Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hoa Tulip Đen

Chương 5 – Tù Chung Thân

Tác giả: Alexandre Dumas

Cornélius không đi đến ba trăm bước đã đến đoạn đầu đài.
Đường đi càng ngắn, người xem càng chật, càng đông.
Đó là những kẻ tò mò, ba ngày trước đây, đã thú vị xem máu chảy của hai ông De Witt, giờ lại vui sướng chờ xem một nạn nhân nữa sắp bị hành hình. Bởi vậy khi Cornélius vừa xuất hiện, họ đã la ó vang dậy cả quảng trường.
Van Baerle không nao núng, vững vàng bước từng nấc lên đoạn đầu đài.
Anh quỳ xuống cầu nguyện và nhận thấy khi đặt đầu nghiêng trên thớt và mở mắt nhìn thì có lẽ đến tận phút cuối cùng anh vẫn nhận ra cái cửa sổ có căng lưới thép ở nhà tù Buytenhof.
Sau cùng, cử chỉ cuối cùng đã đến lúc phải thực hiện: Cornélius đặt cằm lên cái thớt đá ướt và lạnh.
Một tia chớp lóe lên trên đoạn đầu đài. Đao phủ múa đao.
Van Baerle vĩnh biệt hoa tuylíp đen của mình; anh tin chắc rằng khi mở mắt ra anh sẽ gặp được Chúa ở trên kia, một thế giới khác, đầy ánh sáng và những màu sắc khác.
Ba lần anh cảm thấy gió lạnh của thép đao lướt trên đầu, nhưng lạ thay không thấy chút gì đau đớn hay choáng váng.
Bỗng nhiên anh như được dựng dậy, đứng thẳng lên, hơi loạng choạng.
Người ta đang đọc cái gì bên cạnh, một bản giấy da có xi đỏ đóng dấu.
Cố gắng mở mắt, cố gắng nhìn, cố gắng lắng nghe, Van Baerle bắt đầu hiểu điều gì đã xảy ra.
Đức Guillaume cao cả tức hoàng tử d’Orange sợ rằng vài lít máu trong người Van Baerle đổ ra sẽ làm tràn cái cốc công lý thiên đàng nên ngài nảy lòng thương nhà trồng hoa tuylíp trẻ tuổi và có lẽ vô tội kia mà tha tội chết cho anh.
Thế là anh đã biết vì sao lưỡi đao không bập xuống đầu anh. Vì sao anh không cảm thấy đau đớn hay choáng váng.
Cornélius từng hy vọng ở Chúa, ở một thiên đường có hoa tuylíp nở rộ nay thấy bị cụt hứng;.nhưng anh tự an ủi là anh sẽ được trả tự do và lấy lại được mảnh vườn trồng hoa ở Dordrecht.
Nhưng Cornélius đã lầm vì dưới quyết định xóa án tử hình còn có một hậu thư. Trong đó nói rằng đức Guillaume cai quản đất nước Hà Lan kết án Cornélius Van Baerle tù chung thân.
Anh không mắc tội to đến phải chém đầu nhưng không phải là nhỏ để được trả lại tự do.
– Chà! – Anh nghĩ, không phải là đã mất tất cả. Trong tù chung thân ta còn có Rosa; cũng còn ba mầm hoa tuylíp đen của ta nữa.
Nhưng Cornélius không tính rằng nước Hà Lan có Bảy tỉnh thì có bảy nhà tù, nhà tù ở tỉnh thì rẻ hơn nhà tù ở La Haye là nhà tù thành phố.
Về mặt đó hình như hoàng tử Guillaume không có điều kiện để nuôi Van Baerle ở La Haye nên cho anh thụ án ở pháo đài cổ LÂwestein, đầu mũi cái đảo hợp thành bởi hai con sông Wahal và La Meuse.
Van Baerle biết tường tận lịch sử nước mình nên anh hiểu rõ Grotius lừng danh đã từng bị giam ở lâu đài đó sau khi Barneveldt mất.
Sực nhớ ra một kỷ niệm ghê gớm Cornélius kêu lên:
– ấy chết! – ở đảo khí hậu ẩm và có nhiều mây, đất lại xấu không trồng được hoa tuylíp! Với lại Rosa không ở LÂwestein. – Cornélius lẩm bẩm nói, đầu gục xuống, cái đầu mà lúc nãy thiếu chút nữa đã lìa khỏi cổ.
Trong khi Cornélius nghĩ ngợi như vậy có một chiếc xe chạy đến đoạn đầu đài.
Người ta gọi anh lên, anh làm theo.
Anh nhìn lần cuối nhà tù Buytenhof, hy vọng nhìn thấy ở cửa sổ khuôn mặt của Rosa trở lại nét thanh bình; nhưng chiếc xe với cỗ ngựa kéo khỏe chở vội Van Baerle đi.
Một số kẻ tò mò kéo nhau đi xem cuộc hành hình không có nữa phần nào thấy bị cụt hứng, có một thị dân ăn mặc chỉnh tề xem ra là người cay cú nhất. Những người cuồng xem đến từ sáng sớm để chiếm chỗ, hắn còn hơn họ đến từ nửa đêm chờ sẵn ở cửa nhà tù.
Không gì dễ hiểu hơn; thị dân đó là Isaac Boxtel đến từ La Haye để tìm cách chiếm đoạt ba mầm giống hoa tuylíp đen của Cornélius.
Hắn đến gặp tên đao phủ, tự giới thiệu là bạn thân của người tử tù; ngoài các tư trang bằng vàng và bằng bạc để lại cho tên đao phủ, hắn còn đặt mua lại các quần áo của tử tù với cái giá thật cao:
một trăm florins.
Kể ra việc đó vẫn thấy xảy ra: bên cạnh một tên cuồng tín kiểu như Cornélius rất có thể có một tên cuồng tín khác chịu chi một trăm florins ra mua quần áo cũ của hắn.
Do đó, tên đao phủ nhận ngay. Hắn chỉ đặt mỗi một điều kiện là hắn được trả tiền trước.
Boxtel chi trả và yên tâm đợi.
Ta thử đoán xem hắn bực bội như thế nào khi hay tin Van Baerle được giảm án từ tử hình xuống chung thân. Hắn không chịu được đã nổi giận ghê gớm.
Hắn nhảy xổ lên đấm đá mấy kẻ orangistes bực bội như hắn. Tưởng hắn điên cuồng la ó là vui thích với quyết định trên nên bọn này đánh trả lại hắn túi bụi. Hắn chỉ còn biết ôm đầu kêu đau.
Đối với Cornélius được giam ở nhà tù ngày xưa Grotius cũng bị giam ở đấy, anh tự cho là một vinh dự.
Nhưng khi đến nơi, một vinh dự khác còn to lớn hơn đến với anh. Buồng giam của Cornélius bây giờ cũng là buồng giam của Grotius ngày xưa. Một buổi sáng, đứng ở cửa sổ hít thở khí trời mát mẻ từ sông Wahal đưa tới và khi nhìn ra xa thấy bóng những cối xay bột ở Dordrecht quê hương anh, anh thấy từng đàn chim bồ câu từ xa xa bay tới và đậu trên các chái nhà LÂwestein để sưởi ấm.
Cornélius thầm nghĩ: những con chim kia đến từ Dordrecht và như vậy chúng có thể quay về đấy.
Ai gài được thư ở cánh chim may ra báo được tin mình cho Dordrecht biết.
Người ta kiên nhẫn khi người ta hai mươi tám tuổi, và khi người ta phải ở tù chung thân; sau bao nhiêu tháng nhử mãi không được, cuối cùng Cornélius cũng bắt được một chú chim câu mái.
Anh mất hai tháng nữa bắt được một con chim đực; anh nhốt hai con với nhau và vào khoảng đầu năm 1673 chúng đẻ trứng; khi đến lượt con đực ấp trứng anh thả con mái sau khi đã gài được một mẩu giấy nhỏ nhắn tin vào dưới cánh; con này vững tin con đực, bay thẳng về Dordrecht.
Đến chiều nó bay về. Mẩu giấy vẫn còn.
Đến ngày thứ mười sáu, nó trở về, cánh không còn giấy.
Giấy báo tin anh viết gửi cho người vú già nuôi anh. Trong thư anh yêu cầu hễ ai bắt được hãy hảo tâm gửi ngay đến địa chỉ trên giúp cho càng sớm càng tốt.
Trong thư còn có ít dòng nữa gửi Rosa..Thượng đế từng có phép nhiệm màu đem những hạt củ cải dại rắc lên các tường thành lâu đài cổ và làm chúng nở hoa chỉ bằng mấy hạt mưa lất phất thì Thượng đế cũng có phép dễ dàng cho người vú già nhận được thư của Van Baerle.
Vào những ngày đầu tháng hai, ở đầu cầu thang nhỏ có tiếng người nói làm Cornélius giật mình.
Đó chính là giọng nói êm ái dịu dàng của Rosa.
Chúng ta phải thú thực với nhau rằng Cornélius không bị choáng váng vì sự bất ngờ đó; con chim trở về dưới cánh không có thư đã gieo trong lòng anh một mầm hy vọng. Và ngày nào anh cũng mong đợi tin tức người anh yêu và tin tức những mầm giống hoa của anh.
Anh đứng dậy lắng tai nghe.
Đúng rồi, đúng Rosa đã vào được nhà giam thăm anh không biết bằng cách nào. Trong khi Cornélius còn đặt ra bao giả thuyết, cửa ghi-sê ở buồng giam anh bỗng mở. Rosa mắt sáng ngời vui sướng ghé sát mặt vào tấm lưới thép.
– ôi! Thưa ông, thưa ông, em có mặt đây.
Cornélius giang tay:
– ôi! Rosa, Rosa!
– Xin ông nói khẽ thôi, có cha em đi theo!
– Cha em ư?
– Em cố nói ngắn gọn ông nghe, ông hoàng Guillaume có một nhà nghỉ cách Leyde một dặm, đó chỉ là một trại nuôi bò sữa không gì khác; chính cô em là vú nuôi ông hoàng được giao trông nom trại đó. Khi bà vú nuôi của anh đọc cho em nghe thư anh, em vội chạy ngay đến nhà cô em; em ở chơi đó cho đến khi gặp được ông hoàng đến thăm trại; em thỉnh cầu ông hãy ban ơn cho cha em được coi ngục LÂwestein thay vì gác ngục ở La Haye.
May quá ông không nghi ngờ hỏi em vì sao, thành thử lời thỉnh cầu của em được chấp nhận ngay.
– Vì thế em có mặt ở đây. – Cornélius vui vẻ nói.
– Vâng ạ.
– ôi Rosa, Rosa xinh đẹp của tôi, Rosa tốt bụng của tôi! Này Rosa, em có một chút thương yêu tôi chứ?
– Một chút thôi ư? ồ không! ông không muốn được nhiều hơn ư? – Rosa hỏi.
Cornélius nồng nàn đưa hai bàn tay ra cho Rosa nhưng chỉ các đầu ngón tay của họ là chạm được vào nhau qua lưới thép mà thôi.
– Đây, cha em tới! – Người con gái nói.
Rosa vội rời khỏi cánh cửa thật nhanh và chạy về phía cha cô đang xuất hiện ở đầu cầu thang..Một con chó được dắt theo sau.
– ái chà chà, ông Van Baerle đó ư? – Gryphus nói. – Sung sướng quá, chúng ta lại gặp nhau.
– Vâng, thưa ông Gryphus quý mến, tôi vui mừng được thấy tay ông đã khỏi.
Gryphus cau mày nói:
– Anh thấy đấy, về chính trị người ta mới dễ mắc sai lầm làm sao. ông hoàng đã tha mạng sống cho anh, tôi thì không làm vậy.
– Chà! Tại sao lại thế, thưa ông?- Cornélius hỏi.
– Vì anh là kẻ sẽ tái phạm mưu phản.
– Thưa ông Gryphus cao thượng, – Cornélius nói tiếp. – có lúc tôi đã có ý định bỏ trốn đi thật nhưng bây giờ chắc chắn là tôi không còn ý nghĩ đó nữa.
– Thế là tốt! – Gryphus nói. – Anh hãy coi chừng anh, tôi cũng làm thế. Thế là công bằng, công bằng. Rất tiếc Hoàng thân đã phạm một sai lầm lớn.
– Khi ông không y án xử tử tôi ấy ư?
– Có lẽ thế. Anh hãy xem xem có phải hai ông De Witt nhà ông bây giờ không được yên tâm lắm không.
– Điều ông nói thật khủng khiếp, ông Gryphus ạ.
– Với lại, tôi nói thế là xuất phát từ lòng thương yêu con người.
– A! Thật thế hả ông? Xin ông hãy nói rõ thêm, tôi không hiểu lắm.
– Đúng vậy. Nếu đầu anh rơi dưới đao của đao phủ Harbruck thì anh không còn phải đau đớn nữa đâu. Còn như ở đây, tôi chẳng giấu gì anh, tôi sẽ làm cuộc đời anh còn khổ.
Trong khi người tù mỉm cười nhạo báng ông cai ngục thì Rosa nấp sau cánh cửa nhìn anh và mỉm cười với một nụ cười đầy thông cảm và an ủi.
Gryphus đi ra phía cửa sổ.
Khi ấy hai con chim câu nghe tiếng nói lạ liền sợ hãi bay khỏi tổ và biến mất trong sương mù.
– ạ, ô! Cái gì thế? – Viên cai ngục hỏi.
– Đấy là chim câu của tôi.
– Của tôi, của tôi! – Gryphus lớn tiếng. – Thử hỏi một tù nhân còn có thứ gì là của riêng mình nữa không?
– úi dà, – người tù nói. – đó là chim của Thượng đế gửi đấy mà.
– Đó là vi phạm kỷ luật! – Gryphus nói. – Nuôi chim bồ câu, to gan thật. Này tôi báo trước cho anh biết nội nhật ngày mai tôi bắt bỏ nồi đấy..Hẹn thế xong, Gryphus thò đầu ra ngoài cửa sổ ngó xem tổ chim thế nào, chớp lấy thời cơ, Cornélius chạy vội ra cửa nắm lấy tay Rosa. Cô nói với anh:
– Chín giờ tối nay ông nhé!
Còn mải suy nghĩ về việc sáng mai bắt chim câu thế nào, Gryphus không nói gì, không nghe thấy gì và khi khép cửa sổ lại, hắn kéo tay con gái ra khỏi buồng giam, khóa hai lần cửa lại, chốt then và đến thăm một tù nhân khác cũng với những hứa hẹn như hứa hẹn với Cornélius…
Hắn vừa đi khỏi, Cornélius đã chạy đến cửa sổ phá tan nát tổ chim.
Anh thà đuổi chúng đi không cho ở với mình còn hơn là để chúng chết bởi tên cai ngục. ôi!
Những con chim đưa thư tận tình đã mang đến cho anh diễm phúc gặp lại Rosa. Giờ đây, anh nóng lòng sốt ruột đợi đến chín giờ.
Tiếng chuông cuối cùng điểm trên lầu canh vừa dứt, anh đã nghe thấy bước chân nhẹ nhàng của cô gái Frisonne; cánh cửa nhỏ gài lưới thép bỗng nhiên sáng; ghisê được mở từ bên ngoài.
– Em đây rồi! – Rosa vừa nói vừa thở hổn hển vì lên cầu thang.
– ôi! Em Rosa yêu quý!
– ông thích gặp lại em sao?
– Sao em hỏi thế? Nhưng em làm thế nào để đến được đây, em hãy nói đi.
– Chả là tối nào cha em cũng ngủ ngay sau khi ăn xong và ông uống rượu hơi say. Nhờ đó, tối nào em cũng sẽ đến đây được một tiếng nói chuyện với ông.
– ôi! Tôi cám ơn em, rất cám ơn em Rosa.
Khi nói câu đó Cornélius ghé sát mặt anh lại cửa ghisê làm Rosa giật ngay người lại.
– Em mang đến cho ông các mầm hoa tuylíp đây.
Tim Cornélius nảy thót. Trước anh không dám hỏi Rosa đã làm gì đối với những mầm hoa quý của anh.
– A! Thế ra em đã bảo quản được chúng ư?
– Thế ông đã không giao nó cho em như một vật báu em phải trân trọng đó sao?
– Có chứ, nhưng khi tôi đã hứa cho em thì chúng là của em.
– Chúng chỉ là của em khi ông mất đi nhưng bây giờ ông còn sống, chúng là của ông. Em quyết định mang chúng trả lại ông; có điều em không biết làm bằng cách nào. Mấy hôm nọ khi bà vú nuôi mang thư của ông đến cho em, em mới quyết định gặp ông Hoàng xin đổi chỗ gác đến đây cho cha.em. Thế là em đến được Leyde. Chuyện tiếp về sau thế nào, ông biết rồi đấy.
– Thế nào, em Rosa yêu quý, ngay trước khi nhận được thư tôi, em đã có ý nghĩ đến gặp tôi rồi ư?
– ông còn hỏi điều đó! – Cô gái đã thắng được thẹn thò trả lời. – Em chỉ nghĩ có chuyện đó thôi.
Khi nói vậy, Rosa trông rất hấp dẫn khiến lần thứ hai, Cornélius áp vội trán mình, môi mình lên tấm lưới sắt và như thế có lẽ để cám ơn cô gái đáng yêu kia.
Như lần thứ nhất, Rosa lùi lại:
– Nói thật, – cô gái nói. – em thường rất tiếc em không biết đọc nhưng không lần nào em tiếc bằng lần vú nuôi mang thư của ông đến cho em.
Cô gái đỏ bừng mặt, mắt nhìn xuống, khiến cô không nhận thấy môi của Cornélius đưa gần lại, nhưng than ôi! Nó chỉ chạm lưới sắt; mặc dầu vậy, Rosa vẫn cảm thấy hơi thở nồng nàn của nụ hôn.
Mặt cô tái nhợt, có lẽ còn tái hơn cả ngày nào ở Buytenhof trước cái án tử hình. Cô bỗng rên lên và bỏ chạy trốn.
Cô chạy vội quá quên cả đưa trả lại Cornélius ba cái mầm giống hoa tuylíp đen của anh.

Bình luận