Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hoa Tulip Đen

Chương 2 – Sự Thù Hằn Giết Người Của Các Thị Dân.

Tác giả: Alexandre Dumas

Trong khi những tiếng la ó của đám đông tụ tập trước nhà tù Buytenhof thúc giục hai anh em De Witt phải rất nhanh thì một đoàn đại biểu đi lên phố Hoogstraet.
Buytenhof không xa Hoogstraet là mấy, do đó người ta thấy một người lạ mặt từ nãy chăm chú theo dõi về hướng đoàn đại biểu đi.
Đó là một chàng trai trẻ, tuổi khoảng hai mươi hai, hai mươi ba, bề ngoài trông không rắn rỏi lắm.
Có lẽ anh muốn người ta không nhận ra nên anh che bộ mặt dài và xanh bằng một chiếc khăn mỏng tỉnh Frise, đồng thời anh sử dụng nó để lau mồ hôi trán hoặc đôi môi khô cháy.
Anh ăn mặc giản dị và hình như không đeo súng; cánh tay gầy và run run do bệnh thần kinh và bàn tay trắng, mịn, vẻ quý phái không khoác tay mà quàng lên vai một sĩ quan..Đến quảng trường Hoogstraet, người trai trẻ có bộ mặt xanh xao đẩy người cùng đi vào dưới một cánh cửa chớp đang mở và chăm chú nhìn lên ban công tòa thị chính.
– Ai ở ban công thế? – Chàng trẻ tuổi hỏi.
– Ngài nghị viên.
– ông là người thế nào, anh có biết không?
– Một người trung hậu, thưa quý ngài.
Người được gọi là quý ngài lại hỏi:
– ý anh nói là trung hậu hay can đảm?
– Quý ngài tha lỗi cho, tôi không thể phân biệt được, thưa Hoàng thân, vì tôi chỉ biết mặt chứ không được tiếp xúc với ngài đó bao giờ.
Hoàng thân nói tiếp:
– Nếu là một người trung hậu thì ông ta sẽ nhận lời thỉnh cầu của bọn điên rồ kia, hay đấy nhỉ!
Bàn tay của Hoàng thân đặt trên vai người sĩ quan chứng tỏ ngài giận lắm.
Ông nghị M. BÂwebt dáng chừng muốn nói nhưng người ta không nghe thấy những lời ông nói mà chỉ thấy tay ông giơ lên giơ xuống theo lời nói mà thôi.
Nhân dân đi sâu vào cổng chính của tòa thị chính. Người trai trẻ lạnh lùng nói:
– Hình như có hội bàn trong phòng họp. Chúng ta thử vào xem sao.
– Bẩm Hoàng thân, xin Hoàng thân cẩn thận!
– Cẩn thận cái gì?
– Trong số các nghị viên có nhiều người có quan hệ với Hoàng thân, nếu chỉ cần một người nhận ra Hoàng thân…
– Họ sẽ buộc tội tôi là kẻ xúi giục đám đông này chăng? Anh nói có lý. – Người trẻ tuổi nói.
– Nhưng bẩm Hoàng thân, Hoàng thân không lần nào đặt giả thiết là các ngài nghị viên lệnh cho Tilly giãn quân ra chứ ạ?
– Tại sao? – Người trẻ tuổi lạnh lùng hỏi.
– Bởi vì họ làm như vậy, đơn giản là họ kết án tử hình hai ông Corneille và Jean de Witt.
– Rồi ta sẽ thấy. – Hoàng thân lạnh lùng trả lời. – Chỉ có Trời mới biết lòng người ra sao.
Viên sĩ quan trộm nhìn vẻ mặt lạnh như tiền của người cùng đi, mặt ông ta bỗng nhiên tái mét.
Phòng nghị luận chật ních người.
Tiếng ồn ào bỗng ngưng rồi bỗng nhiên lại nổi lên mạnh hơn làm tòa nhà cũ rung chuyển đến tận nóc.
Sau cùng, dòng người xô nhau qua các hành lang, các cầu thang rồi tuôn ào ra cửa như một cái vòi rồng miệng lớn.
– Họ được lệnh rồi. – Người sĩ quan ngạc nhiên lẩm bẩm.
– Thế là tôi xác định được rồi. – Hoàng thân bình tĩnh nói. – ông đại tá ạ, ông không biết ông BÂwelt là trung hậu hay can đảm. Tôi bảo ông ta chẳng phải trung hậu cũng chẳng phải can đảm.
Rồi lặng lẽ nhìn đám đông đang chen nhau chạy trước mặt, ông nói:
– Bây giờ chúng ta đến Buytenhof; tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ đây.
Quảng trường và xung quanh nhà lao người đông như kiến. Nhưng quân của Tilly vẫn cương quyết cản họ.
Lúc sau, bá tước nghe thấy tiếng xì xào mỗi lúc một to rồi ông trông thấy một tờ giấy khua khua trên những nắm tay giơ lên và những vũ khí sáng loáng.
Ông nhổm người trên lưng ngựa nói:
– Ta cho rằng đám vô lại kia đã có lệnh rồi đây.
Quả nhiên đó là tờ lệnh mà lúc nãy bọn thị dân đã kêu rú lên thích thú khi được cấp.
– Lệnh đây! Lệnh đây! – Trăm tiếng hỗn xược vang lên.
Bá tước kinh ngạc cầm lấy, lướt đọc rồi nói to:
– Ai ký lệnh này rõ ràng là đao phủ giết chết ông Corneille de Witt.
Ông gấp tờ giấy lại và để cẩn thận vào túi áo chẽn quân phục.
Rồi quay về phía hàng quân, ông hô to:
– Kỵ binh Tilly, bên phải, quay!
Một tiếng kêu tức giận tiếp sau cuộc giãn quân đó.
Như vậy là chúng ta thấy, Jean de Witt đã nói đúng về sự nguy hiểm khi ông vực ông anh dậy giục mau mau phải trốn khỏi nơi này.
Dựa vào người em, Corneille bước xuống thang.
Đến sân, ông thấy cô gái Rosa xinh đẹp đang đứng run sợ.
– ôi ngài Jean, khổ quá đi mất! – Cô nói.
– Có chuyện gì đấy? – Jean hỏi.
– Họ kéo nhau đi Hoogstraet yêu cầu lệnh cho quân bảo vệ giãn ra..- Đúng vậy cháu ạ, nếu quân bảo vệ đi khỏi chỗ này thì đó là điều tệ hại cho chúng ta. – Jean nói.
– Bẩm ngài Jean, – cô thẹn thùng nói tiếp. -nếu là cháu, cháu sẽ chui qua cổng đường ngầm.
Cổng này mở ra ở cuối phố nhỏ vắng vẻ đằng kia.
Còn ở cửa chính phố lớn bây giờ, người đứng đông nghịt cả rồi.
– Nhưng anh tôi không thể lê đến tận đấy được.
– Anh sẽ cố gắng. – Corneille trả lời.
– Chẳng hay các ngài không có xe hay sao?
– Xe chúng tôi đợi ở thềm cổng chính.
– Không phải! – Cô gái trả lời. – Cháu thấy ông đánh xe là người tận tâm nên cháu đã bảo ông ấy chờ các ngài ở đầu cửa ngầm đằng kia rồi.
– Cháu gái ạ, – Corneille nói. – bác chẳng có gì tặng để cám ơn cháu về những gì cháu đã làm cho bác ngoài quyển Kinh Thánh bác có để ở buồng bác.
Đó là vật kỷ niệm cuối cùng của một người có phẩm giá; bác mong nó mang lại hạnh phúc cho cháu.
– Cháu xin cám ơn bác, cháu sẽ không bao giờ rời vật kỷ niệm của bác. – Cô gái trả lời.
Rôsa dẫn họ đi, xuống chừng mười hai bậc thang, qua một sân nhỏ có tường đã rạn nứt bao bọc xung quanh.
Như vậy là họ đã đến bên kia nhà lao ở một phố vắng nơi có chiếc xe đứng đợi.
Người đánh xe sợ hãi cuống cuồng kêu lên:
– Xin các ngài mau lên, mau lên; các ngài có nghe thấy họ la hét đấy không?
Sau khi đã đẩy được Corneille lên xe trước tiên, ông cựu thủ tướng quay sang nói với cô gái:
– Từ biệt cháu, chúng ta sẽ cầu nguyện Chúa, kính báo với Ngài rằng cháu là người đã cứu sống hai mạng người chúng ta, Chúa hãy che chở cho cháu.
Rosa nắm tay vị thủ tướng cũ, trân trọng đưa lên môi hôn.
– Xin các ngài đi ngay cho! – Cô nói. – Hình như họ đang phá cửa đấy.
Jean de Witt vội nhảy lên xe, ngồi cạnh người anh, rồi kéo cánh cửa xe lại, nói to:
– Đến Tol-Hek!
Tol-Hek là hàng ghi chắn cửa mở ra cái bến nhỏ Scheveningen, ở đấy có con tàu nhỏ đợi sẵn hai anh em cựu thủ tướng.
Hai con tuấn mã kéo vội chiếc xe, chở đi những con người đang tìm đường tẩu thoát.
Một vài phút sau cửa chính bị phá bởi các đòn thúc, đòn bẩy; dân chúng ùa vào nhà tù, vừa chạy vừa la hét:.- Quân phản bội, phản bội! Treo cổ thằng Cor-neille lên! Nó phải chết! Phải chết!
Người trẻ tuổi nói trên, vẫn đội chiếc mũ che kín mặt, vẫn tựa người vào viên sĩ quan; anh đứng ở một góc quảng trường Buytenhof quan sát cảnh hỗn loạn do đám thị dân gây nên đã sắp đi đến đoạn kết thúc.
Thật vậy, dân chúng thấy buồng nhà lao trống không. Họ nhô mặt ra ngoài cửa sổ tức giận hét:
– Trốn rồi! Vượt ngục rồi! Bọn chúng đã đánh tráo. Đuổi theo ngay đi!
– Bẩm ngài, hình như Corneille de Witt đã biến thật sự rồi. – Viên sĩ quan nói.
– Đúng, nhưng là biến khỏi nhà tù chứ chưa biến khỏi nổi thành phố. – Người kia trả lời. – Anh Van Deken này, rồi anh sẽ thấy cánh cửa mà con người khổ sở kia hy vọng mở hóa ra lại là đóng trước mặt hắn.
– Bẩm ngài, đã có lệnh đóng các cửa thông ra biển rồi chăng?
– Không, tôi không tin; ai là người có thể ra lệnh nào?
– Vậy làm sao ngài giả thiết được như vậy?
Hoàng thân hờ hững trả lời:
– Người ta đều có số. Có trường hợp những con người vĩ đại nhất vẫn phải quàng vào mình số mệnh tai ngược.
Viên sĩ quan cảm thấy ớn lạnh suốt sống lưng vì anh hiểu rằng số phận người tù kia đã cạn bằng cách này hay cách khác.
Vào lúc đó, đám đông gào thét như cuồng vì rõ ràng là Corneille de Witt không còn trong nhà giam.
Thật vậy, sau khi qua bờ ao cá ra phố lớn đi Tol-Hek thì Jean dặn người đánh xe phải cẩn thận cho xe chạy từ từ đã để không gây bất cứ sự nghi ngờ nào. Đến giữa phố người đánh xe mới cho xe chạy nhanh nhưng bỗng nhiên anh ghì cương.
– Có chuyện gì thế? – Jean thò đầu ra ngoài cửa xe hỏi.
– Dạ, bẩm các ngài, có… có…
Sự khiếp đảm làm người đánh xe không nói thành lời.
– Thế nào, nói tiếp đi chứ! – ông cựu thủ tướng nói.
– Cửa ra biển đóng rồi ạ.
– Cứ đi đi! – Jean đáp. – Tôi đã có lệnh giao hoán rồi, người gác cổng sẽ mở cửa..Một lúc sau đã đến Tol-Hek.
– Mở cổng ra! – Người đánh xe gọi to.
– Mở cửa, mở bằng cách nào? – Người gác cổng đứng trên bậc cửa nhà mình nói.
– Thế ông không có chìa khóa hay sao? – Người đánh xe hỏi.
– Không.
– Anh bạn ạ, – ông cựu thủ tướng thò đầu ra ngoài nói, – hãy mở cửa cho tôi và cho Corneille anh trai tôi, tôi dẫn anh tôi đi biệt xứ đây mà.
Người gác cổng nói:
– ồ thưa ông De Witt, tôi rất lấy làm phiền, nhưng tôi xin thề với ông rằng sáng nay có người đã đến lấy chìa khóa của tôi mang đi rồi.
– Ai lấy?
– Một người trai trẻ chừng hai mươi tuổi, xanh xao gầy guộc.
– Thế tại sao bác lại đưa cho người ta?
– Vì anh ta có lệnh, phong bì dán kỹ và xi đóng cẩn thận mà.
Jean nói với người đánh xe:
– Thôi được, Trời sinh ra con người thì con người phải tìm mọi cách để cứu sống mình; anh đánh xe, chúng ta đi cổng khác vậy.
Trong khi người đánh xe quay xe, Jean nói với người gác cổng:
– Cám ơn thiện chí của bác nhé!
Và ra lệnh cho người đánh xe:
– Cho phi nước đại! Rẽ trái, hy vọng duy nhất của chúng ta là ở đó.
Đám thị dân hiện ra ở đầu phố mà Jean sẽ đi qua. Họ tiến lại, nhanh và ào ào như một trận cuồng phong.
– Dừng lại, anh hãy trốn đi! – Jean nói với người đánh xe. – Chạy nữa là vô ích. Chúng ta, số tận rồi.
– Chúng kia rồi, kia rồi! – Hàng trăm tiếng kêu lên.
Trong khoảnh khắc, chiếc xe ngựa bị đám đông vây quanh, ngựa đứng chững lại.
Lúc đó, một cánh cửa sổ hé ra. Người ta nhìn thấy bộ mặt tái mét và đôi mắt âm u của người trai trẻ chăm chú nhìn cảnh diễn ra.
Đứng sau hắn, viên sĩ quan cũng thò đầu ra, mặt cũng tái xanh như mặt hắn.
– ôi! Ngài nhìn thấy không, họ lôi viên cựu thủ tướng ra khỏi xe đánh đập túi bụi.
– Bọn họ phải tức giận lắm mới làm thế. -Người trai trẻ vẫn thản nhiên trả lời như mọi khi..- Và bây giờ đến lượt Corneille bị lôi ra khỏi xe. ôi ngài nhìn kìa, nhìn kìa.
Viên sĩ quan bật ra một tiếng kêu nhỏ: Cor-neille vừa bị một thanh sắt đập vào đầu làm vỡ sọ.
Sắc mặt người trẻ tuổi trở nên tím tái hơn, điều đó tưởng không thể có được, và mắt anh ta bỗng thoáng nhòe sau cặp mi khép lại.
Người sĩ quan nhận ra cử động xót thương đó.
Nhưng người trẻ tuổi đã mở mắt ra.
Guillaume d’ Orange, vì chính là ông ta, nhăn trán một cách độc địa và nói:
– Đại tá Van Deken, tôi yêu cầu đi tìm quân ta ngay để họ sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra.
– Tôi để ngài một mình trước những hung thủ ở đây hay sao?
– Đừng quá lo cho tôi. – Hoàng thân nói sẵng.
– Đi đi!
Viên sĩ quan đi ngay.
Hắn chưa kịp khép cửa buồng lại thì ở ngoài kia, trên mặt phố, Jean đã lảo đảo do những đòn đấm đá tới tấp.
– Anh tôi, anh tôi đâu? – ông kêu lên.
Một tên điên cuồng đấm ông một quả làm mũ ông rơi.
Một tên khác đâm mũi giáo vào mặt làm ông tóe máu.
– Anh ơi! – Qua khe mắt đầy máu làm mọi thứ nhòe đi, ông cố tìm xem anh mình đứng đâu. – Anh ơi!
– Này, đi mà gặp anh mày! – Một tên khác gí súng vào thái dương ông và bóp cò.
Jean de Witt ngã xuống không bao giờ đứng dậy lại nữa. Đám đông xéo lên hai thây người.
Khi hai người đã đau đớn ê chề, mình mảy rách nát, đám đông mới kéo lê thân thể trần truồng và đẫm máu của họ đến một cái giá treo cổ mới dựng rồi treo ngược họ lên.
Chúng tôi không thể nói người trẻ tuổi có xem hết cảnh chết chóc hãi hùng đó không, nhưng có thể nói vào lúc họ treo ngược hai người thì hắn len qua đám đông để đi Tol-Hek; lúc này vẫn thấy cửa đóng.
– A! Thưa ông, – người gác cổng nói. – ông mang chìa khóa lại trả tôi đấy chứ?
– Vâng, của bác đây. – Người trẻ tuổi trả lời.
– ôi, thật không may, ông không mang trả tôi trước đây nửa giờ… – Người gác cổng thở dài nói..- Tại sao thế? – Người trẻ tuổi hỏi.
– Vì như vậy tôi đã có thể mở cổng giúp hai ông De Witt rồi.
– Cửa! Cửa! – Một tiếng nói hình như của ai đó rất vội vã cất lên.
Hoàng thân quay đầu lại và nhận ra ông đại tá Van Deken.
– ông đại tá đó ư? – ông nói. – ông chưa rời khỏi La Haye sao? Thế là ông thi hành mệnh lệnh của tôi chậm rồi đấy.
– Bẩm Ngài, – viên đại tá nói. – đây là cánh cửa thứ ba tôi tới. Hai cánh trước tôi đến đều thấy đóng cả.
– Thế thì cánh này, anh bạn tử tế của chúng ta kia sẽ mở cho chúng ta thôi. Này anh bạn, mở đi! -Hoà ng thân nói với anh gác cổng đang hết sức ngỡ ngàng về cách xưng hô trịnh trọng của viên đại tá đối với người trẻ tuổi da mặt xanh xao mà lúc nãy khi tiếp xúc anh đã vô tình “cậu cậu, tớ tớ”.
Bởi vậy, để chuộc lỗi, anh vội mở cửa thật nhanh làm nó rít lên trên goong sắt.
– Bẩm Ngài có cần đến ngựa của tôi không ạ?
– Viên đại tá hỏi Guillaume.
– Cám ơn đại tá, chắc phải có ngựa đợi tôi cách đây vài bước.
Đoạn ông rút trong túi ra chiếc còi bằng vàng vào thời đó người ta hay dùng để gọi người hầu, ông thổi một tiếng sắc và to, một người cưỡi ngựa chạy đến dắt theo sau một con ngựa nữa.
Ông nhảy phắt lên lưng ngựa, thúc vào bụng nó, thẳng tiến về Leyde. ông tưởng tượng nét mặt của vua Louis XIV, kình địch của ông, mệnh danh là Vua Mặt Trời sẽ ra sao khi được tin hai ông bạn vàng tức anh em nhà De Witt đã chết như thế nào.
Ông còn tưởng tượng ra hai thây ma của Jean và Corneille được dùng làm bàn đạp cho ông bước lên quy chế stathouder được khôi phục lại.

Bình luận