Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sức Mạnh Của Ngôn Ngữ Không Lời

Chương 5 Ngôn Ngữ Của Đôi Tay

Tác giả: Carol Kinsey Goman

JANE ĐANG KỂ CHO IAN NGHE MỘT CÂU CHUYỆN. Đến đoạn một nhân vật trong truyện lén bỏ thuốc độc vào nước uống của kẻ thù, để diễn tả hành động đó, Jane nắm tay lại hình chữ C và nghiêng tay như thể đang rót thứ gì đó từ chiếc cốc. Điều đó có lẽ không có gì lạ, ngoại trừ việc Jane và Ian đều bị mù.

Cử chỉ tay không chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho lời nói mà nó còn là phương thức giao tiếp có từ xa xưa của con người. Các nhà nghiên cứu ngày nay tin rằng tổ tiên loài người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ cử chỉ. Trong lịch sử tiến hóa của loài người, lời nói xuất hiện sau điệu bộ cử chỉ và trở thành một hình thức giao tiếp chủ yếu. Tuy nhiên, giữa cử chỉ và lời nói lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, không thể thực hiện điều này mà thiếu điều kia. Đây là một thói quen cố hữu không bao giờ mất đi cho dù bạn nói chuyện qua điện thoại hay nói chuyện với một người bị khiếm thị chăng nữa.

Trong chương này, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu tại sao cử chỉ tay lại trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong giao tiếp. Tại sao việc kết hợp nhiều cử chỉ tay khác nhau lại tạo cho người ta dáng vẻ thân thiện hơn? Bên cạnh đó là sự khác biệt giữa các dấu hiệu biểu trưng với những cử chỉ có ý thức, và cách giải mã các cử chỉ biểu lộ mức độ tự tin, chân thành, lo lắng, lừa dối, đắn đo, khó chịu và chống đối.

Cử chỉ thường được sử dụng để biểu đạt một thông điệp nào đó (như dùng tay chỉ vào một điều khoản trong hợp đồng). Cử chỉ còn được sử dụng khi muốn kiểm soát lời nói của người khác (giơ tay lên ra hiệu dừng lại), hoặc ra dấu hiệu thay thế cho lời nói (một tay đua mô-tô thể hiện sự thách thức với tay đua khác bằng cử chỉ khiếm nhã giơ ngón giữa lên). Bên cạnh đó, nhiều lúc cử chỉ còn được sử dụng một cách tự động và vô thức khi nói. Chúng ta thường ít để ý đến điệu bộ của mình, nhưng trong thực tế, những điệu bộ này được sử dụng rất nhiều nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Một nguyên nhân quan trọng khác lý giải tại sao chúng ta dùng cử chỉ tay khi nói chuyện đó là: những hình ảnh ở não cho thấy một vùng được gọi là vùng Broca – giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lời nói. Khu vực này không chỉ hoạt động khi chúng ta nói chuyện mà còn hoạt động khi chúng ta vẫy tay. Do cử chỉ được nối kết mật thiết với lời nói nên nó có thể hé lộ những suy nghĩ bên trong.

Qua nhiều lần thử nghiệm với gần một trăm trẻ em và người lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng việc kết hợp động tác tay khi nói giúp các đối tượng này nhớ các con số, cách giải bài toán, cũng như chữ cái trước đó tốt hơn.

Ngược lại, khi không được cử động tay, các đối tượng này hầu như không nhớ gì cả.

HÃY THỬ

Lần tới, khi một ai đó nói chuyện với bạn, hãy giả vờ như bạn hoàn toàn không hiểu và yêu cầu cô ấy lặp lại những điều vừa nói lần nữa. Hãy quan sát xem cô ấy có thực hiện các động tác tay mà cô ấy đã không sử dụng ở lần nói đầu không. Tôi chắc rằng cô ấy sẽ làm thế! Các cử chỉ tay giúp giải thích và thuyết phục đối phương hiệu quả hơn.

Biểu hiện bên trong và bên ngoài

Có bao giờ bạn để ý rằng, khi một người say mê với những gì họ nói, động tác tay của họ sẽ trở nên sinh động hơn? Tay họ chuyển động linh hoạt nhằm nhấn mạnh những điểm mấu chốt và thể hiện sự nhiệt tình.

Nghiên cứu cho thấy người ta thường chú ý đến những người kết hợp nhiều cử chỉ tay với lời nói hơn. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng người có khả năng giao tiếp bằng tay thường được đánh giá là “nồng nhiệt, dễ chịu và mạnh mẽ”, ngược lại những người ít sử dụng cử chỉ tay thường bị xem là “lý trí, lạnh lùng, và nguyên tắc”.

Mức độ tương đồng giữa các chuyển động tay với trạng thái tâm lý của một người cũng cho ta biết nhiều điều thú vị. Nếu muốn thể hiện sự hăng hái, nhiệt tình (ví dụ như trong buổi phỏng vấn), bạn có thể gia tăng các cử chỉ giao tiếp bằng tay. Tuy nhiên, vung tay quá trớn, nhất là khi bàn tay liên tục hất qua vai sẽ khiến bạn trông có vẻ mất tự chủ, thiếu tin cậy và thiếu thuyết phục.

HÃY THỬ

Trong các buổi tiệc buffet, hầu hết mọi người đều đứng, tay cầm ly và nói chuyện với nhau. Điều này khiến việc sử dụng cử chỉ tay của họ bị hạn chế. Nếu để ý một người nào đó đang hăng say nói, bạn sẽ thấy cô ấy đặt ly xuống và dùng tay diễn tả. Nhưng nếu một người chỉ ghé qua tham gia vào câu chuyện thì họ sẽ không dùng nhiều động tác tay và không cần đặt ly xuống.

Một hình ảnh khác mà bạn có thể quan sát được trong buổi nói chuyện là cử chỉ lặp lại. Hãy để ý một nhóm người đang nói chuyện, bạn sẽ thấy khi ai đó trong nhóm sử dụng một cử chỉ đặc trưng thì lúc sau những người còn lại cũng có những cử chỉ tương tự.

Một vài dấu hiệu biểu trưng

Một số cử chỉ mang ý nghĩa chung được sử dụng một cách có ý thức thay cho lời nói. Chúng là các dấu hiệu biểu trưng, và cũng như lời nói được thay thế, chúng nằm ở bán cầu não trái.

Các dấu hiệu biểu trưng này được chúng ta tiếp thu ở trường, ngoài xã hội, vì vậy nhìn chung chúng có sự khác biệt tùy theo từng nền văn hóa. Sau đây là một vài ví dụ bạn có thể bắt gặp ở các công ty ở Bắc Mỹ:

■ Ngón cái giương lên thường được hiểu là “làm tốt đấy”, “đồng ý”, hoặc “mọi chuyện ổn cả”.

■ Lắc tay – lòng bàn tay úp xuống, ngón tay trải đều và lắc qua lắc lại mang nghĩa “tàm tạm” hoặc “có thể”.

■ Hai ngón tay tạo thành hình chữ V mang hàm ý chiến thắng, cũng được sử dụng như một dấu hiệu của hòa bình.

■ Nhún vai, đặc biệt khi lòng bàn tay ngửa lên, ngụ ý đối phương không biết, không hiểu, hoặc không quan tâm.

■ Bàn tay khum nơi lỗ tai, ngụ ý “Tôi không thể nghe những gì anh nói”.

■ Vỗ trán là cách nói “Ồ không, tôi quên khuấy đi mất!” hoặc “Tôi thật ngốc làm sao!”. Ngón cái chỉ xuống mang nghĩa “ý kiến tồi” hoặc “không”.

Cử chỉ tay và miệng – dấu hiệu nói dối

Không giống với những dấu hiệu biểu trưng, hầu hết các cử chỉ tay không phải là cử chỉ có chủ ý mà chúng chỉ là những chuyển động vô thức. Người ta thực hiện những cử chỉ này nhằm truyền tải cảm giác thực sự của họ. Vì vậy thông qua đó bạn có thể phát hiện và giải mã một cách chính xác khi nói chuyện với mọi người.

Hãy lấy cử chỉ tay kết hợp với miệng làm ví dụ. Khi trẻ em nói dối, chúng thường dùng một hoặc cả hai tay che miệng như thể muốn rút lại lời nói. Những đứa trẻ lớn hơn thì biết rằng cử chỉ này sẽ vạch trần chúng, vì thế chúng cố ngăn nó lại. Vấn đề là hành động này đã trở thành thói quen và thay vì chấm dứt, nó lại được chuyển thành một cử chỉ khác – nhẹ nhàng và tinh tế hơn. Dấu hiệu nói dối bắt gặp ở người lớn là điệu bộ ngón tay vô tình che hoặc chạm vào miệng (có thể ngụy trang qua việc giả bộ ho hoặc ngáp) hoặc bàn tay đưa lên miệng nhưng lại ngập ngừng rồi lướt qua môi hoặc sờ mũi.

Những người nói dối cũng hay sờ mũi bởi vì lượng adrenaline tăng cao, khai thông các mao mạch và gây ngứa. Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy, khi ai đó chuẩn bị nói dối hoặc sắp nói điều gì đó xúc phạm, họ thường có một cử chỉ vô thức là lấy tay sờ mũi.

Người ta sờ miệng hoặc mũi không chỉ khi họ nói dối mà còn làm thế khi lắng nghe người mà họ cho là đang nói dối. Kim – một nhân viên cảnh sát nói rằng, khi thẩm vấn hai nghi phạm cùng một lúc, cô đặc biệt chú ý đến cử chỉ này ở cả hai nghi phạm.

HÃY THỬ

Lần tới, khi bạn dẫn dắt cuộc họp hoặc phải thuyết trình, hãy để ý xem những người tham dự có sờ mũi hoặc che miệng hay không. Nếu thấy cử chỉ này, bạn hãy ngưng lại và giải đáp thắc mắc của họ. Chẳng hạn: “Tôi biết có vài người đang nghi ngờ những gì tôi nói” hoặc “Có vẻ anh vẫn còn ngờ vực điều này. Anh có thể cho tôi biết thắc mắc của anh không?”.

Cử chỉ xoa dịu

Trong quá trình trưởng thành, con người có những cử chỉ tự trấn an dưới nhiều dạng thức khác nhau nhằm giúp cơ thể điều hòa căng thẳng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường biểu lộ cử chỉ này bằng cách mút ngón tay cái, nhai nhai rìa tấm chăn, hoặc với tay đòi người nào có thể làm chúng an tâm. Lớn hơn một chút, chúng tự có sự điều chỉnh hành vi cho thích hợp hơn.

Để xoa dịu bản thân, người ta thường cọ nhẹ hai chân với nhau. Họ kéo cổ áo, khoanh tay và xoa hai tay vào nhau, hoặc tự ôm lấy bờ vai mình. Cũng có khi họ đặt bàn tay này vào lòng bàn tay kia và nhẹ nhàng mát-xa các ngón tay. Cách này không chỉ giúp xoa dịu mà còn tạo nên một sự tự vệ cho cơ thể.

Mọi tiếp xúc giữa tay và cơ thể đều có tác dụng xoa dịu. Những cử chỉ tự tiếp xúc này thường biểu lộ các cảm giác như xấu hổ, nghi ngờ, lo lắng và ngạc nhiên.

Sự đụng chạm ấy có hiệu quả rõ rệt ở những vùng nhạy cảm như mặt và cổ. Vỗ mặt, xoa trán, kéo hoặc mát-xa dái tai bằng ngón cái và ngón trỏ, hay nghịch tóc có thể được xem là những cử chỉ xoa dịu. Cắn hoặc gặm móng tay hay bút chì cũng là một phản ứng thường thấy khi người ta căng thẳng.

Vuốt hoặc xoa cổ là một trong những cử chỉ xoa dịu thường xuyên và quan trọng trước các tác nhân gây căng thẳng bên trong hoặc bên ngoài. Kéo cổ áo có thể là cách gián tiếp thể hiện sự ngột ngạt. Hãy để ý tới những người hay vuốt phần dưới cằm. Vùng này tập trung nhiều dây thần kinh nên khi vuốt, áp lực máu và nhịp tim sẽ giảm đi, giúp người đó tĩnh tâm lại.

Ở phụ nữ, điệu bộ sờ cổ nhằm xoa dịu bản thân có sự khác biệt so với nam giới. Đôi khi họ chạm hoặc xoắn sợi dây chuyền đang đeo. Họ cũng chạm hoặc che đi phần lõm ở cổ (vị trí trái A-đam của nam giới) khi cảm thấy bất an, sợ hãi hoặc lo lắng.

HÃY THỬ

Là một nhà quản lý, khi thấy nhân viên của mình sờ gáy (điệu bộ đau cổ) sau khi nghe thông báo lịch công tác mới, bạn hãy hỏi cô ấy có thắc mắc gì không. Là một nhân viên bán hàng, khi thấy khách hàng bắt đầu gãi đầu, bạn cần hiểu rằng người đó vẫn chưa bị thuyết phục. Vì thế hãy đề cập tới phần bảo hành sản phẩm và dịch vụ khách hàng để thuyết phục họ.

Lòng bàn tay mở

Khi huấn luyện kỹ năng thẩm vấn cho điều tra viên, người ta thường dạy họ chú ý đến lòng bàn tay vì đó là một trong những nơi quan trọng biểu lộ sự trung thực. Thông thường, người ta rất khó nói dối khi lòng bàn tay mở. Khi đang nói sự thật hoặc sắp nói ra thật, người ta có xu hướng dùng các tư thế mở, để lộ lòng bàn tay, cổ tay và đưa tay xa khỏi thân người như muốn thể hiện thông điệp “Anh thấy không, tôi chẳng giấu giếm điều gì cả”.

Nắm tay

Khi ai đó nói dối hoặc cảnh giác, họ sẽ ít sử dụng cử chỉ tay. Nếu đang ngồi, họ sẽ giữ tay trong lòng. Nếu đang đứng, họ có thể sẽ để xuôi tay, bỏ tay vào túi quần, nắm chặt vật gì đó hoặc siết chặt nắm tay. Tất cả những cử chỉ này chứa đựng thông điệp rằng: “Tôi đang cất giữ những điều bí mật và không có ý định tiết lộ chúng”.

Trong khi đàm phán, để thể hiện sự chân thành và thiện chí của mình, người ta thường đặt hai tay trên bàn và dùng cử chỉ tay khi nói. Trái lại, khi không thẳng thắn, hoặc không có thiện chí, người ta hay giữ tay dưới bàn hoặc sát thân người. Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi một người được hỏi, họ thường nắm chặt tay hoặc úp lòng bàn tay lại. Điều này hé lộ rằng họ đang phòng thủ hoặc rút lui.

Có lần tôi hỏi một đồng nghiệp rằng mối quan hệ của anh với cấp trên như thế nào.“Ồ, rất tốt”, anh ấy trả lời trong khi hai tay vẫn đặt trong túi quần, rồi nhanh chóng chuyển đề tài. Vài ngày sau tôi phát hiện rằng giữa họ đang có xích mích lớn và anh đang cố tìm việc khác.

Để tay trong túi quần cũng là thủ thuật đàn ông sử dụng khi không muốn tham gia vào cuộc nói chuyện. Điều này cũng hàm ý rằng: “Tôi sẽ không nói lời nào cả”.

Tay và điệu bộ kém tự tin

Nắm chặt tay hoặc đan các ngón tay với nhau thể hiện sự thiếu tự tin. Treo ngón cái vào túi quần hoặc giấu những ngón tay ấy cũng cho thấy sự thiếu tự tin (ngón cái luôn nằm ở vị trí trung lập, vì thế khi ngón cái giơ lên hoặc bị che mất có thể là dấu hiệu quan trọng cho biết điều gì đó). Bàn tay này cầm các ngón của bàn tay kia cũng cho thấy sự thiếu thoải mái và mất tự tin của đối phương.

Tay và điệu bộ tự tin cao độ

 

Khi một người nào đó đang có tư thế tay hình “tháp chuông” (đầu các ngón tay chạm vào nhau, ngón trỏ giương lên, hai lòng bàn tay hở nhẹ, các ngón trải đều), điều đó nghĩa là họ đang cảm thấy tự tin và thoải mái nói về đề tài mình am hiểu. Các chính trị gia, nhà quản lý, giáo sư và luật sư thường sử dụng cử chỉ này khi nói.

Đôi khi các doanh nhân móc ngón cái trong chiếc áo ghi-lê bên trong bộ com-lê hoặc cầm ve áo nhằm biểu lộ sự tự tin của mình.

Tay và điệu bộ không tán đồng

Các cử chỉ thường gặp thể hiện thái độ do dự hoặc không tán đồng đó là sờ mũi, day mắt, sờ tai. Những cử chỉ này ngụ ý rằng “Tôi thấy không ổn lắm”, “Việc ấy nghe có vẻ không phải vậy”, hoặc “Tôi không đồng tình với cách giải quyết đó”. Gõ ngón tay trên bàn là dấu hiệu thiếu kiên nhẫn. Chống cằm, các đầu ngón tay ôm vào má thường cho biết đối phương đang bình phẩm người nói hoặc đề tài đang nói. Cuối cùng là động tác nhặt các bụi vải dính trên quần áo, cho dù là cố ý hay vô tình, thường truyền tải thông điệp: “Tôi không đồng ý, nhưng tôi sẽ không tranh luận về chuyện đó”.

HÃY THỬ

Nếu phát hiện ra bất cứ điệu bộ không đồng tình nào trong cuộc họp, nhất là khi bạn là người điều hành cuộc họp thì đừng bỏ qua chúng. Thay vào đó, hãy để đối phương biết rằng bạn quan tâm đến những băn khoăn của họ và khuyến khích họ tham gia thảo luận. Dù không thể hiện thành lời, nhưng thái độ không đồng tình này có thể ảnh hưởng xấu về sau. Biết trước những gì người khác đang cảm nhận luôn tốt hơn là không biết gì, nhất là khi đó là những cảm xúc tiêu cực.

Một số cử chỉ tay khác

Các cử chỉ tay khác nhau cho ta biết các phản ứng khác nhau.

Cử chỉ buồn chán

Khi người nghe bắt đầu lấy tay đỡ đầu của mình thì hành động đó cho thấy rằng họ đang cảm thấy buồn chán. Cử chỉ này diễn ra càng lâu bao nhiêu càng cho biết thái độ chán nản của đối phương nhiều bấy nhiêu.

Cử chỉ giận dữ

Nắm chặt tay sau lưng thường biểu hiện sự giận dữ hoặc thất vọng.

Chỉ tay bằng ngón trỏ

Chỉ và lắc ngón tay trỏ thường là điệu bộ của phụ huynh khi la rầy con trẻ. Các chính trị gia và nhà quản lý cũng sử dụng cử chỉ này trong các cuộc họp, đàm phán, hoặc phỏng vấn nhằm nhấn mạnh hoặc tỏ uy thế của mình. Tuy nhiên, thay vì là một dấu hiệu của sự uy quyền, cái chỉ tay hung hãn (một hoặc bốn ngón tay) sẽ khiến chủ thể trông như mất tự chủ và đang cố uy hiếp người khác.

Cử chỉ thích thú

Không phải cử chỉ nào cũng tiêu cực. Sự quan tâm thật sự được biểu lộ qua cử chỉ tay khẽ đặt ngay cằm nhưng không có ý đỡ lấy đầu.

Vuốt cằm là dấu hiệu cho biết người nghe đang cân nhắc những gì vừa được trình bày. Hãy tìm kiếm cử chỉ ngay sau dấu hiệu vuốt cằm. Nếu đối phương hướng người về trước, chập hai bàn tay lại hoặc đưa ra bất kỳ một dấu hiệu tích cực nào đó, quyết định của họ sẽ giống với ý bạn. Nhưng nếu đối phương ngả người ra sau và khoanh tay, có thể bạn sẽ gặp rắc rối.

Tựa người trong khi lòng bàn tay úp xuống và vỗ nhẹ trên bàn vài lần (nhất là khi đi kèm điệu bộ nhướn mày) luôn là biểu hiện của sự thỏa mãn.

HÃY THỬ

Giao tiếp không lời đóng vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận công việc. Do mọi người hay ngồi khi trao đổi nên cử chỉ tay của họ thường dễ thấy nhất. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra từng loại dấu hiệu như dấu hiệu biểu trưng, dấu hiệu nhấn mạnh, dấu hiệu thể hiện sự hứng thú được biểu lộ nhằm phản ứng trước nội dung cuộc họp.

Tư thế vai

Tư thế vai cũng chứa đựng một ý nghĩa riêng biệt. Các cơ vai rất nhạy cảm trước những biến đổi cảm xúc dù là nhỏ nhất và sự thay đổi tư thế dù khó nhận ra (như nghiêng vai, khom vai, hoặc hướng vai ra trước hay sau) cũng có thể cho biết tâm trạng bên trong của một người.

Hãy quan sát và để ý xem liệu tư thế vai có đồng bộ với lời nói của đối phương hay không. Những tư thế vai sau đây sẽ tiết lộ cho bạn nhiều điều quan trọng:

■ Khi thư thả, tay và vai của một người sẽ ở tư thế thoải mái: vai hơi hạ thấp về trước, cánh tay buông lỏng tự nhiên.

■ Vai nhô lên và kéo ra sau cho biết sự tự chủ và cảnh giác.

■ Khom vai có thể đơn thuần chỉ là một tư thế xấu hoặc là dấu hiệu của cam chịu và thất bại.

■ Tư thế cho thấy một người thân thiện và dễ gần là khi một bên vai của họ thả lỏng và hạ thấp hơn phần vai kia. Tư thế này có thể được thay thế bằng tư thế đặt một tay trong túi.

■ Đôi lúc, sự bất cân xứng ở hai vai lại ngụ ý rằng chủ thể đang phân vân, chưa dứt khoát. Điều này đặc biệt đúng khi bạn thấy vai của đối phương hết ngả ra trước lại nghiêng về sau. Người có tư thế này đang cố hiểu những gì vừa nói hoặc đang cân nhắc trước khi nói.

Vòng tay rào chắn

Khi ai đó có cảm giác xa lạ trong nhóm hoặc cảm thấy bất an, họ thường đứng khoanh tay. Một điệu bộ khác kín đáo hơn là một tay bắt ngang người, nắm hoặc chạm vào tay kia. Những cử chỉ này tạo ra một rào chắn vô hình đem lại cảm giác an toàn cho chủ thể. Khi đứng trước đám đông để nhận giải hoặc phát biểu người ta còn có một cử chỉ tương tự khác, đó là đan hai tay vào nhau và để phía trước.

Một rào chắn an toàn khác là điệu bộ một tay đặt trước người để tay kia có thể chạm vào tay áo, lắc tay, đồng hồ hoặc những thứ khác trên tay. Cử chỉ này thường được các chính trị gia, những người làm truyền hình, nhân viên bán hàng, và những người không muốn để lộ sự căng thẳng của mình sử dụng.

Tư thế đóng hoàn toàn

Là một diễn giả, tôi luôn tránh sử dụng cử chỉ đóng trước khán thính giả, chẳng hạn tư thế tay khoanh trước ngực. Hầu như ở mọi nơi, cử chỉ này đều mang nghĩa phòng thủ hoặc tiêu cực (bất đồng, chống đối và tự vệ). Không những thế, nghiên cứu còn cho thấy khi người nghe khoanh tay, họ không chỉ có ý nghĩ tiêu cực đối với diễn giả mà còn ít chú ý tới những gì được trình bày.

Trong một nghiên cứu nọ, một nhóm những người tình nguyện đã được mời tham gia các buổi diễn thuyết. Nhóm đầu tiên được yêu cầu không khoanh tay, không bắt chéo chân mà ngồi ở tư thế tự do, thoải mái. Nhóm thứ hai được yêu cầu khoanh tay trước ngực. Kết quả cho thấy mức độ hiểu và nhớ ở nhóm thứ hai kém hơn nhóm đầu tiên là 38%.

HÃY THỬ

Bạn nên làm gì khi thấy khán giả của mình khoanh tay? Câu trả lời là hãy làm gìđó để khuyến khích họ đổi tư thế. Tôi thường áp dụng thủ thuật đưa ra hàng loạt câu hỏi buộc khán giả phải trả lời bằng cách giơ tay. Ở các cuộc họp nhỏ hơn, tôi chia mọi người thành những cặp đôi hoặc ba để thảo luận nhanh những vấn đề chính. Trong cuộc gặp chỉ có hai người, tôi mời đối phương một ly cà phê hoặc trà (bạnthử uống khi khoanh tay xem!). Ngoài ra, còn có nhiều cách khác như phát sách, bút, thông tin quảng cáo, hàng mẫu hoặc tờ giấy có sẵn câu đố. Việc bạn chọn thủ thuật nào không quan trọng, miễn là mọi người không khoanh tay lại nữa.

Lưu ý rằng, tư thế đóng không chỉ xuất hiện ở khán giả mà ngay cả diễn giả đôi khi cũng rơi vào tư thế này. Năm ngoái tôi có dịp tham gia một diễn đàn nọ và quan sát một diễn giả – đại diện cho một công ty thuộc Fortune 100. Kết thúc bài thuyết trình, trong lúc chờ đợi câu hỏi từ khán giả, anh ta đã đứng khoanh tay trước ngực. Và chẳng có gì ngạc nhiên khi không có bất cứ câu hỏi nào được đặt ra cho anh ta cả.

Cử chỉ 5 C

Ở Chương 1, tôi đã liệt kê 5 chữ “C” cần thiết để giải mã ngôn ngữ hình thể. Bạn cần phải hiểu ngữ cảnh thay đổi ý nghĩa của cử chỉ ra sao, nhận biết tổ hợp các dấu hiệu đang truyền tải cùng một thông điệp, để ý xem giao tiếp không lời có đồng bộ với lời nói đi kèm hay không, nắm rõ ranh giới hành vi của một người để có thể đánh giá sự nhất quán hành vi của người đó và chọn lọc ngôn ngữ hình thể phù hợp với những ảnh hưởng văn hóa. Một vài ví dụ sau đây về cử chỉ tay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Ngữ cảnh (Context)

Xem xét tình huống ở hai phòng họp, mọi người đều ngồi khoanh tay. Bạn có thể cho rằng nhân viên ở cả hai phòng họp đó đều có thái độ phản đối, nhưng khi so sánh với ngữ cảnh cụ thể bạn sẽ tìm ra điểm khác biệt lớn. Nhiệt độ trong căn phòng đầu tiên rất lạnh, ghế ngồi lại không có tay vịn, do đó mọi người phải ngồi khoanh tay để thoải mái hơn. Ở căn phòng thứ hai, nhiệt độ ấm và các tay ghế đều có nệm. Lúc này, bạn có đủ lý do để củng cố cho nghi vấn của mình rằng mọi người trong phòng đang có thái độ bất đồng với những gì được thảo luận.

Tổ hợp (Clusters)

Một khách hàng đang cố giải thích sự thất vọng của cô ấy với bạn – nhân viên giao dịch khách hàng – về sai sót trong bản sao kê khai tài chính gần đây của cô. Hai tay cô ấy đặt ngang ngực, lòng bàn tay mở, vai nhô nhẹ và khuôn mặt thể hiện sự hoang mang. Nhìn kỹ, bạn sẽ thấy ngôn ngữ hình thể của cô ấy là một tổ hợp các dấu hiệu của sự bất lực, và khẩn khoản được trợ giúp.

Đồng bộ (Congruence)

Cấp trên chia sẻ với bạn một số lời khuyên hữu ích khi thương lượng với đại diện của các công ty khác. “Tôi muốn đạt được thỏa thuận này một cách khôn khéo”– ông ấy nói. Nhưng khi nói, ông lại nện nắm đấm lên bàn. Là một nhân viên, bạn phải nghe theo những gì người quản lý nói, nhưng những cử chỉ không đồng bộ, thậm chí hùng hổ của ông ấy khiến bạn lúng túng. Rời khỏi phòng họp, bạn không tránh khỏi cảm giác thiếu sự thuyết phục trước những gì người quản lý đưa ra.

Nhất quán (Consistency)

Một phụ nữ phải ra trước tòa làm chứng cho hành vi lừa đảo của cấp trên. Run rẩy từ lúc đứng làm chứng cho tới khi rời khỏi trụ sở tòa án, người phụ nữ ấy đã biểu lộ hàng loạt cử chỉ cho thấy sự thiếu trung thực: ánh mắt né tránh, tay sờ miệng, sờ mặt, xoắn tóc… Là người quan sát phiên xử, bạn biết điều đó không có nghĩa là cô ấy nói dối. (Nếu nói dối, cô ấy đã thể hiện ngôn ngữ hình thể thoải mái hơn ở thời điểm cho lời khai). Biểu hiện lo lắng của người phụ nữ ấy trong suốt khoảng thời gian tại tòa phù hợp với sự bối rối của cô, nhưng không có nghĩa là cô lừa dối.

Văn hóa (Culture)

Sau thành công của cuộc đàm phán, một quản lý người Mỹ phấn khởi làm dấu hiệu giơ ngón tay cái lên. Cử chỉ này mang hàm nghĩa rằng “tốt lắm!”. Không may, một vài người tham dự cuộc họp đó lại là người Úc. Và trong văn hóa của người Úc thì cử chỉ này bị cho là thiếu lịch sự.

Trước khi kết thúc chương tìm hiểu về ngôn ngữ của đôi tay, bạn hãy hình dung những cử chỉ mà đạo diễn chương trình truyền hình thường sử dụng. Chẳng hạn, đặt tay ngang cổ là hiệu lệnh “cắt”, tách ngón trỏ và ngón cái xa nhau nghĩa là “tiếp tục”. Đây là những dấu hiệu quen thuộc, truyền tải thông điệp nhanh và dễ hiểu.

Trong chương này, chúng tôi có đề cập đến một số dấu hiệu không dễ nhận biết ngay được. Và đó là lý do tại sao tôi khuyến khích bạn chú ý đến nó nhiều hơn. Bạn sẽ thấy động tác tay của một người sẽ tiết lộ cho bạn nhiều điều hơn về họ. Vì vậy, hãy vận dụng những hiểu biết của mình một cách linh hoạt để có được những hiệu quả tốt hơn trong giao tiếp.

JANE ĐANG KỂ CHO IAN NGHE MỘT CÂU CHUYỆN. Đến đoạn một nhân vật trong truyện lén bỏ thuốc độc vào nước uống của kẻ thù, để diễn tả hành động đó, Jane nắm tay lại hình chữ C và nghiêng tay như thể đang rót thứ gì đó từ chiếc cốc. Điều đó có lẽ không có gì lạ, ngoại trừ việc Jane và Ian đều bị mù.

Cử chỉ tay không chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho lời nói mà nó còn là phương thức giao tiếp có từ xa xưa của con người. Các nhà nghiên cứu ngày nay tin rằng tổ tiên loài người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ cử chỉ. Trong lịch sử tiến hóa của loài người, lời nói xuất hiện sau điệu bộ cử chỉ và trở thành một hình thức giao tiếp chủ yếu. Tuy nhiên, giữa cử chỉ và lời nói lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, không thể thực hiện điều này mà thiếu điều kia. Đây là một thói quen cố hữu không bao giờ mất đi cho dù bạn nói chuyện qua điện thoại hay nói chuyện với một người bị khiếm thị chăng nữa.

Trong chương này, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu tại sao cử chỉ tay lại trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong giao tiếp. Tại sao việc kết hợp nhiều cử chỉ tay khác nhau lại tạo cho người ta dáng vẻ thân thiện hơn? Bên cạnh đó là sự khác biệt giữa các dấu hiệu biểu trưng với những cử chỉ có ý thức, và cách giải mã các cử chỉ biểu lộ mức độ tự tin, chân thành, lo lắng, lừa dối, đắn đo, khó chịu và chống đối.

Cử chỉ thường được sử dụng để biểu đạt một thông điệp nào đó (như dùng tay chỉ vào một điều khoản trong hợp đồng). Cử chỉ còn được sử dụng khi muốn kiểm soát lời nói của người khác (giơ tay lên ra hiệu dừng lại), hoặc ra dấu hiệu thay thế cho lời nói (một tay đua mô-tô thể hiện sự thách thức với tay đua khác bằng cử chỉ khiếm nhã giơ ngón giữa lên). Bên cạnh đó, nhiều lúc cử chỉ còn được sử dụng một cách tự động và vô thức khi nói. Chúng ta thường ít để ý đến điệu bộ của mình, nhưng trong thực tế, những điệu bộ này được sử dụng rất nhiều nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Một nguyên nhân quan trọng khác lý giải tại sao chúng ta dùng cử chỉ tay khi nói chuyện đó là: những hình ảnh ở não cho thấy một vùng được gọi là vùng Broca – giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lời nói. Khu vực này không chỉ hoạt động khi chúng ta nói chuyện mà còn hoạt động khi chúng ta vẫy tay. Do cử chỉ được nối kết mật thiết với lời nói nên nó có thể hé lộ những suy nghĩ bên trong.

Qua nhiều lần thử nghiệm với gần một trăm trẻ em và người lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng việc kết hợp động tác tay khi nói giúp các đối tượng này nhớ các con số, cách giải bài toán, cũng như chữ cái trước đó tốt hơn.

Ngược lại, khi không được cử động tay, các đối tượng này hầu như không nhớ gì cả.

HÃY THỬ

Lần tới, khi một ai đó nói chuyện với bạn, hãy giả vờ như bạn hoàn toàn không hiểu và yêu cầu cô ấy lặp lại những điều vừa nói lần nữa. Hãy quan sát xem cô ấy có thực hiện các động tác tay mà cô ấy đã không sử dụng ở lần nói đầu không. Tôi chắc rằng cô ấy sẽ làm thế! Các cử chỉ tay giúp giải thích và thuyết phục đối phương hiệu quả hơn.

Biểu hiện bên trong và bên ngoài

Có bao giờ bạn để ý rằng, khi một người say mê với những gì họ nói, động tác tay của họ sẽ trở nên sinh động hơn? Tay họ chuyển động linh hoạt nhằm nhấn mạnh những điểm mấu chốt và thể hiện sự nhiệt tình.

Nghiên cứu cho thấy người ta thường chú ý đến những người kết hợp nhiều cử chỉ tay với lời nói hơn. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng người có khả năng giao tiếp bằng tay thường được đánh giá là “nồng nhiệt, dễ chịu và mạnh mẽ”, ngược lại những người ít sử dụng cử chỉ tay thường bị xem là “lý trí, lạnh lùng, và nguyên tắc”.

Mức độ tương đồng giữa các chuyển động tay với trạng thái tâm lý của một người cũng cho ta biết nhiều điều thú vị. Nếu muốn thể hiện sự hăng hái, nhiệt tình (ví dụ như trong buổi phỏng vấn), bạn có thể gia tăng các cử chỉ giao tiếp bằng tay. Tuy nhiên, vung tay quá trớn, nhất là khi bàn tay liên tục hất qua vai sẽ khiến bạn trông có vẻ mất tự chủ, thiếu tin cậy và thiếu thuyết phục.

HÃY THỬ

Trong các buổi tiệc buffet, hầu hết mọi người đều đứng, tay cầm ly và nói chuyện với nhau. Điều này khiến việc sử dụng cử chỉ tay của họ bị hạn chế. Nếu để ý một người nào đó đang hăng say nói, bạn sẽ thấy cô ấy đặt ly xuống và dùng tay diễn tả. Nhưng nếu một người chỉ ghé qua tham gia vào câu chuyện thì họ sẽ không dùng nhiều động tác tay và không cần đặt ly xuống.

Một hình ảnh khác mà bạn có thể quan sát được trong buổi nói chuyện là cử chỉ lặp lại. Hãy để ý một nhóm người đang nói chuyện, bạn sẽ thấy khi ai đó trong nhóm sử dụng một cử chỉ đặc trưng thì lúc sau những người còn lại cũng có những cử chỉ tương tự.

Một vài dấu hiệu biểu trưng

Một số cử chỉ mang ý nghĩa chung được sử dụng một cách có ý thức thay cho lời nói. Chúng là các dấu hiệu biểu trưng, và cũng như lời nói được thay thế, chúng nằm ở bán cầu não trái.

Các dấu hiệu biểu trưng này được chúng ta tiếp thu ở trường, ngoài xã hội, vì vậy nhìn chung chúng có sự khác biệt tùy theo từng nền văn hóa. Sau đây là một vài ví dụ bạn có thể bắt gặp ở các công ty ở Bắc Mỹ:

■ Ngón cái giương lên thường được hiểu là “làm tốt đấy”, “đồng ý”, hoặc “mọi chuyện ổn cả”.

■ Lắc tay – lòng bàn tay úp xuống, ngón tay trải đều và lắc qua lắc lại mang nghĩa “tàm tạm” hoặc “có thể”.

■ Hai ngón tay tạo thành hình chữ V mang hàm ý chiến thắng, cũng được sử dụng như một dấu hiệu của hòa bình.

■ Nhún vai, đặc biệt khi lòng bàn tay ngửa lên, ngụ ý đối phương không biết, không hiểu, hoặc không quan tâm.

■ Bàn tay khum nơi lỗ tai, ngụ ý “Tôi không thể nghe những gì anh nói”.

■ Vỗ trán là cách nói “Ồ không, tôi quên khuấy đi mất!” hoặc “Tôi thật ngốc làm sao!”. Ngón cái chỉ xuống mang nghĩa “ý kiến tồi” hoặc “không”.

Cử chỉ tay và miệng – dấu hiệu nói dối

Không giống với những dấu hiệu biểu trưng, hầu hết các cử chỉ tay không phải là cử chỉ có chủ ý mà chúng chỉ là những chuyển động vô thức. Người ta thực hiện những cử chỉ này nhằm truyền tải cảm giác thực sự của họ. Vì vậy thông qua đó bạn có thể phát hiện và giải mã một cách chính xác khi nói chuyện với mọi người.

Hãy lấy cử chỉ tay kết hợp với miệng làm ví dụ. Khi trẻ em nói dối, chúng thường dùng một hoặc cả hai tay che miệng như thể muốn rút lại lời nói. Những đứa trẻ lớn hơn thì biết rằng cử chỉ này sẽ vạch trần chúng, vì thế chúng cố ngăn nó lại. Vấn đề là hành động này đã trở thành thói quen và thay vì chấm dứt, nó lại được chuyển thành một cử chỉ khác – nhẹ nhàng và tinh tế hơn. Dấu hiệu nói dối bắt gặp ở người lớn là điệu bộ ngón tay vô tình che hoặc chạm vào miệng (có thể ngụy trang qua việc giả bộ ho hoặc ngáp) hoặc bàn tay đưa lên miệng nhưng lại ngập ngừng rồi lướt qua môi hoặc sờ mũi.

Những người nói dối cũng hay sờ mũi bởi vì lượng adrenaline tăng cao, khai thông các mao mạch và gây ngứa. Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy, khi ai đó chuẩn bị nói dối hoặc sắp nói điều gì đó xúc phạm, họ thường có một cử chỉ vô thức là lấy tay sờ mũi.

Người ta sờ miệng hoặc mũi không chỉ khi họ nói dối mà còn làm thế khi lắng nghe người mà họ cho là đang nói dối. Kim – một nhân viên cảnh sát nói rằng, khi thẩm vấn hai nghi phạm cùng một lúc, cô đặc biệt chú ý đến cử chỉ này ở cả hai nghi phạm.

HÃY THỬ

Lần tới, khi bạn dẫn dắt cuộc họp hoặc phải thuyết trình, hãy để ý xem những người tham dự có sờ mũi hoặc che miệng hay không. Nếu thấy cử chỉ này, bạn hãy ngưng lại và giải đáp thắc mắc của họ. Chẳng hạn: “Tôi biết có vài người đang nghi ngờ những gì tôi nói” hoặc “Có vẻ anh vẫn còn ngờ vực điều này. Anh có thể cho tôi biết thắc mắc của anh không?”.

Cử chỉ xoa dịu

Trong quá trình trưởng thành, con người có những cử chỉ tự trấn an dưới nhiều dạng thức khác nhau nhằm giúp cơ thể điều hòa căng thẳng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường biểu lộ cử chỉ này bằng cách mút ngón tay cái, nhai nhai rìa tấm chăn, hoặc với tay đòi người nào có thể làm chúng an tâm. Lớn hơn một chút, chúng tự có sự điều chỉnh hành vi cho thích hợp hơn.

Để xoa dịu bản thân, người ta thường cọ nhẹ hai chân với nhau. Họ kéo cổ áo, khoanh tay và xoa hai tay vào nhau, hoặc tự ôm lấy bờ vai mình. Cũng có khi họ đặt bàn tay này vào lòng bàn tay kia và nhẹ nhàng mát-xa các ngón tay. Cách này không chỉ giúp xoa dịu mà còn tạo nên một sự tự vệ cho cơ thể.

Mọi tiếp xúc giữa tay và cơ thể đều có tác dụng xoa dịu. Những cử chỉ tự tiếp xúc này thường biểu lộ các cảm giác như xấu hổ, nghi ngờ, lo lắng và ngạc nhiên.

Sự đụng chạm ấy có hiệu quả rõ rệt ở những vùng nhạy cảm như mặt và cổ. Vỗ mặt, xoa trán, kéo hoặc mát-xa dái tai bằng ngón cái và ngón trỏ, hay nghịch tóc có thể được xem là những cử chỉ xoa dịu. Cắn hoặc gặm móng tay hay bút chì cũng là một phản ứng thường thấy khi người ta căng thẳng.

Vuốt hoặc xoa cổ là một trong những cử chỉ xoa dịu thường xuyên và quan trọng trước các tác nhân gây căng thẳng bên trong hoặc bên ngoài. Kéo cổ áo có thể là cách gián tiếp thể hiện sự ngột ngạt. Hãy để ý tới những người hay vuốt phần dưới cằm. Vùng này tập trung nhiều dây thần kinh nên khi vuốt, áp lực máu và nhịp tim sẽ giảm đi, giúp người đó tĩnh tâm lại.

Ở phụ nữ, điệu bộ sờ cổ nhằm xoa dịu bản thân có sự khác biệt so với nam giới. Đôi khi họ chạm hoặc xoắn sợi dây chuyền đang đeo. Họ cũng chạm hoặc che đi phần lõm ở cổ (vị trí trái A-đam của nam giới) khi cảm thấy bất an, sợ hãi hoặc lo lắng.

HÃY THỬ

Là một nhà quản lý, khi thấy nhân viên của mình sờ gáy (điệu bộ đau cổ) sau khi nghe thông báo lịch công tác mới, bạn hãy hỏi cô ấy có thắc mắc gì không. Là một nhân viên bán hàng, khi thấy khách hàng bắt đầu gãi đầu, bạn cần hiểu rằng người đó vẫn chưa bị thuyết phục. Vì thế hãy đề cập tới phần bảo hành sản phẩm và dịch vụ khách hàng để thuyết phục họ.

Lòng bàn tay mở

Khi huấn luyện kỹ năng thẩm vấn cho điều tra viên, người ta thường dạy họ chú ý đến lòng bàn tay vì đó là một trong những nơi quan trọng biểu lộ sự trung thực. Thông thường, người ta rất khó nói dối khi lòng bàn tay mở. Khi đang nói sự thật hoặc sắp nói ra thật, người ta có xu hướng dùng các tư thế mở, để lộ lòng bàn tay, cổ tay và đưa tay xa khỏi thân người như muốn thể hiện thông điệp “Anh thấy không, tôi chẳng giấu giếm điều gì cả”.

Nắm tay

Khi ai đó nói dối hoặc cảnh giác, họ sẽ ít sử dụng cử chỉ tay. Nếu đang ngồi, họ sẽ giữ tay trong lòng. Nếu đang đứng, họ có thể sẽ để xuôi tay, bỏ tay vào túi quần, nắm chặt vật gì đó hoặc siết chặt nắm tay. Tất cả những cử chỉ này chứa đựng thông điệp rằng: “Tôi đang cất giữ những điều bí mật và không có ý định tiết lộ chúng”.

Trong khi đàm phán, để thể hiện sự chân thành và thiện chí của mình, người ta thường đặt hai tay trên bàn và dùng cử chỉ tay khi nói. Trái lại, khi không thẳng thắn, hoặc không có thiện chí, người ta hay giữ tay dưới bàn hoặc sát thân người. Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi một người được hỏi, họ thường nắm chặt tay hoặc úp lòng bàn tay lại. Điều này hé lộ rằng họ đang phòng thủ hoặc rút lui.

Có lần tôi hỏi một đồng nghiệp rằng mối quan hệ của anh với cấp trên như thế nào.“Ồ, rất tốt”, anh ấy trả lời trong khi hai tay vẫn đặt trong túi quần, rồi nhanh chóng chuyển đề tài. Vài ngày sau tôi phát hiện rằng giữa họ đang có xích mích lớn và anh đang cố tìm việc khác.

Để tay trong túi quần cũng là thủ thuật đàn ông sử dụng khi không muốn tham gia vào cuộc nói chuyện. Điều này cũng hàm ý rằng: “Tôi sẽ không nói lời nào cả”.

Tay và điệu bộ kém tự tin

Nắm chặt tay hoặc đan các ngón tay với nhau thể hiện sự thiếu tự tin. Treo ngón cái vào túi quần hoặc giấu những ngón tay ấy cũng cho thấy sự thiếu tự tin (ngón cái luôn nằm ở vị trí trung lập, vì thế khi ngón cái giơ lên hoặc bị che mất có thể là dấu hiệu quan trọng cho biết điều gì đó). Bàn tay này cầm các ngón của bàn tay kia cũng cho thấy sự thiếu thoải mái và mất tự tin của đối phương.

Tay và điệu bộ tự tin cao độ

 

Khi một người nào đó đang có tư thế tay hình “tháp chuông” (đầu các ngón tay chạm vào nhau, ngón trỏ giương lên, hai lòng bàn tay hở nhẹ, các ngón trải đều), điều đó nghĩa là họ đang cảm thấy tự tin và thoải mái nói về đề tài mình am hiểu. Các chính trị gia, nhà quản lý, giáo sư và luật sư thường sử dụng cử chỉ này khi nói.

Đôi khi các doanh nhân móc ngón cái trong chiếc áo ghi-lê bên trong bộ com-lê hoặc cầm ve áo nhằm biểu lộ sự tự tin của mình.

Tay và điệu bộ không tán đồng

Các cử chỉ thường gặp thể hiện thái độ do dự hoặc không tán đồng đó là sờ mũi, day mắt, sờ tai. Những cử chỉ này ngụ ý rằng “Tôi thấy không ổn lắm”, “Việc ấy nghe có vẻ không phải vậy”, hoặc “Tôi không đồng tình với cách giải quyết đó”. Gõ ngón tay trên bàn là dấu hiệu thiếu kiên nhẫn. Chống cằm, các đầu ngón tay ôm vào má thường cho biết đối phương đang bình phẩm người nói hoặc đề tài đang nói. Cuối cùng là động tác nhặt các bụi vải dính trên quần áo, cho dù là cố ý hay vô tình, thường truyền tải thông điệp: “Tôi không đồng ý, nhưng tôi sẽ không tranh luận về chuyện đó”.

HÃY THỬ

Nếu phát hiện ra bất cứ điệu bộ không đồng tình nào trong cuộc họp, nhất là khi bạn là người điều hành cuộc họp thì đừng bỏ qua chúng. Thay vào đó, hãy để đối phương biết rằng bạn quan tâm đến những băn khoăn của họ và khuyến khích họ tham gia thảo luận. Dù không thể hiện thành lời, nhưng thái độ không đồng tình này có thể ảnh hưởng xấu về sau. Biết trước những gì người khác đang cảm nhận luôn tốt hơn là không biết gì, nhất là khi đó là những cảm xúc tiêu cực.

Một số cử chỉ tay khác

Các cử chỉ tay khác nhau cho ta biết các phản ứng khác nhau.

Cử chỉ buồn chán

Khi người nghe bắt đầu lấy tay đỡ đầu của mình thì hành động đó cho thấy rằng họ đang cảm thấy buồn chán. Cử chỉ này diễn ra càng lâu bao nhiêu càng cho biết thái độ chán nản của đối phương nhiều bấy nhiêu.

Cử chỉ giận dữ

Nắm chặt tay sau lưng thường biểu hiện sự giận dữ hoặc thất vọng.

Chỉ tay bằng ngón trỏ

Chỉ và lắc ngón tay trỏ thường là điệu bộ của phụ huynh khi la rầy con trẻ. Các chính trị gia và nhà quản lý cũng sử dụng cử chỉ này trong các cuộc họp, đàm phán, hoặc phỏng vấn nhằm nhấn mạnh hoặc tỏ uy thế của mình. Tuy nhiên, thay vì là một dấu hiệu của sự uy quyền, cái chỉ tay hung hãn (một hoặc bốn ngón tay) sẽ khiến chủ thể trông như mất tự chủ và đang cố uy hiếp người khác.

Cử chỉ thích thú

Không phải cử chỉ nào cũng tiêu cực. Sự quan tâm thật sự được biểu lộ qua cử chỉ tay khẽ đặt ngay cằm nhưng không có ý đỡ lấy đầu.

Vuốt cằm là dấu hiệu cho biết người nghe đang cân nhắc những gì vừa được trình bày. Hãy tìm kiếm cử chỉ ngay sau dấu hiệu vuốt cằm. Nếu đối phương hướng người về trước, chập hai bàn tay lại hoặc đưa ra bất kỳ một dấu hiệu tích cực nào đó, quyết định của họ sẽ giống với ý bạn. Nhưng nếu đối phương ngả người ra sau và khoanh tay, có thể bạn sẽ gặp rắc rối.

Tựa người trong khi lòng bàn tay úp xuống và vỗ nhẹ trên bàn vài lần (nhất là khi đi kèm điệu bộ nhướn mày) luôn là biểu hiện của sự thỏa mãn.

HÃY THỬ

Giao tiếp không lời đóng vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận công việc. Do mọi người hay ngồi khi trao đổi nên cử chỉ tay của họ thường dễ thấy nhất. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra từng loại dấu hiệu như dấu hiệu biểu trưng, dấu hiệu nhấn mạnh, dấu hiệu thể hiện sự hứng thú được biểu lộ nhằm phản ứng trước nội dung cuộc họp.

Tư thế vai

Tư thế vai cũng chứa đựng một ý nghĩa riêng biệt. Các cơ vai rất nhạy cảm trước những biến đổi cảm xúc dù là nhỏ nhất và sự thay đổi tư thế dù khó nhận ra (như nghiêng vai, khom vai, hoặc hướng vai ra trước hay sau) cũng có thể cho biết tâm trạng bên trong của một người.

Hãy quan sát và để ý xem liệu tư thế vai có đồng bộ với lời nói của đối phương hay không. Những tư thế vai sau đây sẽ tiết lộ cho bạn nhiều điều quan trọng:

■ Khi thư thả, tay và vai của một người sẽ ở tư thế thoải mái: vai hơi hạ thấp về trước, cánh tay buông lỏng tự nhiên.

■ Vai nhô lên và kéo ra sau cho biết sự tự chủ và cảnh giác.

■ Khom vai có thể đơn thuần chỉ là một tư thế xấu hoặc là dấu hiệu của cam chịu và thất bại.

■ Tư thế cho thấy một người thân thiện và dễ gần là khi một bên vai của họ thả lỏng và hạ thấp hơn phần vai kia. Tư thế này có thể được thay thế bằng tư thế đặt một tay trong túi.

■ Đôi lúc, sự bất cân xứng ở hai vai lại ngụ ý rằng chủ thể đang phân vân, chưa dứt khoát. Điều này đặc biệt đúng khi bạn thấy vai của đối phương hết ngả ra trước lại nghiêng về sau. Người có tư thế này đang cố hiểu những gì vừa nói hoặc đang cân nhắc trước khi nói.

Vòng tay rào chắn

Khi ai đó có cảm giác xa lạ trong nhóm hoặc cảm thấy bất an, họ thường đứng khoanh tay. Một điệu bộ khác kín đáo hơn là một tay bắt ngang người, nắm hoặc chạm vào tay kia. Những cử chỉ này tạo ra một rào chắn vô hình đem lại cảm giác an toàn cho chủ thể. Khi đứng trước đám đông để nhận giải hoặc phát biểu người ta còn có một cử chỉ tương tự khác, đó là đan hai tay vào nhau và để phía trước.

Một rào chắn an toàn khác là điệu bộ một tay đặt trước người để tay kia có thể chạm vào tay áo, lắc tay, đồng hồ hoặc những thứ khác trên tay. Cử chỉ này thường được các chính trị gia, những người làm truyền hình, nhân viên bán hàng, và những người không muốn để lộ sự căng thẳng của mình sử dụng.

Tư thế đóng hoàn toàn

Là một diễn giả, tôi luôn tránh sử dụng cử chỉ đóng trước khán thính giả, chẳng hạn tư thế tay khoanh trước ngực. Hầu như ở mọi nơi, cử chỉ này đều mang nghĩa phòng thủ hoặc tiêu cực (bất đồng, chống đối và tự vệ). Không những thế, nghiên cứu còn cho thấy khi người nghe khoanh tay, họ không chỉ có ý nghĩ tiêu cực đối với diễn giả mà còn ít chú ý tới những gì được trình bày.

Trong một nghiên cứu nọ, một nhóm những người tình nguyện đã được mời tham gia các buổi diễn thuyết. Nhóm đầu tiên được yêu cầu không khoanh tay, không bắt chéo chân mà ngồi ở tư thế tự do, thoải mái. Nhóm thứ hai được yêu cầu khoanh tay trước ngực. Kết quả cho thấy mức độ hiểu và nhớ ở nhóm thứ hai kém hơn nhóm đầu tiên là 38%.

HÃY THỬ

Bạn nên làm gì khi thấy khán giả của mình khoanh tay? Câu trả lời là hãy làm gìđó để khuyến khích họ đổi tư thế. Tôi thường áp dụng thủ thuật đưa ra hàng loạt câu hỏi buộc khán giả phải trả lời bằng cách giơ tay. Ở các cuộc họp nhỏ hơn, tôi chia mọi người thành những cặp đôi hoặc ba để thảo luận nhanh những vấn đề chính. Trong cuộc gặp chỉ có hai người, tôi mời đối phương một ly cà phê hoặc trà (bạnthử uống khi khoanh tay xem!). Ngoài ra, còn có nhiều cách khác như phát sách, bút, thông tin quảng cáo, hàng mẫu hoặc tờ giấy có sẵn câu đố. Việc bạn chọn thủ thuật nào không quan trọng, miễn là mọi người không khoanh tay lại nữa.

Lưu ý rằng, tư thế đóng không chỉ xuất hiện ở khán giả mà ngay cả diễn giả đôi khi cũng rơi vào tư thế này. Năm ngoái tôi có dịp tham gia một diễn đàn nọ và quan sát một diễn giả – đại diện cho một công ty thuộc Fortune 100. Kết thúc bài thuyết trình, trong lúc chờ đợi câu hỏi từ khán giả, anh ta đã đứng khoanh tay trước ngực. Và chẳng có gì ngạc nhiên khi không có bất cứ câu hỏi nào được đặt ra cho anh ta cả.

Cử chỉ 5 C

Ở Chương 1, tôi đã liệt kê 5 chữ “C” cần thiết để giải mã ngôn ngữ hình thể. Bạn cần phải hiểu ngữ cảnh thay đổi ý nghĩa của cử chỉ ra sao, nhận biết tổ hợp các dấu hiệu đang truyền tải cùng một thông điệp, để ý xem giao tiếp không lời có đồng bộ với lời nói đi kèm hay không, nắm rõ ranh giới hành vi của một người để có thể đánh giá sự nhất quán hành vi của người đó và chọn lọc ngôn ngữ hình thể phù hợp với những ảnh hưởng văn hóa. Một vài ví dụ sau đây về cử chỉ tay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Ngữ cảnh (Context)

Xem xét tình huống ở hai phòng họp, mọi người đều ngồi khoanh tay. Bạn có thể cho rằng nhân viên ở cả hai phòng họp đó đều có thái độ phản đối, nhưng khi so sánh với ngữ cảnh cụ thể bạn sẽ tìm ra điểm khác biệt lớn. Nhiệt độ trong căn phòng đầu tiên rất lạnh, ghế ngồi lại không có tay vịn, do đó mọi người phải ngồi khoanh tay để thoải mái hơn. Ở căn phòng thứ hai, nhiệt độ ấm và các tay ghế đều có nệm. Lúc này, bạn có đủ lý do để củng cố cho nghi vấn của mình rằng mọi người trong phòng đang có thái độ bất đồng với những gì được thảo luận.

Tổ hợp (Clusters)

Một khách hàng đang cố giải thích sự thất vọng của cô ấy với bạn – nhân viên giao dịch khách hàng – về sai sót trong bản sao kê khai tài chính gần đây của cô. Hai tay cô ấy đặt ngang ngực, lòng bàn tay mở, vai nhô nhẹ và khuôn mặt thể hiện sự hoang mang. Nhìn kỹ, bạn sẽ thấy ngôn ngữ hình thể của cô ấy là một tổ hợp các dấu hiệu của sự bất lực, và khẩn khoản được trợ giúp.

Đồng bộ (Congruence)

Cấp trên chia sẻ với bạn một số lời khuyên hữu ích khi thương lượng với đại diện của các công ty khác. “Tôi muốn đạt được thỏa thuận này một cách khôn khéo”– ông ấy nói. Nhưng khi nói, ông lại nện nắm đấm lên bàn. Là một nhân viên, bạn phải nghe theo những gì người quản lý nói, nhưng những cử chỉ không đồng bộ, thậm chí hùng hổ của ông ấy khiến bạn lúng túng. Rời khỏi phòng họp, bạn không tránh khỏi cảm giác thiếu sự thuyết phục trước những gì người quản lý đưa ra.

Nhất quán (Consistency)

Một phụ nữ phải ra trước tòa làm chứng cho hành vi lừa đảo của cấp trên. Run rẩy từ lúc đứng làm chứng cho tới khi rời khỏi trụ sở tòa án, người phụ nữ ấy đã biểu lộ hàng loạt cử chỉ cho thấy sự thiếu trung thực: ánh mắt né tránh, tay sờ miệng, sờ mặt, xoắn tóc… Là người quan sát phiên xử, bạn biết điều đó không có nghĩa là cô ấy nói dối. (Nếu nói dối, cô ấy đã thể hiện ngôn ngữ hình thể thoải mái hơn ở thời điểm cho lời khai). Biểu hiện lo lắng của người phụ nữ ấy trong suốt khoảng thời gian tại tòa phù hợp với sự bối rối của cô, nhưng không có nghĩa là cô lừa dối.

Văn hóa (Culture)

Sau thành công của cuộc đàm phán, một quản lý người Mỹ phấn khởi làm dấu hiệu giơ ngón tay cái lên. Cử chỉ này mang hàm nghĩa rằng “tốt lắm!”. Không may, một vài người tham dự cuộc họp đó lại là người Úc. Và trong văn hóa của người Úc thì cử chỉ này bị cho là thiếu lịch sự.

Trước khi kết thúc chương tìm hiểu về ngôn ngữ của đôi tay, bạn hãy hình dung những cử chỉ mà đạo diễn chương trình truyền hình thường sử dụng. Chẳng hạn, đặt tay ngang cổ là hiệu lệnh “cắt”, tách ngón trỏ và ngón cái xa nhau nghĩa là “tiếp tục”. Đây là những dấu hiệu quen thuộc, truyền tải thông điệp nhanh và dễ hiểu.

Trong chương này, chúng tôi có đề cập đến một số dấu hiệu không dễ nhận biết ngay được. Và đó là lý do tại sao tôi khuyến khích bạn chú ý đến nó nhiều hơn. Bạn sẽ thấy động tác tay của một người sẽ tiết lộ cho bạn nhiều điều hơn về họ. Vì vậy, hãy vận dụng những hiểu biết của mình một cách linh hoạt để có được những hiệu quả tốt hơn trong giao tiếp.

Bình luận
720
× sticky