206 xe, và Infiniti bán 34.980 cái. Liên hệ giữa ba hiệu xe đúng theo tính toán 4-2-1. Trận chiến (giữa Acura- Lexus- Infiniti) chỉ mới ở giai đoạn đầu, các xe còn mới mẻ, được dư luận và báo chí ưa thích nhiều. Về lâu dài, khi sản phẩm không còn kích thích nữa thì hiện tượng khách sẽ xảy ra. (Xem chương kế tiếp: Luật tay đôi).

Các nhà tiếp thị thường nói về “ba nhãn hiệu dẫn đầu” trong chủng loại như là một trận chiến công bằng. Hầu như không bao giờ như vậy. Nhãn hiệu dẫn đầu không thể tránh được sự chế ngự nhãn hiệu thứ hai; và nhãn hiệu thứ hai không thể tránh được làm ngạt thở nhãn hiệu thứ ba.

Về thức ăn cho trẻ em là các nhãn hiệu Gerber, Beech-Nut và heinz. Về bia là Budweiser, Miller và Coors. Về dịch vụ điện thoại đường dài là AT&T, MCI và Sprint.
Con số tối đa các bậc thang là gì? Hình như đó là nguyên tắc số 7 trong tâm trí khách hàng. Hỏi một số người kể ra tất cả các nhãn hiệu của một chủng loại họ nhớ được. Rất hiếm ai nhớ quá 7 nhãn hiệu, ngay cả đó là những sản phẩm được chú ý nhiều nhất.

Theo một nhà tâm lý học của đại học Harvard, bác sĩ George A. Miller, một bộ óc trung bình không thể làm việc được với hơn 7 đơn vị một lúc. Đó là lý do tại sao con số 7 là con số thông dụng để ghi nhớ. Điện thoại có 7 số, 7 kỳ quan thế giới, chơi bài xì tố (phé) với 7 lá, Bạch Tuyết và 7 chú lùn, và lại có 7 loại triệu chứng nguy hiểm của ung thư.

Đôi khi thang của bạn hay loại sản phẩm của bạn qúa nhỏ. Là con cá nhỏ trong cái ao lớn hơn là con cá lớn trong cái ao nhỏ. Nói cách khác, đôi lúc tốt hơn khi ở vị trí thứ 3 trong cái thang to hơn là ở ví trí số 1 của cái thang nhỏ.

Nấc thang trên cùng của cái thang nước soda chang do 7-Up chiếm, Sprite ở vị trí thứ hai.

Tuy nhiên, trong các loại đồ uống không có rượu, cái thang Cola lớn hơn cái thang soda chanh nhiều, hầu như hai trong số ba người tiêu thụ đồ uống không có rượu tại Mỹ uống Cola.

Vì vậy hãng 7-Up đã leo lên thang dành cho Cola với cuộc vận động tiếp thị được gọi là “The uncola”.

Giống như trà đối với café. 7-Up trở thành thứ thay thế cho nước uống Cola. Và doanh số 7-Up đã leo lên chỗ thứ ba về đồ uống không có rượu bán ra ở Mỹ.

Thật bất hạnh, những năm vừa qua, 7-Up đã để tuột mất vị trí thứ ba vì vi phạm một số luật sẽ được bàn đến sau (Chương 12: Luật mở rộng).

Cái thang đánh giá là một so sánh đơn giản nhưng có hiệu qủa rất lớn giúp bạn giải quyết những vấn đề khủng hoảng trong tiếp thị. Trước khi bắt đầu bất cứ chương trình tiếp thị nào, bạn hãy tự hỏi các câu hỏi sau: “Chúng ta ở vị trí nào trên cái thang đánh giá trong tâm trí khách hàng? Nấc trên cùng hay nấc thứ hai?” (Hoặc có thể chẳng ở nấc nào cả).

Sau đó phải chắc chắn là chương trình của bạn được thực hiện một cách thực tế tùy vào vị trí của bạn trên cái thang.

Chiến lược áp dụng tùy thuộc vào bậc thang bạn đứng.

Trong khi mục tiêu tiếp thị chính của bạn là chiếm vị trí đầu tiên trong tâm trí của khách hàng, bạn vẫn không thua trong cuộc chiến nếu cố gắng của bạn chưa thành công. Có những chiến lược được áp dụng khi nhãn hiệu của bạn ở vị trí thứ hai và thứ ba.

Tất cả các sản phẩm đều không được tạo ra ngang bằng nhau. Có một hệ thống thứ tự trong đầu óc của khách hàng mà họ dùng nó khi quyết định.

marketingTrong mỗi một lĩnh vực có một thang sản phẩm, trên mỗi bậc thang là tên một nhãn hiệu. Hãy nói về dịch vụ cho thuê xe ôtô. Công ty Hertz đã lọt vào tâm trí người tiêu dùng và có vị trí trên cùng của thang. Avis là hãng chiếm vị trí thứ hai và Natinal ở bậc thứ ba.

Chiến lược tiếp thị của bạn phải tùy thuộc vào việc bạn đã xâm nhập vào trí nhớ khách hàng khi nào và hệ qủa là bạn đang ở bậc thang nào. Lẽ dĩ nhiên là ở bậc thang càng cao càng tốt.

Ví dụ, trong nhiều năm Avis quảng cáo về chất lượng cao của dịch vụ cho thuê xe ôtô. “Finest in rent-a-cars” (chất lượng tốt nhất trong việc cho thuê xe) là một trong những câu quảng cáo của hãng.

Khách hàng nhìn vào đó và sửng sốt, làm thế nào họ có được dịch vụ với chất lượng tốt nhất mà họ lại không đứng đầu trong hệ thống thang xếp loại của mình nhỉ?

Rồi thì Avis đã làm một việc cần phải làm nếu muốn tiến lên trong tâm trí khách hàng. Avis thừa nhận vị trí của họ trên thang sản phẩm. “Avis chỉ là hãng thứ hai về dịch vụ cho thuê xe ôtô. Vậy tại sao qúi vị lại đến với chúng tôi? Vì rằng chúng tôi cố gắng hơn”. Trong 13 năm liền, hãng Avis đã mất tiền. Và rồi khi họ thừa nhận vị trí thứ hai của họ, họ bắt đầu có tiền, rất nhiều tiền.

Ít lâu sau, Avis được bán lại cho ITT, công ty này liền hạ lệnh quảng cáo: “Avis đang tiến lên vị trí thứ nhất” (Avis is going to be No.1).

Khách hàng nghĩ: “Không, họ không phải số một. Họ không ở bậc thang trên cùng trong tâm trí tôi”. Và kết qủa là khách hàng nhấc điện thoại gọi công ty Hertz mỗi khi cần thuê xe.

Chiến lược vận động liền trở thành một thảm họa.

Nhiều nhà tiếp thị đã không để ý đến câu chuyện của Avis. Họ cho rằng công ty thành công vì nó cố gắng hơn (ví dụ có dịch vụ tốt hơn). Nhưng rốt cuộc không phải vậy. Avis thành công là vì nó đã tự liên hệ với vị trí thứ nhất của Hertz trong tâm trí khách hàng.

Nhiều nhà tiếp thị phạm lỗi giống như Avis đã làm. Vừa mới đây trường đại học

Adelphi của thành phố Garden- Long Island đã tự so sánh mình với đại học Harvard. Các học sinh vừa tốt nghiệp trung học nói: “Đợi một phút, đại học Adelphi đâu có nằm trong đầu mình đâu”. Và đại học Adelphi đã không thành công trong việc thu hút các sinh viên xuất sắc.

Sự lựa chọn trong đầu rất quan trọng. Khách hàng sử dụng thanh định giá trị riêng của họ để quyết định các thông tin nào chấp nhận được và thông tin nào phải loại bỏ. Nói một cách khác, khách hàng chỉ chấp nhận các thông tin mới nếu nó phù hợp với thang định giá trị có sẵn trong đầu họ. Mọi thứ khác đều bị chối bỏ.

Khi Chrysler so sánh xe của họ với xe ôtô Honda, rất ít ai chịu đổi xe Preludes hay Accords để lấy Plymouths hoặc Dodges. Câu quảng cáo của Chrysler: “So sánh một chiếc Dodge cũ với một chiếc Honda Accords mới hình như thấy có một chút lố bịch cho đến khi thấy kết qủa”. Theo quảng cáo, qua 100 khách hàng được phỏng vấn khi so sánh một xe Dodge cũ đã chạy trên 100.000 km với một xe Honda mới. Đa số (58%) đã chọn xe Dodge.

Lố bịch (Nhưng chưa chắc là không đúng).

Thế còn cái thang sản phẩm trong tâm trí khách hàng thì sao? Có bao nhiêu bậc trên thang? Đó còn tùy thuộc vào sản phẩm được quan tâm nhiều hay ít. Các sản phẩm dùng hàng ngày (thuốc lá, bia, nước ngọt, kem đánh răng, thức ăn sáng…) là những sản phẩm được quan tâm nhiều và có nhiều nấc thang trên giá trị của khách hàng. Các sản phẩm không được mua sắm thường xuyên (bàn ghế, đồ đạc, máy cắt cỏ, vali đựng hành lý…) thường có ít nấc thang trên thang giá trị.

Những sản phẩm liên quan đến sự hãnh diện cá nhân (xe ôtô, đồng hồ đeo tay, máy ảnh…) cũng là những sản phẩm được quan tâm nhiều tới thang giá trị có nhiều nấc mặc dù không được mua sắm thường xuyên.

Các sản phẩm không được mua sắm thường xuyên và liên quan đến một kinh nghiệm không được hài lòng thường có ít nấc thang trong đánh giá của khách hàng. Bình điện xe ôtô, vỏ xe và bảo hiểm nhân mạng là ba ví dụ.

Sản phẩm liên quan đến việc không thích thú chút nào và chỉ được mua một lần cho cả đời thì chẳng có nấc thang nào trong đánh giá. Bạn đã bao giờ nghe đến tên trại hòm Batesville (sản phẩm của hãng là quan tài) chưa? Chắc là chưa, dù rằng công ty này chiếm trên 50% thị trường.

Có một sự liên quan giữa việc phân chia thị trường với vị trí sản phẩm của bạn trên thang đánh giá của khách hàng. Bạn thường được gấp đôi phần chia thị trường so với nhãn hiệu đứng ở nấc thang dưới bạn và chỉ chiếm được một nửa thị phần của nhãn hiệu đứng ở bậc thang trên bạn.

Ví dụ, Acura đứng đầu về loại xe du lịch hạng sang của Nhật, Lexus đứng thứ hai và Infiniti đứng thứ ba. Năm vừa qua, Acura bán ra được 143.708 chiếc ở Mỹ, Lexus bán được 71.206 xe, và Infiniti bán 34.980 cái. Liên hệ giữa ba hiệu xe đúng theo tính toán 4-2-1. Trận chiến (giữa Acura- Lexus- Infiniti) chỉ mới ở giai đoạn đầu, các xe còn mới mẻ, được dư luận và báo chí ưa thích nhiều. Về lâu dài, khi sản phẩm không còn kích thích nữa thì hiện tượng khách sẽ xảy ra. (Xem chương kế tiếp: Luật tay đôi).

Các nhà tiếp thị thường nói về “ba nhãn hiệu dẫn đầu” trong chủng loại như là một trận chiến công bằng. Hầu như không bao giờ như vậy. Nhãn hiệu dẫn đầu không thể tránh được sự chế ngự nhãn hiệu thứ hai; và nhãn hiệu thứ hai không thể tránh được làm ngạt thở nhãn hiệu thứ ba.

Về thức ăn cho trẻ em là các nhãn hiệu Gerber, Beech-Nut và heinz. Về bia là Budweiser, Miller và Coors. Về dịch vụ điện thoại đường dài là AT&T, MCI và Sprint.
Con số tối đa các bậc thang là gì? Hình như đó là nguyên tắc số 7 trong tâm trí khách hàng. Hỏi một số người kể ra tất cả các nhãn hiệu của một chủng loại họ nhớ được. Rất hiếm ai nhớ quá 7 nhãn hiệu, ngay cả đó là những sản phẩm được chú ý nhiều nhất.

Theo một nhà tâm lý học của đại học Harvard, bác sĩ George A. Miller, một bộ óc trung bình không thể làm việc được với hơn 7 đơn vị một lúc. Đó là lý do tại sao con số 7 là con số thông dụng để ghi nhớ. Điện thoại có 7 số, 7 kỳ quan thế giới, chơi bài xì tố (phé) với 7 lá, Bạch Tuyết và 7 chú lùn, và lại có 7 loại triệu chứng nguy hiểm của ung thư.

Đôi khi thang của bạn hay loại sản phẩm của bạn qúa nhỏ. Là con cá nhỏ trong cái ao lớn hơn là con cá lớn trong cái ao nhỏ. Nói cách khác, đôi lúc tốt hơn khi ở vị trí thứ 3 trong cái thang to hơn là ở ví trí số 1 của cái thang nhỏ.

Nấc thang trên cùng của cái thang nước soda chang do 7-Up chiếm, Sprite ở vị trí thứ hai.

Tuy nhiên, trong các loại đồ uống không có rượu, cái thang Cola lớn hơn cái thang soda chanh nhiều, hầu như hai trong số ba người tiêu thụ đồ uống không có rượu tại Mỹ uống Cola.

Vì vậy hãng 7-Up đã leo lên thang dành cho Cola với cuộc vận động tiếp thị được gọi là “The uncola”.

Giống như trà đối với café. 7-Up trở thành thứ thay thế cho nước uống Cola. Và doanh số 7-Up đã leo lên chỗ thứ ba về đồ uống không có rượu bán ra ở Mỹ.

Thật bất hạnh, những năm vừa qua, 7-Up đã để tuột mất vị trí thứ ba vì vi phạm một số luật sẽ được bàn đến sau (Chương 12: Luật mở rộng).

Cái thang đánh giá là một so sánh đơn giản nhưng có hiệu qủa rất lớn giúp bạn giải quyết những vấn đề khủng hoảng trong tiếp thị. Trước khi bắt đầu bất cứ chương trình tiếp thị nào, bạn hãy tự hỏi các câu hỏi sau: “Chúng ta ở vị trí nào trên cái thang đánh giá trong tâm trí khách hàng? Nấc trên cùng hay nấc thứ hai?” (Hoặc có thể chẳng ở nấc nào cả).

Sau đó phải chắc chắn là chương trình của bạn được thực hiện một cách thực tế tùy vào vị trí của bạn trên cái thang.

Bình luận
× sticky