Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Liêu trai chí dị

Chương 121 – Phiên chợ giữa biển

Tác giả: Bồ Tùng Linh
Chọn tập

Mã Tuấn biểu thị Long Môi, con nhà buôn bán, đẹp trai tính phóng khoáng, thích múa hát, theo phường hát hội lấy khăn gấm bịt đầu trông mỹ miều như con gái, nhân đấy có biệt hiệu là Tuấn Nhân.

Hồi mười bốn tuổi, lên học trường quận, liền nổi tiếng học giỏi. Cha già yếu, nghỉ buôn bán ở nhà, bèn khuyên con:

– Mấy quyển sách khi đói không thể náu mà ăn, khi rét không thể may mà mặc, con ạ! Thôi thì con nghỉ học nối nghiệp theo cha, xoay ra thương mại thì hay hơn.

Từ đó, Mã tập buôn bán, lần hồi, theo người ta đi buôn ngoài biển. Một hôm, ghe bị gió bão thổi băng đi mấy ngày đêm, tới một nơi đô hội, người trên đảo xấu xí lạ lùng.

Vậy mà họ thấy Mã, lại cho là yêu ma, ồn ào bỏ chạy. Ban đầu, Mã sợ hãi quá, đến khi biết rõ người bản xứ sợ mình, bèn lợi dụng ngay tình trạng ấy mà nhát họ. Gặp họ đang ngồi ăn, Mã chạy càn đến; ai nấy đều sợ hãi chạy tán loạn, chàng được xơi những món ăn thừa.

Lâu dần vào mãi xóm làng chân núi, thấy ở đây cũng có kẻ mặt mũi giống y như người, duy có quần áo lam lũ rách rưới như lũ ăn mày. Chàng ngồi nghỉ dưới gốc cây, người ta không dám mon men đến gần, chỉ đứng xa xa mà ngó trầm trồ. Lâu rồi thấy chàng không phải là loài cắn xé ai, bấy giờ mới dần dà đến gần.

Chàng cười và nói với họ. Tiếng họ tuy khác, nhưng có thể hiểu được nửa phần. Chàng tỏ căn do vì sao mình lạc đến xứ này. Người làng mừng rỡ loan báo cho làng xóm biết rằng người khách lạ không phải đến vồ cắn ai đâu. Tuy nhiên những kẻ xấu xí nhất hạng chỉ đứng xa ngó, chẳng nỡ bỏ đi ngay, nhưng không dám đến gần.

Bọn đến gần chàng, nhận thấy vị trí mũi miệng cũng giống người Trung Quốc. Họ bày rượu thịt ra mời ăn. Chàng hỏi tại sao thấy mình lại sợ. Họ đáp:

– Chúng tôi thường nghe ông bà truyền lại rằng: Cách đây hai mươi sáu ngàn dặm, về phía tây có người Trung Quốc, người dân mặt mũi kỳ quái. Bấy lâu chỉ nghe đồn thôi, ngày nay mới tin là có sự thật.

Hỏi tại sao dân bản xứ nghèo, họ đáp:

– Điều quý chuộng ở nước chúng tôi, chẳng phải ở văn chương mà ở hình mạo. Người đẹp nhất hạng làm chức thượng khanh; thứ đến chức dân xã; hạng dưới chót nữa cũng được các bậc quý nhân thương yêu, cho nên có lương bổng để nuôi con. Còn như hạng chúng tôi đây, lúc mới oa oa chào đời, cha mẹ cho là vật bất thường, nhiều nhà quăng đi không nuôi. Trừ ra nhà nào vì sự nối dõi tông môn thì mới không đành lòng bỏ đi; miễn cưỡng mà nuôi thôi.

– Nước này tên là nước gì?

– Đây là nước Đại La Sát, kinh đô ở cách ba mươi dặm về hướng Bắc.

Mã yêu cầu họ dẫn đi xem kinh đô một phen cho biết. Gà gáy thức dậy cùng đi. Trời sáng đến kinh đô. Thành xây bằng đá đen như mực; lâu đài cao ngót trăm thước, nhưng có ít lợp ngói chỉ lấy những phiến đá đỏ úp lên trên, trông chẳng khác son đỏ.

Vừa gặp lúc bấy giờ bãi chầu, các quan nghênh ngang võng lọng từ trong triều ra về. Người nhà quê cùng đi với Mã, trỏ vào một vị quan nói:

– Quan lớn tướng quốc đó.

Mã nhòm thấy hình dung quan lớn mà thấy rùng mình, hai tay ngoẳng ra lưng, mũi có ba lỗ, lông mày úp lấy ba mắt như treo tấm màn. Đến mấy ngài cưỡi ngựa đi qua, người hướng đạo nói với Mã:

– Đó là quan đại phu. Lần lượt giới thiệu quan chức mỗi vị từ trong triều kế tiếp ra về. Mã trông mặt mũi người nào người nấy dị hợm quái kỳ, có điều quan chức càng thấp kém chừng nào thì diện mạo cũng bớt xấu xí chừng ấy.

Một lúc sau, Mã đi về qua các phố phường; người ta trông thấy vừa la vừa chạy, té lên ngã xuống làm như gặp phải quái vật chi vậy. Người quê hết sức phân phải, bấy giờ người chợ mới dám đứng ngó xa xa, không chạy tán loạn nữa.

Sau khi Mã trở về sơn thôn, khắp trong nước trẻ già lớn nhỏ, chẳng ai không nghe biết sơn thôn có một người quái cư trú. Từ đó các nhà quyền quý danh vọng muốn cho dân gian được rộng kiến văn cho nên tranh nhau bảo người sơn thôn luân phiên nhau mời Mã đến chơi.

Nhưng, Mã đến nha nào, nhà ấy sợ hãi vội vàng đóng chặt cửa ngõ, đàn ông, đàn bà, con gái lén lút dòm qua khe cửa, run sợ bàn tán nhau; hết trọn ngày ấy, ngày khác không có ai mới tới gặp mặt. Người trong làng nói:

– Chốn này có một vị quan chấp kích, xưa kia từng phụng mạng tiên vương đi sứ ngoại quốc, từng trông thấy thiên hạ nhiều, có lẽ chỉ ông ta dám tiếp kiến anh mà không sợ hãi thôi.

Mã nghe lời, đến nhà ông chấp kích. Thật quả ông này vui mừng tiếp rước, đãi như thượng tân. Mã ngó diện mạo ông, như một cụ già tám chín mươi tuổi, hai con mắt nổi bật ra bên ngoài, râu tua tuả như lông con chim.

Ông ung dung nói chuyện:

– Hồi lão còn trẻ tuổi, từng phụng mạng vua đi sứ ngoại quốc rất nhiều, chỉ tiếc chưa đi tới nước Trung Hoa lần nào. Nay đã một trăm hai chục tuổi lại được trông thấy thượng quốc nhân vật thế này, thật là có phước, không thể nào không tâu thiên tử hay biết. Nhưng lão về ở ẩn nơi rừng núi đã mười năm nay, không để gót tới sân rồng; vậy sáng ngày mai, lão xin vì ông, cố gắng đi chầu thiên tử một phen.

Laõ nói đoạn, sai dọn tiệc thết đãi. Sau vài tuần rượu, gọi phường nữ nhạc gồm mười mấy cô ra trước tiệc thay phiên nhau múa hát làm vui. Cô nào mặt mày cũng xấu xí như quỷ dạ xoa, bịt đầu bằng gấm trắng, mình vận áo đỏ quét đất, giọng hát nghe ồ ồ, chả biết là bản gì, mà nhịp nhàng cũng kỳ cục khó hiểu. Coi bộ lão quan vui sướng lắm, hỏi coi Trung Hoa có đờn nhạc xướng hát như vầy không? Mã đáp: có. Lão quan xin Mã hát thử một bài ca Trung Hoa cho nghe. Mã gõ nhịp trên bàn, ca một bài.Lão quan hớn hở nói:

– Lạ thay! Tiếng hát như hoàng kêu, phụng gáy, lão chưa từng nghe bao giờ.

Sáng bữa sau, lão lên đường, vào chào quốc vương, cốt tiến cử Mã.

Vua hân hoan xuống chiếu vời ngay. Song có ba quan đại thần, tau bày hình dạng Mã quái gở, nếu vời vào chầu, e làm kinh hãi thánh thể. Quốc vương nghe tâu liền bãi lệnh tuyên triệu quái nhân Trung quốc.

Lão quan tức tốc về nhà, thuật chuyện cho Mã nghe và tỏ ý rất tiếc. Mã ở nhà lão quan lâu ngày đâm buồn, có hôm cùng chủ nhân uống rượu say, bèn cầm gươm đứng dậy múa, lấy than lọ bôi mặt đen thủi đen thui, đóng vai Trương Phi. Chủ nhân trầm trồ khen thế là đẹp:

– Xin ông cứ để bộ mặt Trương Phi đến bái yết quan tể tướng, chắc ngài trọng dụng lo gì chẳng được chức cao lộc nhiều.

Mã lắc đầu nói:

– Trời ơi! Bôi nhọ thế này mà chơi đùa, còn có thể yêu thương được, có lý nào vác bộ mặt hát bội đi cầu lấy vinh hiển.

Chủ nhân cố nài ép mãi, Mã mới chịu nghe.

Hôm sau, ông làm tiệc lớn, mời các nhà đương quyền đến nhà yến ẩm, bảo Mã vẽ bộ mặt nhọ nồi sẵn sàng chờ đợi. Một chặp quan khách kéo đến đông đủ, ông kêu Mã ra trình diện. Khách đều sửng sốt, nói:

– Quái lạ, sao bữa trước xấu như ma lem, nay hóa mỹ miều xinh đẹp đến thế?

Rồi các quan cùng kéo Mã ngồi chung tiệc rượu, chén tạc chén thù hết sức vui vẻ. Mã đứng dậy múa may, hát ê a một khúc đúm, cử tọa tấm tắc khen hay. Qua ngày sau, các quan cùng dâng biểu tiến cử Mã với vua. Nghe nói Mã đã đổi xấu ra đẹp, vua lấy làm mừng rỡ sai đem cờ mao tiết đi vời chàng vào triều.

Khi làm lễ bái kiến xong, vua hỏi về đạo trị an của Trung !uốc, chàng cặn kẽ tâu bày, được vua khen thưởng đáo để, liền ban yến ở ly cung. Rượu ngà ngà say, vua hỏi:

– Nghe đồn khanh giỏi múa hát, có cho quả nhân được thưởng thức chăng.

Mã đứng lên bỏ bộ múa hát, cũng bắt chước trùm đầu bằng gấm trắng, hát giọng đò đưa. Vua nghe thích chí liền phong cho Mã chức hạ đại phu. Chàng thường được vua ban tứ yến riêng, hậu đãi khác cả mọi người.

Lâu dần, các quan lớn nhỏ trong triều biết cái mặt chàng bôi nhọ là bộ mặt giả, nhờ đó mà công danh phú quý. Chàng đi tới đâu cũng được người ta nói thì thầm với nhau, không niềm nở với mình nữa. Từ đó chàng hóa ra cô lập, trong lòng cắn rứt không yên, liền dâng biểu xin về hưu dưỡng. Vua không cho. Lại nằn nì xin nghỉ có hạn, vua cho nghỉ ba tháng.

Chàng dùng ngựa trạm, chở các món vàng bạc châu báu trở về sơn thôn. Dân sở tại kéo nhau ra quì đón bên đường. Chàng phân cấp tiền bạc cho những nhà tử tế với mình lúc nọ, tiếng chúc tụng hoan hô, vang dậy như sấm. Dân làng nói:

– Chúng tôi hèn mọn, mang ơn quan đại phu tặng cho tiền bạc, ngài mai có phiên chợ giữa biển, sẽ tìm mua vật quý để đền đáp quan đại phu.

Chàng hỏi chợ biển ở chỗ nào, dàn làng nói:

– Tức là chợ họp dưới biển, người cá (người sống dưới nước như cá) ở bốn biển, gom góp châu báu, bốn phương 1 hai nước, cùng tới trao đổi. Trong đó có nhiều thần nhân đến chơi, mây ráng đầy trời ba đào cuồn cuộn; vì thế những hạng quý nhân tự trọng, không dám xông pha hiểm nghèo, cứ trao lụa là cho chúng tôi, mua dùm các món đồ lạ đem về cho họ. Nay mai sắp đến phiên chợ ấy rồi.

Mã hỏi tại sao biết chắc ngày giờ nào đến phiên chợ biển họp. Dân chúng cắt nghĩa:

– Mỗi khi chúng tôi thấy có đàn chim đỏ bay liệng tới lui tức là bảy hôm sau có chợ.

Mã lại hỏi hành kỳ bao lâu, ý muốn cùng đi xem chợ cho biết nhưng dân làng ngăn bảo chàng phải tự trọng, vì đi chợ rất mạo hiểm, thường thường có đi không về. Chàng nói:

– Các ngươi đừng lo dùm tôi. Tôi vốn đi biển đã quen, sợ chi sóng gió.

Cách mấy ngày sau, quả thấy có người đến gửi tiền của để mua đồ. Tới kỳ chàng vận hành lý xuống thuyền cùng đi chợ biển với người ta. Thuyền chở được khoảng vài chục người, dáng thẳng lườn cao, mười tay bơi chèo, thuyền đi vùn vụt như tên.

Trải qua bốn ngày, xa trông khỏang mây nước giáp nhau, lâu đài lo nhô trùng điệp, những ghe buồm bán đậu dày như kiến. Một chặp đến dưới chành thành nhìn lên vách tường cao bằng đầu người, lầu gác trên mặt thành chót vót đụng mây xanh.

Buộc thuyền xong vào bờ, thấy các món châu báu la liệt trong chợ, ánh sáng lóng lánh chói mắt, nhiều thứcc trần gian không có. Một thiếu niên cưỡi ngưạ đi tới, người họp chợ đều dạt ra tránh đường, bảo nhau đó là Đông dương tam thái tử.

Thế tử đi ngang, liếc mắt thấy Mã, nói:

– Người này là người xứ lạ!

Lập tức, có kẻ tùy tùng đến hỏi Mã tên họ là gì, quê quán nơi nào. Chàng đứng bên đường, chắp tay vái chào thế tử và tự giới thiệu mình. Thế tử mừng và nói:

– Được ngài quá bộ tới đây, thật có duyên phận không ít.

Nói đoạn, trao một con ngựa cho chàng cưỡi, cùng nhau song song theo hướng tây một quãng, mới tới bờ đất cù lao.

Ngựa phăng phăng nhảy đại xuống nước, chàng khiếp đảm kêu lên thất thanh; bỗng thấy nước biển tách ra thành đường đi, hai bên chót vót như vách thành dựng đứng. Đi một lát thấy bày ra trước mắt những toà cung điện nguy nga, đồi mồi làm kèo, vẩy rồng làm ngói, bốn vách thủy tinh, lóng lánh chói mắt.

Chàng xuống ngựa, bước vào cung điện, ngó lên thấy Long vương ngồi trên. Thế tử kính tâu:

– Thần đi xem chợ, được gặp một hiền sĩ Trung Quốc, nên dẫn về đây ra mắt đại vương.

Chàng làm lễ bái yết xong, Long vương hỏi:

– Tiên sinh là bậc học sĩ, hẳn làm vă n hay, vậy quả nhân muốn cậy làm giùm bài phú chợ biển, xin đừng tiếc công nhả ngọc phun châu.

Chàng cúi đầu phụng mạng, liền có thị vệ đem ra nghiên thuỷ tinh, bút râu rồng, giấy trắng như tuyết, mực thơm như lan. Chàng tức thời viết thành bài văn hơn một nghìn chữ đưa trình. Long vương xem rồi khen không tiếc lời:

– Tài lớn của tiên sinh, làm cho thủy quốc vẻ vang biết mấy.

Rồi hội họp các thủy tộc, mở tiệc lớn ở cung Thế Hà. Sau vài tuần rượu, Long vương nâng chén hướng về phía khách nói:

– Quả nhân có đứa con gái cưng, hiện chưa lấy chồng, muốn gả cho tien sinh, thuận hay không?

Chàng tự thẹn không biết nói thế nào chỉ cúi đầu vâng dạ mà thôi, Long vương day lại tả hữu, nói gì chẳng rõ, giây lát mấy nàng cung nữ phò công chúa ra làm lễ, vàng ngọc leng kheng, đàn sáo inh ỏi. Chàng đáp lễ và liếc dòm công chúa, mỹ miều như tiên.

Công chúa chào khách xong trở vào hậu cung.

Sau khi bãi tiệc, hai thị nữ cầm đèn lồng, đưa chàng vào hậu cung.

Công chúa trang điểm ngồi đợi trong phòng kê giường san hô, chạm đồ bát bảo, tấm màn che ngoài kết bằng ngọc minh châu, viên nào viên nấy lớn như cái đấu; chăn mền nệm gối đều bằng thứ rêu mềm mại thơm tho. Trời mới bừng sáng, a hoàn cung nữ đã tấp nập trước mặt để chờ sai khiến.

Chàng ra triều đường bái tạ, Long vương phong chức phò mã đô úy, và sai chép bài phú gửi đi các biển xem.

Long vương ở các biển điều sai sứ đến mừng, nhân dịp gửi thiếp mời phò mã tới uống rượu.

Chàng vận đồ gấm vóc cưỡi rồng xanh ra đi, mấy chục võ sĩ cưỡi cá ngựa theo hộ vệ cùng mang cung sơn son, cầm hèo bịt bạc long lanh rầm rộ, lại có phường nhạc theo hầu, trên lưng ngựa gảy đàn tranh ngồi trong xe gõ phách ngọc.

Nội trong ba ngày, chàng dạo chơi khắp các biển, vì đó cái tên “Long môi” (rồng làm mai) vang dậy bốn biển. Trong cung có một cây ngọc, mình đầy một ôm sáng ngời và trong suốt như lưu ly trắng; giữa có rượu màu vàng lợt, nhỏ thua cánh tay, lá cây giống như bích ngọc dày bằng đồng tiền âm u rậm rạp. Thường ngày vợ chồng ngồi dưới bóng cây ngâm thơ thổi sáo làm vui. Đến mùa hoa nở chi chít, cứ mỗi lá rụng xuống đất, kêu lên một tiếng keng, lượm lên xem như mã não màu đỏ, có chạm trổ và trong sáng khác thường. Thỉnh thoảng có loài chim lạ, tới đậu trên cây hót vét von, lông vàng ánh, đuôi dài hơn mình, tiếng hót có khi não nùng tới gan ruột. Mỗi lần chàng nghe đều chạnh lòng tưởng nhớ quê hương, bèn thừa dịp nói với công chúa:

– Tôi lạc lõng đã ba năm, cha mẹ già bặt tin vắng bóng, lần nào tôi nghĩ đến cũng thắt lòng thắt ruột, muốn về thăm quê quán, khanh có vui lòng theo tôi về chăng?

Nàng nói:

– Tiên phàm cách trở em không thể nào đi theo. Tuy nhiên em cũng chẳng nỡ vì tình yêu cá nước mà để chàng lỗi đạo hiếu với cha mẹ, vậy thong thả, em tính cho.

Chàng nghe khóc vùi, nàng cũng than thở:

– Sự thế bắt buộc phải vậy, tình hiếu không thể lưỡng toàn.

Hôm sau chàng đi dạo, Long vương hỏi:

– Ta nghe phò mã muốn về thăm quê, vậy sớm mai khởi hành được chăng?

Chàng thưa:

– Thần bơ vơ lưu lạc may nhờ đại vương đoái tưởng,, bấy lâu mang ơn quá nhiều, vẫn ghi trong gan ruột, chỉ mong sẽ trở lại hầu đại vương.

Tối lại nàng đặt tiệc từ giã. Chàng hẹn sau lại gặp nhau, nhưng nàng thản nhiên nói:

– Tình duyên đôi ta đến đây là hết rồi.

Chàng xót xa khóc lóc cực thảm. Nàng an ủi và nói:

– Về nhà phụng dưỡng cha mẹ tỏ rõ lòng chàng hiếu thảo. Đời người ta tan hợp, trăm năm cũng như đầu hôm sớm mai, can chi khóc lóc như đàn bà? Miễn sao từ nay, em vì chàng mà giữ tiết trinh, cũng như chàng vì em mà giữ tín nghĩa, thì mỗi người một nơi, hai lòng như một, thế là vợ chồng gắn bó đấy; hà tất sớm tối ngồi ôm nhau, mới là bách niên giai lão ư? Nếu bên nào có ăn ở lỗi với thề nguyền, có lấy vợ lấy chồng cũng chẳng gặp tốt lành êm đẹp. Ví bằng chàng lo trong nhà không ai nội trợ thì có thể mua hầu cưới thiếp, không sao. Nhân dịp em còn một chuyện nói với chàng: từ ngày kết bạn đến nay, dường như em đã có thai, vậy xin chàng đặt tên sẵn cho con.

Chàng nói:

– Hễ con gái thì tên là Long Cung, con trai thì mang tên Phước Hải.

Nàng xin để lại một vật làm tin. Khi chàng ở nước La Sát được một cặp hoa sen bằng ngọc đỏ, nay đem trao cho công chúa giữ làm tin, nàng tính đốt tay căn dặn:

– Ba năm sau, đúng ngày mùng tám tháng tư, chàng nhớ bơi thuyền ra Nam đaả, em sẽ giao con.

Đoạn, nàng lấy một da cá làm túi, nhét đầy châu ngọc vào trong, đưa cho chồng và nói:

– Mình giữ kỹ túi này, mấy đời ăn xài cũng chẳng hết đâu.

Trời mờ sáng, Long vương thân đến từ biệt, tặng cho đồ vật cực nhiều. Chàng lạy tạ rồi ra khỏi cung vua. Nàng ngồi xuống xe dê trắng kéo,, đưa ra tận bờ biển. Chàng lên bờ, xuống ngựa. Nàn ngỏ lời chúc mong trân trọng rồi quay trở về thấm thoát đã thấy xa biệt. Nước biển khi ấy rẽ ra hai bên thành con đường đi, giờ khép lại cho nên không thấy công chúa đâu nữa. Chàng rầu rĩ xuống ghe, nhắm hướng về quê.

Từ ngày Mã sinh vượt biển, rồi mất tích, ai cũng bàn tán chết mất xác đâu rồi. Nay thấy lù lù trở về, cả nhà càng sửng sốt kinh ngạc.

Cũng may cha mẹ già còn khoẻ mạnh, tuy có người vợ đã đi lấy chồng khác. Chàng nhớ lại câu: “giữ vẹn tình nghĩa”, của long nữ đã nói, thì ra nàng đã tiên tri vợ chồng cải giá vậy.

Cha mẹ muốn cưới cho vợ khác, nhưng chàng không nghe, chỉ mua một người về làm cô hầu để hầu hạc song thân, lo việc nội trợ.

Đúng kỳ hẹn ba năm và ngày tháng đính ước, chàng bơi thuyền ra tận hải đảo, thấy hai đứa trẻ ngồi lềnh bềnh trên biển, đang tạt nước đùa giỡn nhau, không động mà cũng không chìm. Chàng đến gần, hai đứa trẻ mừng rú lên, mỗi đứa nắm một cánh tay chàng, và nhảy vào lòng đòi ẵm. Một trong hai đứa bỗng khóc lớn tiếng, hình như giận dỗi cha không ẵm mình trước vậy. Nhìn kỹ té ra một trai, một gái diện mạo cùng tuấn tú, khôi ngô, đồi đội mũ hoa gắn ngọc, tức là bông sen đỏ làm tin. Trên lưng một đứa đeo túi gấm, chàng mở ra xem là bức thư nàng viết:

“Kính thăm chàng và song thân bình an.

Thấm thoát đã ba năm, bụi hồng cách tuyệt đôi nơi, chim xanh bề đi sứ; chẳng qua tơ tưởng trong giấc chiêm bao, nghểnh cổ xa trông nào thấy mênh mang trời biển, còn hận nào bằng?

Nhưng lại suy nghĩ: Chị Hằng còn để cung Quế vắng tanh, ả Chức còn bị sông Ngân cách trở, huống chi là đây là người gì mà hòng đoàn tụ mãi được. Em nghĩ tới đó, liền gạt nước mắt vui cười. Sau khi từ biệt được hai tháng thì em ở cữ sinh đôi. Nay hai đứa trẻ khỏi cần bồng ẵm, cười nói líu lo suốt ngày đòi táo đòi lê, dù xa mẹ cũng có thể sống được rồi cho nên em giao lại cho chàng. Đôi hoa sen bằng ngọc đỏ em gài trên mũ hai đứa trẻ để làm tin đó. Những chàng ôm con trên đầu gối, hôn hít nâng niu cũng như có em bên cạnh vậy.

Biết chàng đã giữ trọn lời nguyền với em, em rất vui lòng. Phần em cũng một lòng duy nhất, đến chết không rời, bấy lâu vẫn sống một cách mộc mạc đơn sơ, gấm vóc xếp xó trong giương, phấn son không hề thoa mặt, chàng như chinh phu đi trận phương xa, em như quả phụ ở nhà thủ tiết, vậy đó chẳng là nhân duyên gắn bó sắt cầm hảo hợp ư?

Có điều em nghĩ, bây giờ cha mẹ chồng đã được ẵm cháu nội, mà còn chưa thấy mặt nàng dâu ra sao, xét đến tình lý cũng là điểm khuyết. Vậy nếu năm tới bà cụ quy tiên, lúc đó, em sẽ đến mộ ai điếu cho tròn đạo dâu con.

Ngoài việc ấy ra, Long Cung vô sự, có lúc mẹ con bắt tay; Phước Hải trường sinh, tất sẽ tới lui ngoài biển. Trân trọng kính thư, chúc chàng mạnh giỏi”.

Mã sinh đọc lại đôi ba lần, vừa đọc vừa khóc. Hai trẻ ôm cổ, nói: về nhà ta đi, khiến chàng đau đớn xót ruột, buồn lại thêm buồn, nựng con và hỏi: con có biết nhà ta ở đâu không nào?

Hai đứa cùng khóc rấm rức, một hai đòi về nhà. Chàng nhìn ra biển cả mênh mông, chân trời tít trong khoảng mây mờ sóng vỗ kia, có thấy đâu nhiều mình thương yêu tưởng nhớ ở đâu bèn buì ngùi ôm con, quay mũi thuyền trở về.

Theo lời nàng nói, chàng biết mẹ già không còn thọ lâu, cho nên lo việc tang sự sẵn sàng. Quanh nhà trồng hơn trăm cây tùng. Năm sau quả nhiên bà cụ qua đời, khi quan tài sắp sửa hạ huyệt, có người con gái mặt sô gai đến bên làm lễ. Mọi người đang nhìn có vẻ sửng sốt, bỗng dưng nổi cơn bão gió sấm sét, kế trời mưa to, trong nháy mắt nàng đã biến đi đằng nào mất. Những cây tùng bách mới trồng phần nhiều đã khô bây giờ trở lại tươi tốt.

Phước Hải lớn lên, nghĩ tới mẹ ruột, tự đi ra biển thăm viếng, mấy hôm mới về. Long Cung là phận nữ nhi, không thể mạo hiểm, thời thường đóng cửa ngồi khóc một mình. Bữa nọ đang giữa ban ngày, trời tự nhiên tối sầm lại, Long nữ chợt đến vỗ về con cái và nói: Con sẽ lập thành gia thất tốt còn ngồi khóc làm gì? Nói đoạn, cho nàng một cây san hô cao tám thước, một hộp long não hương, một hộp minh châu, một đôi vòng vàng chạm bát bảo, để làm của hồi môn khi lấy chồng.

Chàng nghe vợ tiên hiện về thăm con gái, tức tốc chạy đến nắm tay Long nữ mà khóc nức nở. Bỗng trời nổi mưa gió, sét đánh vang nhà, nàng biến đi mất.

Chọn tập
Bình luận