Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Quán Gò Đi Lên

Chương 19

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Con Cúc trở vô, cô Thanh giao cái chức “bếp trưởng” lại cho nó.

Con Cúc cai quản cái bếp, cai quản luôn con Hường.

Điều đó làm con Hường chẳng thích thú chút xíu nào. Chẳng phải con Hường tị nạnh gì, chỉ có điều nó và con Cúc là bạn bè ngang lứa ngoài quê, vô đây tự nhiên con Cúc làm sếp nó, con Cúc phụ trách phần nêm nếm, ra tô ra bát, còn nó suốt ngày loay hoay rửa hết đống chén này đến đống chén khác, chuyện đó làm nó thấy quê quê.

Một hôm, con Hường khều con Cúc, nói:

Cúc ơi, mai tao về.

Í, mi đừng có điên! Răng lại về? – Con Cúc nhảy dựng. Con Hường chu mỏ:
Tao tưởng vô trong ni làm thứ chi, ai ngờ vô ngồi rửa chén!

Nghe cái giọng bất mãn của con Hường, con Cúc hiểu ngay. Nó vỗ vai bạn:

Mi đừng có nghĩ bá láp! Hồi mới vô, tao cũng suốt ngày ngồi rửa chén y như mi vậy.

Cặp mắt con Hường tròn xoe:

Mi nói thiệt đó hả?

Tao gạt mi làm chi! Mi phải làm một thời gian, chừng mô mi quen việc rồi cô Thanh mới sắp xếp mi làm chuyện khác được.

Sợ con Hường không tin, con Cúc nói thêm:

– Hồi mi chưa vô, tao cũng làm y như mi rứa thôi. Chỉ từ lúc chị Kim đi lấy chồng, chị Lệ ra ngồi thu tiền , tao mới được đôn lên chỗ ni đó chớ.

Con Hường coi vậy chớ không phải đứa ương bướng. Nghe con Cúc giải thích một hồi, mặt mày nó tươi tỉnh dần. Nó lắc tay con Cúc:

Rứa thì tao không về nữa. Rồi nó cẩn thận dặn thêm:

Nhưng mai mốt mi viết thư về quê, đừng nói tao ở trong ni rửa chén nghe. Con Cúc nhướn mắt:
Chớ nói mi làm chi?

Con Hường nhìn ra chỗ con Lệ ngồi, cười hì hì:

Mi nói tao ngồi thu tiền như chị Lệ cho oai.

Ừa.

Con Cúc gật đầu dễ dãi.

Nói chung, con Hường chuyện gì cũng được, chỉ mắc mỗi cái tật ưa làm oai. Và cái tật đó đã làm hại nó.

quán Đo Đo được một tuần, thấy thằng Lâm xí lô xí là với mấy ông Tây bà đầm khiến tụi loi choi trong quán phục sát đất, nó cũng muốn thi thố tài nghệ lắm.

Con Hường nghĩ ngang từ hồi lớp chín, tiếng Anh cũng lõm bõm ít nhiều. Nó nhắm chừng “xổ” tiếng Anh để mời mấy người khách ngoại quốc đứng lên ngồi xuống chắc chẳng khó chi. Hồi đi học, tới giờ tiếng Anh, nó chẳng nghe đến mòn tai mấy câu “Stand up!” và “Sit down please!” đó sao!

Con Hường nôn nao chờ cơ hội trổ tài, ít nhứt cũng lấy le được với con Cúc, hai nữa để cho tụi trong quán biết rằng tuy phụ trách việc rửa chén nhưng nó là đứa có học hành đàng hoàng, chớ coi khinh nó mà lầm.

Con Hường chờ riết, chờ riết, rồi dịp may cũng tới.

Đó là hôm một đôi vợ chồng Tây bước vô quán, gặp lúc thằng Lâm bận rộn phục vụ đám thực khách nhí nhố đang ngồi ở dãy bàn kê ngoài hiên.

Hai vợ chồng bước vô bên trong, kéo ghế ngồi xuống, đảo mắt dòm dáo dác.

Đang lấp ló trong bếp, thấy vậy, con Hường mừng rơn bay ra liền.

Ông Tây thấy có người trờ tới, đưa tay ngoắt lia.

Nhưng con Hường không tiến lại ngay. Tiến lại ngay, gật gật đầu rồi chạy vô kêu con Cúc làm thức ăn bưng ra thì xoàng quá. Nó phải oai hơn thằng Lâm mới được.

Con Hường nhìn lòng vòng, tính kiếm một cái ghế ngồi nói chuyện với ông Tây cho đám con Lệ con Cúc lác mắt chơi.

Nhưng trong quán chẳng có cái ghế nào trống, chỉ còn cái ghế thấp tè, dính sơn lem luốc, lại gãy một chân, lâu nay vẫn bỏ trong góc nhà.

Con Hường kéo chiếc ghế lôi thôi đó lại sát bàn vợ chồng ông Tây, mỉm cười lịch sự:

– Sit down please!

Khổ thay, cũng y như thằng Lâm bữa trước, thay vì nói “Tôi có thể ngồi đây không?”, con Hường lại láu táu nói thành “Mời ông ngồi đây!”. Số là câu “Sit down please!” đối với con Hường quen tai thuận miệng quá chừng chừng!

Ông Tây sửng sốt nhìn chiếc ghế thấp chũn, dơ hầy con Hường vừa đặt xuống, mắt trợn trắng, không hiểu tại sao tiếp viên trong quán lại bắt ông ngồi vào chiếc ghế gớm ghiếc này.

May làm sao, đúng lúc đó thằng Lâm bước vô bếp bưng thức ăn.

Đi ngang qua, nghe con Hường nói tiếng Anh trớt quớt, mặt thằng Lâm xám ngoét, biết ngay con nhỏ lanh chanh này sụp ngay chóc chiếc hố mình sụp bữa trước.

Một tay xách chiếc ghế con giấu ra sau lưng, tay kia đẩy tuốt con Hường trở vô trong bếp, Lâm khom người xuống trước mặt khách “sorry” lia lịa.

Con Hường không biết tại sao thằng Lâm đuổi mình, bụng tức sôi. Chờ thằng này vô bếp, nó phồng má cự nự:

Mắc chi anh đuổi tui?

Trời đất, em đem chiếc ghế gớm ghiếc này mời khách ngồi, không sợ khách bỏ chạy hả?

Con Hường cãi:

– Tui mời khách ngồi hồi nào? Tui chỉ nói…

Đang gân cổ, con Hường chợt nhận ra sai lầm của mình, liền “à” lên một tiếng và lỏn lẻn gãi đầu:

– Ừ hỉ, tui nói lộn mà không biết.

Nói xong, nó đưa tay lên vả miệng nó một cái “bốp”.

– Thôi đi, đừng có điên! – Con Cúc kéo tay Hường – Lại ngồi rửa chén đi kìa!

Từ bữa đó, con Hường hết dám mon men lại chỗ mấy ông Tây bà đầm. Nhưng cái tật lăng xăng chạy ra chạy vô thì con Hường ham vui dứt khoát không chịu bỏ.

Khách tới ăn rất khoái con Hường. Thấy nó lanh lợi, hoạt bát, kiểu cách nói năng lại ngồ ngộ, khách hay ngoắt nó lại “đàm đạo”. Cô Thanh thấy vậy cũng chẳng buồn la rầy. Rốt cuộc, tuy phụ trách việc rửa chén nhưng con Hường không buồn ngồi lì bên sàn nước như con Cúc trước đây. Hễ ngơi tay là nó tót ra đằng trước, tung tăng đi tới đi lui, thay mặt cô Thanh trò chuyện với khách, trông hách xì xằng hết biết!

Một bữa con Hường khoe với con Cúc con Lệ:

Tui mới quen một ông nhà thơ đó nghe! Con Lệ nheo mắt:
Xạo đi mi! Nhà thơ nào mà đi làm quen với mi! Con Hường hỉnh mũi:

Chị đừng có coi thường tui. Ông này là nhà thơ Tường Linh, nghe nói nổi tiếng lắm. ổng người Quảng Nam, đồng hương với tui đó.

Con Lệ hơi tin tin:

Mi gặp ổng ở đâu?

Gặp ở đây chớ đâu. Ổng vô quán mình ăn mì Quảng, trò chuyện với tui cả buổi. Nghe tui nói giọng Quảng đặc sệt, ổng khoái chí cười khà khà. ổng còn đọc tặng tui một bài thơ nữa.

Con Cúc trố mắt:

Ổng làm thơ tặng mi thiệt hả?

Bài thơ ni chắc ổng làm lâu rồi. Ổng nói là ổng làm tặng cho các nhà thơ Quảng Nam. Ổng kêu phải người quảng Nam đọc bài thơ ni lên mới thấy hay.

Con Lệ tò mò:

Mi thuộc không?

Để tui nhớ lại coi! – Con Hường nhíu mày một hồi rồi hí hửng nói – Tui đọc nghe!

Con Hường ngó vậy mà thông minh khủng khiếp. Bài thơ tám câu mà nó đọc không sót một chữ, chỉ ngắc ngứ có hai ba lần:

Rủ nhau vô núi hái chơm chơm

Nhớ bạn hồi còn học chữ Nơm

Sáng sáng lơn tơn đi nhử cuốc

Chiều chiều xớ rớ đứng câu tơm

Mùa đông tơi lá che mưa bấc

Tiết hạ hiên tranh lộng gió nờm

Nghe chuyện xóm xưa thời khói lửa

Sảng hồn, sấm nổ tưởng đâu bơm!

Trong khi con Cúc ôm bụng cười ngặt nghẽo thì con Lệ tròn mắt ngơ ngác:

Tao thấy bài thơ có gì tức cười đâu hả Cúc? Con Cúc quẹt nước mắt:

Tại chị không biết! Ngoài quê em, chữ “ôm” người ta đọc thành chữ “ơm” như rứa đó. Người ta không kêu “con tôm” mà kêu “con tơm”, không kêu “ốm nhách” mà kêu “ớm nhách”…

Con Lệ phì cười:

– À, à, tao nhớ rồi. Mi với con Hường cũng hay nói như vậy…

Cô Thanh nghe con Lệ thuật lại, khoái lắm. Cô bắt con Hường đọc bài thơ đó cho thằng Lâm chép ra giấy, rồi dán lên vách.

Tưởng dán chơi cho vui, không dè khách tò mò xúm lại coi đông nghịt.

Khách coi xong, cười rũ.

Khách quảng Nam thì vừa coi vừa đọc oang oang. Hỏi, thì khách kêu đọc to lên vậy nghe mới sướng lỗ tai.

Tới bữa thứ ba, một ông khách xứ Quảng đứng lên khỏi bàn, bô bô:

Ở xứ tui, người ta đâu chỉ nói “ôm” thành “ơm”. Còn nói “am” thành “ôm” nữa chứ! Cho nên tui có bài thơ ni tặng lại nhà thơ Tường Linh!

Rồi ông đọc, giọng sang sảng:

Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm Ăn hòn nói cục chẳng thôm lôm Có chàng công tử quê Đà Nẽng Cưới ả Thúy Kiều xứ Phú Côm Cha vợ đến thăm chào trọ trẹ

Mẹ chồng không hiểu nói cồm rồm Thêm ông hàng xóm người Hà Nội Chả hiểu mô tê cũng tọa đồm.

Khách là nhà thơ Tú Rua, người Hòa Vang. Tú Rua đọc tới đâu, khách trong quán cười bò tới đó. Và khi ông đọc xong thì “cử tọa” vỗ tay hoan hô rần rần. Con Cúc đứng trong bếp ngó ra, tiếc hùi hụi không có nhà thơ Tường Linh ngồi đó.

Ngay tối đó, bài thơ của Tú Rua được thằng Lâm nắn nót chép lại và dán lên vách, kế bài thơ của Tường Linh.

Cả hai bài thơ đặc giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” này nhanh chóng trở thành “di sản văn hóa” của quán Đo Đo, nơi các thực khách ăn xong thường nấn ná đứng khề khà thưởng lãm.

Trong chuyện này, công đầu phải kể là con Hường.

Con Cúc trở vô, cô Thanh giao cái chức “bếp trưởng” lại cho nó.

Con Cúc cai quản cái bếp, cai quản luôn con Hường.

Điều đó làm con Hường chẳng thích thú chút xíu nào. Chẳng phải con Hường tị nạnh gì, chỉ có điều nó và con Cúc là bạn bè ngang lứa ngoài quê, vô đây tự nhiên con Cúc làm sếp nó, con Cúc phụ trách phần nêm nếm, ra tô ra bát, còn nó suốt ngày loay hoay rửa hết đống chén này đến đống chén khác, chuyện đó làm nó thấy quê quê.

Một hôm, con Hường khều con Cúc, nói:

Cúc ơi, mai tao về.

Í, mi đừng có điên! Răng lại về? – Con Cúc nhảy dựng. Con Hường chu mỏ:
Tao tưởng vô trong ni làm thứ chi, ai ngờ vô ngồi rửa chén!

Nghe cái giọng bất mãn của con Hường, con Cúc hiểu ngay. Nó vỗ vai bạn:

Mi đừng có nghĩ bá láp! Hồi mới vô, tao cũng suốt ngày ngồi rửa chén y như mi vậy.

Cặp mắt con Hường tròn xoe:

Mi nói thiệt đó hả?

Tao gạt mi làm chi! Mi phải làm một thời gian, chừng mô mi quen việc rồi cô Thanh mới sắp xếp mi làm chuyện khác được.

Sợ con Hường không tin, con Cúc nói thêm:

– Hồi mi chưa vô, tao cũng làm y như mi rứa thôi. Chỉ từ lúc chị Kim đi lấy chồng, chị Lệ ra ngồi thu tiền , tao mới được đôn lên chỗ ni đó chớ.

Con Hường coi vậy chớ không phải đứa ương bướng. Nghe con Cúc giải thích một hồi, mặt mày nó tươi tỉnh dần. Nó lắc tay con Cúc:

Rứa thì tao không về nữa. Rồi nó cẩn thận dặn thêm:

Nhưng mai mốt mi viết thư về quê, đừng nói tao ở trong ni rửa chén nghe. Con Cúc nhướn mắt:
Chớ nói mi làm chi?

Con Hường nhìn ra chỗ con Lệ ngồi, cười hì hì:

Mi nói tao ngồi thu tiền như chị Lệ cho oai.

Ừa.

Con Cúc gật đầu dễ dãi.

Nói chung, con Hường chuyện gì cũng được, chỉ mắc mỗi cái tật ưa làm oai. Và cái tật đó đã làm hại nó.

quán Đo Đo được một tuần, thấy thằng Lâm xí lô xí là với mấy ông Tây bà đầm khiến tụi loi choi trong quán phục sát đất, nó cũng muốn thi thố tài nghệ lắm.

Con Hường nghĩ ngang từ hồi lớp chín, tiếng Anh cũng lõm bõm ít nhiều. Nó nhắm chừng “xổ” tiếng Anh để mời mấy người khách ngoại quốc đứng lên ngồi xuống chắc chẳng khó chi. Hồi đi học, tới giờ tiếng Anh, nó chẳng nghe đến mòn tai mấy câu “Stand up!” và “Sit down please!” đó sao!

Con Hường nôn nao chờ cơ hội trổ tài, ít nhứt cũng lấy le được với con Cúc, hai nữa để cho tụi trong quán biết rằng tuy phụ trách việc rửa chén nhưng nó là đứa có học hành đàng hoàng, chớ coi khinh nó mà lầm.

Con Hường chờ riết, chờ riết, rồi dịp may cũng tới.

Đó là hôm một đôi vợ chồng Tây bước vô quán, gặp lúc thằng Lâm bận rộn phục vụ đám thực khách nhí nhố đang ngồi ở dãy bàn kê ngoài hiên.

Hai vợ chồng bước vô bên trong, kéo ghế ngồi xuống, đảo mắt dòm dáo dác.

Đang lấp ló trong bếp, thấy vậy, con Hường mừng rơn bay ra liền.

Ông Tây thấy có người trờ tới, đưa tay ngoắt lia.

Nhưng con Hường không tiến lại ngay. Tiến lại ngay, gật gật đầu rồi chạy vô kêu con Cúc làm thức ăn bưng ra thì xoàng quá. Nó phải oai hơn thằng Lâm mới được.

Con Hường nhìn lòng vòng, tính kiếm một cái ghế ngồi nói chuyện với ông Tây cho đám con Lệ con Cúc lác mắt chơi.

Nhưng trong quán chẳng có cái ghế nào trống, chỉ còn cái ghế thấp tè, dính sơn lem luốc, lại gãy một chân, lâu nay vẫn bỏ trong góc nhà.

Con Hường kéo chiếc ghế lôi thôi đó lại sát bàn vợ chồng ông Tây, mỉm cười lịch sự:

– Sit down please!

Khổ thay, cũng y như thằng Lâm bữa trước, thay vì nói “Tôi có thể ngồi đây không?”, con Hường lại láu táu nói thành “Mời ông ngồi đây!”. Số là câu “Sit down please!” đối với con Hường quen tai thuận miệng quá chừng chừng!

Ông Tây sửng sốt nhìn chiếc ghế thấp chũn, dơ hầy con Hường vừa đặt xuống, mắt trợn trắng, không hiểu tại sao tiếp viên trong quán lại bắt ông ngồi vào chiếc ghế gớm ghiếc này.

May làm sao, đúng lúc đó thằng Lâm bước vô bếp bưng thức ăn.

Đi ngang qua, nghe con Hường nói tiếng Anh trớt quớt, mặt thằng Lâm xám ngoét, biết ngay con nhỏ lanh chanh này sụp ngay chóc chiếc hố mình sụp bữa trước.

Một tay xách chiếc ghế con giấu ra sau lưng, tay kia đẩy tuốt con Hường trở vô trong bếp, Lâm khom người xuống trước mặt khách “sorry” lia lịa.

Con Hường không biết tại sao thằng Lâm đuổi mình, bụng tức sôi. Chờ thằng này vô bếp, nó phồng má cự nự:

Mắc chi anh đuổi tui?

Trời đất, em đem chiếc ghế gớm ghiếc này mời khách ngồi, không sợ khách bỏ chạy hả?

Con Hường cãi:

– Tui mời khách ngồi hồi nào? Tui chỉ nói…

Đang gân cổ, con Hường chợt nhận ra sai lầm của mình, liền “à” lên một tiếng và lỏn lẻn gãi đầu:

– Ừ hỉ, tui nói lộn mà không biết.

Nói xong, nó đưa tay lên vả miệng nó một cái “bốp”.

– Thôi đi, đừng có điên! – Con Cúc kéo tay Hường – Lại ngồi rửa chén đi kìa!

Từ bữa đó, con Hường hết dám mon men lại chỗ mấy ông Tây bà đầm. Nhưng cái tật lăng xăng chạy ra chạy vô thì con Hường ham vui dứt khoát không chịu bỏ.

Khách tới ăn rất khoái con Hường. Thấy nó lanh lợi, hoạt bát, kiểu cách nói năng lại ngồ ngộ, khách hay ngoắt nó lại “đàm đạo”. Cô Thanh thấy vậy cũng chẳng buồn la rầy. Rốt cuộc, tuy phụ trách việc rửa chén nhưng con Hường không buồn ngồi lì bên sàn nước như con Cúc trước đây. Hễ ngơi tay là nó tót ra đằng trước, tung tăng đi tới đi lui, thay mặt cô Thanh trò chuyện với khách, trông hách xì xằng hết biết!

Một bữa con Hường khoe với con Cúc con Lệ:

Tui mới quen một ông nhà thơ đó nghe! Con Lệ nheo mắt:
Xạo đi mi! Nhà thơ nào mà đi làm quen với mi! Con Hường hỉnh mũi:

Chị đừng có coi thường tui. Ông này là nhà thơ Tường Linh, nghe nói nổi tiếng lắm. ổng người Quảng Nam, đồng hương với tui đó.

Con Lệ hơi tin tin:

Mi gặp ổng ở đâu?

Gặp ở đây chớ đâu. Ổng vô quán mình ăn mì Quảng, trò chuyện với tui cả buổi. Nghe tui nói giọng Quảng đặc sệt, ổng khoái chí cười khà khà. ổng còn đọc tặng tui một bài thơ nữa.

Con Cúc trố mắt:

Ổng làm thơ tặng mi thiệt hả?

Bài thơ ni chắc ổng làm lâu rồi. Ổng nói là ổng làm tặng cho các nhà thơ Quảng Nam. Ổng kêu phải người quảng Nam đọc bài thơ ni lên mới thấy hay.

Con Lệ tò mò:

Mi thuộc không?

Để tui nhớ lại coi! – Con Hường nhíu mày một hồi rồi hí hửng nói – Tui đọc nghe!

Con Hường ngó vậy mà thông minh khủng khiếp. Bài thơ tám câu mà nó đọc không sót một chữ, chỉ ngắc ngứ có hai ba lần:

Rủ nhau vô núi hái chơm chơm

Nhớ bạn hồi còn học chữ Nơm

Sáng sáng lơn tơn đi nhử cuốc

Chiều chiều xớ rớ đứng câu tơm

Mùa đông tơi lá che mưa bấc

Tiết hạ hiên tranh lộng gió nờm

Nghe chuyện xóm xưa thời khói lửa

Sảng hồn, sấm nổ tưởng đâu bơm!

Trong khi con Cúc ôm bụng cười ngặt nghẽo thì con Lệ tròn mắt ngơ ngác:

Tao thấy bài thơ có gì tức cười đâu hả Cúc? Con Cúc quẹt nước mắt:

Tại chị không biết! Ngoài quê em, chữ “ôm” người ta đọc thành chữ “ơm” như rứa đó. Người ta không kêu “con tôm” mà kêu “con tơm”, không kêu “ốm nhách” mà kêu “ớm nhách”…

Con Lệ phì cười:

– À, à, tao nhớ rồi. Mi với con Hường cũng hay nói như vậy…

Cô Thanh nghe con Lệ thuật lại, khoái lắm. Cô bắt con Hường đọc bài thơ đó cho thằng Lâm chép ra giấy, rồi dán lên vách.

Tưởng dán chơi cho vui, không dè khách tò mò xúm lại coi đông nghịt.

Khách coi xong, cười rũ.

Khách quảng Nam thì vừa coi vừa đọc oang oang. Hỏi, thì khách kêu đọc to lên vậy nghe mới sướng lỗ tai.

Tới bữa thứ ba, một ông khách xứ Quảng đứng lên khỏi bàn, bô bô:

Ở xứ tui, người ta đâu chỉ nói “ôm” thành “ơm”. Còn nói “am” thành “ôm” nữa chứ! Cho nên tui có bài thơ ni tặng lại nhà thơ Tường Linh!

Rồi ông đọc, giọng sang sảng:

Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm Ăn hòn nói cục chẳng thôm lôm Có chàng công tử quê Đà Nẽng Cưới ả Thúy Kiều xứ Phú Côm Cha vợ đến thăm chào trọ trẹ

Mẹ chồng không hiểu nói cồm rồm Thêm ông hàng xóm người Hà Nội Chả hiểu mô tê cũng tọa đồm.

Khách là nhà thơ Tú Rua, người Hòa Vang. Tú Rua đọc tới đâu, khách trong quán cười bò tới đó. Và khi ông đọc xong thì “cử tọa” vỗ tay hoan hô rần rần. Con Cúc đứng trong bếp ngó ra, tiếc hùi hụi không có nhà thơ Tường Linh ngồi đó.

Ngay tối đó, bài thơ của Tú Rua được thằng Lâm nắn nót chép lại và dán lên vách, kế bài thơ của Tường Linh.

Cả hai bài thơ đặc giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” này nhanh chóng trở thành “di sản văn hóa” của quán Đo Đo, nơi các thực khách ăn xong thường nấn ná đứng khề khà thưởng lãm.

Trong chuyện này, công đầu phải kể là con Hường.

Bình luận