CÁC NGHIÊN CỨU CHO THẤY đọc được nét mặt là khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Khả năng ấy không bao giờ mất đi mà chỉ bị phớt lờ. Người ta có thể gửi đi cũng như nhận về nhanh chóng những dấu hiệu trên khuôn mặt dù ở một khoảng cách rất xa. Chẳng hạn, ta có thể nhận ra nét mặt của một người xa lạ là ngạc nhiên hay thích thú ngay cả khi anh ta (cô ta) đứng cách xa chúng ta 50 mét.
Chương này sẽ giúp bạn củng cố khả năng nắm bắt suy nghĩ và tâm trạng người khác thông qua nét mặt. Bạn sẽ biết thêm về sáu nét mặt tiêu biểu, cách phân biệt nụ cười thật với nụ cười giả, và hiểu được tại sao người ta lại dễ bị chi phối bởi cảm xúc của người khác đến vậy. Bạn cũng sẽ học được cách giải mã các dấu hiệu trên khuôn mặt và những tư thế đầu. Hãy thử tưởng tượng hiệu quả của nó khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp hoặc khách hàng, và cắt nghĩa những gì biểu lộ trên gương mặt họ. Trong khi giao tiếp, rất nhiều điệu bộ trên gương mặt và chuyển động của đầu được thực hiện. Người biết đọc ý nghĩa của chúng sẽ là người có một lợi thế rất lớn. Vấn đề thường gặp là ở chỗ, người ta có thể đọc được chính xác dấu hiệu nhưng lại hiểu sai động cơ đằng sau cử chỉ ấy. Tình huống Bob gặp phải sau đây là một ví dụ.
Bob làm việc tại một văn phòng ủy viên công tố và thường ngồi cạnh ủy viên công tố trong các phiên tòa xét xử. Anh trở nên thành thạo trong việc đọc ngôn ngữ hình thể của các thành viên ban bồi thẩm và vận dụng sự am hiểu đó để đoán người nào trong bồi thẩm đoàn sẽ đồng thuận và người nào khó bị thuyết phục hơn.
Nhưng cũng có lúc Bob mắc phải sai lầm.
Gần đây, trong một phiên tòa xử một vụ giết người, khi luật sư bên nguyên chất vấn nhà phân tích hiện trường vụ án trong lúc đưa ra một loạt hình ảnh đẫm máu của nạn nhân, tất cả bồi thẩm đoàn đều tập trung vào các bức ảnh và lời khai của nhân viên điều tra, trừ một người quay đi, tỏ vẻ không quan tâm.“Đó là người mà chúng ta sẽ gặp khó khăn đây”,- Bob dự đoán. “Rõ ràng ông ấy chẳng quan tâm gì tới bằng chứng được đưa ra”. Nhưng cuối buổi xét xử, phán quyết được tất cả các thành viên trong bồi thẩm đoàn nhất trí đưa ra là: có tội.
Tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng: bạn có thể nhận ra chính xác các dấu hiệu không lời nhưng lại giải thích sai động cơ đằng sau chúng. Đó là những gì đã xảy ra với Bob. Anh ấy tìm ra đúng những dấu hiệu không lời của viên hội thẩm: ánh mắt lảng tránh, đầu quay sang chỗ khác, không quan tâm đến các bức ảnh. Nhưng những cử chỉ mà Bob cho là không quan tâm thực ra lại là biểu hiện của lòng trắc ẩn. Sau phiên tòa, khi nói chuyện riêng với viên hội thẩm đó, Bob mới phát hiện ra rằng người đàn ông to lớn, vạm vỡ này không chịu đựng nỗi khi phải nhìn những bức ảnh quá khủng khiếp về hiện trường vụ án.
HÃY THỬ
Hãy chú ý những cảm xúc khác nhau được biểu hiện ở đồng nghiệp hoặc khách hàng của bạn. Khi bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở họ, hãy ghi ra giấy. Sau đó hãy viết ra những trạng thái cảm xúc mà bạn thấy được, chứ không phải nguyên nhândẫn đến những trạng thái cảm xúc đó. Chẳng hạn:“Cô ấy trông có vẻ buồn”, chứ không phải”Cô ấy thất vọng vì bài thuyết trình”, “Anh ấy có vẻ sợ hãi”, chứ không phải “Anh ấy sợ bị mất một số vốn lớn”, “Sếp có vẻ giận”,chứ không phải “Sếp giận vì tôi đã đến trễ buổi họp”. Loại bỏ nguyên nhân mà bạn nghi ngờ là việc khó khăn bởi chúng ta thường có xu hướng đưa ra kết luận cho một biểu hiện nào đó. Không hẳn giả định của bạn về nguyên nhân là sai, chỉ là chúng có thể sai mà thôi. Vì thế, bạn nên dừng lại, quan sát và tìm thêm các giả thuyết khác.
Vì vậy, khi đọc nét mặt người khác bạn đừng quên rằng nét mặt không cho ta biết nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó, mà chỉ cho ta biết biểu hiện của cảm xúc đó mà thôi. Cho dù kỹ năng tìm ra dấu hiệu không lời của bạn được nâng cao thế nào đi nữa, bạn vẫn phải đào sâu tìm hiểu kỹ hơn mới có thể thấy được động cơ thực sự đằng sau biểu hiện đó.
Những biểu hiện phổ biến
Một cuộc tranh luận liên quan đến những biểu hiện khác nhau của nét mặt đã diễn ra khá lâu giữa hai nhà khoa học. Một bên là Charles Darwin – người đưa ra thuyết nhất quán trong biểu hiện của các loài động vật có vú vào năm 1872, và một bên là nhà khoa học xã hội lỗi lạc của thập niên 1960 – 1970, Margaret Mead, người tin rằng những biểu hiện trên khuôn mặt tạo nên dựa vào nền văn hóa. Ai đúng? Nét mặt vốn có từ lúc sinh ra hay chúng bị ảnh hưởng bởi văn hóa?
Vấn đề được Giáo sư Tiến sĩ Paul Ekman – giảng viên khoa tâm lý của Đại học California ở San Francisco (UCSF) làm sáng tỏ. Nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng có sáu nét mặt phổ biến ở con người tương ứng với các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, căm ghét/coi thường và giận dữ.
Những biểu hiện này chẳng có liên quan gì tới nền văn hóa cả. Bất cứ nơi nào trên thế giới người ta đều có thể biểu hiện và nhận biết những nét mặt trên, chúng liên quan đến cảm xúc ở mỗi người. Do cơ mặt nối kết trực tiếp với các vùng xử lý cảm xúc ở não nên rất ít người điều khiển được tất cả các biểu hiện nét mặt của mình.
Một phát hiện khác của Tiến sĩ Ekman và nhóm nghiên cứu của ông ở UCSF cho biết tại sao nét mặt thoáng qua lại có thể bộc lộ sự thật. Xuất hiện ít hơn một phần năm của giây, nhưng những biểu hiện thoáng qua trên khuôn mặt lại bộc lộ trạng thái cảm xúc chân thật nhất của con người. Điều này là do chúng ta nhận thức sự việc sau khi cảm nhận nó. Các phản ứng ban đầu khi đón nhận sự việc thường biểu hiện trước hết trên khuôn mặt, thậm chí trước khi chúng ta nhận thức được cảm xúc ấy.
Đọc được ngôn ngữ của nét mặt không chỉ là nhận biết các nét mặt tĩnh mà còn phải nhận ra những thay đổi tinh tế trên khuôn mặt. Khi giao tiếp, người ta thường quan sát biểu hiện của đối phương để nắm bắt phản ứng của người đó trước những thông tin vừa truyền đạt. Thậm chí khi bị lỡ mất phần nào, quan sát biểu hiện trên khuôn mặt của người nói cũng giúp người nghe bắt nhịp lại câu chuyện.
Bởi vì mỗi xúc cảm đều có những dấu hiệu riêng và đồng nhất, nên khuôn mặt là hệ thống duy nhất cho ta biết cảm xúc của đối phương. Sau đây là sáu nét mặt tiêu biểu tương ứng với sáu trạng thái cảm xúc thường gặp.
Sáu nét mặt tiêu biểu
Vui-Được biểu hiện qua nụ cười, gò má nhô cao, lúm đồng tiền nổi rõ và đuôi mắt nhăn.
Buồn-Vùng trán nhăn, lông mày phía trong nhô lên, miệng trề xuống biểu lộ sự phiền muộn, đau khổ.
Ngạc nhiên– Biểu hiện qua lông mày nhô cao, mắt mở to, phần hàm dưới trề xuống, miệng há hốc. Đây là nét mặt diễn ra nhanh nhất, thậm chí xuất hiện chưa đến một giây.
Sợ hãi – Lông mày nhô lên sát vào nhau, mắt mở to, mi mắt căng ra, môi kéo giật ra sau thể hiện cảm giác bối rối và lo lắng trước một mối nguy rình rập hoặc tức thời nào đó.
Căm ghét/coi thường- Biểu hiện qua điệu bộ nhăn mũi, lông mày hạ thấp, môi trên chun lên và mắt khép lại gần như nhắm hẳn. Biểu hiện này thường xuất hiện khi chúng ta nếm phải vị khó chịu của đồ ăn, ngửi thấy mùi hôi, hoặc khi phải chứng kiến một hành vi ghê tởm của ai đó.
Giận dữ- Biểu hiện qua đôi lông mày kéo sát lại gần nhau và hạ thấp, ánh mắt hung hãn, mi mắt căng và hẹp, môi mím chặt.
HÃY THỬ
Theo dõi một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim và tắt âm thanh (phim truyền hình nhiều tập vào ban ngày rất hữu ích cho thử nghiệm này). Tập trung vào nét mặt của các nhân vật và đoán xem cảm xúc nào phù hợp cho từng nét mặt đó. Điều thú vị khi thử nghiệm với phim truyền hình là nếu hôm sau xem tiếp, bạn sẽ thấy hầu hết các cảnh phim na ná nhau với lời thoại đi kèm, qua đó bạn có thể đánh giá được độ chính xác của mình.
Nét mặt giả tạo
Để biết biểu hiện trên khuôn mặt là thật hay giả, bạn hãy chú ý đến sự đối xứng. Sự giả tạo hay gượng ép thường tạo ra một khuôn mặt không cân xứng. Các biểu hiện có thể xuất hiện trên cả hai bên mặt nhưng chỉ hằn rõ ở một bên.
Một yếu tố khác để nhận biết nét mặt giả tạo chính là thời gian. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Ekman, các biểu hiện kéo dài từ 5 đến 10 giây có thể là biểu hiện giả tạo. Nét mặt biểu hiện cảm xúc thật thường chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc. Ví dụ, sự ngạc nhiên được biểu hiện thoáng qua trên khuôn mặt không đến một giây.
Hãy quan sát thời điểm biểu hiện nét mặt của một ai đó. Nếu biểu hiện giận dữ đến sau lời nói tức giận, đó có thể là biểu hiện giả tạo. Thông thường, biểu hiện cảm xúc thật sự sẽ xuất hiện trước hoặc cùng lúc với thông điệp ngôn từ.
Lan truyền cảm xúc
Vào một ngày đẹp trời, vừa lái xe đến sân bay San Francisco, tôi vừa nghêu ngao theo giai điệu bài hát yêu thích được phát trên sóng phát thanh, lòng đầy phấn chấn. Khi tiến vào bãi đậu xe của sân bay thì bất ngờ một tài xế xen ngang trước xe tôi rồi nhìn qua kính chiếu hậu với vẻ mặt khinh khỉnh. Tại quầy vé, cô nhân viên nhăn mặt, thở dài khi tôi giải thích việc mình cần đổi tiền lẻ để sử dụng trong chuyến đi. Đến khi tiếp viên hàng không tỏ thái độ khó chịu khi nhận lấy vé của tôi, tôi đã quắc mắt nhìn cô ấy. Tâm trạng thoải mái ban đầu của tôi bỗng dưng biến mất!
Khó ai có thể tránh được sự lây nhiễm cảm xúc. Điệu bộ trên khuôn mặt và cảm xúc bên trong (cả tích cực lẫn tiêu cực) đều rất dễ lan truyền. Điều này là do chúng ta có khuynh hướng bắt chước vẻ mặt và phản chiếu tâm trạng của những người mà ta tiếp xúc. Một nụ cười tươi có thể khiến ta phấn khởi, ngược lại, một nét mặt giận dữ cau có sẽ khiến ta buồn bực cả ngày.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã biết bắt chước biểu hiện cảm xúc của người khác. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ chín tháng tuổi nhìn mẹ chúng lâu hơn và biểu hiện sự vui thích hơn khi mẹ chúng vui vẻ. Còn những đứa trẻ một tuổi, sau khi được cho xem đoạn băng về nữ diễn viên với hai trạng thái cảm xúc trái ngược: tích cực và tiêu cực, chúng đều bắt chước biểu hiện của nữ diễn viên đó và biến đổi cảm xúc theo những hình ảnh chúng thấy trong đoạn băng.
Người lớn chúng ta cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng ấy. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển phát hiện ra rằng chỉ cần nhìn một bức tranh hài hước, các cơ trên gương mặt chúng ta sẽ nhanh chóng hoạt động, kéo giãn miệng thành nụ cười. Và bất cứ khi nào nhìn vào tấm hình của ai đó biểu lộ cảm xúc cực độ như buồn bã, phẫn nộ, hoặc vui vẻ, cơ mặt của ta sẽ tự động bắt chước biểu hiện ấy. Điều này không chỉ là sự phản ứng đơn thuần của cơ thể, mà nó còn tiết lộ những cảm giác tương ứng bên trong.
HÃY THỬ
Mỗi người trong chúng ta đều thể hiện cũng như nhận lại hàng trăm vẻ mặt mỗi ngày, từ nụ cười hớn hở đến những cái mím môi trên bàn họp. Hãy nhìn từ góc độ bạn là một phần của chuỗi hiệu ứng cảm xúc trong cuộc sống và trong công việc.
Hãy thử biểu hiện cảm xúc lạc quan trong một ngày. Hết ngày hôm đó, bạn hãy chú ý xem cảm giác tiêu cực của người khác đã ảnh hưởng đến tâm trạng tích cực của bạn thế nào. Điều quan trọng ở đây là không được để họ biết. Hãy nhìn nhận những gì đã xảy ra, tập hợp và xem xét lại.
Cảm xúc theo nhóm
Một thử nghiệm kinh doanh giả định tại Đại học Yale giao cho hai nhóm với nhiệm vụ là quyết định số tiền thưởng cho mỗi nhân viên từ nguồn ngân quỹ nhất định. Mỗi thành viên trong nhóm phải tính một khoản tiền thưởng càng nhiều càng tốt cho một số nhân viên nào đó nhưng vẫn phải tỏ ra công bằng với những nhân viên còn lại.
Kết quả là: ở nhóm thứ nhất, mâu thuẫn đã xảy ra, quan hệ giữa các thành viên trở nên căng thẳng, trong khi nhóm thứ hai tất cả đều hài lòng với quyết định cuối cùng. Sự khác biệt nằm ở các “tay trong” được bí mật cài đặt vào mỗi nhóm. Ở nhóm đầu tiên, đó là một người bi quan, chán chường, còn ở nhóm thứ hai lại là người lạc quan, vui vẻ. Tinh thần chung trong các buổi họp chịu sự chi phối của những người này, mặc dù không ai trong nhóm hiểu được tại sao cảm giác của mình lại có sự biến đổi.
Qua để ý tôi thấy, trong các buổi tư vấn thay đổi cách quản lý, các nhân viên chưa hiểu rõ về tổ chức thường chú ý tới nét mặt của những người xung quanh. Họ tìm kiếm nụ cười hoặc cái cau mày để qua đó đoán định cảm xúc và phản ứng của người khác. Sau đó xu hướng chung của họ là bắt chước theo cảm xúc của số đông.
HÃY THỬ
Nếu cấp trên của bạn cố thuyết phục rằng “Thay đổi để có được những điều tốt nhất”, nhưng bạn và đồng nghiệp lại không cảm thấy thế, hãy xem có phải nét mặt hoặc ngôn ngữ hình thể của vị sếp ấy không đồng bộ với những gì cô ấy nói hay không? Phải chăng các thành viên trong nhóm đang dõi theo nét mặt tiêu cực (biểu hiện cảm xúc bên trong) của một người có vị thế?
Thông điệp từ khuôn mặt: Từ trán đến cằm
Nếp nhăn trên trán
Khi một người nào đó đang cân nhắc giải pháp hoặc suy nghĩ về những gì vừa đọc hoặc nghe qua, họ sẽ nhăn mày tạo ra các nếp nhăn trên trán. Biểu hiện này cho thấy sự tập trung hoặc suy nghĩ căng thẳng.
Nhướn mày
Góc trong của đôi lông mày nhướn lên một cách nhanh chóng. Đây là điệu bộ phổ biến ở nhiều nơi. Dấu hiệu này thể hiện sự nhận biết và thích thú, thường thấy ở người châu Âu, người Bali, thổ dân Bushmen và người Da đỏ Nam Mỹ. Ngoài ra, dấu hiệu này còn được sử dụng trong các nhóm cộng đồng như bộ lạc Afghan, hoặc các nhà môi giới chứng khoán ở New York. (Nơi duy nhất tránh dùng cử chỉ này là Nhật Bản. Với người Nhật, cử chỉ này bị cho là thất lễ).
HÃY THỬ
Khi gặp ánh mắt của một người lạ, bạn hãy nhướn mày với họ. Cử chỉ bạn nhận được thường sẽ là lời chào hoặc nhướn mày đáp lại.
Những dấu hiệu khác từ đôi mày
Với một người đang khó chịu, cơ mặt của họ sẽ kéo lông mày thấp xuống và gần về giữa gương mặt. Hạ thấp lông mày là cách một người thể hiện ưu thế hoặc tỏ ý gây hấn với người khác.
Nhướn mày có thể là dấu hiệu của việc chuẩn bị xin ý kiến hoặc xin phép ai đó. Khi một người nào đó không chắc rằng ý kiến hay hành động của họ có được chấp nhận hay không, họ thường nhướn mày và giữ nguyên trong chốc lát. Điều này ẩn chứa câu hỏi rằng:“Tôi làm vậy có được không?”, “Anh nghĩ thế nào về những gì tôi vừa trình bày?”.
Cũng là điệu bộ nhướn mày, nhưng nếu nó diễn ra trong khoảng vài giây, kèm theo đó là động tác nghiêng đầu thì ẩn ý sau đó sẽ là người nghe có hiểu những gì mình vừa nói không. Nếu đó là cái nhướn mày từ từ, đầu ngẩng lên thì đó lại là điệu bộ thể hiện sự không chấp thuận. Nhướn một bên mày, nhất là đi kèm với một nụ cười bí hiểm, thể hiện thái độ hoài nghi. Cuối cùng, nhướn mày đi kèm với đôi môi mím chặt, đầu cúi thấp và nhẹ nhàng quay đi thể hiện thái độ coi thường, không quan tâm.
Mũi cho ta biết những gì? Khi chuẩn bị thực hiện một cử chỉ nào đó, người ta thường hít thật sâu khiến cánh mũi phồng lên. Một nhân viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết:“Khi một nghi phạm nhìn xuống (hành động che giấu) và mũi của hắn phồng lên thì rất có thể hắn đang chuẩn bị quanh co với tôi”.
Mặc dù bạn khó biết được ai sẽ là người công kích mình trong cuộc họp, nhưng điệu bộ phồng mũi của một ai đó trong tình huống này sẽ là dấu hiệu cảnh báo hoặc hứa hẹn một lời nhận xét hay hành động nào đó. Một cái nhăn mũi trong cuộc họp cũng cho thấy thái độ hoài nghi của một người trước những gì vừa được trình bày.
Má đỏ ửng
So với những bộ phận khác trên cơ thể, hai má là nơi nhạy cảm nhất đối với dòng máu lưu thông. Đó là vì, khi cảm xúc dâng trào – dù là tức giận, vui sướng hay bối rối -thì máu đều chảy dồn về mặt. Và một hiện tượng khó tránh khỏi là mặt người đó sẽ đỏ ửng lên.
Da căng
Quan sát độ căng xung quanh má, dọc theo hàm và cổ, ta có thể biết được một người đang căng thẳng hay tức giận. Để thấy rõ hơn điều ấy, bạn hãy thử nín thở và cảm nhận sự căng lên ở những vùng này.
Nụ cười: thật và giả
Nụ cười giả tạo là biểu hiện nhằm che giấu một cảm xúc nào đó. Khi một người không muốn người khác biết cảm giác thật sự của mình (nhất là khi người đó muốn che đậy sự khó chịu hoặc giận dữ), họ thường cố tạo cho mình “một khuôn mặt vui vẻ”.
Tiến sĩ Paul Ekman cho rằng có mười tám kiểu cười khác nhau trong đó hầu hết đều giả tạo. Một trong những kiểu cười phổ biến trong công việc là cười “giả lả”. Đây là nụ cười mà cấp trên thường sử dụng khi muốn loại bỏ ý tưởng hoặc phê bình một nhân viên nào đó. Trong cuộc sống, chúng ta cũng hay giả vờ cười khi cảm thấy không gần gũi với những người xung quanh. Nụ cười thật được dành cho những người chúng ta thật sự quan tâm.
Có nhiều cơ hội để luyện tập nụ cười, cả giả lẫn thật. Theo các nghiên cứu của Đại học Maryland, trẻ mười tháng tuổi chu môi phản ứng trước lời thì thầm thân thiện của người lạ, chúng chỉ nở nụ cười hạnh phúc, thánh thiện khi ở gần mẹ.
Tạo ra một nụ cười giả tạo không khó. Bạn chỉ cần kéo dãn một số cơ mặt và khóe môi sang hai bên là có thể tạo ra nụ cười. Tuy nhiên, một nụ cười giả cũng rất dễ nhận ra.
Điều này là do những khác biệt rất rõ so với nụ cười thật. Khi cười thật, không chỉ khóe miệng có sự thay đổi mà còn kéo theo sự thay đổi toàn bộ khuôn mặt: mắt sáng lên, trán nhăn lại, má nhô cao, da xung quanh vùng mắt và miệng nhăn, và cuối cùng là miệng nhoẻn cười.
Một dấu hiệu khác của nụ cười thật là vùng lông mày bên trong sẽ hạ thấp xuống. Khi cười giả, lông mày sẽ không hạ thấp, vì thế nụ cười ấy trông cứng nhắc, gượng gạo.
Nụ cười thật cũng rất khó làm giả khi chúng ta có cảm giác khó chịu. Chẳng hạn, các nhân viên bán hàng hoặc một người đã nghe câu chuyện cười đó hàng trăm lần sẽ chỉ nở một nụ cười lịch sự, môi khẽ nhoẻn lên và chỉ dừng lại ở đó.
Nếu bạn nhìn vào bức ảnh một người nào đó đang mỉm cười, môi khép lại thì đôi mắt sẽ cho bạn biết cảm xúc thật sự của họ. Mo Williams – họa sĩ vẽ tranh minh họa đồng thời là tác giả của nhiều bộ sách dành cho thiếu nhi – nói rằng khi ông vẽ một khuôn mặt với đôi mắt buồn và nụ cười trên môi, đó là bức tranh của một khuôn mặt buồn. Giờ thì bạn đã rõ rồi chứ! Sự thật về nụ cười nằm trong (hoặc xung quanh) đôi mắt.
HÃY THỬ
Liệt kê danh sách những chuyện bạn cho là thú vị, ngốc nghếch hoặc buồn cười (như một cử chỉ, một sự kiện, hoặc một chuyện vui hay một bộ phim hài hước…). Khi có dịp tham dự một sự kiện, hay một buổi hội thảo nào đó, hãy để mọi người thấy bạn thân thiện, dễ gần, hãy dừng lại một chút nghĩ về những ký ức vui vẻ và để những cảm xúc thật đó đem lại cho bạn một nụ cười thật tự nhiên.
Nụ cười luôn tác động mạnh mẽ đến tất cả chúng ta dù lý do và động cơ phía sau đó là gì đi nữa. Bộ não con người tỏ ra thích những khuôn mặt hạnh phúc và nhận ra chúng nhanh hơn bất kỳ vẻ mặt tiêu cực nào. Nụ cười là một phần quan trọng trong giao tiếp, người ta có thể nhận ra nụ cười của một người dù ở cách xa tận 90 mét (khoảng cách bằng chiều dài của một sân bóng).
Ngôn ngữ của đôi môi
Chuyển động của đôi môi có thể hé lộ cảm xúc thật sự của một người. Khi căng thẳng, miệng chúng ta sẽ trở nên khô khốc, vì thế việc sờ hoặc liếm môi được xem là cử chỉ xoa dịu trước trạng thái lo lắng, bồn chồn. Cắn môi dưới cho biết tình trạng căng thẳng, thường thấy khi một người cố kìm nén lời chỉ trích của mình.
Mím môi (đôi khi mím về một bên) là điệu bộ phổ biến khi người ta phải cân nhắc trước nhiều lựa chọn. Mím môi cũng có thể là dấu hiệu cho biết người đó không tán thành ý kiến hoặc hành động của người khác. Điệu bộ này thường bắt gặp ở các phiên tòa. Trong khi luật sư bên nguyên nói, bên bị sẽ mím môi tỏ vẻ bất đồng. Thẩm phán cũng thường làm như thế khi bất đồng ý kiến với luật sư trong các cuộc tranh luận tại tòa.
Bặm môi xuất hiện khi một người đang tức giận, thất vọng, mất tinh thần, hoặc cố kìm nén lời nói.
Bặm môi luôn đi liền với cảm xúc tiêu cực. Một đôi môi đầy đặn luôn có sức hấp dẫn bởi chúng được cho là dấu hiệu tích cực mà người khác đang phản hồi với chúng ta. Điệu bộ phù môi phồng má như muốn thổi hơi trong miệng ra thường đi liền với thái độ cam chịu, hoài nghi hoặc thất vọng.
Khi bị giật mình, đôi môi sẽ run lên. Đó là dấu hiệu mà tôi từng thấy khi một nhân viên ở cửa hàng tạp hóa vô tình đụng vào một số hàng trưng bày trong tiệm. Môi dưới và cằm của cô ấy run run biểu lộ trạng thái bất ngờ và hết hồn.
Ngáp
Thông thường, khi thấy ai đó ngáp, chúng ta nghĩ ngay rằng họ đang chán hoặc mệt mỏi. Nhưng các nhà tâm lý học ngày nay cho rằng ngáp còn là một cơ chế để né tránh những vấn đề phức tạp, căng thẳng. Nhiều người thà ngáp còn hơn phải thảo luận những vấn đề chán ngắt.
Tôi từng có dịp đào tạo một người quản lý – một người đầy năng lực và thành công trong việc điều hành tổ chức mang tầm vóc quốc tế, nhưng lại không thể kiểm soát nổi con trai mình. Thằng bé có vấn đề về hành vi. Tôi thấy bất cứ khi nào chúng tôi đề cập đến vấn đề của cậu bé và nhất là vai trò làm mẹ của nhà quản lý này thì cô ấy lại bắt đầu ngáp. Thực ra, đó là cách cô ấy cố tình né tránh vấn đề.
Thè lưỡi
Người ta thường liếm môi khi bị căng thẳng hoặc khi nghĩ về một bữa ăn ngon. Nhưng có một cử chỉ khác là lưỡi thè giữa hai hàm răng và không chạm môi. Điệu bộ này xảy ra rất nhanh, gợi tôi nghĩ đến hình ảnh của một con rắn đang thè lưỡi.
Và dường như đây luôn là dấu hiệu của sự lừa dối.
Tôi bước vào một tiệm sửa xe. Nhân viên bảo trì khẳng định rằng đó là “giá hữu nghị nhất”. Rồi cậu ấy vào trong để xin ý kiến của ông chủ. Họ đứng sau một tấm kính. Tôi không thể nghe được cuộc đối thoại giữa họ, nhưng tôi có thể thấy được những cử chỉ họ thể hiện. Một trong những cử chỉ ấy là cái thè lưỡi rất nhanh của người thợ sửa chữa khi kết thúc cuộc nói chuyện với ông chủ.
Rõ ràng, thè lưỡi là một cử chỉ vô thức. Khi nói chuyện với một người và thấy người ấy làm điệu bộ này, bạn có thể chắc chắn rằng người ấy đang cố né tránh một việc gì đó.
Khi nhân viên sửa xe trở ra, cậu ta cam đoan với tôi rằng ông chủ đã đồng ý đó là giá hữu nghị nhất họ có thể đưa ra. Tôi từ chối và tìm một tiệm sửa xe khác với giá chỉ bằng phân nửa.
Ngước cằm
Một người đang tức giận hoặc thủ thế thường hất cằm ra trước. Ở trẻ nhỏ, khi không muốn làm một việc nào đó, đứa trẻ thường hất cằm lên, kèm theo đó là tiếng hét phản đối “Không”. Đồng nghiệp của bạn cũng có thể sẽ hành xử tương tự khi họ giận dữ, cảm thấy không đúng hoặc sắp đưa ra lời phản đối ai đó.
Nuốt
Đây là cử chỉ dễ nhận thấy ở nam giới, trái A-đam ở cổ họ chuyển động lên xuống. Cử chỉ này thể hiện sự bối rối, lo âu, hoặc căng thẳng. Ví dụ, tôi để ý thấy trong các cuộc họp, khi người nghe không thích hoặc bất đồng ý kiến với người nói, trái A-đam () của họ sẽ chuyển động lên xuống.
Các tư thế của đầu
Nghiêng đầu
Ở các bộ lạc nguyên thủy, nghiêng đầu là cách để nghe rõ hơn âm thanh cảnh báo sự nguy hiểm. Ngày nay, nghiêng đầu là dấu hiệu thể hiện sự thích thú và bị cuốn hút vào câu chuyện của đối phương. Điệu bộ này thường xuất hiện ở nữ giới. Nghiêng đầu có thể là tín hiệu tích cực, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của sự tiêu cực với tâm lý quy phục. Trong khi trao đổi công việc với nam giới, phụ nữ nên giữ thẳng đầu ở vị trí trung lập hoặc ít nhất cũng nên ý thức được các thông điệp không lời mình đưa ra.
Quay đầu
Khi một người phải nói ra hoặc phải nghe những điều mình cảm thấy không thoải mái, họ thường quay đầu tránh né người đang trò chuyện với mình. Đây là một nỗ lực nhằm tạo khoảng cách với đối phương. Hãy quan sát hành động thình lình giật đầu ra sau hoặc từ từ di chuyển thận trọng ra sau. Cả hai đều là dấu hiệu thể hiện sự khó chịu.
Cúi đầu
“Coi chừng bên dưới!”.Ngay lập tức phản ứng bản năng sau tiếng la này sẽ là giật vai lên và đẩy đầu xuống giữa vai. Đây là tư thế tôi thường thấy ở nhiều nhân viên khi tiếp xúc với cấp trên của mình. Trong công việc, cúi đầu thường là dấu hiệu cho biết địa vị và mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Anh ấy cảm thấy bất an trước cấp trên của mình
Ngẩng cao đầu
Nhiều năm trước, một thử nghiệm đã được tiến hành với một nhóm sinh viên hút thuốc lá. Người ta quan sát phản ứng của các sinh viên này sau khi cho họ biết kết quả bài kiểm tra. Những sinh viên đạt kết quả tốt phà khói hướng lên trong khi những sinh viên làm bài không tốt lại phà khói xuống dưới. Tất cả đều do tư thế đầu của họ. Đầu ngẩng cao một cách vô thức khi chúng ta cảm thấy tự tin và ngược lại, khi thiếu tự tin, đầu của chúng ta sẽ cúi thấp.
Gật đầu
Nếu lắc đầu mang nghĩa “Không” hoặc “Tôi không đồng ý” thì gật đầu được xem là dấu hiệu tán thành, thông cảm hoặc chấp thuận. Gật đầu một cách chậm rãi thường thể hiện sự quan tâm, thích thú của người đó đối với những gì đối phương đang nói. Ngược lại, gật đầu nhanh thể hiện sự thiếu kiên nhẫn của người nghe hoặc có thể là dấu hiệu cho biết người đó đang muốn lên tiếng. Trong một thử nghiệm nọ, một nhóm sinh viên ngành
CÁC NGHIÊN CỨU CHO THẤY đọc được nét mặt là khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Khả năng ấy không bao giờ mất đi mà chỉ bị phớt lờ. Người ta có thể gửi đi cũng như nhận về nhanh chóng những dấu hiệu trên khuôn mặt dù ở một khoảng cách rất xa. Chẳng hạn, ta có thể nhận ra nét mặt của một người xa lạ là ngạc nhiên hay thích thú ngay cả khi anh ta (cô ta) đứng cách xa chúng ta 50 mét.
Chương này sẽ giúp bạn củng cố khả năng nắm bắt suy nghĩ và tâm trạng người khác thông qua nét mặt. Bạn sẽ biết thêm về sáu nét mặt tiêu biểu, cách phân biệt nụ cười thật với nụ cười giả, và hiểu được tại sao người ta lại dễ bị chi phối bởi cảm xúc của người khác đến vậy. Bạn cũng sẽ học được cách giải mã các dấu hiệu trên khuôn mặt và những tư thế đầu. Hãy thử tưởng tượng hiệu quả của nó khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp hoặc khách hàng, và cắt nghĩa những gì biểu lộ trên gương mặt họ. Trong khi giao tiếp, rất nhiều điệu bộ trên gương mặt và chuyển động của đầu được thực hiện. Người biết đọc ý nghĩa của chúng sẽ là người có một lợi thế rất lớn. Vấn đề thường gặp là ở chỗ, người ta có thể đọc được chính xác dấu hiệu nhưng lại hiểu sai động cơ đằng sau cử chỉ ấy. Tình huống Bob gặp phải sau đây là một ví dụ.
Bob làm việc tại một văn phòng ủy viên công tố và thường ngồi cạnh ủy viên công tố trong các phiên tòa xét xử. Anh trở nên thành thạo trong việc đọc ngôn ngữ hình thể của các thành viên ban bồi thẩm và vận dụng sự am hiểu đó để đoán người nào trong bồi thẩm đoàn sẽ đồng thuận và người nào khó bị thuyết phục hơn.
Nhưng cũng có lúc Bob mắc phải sai lầm.
Gần đây, trong một phiên tòa xử một vụ giết người, khi luật sư bên nguyên chất vấn nhà phân tích hiện trường vụ án trong lúc đưa ra một loạt hình ảnh đẫm máu của nạn nhân, tất cả bồi thẩm đoàn đều tập trung vào các bức ảnh và lời khai của nhân viên điều tra, trừ một người quay đi, tỏ vẻ không quan tâm.“Đó là người mà chúng ta sẽ gặp khó khăn đây”,- Bob dự đoán. “Rõ ràng ông ấy chẳng quan tâm gì tới bằng chứng được đưa ra”. Nhưng cuối buổi xét xử, phán quyết được tất cả các thành viên trong bồi thẩm đoàn nhất trí đưa ra là: có tội.
Tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng: bạn có thể nhận ra chính xác các dấu hiệu không lời nhưng lại giải thích sai động cơ đằng sau chúng. Đó là những gì đã xảy ra với Bob. Anh ấy tìm ra đúng những dấu hiệu không lời của viên hội thẩm: ánh mắt lảng tránh, đầu quay sang chỗ khác, không quan tâm đến các bức ảnh. Nhưng những cử chỉ mà Bob cho là không quan tâm thực ra lại là biểu hiện của lòng trắc ẩn. Sau phiên tòa, khi nói chuyện riêng với viên hội thẩm đó, Bob mới phát hiện ra rằng người đàn ông to lớn, vạm vỡ này không chịu đựng nỗi khi phải nhìn những bức ảnh quá khủng khiếp về hiện trường vụ án.
HÃY THỬ
Hãy chú ý những cảm xúc khác nhau được biểu hiện ở đồng nghiệp hoặc khách hàng của bạn. Khi bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở họ, hãy ghi ra giấy. Sau đó hãy viết ra những trạng thái cảm xúc mà bạn thấy được, chứ không phải nguyên nhândẫn đến những trạng thái cảm xúc đó. Chẳng hạn:“Cô ấy trông có vẻ buồn”, chứ không phải”Cô ấy thất vọng vì bài thuyết trình”, “Anh ấy có vẻ sợ hãi”, chứ không phải “Anh ấy sợ bị mất một số vốn lớn”, “Sếp có vẻ giận”,chứ không phải “Sếp giận vì tôi đã đến trễ buổi họp”. Loại bỏ nguyên nhân mà bạn nghi ngờ là việc khó khăn bởi chúng ta thường có xu hướng đưa ra kết luận cho một biểu hiện nào đó. Không hẳn giả định của bạn về nguyên nhân là sai, chỉ là chúng có thể sai mà thôi. Vì thế, bạn nên dừng lại, quan sát và tìm thêm các giả thuyết khác.
Vì vậy, khi đọc nét mặt người khác bạn đừng quên rằng nét mặt không cho ta biết nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó, mà chỉ cho ta biết biểu hiện của cảm xúc đó mà thôi. Cho dù kỹ năng tìm ra dấu hiệu không lời của bạn được nâng cao thế nào đi nữa, bạn vẫn phải đào sâu tìm hiểu kỹ hơn mới có thể thấy được động cơ thực sự đằng sau biểu hiện đó.
Những biểu hiện phổ biến
Một cuộc tranh luận liên quan đến những biểu hiện khác nhau của nét mặt đã diễn ra khá lâu giữa hai nhà khoa học. Một bên là Charles Darwin – người đưa ra thuyết nhất quán trong biểu hiện của các loài động vật có vú vào năm 1872, và một bên là nhà khoa học xã hội lỗi lạc của thập niên 1960 – 1970, Margaret Mead, người tin rằng những biểu hiện trên khuôn mặt tạo nên dựa vào nền văn hóa. Ai đúng? Nét mặt vốn có từ lúc sinh ra hay chúng bị ảnh hưởng bởi văn hóa?
Vấn đề được Giáo sư Tiến sĩ Paul Ekman – giảng viên khoa tâm lý của Đại học California ở San Francisco (UCSF) làm sáng tỏ. Nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng có sáu nét mặt phổ biến ở con người tương ứng với các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, căm ghét/coi thường và giận dữ.
Những biểu hiện này chẳng có liên quan gì tới nền văn hóa cả. Bất cứ nơi nào trên thế giới người ta đều có thể biểu hiện và nhận biết những nét mặt trên, chúng liên quan đến cảm xúc ở mỗi người. Do cơ mặt nối kết trực tiếp với các vùng xử lý cảm xúc ở não nên rất ít người điều khiển được tất cả các biểu hiện nét mặt của mình.
Một phát hiện khác của Tiến sĩ Ekman và nhóm nghiên cứu của ông ở UCSF cho biết tại sao nét mặt thoáng qua lại có thể bộc lộ sự thật. Xuất hiện ít hơn một phần năm của giây, nhưng những biểu hiện thoáng qua trên khuôn mặt lại bộc lộ trạng thái cảm xúc chân thật nhất của con người. Điều này là do chúng ta nhận thức sự việc sau khi cảm nhận nó. Các phản ứng ban đầu khi đón nhận sự việc thường biểu hiện trước hết trên khuôn mặt, thậm chí trước khi chúng ta nhận thức được cảm xúc ấy.
Đọc được ngôn ngữ của nét mặt không chỉ là nhận biết các nét mặt tĩnh mà còn phải nhận ra những thay đổi tinh tế trên khuôn mặt. Khi giao tiếp, người ta thường quan sát biểu hiện của đối phương để nắm bắt phản ứng của người đó trước những thông tin vừa truyền đạt. Thậm chí khi bị lỡ mất phần nào, quan sát biểu hiện trên khuôn mặt của người nói cũng giúp người nghe bắt nhịp lại câu chuyện.
Bởi vì mỗi xúc cảm đều có những dấu hiệu riêng và đồng nhất, nên khuôn mặt là hệ thống duy nhất cho ta biết cảm xúc của đối phương. Sau đây là sáu nét mặt tiêu biểu tương ứng với sáu trạng thái cảm xúc thường gặp.
Sáu nét mặt tiêu biểu
Vui-Được biểu hiện qua nụ cười, gò má nhô cao, lúm đồng tiền nổi rõ và đuôi mắt nhăn.
Buồn-Vùng trán nhăn, lông mày phía trong nhô lên, miệng trề xuống biểu lộ sự phiền muộn, đau khổ.
Ngạc nhiên– Biểu hiện qua lông mày nhô cao, mắt mở to, phần hàm dưới trề xuống, miệng há hốc. Đây là nét mặt diễn ra nhanh nhất, thậm chí xuất hiện chưa đến một giây.
Sợ hãi – Lông mày nhô lên sát vào nhau, mắt mở to, mi mắt căng ra, môi kéo giật ra sau thể hiện cảm giác bối rối và lo lắng trước một mối nguy rình rập hoặc tức thời nào đó.
Căm ghét/coi thường- Biểu hiện qua điệu bộ nhăn mũi, lông mày hạ thấp, môi trên chun lên và mắt khép lại gần như nhắm hẳn. Biểu hiện này thường xuất hiện khi chúng ta nếm phải vị khó chịu của đồ ăn, ngửi thấy mùi hôi, hoặc khi phải chứng kiến một hành vi ghê tởm của ai đó.
Giận dữ- Biểu hiện qua đôi lông mày kéo sát lại gần nhau và hạ thấp, ánh mắt hung hãn, mi mắt căng và hẹp, môi mím chặt.
HÃY THỬ
Theo dõi một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim và tắt âm thanh (phim truyền hình nhiều tập vào ban ngày rất hữu ích cho thử nghiệm này). Tập trung vào nét mặt của các nhân vật và đoán xem cảm xúc nào phù hợp cho từng nét mặt đó. Điều thú vị khi thử nghiệm với phim truyền hình là nếu hôm sau xem tiếp, bạn sẽ thấy hầu hết các cảnh phim na ná nhau với lời thoại đi kèm, qua đó bạn có thể đánh giá được độ chính xác của mình.
Nét mặt giả tạo
Để biết biểu hiện trên khuôn mặt là thật hay giả, bạn hãy chú ý đến sự đối xứng. Sự giả tạo hay gượng ép thường tạo ra một khuôn mặt không cân xứng. Các biểu hiện có thể xuất hiện trên cả hai bên mặt nhưng chỉ hằn rõ ở một bên.
Một yếu tố khác để nhận biết nét mặt giả tạo chính là thời gian. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Ekman, các biểu hiện kéo dài từ 5 đến 10 giây có thể là biểu hiện giả tạo. Nét mặt biểu hiện cảm xúc thật thường chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc. Ví dụ, sự ngạc nhiên được biểu hiện thoáng qua trên khuôn mặt không đến một giây.
Hãy quan sát thời điểm biểu hiện nét mặt của một ai đó. Nếu biểu hiện giận dữ đến sau lời nói tức giận, đó có thể là biểu hiện giả tạo. Thông thường, biểu hiện cảm xúc thật sự sẽ xuất hiện trước hoặc cùng lúc với thông điệp ngôn từ.
Lan truyền cảm xúc
Vào một ngày đẹp trời, vừa lái xe đến sân bay San Francisco, tôi vừa nghêu ngao theo giai điệu bài hát yêu thích được phát trên sóng phát thanh, lòng đầy phấn chấn. Khi tiến vào bãi đậu xe của sân bay thì bất ngờ một tài xế xen ngang trước xe tôi rồi nhìn qua kính chiếu hậu với vẻ mặt khinh khỉnh. Tại quầy vé, cô nhân viên nhăn mặt, thở dài khi tôi giải thích việc mình cần đổi tiền lẻ để sử dụng trong chuyến đi. Đến khi tiếp viên hàng không tỏ thái độ khó chịu khi nhận lấy vé của tôi, tôi đã quắc mắt nhìn cô ấy. Tâm trạng thoải mái ban đầu của tôi bỗng dưng biến mất!
Khó ai có thể tránh được sự lây nhiễm cảm xúc. Điệu bộ trên khuôn mặt và cảm xúc bên trong (cả tích cực lẫn tiêu cực) đều rất dễ lan truyền. Điều này là do chúng ta có khuynh hướng bắt chước vẻ mặt và phản chiếu tâm trạng của những người mà ta tiếp xúc. Một nụ cười tươi có thể khiến ta phấn khởi, ngược lại, một nét mặt giận dữ cau có sẽ khiến ta buồn bực cả ngày.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã biết bắt chước biểu hiện cảm xúc của người khác. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ chín tháng tuổi nhìn mẹ chúng lâu hơn và biểu hiện sự vui thích hơn khi mẹ chúng vui vẻ. Còn những đứa trẻ một tuổi, sau khi được cho xem đoạn băng về nữ diễn viên với hai trạng thái cảm xúc trái ngược: tích cực và tiêu cực, chúng đều bắt chước biểu hiện của nữ diễn viên đó và biến đổi cảm xúc theo những hình ảnh chúng thấy trong đoạn băng.
Người lớn chúng ta cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng ấy. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển phát hiện ra rằng chỉ cần nhìn một bức tranh hài hước, các cơ trên gương mặt chúng ta sẽ nhanh chóng hoạt động, kéo giãn miệng thành nụ cười. Và bất cứ khi nào nhìn vào tấm hình của ai đó biểu lộ cảm xúc cực độ như buồn bã, phẫn nộ, hoặc vui vẻ, cơ mặt của ta sẽ tự động bắt chước biểu hiện ấy. Điều này không chỉ là sự phản ứng đơn thuần của cơ thể, mà nó còn tiết lộ những cảm giác tương ứng bên trong.
HÃY THỬ
Mỗi người trong chúng ta đều thể hiện cũng như nhận lại hàng trăm vẻ mặt mỗi ngày, từ nụ cười hớn hở đến những cái mím môi trên bàn họp. Hãy nhìn từ góc độ bạn là một phần của chuỗi hiệu ứng cảm xúc trong cuộc sống và trong công việc.
Hãy thử biểu hiện cảm xúc lạc quan trong một ngày. Hết ngày hôm đó, bạn hãy chú ý xem cảm giác tiêu cực của người khác đã ảnh hưởng đến tâm trạng tích cực của bạn thế nào. Điều quan trọng ở đây là không được để họ biết. Hãy nhìn nhận những gì đã xảy ra, tập hợp và xem xét lại.
Cảm xúc theo nhóm
Một thử nghiệm kinh doanh giả định tại Đại học Yale giao cho hai nhóm với nhiệm vụ là quyết định số tiền thưởng cho mỗi nhân viên từ nguồn ngân quỹ nhất định. Mỗi thành viên trong nhóm phải tính một khoản tiền thưởng càng nhiều càng tốt cho một số nhân viên nào đó nhưng vẫn phải tỏ ra công bằng với những nhân viên còn lại.
Kết quả là: ở nhóm thứ nhất, mâu thuẫn đã xảy ra, quan hệ giữa các thành viên trở nên căng thẳng, trong khi nhóm thứ hai tất cả đều hài lòng với quyết định cuối cùng. Sự khác biệt nằm ở các “tay trong” được bí mật cài đặt vào mỗi nhóm. Ở nhóm đầu tiên, đó là một người bi quan, chán chường, còn ở nhóm thứ hai lại là người lạc quan, vui vẻ. Tinh thần chung trong các buổi họp chịu sự chi phối của những người này, mặc dù không ai trong nhóm hiểu được tại sao cảm giác của mình lại có sự biến đổi.
Qua để ý tôi thấy, trong các buổi tư vấn thay đổi cách quản lý, các nhân viên chưa hiểu rõ về tổ chức thường chú ý tới nét mặt của những người xung quanh. Họ tìm kiếm nụ cười hoặc cái cau mày để qua đó đoán định cảm xúc và phản ứng của người khác. Sau đó xu hướng chung của họ là bắt chước theo cảm xúc của số đông.
HÃY THỬ
Nếu cấp trên của bạn cố thuyết phục rằng “Thay đổi để có được những điều tốt nhất”, nhưng bạn và đồng nghiệp lại không cảm thấy thế, hãy xem có phải nét mặt hoặc ngôn ngữ hình thể của vị sếp ấy không đồng bộ với những gì cô ấy nói hay không? Phải chăng các thành viên trong nhóm đang dõi theo nét mặt tiêu cực (biểu hiện cảm xúc bên trong) của một người có vị thế?
Thông điệp từ khuôn mặt: Từ trán đến cằm
Nếp nhăn trên trán
Khi một người nào đó đang cân nhắc giải pháp hoặc suy nghĩ về những gì vừa đọc hoặc nghe qua, họ sẽ nhăn mày tạo ra các nếp nhăn trên trán. Biểu hiện này cho thấy sự tập trung hoặc suy nghĩ căng thẳng.
Nhướn mày
Góc trong của đôi lông mày nhướn lên một cách nhanh chóng. Đây là điệu bộ phổ biến ở nhiều nơi. Dấu hiệu này thể hiện sự nhận biết và thích thú, thường thấy ở người châu Âu, người Bali, thổ dân Bushmen và người Da đỏ Nam Mỹ. Ngoài ra, dấu hiệu này còn được sử dụng trong các nhóm cộng đồng như bộ lạc Afghan, hoặc các nhà môi giới chứng khoán ở New York. (Nơi duy nhất tránh dùng cử chỉ này là Nhật Bản. Với người Nhật, cử chỉ này bị cho là thất lễ).
HÃY THỬ
Khi gặp ánh mắt của một người lạ, bạn hãy nhướn mày với họ. Cử chỉ bạn nhận được thường sẽ là lời chào hoặc nhướn mày đáp lại.
Những dấu hiệu khác từ đôi mày
Với một người đang khó chịu, cơ mặt của họ sẽ kéo lông mày thấp xuống và gần về giữa gương mặt. Hạ thấp lông mày là cách một người thể hiện ưu thế hoặc tỏ ý gây hấn với người khác.
Nhướn mày có thể là dấu hiệu của việc chuẩn bị xin ý kiến hoặc xin phép ai đó. Khi một người nào đó không chắc rằng ý kiến hay hành động của họ có được chấp nhận hay không, họ thường nhướn mày và giữ nguyên trong chốc lát. Điều này ẩn chứa câu hỏi rằng:“Tôi làm vậy có được không?”, “Anh nghĩ thế nào về những gì tôi vừa trình bày?”.
Cũng là điệu bộ nhướn mày, nhưng nếu nó diễn ra trong khoảng vài giây, kèm theo đó là động tác nghiêng đầu thì ẩn ý sau đó sẽ là người nghe có hiểu những gì mình vừa nói không. Nếu đó là cái nhướn mày từ từ, đầu ngẩng lên thì đó lại là điệu bộ thể hiện sự không chấp thuận. Nhướn một bên mày, nhất là đi kèm với một nụ cười bí hiểm, thể hiện thái độ hoài nghi. Cuối cùng, nhướn mày đi kèm với đôi môi mím chặt, đầu cúi thấp và nhẹ nhàng quay đi thể hiện thái độ coi thường, không quan tâm.
Mũi cho ta biết những gì? Khi chuẩn bị thực hiện một cử chỉ nào đó, người ta thường hít thật sâu khiến cánh mũi phồng lên. Một nhân viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết:“Khi một nghi phạm nhìn xuống (hành động che giấu) và mũi của hắn phồng lên thì rất có thể hắn đang chuẩn bị quanh co với tôi”.
Mặc dù bạn khó biết được ai sẽ là người công kích mình trong cuộc họp, nhưng điệu bộ phồng mũi của một ai đó trong tình huống này sẽ là dấu hiệu cảnh báo hoặc hứa hẹn một lời nhận xét hay hành động nào đó. Một cái nhăn mũi trong cuộc họp cũng cho thấy thái độ hoài nghi của một người trước những gì vừa được trình bày.
Má đỏ ửng
So với những bộ phận khác trên cơ thể, hai má là nơi nhạy cảm nhất đối với dòng máu lưu thông. Đó là vì, khi cảm xúc dâng trào – dù là tức giận, vui sướng hay bối rối -thì máu đều chảy dồn về mặt. Và một hiện tượng khó tránh khỏi là mặt người đó sẽ đỏ ửng lên.
Da căng
Quan sát độ căng xung quanh má, dọc theo hàm và cổ, ta có thể biết được một người đang căng thẳng hay tức giận. Để thấy rõ hơn điều ấy, bạn hãy thử nín thở và cảm nhận sự căng lên ở những vùng này.
Nụ cười: thật và giả
Nụ cười giả tạo là biểu hiện nhằm che giấu một cảm xúc nào đó. Khi một người không muốn người khác biết cảm giác thật sự của mình (nhất là khi người đó muốn che đậy sự khó chịu hoặc giận dữ), họ thường cố tạo cho mình “một khuôn mặt vui vẻ”.
Tiến sĩ Paul Ekman cho rằng có mười tám kiểu cười khác nhau trong đó hầu hết đều giả tạo. Một trong những kiểu cười phổ biến trong công việc là cười “giả lả”. Đây là nụ cười mà cấp trên thường sử dụng khi muốn loại bỏ ý tưởng hoặc phê bình một nhân viên nào đó. Trong cuộc sống, chúng ta cũng hay giả vờ cười khi cảm thấy không gần gũi với những người xung quanh. Nụ cười thật được dành cho những người chúng ta thật sự quan tâm.
Có nhiều cơ hội để luyện tập nụ cười, cả giả lẫn thật. Theo các nghiên cứu của Đại học Maryland, trẻ mười tháng tuổi chu môi phản ứng trước lời thì thầm thân thiện của người lạ, chúng chỉ nở nụ cười hạnh phúc, thánh thiện khi ở gần mẹ.
Tạo ra một nụ cười giả tạo không khó. Bạn chỉ cần kéo dãn một số cơ mặt và khóe môi sang hai bên là có thể tạo ra nụ cười. Tuy nhiên, một nụ cười giả cũng rất dễ nhận ra.
Điều này là do những khác biệt rất rõ so với nụ cười thật. Khi cười thật, không chỉ khóe miệng có sự thay đổi mà còn kéo theo sự thay đổi toàn bộ khuôn mặt: mắt sáng lên, trán nhăn lại, má nhô cao, da xung quanh vùng mắt và miệng nhăn, và cuối cùng là miệng nhoẻn cười.
Một dấu hiệu khác của nụ cười thật là vùng lông mày bên trong sẽ hạ thấp xuống. Khi cười giả, lông mày sẽ không hạ thấp, vì thế nụ cười ấy trông cứng nhắc, gượng gạo.
Nụ cười thật cũng rất khó làm giả khi chúng ta có cảm giác khó chịu. Chẳng hạn, các nhân viên bán hàng hoặc một người đã nghe câu chuyện cười đó hàng trăm lần sẽ chỉ nở một nụ cười lịch sự, môi khẽ nhoẻn lên và chỉ dừng lại ở đó.
Nếu bạn nhìn vào bức ảnh một người nào đó đang mỉm cười, môi khép lại thì đôi mắt sẽ cho bạn biết cảm xúc thật sự của họ. Mo Williams – họa sĩ vẽ tranh minh họa đồng thời là tác giả của nhiều bộ sách dành cho thiếu nhi – nói rằng khi ông vẽ một khuôn mặt với đôi mắt buồn và nụ cười trên môi, đó là bức tranh của một khuôn mặt buồn. Giờ thì bạn đã rõ rồi chứ! Sự thật về nụ cười nằm trong (hoặc xung quanh) đôi mắt.
HÃY THỬ
Liệt kê danh sách những chuyện bạn cho là thú vị, ngốc nghếch hoặc buồn cười (như một cử chỉ, một sự kiện, hoặc một chuyện vui hay một bộ phim hài hước…). Khi có dịp tham dự một sự kiện, hay một buổi hội thảo nào đó, hãy để mọi người thấy bạn thân thiện, dễ gần, hãy dừng lại một chút nghĩ về những ký ức vui vẻ và để những cảm xúc thật đó đem lại cho bạn một nụ cười thật tự nhiên.
Nụ cười luôn tác động mạnh mẽ đến tất cả chúng ta dù lý do và động cơ phía sau đó là gì đi nữa. Bộ não con người tỏ ra thích những khuôn mặt hạnh phúc và nhận ra chúng nhanh hơn bất kỳ vẻ mặt tiêu cực nào. Nụ cười là một phần quan trọng trong giao tiếp, người ta có thể nhận ra nụ cười của một người dù ở cách xa tận 90 mét (khoảng cách bằng chiều dài của một sân bóng).
Ngôn ngữ của đôi môi
Chuyển động của đôi môi có thể hé lộ cảm xúc thật sự của một người. Khi căng thẳng, miệng chúng ta sẽ trở nên khô khốc, vì thế việc sờ hoặc liếm môi được xem là cử chỉ xoa dịu trước trạng thái lo lắng, bồn chồn. Cắn môi dưới cho biết tình trạng căng thẳng, thường thấy khi một người cố kìm nén lời chỉ trích của mình.
Mím môi (đôi khi mím về một bên) là điệu bộ phổ biến khi người ta phải cân nhắc trước nhiều lựa chọn. Mím môi cũng có thể là dấu hiệu cho biết người đó không tán thành ý kiến hoặc hành động của người khác. Điệu bộ này thường bắt gặp ở các phiên tòa. Trong khi luật sư bên nguyên nói, bên bị sẽ mím môi tỏ vẻ bất đồng. Thẩm phán cũng thường làm như thế khi bất đồng ý kiến với luật sư trong các cuộc tranh luận tại tòa.
Bặm môi xuất hiện khi một người đang tức giận, thất vọng, mất tinh thần, hoặc cố kìm nén lời nói.
Bặm môi luôn đi liền với cảm xúc tiêu cực. Một đôi môi đầy đặn luôn có sức hấp dẫn bởi chúng được cho là dấu hiệu tích cực mà người khác đang phản hồi với chúng ta. Điệu bộ phù môi phồng má như muốn thổi hơi trong miệng ra thường đi liền với thái độ cam chịu, hoài nghi hoặc thất vọng.
Khi bị giật mình, đôi môi sẽ run lên. Đó là dấu hiệu mà tôi từng thấy khi một nhân viên ở cửa hàng tạp hóa vô tình đụng vào một số hàng trưng bày trong tiệm. Môi dưới và cằm của cô ấy run run biểu lộ trạng thái bất ngờ và hết hồn.
Ngáp
Thông thường, khi thấy ai đó ngáp, chúng ta nghĩ ngay rằng họ đang chán hoặc mệt mỏi. Nhưng các nhà tâm lý học ngày nay cho rằng ngáp còn là một cơ chế để né tránh những vấn đề phức tạp, căng thẳng. Nhiều người thà ngáp còn hơn phải thảo luận những vấn đề chán ngắt.
Tôi từng có dịp đào tạo một người quản lý – một người đầy năng lực và thành công trong việc điều hành tổ chức mang tầm vóc quốc tế, nhưng lại không thể kiểm soát nổi con trai mình. Thằng bé có vấn đề về hành vi. Tôi thấy bất cứ khi nào chúng tôi đề cập đến vấn đề của cậu bé và nhất là vai trò làm mẹ của nhà quản lý này thì cô ấy lại bắt đầu ngáp. Thực ra, đó là cách cô ấy cố tình né tránh vấn đề.
Thè lưỡi
Người ta thường liếm môi khi bị căng thẳng hoặc khi nghĩ về một bữa ăn ngon. Nhưng có một cử chỉ khác là lưỡi thè giữa hai hàm răng và không chạm môi. Điệu bộ này xảy ra rất nhanh, gợi tôi nghĩ đến hình ảnh của một con rắn đang thè lưỡi.
Và dường như đây luôn là dấu hiệu của sự lừa dối.
Tôi bước vào một tiệm sửa xe. Nhân viên bảo trì khẳng định rằng đó là “giá hữu nghị nhất”. Rồi cậu ấy vào trong để xin ý kiến của ông chủ. Họ đứng sau một tấm kính. Tôi không thể nghe được cuộc đối thoại giữa họ, nhưng tôi có thể thấy được những cử chỉ họ thể hiện. Một trong những cử chỉ ấy là cái thè lưỡi rất nhanh của người thợ sửa chữa khi kết thúc cuộc nói chuyện với ông chủ.
Rõ ràng, thè lưỡi là một cử chỉ vô thức. Khi nói chuyện với một người và thấy người ấy làm điệu bộ này, bạn có thể chắc chắn rằng người ấy đang cố né tránh một việc gì đó.
Khi nhân viên sửa xe trở ra, cậu ta cam đoan với tôi rằng ông chủ đã đồng ý đó là giá hữu nghị nhất họ có thể đưa ra. Tôi từ chối và tìm một tiệm sửa xe khác với giá chỉ bằng phân nửa.
Ngước cằm
Một người đang tức giận hoặc thủ thế thường hất cằm ra trước. Ở trẻ nhỏ, khi không muốn làm một việc nào đó, đứa trẻ thường hất cằm lên, kèm theo đó là tiếng hét phản đối “Không”. Đồng nghiệp của bạn cũng có thể sẽ hành xử tương tự khi họ giận dữ, cảm thấy không đúng hoặc sắp đưa ra lời phản đối ai đó.
Nuốt
Đây là cử chỉ dễ nhận thấy ở nam giới, trái A-đam ở cổ họ chuyển động lên xuống. Cử chỉ này thể hiện sự bối rối, lo âu, hoặc căng thẳng. Ví dụ, tôi để ý thấy trong các cuộc họp, khi người nghe không thích hoặc bất đồng ý kiến với người nói, trái A-đam () của họ sẽ chuyển động lên xuống.
Các tư thế của đầu
Nghiêng đầu
Ở các bộ lạc nguyên thủy, nghiêng đầu là cách để nghe rõ hơn âm thanh cảnh báo sự nguy hiểm. Ngày nay, nghiêng đầu là dấu hiệu thể hiện sự thích thú và bị cuốn hút vào câu chuyện của đối phương. Điệu bộ này thường xuất hiện ở nữ giới. Nghiêng đầu có thể là tín hiệu tích cực, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của sự tiêu cực với tâm lý quy phục. Trong khi trao đổi công việc với nam giới, phụ nữ nên giữ thẳng đầu ở vị trí trung lập hoặc ít nhất cũng nên ý thức được các thông điệp không lời mình đưa ra.
Quay đầu
Khi một người phải nói ra hoặc phải nghe những điều mình cảm thấy không thoải mái, họ thường quay đầu tránh né người đang trò chuyện với mình. Đây là một nỗ lực nhằm tạo khoảng cách với đối phương. Hãy quan sát hành động thình lình giật đầu ra sau hoặc từ từ di chuyển thận trọng ra sau. Cả hai đều là dấu hiệu thể hiện sự khó chịu.
Cúi đầu
“Coi chừng bên dưới!”.Ngay lập tức phản ứng bản năng sau tiếng la này sẽ là giật vai lên và đẩy đầu xuống giữa vai. Đây là tư thế tôi thường thấy ở nhiều nhân viên khi tiếp xúc với cấp trên của mình. Trong công việc, cúi đầu thường là dấu hiệu cho biết địa vị và mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Anh ấy cảm thấy bất an trước cấp trên của mình
Ngẩng cao đầu
Nhiều năm trước, một thử nghiệm đã được tiến hành với một nhóm sinh viên hút thuốc lá. Người ta quan sát phản ứng của các sinh viên này sau khi cho họ biết kết quả bài kiểm tra. Những sinh viên đạt kết quả tốt phà khói hướng lên trong khi những sinh viên làm bài không tốt lại phà khói xuống dưới. Tất cả đều do tư thế đầu của họ. Đầu ngẩng cao một cách vô thức khi chúng ta cảm thấy tự tin và ngược lại, khi thiếu tự tin, đầu của chúng ta sẽ cúi thấp.
Gật đầu
Nếu lắc đầu mang nghĩa “Không” hoặc “Tôi không đồng ý” thì gật đầu được xem là dấu hiệu tán thành, thông cảm hoặc chấp thuận. Gật đầu một cách chậm rãi thường thể hiện sự quan tâm, thích thú của người đó đối với những gì đối phương đang nói. Ngược lại, gật đầu nhanh thể hiện sự thiếu kiên nhẫn của người nghe hoặc có thể là dấu hiệu cho biết người đó đang muốn lên tiếng. Trong một thử nghiệm nọ, một nhóm sinh viên ngành