“Ban đêm trời mát, nhưng mà cô Vân đọc thơ rồi thì cô toát mồ hôi.
Gia đình của anh Thuần đã tan nát rồi! Anh Thuần đi đâu? Chị Hòa liệu thế nào? Hai đứa nhỏ ra làm sao? Ấy là mấy câu cô Vân tự hỏi thầm trong trí, hỏi mà không đáp ứng, chỉ nhìn ngọn đèn, nước mắt chảy ròng ròng.
Theo lời nói trong thơ, thì tại sao vợ chồng không đồng tâm hiệp ý, nên gia đình mới tan rã. Nhưng mà vợ chồng đã ở với nhau năm, sáu năm, đã có hai mặt con, vì cớ gì anh Thuần đành đoạn tình vợ chồng, đành dứt nghĩa cha con như vậy? Cô Vân suy nghĩ rồi muốn biết cái duyên cớ ấy nên cô lau nước mắt và giwor tập “Đoạn tình nhật ký” ra mà đọc.”
HỒ BIỂU CHÁNH
Hồ Biểu Chánh – tên thật Hồ Văn Trung, là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930.
Tiểu thuyết của ông bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Đó là sự tha hóa của con người trước sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…
Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày là một ưu thế khiến tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chiếm được cảm tình đặc biệt của người dân Nam Bộ.