Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Học Đăng

Tác giả: Phan Bội Châu
Thể loại: Triết Học

Đây có lẽ là di cảo có giá trị nhất và công phu nhất của cụ Sào Nam Phan Bội Châu. Với nhan đề “Khổng học đăng” nhà chí sĩ tiền bối có ý đưa ra cái tinh hoa của nền Khổng học, một nền cổ học siêu việt đã chế ngự tư tưởng Đông phương.

Trong bộ sách này, Cụ Phan đã diển giải tất cả những phần cốt yếu trong bộ Tứ Thư (gồm Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử). Cụ trình bày mạch lạc kèm theo những thí dụ xác thực để người đọc có thể thấu đáo ý nghĩa trong lời nói của thánh hiền. Cụ lại đính chánh những chổ chú giải sai lầm của các tiên nho, sai lầm vì kiến thức bất cập hay vì cố ý xuyên tạc (nhất là của giới Tống nho). Cụ biện luận rành rẽ, lại nêu ra nhiều chứng tích Đông, Tây kim , cổ. Những câu trong sách cổ rất súc tích, chỉ thay đổi một dấu chấm câu, người ta có thể hiểu bằng nghĩa khác. Ngoài ra có những chữ có nhiều nghĩa, muốn hiểu cách nào tùy người đọc. Đấy là những điểm để cho các nhà phản nho lợi dụng xuyên tạc, và cũng là cớ để kẻ nông cạn hiểu lầm.

Đã đành rằng không có một học thuyết nào toàn bích, nhưng ít nhất những nhà chú giải phải vô tư, để nhận thấy những ưu điểm trong đó

Trong lúc những trào lưu tư tưởng Âu Tây dồn dập tràn vào Việt Nam, nhiều nhà tân học bài bác nền học cũ là cổ hủ, trái lại các nho gia cho cái học mới là phù hoa. Cụ Phan nhận thức rằng: ‘học cũ là nền tảng, mà học mới tức là vật liệu; hai bên vẩn có thể giúp cho nhau làm nên một tòa nhà hoa mỹ. Chẳng bao giờ không vật liệu mà làm nên nhà, và cần thứ nhất là chẳng bao giờ không nền tảng mà dựng được nhà”. Cụ muốn dung hòa cái học cũ với cái học mới. Cụ can đảm khêu sáng “ngọn đèn Khổng học” để thức tỉnh những kẻ lầm lạc.

Cụ Sào Nam khởi thảo bộ sách này năm 1929 sau khi cụ ở hải ngoại về nước, và sau nhiều lần khảo duyệt lại, đã hoàn tất vào năm 1936. Các tác phẩm của cụ lại bị chế độ cai trị sau đó cấm. Song cũng may tập di cảo này còn sót lại, cho chúng ta còn được thừa hưởng di sản tinh thần vô cùng quý giá.

Xem thêm  Zarathustra Đã Nói Như Thế

Khổng Học Đăng Phàm Lệ
1- Mục đích người làm bản sách này là cốt phù trì nhân đạo; nếu ai không để lòng vào nhân đạo thời xin chớ đọc.

2- Lại cốt phát huy chân lí để duy trì nhân tâm; bởi vì nhân tâm còn xấu thời thế đạo chẳng bao giờ tốt. Vậy nếu ai đã mất hết nhân tâm thời chắc không muốn đọc bản sách này, mà tác giả cũng xin chớ đọc.

3- Tác giả lại muốn cho người ta biết học cũ vẫn không phải trần hủ, mà học mới vẫn không phải phù hoa. Nếu học cho tinh thần thời ví như làm nhà: học cũ là nền tảng, mà học mới tức là tài liệu; hai bên vẫn có thể giùm cho nhau làm nên một tòa nhà hoa mĩ. Chẳng bao giờ không tài liệu mà làm nên nhà; và cần thứ nhất là chẳng bao giờ không nền tảng mà dựng được nhà. Tác giả viết bản sách này là muốn điều hòa học cũ với học mới; hai bên tương thành cùng nhau, mà quyết không tương phản.

Nếu ai chưa để mắt vào bản sách này mà trước đã có một ý kiến sẵn: hoặc bài bác học cũ, hoặc công kích học mới, hễ có ý kiến ấy thời xin chớ đọc.

4- Tác giả nói học cũ là nói chân triết lí của Á châu từ thuở xưa; nói học mới là chỉ nói khoa học tối tân thiệt có ích với nhân sinh của thế giới bây giờ.

Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái đồ để đánh cắp áo mũ cân dai đâu! Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hót gạt mề đay kim khánh đâu! Vậy nên tác giả xin thề trước với ba hạng người:

a – Hạng người chỉ tranh ngôi thứ xôi thịt trong đình làng;
b – Hạng người muốn lòe loẹt khoe khoang, lấy om cơm túi bạc làm mồi hạnh phúc;
c – Hạng người xu quyền phụ thế, lấy đồng bào chủng tộc làm mồi vinh thân.

Ba hạng người ấy, tác giả xin chớ đọc đến quyển sách này; mà tác giả cũng chắc trước rằng họ nhất định không thèm đọc. Bởi vì họ nhận định một cái giá trị rất cao, là muông chim, là lục súc, là ma quỷ, yêu tinh, thời bản sách này nói nhân đạo họ đọc làm gì?

5- Hễ ai đọc bản sách này, trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: “Ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Bá Lạp Đồ (Platon), ta là Khang Đức (.Emmanuel Kant), chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có đông tây, mà tâm lí in như nhau, thánh hiền tức là ta, ta tức là thánh hiền; ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi”. Có chí khí ấy thời đọc quyển sách này mới thích. 

Phần 5 tức phần được in nghiêng ở ngay trên rất dễ làm tâm kiêu ngạo bừng bừng nổi dậy nếu không hiểu đúng, nhất là câu “Ta là… Ta là…”. Tôi có nhớ tới một câu chuyện như sau:
Ngài Đạo Nguyên Hi Huyền năm mười lăm tuổi đã bị câu hỏi sau đây dày vò: “Nếu quả thật, như kinh dạy, thể tính của ta đã là Bồ-đề, thì sao Chư Phật còn phải tu học để giác ngộ?”. Sư tìm học với Thiền sư Minh Am Vinh Tây, người đã đưa dòng Thiền Lâm Tế từ Trung Quốc qua Nhật Bản. Thiền sư Minh Am Vinh Tây trả lời câu hỏi của Sư: “Chư Phật không ai nghĩ rằng mình có Phật tính, chỉ có súc sinh mới nghĩ rằng mình có Phật tính.”
Câu nói của thiền sư Minh Am Vinh Tây như một đòn chí mạng đánh sập lòng kiêu mạn của những kẻ nghĩ rằng Phật tính tồn tại ở trong ta. Chỉ có phàm phu mới nghĩ rằng mình có Phật tính chứ Đức Phật và các vị A La Hán chẳng có ai nghĩ rằng mình có Phật tính cả.
Nghĩ rằng “Mình là Phật, tâm này là Phật” hoàn toàn là tà kiến và trở thành nô lệ cho tâm kiêu mạn sai khiến.
Sau này Ngài Đạo Nguyên Hi Huyền (道元希玄 dōgen kigen?), Tổ khai sáng dòng Thiền Tào Động (sōtō)) tại Nhật Bản có nói:
“Ý nghĩa thực sự của Phật Tính (bussho) chỉ có thể hiểu được sau khi giác ngộ, không phải trước đó, vì Phật Tính xuất hiện đồng thời với giác ngộ. Điều này phải cẩn thận nghiên cứu, nếu cần thì hai ba mươi năm cũng không sao. Điều này ngay cả một Bồ Tát đã đạt đến trình độ cao cũng không hiếu thấu được”.
Mong mọi người khi đọc sách thì để ý để phân biệt đâu là ý kiến chủ quan của tác giả, bằng không rất dễ bị đánh lừa và hiểu nhầm mà không hay. Hiểu vấn đề không đúng và sai lạc thì không những sách không mang đến trí tuệ mà còn như đám mây đen xám xịt che phủ con mắt ta.
 

Xem thêm  Trò Chuyện Triết Học

Bình luận