Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Quán Gò Đi Lên

Chương 22

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Con Lệ không nói ngoa. Thằng Lâm về Tây Ninh chừng một tuần, tới lượt con Cúc xin cô Thanh về quê.

Dạo con Cúc về ngoải cấy lúa, ngày nó sắp trở vô lại, ba nó bất thần bị xe đụng gãy giò, phải đưa vô bệnh viện chụp phim, bó bột.

Ngày nó đi, ba nó còn nằm trong bệnh viện rên hừ hừ. Hồi đó, nó tính ở nhà luôn, chăm sóc ba. Nhưng ba nó nạt:

Mi vô lại trong nớ đi! Gãy xương chút xíu, ăn thua gì! Ít bữa nó sẽ lành ngay thôi!

Ba nó làm oai để đuổi nó trở vô Sài Gòn, chớ người già gãy xương còn lâu mới lành. Con Cúc cũng biết vậy nhưng ba nó đuổi nó như đuổi tà, hơn nữa ông gãy chân chớ đâu có gãy tay, nằm trên giường ông thừa sức phóng rựa “lấy đầu người ngoài năm mươi bộ” y như phép phi đao trong phim kiếm hiệp nên nó sức mấy dám cãi lời.

Trước khi leo lên xe đò, nó thút thít nói với mẹ:

– Nếu chân ba vẫn không đi lại bình thường được, mẹ nhớ gọi điện cho con biết!

Ấy là con Cúc sợ mẹ nó phải thui thủi một mình ngoài đồng. Nó tính rồi: nếu ba nó không ra ruộng được, nó phải về quê đỡ đần cho mẹ nó.

Lúc mới trở vô lại, con Cúc nói thiệt hết hoàn cảnh của nó với cô Thanh. Nên khi mẹ con Cúc gọi điện vô, báo cho con Cúc biết ba nó đã xuất viện nhưng đi lại phải chống nạng thì cô biết khó lòng giữ chân con Cúc được.

– Khi nào tới nhà, con nhớ gọi điện cho cô biết con về tới nơi bình yên nghe! – Cô Thanh dặn.

Dạ!

Rồi khi nào rảnh rỗi nhớ biên thư vô cho cô với mấy đứa trong quán nghe con!

Dạ! – Cặp mắt con Cúc đỏ hoe – Con sẽ biên thư cho cô với mấy anh chị. Cô Thanh trầm ngâm một hồi rồi ngập ngừng hỏi:
Mai mốt con có tính trở vô nữa không?

Con Cúc thở dài:

Con cũng không biết nữa. Nếu vết thương ba con không lành, chắc con ở ngoài nớ luôn.

Con Cúc thở dài làm cô Thanh thở dài theo. Cô thở dài và nhìn ra hiên nắng, tự dưng thấy ngùi ngùi trong dạ. Con Cúc đã quyết định như vậy, cô không tin sẽ có ngày gặp lại nó. Ba nó đã lớn tuổi, sau một tai nạn như vậy, chân cẳng đi lại được đã là may, nói gì đến chuyện băng đồng lội ruộng. Con Cúc là đứa hiếu thảo, hẳn sẽ không nỡ nào bỏ mặc mẹ nó tần tảo sớm khuya, một mình dầm sương dãi nắng. Như vậy hẳn con Cúc sẽ không trở lại quán Đo Đo nữa. Thiếu bàn tay siêng năng của nó, thiếu cái giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” của nó, quán Đo Đo chắc sẽ vô cùng trống vắng. Quán Đo Đo chắc sẽ rất buồn. Mấy đứa trong quán chắc cũng buồn hiu.

Mà cần chi đến ngày quán Đo Đo thiếu bóng hình con Cúc. Vừa nghe tin con Cúc sẽ rời bỏ quán Đo Đo, một bầu không khí ảm đạm đã bao trùm cả quán. Mấy đứa loi choi khóc như mưa bấc. Trước đó một tuần, thằng Lâm cũng ra đi. Nhưng đấy là thằng Lâm vào đại học, bên cạnh nỗi buồn còn có niềm vui. Hơn nữa, thằng Lâm học đại học ở Sài Gòn, tiếng là chia tay nhưng nó vẫn ở loanh quanh trong thành phố, nghĩa là vẫn còn nhiều cơ hội gặp lại.

Còn con Cúc ra đi là đi biệt. Nó về Quảng Nam, vùng quê nghèo nàn và lũ lụt, biết ngày nào mới có dịp gặp lại nhau tay bắt mặt mừng.

Nghĩ đến cảnh con Cúc về quê cày cấy, da dẻ đen thui, tóc tai khét nghẹt, đến nỗi hôm nọ nó vô quán ngồi ăn mì cả buổi mà chẳng ai nhận ra, con Lệ rưng rưng nước mắt:

– Em về ngoải, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe Cúc.

Nói xong, nó giúi vào tay con Cúc một chiếc vòng mã não:

– Chị tặng em cái này làm kỷ niệm.

Con Kim nhét cái bóp da rắn vào tay con Cúc:

Cái này chị tặng em. Để nhìn tới nó là em nhớ tới chị, Cúc há? Con Cúc mở bóp, thấy có một xấp tiền ở trỏng liền kêu lên:

Chị bỏ quên tiền trong ni nề!

Con Kim quẹt nước mắt:

– Chị tặng em đó.

Thằng Cải tặng con Cúc sợi dây chuyền lủng lẳng một tượng Phật bằng đá xanh:

Cái này quý lắm đó, Cúc! Đeo cái này trên cổ, Cúc nhất định sẽ gặp nhiều may mắn!

Con Cúc cắn môi:

Cúc gặp cô Thanh, gặp anh Cải, gặp mấy anh chị trong quán và được mọi người yêu thương đã là may mắn của Cúc rồi!

Con Cúc nhà quê ăn cục nói hòn, bữa nay xúc động trong lòng tự dưng nó ăn nói văn hoa ra phết.

Món quà cuối cùng con Cúc nhận được là của con Lan. Trước nay con Lan vẫn coi con Cúc là “đại tình địch”, là “kẻ thù nguy hiểm nhứt”, vẫn đêm ngày thầm mong con Cúc trúng gió méo miệng để thằng Lâm hết đường tơ tưởng. Nhưng bữa nay, nghe tin con Cúc bỏ quán Đo Đo ra đi không hẹn ngày trở lại, con Lan chợt thấy lòng mình bâng khuâng quá đỗi. Đến lúc này con Lan mới hiểu ra khi bên cạnh không còn con Cúc, lòng nó sẽ nhớ nhung biết là chừng nào.

Món quà của con Lan là những tấm hình. Đó chính là xấp hình để dành tặng thằng Lâm.

– Những tấm hình này ở bên cạnh em cũng như chị luôn luôn ở bên em đó Cúc! – Con Lan sụt sịt nói.

Con Cúc nắm chặt tay con Lan:

Mai mốt em nhớ chị lắm đó.

Chị cũng rất nhớ em! – Rồi con Lan hạ giọng thầm thì – Em có nhắn gì lại cho anh Lâm không, chị nhắn cho!

Em muốn nhắn lắm nhưng chẳng biết nhắn gì! – Con Cúc bối rối gãi đầu – Trước đây em giả bộ đáp lại tình cảm của ảnh để ảnh yên tâm ôn tập, nay ảnh thi đậu rồi, em lại sợ ảnh kêu em gạt ảnh!

Tiết lộ của con Cúc khiến con Lan ngỡ ngàng quá đỗi. Té ra là vậy. Té ra trước nay nó hiểu lầm con Cúc. Té ra con Cúc tốt hơn nó tưởng nhiều. Vậy mà nó định “ếm xì bùa” cho con Cúc méo mày méo mặt, thiệt bậy bạ quá sức!

Em đừng lo! – Con Lan cảm động ôm vai con Cúc – Chị sẽ tìm cách nói cho anh Lâm hiểu. Chắc chắn ảnh sẽ cảm ơn em chớ không trách em đâu!

Trong bọn, chỉ có con Hường là tỉnh queo. Nó thổ lưng con Cúc:

Mi về gặp ba mẹ tao, nói ít bữa nữa tao cũng về. Lời nhắn gởi của con Hường làm con Cúc giật thót:

Mi đừng có giỡn chơi!

Tao nói thiệt đó! – Con Hường quả quyết – Có mi trong ni, tao mới vô. Chừ mi về, tao ở một mình buồn làm răng chịu thấu!

Nếu rứa, răng mi không về luôn với tao?

Tao chưa về liền được! – Con Hường nhún vai y hệt người lớn – Để tao nói với cô Thanh đã. Chừng mô cô Thanh kiếm được người, tao mới về.

Nhưng con Hường chỉ tỉnh rụi lúc đó thôi. Khi con Cúc leo lên xe ngồi sau lưng thằng Cải chuẩn bị ra bến xe, mắt nó rơm rớm:

– Mi đi bình yên nghe. Nhớ nói với ba mẹ tao là tao ở trong này vẫn mạnh giỏi!

Khi thằng Cải chuẩn bị nhấn bàn đạp, cô Thanh hấp tấp chạy ra và lật đật nhét vào túi xách con Cúc một xấp vải và một cọc tiền. Mắt cô cũng ngân ngấn nước y hệt mấy đứa loi choi:

– Nhớ gọi điện và biên thư vô nghe con!

Từ hôm qua đến giờ, cô Thanh lặp lại lời dặn dò này đúng mười lần cả thảy. Cô chưa kịp dặn thêm lần thứ mười một thì thằng Cải đã chở con Cúc chạy mất.

Con Lệ không nói ngoa. Thằng Lâm về Tây Ninh chừng một tuần, tới lượt con Cúc xin cô Thanh về quê.

Dạo con Cúc về ngoải cấy lúa, ngày nó sắp trở vô lại, ba nó bất thần bị xe đụng gãy giò, phải đưa vô bệnh viện chụp phim, bó bột.

Ngày nó đi, ba nó còn nằm trong bệnh viện rên hừ hừ. Hồi đó, nó tính ở nhà luôn, chăm sóc ba. Nhưng ba nó nạt:

Mi vô lại trong nớ đi! Gãy xương chút xíu, ăn thua gì! Ít bữa nó sẽ lành ngay thôi!

Ba nó làm oai để đuổi nó trở vô Sài Gòn, chớ người già gãy xương còn lâu mới lành. Con Cúc cũng biết vậy nhưng ba nó đuổi nó như đuổi tà, hơn nữa ông gãy chân chớ đâu có gãy tay, nằm trên giường ông thừa sức phóng rựa “lấy đầu người ngoài năm mươi bộ” y như phép phi đao trong phim kiếm hiệp nên nó sức mấy dám cãi lời.

Trước khi leo lên xe đò, nó thút thít nói với mẹ:

– Nếu chân ba vẫn không đi lại bình thường được, mẹ nhớ gọi điện cho con biết!

Ấy là con Cúc sợ mẹ nó phải thui thủi một mình ngoài đồng. Nó tính rồi: nếu ba nó không ra ruộng được, nó phải về quê đỡ đần cho mẹ nó.

Lúc mới trở vô lại, con Cúc nói thiệt hết hoàn cảnh của nó với cô Thanh. Nên khi mẹ con Cúc gọi điện vô, báo cho con Cúc biết ba nó đã xuất viện nhưng đi lại phải chống nạng thì cô biết khó lòng giữ chân con Cúc được.

– Khi nào tới nhà, con nhớ gọi điện cho cô biết con về tới nơi bình yên nghe! – Cô Thanh dặn.

Dạ!

Rồi khi nào rảnh rỗi nhớ biên thư vô cho cô với mấy đứa trong quán nghe con!

Dạ! – Cặp mắt con Cúc đỏ hoe – Con sẽ biên thư cho cô với mấy anh chị. Cô Thanh trầm ngâm một hồi rồi ngập ngừng hỏi:
Mai mốt con có tính trở vô nữa không?

Con Cúc thở dài:

Con cũng không biết nữa. Nếu vết thương ba con không lành, chắc con ở ngoài nớ luôn.

Con Cúc thở dài làm cô Thanh thở dài theo. Cô thở dài và nhìn ra hiên nắng, tự dưng thấy ngùi ngùi trong dạ. Con Cúc đã quyết định như vậy, cô không tin sẽ có ngày gặp lại nó. Ba nó đã lớn tuổi, sau một tai nạn như vậy, chân cẳng đi lại được đã là may, nói gì đến chuyện băng đồng lội ruộng. Con Cúc là đứa hiếu thảo, hẳn sẽ không nỡ nào bỏ mặc mẹ nó tần tảo sớm khuya, một mình dầm sương dãi nắng. Như vậy hẳn con Cúc sẽ không trở lại quán Đo Đo nữa. Thiếu bàn tay siêng năng của nó, thiếu cái giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” của nó, quán Đo Đo chắc sẽ vô cùng trống vắng. Quán Đo Đo chắc sẽ rất buồn. Mấy đứa trong quán chắc cũng buồn hiu.

Mà cần chi đến ngày quán Đo Đo thiếu bóng hình con Cúc. Vừa nghe tin con Cúc sẽ rời bỏ quán Đo Đo, một bầu không khí ảm đạm đã bao trùm cả quán. Mấy đứa loi choi khóc như mưa bấc. Trước đó một tuần, thằng Lâm cũng ra đi. Nhưng đấy là thằng Lâm vào đại học, bên cạnh nỗi buồn còn có niềm vui. Hơn nữa, thằng Lâm học đại học ở Sài Gòn, tiếng là chia tay nhưng nó vẫn ở loanh quanh trong thành phố, nghĩa là vẫn còn nhiều cơ hội gặp lại.

Còn con Cúc ra đi là đi biệt. Nó về Quảng Nam, vùng quê nghèo nàn và lũ lụt, biết ngày nào mới có dịp gặp lại nhau tay bắt mặt mừng.

Nghĩ đến cảnh con Cúc về quê cày cấy, da dẻ đen thui, tóc tai khét nghẹt, đến nỗi hôm nọ nó vô quán ngồi ăn mì cả buổi mà chẳng ai nhận ra, con Lệ rưng rưng nước mắt:

– Em về ngoải, nhớ giữ gìn sức khỏe nghe Cúc.

Nói xong, nó giúi vào tay con Cúc một chiếc vòng mã não:

– Chị tặng em cái này làm kỷ niệm.

Con Kim nhét cái bóp da rắn vào tay con Cúc:

Cái này chị tặng em. Để nhìn tới nó là em nhớ tới chị, Cúc há? Con Cúc mở bóp, thấy có một xấp tiền ở trỏng liền kêu lên:

Chị bỏ quên tiền trong ni nề!

Con Kim quẹt nước mắt:

– Chị tặng em đó.

Thằng Cải tặng con Cúc sợi dây chuyền lủng lẳng một tượng Phật bằng đá xanh:

Cái này quý lắm đó, Cúc! Đeo cái này trên cổ, Cúc nhất định sẽ gặp nhiều may mắn!

Con Cúc cắn môi:

Cúc gặp cô Thanh, gặp anh Cải, gặp mấy anh chị trong quán và được mọi người yêu thương đã là may mắn của Cúc rồi!

Con Cúc nhà quê ăn cục nói hòn, bữa nay xúc động trong lòng tự dưng nó ăn nói văn hoa ra phết.

Món quà cuối cùng con Cúc nhận được là của con Lan. Trước nay con Lan vẫn coi con Cúc là “đại tình địch”, là “kẻ thù nguy hiểm nhứt”, vẫn đêm ngày thầm mong con Cúc trúng gió méo miệng để thằng Lâm hết đường tơ tưởng. Nhưng bữa nay, nghe tin con Cúc bỏ quán Đo Đo ra đi không hẹn ngày trở lại, con Lan chợt thấy lòng mình bâng khuâng quá đỗi. Đến lúc này con Lan mới hiểu ra khi bên cạnh không còn con Cúc, lòng nó sẽ nhớ nhung biết là chừng nào.

Món quà của con Lan là những tấm hình. Đó chính là xấp hình để dành tặng thằng Lâm.

– Những tấm hình này ở bên cạnh em cũng như chị luôn luôn ở bên em đó Cúc! – Con Lan sụt sịt nói.

Con Cúc nắm chặt tay con Lan:

Mai mốt em nhớ chị lắm đó.

Chị cũng rất nhớ em! – Rồi con Lan hạ giọng thầm thì – Em có nhắn gì lại cho anh Lâm không, chị nhắn cho!

Em muốn nhắn lắm nhưng chẳng biết nhắn gì! – Con Cúc bối rối gãi đầu – Trước đây em giả bộ đáp lại tình cảm của ảnh để ảnh yên tâm ôn tập, nay ảnh thi đậu rồi, em lại sợ ảnh kêu em gạt ảnh!

Tiết lộ của con Cúc khiến con Lan ngỡ ngàng quá đỗi. Té ra là vậy. Té ra trước nay nó hiểu lầm con Cúc. Té ra con Cúc tốt hơn nó tưởng nhiều. Vậy mà nó định “ếm xì bùa” cho con Cúc méo mày méo mặt, thiệt bậy bạ quá sức!

Em đừng lo! – Con Lan cảm động ôm vai con Cúc – Chị sẽ tìm cách nói cho anh Lâm hiểu. Chắc chắn ảnh sẽ cảm ơn em chớ không trách em đâu!

Trong bọn, chỉ có con Hường là tỉnh queo. Nó thổ lưng con Cúc:

Mi về gặp ba mẹ tao, nói ít bữa nữa tao cũng về. Lời nhắn gởi của con Hường làm con Cúc giật thót:

Mi đừng có giỡn chơi!

Tao nói thiệt đó! – Con Hường quả quyết – Có mi trong ni, tao mới vô. Chừ mi về, tao ở một mình buồn làm răng chịu thấu!

Nếu rứa, răng mi không về luôn với tao?

Tao chưa về liền được! – Con Hường nhún vai y hệt người lớn – Để tao nói với cô Thanh đã. Chừng mô cô Thanh kiếm được người, tao mới về.

Nhưng con Hường chỉ tỉnh rụi lúc đó thôi. Khi con Cúc leo lên xe ngồi sau lưng thằng Cải chuẩn bị ra bến xe, mắt nó rơm rớm:

– Mi đi bình yên nghe. Nhớ nói với ba mẹ tao là tao ở trong này vẫn mạnh giỏi!

Khi thằng Cải chuẩn bị nhấn bàn đạp, cô Thanh hấp tấp chạy ra và lật đật nhét vào túi xách con Cúc một xấp vải và một cọc tiền. Mắt cô cũng ngân ngấn nước y hệt mấy đứa loi choi:

– Nhớ gọi điện và biên thư vô nghe con!

Từ hôm qua đến giờ, cô Thanh lặp lại lời dặn dò này đúng mười lần cả thảy. Cô chưa kịp dặn thêm lần thứ mười một thì thằng Cải đã chở con Cúc chạy mất.

Bình luận