Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tình Nhân

Chương 2

Tác giả: Janusz Leon Wiśniewski

XÉT NGHIỆM

Thứ tư, 18 tháng Tám

Cậu có nghĩ rằng kỷ niệm khi bị cắt vụn ra thành hàng ngàn mảnh sẽ không còn là kỷ niệm? Hay là khi đó sẽ có cả ngàn kỷ niệm thay vì chỉ có một? Nếu đúng vậy thì cậu có nghĩ rằng giờ đây mỗi một kỷ niệm trong số cả ngàn kỷ niệm đó sẽ tự nó làm ta đau đớn?

Tối qua anh ấy vào phòng ngủ của bọn mình… Mình không thể, dù gì đi nữa, nghĩ về chỗ này một cách khác hơn. Cậu biết là từ khi xét nghiệm – từ là đã mười bốn giờ và hai trăm tám mươi hai ngày rồi – anh ấy vào phòng này chỉ có hai lần? Lần đầu anh ấy lăn vào phòng say khướt với một chút whisky còn sót lại trong cái chai vấy những vệt máu nâu đã khô, ngồi xuống mép giường và lúng búng nhắc đi nhắc lại cái thứ tiếng hổ lốn giữa tiếng Anh với tiếng Tây Ban Nha của mình: Tu eres una ing puta, tu eres… y xì như ông bố đã sang Hợp Chủng quốc ba mươi ba năm trước đây mà anh ấy hết sức coi thường. Mặc dù không hề học tiếng Anh, nhưng khi say xỉn và bắt đầu sỉ vả vợ, thì cái từ tiếng Tây Ban Nha tục tằn puta lại được lão nhấn mạnh thêm bằng từ tiếng Anh ing . Lão cho rằng bằng cách ấy lõa có thể hạ nhục bà ghê gớm hơn. Vào ngày hôm ấy, con trai của lão tức chồng của mình đã không thể hạ nhục mình hơn nữa. Tự mình cảm thấy mình như cái vòi nước ngoài đường bị lũ chó vô chủ ghẻ lỡ hít hít rồi tè vào, bốc lên mùi khôi khai của nước tiểu. Và mình thấy là mình đáng phải cảm thấy như vậy. Anh ấy hiểu mình quá rõ để không thể không nhận ra điều đó. Khi thấy rằng cái việc nhắc đi nhắc lại *ing puta và *ing kurwa không làm mình khóc tức tưởng thêm được nữa – đơn giản là mình đã khóc hết nước mắt – thì anh ấy uống nốt chỗ whisky trong chai, ném vỏ chai vào cửa sổ khép kín làm vỡ vụn cánh kính hai lớp rồi gí sát mặt vào mặt mình, dùng hai tay siết lấy gáy mình. Anh ấy nhìn vào mắt mình mà nói đi nói lại rằng anh ấy căm thù mình biết bao. Lúc đầu còn bình tĩnh mà rít khẽ gần như là đánh vần từng chữ với đám nước bọt trắng sùi nơi khóe miệng để sau đó gào lên bằng một giọng chói tai đầy oán hờn bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Tay Ban Nha. Và cuối cùng anh ấy rút từ túi quần ra một mảnh giấy và đọc bằng tiếng Ba Lan. Trên đó anh ấy viết hàng chục lần Ta căm thù mi. Anh ấy đứng trước mặt mình, dùng giầy tách hai đùi mình ra và đọc to tờ giấy, trong lúc mình ngồi rúm ró trên sàn nhà cạnh cái tủ đầu giường, khua tay hú họa để tự vệ trước mỗi “Ta căm thù mi” của anh ấy như là trước mỗi cú đấm. Thậm chí mình không cả biết anh ấy đã ngừng đọc và ra khỏi phòng từ lúc nào. Chính mình cũng nhắc lại như tiếng vọng “ta căm thù mi” và đập đầu vào tường. Giờ đây mình không nhớ là khi đó mình nghĩ đến ai. Anh ấy hay là bản thân mình? Cũng có thể là chị tạp vụ tật nguyền trong bệnh viện? Hay là Chúa?

Mình chắc chắn rằng cả anh ấy nữa cũng không còn nhờ là đã căm thù mình vào buổi tối hôm đó. Trong tất cả các trạng thái tình cảm, thì lòng căm thù khiến người ta mệ muội hơn cả. Hơn cả sự đòi hỏi thú tính, thậm chí hơn cả khi dùng LSD quá liều. Cái mà các luật sư gọi một cách tế nhị là tội ác trong trạng thái bị kích động, sự thật chính là tột ác do hận thù. Ngoài ra, trong tất cả các loại thể loại cảm xúc, thì lòng thù hận là trạng thái tồn tại ngắn hơn cả, đó là kết quả được ghi nhận trong các thí nghiệm thông qua các máy phân tích cường độ hoạt động của não được nối với các ống đặt trong đầu của những người bị khiêu khích đến trạng thái căm thù.

Các vùng phụ trách quá trình nhớ, tạo hình ảnh và âm thanh, nhân dạng và tư duy logic bị tối hoàn toàn, như thế là chúng bị tách rời tuyệt đối. Người đang thù hận là một kẻ mù quáng, điên cuồng, thiếu lý trí. Toàn bộ lượng ôxy trong máu được đưa lên não của một người đang căm thù bị các trung tâm liên quan đến cảm xúc và trực giác thu nhận hết. Trên màn hình của máy đo, chúng bị nung trắng lên. Khi chiến tranh ở Nam Tư kết thúc, người ta hỏi những người lính Chesnia đã bị người Serbi tra tấn dã man trong các cuộc hỏi cung rằng ai đã tra tấn họ, thì họ thậm chí không thể nhớ được đó là đàn ông hay đàn bàn. Lòng căm thù đã xóa sạch những chi tiết đã được ghi lại trong trí nhớ của họ. Cái duy nhất mà họ còn nhớ được, đó là lòng căm thù tột độ, và họ không thể cùng lúc liên tưởng tới một con người cụ thể nào.

Lần thứ hai anh ấy vào phòng ngủ là tối qua. Mình đã chờ đợi điều này suốt hai trăm tám mươi hai đêm. Mình đã không nghe nhạc trong hơn chín tháng để có thể nghe được tiếng bước chân của anh ấy. Nhưng rồi cả tối qua mình cũng không nghe thấy. Anh ấy cần lấy giấy tờ gì đó trong cái két được lắp bên trong cánh tủ phòng ngủ. Mình mặc đồ ngủ nằm trên giường, giả vờ – như thường lệ – là đang đọc sách. Anh ấy đi qua, nhìn mình như là bác sĩ phụ sản nhìn phòng khám của mình trước lúc đóng cửa sau cả một ngày làm việc. Muốn về nhà lắm rồi mà vẫn còn một mụ già nhăn nheo ra lắm khí hư đang ngồi chờ. Đó không phải là lòng căm thù đầu độc con người, mà là ác cảm.

Bắt đầu từ hôm qua, mình không còn đợi nữa. Khi anh ấy sập của phòng ngủ, mình cũng ra khỏi giường, khoác áo mặc nhà và lôi từ gara ra cái búa to nhất mà mình tìm thấy trong tủ đựng đồ nghề của anh ấy. Mình lấy cái đĩa CD trong máy ở trên bàn ngủ ra rồi để lên sàn gỗ cạnh cửa sổ. Trước khi đập nhát búa đầu tiên… đó là thời điểm khó khăn nhất Agniesia à… mình nhấc nó lên và lết bằng đầu gối về giường. Mình muốn nghe lại nó một lần nữa. Lần cuối cùng. Một cái gì đó tựa như điếu thuốc cuối cùng trước khi cai. Rít hơi kỷ niệm cuối cùng. Đúng là mình nghe nhạc, nhưng âm nhạc chỉ là cái nền. Cái mà mình nghe thấy rõ hơn là những kỷ niệm…

* * *

Khi ấy mình không biết anh ấy vào bếp từ lúc nào. Mình đang vừa rửa những lá xà lách cho bữa tối vừa ê a hát. Mình muốn khi đón anh ấy từ sân bay về tất cả phải được chuẩn bị sẵn sàng. Bàn phải được trải khăn , những bông cúc trong bình hoa, rượu vang đỏ thở trong bình rượu, dâu tây rắc dừa và những ngọn nến thơm mùi va ni trong phòng tắm, kiểu tóc mới của mình, đồ ngủ mới của mình, những tượng tượng mới của mình… Tất cả.

Anh ấy sẽ bay từ Berlin về Krakow vào chuyến bay tối. Nhưng anh ấy đã tìm được một chuyến bay sớm hơn qua Kolonia. Anh ấy phải chờ chín tiếng ở sân bay Kolonia để có thể ở bên mình lâu hơn chín mươi phút. Anh ấy không đo thời gian gian bằng những năm sống của mình. Mà đo nó bằng những trải nghiệm. Anh ấy cần chúng như là sự chạm vào sự thật. Anh ấy cần chúng để không phát điên lên và để cảm thấy rằng toàn bộ sự xáo trộn này là có ý nghĩa. Cho những trải nghiệm, anh ấy đã dừng lại trong cuộc xông tới phía trước mang tính bề mặt của mình để lấy sức cho chặng đường tiếp theo. Đôi khi chỉ là vài phút. Anh ấy sưu tầm các trải nghiệm giống như người ta sưu tầm tranh hay tượng thiên thần. Trong suốt một thời gian dài, mỗi khi mất liên lạc với anh ấy quá mười hai tiếng là mình lại run lên vì sợ hãi với ý nghĩ rằng mình sẽ chỉ là hoặc đang là một trong những bộ sưu tập thiên thần của anh ấy.

Anh ấy đứng sau lưng mình, mô và lưỡi chạm vào cổ mình trong lúc đeo tai nghe cho mình. Sau đó xoay người mình lại, ấn núm của mấy nghe đĩa CD và luồn cả hai tay vào trong cạp quần gin của mình. Mình cứ đứng vậy, vai giang rộng, nước chảy từ hai bàn tay nắm chặt, nép sát vào người anh ấy, để mặc cho anh ấy làm gì thì lầm. Bất động, qui phục, đón nhận những nụ hôn…

Tình yêu là nhiều hơn nụ hôn bình thường, nhiều hơn sự gắn bó thông thường…

Có thể chạm vào môi, mút, bú, cắn, dùng lưỡi đẩy lên, có thể đóng chúng lại bằng môi mình để rồi một lúc sau lại mở ra, tách ra, làm cho chúng mềm đi hoặc là ép vào chúng thật mạnh. Có thể dùng đầu lưỡi liếm quanh bờ môi thật kiên nhẫn, thật kỹ. Có thể ép chúng xuống tận lợi, có thể thưởng thức chúng, làm ướt chúng bằng nước từ miệng của mình để rồi ngay sau đó lại sấy khô chúng bằng hơi thở. Có thể dùng môi mình để bọc chúng thật kín, một lúc sau sẽ nới dần để mở toan chúng ra, tách hai hàm răng rồi mút đầu lưỡi ra ngoài và cắn nhẹ. Sau đó có thể đẩy nó vào tận bên trong, ép xuống hàm dưới rồi lần lượt chạm vào những chỗ phồng lên ở từng cái răng một bằng lưỡi mình, có thể dùng lưỡi chạm vào hàm trên và dừng lại ở từng điểm dầy lên ở đó, có thể…. Có thể phát điên lên khi ấy. Hoặc là yêu. Giờ đây, mỗi khi phân vân tự hỏi mình bắt đầu yêu anh ấy từ khi nào, thì bao giờ năm phút bốn mươi mốt giấy ấy cũng hiện lên trong đầu mình. Anh ấy đã từ chối bốn cuộc gặp ở Berlin, trả một khoản tiền cao ngất trời để có được chuyến bay qua Kolonia để cùng mình sống trong năm phút bốn mươi mốt giây hôn nhau mà anh khao khát và vô tình nghe được bài hát ấy trong taxi trên đường từ sân bay Tegel về trung tâm Berlin. Anh ấy rót vào tai mình âm nhạc và những ca từ kể về một tình yêu cuối cùng và dùng miệng để “biến mình thành tình yêu cuối cùng của anh ấy”.

Anh có thể kể về em suốt ngày,

Mà không một lần nhắc đến tên em,

Không có gì để so sánh được với em,

không gì đẹp như em.

Mỗi cử chỉ của em, mỗi phút giây bên em,…

Anh chưa gặp bất cứ cái gì đẹp như em

Anh chưa gặp…

Inc kenne nichts, das so schon ist wie du…

Inc kenne nichts…

Bằng miệng biến thành của mình,

đóng dấu em bằng bản thân anh…

Khi không “có thể” thêm được gì với miệng của mình nữa, anh ấy cởi thắt lưng quần của mình, ném xuống sàn nhà cùng với cả quần lót và đặt mình trên sàn nhà cạnh cửa sổ, quỳ xuống trước mặt mình. Có thể chạm vào môi, liếm, mút và cắn rất nhẹ, dùng lưỡi để tách chúng ra, có thể dùng miệng để khóa chúng lại để rồi một lát sau lại mở ra, đẩy lưỡi vào trong. Và không dừng lại một giây nào. Có thể. Và khi đó có thể phát điên lên. Ngừng thở một lát vì hụt hơi. Ngừng suy nghĩ, ngừng nhớ và bắt đầu chỉ cảm nhận. Vượt qua chút ngượng ngập cuối cùng và mở rộng hơn nữa. Mở toan ra. Như con trai có ngọc. Viên ngọc hồng hồng. Không phải là một viên ngọc trắng bất kỳ nào đó. Một viên ngọc hồng, ướt, mọng căng bởi dòng máu đang rộn ràng trong nó. Cảm nhận sự động chạm của lưỡi ở đó và lại bắt đầu thở. Một cách tham lam để có thể hét lên. Điên lên. Điên nữa…

Bằng miệng biến thành của mình.. Tự anh gọi cái này như thế.

Gần sáng, trong màn tối yên tĩnh, mệt nhoài sau một đêm, nép ngực vào lòng anh, vừa nghe hơi thở bình yên của anh, mình vừa ngoan cố chống lại cơn buồn ngủ có thể lấy đi của mình mấy tiếng ý thức được sự có mặt của anh. Khi màu xám của bình minh lọt qua khe mành mành vào phòng, mình rời khỏi anh, rón rén dậy. Mình đánh thức anh bằng tiếng nhạc thầm thì đầy ắp căn phòng ngủ…

Ich kenne nichts, das so schon ist wie du…

Ich kenne nichts…

Mình quay lại giường, thấy anh ấy vẫn chưa mở mắt, đang gọi tên mình và cuống quýt tìm mình ở bên cạnh. Khi ấy mình hỏi anh về buổi tối hôm qua ở trong bếp.

– Anh biến một cái gì đó thành của mình chỉ khi nào anh ăn được “cái gì đó” ấy – anh cười nói và chạm tay vào mặt mình. Thế giới của những làn môi, cảm nhận qua vị giác đối với anh trực tiếp hơn nhiều so với thế giới của thị giác, thính giác, mà thậm chí của cả xúc giác. Anh muốn bằng cách ấy, bằng môi, biến em thành của anh, đóng dấu em bằng bản thân anh…

Anh vén tóc trên mặt mình và hôn.

Hai tiếng sau, khi anh ngồi trong máy bay đi Mediolan thì mình sử dụng đến bite trống cuối cùng trong đĩa compact để copy bài hát ấy. Mình đã ghi được mười chín đoạn điệp khúc lên đĩa. Mười chín lần năm phút và bốn mươi mốt giây của kỷ niệm. Mỗi khi mình cảm thấy tồi tệ, mỗi khi nhớ đến điên dại, mỗi khi ngồi nhìn điện thoại hàng giờ liền mà nó không thèm reo, mỗi khi vào mạng để kiểm tra tất cả các sân bay mà máy bay của anh ấy có thể hạ cánh, mỗi khi ngồi hàng giờ trên sàn bếp, không thể buộc mình thậm chí chỉ là bừng tỉnh khỏi nỗi buồn tê dại để vượt qua vài bước chân mà vào giường, thì khi đó cái CD ấy giúp mình nhiều nhất. Đôi khi, vì nhiều lý do khác nhau ở những địa điểm khác nhau không thể nghe CD được, thì mình chỉ cần lấy nó trong ví xách tay ra, dùng đầu ngón tay gõ nhẹ lên bề mặt bóng loáng của nó.

Thậm chí chỉ như thế mình cũng thấy đỡ hơn. Đỡ hơn. Cho đến hôm qua…

Mình nghe toàn bộ đĩa. Đến nhịp cuối cùng trong điệp khúc cuối cùng. Mình đã chia tay với nó mười chín lần. Đó hoàn toàn không phải là điếu thuốc cuối cùng trước khi cai. Đó chính là cai. Chỉ có điều được thực hiện trong mười chín kỳ. Cứ sau mỗi kỳ lại thấy đau hơn. Nhưng đến cuối cùng thì mình căm thù thực sự! Chính xác như một người điếc đui mù đang giận dữ. Mình dậy khỏi giường, ra chỗ ô cửa sổ vuông lồi ra, đặt cái đĩa lên sàn rồi dùng búa đập. Sau đó mình bò quanh sàn để tìm những mảnh mà mình cho rằng còn quá to để đập cho chúng vỡ vụn ra. Cuối cùng, ngồi giữa sàn, mình lấy những mảnh dính máu đã găm vào đầu gối ra, xếp cạnh nhau và đập cho đến lúc chúng biến thành đám bột kim loại nhuộm máu. Ngồi ở phòng bên cạnh, nhất định anh ấy phải nghe thấy tiếng đập chói tai ấy. Anh ấy đã không sang…

Mãi đến sáng nay, khi tỉnh dậy, nhìn thấy cái búa nằm bên cạnh, trên gối của anh ấy và những vết máu trên ga cạnh đầu gối mình, mình mới khóc. Mình nghĩ rằng mình đã không còn có thể khóc như hồi đầu nữa, gần như là khóc đến “mù mắt”, như cậu đã có lần gọi như vậy. Hình như là điều đó đã kết thúc vào khoảng mấy tháng sau xét nghiệm. Mình không khóc vì những vết ấy và thậm chí cũng không phải vì hình ảnh siêu thực của cái búa mà mình đã ngủ cùng với nó trên một chiếc giường. Mình khóc vì chính mình. Vì rằng mình đã đau đớn đến vậy khi anh ấy không thèm vào phòng ngủ kể cả khi mình đã biến nó thành một cái xưởng rèn. Người ta thấy ác cảm khi cảm nhận. Khi đã dửng dưng, người ta tuyệt nhiên không còn cảm thấy gì nữa.

Cậu không tin đâu, nhưng cái đĩa ấy luôn luôn ở trong mình. Lần này thì nó ở trong mình theo đúng nghĩa đen. Thậm chí nếu mình có quyết định không mang nó trong trí nhớ, thì mình vẫn cứ mang nó trong … da thịt! Có lẽ đây là một kết cục tồi – dù có là tượng trưng đi nữa. Lúc tắm, mình cảm thấy hai đầu gối đau rát. Sau khi rửa các vết máu, mình mới thấy là có những mảnh vụn ở dưới da. Mình sẽ đợi cho đến khi những vết thương và trầy xước ấy lành lại. Sau đó mình sẽ bôi lên đầu gối một lạoi chế phẩm lột da mạnh và mình sẽ bóc lớp da cùng với những mảnh vụn ấy đi, một lần cho mãi mãi. Mình sẽ dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để nghiên cứu kiểu lột da như vậy cho .. não. Mình sẽ chờ cho những vết thương lành lại, mình sẽ bôi cả tuýp gel và khi nó đã cứng lại, mình sẽ bằng một động tác bóc tất cả những mảnh nhớ về anh ấy.

Chỉ có điều là đến bao giờ? Bao giờ thì những vết thương của mình mới lành đây.

Thứ năm, 19 tháng Tám

Hôm nay mình đã mơ! Cuối cung thì mình cũng đã mơ! Cậu có hình dung ra không?! Mình thức dậy với hai môi dính vào giấy dán tường và hai tay nắm chặt kẹp giữa hai đùi và mình nhớ được giấc mơ của mình. Lần đầu tiên sau xét nghiệm mình đã mơ…

Sau xét nghiệm, đơn giản là ngày này sang ngày khác, hay đúng hơn là đêm nay qua đêm khác mình không còn mơ nữa. Như thể là có ai đó đã dùng dao mổ cắt hết những kết nối giữa tiềm thức của mình với những vòng não có chức năng chuyển các phòng điện trong các nơron thành các câu chuyện của những giấc mơ bằng hình ảnh, âm thanh và mùi vị. Bác sĩ tâm lý trị liệu, người mà dạo ấy ngày nào cũng đến nhà mình – mình không thể bật được cả lò vi sóng thì còn nói gì đến chuyện lái xe hơi – nhận định rằng, thế là tốt cho mình và mình nên mừng vì não của mình, để tự vệ, đã phản xã đúng, và rằng điều này là rất điển hình trong trường hợp của loại chấn thương này. Chị bác sỹ ấy khẳng định rằng trong mơ, chúng ta liên hệ với chính cái vùng đã làm ta đau dớn.

– Còn chị thì không có một vùng nào mà giờ đây không làm cho chị phải đau đớn, đúng không? Những giấc mơ của chị sẽ không khác gì so với những điều mà chị trải nghiệm thực, mà những gì chị trải nghiệm thì là một cơn ác mộng, phải không nào? Chị có muốn liên tục, kể cả ban đêm, cảm thấy tức tối, giận dữ, đố kỵ, sợ hãi, tự ti hay là căm thù không? Chị có muốn không?

Mình không muốn. Nhưng như vậy không có nghĩa là mình đồng ý với điều đó. Mình không sống vào ban ngày, chưa đủ, mà mình còn là một cái xác biết thở vào ban đêm nữa. Mà lại là mình cơ chứ! Mình, người mà từ bé đã sống với một chân dung thứ hai của mình thú vị gấp nhiều lần trong những giấc mơ.

Mình mơ thấy Lesmian.

Chúng mình ngồi trên bậc cầu thang, vai kề vai, quay lưng về phía ban thờ trong một nhà thờ nhỏ, hình như là ở Bồ Đào Nha. Đúng, chuyện đó phải xảy ra ở Bồ Đào Nha. Chỉ có điều ở đó mình nhìn thấy cái nhà thờ bé thế mà không biết. Có lần Enrique đã lôi mình đi Lisbon nghỉ weekend. Vào chủ nhật, bọn mình đi Vila Nova de Milfontes, một địa danh nhỏ, đúng ra là một làng quê nằm trên bờ biển Atlantic của Bồ Đào Nha. Tất cả những nơi kỳ lạ như vậy trên thế giới anh ấy đều biết. Trên một mỏm đá dựng đứng ngay cạnh hàng lan can bao lơn nhìn ra Atlantic là một ngôi nhà bé xíu trắng tuyết, có cây thập tự và một ngọn tháp chuông nhỏ. Nó nhỏ đến mức thoạt đầu, mình tưởng như hoặc là mình đang ở legoland hoặc là trên Phố Nhỏ ở Praha. Khi tụi mình vào bên trong, một nhóm các bà già mặc váy đen giống nhau, đội những chiếc khăn đen y hệt nhau đã từ chối cầu nguyện.

Lesmian, đó chắc chắn là Lesmian. Mình nhớ rất rõ khuôn mặt của anh ấy. Cái mũi điều hâu vĩ đại, cằm nhô ra, mái tóc bạc dính trên trán rộng. Mặc comple6 đen và áo sơ mi trắng có những vết máu khô ở cổ áo. Bọn mình ngồi im lặng trên những bậc cầu thang trước ban thờ ấy, hàng giờ, nhìn vào mắt nhau. Phía dưới chân bọn mình, trên nền đá của nhà thờ, một bé ái có gương mặt của một cụ già đang chơi những con búp bê vải. Bé mặc váy đen và đầu đội một chiếc khăn đen. Nó đặt tất cả bọn búp bên thành hàng trước mặt và cho vào những cái miệng bằng vải bị khâu bằng chỉ dầy những mẩu bánh thánh. Rồi Lesmian bắt đầu vuốt ve bàn tay bó bột của mình và đọc những vần thơ của anh ấy.

Với làn môi chạm vào dòng suối khoáng ngực em, anh nguyện cầu cho sự bất tử của thân thể em…

Lúc ấy mình hôn lên má anh ấy. Mình không có thể xác, không có ngực! Anh ấy nói dối. Mình tức tối dùng bàn tay bó bột đánh anh ấy, bàn tay vỡ ra thành hàng ngàn mảnh kim loại. Bé gái hoảng sợ và đổ hết những mẩu bánh thánh trong bình ra nền nhà thờ. Khi những con búp bê vải cười làm bung hàng chỉ khâu miệng chúng ra thì mình tỉnh giấc.

Chúa ơi, mình đã bắt đầu trở lại với cuộc sống! Giấc mơ đầu tiên của mình!

Thật đẹp, phải không Agnieska!?

* * *

Khoảng mười tám tháng trước…

Thứ bảy, 25 tháng Giêng

Anh ấy già lắm rồi. Đã bốn mươi nhăm tuổi và đã có những nếp nhăn quanh mắt. Thậm chí đã có cả một mái tóc hoa râm bên thái dương phải. Đó là chỗ mà mình thích nhất trên đầu anh ấy. Anh ấy còn có những ngón tay dài mà mình chưa từng bao giờ nhìn thấy ở đàn ông. Bên má trái của anh ấy bị một vết sẹo dài nhỏ cắt ngang, khi râu mọc, vết sẹo này biến mất. Những khi suy tư, anh ấy nháy mắt và giật giật tóc trên trán. Buổi sáng anh ấy có mùi thơm khác, chiều lại có mùi thơm khác. Buổi sáng mình ngửi thấy mùi quýt, còn tối thì một mùi gì đó nặng hơn, phương đông hơn. Mình thích cái mùi buổi tối ấy hơn. Nói chung là mình thích toàn bộ con người anh vào buổi tối hơn. Anh ấy nói rất khẽ và rất chậm rãi. Nhiều khi là quá khẽ và quá chậm đối với mình. Anh ấy cố gắng để nói với mình bằng tiếng Đức, nhưng thỉnh thoảng, những khi không đủ từ, anh ấy chuyển sang tiếng Anh. Lúc gọi điện thoại, anh ấy hay nói bằng tiếng Tay Ban Nha, chêm vào vài từ tiếng Anh. Đặc biệt là những câu chửi thề. Cứ mỗi lần như thế anh ấy lại xin lỗi mình. Mặc dầu vậy, không bao giờ anh ấy tắt điện thoại di động khi chúng mình ở bên nhau. Anh ấy không tắt ba điện thoại di động, vì bao giờ anh ấy cũng mang theo ba cái. Đầu tiên – “đầu tiên” có lẽ nghe hơi vô nghĩa, vì tụi mình mới quen nhau có bốn mươi ngày – mình cảm thấy rất bị xúc phạm, giờ thì quen rồi. Khi có mặt mình, anh ấy chỉ trả lời một trong số đó. Hai cái còn lại anh ấy bỏ qua. Đó là một cái gì đấy, đúng không?

Anh ấy có cặp môi màu phúc bồn tử mà anh hay cắn hoặc là liếm nhẹ. Mình không biết là anh ấy có để ý thấy không, hy vọng là không, nhưng thỉnh thoảng nhìn vào cặp môi ấy mình tưởng như đang nhìn vào những trái phúc bồn tử mọng nước và mình rất muốn nếm thử. Đã có khi nào cậu ăn phúc bồn tử vào tháng Giêng chưa? Mình cũng chưa. Vẫn chưa…

Cậu chưa biết điều này đâu, nhưng việc mình quen biết với anh ấy, mình phải cảm ơn cậu. Nếu như cậu đã không gọi cho mình vào thứ bảy cách nay hai tuần thì mình đã không bao giờ biết đến sự tồn tại của anh ấy. Cậu đã gọi đúng vào lúc mình ra cửa để đi dạy thêm. Thậm chí mình cũng không biết tại sao mình lại không bỏ qua cú điện thoại ấy. Bây giờ mình hiểu, đó là định mệnh chứ không phải là ngẫu nhiên. Cậu nhớ chứ? Mình vừa thở hổn hển vừa bảo rằng mình “đang ra cửa”, còn cậu thì còn hổn hển hơn mà bảo mình rằng Macek vừa nhổ cái răng đầu tiên. Cậu muốn nhất thiết phải nói điều đó với mình. Mình đã ngắt lời cậu. Mình đã hứa đến tối sẽ gọi lại.

Mình đã không gọi lại. Buổi tối, chỉ có những chiếc Nokia dở hơi thỉnh thoảng lại o o trong túi anh ấy mới nhắc mình nhớ đến điện thoại thôi. Nhưng mình lại không liên tưởng điều đó với lời hứa với cậu. Tối hôm ấy mình đặc biệt liên tưởng rất ít.

Nói chuyện với cậu xong, mình chạy xuống dưới nhà và đứng vẫy taxi như điên ở gần chỗ qua đường dành cho người đi bộ. Mình không thể chịu được việc đi dạy muộn. Một gã lái xe dở hơi nào đó, không chú ý tới vũng nước to do tuyết tan, đã phóng nhanh và gần vỉa hề đến nỗi đã biến cái áo khoác mới sáng màu của mình thành một cái giẻ mà người ta vừa dùng để lau sân Ga Chính. Cả mặt và tóc mình cũng đầy những bùn và nước màu nâu. Mình phát khóc vì tức. Thậm chí mình không để ý thấy chiếc xe ấy đã dừng lại cách đó vài chục mét và sau đó, mặc những tiếng còi, nó lùi lại chỗ mình đang đứng. Đầu tiên tay lái xe bước ra. Nhã nhặn xin lỗi mình. Mình bắt đầu la lối và sỉ vả gã. Đã lâu rồi mình chưa hề thốt ra nhiều câu chửi thề như thế trong vòng một phút ấy. Được một lúc thì mình để ý thấy có một người đàn ông nữa đứng đằng sau mình và đang cố nói điều gì đấy. Đó là Enrique. Cái miệng màu phúc bồn tử, những nếp nhăn quanh mắt, một dải hoa râm trên thái dương phải.

Mình bắt đầu mắng cả anh ta. Anh ta đứng rũ đầu như một cậu bé bị khiển trách trong trại hè thiếu niên. Một lúc sau anh ta ngắt lời mình và hỏi bằng tiếng Anh rằng mình có đồng ý để công ty của anh ta chi trả khoản tiền “làm mới lại chiếc áo khoác của chị và đền bù cho số thời gian quý báu mà chị đã bị mất vì sự cố này”. Lúc đầu mình nghĩ là anh ta giễu mình, sau đấy thì mình tấhy xấu hổ. Mình đã lăng mạ nhầm! Không thể hai người cùng lái một xe được. Mình chẳng muốn bất cứ một sự làm mới nào hết. Mình chỉ muốn đến lợp dạy thêm. Mình dạy tiếng Đức cho sáu giám đốc và ba phó giám đốc của những công ty giàu nhất Krakow. Họ trả cho mấy tiếng vào bốn thứ bảy bằng cả tháng lương của mình ở trường đại học. Mình không muốn để mất cái mỏ vàng này.

Mình hỏi anh ta liệu có thể chở mình đến Nova Huta được không. Trước lúc trả lời, anh ta lấy di động ra nói chuyện với ai đó. Mình hiểu được là anh ta hoãn một cuộc gặp nào đấy bốn tiếng. Anh ta không có khái niệm Nova Huta ở đâu, hoặc là nhầm với Novy Targ và không muốn muộn thêm một lần nữa. Điều đó khiến mình cảm động.

Trong xe, mìn cởi áo khoác để chỉnh sửa lại áo quần cho gọn gàng. Anh ta lấy tập khăn giấy trong túi ra và cùng mình lau các vết bùng. Điều này càng làm mình cảm động hơn. Khi mình lấy gương ra soi để cố làm sạch chỗ bùn đã khô còn lại trên tóc và mặt, anh ta hỏi là có thể giúp mình được không. Lúc đó mình mới nhận ra là ánh mắt anh ta còn sẫm hơn cả chiếc sơ mi màu xanh nước biển của anh ta. Và anh ta có cái sẹo ấy bên má trái, và anh ta có những ngón tay dài nhất thế giới. Khi cất gương vào ví, lần đầu tiên trong ngày hôm ấy mình tiếc là đã không kịp trang điểm, sơn móng tay và không xịt lọ Guccim II mới mua lên tóc và gáy. Tụi mình đi trong im lặng một lúc. Mình cảm thấy là anh ta quan sát mình. Rồi anh ta sát lại gần mình, hạ giọng thầm thì:

– Xin lỗi, nhưng tôi e rằng chị đã mặc trái cái áo len.

Anh ta có lý. Đườnga may của áo len lòi ra phía ngoài. Mình đỏ mặt vì xấu hổ. Nhưng chỉ rất nhau. Mình hình dung ra mình sẽ cảm thấy thế nào khi phát hiện ra cái sự hớ hênh ngày sau buổi học của các giám đốc và phó giám đốc. Mình cười với anh ta. Không đắn đo, mình cởi áo lên và chậm rãi mặc lại cho đúng mặt. Mình đã chọn phải thời điểm xấu – mà cũng có thể là tốt nhất. Người lái xe buộc phải ngoặt gấp. Lực hướng tâm đã xô mình vào anh ta. Khi đó, lần đầu tiên mình cảm nhận mùi cam và bàn tay dài của anh ta trên thân thể mình. Mình ngạc nhiên là xấu hổ vì đườngmay của cái áo len, nhưng lại không xấu hổ khi ngồi bên cạnh hai người đàn ông hoàn toàn lạ lẫm trong xe hơi ch3i với áo nịt vú. Một lát sau, mình điềm tĩnh kéo áo lên xuống và sửa lại tóc.

Khi đến Nova Huta, anh ta lấy danh thiếp trong túi complê ra đưa cho mình và nói:

– Chị cứ gởi hóa đơn tiền giặt áo khoác theo địa chỉ của tôi, không phải ngần ngại gì cả. Ngay sau khi về Boston, tôi sẽ xử lý việc này.

Mình không biết là anh ta đùa hay nghiêm chỉnh nữa. Mình sẽ không gửi hóa đơn trị gía ba mươi zloty từ một điểm giặt nhỏ trên góc phố đến Boston. Có lẽ anh ta bị dở hơi!

Tuy nhiên mình không bình luận gì về điều đó. Mình gật đầu và cất danh thiếp vào ví xách tay.

Trước lớp học ở Nova Huta ấy, mình không muốn xuống xe một tị nào. Người đàn ông này đã kích thích trí tò mò của mình, và hấp dẫn mình nữa. Thậm chí anh ta không cả hỏi tên mình. Anh ta xuống đầu tiên, mở cửa xe phía mình và với cái áo khoac của mình vắt trên tay, đưa mình đến bậc cửa vào lớp. Càng đến gần bậc cửa, hai người càng đi chậm lại. Anh ta chìa tay cho, một lần nữa xin lỗi mình vì cái “sự cố” mà mìn đã kịp quên biến rồi quay lại xe. Bước lên bậc cầu thang mình đã phải đấu tranh với bản thân mãi để không quay đầu lại.

Trong giờ giải lao đầu tiên sau chín mươi phút học, mình ra ngoài lớp để hít thở không khí trong lành. Ô tô của anh ta vẫn đứng ở đấy. Không biết tại sao, nhưng mình liền đi về hướng đó. Lúc anh ta ra khỏi xe, mình rảo bước. Tụi mình gặp nhau giữa đường.

Tối, trong nhà hàng ở khu Kazimierz, những móng tay của mình đã được sơn, áo sơ mi mặc phải, có trang điểm và thơm mùi Guccim II và lần đầu tiên mình thèm những trái phúc bồn tử tươi vào tháng Giêng khi nhìn vào miệng anh ấy. Sau bữa tối, khi anh ấy đưa mình về bằng taxi, mình đã chờ đợi một quành nào đó để cho lực hướng tâm sẽ biến ước mơ của mình thành hiện thực, sẽ giúp mình thắng nổi tính nhút nhát và xô mình vào anh ấy. Cuối cùng nó đã xô.

Anh ấy giữ mình một lúc trên người anh ấy và vùi miệng vào tóc mình.

Bình luận