Nhìn về toàn cầu hóa là quyển sách đi sâu, nhìn nhận một cách toàn diện về ưu nhược điểm của vấn đề toàn cầu hóa.
Với mục đích “không chỉ để đề cập về hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu mà còn nhằm đề xuất một số đường lối để cải thiện nó”. Tác giả đã áp dụng định nghĩa hẹp hơn về toàn cầu hóa bằng cách “đánh đồng toàn cầu hóa với với sự di chuyển vốn tự do và sự thống trị ngày càng tăng của thị trường tài chính và các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế một số nước.” Dựa trên lập luận về sự mất cân bằng của toàn cầu hóa, tác giả đã đề xuất những giải pháp thiết thực giúp chủ nghĩa tư bản toàn cầu ổn định và công bằng hơn. Tác giả cũng mong muốn “tạo nên những khối liên minh khác nhau nhằm cải tạo và tăng cường sức mạnh cho các tổ chức quốc tế, đồng thời lập nên những tổ chức mới khi cần để giải quyết các vấn đề xã hội đang làm nhiều người lo lắng.”
Với kinh nghiệm của một người hành nghề thành công trong thị trường tài chính toàn cầu, tác giả có một cái nhìn của người trong cuộc về cách thức hoạt động của chúng. Bằng cái nhìn sâu sắc, thẳng thắn và thực tế, cuốn sách đã trở thành một tài liệu thú vị về vấn đề toàn cầu hóa. Cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu tác giả còn tham gia các hoạt động thực tế để góp phần vào quá trình toàn cầu hóa cũng như tìm hiểu thêm những kinh nghiệm, lấy mình làm bằng chứng để những độc giả có sự tin tưởng thực sự với tác phẩm của ông.
Sách bao gồm các nội dung sau:
Phần giới thiệu: Những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản toàn cầu
1. Thương mại quốc tế: Tổ chức thương mại thế giới
2. Viện trợ quốc tế: Thành phần còn thiếu
3. Cái cách cấu trúc: Ngân hàng phát triển đa phương
4. Ổn định tài chính: Quỹ tiền tệ quốc tế
Kết luận: Tiến tới một xã hội mở toàn cầu