Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sức Mạnh Của Ngôn Ngữ Không Lời

Chương 8: Sức Mạnh Của Sự Tiếp Xúc Cơ Thể

Tác giả: Carol Kinsey Goman

TIẾP XÚC CƠ THỂ ĐƯỢC XEM LÀ hình thức giao tiếp không lời có từ xa xưa và cực kỳ cần thiết. Nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Mayo cho thấy những đứa trẻ được vuốt ve, âu yếm sẽ phát triển nhanh hơn những trẻ không được vỗ về đến 40%. Không chỉ quan trọng đối với trẻ thơ, sự âu yếm và những tiếp xúc nhẹ nhàng còn cực kỳ cần thiết trong giai đoạn yêu đương của đôi lứa, cũng như khi an ủi người khác.

Trong công việc, chạm tay là cách nhanh nhất để thiết lập mối quan hệ riêng tư. Trong chương này, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu ngôn ngữ của sự tiếp xúc cơ thể trong môi trường làm việc. Bạn sẽ hiểu được tại sao tình cảm lại có thể nảy sinh chỉ thông qua một cái chạm tay nhẹ. Rồi, làm thế nào sử dụng kỹ thuật giao tiếp ấy để nhấn mạnh, gây chú ý, hay bộc lộ thái độ “cấm chạm vào người tôi!”. Hay, làm thế nào để tạo ấn tượng tốt nhất khi bạn bắt tay một người. Nếu bạn nhặt được một đồng xu, liệu bạn có trả lại cho một người nào đó đang tiến về phía bạn và nói rằng đồng xu đó là của họ hay không? Bạn có cảm nhận được sự khác biệt nếu người đó vừa hỏi, vừa chạm vào tay bạn không?

Câu trả lời là “có” hoặc “không”! Trắc nghiệm của trường Đại học Minnesota cho thấy, chỉ có 23% số người được hỏi thừa nhận rằng có nhặt được đồng xu. Nhưng nếu các nhà nghiên cứu chạm vào khuỷu tay của đối tượng khi hỏi thì số người thừa nhận nhặt được đồng xu sẽ tăng lên 68%, và họ khá lúng túng khi giải thích “Tôi chỉ đang nhìn xung quanh xem ai đã làm rớt tiền!”.

Chạm tay đúng lúc

Chỉ cần một cái chạm nhẹ nhưng đúng lúc cũng có thể khiến bạn cảm thấy gần gũi hơn với người nào đó và ngược lại, người đó cũng cảm thấy gắn kết hơn với bạn. Đó là một sức mạnh vô hình, một sợi dây gắn kết con người với nhau.

Không những thế, chạm đúng cách, đúng thời điểm còn giúp bạn kiếm ra tiền! Nghiên cứu của Khoa Quản trị Khách sạn, trường Đại học Cornell cho thấy, khi người phục vụ chạm nhẹ vào khách, họ sẽ nhận được nhiều tiền boa hơn. Để kiểm chứng điều này, người ta giao cho các nữ phục vụ trong hai nhà hàng nọ tiếp một số thực khách. Các thực khách này được chia làm ba nhóm ngẫu nhiên: nhóm khách hàng không được chạm; nhóm khách hàng được chạm nhẹ vào vai khoảng một hoặc nửa giây, và nhóm khách hàng được chạm vào lòng bàn tay hai lần, mỗi lần nửa giây. Mọi sự đụng chạm này đều phải được thực hiện một cách tình cờ trong lúc nhân viên đưa lại tiền lẻ cho khách vào cuối bữa ăn. Trong các tình huống này, mọi người tránh nhìn vào mắt nhau.

Kết quả ở cả hai nhà hàng đều như dự đoán. Những vị khách không được chạm chỉ để lại tiền thưởng phục vụ trung bình là 12%. Số tiền thưởng tăng đến 14% ở những vị khách được chạm vào vai và lên tới 17% ở những người được chạm hai lần vào tay.

HÃY THỬ

Nếu bạn là một trong số gần 2 triệu tiếp viên nhà hàng ở Mỹ, hãy thử chạm vào khách hàng xem sao. Hãy nhớ chạm thật nhanh và nhẹ lên vai hoặc lên lòng bàn tay của khách. Sau đó, hãy thử so sánh kết quả đó với các phát hiện sau:

❑ Chạm vào khách hàng một cách tình cờ sẽ tăng số tiền thưởng cho cả nhân viên phục vụ nam và nữ.

❑ Khi khách hàng là những cặp nam nữ, nữ phục vụ chạm vào khách nữ thì sẽ được nhiều tiền thưởng hơn chạm vào khách nam.

❑ Chạm vào khách hàng trẻ tuổi sẽ được nhiều tiền thưởng hơn khách hàng lớn tuổi.

Không phải chỉ trong nhà hàng mà ngay cả trong hoạt động bán hàng, cử chỉ chạm khẽ vào khách hàng cũng góp phần tăng thời gian họ lưu lại cửa hàng, tăng lượng hàng hóa bán ra, và tăng mối thiện cảm với cửa hiệu của bạn. Sau khi quan sát, người ta thấy rằng những khách hàng được chạm tay thường nếm và mua thức ăn được mời dùng thử trước đó hơn những khách hàng không được chạm. Chạm tay cũng góp phần gia tăng số lượng người tình nguyện tham dự các chương trình tích lũy điểm và đóng góp ý kiến.

Ai chạm ai?

Việc chạm trực tiếp vào một người có địa vị đặc biệt nào đó thường bị cấm vì người ta xem đó là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng hoặc thái độ thách thức. Vài năm trước trong cuộc viếng thăm của mình, Thủ tướng Úc đã chạm nhẹ vào Nữ hoàng Elizabeth II. Ngay lập tức, cử chỉ này đã bị nhiều người Anh la ó vì với họ, đó là sự sỉ nhục hoàng tộc một cách ghê gớm.

Ở hầu hết các môi trường làm việc, chạm tay được xem là dấu hiệu không lời thể hiện mối quan hệ cấp trên/cấp dưới. Và trong những trường hợp ấy, cấp trên là người chạm vào nhân viên trước. Cử chỉ vỗ vai, lưng hoặc tay của cấp trên đối với cấp dưới trong khi khen ngợi “Làm tốt lắm!” là cử chỉ khá phổ biến và đầy thiện chí. Ngược lại, nhân viên ít khi nào thực hiện cử chỉ này với cấp trên.

Cũng giống như các dấu hiệu không lời khác, khi sử dụng không đúng nơi, đúng lúc, cử chỉ đụng chạm có thể bị đối phương xem là mánh khóe và phô diễn quyền lực. Kết quả là họ không khỏi khó chịu và coi thường người thực hiện cử chỉ ấy.

Hành vi sở hữu

Thói quen chạm vào người khác trong giao tiếp ở môi trường công sở có thể vô tình đưa đến một thói quen khác – thói quen sờ đồ vật. Điều này đôi khi khiến người khác không khỏi khó chịu. Người ta thường sờ hoặc tựa người về phía đồ vật để chỉ sự sở hữu. Nhưng khi đồ vật đó là của người khác (bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ) thì việc sờ mó hoặc tựa người vào nó có thể bị xem là cử chỉ xâm phạm không gian riêng của họ.

HÃY THỬ

Để ý đến tần số va chạm có thể chấp nhận được ở công ty bạn. Chú ý xem ai là người thực hiện những cái chạm đó và phản ứng họ nhận được sau đó như thế nào – tích cực hay tiêu cực? Giả sử có ai đó bước vào chỗ làm việc hoặc văn phòng của bạn rồi sờ mó hoặc tựa người vào đồ vật, bạn sẽ phản ứng ra sao trước những biểu hiện suồng sã đó? Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá rằng một cái chạm tay cũng ảnh hưởng không ít đến tâm trạng cũng như công việc hàng ngày của bạn.

Chạm hay không chạm – đó là cả một vấn đề!

Bill là trưởng phòng marketing của một công ty truyền thông và là người thích chạm vào người đối diện trong lúc nói chuyện. Kỹ thuật giao tiếp này được anh vận dụng khá hiệu quả. Khi nói, Bill sẽ chạm nhẹ vào người nghe (chủ yếu là vị trí cánh tay) để nhấn mạnh những nội dung chính. Cử chỉ này khiến đối phương tập trung lắng nghe anh ấy nói hơn. Không những thế, cử chỉ ấy còn khiến đối phương thêm tin tưởng vào lời người nói (một người nói dối hiếm khi nào chạm vào đối phương).

Ở các nền văn hóa Anglo-Saxon, đặc biệt là ở Anh và Mỹ, chạm tay vào đồng nghiệp không phổ biến như ở những nơi khác trên thế giới.

Đôi khi một cái chạm tay cũng thể hiện được sự ủng hộ, động viên, tán thành, đồng cảm hoặc cảm kích mà ta dành cho người đối diện, cũng nhờ đó tăng thêm sự thân thiện giữa hai bên.

Tôi đã rút ra được điều này khi đào tạo Suzanne -trưởng bộ phận công nghệ thông tin – một “chuyên viên tài hoa” đang cố gắng phát triển các kỹ năng giao tiếp của mình. Sau khi quan sát các cuộc gặp gỡ giữa Suzanne với từng người quản lý và thấy được sự thờ ơ của hầu hết những vị quản lý ấy đối với cô, tôi tự hỏi làm thế nào để giúp cô ấy. Và rồi trong một cuộc nói chuyện nọ, tôi thấy Suzanne say sưa nói về một vấn đề gì đó đến nỗi cô ấy cúi người về trước và chạm vào cánh tay người quản lý. Chính cái chạm này đã đem lại sự khác biệt! Người quản lý ngước nhìn Suzanne như thể mới thấy cô lần đầu. Và quan trọng hơn, ông ấy bắt đầu thật sự lắng nghe những gì Suzanne nói.

HÃY THỬ

Gia tăng sự ảnh hưởng của bạn bằng cách chạm vào đối phương. Nhưng hãy nhớ hành xử đúng đắn tùy từng hoàn cảnh. Dưới đây là một vài nguyên tắc bạn cần nhớ:

❑ Để ý các dấu hiệu khó chịu. Người ta sẽ tỏ ra né tránh, sợ bị đụng chạm bằng cách khoanh tay vàbắt chéo chân, ngả người ra sau, cài nút áo lại hoặcgiữ chặt áo khoác của mình.

❑ Hạn chế chạm vào bàn tay, cánh tay, vai và lưng. Và hãy cẩn trọng, chạm vào vai hoặc lưng trần của phụ nữ có thể bị xem là lợi dụng hơn là thể hiện sự thân thiện.

❑ Hãy chạm nhẹ và nhanh (chỉ vừa đủ lâu để thiết lập một dấu hiệu không lời tích cực), sau đó bước lùi lại.

Bắt tay

Bắt tay là cử chỉ trang trọng, ít mang tính riêng tư và có vai trò quan trọng trong giao tiếp, nhất là trong các buổi gặp mặt. Với người Bắc Mỹ, bắt tay được xem là cách chào xã giao phổ biến.

Bắt tay đúng cách còn cho thấy sự nồng nhiệt của bạn với đối phương, và hành động này để lại ấn tượng sâu đậm trong họ. Đó là cử chỉ khiến người ta nhớ về bạn nhiều nhất sau khi gặp. Điều quan trọng là bạn cần ý thức được mục đích bắt tay: chào đón, tạm biệt, chúc mừng, hay kết thúc một thỏa thuận. Bắt tay cần thể hiện sự nồng ấm, thân thiện và chân thành.

Người ta cảm nhận một cái bắt tay qua cách siết tay, số lần lắc tay, thậm chí khoảng cách giữa hai người khi bắt.

HÃY THỬ

Quan sát mọi người trong công ty khi họ bắt tay lúc gặp mặt, bạn sẽ thấy người ta thường đứng cách xa nửa mét và đưa thẳng tay ra khi bắt tay xã giao. Khi mối quan hệ phát triển, họ sẽ bắt tay lâu hơn và khoảng cách thu lại gần hơn, cánh tay hơi gập ở khuỷu.

Chúng ta thường phán đoán người khác qua cách bắt tay của họ. Một người bắt tay quá nhẹ sẽ bị xem là “nhút nhát”, ngược lại một người bắt tay quá mạnh có thể bị xem là “độc đoán, vô ý vô tứ”. Dĩ nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ ở hai kiểu bắt tay này. Tôi từng gặp nhiều nhà đàm phán kinh doanh rất cứng rắn nhưng lại có kiểu bắt tay rất nhẹ nhàng. Vì thế hãy cẩn thận, đừng đánh giá tính cách một con người chỉ qua cái bắt tay của họ.

Dù cơ sở vững chắc hay không, người ta vẫnhay đánh giá người khác qua cách bắt tay. Dưới đây là một số kiểu bắt tay phổ biến và cách đoán định thông điệp qua cử chỉ ấy:

Kiểu bắt tay “cá chết”

Là kiểu bắt tay hờ hững, ủ rũ, thiếu sinh khí. Kiểu bắt tay này cho thấy tâm trạng lo lắng, bất an, hoặc ngại ngùng.

Kiểu bắt tay siết ngón tay

Tay của người này siết chặt các ngón của người kia, kiểu bắt này thể hiện thái đột gây hấn, tương tự kiểu bắt tay “nghiền xương”.

Kiểu bắt tay cứng đơ như gỗ

Đưa thẳng tay, tạo khoảng cách khá xa giữa bản thân và đối phương. Kiểu bắt tay này thể hiện sự ngờ vực,thái độ tách biệte dè.

Bắt tay kiểu “găng tay”

Đây là kiểu bắt tay khách sáo, hai bàn tay ôm quanh tay đối phương giống như chiếc găng tay. Kiểu bắt tay này phổ biến trong các cuộc gặp gỡ của các nhà ngoại giao, chính trị, doanh nhân.

HÃY THỬ

Lần tới, khi bắt tay với người mà bạn biết khá rõ, hãy để ý xem cái bắt tay của họ thuộc kiểu nào (kiểu siết chặt, kiểu “cá chết”haykiểu siết ngón tay). Sau đó bạn thử đánh giá tính cách của người đó qua cái bắt tay của họ.

Cái bắt tay của các vị tổng thống

Dĩ nhiên đây là phong cách của mỗi người, nhưng cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và Bill Clinton đều có kỹ thuật bắt tay rất độc đáo. Cựu Tổng thống Bush thường đứng rộng hai chân và cúi phần thân trên khi bắt tay. Ông cũng có thói quen vỗ vai hoặc chạm vào khuỷu tay của đối phương và giữ khá lâu. Trong khi đó, cựu Tổng thống Bill Clinton thì bắt tay bằng tay phải, còn tay trái cầm lấy khuỷu tay đối phương. Cách chào đón của hai vị tổng thống này được mọi người cho là nhiệt tình và mang tính cá nhân hơn cái bắt tay chính trị.

Bắt tay như thế nào?

Bạn đưa tay về phía đối phương và bắt tay. Đó là cách trao đổi cử chỉ không lời đơn giản nhất và bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Nhưng ẩn chứa bên trong cử chỉ tưởng chừng đơn giản này là cơ hội giúp bạn tạo ấn tượng trong lòng người khác. Một nghiên cứu về cử chỉ bắt tay do Income Center for Trade Shows tiến hành cho thấy có vẻ như mọi người nhớ tới bạn gấp đôi nếu bạn bắt tay với họ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng người ta sẽ trở nên cởi mở và thân thiện hơn với những người mà họ bắt tay. Không những thế, cái bắt tay còn khiến bạn dễ thương, thân thiện và có cuốn hút hơn.

Đây là một vài quy tắc bạn nên nhớ để có thể truyền tải thông điệp ngay từ cái bắt tay đầu tiên:

■ Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương.

■ Hãy mỉm cười.

■ Hãy đứng lên khi được giới thiệu với người khác và bắt tay với họ.

■ Khi bắt tay, hãy chắc rằng tay phải của bạn đang rảnh không đang cầm nắm vật gì cả. Hãy chuyển cặp táp, giấy tờ, thức uống, điện thoại sang tay trái trước khi bạn bắt đầu nghi thức bắt tay.

■ Đứng đối diện với đối phương khi bắt tay.

■ Khi bắt tay, hãy chắc rằng lòng bàn tay của bạn phải chạm vào lòng bàn tay của đối phương.

■ Những nghiên cứu được tiến hành trên các nhân viên kinh doanh chỉ ra rằng nếu họ bắt tay mà lòng bàn tay không chạm vào tay khách hàng thì khách hàng sẽ thắc mắc không biết họ đang che giấu gì. Và như vậy, họ sẽ giữ tâm trạng không thoải mái trong suốt cuộc nói chuyện và khó lòng mua hàng.

■ Khi đưa tay ra bắt, hãy hướng lòng bàn tay về một phía. Khi lòng bàn tay hướng lên, đó là dấu hiệu quy phục. Ngược lại, lòng bàn tay hướng xuống (hoặc úp xuống) là dấu hiệu thể hiện uy quyền. Còn những ai đưa tay ra và lòng bàn tay hướng về một phía sẽ được cho là bình đẳng và tự tin. Hãy bắt tay chắc chắn, đặc biệt khi bạn là phụ nữ. Phụ nữ với cách bắt tay chắc chắn thường để lại ấn tượng tốt đẹp hơn và được cho là tự tin và quyết đoán.

■ Hãy giữ tay đối phương lâu hơn ý định của bạn. Hành động này biểu lộ sự chân thành và khiến đối phương tập trung hơn trong lúc chào hỏi.

■ Sau cái bắt tay tạm biệt, bạn hãy nói rằng “Thật tuyệt khi được gặp ông/bà/anh/chị!” hoặc “Tôi rất vui vì đã có mặt ở đây!”.

■ Hãy chắc rằng khi bỏ tay ra bạn không nhìn xuống (đó là dấu hiệu phục tùng).

TIẾP XÚC CƠ THỂ ĐƯỢC XEM LÀ hình thức giao tiếp không lời có từ xa xưa và cực kỳ cần thiết. Nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Mayo cho thấy những đứa trẻ được vuốt ve, âu yếm sẽ phát triển nhanh hơn những trẻ không được vỗ về đến 40%. Không chỉ quan trọng đối với trẻ thơ, sự âu yếm và những tiếp xúc nhẹ nhàng còn cực kỳ cần thiết trong giai đoạn yêu đương của đôi lứa, cũng như khi an ủi người khác.

Trong công việc, chạm tay là cách nhanh nhất để thiết lập mối quan hệ riêng tư. Trong chương này, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu ngôn ngữ của sự tiếp xúc cơ thể trong môi trường làm việc. Bạn sẽ hiểu được tại sao tình cảm lại có thể nảy sinh chỉ thông qua một cái chạm tay nhẹ. Rồi, làm thế nào sử dụng kỹ thuật giao tiếp ấy để nhấn mạnh, gây chú ý, hay bộc lộ thái độ “cấm chạm vào người tôi!”. Hay, làm thế nào để tạo ấn tượng tốt nhất khi bạn bắt tay một người. Nếu bạn nhặt được một đồng xu, liệu bạn có trả lại cho một người nào đó đang tiến về phía bạn và nói rằng đồng xu đó là của họ hay không? Bạn có cảm nhận được sự khác biệt nếu người đó vừa hỏi, vừa chạm vào tay bạn không?

Câu trả lời là “có” hoặc “không”! Trắc nghiệm của trường Đại học Minnesota cho thấy, chỉ có 23% số người được hỏi thừa nhận rằng có nhặt được đồng xu. Nhưng nếu các nhà nghiên cứu chạm vào khuỷu tay của đối tượng khi hỏi thì số người thừa nhận nhặt được đồng xu sẽ tăng lên 68%, và họ khá lúng túng khi giải thích “Tôi chỉ đang nhìn xung quanh xem ai đã làm rớt tiền!”.

Chạm tay đúng lúc

Chỉ cần một cái chạm nhẹ nhưng đúng lúc cũng có thể khiến bạn cảm thấy gần gũi hơn với người nào đó và ngược lại, người đó cũng cảm thấy gắn kết hơn với bạn. Đó là một sức mạnh vô hình, một sợi dây gắn kết con người với nhau.

Không những thế, chạm đúng cách, đúng thời điểm còn giúp bạn kiếm ra tiền! Nghiên cứu của Khoa Quản trị Khách sạn, trường Đại học Cornell cho thấy, khi người phục vụ chạm nhẹ vào khách, họ sẽ nhận được nhiều tiền boa hơn. Để kiểm chứng điều này, người ta giao cho các nữ phục vụ trong hai nhà hàng nọ tiếp một số thực khách. Các thực khách này được chia làm ba nhóm ngẫu nhiên: nhóm khách hàng không được chạm; nhóm khách hàng được chạm nhẹ vào vai khoảng một hoặc nửa giây, và nhóm khách hàng được chạm vào lòng bàn tay hai lần, mỗi lần nửa giây. Mọi sự đụng chạm này đều phải được thực hiện một cách tình cờ trong lúc nhân viên đưa lại tiền lẻ cho khách vào cuối bữa ăn. Trong các tình huống này, mọi người tránh nhìn vào mắt nhau.

Kết quả ở cả hai nhà hàng đều như dự đoán. Những vị khách không được chạm chỉ để lại tiền thưởng phục vụ trung bình là 12%. Số tiền thưởng tăng đến 14% ở những vị khách được chạm vào vai và lên tới 17% ở những người được chạm hai lần vào tay.

HÃY THỬ

Nếu bạn là một trong số gần 2 triệu tiếp viên nhà hàng ở Mỹ, hãy thử chạm vào khách hàng xem sao. Hãy nhớ chạm thật nhanh và nhẹ lên vai hoặc lên lòng bàn tay của khách. Sau đó, hãy thử so sánh kết quả đó với các phát hiện sau:

❑ Chạm vào khách hàng một cách tình cờ sẽ tăng số tiền thưởng cho cả nhân viên phục vụ nam và nữ.

❑ Khi khách hàng là những cặp nam nữ, nữ phục vụ chạm vào khách nữ thì sẽ được nhiều tiền thưởng hơn chạm vào khách nam.

❑ Chạm vào khách hàng trẻ tuổi sẽ được nhiều tiền thưởng hơn khách hàng lớn tuổi.

Không phải chỉ trong nhà hàng mà ngay cả trong hoạt động bán hàng, cử chỉ chạm khẽ vào khách hàng cũng góp phần tăng thời gian họ lưu lại cửa hàng, tăng lượng hàng hóa bán ra, và tăng mối thiện cảm với cửa hiệu của bạn. Sau khi quan sát, người ta thấy rằng những khách hàng được chạm tay thường nếm và mua thức ăn được mời dùng thử trước đó hơn những khách hàng không được chạm. Chạm tay cũng góp phần gia tăng số lượng người tình nguyện tham dự các chương trình tích lũy điểm và đóng góp ý kiến.

Ai chạm ai?

Việc chạm trực tiếp vào một người có địa vị đặc biệt nào đó thường bị cấm vì người ta xem đó là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng hoặc thái độ thách thức. Vài năm trước trong cuộc viếng thăm của mình, Thủ tướng Úc đã chạm nhẹ vào Nữ hoàng Elizabeth II. Ngay lập tức, cử chỉ này đã bị nhiều người Anh la ó vì với họ, đó là sự sỉ nhục hoàng tộc một cách ghê gớm.

Ở hầu hết các môi trường làm việc, chạm tay được xem là dấu hiệu không lời thể hiện mối quan hệ cấp trên/cấp dưới. Và trong những trường hợp ấy, cấp trên là người chạm vào nhân viên trước. Cử chỉ vỗ vai, lưng hoặc tay của cấp trên đối với cấp dưới trong khi khen ngợi “Làm tốt lắm!” là cử chỉ khá phổ biến và đầy thiện chí. Ngược lại, nhân viên ít khi nào thực hiện cử chỉ này với cấp trên.

Cũng giống như các dấu hiệu không lời khác, khi sử dụng không đúng nơi, đúng lúc, cử chỉ đụng chạm có thể bị đối phương xem là mánh khóe và phô diễn quyền lực. Kết quả là họ không khỏi khó chịu và coi thường người thực hiện cử chỉ ấy.

Hành vi sở hữu

Thói quen chạm vào người khác trong giao tiếp ở môi trường công sở có thể vô tình đưa đến một thói quen khác – thói quen sờ đồ vật. Điều này đôi khi khiến người khác không khỏi khó chịu. Người ta thường sờ hoặc tựa người về phía đồ vật để chỉ sự sở hữu. Nhưng khi đồ vật đó là của người khác (bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ) thì việc sờ mó hoặc tựa người vào nó có thể bị xem là cử chỉ xâm phạm không gian riêng của họ.

HÃY THỬ

Để ý đến tần số va chạm có thể chấp nhận được ở công ty bạn. Chú ý xem ai là người thực hiện những cái chạm đó và phản ứng họ nhận được sau đó như thế nào – tích cực hay tiêu cực? Giả sử có ai đó bước vào chỗ làm việc hoặc văn phòng của bạn rồi sờ mó hoặc tựa người vào đồ vật, bạn sẽ phản ứng ra sao trước những biểu hiện suồng sã đó? Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá rằng một cái chạm tay cũng ảnh hưởng không ít đến tâm trạng cũng như công việc hàng ngày của bạn.

Chạm hay không chạm – đó là cả một vấn đề!

Bill là trưởng phòng marketing của một công ty truyền thông và là người thích chạm vào người đối diện trong lúc nói chuyện. Kỹ thuật giao tiếp này được anh vận dụng khá hiệu quả. Khi nói, Bill sẽ chạm nhẹ vào người nghe (chủ yếu là vị trí cánh tay) để nhấn mạnh những nội dung chính. Cử chỉ này khiến đối phương tập trung lắng nghe anh ấy nói hơn. Không những thế, cử chỉ ấy còn khiến đối phương thêm tin tưởng vào lời người nói (một người nói dối hiếm khi nào chạm vào đối phương).

Ở các nền văn hóa Anglo-Saxon, đặc biệt là ở Anh và Mỹ, chạm tay vào đồng nghiệp không phổ biến như ở những nơi khác trên thế giới.

Đôi khi một cái chạm tay cũng thể hiện được sự ủng hộ, động viên, tán thành, đồng cảm hoặc cảm kích mà ta dành cho người đối diện, cũng nhờ đó tăng thêm sự thân thiện giữa hai bên.

Tôi đã rút ra được điều này khi đào tạo Suzanne -trưởng bộ phận công nghệ thông tin – một “chuyên viên tài hoa” đang cố gắng phát triển các kỹ năng giao tiếp của mình. Sau khi quan sát các cuộc gặp gỡ giữa Suzanne với từng người quản lý và thấy được sự thờ ơ của hầu hết những vị quản lý ấy đối với cô, tôi tự hỏi làm thế nào để giúp cô ấy. Và rồi trong một cuộc nói chuyện nọ, tôi thấy Suzanne say sưa nói về một vấn đề gì đó đến nỗi cô ấy cúi người về trước và chạm vào cánh tay người quản lý. Chính cái chạm này đã đem lại sự khác biệt! Người quản lý ngước nhìn Suzanne như thể mới thấy cô lần đầu. Và quan trọng hơn, ông ấy bắt đầu thật sự lắng nghe những gì Suzanne nói.

HÃY THỬ

Gia tăng sự ảnh hưởng của bạn bằng cách chạm vào đối phương. Nhưng hãy nhớ hành xử đúng đắn tùy từng hoàn cảnh. Dưới đây là một vài nguyên tắc bạn cần nhớ:

❑ Để ý các dấu hiệu khó chịu. Người ta sẽ tỏ ra né tránh, sợ bị đụng chạm bằng cách khoanh tay vàbắt chéo chân, ngả người ra sau, cài nút áo lại hoặcgiữ chặt áo khoác của mình.

❑ Hạn chế chạm vào bàn tay, cánh tay, vai và lưng. Và hãy cẩn trọng, chạm vào vai hoặc lưng trần của phụ nữ có thể bị xem là lợi dụng hơn là thể hiện sự thân thiện.

❑ Hãy chạm nhẹ và nhanh (chỉ vừa đủ lâu để thiết lập một dấu hiệu không lời tích cực), sau đó bước lùi lại.

Bắt tay

Bắt tay là cử chỉ trang trọng, ít mang tính riêng tư và có vai trò quan trọng trong giao tiếp, nhất là trong các buổi gặp mặt. Với người Bắc Mỹ, bắt tay được xem là cách chào xã giao phổ biến.

Bắt tay đúng cách còn cho thấy sự nồng nhiệt của bạn với đối phương, và hành động này để lại ấn tượng sâu đậm trong họ. Đó là cử chỉ khiến người ta nhớ về bạn nhiều nhất sau khi gặp. Điều quan trọng là bạn cần ý thức được mục đích bắt tay: chào đón, tạm biệt, chúc mừng, hay kết thúc một thỏa thuận. Bắt tay cần thể hiện sự nồng ấm, thân thiện và chân thành.

Người ta cảm nhận một cái bắt tay qua cách siết tay, số lần lắc tay, thậm chí khoảng cách giữa hai người khi bắt.

HÃY THỬ

Quan sát mọi người trong công ty khi họ bắt tay lúc gặp mặt, bạn sẽ thấy người ta thường đứng cách xa nửa mét và đưa thẳng tay ra khi bắt tay xã giao. Khi mối quan hệ phát triển, họ sẽ bắt tay lâu hơn và khoảng cách thu lại gần hơn, cánh tay hơi gập ở khuỷu.

Chúng ta thường phán đoán người khác qua cách bắt tay của họ. Một người bắt tay quá nhẹ sẽ bị xem là “nhút nhát”, ngược lại một người bắt tay quá mạnh có thể bị xem là “độc đoán, vô ý vô tứ”. Dĩ nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ ở hai kiểu bắt tay này. Tôi từng gặp nhiều nhà đàm phán kinh doanh rất cứng rắn nhưng lại có kiểu bắt tay rất nhẹ nhàng. Vì thế hãy cẩn thận, đừng đánh giá tính cách một con người chỉ qua cái bắt tay của họ.

Dù cơ sở vững chắc hay không, người ta vẫnhay đánh giá người khác qua cách bắt tay. Dưới đây là một số kiểu bắt tay phổ biến và cách đoán định thông điệp qua cử chỉ ấy:

Kiểu bắt tay “cá chết”

Là kiểu bắt tay hờ hững, ủ rũ, thiếu sinh khí. Kiểu bắt tay này cho thấy tâm trạng lo lắng, bất an, hoặc ngại ngùng.

Kiểu bắt tay siết ngón tay

Tay của người này siết chặt các ngón của người kia, kiểu bắt này thể hiện thái đột gây hấn, tương tự kiểu bắt tay “nghiền xương”.

Kiểu bắt tay cứng đơ như gỗ

Đưa thẳng tay, tạo khoảng cách khá xa giữa bản thân và đối phương. Kiểu bắt tay này thể hiện sự ngờ vực,thái độ tách biệte dè.

Bắt tay kiểu “găng tay”

Đây là kiểu bắt tay khách sáo, hai bàn tay ôm quanh tay đối phương giống như chiếc găng tay. Kiểu bắt tay này phổ biến trong các cuộc gặp gỡ của các nhà ngoại giao, chính trị, doanh nhân.

HÃY THỬ

Lần tới, khi bắt tay với người mà bạn biết khá rõ, hãy để ý xem cái bắt tay của họ thuộc kiểu nào (kiểu siết chặt, kiểu “cá chết”haykiểu siết ngón tay). Sau đó bạn thử đánh giá tính cách của người đó qua cái bắt tay của họ.

Cái bắt tay của các vị tổng thống

Dĩ nhiên đây là phong cách của mỗi người, nhưng cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và Bill Clinton đều có kỹ thuật bắt tay rất độc đáo. Cựu Tổng thống Bush thường đứng rộng hai chân và cúi phần thân trên khi bắt tay. Ông cũng có thói quen vỗ vai hoặc chạm vào khuỷu tay của đối phương và giữ khá lâu. Trong khi đó, cựu Tổng thống Bill Clinton thì bắt tay bằng tay phải, còn tay trái cầm lấy khuỷu tay đối phương. Cách chào đón của hai vị tổng thống này được mọi người cho là nhiệt tình và mang tính cá nhân hơn cái bắt tay chính trị.

Bắt tay như thế nào?

Bạn đưa tay về phía đối phương và bắt tay. Đó là cách trao đổi cử chỉ không lời đơn giản nhất và bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Nhưng ẩn chứa bên trong cử chỉ tưởng chừng đơn giản này là cơ hội giúp bạn tạo ấn tượng trong lòng người khác. Một nghiên cứu về cử chỉ bắt tay do Income Center for Trade Shows tiến hành cho thấy có vẻ như mọi người nhớ tới bạn gấp đôi nếu bạn bắt tay với họ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng người ta sẽ trở nên cởi mở và thân thiện hơn với những người mà họ bắt tay. Không những thế, cái bắt tay còn khiến bạn dễ thương, thân thiện và có cuốn hút hơn.

Đây là một vài quy tắc bạn nên nhớ để có thể truyền tải thông điệp ngay từ cái bắt tay đầu tiên:

■ Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương.

■ Hãy mỉm cười.

■ Hãy đứng lên khi được giới thiệu với người khác và bắt tay với họ.

■ Khi bắt tay, hãy chắc rằng tay phải của bạn đang rảnh không đang cầm nắm vật gì cả. Hãy chuyển cặp táp, giấy tờ, thức uống, điện thoại sang tay trái trước khi bạn bắt đầu nghi thức bắt tay.

■ Đứng đối diện với đối phương khi bắt tay.

■ Khi bắt tay, hãy chắc rằng lòng bàn tay của bạn phải chạm vào lòng bàn tay của đối phương.

■ Những nghiên cứu được tiến hành trên các nhân viên kinh doanh chỉ ra rằng nếu họ bắt tay mà lòng bàn tay không chạm vào tay khách hàng thì khách hàng sẽ thắc mắc không biết họ đang che giấu gì. Và như vậy, họ sẽ giữ tâm trạng không thoải mái trong suốt cuộc nói chuyện và khó lòng mua hàng.

■ Khi đưa tay ra bắt, hãy hướng lòng bàn tay về một phía. Khi lòng bàn tay hướng lên, đó là dấu hiệu quy phục. Ngược lại, lòng bàn tay hướng xuống (hoặc úp xuống) là dấu hiệu thể hiện uy quyền. Còn những ai đưa tay ra và lòng bàn tay hướng về một phía sẽ được cho là bình đẳng và tự tin. Hãy bắt tay chắc chắn, đặc biệt khi bạn là phụ nữ. Phụ nữ với cách bắt tay chắc chắn thường để lại ấn tượng tốt đẹp hơn và được cho là tự tin và quyết đoán.

■ Hãy giữ tay đối phương lâu hơn ý định của bạn. Hành động này biểu lộ sự chân thành và khiến đối phương tập trung hơn trong lúc chào hỏi.

■ Sau cái bắt tay tạm biệt, bạn hãy nói rằng “Thật tuyệt khi được gặp ông/bà/anh/chị!” hoặc “Tôi rất vui vì đã có mặt ở đây!”.

■ Hãy chắc rằng khi bỏ tay ra bạn không nhìn xuống (đó là dấu hiệu phục tùng).

Bình luận
720
× sticky