Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Quán Gò Đi Lên

Chương 12

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Thằng Lâm không đợi được đến tối.

Hai giờ, ông Tiger bước vô, thằng Lâm lấy hai chai bia ướp lạnh đặt trước mặt khách rồi ba chân bốn cẳng vù ra chỗ thằng Cải ngồi.

Mày nói với con Cúc rồi phải không? – Lâm hồi hộp hỏi, mắt nhìn Cải lom lom.

Rồi.

Mày nói sao?

Tao nói mày thương nó.

Thế nó nói sao? Cải tỉnh rụi:
Nó nói nó cũng thương mày. Lâm nhăn mặt:
Xạo đi!

Ừ, tao xạo. Lâm níu tay Cải:

Tao lạy mày đó Cải! Kết quả sao mày nói tao nghe đi! Cải hất tay Lâm ra:

Tao nói mày kêu tao xạo, lại còn hỏi! Lâm sững sờ:
Bộ khi nãy mày nói thiệt đó hả?

Chuyện quan trọng ai giỡn với mày làm chi! – Cải nheo mắt – Nó nói ngay từ lúc mới bước chân vô quán, nó đã thương mày rồi.

Lâm áp tay lên ngực:

Như vậy là nó thương tao trước khi tao kịp thương nó?

Còn gì nữa.

Ôi!

Lâm kêu lên một tiếng nghẹn ngào. Rồi không kềm được nỗi sung sướng đang tràn ngập trong lòng, Lâm múa tít hai tay. Nó sung sướng đến mức nếu không phải đang ngoài hiên nó đã quỳ sụp xuống lạy thằng Cải ba lạy rồi.

Không lạy được, nó ôm chầm lấy Cải:

Ôi, tao thương mày quá Cải ơi.

Dang ra! – Cải gầm gừ – Coi chừng người ta tưởng mày pê-đê! Lâm chưa nguôi xúc động:
Tao thương mày thiệt mà!

Đừng dóc! – Cải hừ mũi – Mày thương con Cúc chớ thương gì tao! Lâm giơ tay lên trời:
Tao mà không thương mày trời đánh tao sặc gạch!

Cải vẫn lạnh lùng:

– Mày đâu phải là cua, làm quái gì có gạch mà sặc với không sặc!

Thái độ của thằng Cải khiến Lâm chột dạ. Nó nhìn chằm chằm vô mặt bạn:

Bộ mày giận tao hả? Cải ngậm tăm.
Tối nay tao sẽ kéo cái ghế bố lại nằm cạnh mày như trước! – Lâm rụt rè nói. Giọng thằng Cải đượm hờn mát:
Mày nên khiêng cái ghế bố lên ngủ trên gác thì hơn!

Thôi mà Cải! – Lâm năn nỉ – Ơn của mày tao đội muốn gãy cổ, lẽ nào tao xạo mày. Tao thương mày thiệt mà. Không những thương mà còn quý, còn trọng…

Thằng Cải biết thằng Lâm nói mười phần thì ba hoa hết bảy phần nhưng vẫn thấy khoai khoái.

Nó “xì” một tiếng:

Tao hơi đâu đi giận mày! Tao chỉ muốn chứng minh cho mày thấy tao là thằng bạn không dễ gì kiếm được…

Cải vừa nói vừa đập tay lên ngực. Sau khi thuyết phục được con Cúc làm theo kế hoạch của mình, thằng Cải cảm thấy ngực nó hình như có nở ra được vài phân.

Lâm rối rít phụ họa:

Đúng, mày là đứa bạn có đốt đuốc lùng sục mười năm cũng không dễ gì kiếm được.

Kể từ lúc đó, thằng Lâm phấn khởi hát hò luôn miệng. Không chỉ hát hò, cứ chốc chốc nó lại quay đầu nhìn vô trong bếp, coi thử con Cúc có nhìn mình tình tứ hay e thẹn gì không. Nhưng nó ngoái cổ tới ba lần vẫn chẳng thấy con Cúc ngó ngàng gì tới nó. Nó ngoảnh vô lần thứ nhứt, thấy con Cúc đang trét nhưn bánh bèo. Lần thứ hai, con Cúc bằm thịt. Lần thứ ba, con Cúc lặt rau. Chẳng lần nào dành cho nó.

Lâm buồn lắm, đành tự an ủi: con Cúc là đứa “vui duyên mới không quên nhiệm vụ” đó mà.

Đến tối, lúc khách đã vãn, cả quán ngồi vô bàn cơm, Lâm lại láo liên dòm con Cúc. Lần này nó mừng rơn khi thấy con Cúc nhìn lại nó.

Con Cúc nhìn và nói:

– Anh Lâm ăn cơm đi, làm chi ngó sững em rứa?

Thằng Cải toét miệng cười hể hả, đoán con Cúc nói vậy là do làm theo “chỉ đạo” của mình.

Trong khi đó, mặt mày thằng Lâm ửng lên vì sung sướng. Nó không biết phải trả lời như thế nào, bèn bưng chén cơm lên, lỏn lẻn cười.

Chỉ có con Lan là nhíu mày thắc mắc. Nó không ngạc nhiên về câu hỏi của con Cúc, mà ngờ ngợ về thái độ của thằng Lâm. Thằng Lâm làm nó nghi ngờ quá xá. Câu hỏi của con Cúc bình thường thôi, có gì thằng Lâm phải ngượng ngập đến vậy.

Chắc thằng Lâm có tình ý chi đây. Con Lan nghĩ vậy và suốt bữa ăn nó kín đáo đưa mắt dò xét. Và càng dò xét nó thấy thằng Lâm càng đáng nghi. Nó thấy thằng Lâm cứ cười luôn miệng, chẳng có chuyện gì đáng cười cũng nhe răng ra cười. Và khi toét miệng ra như vậy, ánh mắt thằng Lâm lại nhìn con Cúc. Những lúc đó cặp mắt thằng Lâm mới long lanh làm sao.

Vậy là ảnh thương con Cúc chớ chẳng để ý gì đến mình. Con Lan buồn bã kết luận.

Lan là đứa miệng mồm lanh lẹ nhưng bụng dạ hiền lành. Mẹ nó là thủ kho của một xí nghiệp may, ba nó bị liệt gần mười năm nay, quanh năm suốt tháng nằm chèo queo một chỗ. Nhà nó có bốn chị em, nó là chị hai, tức là lớn nhứt. Vì vậy, con Lan ra đời rất sớm. Mới mười bốn, mười lăm tuổi nó đã đi làm kiếm tiền phụ

với mẹ nuôi em. Nhưng con Lan không có nghề ngỗng gì, chỉ đi làm theo thời vụ, chỗ nào kêu thì đi. Nó đi làm chỗ này một thời gian, hết việc lại nghỉ, rồi xin vô làm chỗ khác, rồi lại nghỉ rồi đi làm chỗ khác nữa. Tình ra, quán Đo Đo là “cơ quan” thứ mười mấy của con Lan lận.

Đi làm bốn phương, dĩ nhiên con Lan cũng gặp lắm chuyện buồn. Nhưng chưa lần nào nó đau lòng như lần này. Nó và cơm như cái máy, rệu rạo nhai, rệu rạo nuốt, chẳng thấy ngon lành chi.

Nhưng dù sao con Lan cũng chưa hoàn toàn tuyệt vọng. Tuy thằng Lâm để ý con Cúc nhưng điều quan trọng nằm ở nơi con Cúc. Nếu con Cúc không đáp lại thì tình cảm của thằng Lâm cũng đành bỏ xó.

Mà con Cúc thì làm như chẳng có ý tứ gì đặc biệt. Vừa ngồi vô bàn, nó hỏi thằng Lâm một câu rồi từ đó cho đến khi buông đũa đứng dậy, nó không nói thêm tiếng nào nữa, thậm chí không cả nhìn về phía thằng Lâm. Thấy vậy, con Lan hơi mừng mừng.

Tất nhiên, con Lan mừng bao nhiêu thì thằng Lâm rầu rĩ bấy nhiêu. Nó không hiểu tại sao con Cúc thương mình “ngay từ lúc mới đặt chân vô quán” mà suốt bữa ăn chỉ nhìn mặt mình có mỗi một cái, chỉ nói với mình có mỗi một câu.

Tối đó, Lâm kéo cái ghế bố nằm sát bên thằng Cải, hỏi:

Hồi trưa mày nói thiệt không vậy Cải?

Nói thiệt chuyện chi?

Chuyện con Cúc thương tao đó.

Cải nhăn nhó:

Sao mày hỏi dai nhách vậy Lâm? Lâm chép miệng:
Tao chẳng nghi ngờ gì mày. Tại tao thấy thái độ con Cúc sao lạnh lùng quá.

Cái điều thằng Lâm thấy, thằng Cải cũng thấy. Thoạt đầu nó hơi giận con Cúc. Nhưng nghĩ lại, thấy không thể đòi hỏi nhiều hơn ở một đứa ngây thơ khờ khạo như con Cúc. Bắt một đứa ngờ nghệch như vậy “nhập vai” ngay cái rụp kể cũng khó.

Cải tìm cách trấn an Lâm:

Lạnh lùng đâu mà lạnh lùng. Lâm than thở:
Suốt bữa cơm nó chỉ nhìn tao có một cái.

Mày ngu quá! – Cải dạy đời – Tụi con gái bao giờ cũng kín đáo, ý tứ trong chuyện tình cảm. Chẳng lẽ lúc nào nó cũng nhìn mày đắm đuối và toét miệng ra cười như đười ươi?

Lâm biết thằng Cải có lý, nhưng vẫn ca cẩm:

Kín đáo cũng kín đáo vừa vừa thôi chứ. Kín mít vậy, ai chịu nổi. Cải khoát tay:
Thôi, ngủ đi!

Trưa hôm sau, đợi con Cúc khiêng lò ra, thằng Cải đưa tay khều:

Cúc nè.

Gì anh Cải?

Hôm qua Cúc làm như vậy là không được.

Răng không được?

Cúc nghiêm quá, thằng Lâm nghi ngờ. Con Cúc lo lo:

Chớ em phải làm răng?

Phải nhìn nó nhiều hơn. Con Cúc thở phào:

Chuyện nớ thì dễ ợt chớ khó chi.

Cười với nó cũng nhiều hơn. Con Cúc gật đầu:
Chuyện ni em cũng làm được luôn. Con Cúc nói là làm ngay.

Nó ngoái cổ vô trong, thấy thằng Lâm đang ngồi chóc ngóc ngó ra, liền nhoẻn miệng cười một cái tươi rói.

Thằng Lâm không tin vô mắt mình. Hôm qua, lúc ngồi ăn cơm, chờ cả buổi không thấy con Cúc cười một cái, nay con Cúc tự động quay đầu vô tìm… ánh mắt của nó rồi nhe răng ra cười, biểu nó không muốn xỉu sao được!

Trống ngực đập tưng tưng. Lâm đứng dậy, giả bộ đi ra trước hiên. Khi lượn ngang cái lò than, nó khẽ đưa mắt liếc con Cúc, bắt gặp con Cúc đang nhìn lại nó. Trong lúc nó đang sững sờ, con Cúc lại mỉm cười “tình tứ” lần thứ hai làm nó sém chút nữa té nhủi vô lò than.

Ngày hôm đó, con Cúc còn nhìn nó thêm bảy lần và cười với nó thêm năm lần nữa.

Thằng Lâm sung sướng vô hạn. Tối, nó chìa cho thằng Cải ba điếu thuốc 555.

Bày đặt hối lộ hả mày? – Cải cười – Tao đâu có biết hút thuốc.

Trước đây có thể mày không hút thuốc thiệt! – Lâm nhún vai – Nhưng từ ngày khuân ông địa về, điếu đóm cho ổng riết, mày nhiễm cái tật hút sách của ổng mất rồi.

Đừng đoán mò!

Đoán mò cái mốc xì! Sáng nào mày cũng lấy tiền của cô Thanh đi mua ngàn rưỡi hai điếu, ông địa trong nhà, mày ngoài hè mỗi người phì phèo một điếu, bộ tao không thấy sao?

Thấy bể mánh, thằng Cải cười hề hề. Nó lấy hai điếu thuốc bỏ vô túi, còn một điếu kẹp giữa hai ngón tay rồi hất hàm:

– Nếu thấy rồi thì chạy đi lấy hộp quẹt lại đây!

Thằng Lâm không đợi được đến tối.

Hai giờ, ông Tiger bước vô, thằng Lâm lấy hai chai bia ướp lạnh đặt trước mặt khách rồi ba chân bốn cẳng vù ra chỗ thằng Cải ngồi.

Mày nói với con Cúc rồi phải không? – Lâm hồi hộp hỏi, mắt nhìn Cải lom lom.

Rồi.

Mày nói sao?

Tao nói mày thương nó.

Thế nó nói sao? Cải tỉnh rụi:
Nó nói nó cũng thương mày. Lâm nhăn mặt:
Xạo đi!

Ừ, tao xạo. Lâm níu tay Cải:

Tao lạy mày đó Cải! Kết quả sao mày nói tao nghe đi! Cải hất tay Lâm ra:

Tao nói mày kêu tao xạo, lại còn hỏi! Lâm sững sờ:
Bộ khi nãy mày nói thiệt đó hả?

Chuyện quan trọng ai giỡn với mày làm chi! – Cải nheo mắt – Nó nói ngay từ lúc mới bước chân vô quán, nó đã thương mày rồi.

Lâm áp tay lên ngực:

Như vậy là nó thương tao trước khi tao kịp thương nó?

Còn gì nữa.

Ôi!

Lâm kêu lên một tiếng nghẹn ngào. Rồi không kềm được nỗi sung sướng đang tràn ngập trong lòng, Lâm múa tít hai tay. Nó sung sướng đến mức nếu không phải đang ngoài hiên nó đã quỳ sụp xuống lạy thằng Cải ba lạy rồi.

Không lạy được, nó ôm chầm lấy Cải:

Ôi, tao thương mày quá Cải ơi.

Dang ra! – Cải gầm gừ – Coi chừng người ta tưởng mày pê-đê! Lâm chưa nguôi xúc động:
Tao thương mày thiệt mà!

Đừng dóc! – Cải hừ mũi – Mày thương con Cúc chớ thương gì tao! Lâm giơ tay lên trời:
Tao mà không thương mày trời đánh tao sặc gạch!

Cải vẫn lạnh lùng:

– Mày đâu phải là cua, làm quái gì có gạch mà sặc với không sặc!

Thái độ của thằng Cải khiến Lâm chột dạ. Nó nhìn chằm chằm vô mặt bạn:

Bộ mày giận tao hả? Cải ngậm tăm.
Tối nay tao sẽ kéo cái ghế bố lại nằm cạnh mày như trước! – Lâm rụt rè nói. Giọng thằng Cải đượm hờn mát:
Mày nên khiêng cái ghế bố lên ngủ trên gác thì hơn!

Thôi mà Cải! – Lâm năn nỉ – Ơn của mày tao đội muốn gãy cổ, lẽ nào tao xạo mày. Tao thương mày thiệt mà. Không những thương mà còn quý, còn trọng…

Thằng Cải biết thằng Lâm nói mười phần thì ba hoa hết bảy phần nhưng vẫn thấy khoai khoái.

Nó “xì” một tiếng:

Tao hơi đâu đi giận mày! Tao chỉ muốn chứng minh cho mày thấy tao là thằng bạn không dễ gì kiếm được…

Cải vừa nói vừa đập tay lên ngực. Sau khi thuyết phục được con Cúc làm theo kế hoạch của mình, thằng Cải cảm thấy ngực nó hình như có nở ra được vài phân.

Lâm rối rít phụ họa:

Đúng, mày là đứa bạn có đốt đuốc lùng sục mười năm cũng không dễ gì kiếm được.

Kể từ lúc đó, thằng Lâm phấn khởi hát hò luôn miệng. Không chỉ hát hò, cứ chốc chốc nó lại quay đầu nhìn vô trong bếp, coi thử con Cúc có nhìn mình tình tứ hay e thẹn gì không. Nhưng nó ngoái cổ tới ba lần vẫn chẳng thấy con Cúc ngó ngàng gì tới nó. Nó ngoảnh vô lần thứ nhứt, thấy con Cúc đang trét nhưn bánh bèo. Lần thứ hai, con Cúc bằm thịt. Lần thứ ba, con Cúc lặt rau. Chẳng lần nào dành cho nó.

Lâm buồn lắm, đành tự an ủi: con Cúc là đứa “vui duyên mới không quên nhiệm vụ” đó mà.

Đến tối, lúc khách đã vãn, cả quán ngồi vô bàn cơm, Lâm lại láo liên dòm con Cúc. Lần này nó mừng rơn khi thấy con Cúc nhìn lại nó.

Con Cúc nhìn và nói:

– Anh Lâm ăn cơm đi, làm chi ngó sững em rứa?

Thằng Cải toét miệng cười hể hả, đoán con Cúc nói vậy là do làm theo “chỉ đạo” của mình.

Trong khi đó, mặt mày thằng Lâm ửng lên vì sung sướng. Nó không biết phải trả lời như thế nào, bèn bưng chén cơm lên, lỏn lẻn cười.

Chỉ có con Lan là nhíu mày thắc mắc. Nó không ngạc nhiên về câu hỏi của con Cúc, mà ngờ ngợ về thái độ của thằng Lâm. Thằng Lâm làm nó nghi ngờ quá xá. Câu hỏi của con Cúc bình thường thôi, có gì thằng Lâm phải ngượng ngập đến vậy.

Chắc thằng Lâm có tình ý chi đây. Con Lan nghĩ vậy và suốt bữa ăn nó kín đáo đưa mắt dò xét. Và càng dò xét nó thấy thằng Lâm càng đáng nghi. Nó thấy thằng Lâm cứ cười luôn miệng, chẳng có chuyện gì đáng cười cũng nhe răng ra cười. Và khi toét miệng ra như vậy, ánh mắt thằng Lâm lại nhìn con Cúc. Những lúc đó cặp mắt thằng Lâm mới long lanh làm sao.

Vậy là ảnh thương con Cúc chớ chẳng để ý gì đến mình. Con Lan buồn bã kết luận.

Lan là đứa miệng mồm lanh lẹ nhưng bụng dạ hiền lành. Mẹ nó là thủ kho của một xí nghiệp may, ba nó bị liệt gần mười năm nay, quanh năm suốt tháng nằm chèo queo một chỗ. Nhà nó có bốn chị em, nó là chị hai, tức là lớn nhứt. Vì vậy, con Lan ra đời rất sớm. Mới mười bốn, mười lăm tuổi nó đã đi làm kiếm tiền phụ

với mẹ nuôi em. Nhưng con Lan không có nghề ngỗng gì, chỉ đi làm theo thời vụ, chỗ nào kêu thì đi. Nó đi làm chỗ này một thời gian, hết việc lại nghỉ, rồi xin vô làm chỗ khác, rồi lại nghỉ rồi đi làm chỗ khác nữa. Tình ra, quán Đo Đo là “cơ quan” thứ mười mấy của con Lan lận.

Đi làm bốn phương, dĩ nhiên con Lan cũng gặp lắm chuyện buồn. Nhưng chưa lần nào nó đau lòng như lần này. Nó và cơm như cái máy, rệu rạo nhai, rệu rạo nuốt, chẳng thấy ngon lành chi.

Nhưng dù sao con Lan cũng chưa hoàn toàn tuyệt vọng. Tuy thằng Lâm để ý con Cúc nhưng điều quan trọng nằm ở nơi con Cúc. Nếu con Cúc không đáp lại thì tình cảm của thằng Lâm cũng đành bỏ xó.

Mà con Cúc thì làm như chẳng có ý tứ gì đặc biệt. Vừa ngồi vô bàn, nó hỏi thằng Lâm một câu rồi từ đó cho đến khi buông đũa đứng dậy, nó không nói thêm tiếng nào nữa, thậm chí không cả nhìn về phía thằng Lâm. Thấy vậy, con Lan hơi mừng mừng.

Tất nhiên, con Lan mừng bao nhiêu thì thằng Lâm rầu rĩ bấy nhiêu. Nó không hiểu tại sao con Cúc thương mình “ngay từ lúc mới đặt chân vô quán” mà suốt bữa ăn chỉ nhìn mặt mình có mỗi một cái, chỉ nói với mình có mỗi một câu.

Tối đó, Lâm kéo cái ghế bố nằm sát bên thằng Cải, hỏi:

Hồi trưa mày nói thiệt không vậy Cải?

Nói thiệt chuyện chi?

Chuyện con Cúc thương tao đó.

Cải nhăn nhó:

Sao mày hỏi dai nhách vậy Lâm? Lâm chép miệng:
Tao chẳng nghi ngờ gì mày. Tại tao thấy thái độ con Cúc sao lạnh lùng quá.

Cái điều thằng Lâm thấy, thằng Cải cũng thấy. Thoạt đầu nó hơi giận con Cúc. Nhưng nghĩ lại, thấy không thể đòi hỏi nhiều hơn ở một đứa ngây thơ khờ khạo như con Cúc. Bắt một đứa ngờ nghệch như vậy “nhập vai” ngay cái rụp kể cũng khó.

Cải tìm cách trấn an Lâm:

Lạnh lùng đâu mà lạnh lùng. Lâm than thở:
Suốt bữa cơm nó chỉ nhìn tao có một cái.

Mày ngu quá! – Cải dạy đời – Tụi con gái bao giờ cũng kín đáo, ý tứ trong chuyện tình cảm. Chẳng lẽ lúc nào nó cũng nhìn mày đắm đuối và toét miệng ra cười như đười ươi?

Lâm biết thằng Cải có lý, nhưng vẫn ca cẩm:

Kín đáo cũng kín đáo vừa vừa thôi chứ. Kín mít vậy, ai chịu nổi. Cải khoát tay:
Thôi, ngủ đi!

Trưa hôm sau, đợi con Cúc khiêng lò ra, thằng Cải đưa tay khều:

Cúc nè.

Gì anh Cải?

Hôm qua Cúc làm như vậy là không được.

Răng không được?

Cúc nghiêm quá, thằng Lâm nghi ngờ. Con Cúc lo lo:

Chớ em phải làm răng?

Phải nhìn nó nhiều hơn. Con Cúc thở phào:

Chuyện nớ thì dễ ợt chớ khó chi.

Cười với nó cũng nhiều hơn. Con Cúc gật đầu:
Chuyện ni em cũng làm được luôn. Con Cúc nói là làm ngay.

Nó ngoái cổ vô trong, thấy thằng Lâm đang ngồi chóc ngóc ngó ra, liền nhoẻn miệng cười một cái tươi rói.

Thằng Lâm không tin vô mắt mình. Hôm qua, lúc ngồi ăn cơm, chờ cả buổi không thấy con Cúc cười một cái, nay con Cúc tự động quay đầu vô tìm… ánh mắt của nó rồi nhe răng ra cười, biểu nó không muốn xỉu sao được!

Trống ngực đập tưng tưng. Lâm đứng dậy, giả bộ đi ra trước hiên. Khi lượn ngang cái lò than, nó khẽ đưa mắt liếc con Cúc, bắt gặp con Cúc đang nhìn lại nó. Trong lúc nó đang sững sờ, con Cúc lại mỉm cười “tình tứ” lần thứ hai làm nó sém chút nữa té nhủi vô lò than.

Ngày hôm đó, con Cúc còn nhìn nó thêm bảy lần và cười với nó thêm năm lần nữa.

Thằng Lâm sung sướng vô hạn. Tối, nó chìa cho thằng Cải ba điếu thuốc 555.

Bày đặt hối lộ hả mày? – Cải cười – Tao đâu có biết hút thuốc.

Trước đây có thể mày không hút thuốc thiệt! – Lâm nhún vai – Nhưng từ ngày khuân ông địa về, điếu đóm cho ổng riết, mày nhiễm cái tật hút sách của ổng mất rồi.

Đừng đoán mò!

Đoán mò cái mốc xì! Sáng nào mày cũng lấy tiền của cô Thanh đi mua ngàn rưỡi hai điếu, ông địa trong nhà, mày ngoài hè mỗi người phì phèo một điếu, bộ tao không thấy sao?

Thấy bể mánh, thằng Cải cười hề hề. Nó lấy hai điếu thuốc bỏ vô túi, còn một điếu kẹp giữa hai ngón tay rồi hất hàm:

– Nếu thấy rồi thì chạy đi lấy hộp quẹt lại đây!

Bình luận