Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt nam
Chúng ta biết rằng: năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: tính năng di
truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Muốn có chế độ dinh dưỡng hợp lý và có hiệu quả, chúng ta
phải hiểu biết thành phần và gía trị dinh dưỡng của các chủng loại thức ăn khi phối hợp khầu phần
nhằm cân đối giữa protein, acid amin và năng lượng cũng như các thành phần khác của thức ăn
như vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng v.v..
Để đánh giá giá trị dinh dưỡng và thành phần hoá học thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam ,
Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc gia đã phối hợp với các trường Đại học Nông – Lâm nghiệp, các
Viện, các Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi của ba miền: Bắc, Trung, Nam phân tích hàng ngàn
mẫu thức ăn. Các kết quả thu được đã được xuất bản vào những năm: 1962, 1983 và 1992. Riêng
lần xuất bản 1992 các số liệu đã được bổ sung nhờ Viện SINAO (Liên Xô cũ) giúp đỡ. Các lần xuất
bản trước đã thực sự giúp ích cho sản xuất cũng như trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của
ngành chăn nuôi nước ta.
Tuy vậy, những lần xuất bản trước còn nhiều vấn đề chưa theo kịp xu thế phát triển hiện tại
và tương lai của ngành chăn nuôi ở nước ta trong thời kỳ đổi mới theo hướng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá. Chính vì lý do ấy mà sách “Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia
cầm Việt Nam ” xuất bản lần này sẽ đáp ứng tính kế thừa và tính hiện đại nhằm phục vụ cho cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất và cho cả những người nước ngoài có nhu cầu tìm hiểu về thức ăn
gia súc, gia cầm của Việt Nam.
Sách gồm hai phần chính:
Phần 1: Trình bày các phương pháp tính giá trị năng lượng thức ăn gia súc Việt nam cũng
như phương pháp sử dụng số liệu để lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm.
Phần 2: Trình bày các bảng số liệu về Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt nam
Sách xuất bản lần này đã sử dụng số liệu của 4248 mẫu phân tích. Trong đó sử dụng 3850
mẫu từ sách xuất bản năm 1992. Trong đó có bổ sung 398 mẫu chủ yếu được thu thập từ đồng bằng
sông Cửu Long và Tây Nguyên với sự công tác chặt chẽ của Viện Khoa học Nông nghiệp miền
Nam, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Vạn phúc thuộc Liên hiệp gia cầm Việt Nam.
Trong 4248 mẫu phân tích, thì 4232 mẫu phân tích gồm 6 nhóm với 633 loại thức ăn cho
gia súc nhai lại (trâu, bò, dê, cừu); 3305 mẫu phân tích, gồm 6 nhóm với 418 loại thức ăn cho lợn;
2389 mẫu phân tích gồm 5 nhóm với 265 loại thức ăn cho gia cầm. Tổng danh mục hoặc là loại
thức ăn giới thiệu lần xuất bản này là 649 loại cho gia súc, gia cầm Việt Nam.
Sách Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt nam xuất bản lần
này so với các lần xuất bản trước đã được sự góp ý của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ,
các cán bộ khoa học của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Viện Chăn nuôi Quốc gia cùng các
chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng gia súc Việt Nam. Do vậy giá trị của sách không chỉ bổ sung
398 mẫu mới mà còn được tính toán để phù hợp với trình độ phát triển của ngành như: Tính về
năng lượng trao đổi; năng lượng thuần; năng lượng tăng trưởng; năng lượng duy trì… Riêng thức
ăn cho đại gia súc được tính giá trị TDN (tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá) (Total digestible
nutrients) dựa theo phương pháp của Wardek (1981)
Để hoàn thành cuốn sách này một lần nữa chúng tôi cảm ơn sự đóng góp của
G.S. Nguyễn Văn Thưởng, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt nam, PTS Sumilin Viện SINAO,
G.S, TS Lê Hồng Mận, Tổng Gíam đốc Liện hiệp Gia cầm Việt nam, PTS Bùi Đức Lũng, KS Đinh Huỳnh và đặc biệt KS Nguyễn Đức Trân, nguyên trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn gia súc Viện Chăn nuôi v.v…
Sách Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt nam tuy đã được bổ
sung và tập hợp tham khảo nhiều tài liệu tiên tiến về dinh dưỡng của nước ngoài, sự góp ý của
nhiều nhà khoa học chăn nuôi, song sự khiếm khuyết chắc chắn không tránh khỏi. Tuy nhiên chúng
tôi hy vọng rằng sách sẽ giúp ích cho nhiều bạn đọc trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng rất trân
trọng sự góp ý của các độc giả để xuất bản lần sau được hoàn tốt hơn.
Viện trưởng Viện Chăn Nuôi Quốc gia
GS. TS. Nguyễn Đăng Vang