Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Quán Gò Đi Lên

Chương 1

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Quán Đo Đo nằm trên đường Nguyễn Hữu Cầu, kế chợ Tân Định, bề ngang bốn mét, bề sâu mười sáu mét ngăn làm ba, ngoài cùng là nơi bày bán, đằng sau vách ngăn là bếp, tít phía trong là phòng tắm và nhà vệ sinh.

Gần bếp lò có một cái cầu thang gỗ dẫn lên căn gác lửng, chỗ ngủ của đám con gái, cũng là nơi treo móc đủ thứ áo quần đồng thời là nhà kho chứa đủ thứ lụn vụn như sợi cao lầu, bánh đa, tương ớt, các loại bánh ngọt…

Đằng trước quán là khoảnh hiên xi măng nhỏ, buổi sáng ông bán thịt bày gánh bán thịt, bà bán rau trải ni-lông bán rau, chị bán thuốc đẩy xe ra bán thuốc. Đến trưa, khi ông bán thịt dẹp gánh, bà bán rau cuộn tấm ni-lông, chị bán thuốc đẩy xe lại chỗ gốc cây gần đó tránh nắng và khách ăn bắt đầu lục tục vô quán thì khoảnh sân nhỏ đó đích thị là giang sơn của thằng Cải.

Nhét một đống thẻ có buộc dây thun trong túi quần, nó bắc cái ghế ngồi tréo mảy ngó ra, oai khủng khiếp. Hễ có khách đun đầu xe vô là nó lật đật đứng lên, nhanh nhẹn đón lấy tay lái, dựng xe giùm khách rồi chìa tấm thẻ ra: nó là sếp bãi giữ xe.

Cải là một trong những thành viên của quán từ những ngày đầu. Quán ở quận 1 nhưng cô Thanh chủ quán lại ở quận 5. Mà thằng Cải cũng ở quận 5, chung dãy nhà tập thể với cô Thanh. Cô Thanh ở tầng một, mẹ con thằng Cải ở tầng trệt. Vì vậy mà quen nhau từ thời cố hỉ.

Mẹ con thằng Cải là người Quảng Đông, xưa nay vẫn bán hủ tiếu ở ngay đầu hẻm. Sáng đẩy xe ra tối đẩy xe vào. Mẹ nấu, con bưng. Kể ra có đến chục năm trời. Dần dần xảy ra tình trạng con vẫn thừa sức bưng nhưng mẹ đã không còn sức nấu. Tới một ngày, mẹ thằng Cải quài tay ra sau lưng đấm bình bịch và buồn rầu kêu nó tắt bếp, dẹp nồi, đẩy xe vô nhà. Quán hủ tiếu dẹp tiệm từ đó. Cũng từ ngày đó, Cải ra quán Đo Đo. Quán Đo Đo những ngày đầu không chỉ có Cải. Hôm khai trương còn có con Kim. Con Kim trước đây là “lính” của cô Thanh, lúc áo gió buôn sang Nga còn thịnh. Đến thời buôn bán xập xệ, cô Thanh bỏ về nhà nằm, con Kim đi bán phân u-rê quấy quá một thời gian rồi cũng kiếm chỗ nằm nghiền ngẫm nỗi buồn thất nghiệp. Vì vậy, khi cô Thanh mở quán, ới một tiếng là con Kim tót ra ngay.

Cũng như Cải, Kim là người Hoa. Chỉ khác một chi tiết: thằng Cải Quảng Đông, còn con Kim Quảng Tây. Chuyện trớ trêu cũng từ đó mà ra.

Quán Đo Đo treo tấm bảng đằng trước, ghi hàng chữ to đùng “Chuyên bán các món ăn xứ Quảng”. Quảng đây tức là Quảng Nam. Các món ăn ở đây dĩ nhiên cũng là các món Quảng Nam: mì Quảng, cao lầu, bánh bèo, bánh đập…

Khách xứ Quảng đều là dân lưu lạc, thấy có cái quán quê hương ngay giữa Sài Gòn thì xúc động lắm. Đang chạy ngang, khách bóp thắng nghe cái rét.

Vừa dừng xe, thấy thằng Cải nhiệt tình ra dựng xe giúp, khách càng hài lòng.

Khách vỗ vai Cải, tỏ thân thiện:

Cháu người Quảng hả?

Dạ! – Cải lễ phép. Khách nhíu mày:

Người Quảng sao nói cái giọng ni. Nghe lạ hoắc à.

Dạ.

Lông mày khách chợt dãn ra:

À, chắc cháu vô đây lâu rồi.

Dạ.

Khách vỗ vai Cải thêm cái nữa:

Vậy hồi trước cháu ở huyện nào? Cải liếm môi:
Cháu sinh ở đây từ nhỏ.

Thế ba mẹ cháu? Trước đây ba mẹ cháu sống ở đâu? Cải thật thà:
Dạ, ở bên Tàu.

Ba mẹ cháu qua bển chi vậy?

Dạ, có qua lại gì đâu! Ba mẹ cháu là người Tàu mà. Mắt khách càng trố ra:
Người Tàu? Sao khi nãy cháu bảo cháu là người Quảng?

Dạ, Quảng là Quảng Đông đó chú!

Cải gãi đầu ấp úng, cảm thấy mình có lỗi vì làm khách hụt hẫng.

Khách hụt hẫng thiệt, chân bước vô quán đã bớt vẻ hăng hái.

Khách buông phịch người xuống ghế, cầm thực đơn lên ghé mắt một hồi rồi đặt xuống. Món ăn thì đúng rồi. Toàn món Quảng Nam. Nhưng còn người Quảng Nam? Họ ở đâu trong cái quán này?

Khách ngó vô trong, gọi lớn:

– Chủ quán đâu?

Cô Thanh đi chợ nên con Lan bán đồ khô vội vàng chạy ra:

– Dạ, cô con đi vắng ạ.

Cái giọng Nam Bộ đặc sệt của con Lan làm khách nhăn hí:

– Mi là người Nam hả?

Dạ, con là người Bến Tre.

Thế chủ mi người ở đâu?

Dạ, người Củ Chi ạ.

Lạ quá hè! Quán bán các món xứ Quảng mà không có ai người Quảng! Con Lan láu táu chỉ ra sân:
Anh kia là người Quảng đó chú!

Khách liếc xéo thằng Cải:

– Thằng nớ Quảng Đông, nói làm chi!

Con Lan nhíu mày ngoảnh đầu vô trong. Nhác thấy con Kim, nó mừng như bắt được vàng:

À, con quên! Nghe nói chị kia cũng là người Quảng! Rồi nó rối rít gọi:
Chị Kim, ra đây! Có chú này muốn hỏi chuyện chị nè!

Con Kim hấp tấp chạy ra, chưa kịp mở miệng, khách đã hỏi ngay:

– Cháu là người Quảng Đông hả?

Con Kim không biết khách cà khịa, vui vẻ đáp:

– Dạ không ạ.

Khách hơi mừng mừng:

Mi uống nước máy Sài Gòn nhiều quá, giọng mi mất gốc rồi! Nhưng dù sao mi cũng là con cháu Quảng Nam.

Dạ, cháu không phải là người Quảng Nam! – Con Kim khờ khạo đính chính – Cháu là người Quảng Tây ạ!

Khách hoàn toàn không chờ đợi một sự thật phũ phàng như thế. Con Kim vừa nói xong, khách ngã bật ra sau. May mà có cái lưng ghế giữ lại, nếu không khách đã lăn quay ra đất.

Bữa đó khách kêu một tô mì Quảng, ăn nửa tô, buồn tình bỏ mứa nửa tô.

Cô Thanh đi chợ về, ra sau bếp thấy đống chén trong thau có một tô mì ăn dở, liền nói với con Lệ:

Con nêm nếm lại nồi nhưn coi có vấn đề gì không! Sao khách chừa hết lại như vậy?

Không phải tại mì dở đâu cô ơi! – Con Lệ phân bua – Con nghe con Kim nói có ông khách Quảng Nam vô ngồi hỏi lòng vòng cả buổi, thấy trong quán không có ai là người đồng hương, ổng sầu đời bỏ về sớm đó cô!

Nghe con Lệ tường thuật lại, cô Thanh thiếu điều té xỉu. Hóa ra chuyện buôn bán cũng phức tạp gớm. Khách đến ăn mà cũng quan tâm đến chuyện “nhân sự” y như cán bộ tổ chức, thiệt khó khăn cho cô quá.

Cô Thanh ngẫm nghĩ một hồi rồi thở đánh thượt:

– Mấy đứa đừng lo! Chuyện đó để cô tính!

Quán Đo Đo nằm trên đường Nguyễn Hữu Cầu, kế chợ Tân Định, bề ngang bốn mét, bề sâu mười sáu mét ngăn làm ba, ngoài cùng là nơi bày bán, đằng sau vách ngăn là bếp, tít phía trong là phòng tắm và nhà vệ sinh.

Gần bếp lò có một cái cầu thang gỗ dẫn lên căn gác lửng, chỗ ngủ của đám con gái, cũng là nơi treo móc đủ thứ áo quần đồng thời là nhà kho chứa đủ thứ lụn vụn như sợi cao lầu, bánh đa, tương ớt, các loại bánh ngọt…

Đằng trước quán là khoảnh hiên xi măng nhỏ, buổi sáng ông bán thịt bày gánh bán thịt, bà bán rau trải ni-lông bán rau, chị bán thuốc đẩy xe ra bán thuốc. Đến trưa, khi ông bán thịt dẹp gánh, bà bán rau cuộn tấm ni-lông, chị bán thuốc đẩy xe lại chỗ gốc cây gần đó tránh nắng và khách ăn bắt đầu lục tục vô quán thì khoảnh sân nhỏ đó đích thị là giang sơn của thằng Cải.

Nhét một đống thẻ có buộc dây thun trong túi quần, nó bắc cái ghế ngồi tréo mảy ngó ra, oai khủng khiếp. Hễ có khách đun đầu xe vô là nó lật đật đứng lên, nhanh nhẹn đón lấy tay lái, dựng xe giùm khách rồi chìa tấm thẻ ra: nó là sếp bãi giữ xe.

Cải là một trong những thành viên của quán từ những ngày đầu. Quán ở quận 1 nhưng cô Thanh chủ quán lại ở quận 5. Mà thằng Cải cũng ở quận 5, chung dãy nhà tập thể với cô Thanh. Cô Thanh ở tầng một, mẹ con thằng Cải ở tầng trệt. Vì vậy mà quen nhau từ thời cố hỉ.

Mẹ con thằng Cải là người Quảng Đông, xưa nay vẫn bán hủ tiếu ở ngay đầu hẻm. Sáng đẩy xe ra tối đẩy xe vào. Mẹ nấu, con bưng. Kể ra có đến chục năm trời. Dần dần xảy ra tình trạng con vẫn thừa sức bưng nhưng mẹ đã không còn sức nấu. Tới một ngày, mẹ thằng Cải quài tay ra sau lưng đấm bình bịch và buồn rầu kêu nó tắt bếp, dẹp nồi, đẩy xe vô nhà. Quán hủ tiếu dẹp tiệm từ đó. Cũng từ ngày đó, Cải ra quán Đo Đo. Quán Đo Đo những ngày đầu không chỉ có Cải. Hôm khai trương còn có con Kim. Con Kim trước đây là “lính” của cô Thanh, lúc áo gió buôn sang Nga còn thịnh. Đến thời buôn bán xập xệ, cô Thanh bỏ về nhà nằm, con Kim đi bán phân u-rê quấy quá một thời gian rồi cũng kiếm chỗ nằm nghiền ngẫm nỗi buồn thất nghiệp. Vì vậy, khi cô Thanh mở quán, ới một tiếng là con Kim tót ra ngay.

Cũng như Cải, Kim là người Hoa. Chỉ khác một chi tiết: thằng Cải Quảng Đông, còn con Kim Quảng Tây. Chuyện trớ trêu cũng từ đó mà ra.

Quán Đo Đo treo tấm bảng đằng trước, ghi hàng chữ to đùng “Chuyên bán các món ăn xứ Quảng”. Quảng đây tức là Quảng Nam. Các món ăn ở đây dĩ nhiên cũng là các món Quảng Nam: mì Quảng, cao lầu, bánh bèo, bánh đập…

Khách xứ Quảng đều là dân lưu lạc, thấy có cái quán quê hương ngay giữa Sài Gòn thì xúc động lắm. Đang chạy ngang, khách bóp thắng nghe cái rét.

Vừa dừng xe, thấy thằng Cải nhiệt tình ra dựng xe giúp, khách càng hài lòng.

Khách vỗ vai Cải, tỏ thân thiện:

Cháu người Quảng hả?

Dạ! – Cải lễ phép. Khách nhíu mày:

Người Quảng sao nói cái giọng ni. Nghe lạ hoắc à.

Dạ.

Lông mày khách chợt dãn ra:

À, chắc cháu vô đây lâu rồi.

Dạ.

Khách vỗ vai Cải thêm cái nữa:

Vậy hồi trước cháu ở huyện nào? Cải liếm môi:
Cháu sinh ở đây từ nhỏ.

Thế ba mẹ cháu? Trước đây ba mẹ cháu sống ở đâu? Cải thật thà:
Dạ, ở bên Tàu.

Ba mẹ cháu qua bển chi vậy?

Dạ, có qua lại gì đâu! Ba mẹ cháu là người Tàu mà. Mắt khách càng trố ra:
Người Tàu? Sao khi nãy cháu bảo cháu là người Quảng?

Dạ, Quảng là Quảng Đông đó chú!

Cải gãi đầu ấp úng, cảm thấy mình có lỗi vì làm khách hụt hẫng.

Khách hụt hẫng thiệt, chân bước vô quán đã bớt vẻ hăng hái.

Khách buông phịch người xuống ghế, cầm thực đơn lên ghé mắt một hồi rồi đặt xuống. Món ăn thì đúng rồi. Toàn món Quảng Nam. Nhưng còn người Quảng Nam? Họ ở đâu trong cái quán này?

Khách ngó vô trong, gọi lớn:

– Chủ quán đâu?

Cô Thanh đi chợ nên con Lan bán đồ khô vội vàng chạy ra:

– Dạ, cô con đi vắng ạ.

Cái giọng Nam Bộ đặc sệt của con Lan làm khách nhăn hí:

– Mi là người Nam hả?

Dạ, con là người Bến Tre.

Thế chủ mi người ở đâu?

Dạ, người Củ Chi ạ.

Lạ quá hè! Quán bán các món xứ Quảng mà không có ai người Quảng! Con Lan láu táu chỉ ra sân:
Anh kia là người Quảng đó chú!

Khách liếc xéo thằng Cải:

– Thằng nớ Quảng Đông, nói làm chi!

Con Lan nhíu mày ngoảnh đầu vô trong. Nhác thấy con Kim, nó mừng như bắt được vàng:

À, con quên! Nghe nói chị kia cũng là người Quảng! Rồi nó rối rít gọi:
Chị Kim, ra đây! Có chú này muốn hỏi chuyện chị nè!

Con Kim hấp tấp chạy ra, chưa kịp mở miệng, khách đã hỏi ngay:

– Cháu là người Quảng Đông hả?

Con Kim không biết khách cà khịa, vui vẻ đáp:

– Dạ không ạ.

Khách hơi mừng mừng:

Mi uống nước máy Sài Gòn nhiều quá, giọng mi mất gốc rồi! Nhưng dù sao mi cũng là con cháu Quảng Nam.

Dạ, cháu không phải là người Quảng Nam! – Con Kim khờ khạo đính chính – Cháu là người Quảng Tây ạ!

Khách hoàn toàn không chờ đợi một sự thật phũ phàng như thế. Con Kim vừa nói xong, khách ngã bật ra sau. May mà có cái lưng ghế giữ lại, nếu không khách đã lăn quay ra đất.

Bữa đó khách kêu một tô mì Quảng, ăn nửa tô, buồn tình bỏ mứa nửa tô.

Cô Thanh đi chợ về, ra sau bếp thấy đống chén trong thau có một tô mì ăn dở, liền nói với con Lệ:

Con nêm nếm lại nồi nhưn coi có vấn đề gì không! Sao khách chừa hết lại như vậy?

Không phải tại mì dở đâu cô ơi! – Con Lệ phân bua – Con nghe con Kim nói có ông khách Quảng Nam vô ngồi hỏi lòng vòng cả buổi, thấy trong quán không có ai là người đồng hương, ổng sầu đời bỏ về sớm đó cô!

Nghe con Lệ tường thuật lại, cô Thanh thiếu điều té xỉu. Hóa ra chuyện buôn bán cũng phức tạp gớm. Khách đến ăn mà cũng quan tâm đến chuyện “nhân sự” y như cán bộ tổ chức, thiệt khó khăn cho cô quá.

Cô Thanh ngẫm nghĩ một hồi rồi thở đánh thượt:

– Mấy đứa đừng lo! Chuyện đó để cô tính!

Bình luận
× sticky