Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới phẳng

Chương 5

Tác giả: Thomas L. Friedman

Với tư cách một người Mỹ luôn tin vào các giá trị của tự do thương mại, tôi đã có một câu hỏi quan trọng để trả lời sau chuyến đi Ấn Độ của tôi: Tôi vẫn phải tin vào tự do thương mại trong một thế giới phẳng? Đây đã là một vấn đề cần sắp xếp lại ngay lập tức – không chỉ bởi vì nó trở hành vấn đề nóng bỏng trong cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2004 mà cũng bởi vì toàn bộ quan điểm của tôi về thế giới phẳng sẽ phụ thuộc vào cách nhìn của tôi về tự do thương mại. Tôi biết rằng tự do thương mại không nhất thiết có lợi cho mọi người Mỹ, và rằng xã hội chúng ta sẽ phải giúp những người bị nó gây thiệt hại. Nhưng với tôi câu hỏi then chốt đã là: Tự do thương mại sẽ có lợi cho nước Mỹ như một tổng thể khi thế giới trở nên phẳng đến mức rất nhiều người có thể cộng tác, và cạnh tranh với các con tôi? Có vẻ là rất nhiều việc làm sẽ có đủ cho mọi người. Phải chăng cá nhân những người Mỹ sẽ khấm khá hơn nếu chính phủ của chúng ta dựng một số bức tường và cấm một số outsourcing và offshoring?

Lần đầu tiên tôi vật lộn với vấn đề này khi làm film thời sự Discovery Times ở Bangalore. Một hôm chúng tôi đến khu Infosys khoảng 5 giờ chiều- đúng khi các công nhân call center của Infosys tràn vào khu để làm ca đêm bằng đi bộ, minibus, và xe máy, trong khi nhiều kĩ sư cao cấp hơn đang đi ra vào cuối ca ban ngày. Nhóm làm film và tôi đứng ở cổng và ngắm dòng sông người được đào tạo này chảy vào và chảy ra, nhiều người trò chuyện sinh động. Tất cả đều có vẻ cứ như họ đạt 1.600 điểm ở các [kì thi] SAT của họ, và tôi cảm thấy sự bật mở óc tưởng tượng bất thình lình đến với tôi.

Đầu tôi đơn giản liên tục bảo tôi, “Ricardo đúng, Ricardo đúng, Ricardo đúng.” David Ricardo (1772-1823) là kinh tế gia Anh đã phát triển lí thuyết tự do thương mại về ưu thế so sánh, lí thuyết cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên sản xuất các hàng hoá mà nó có ưu thế so sánh về chi phí và sau đó trao đổi với các quốc gia khác để lấy các mặt hàng mà họ chuyên sản xuất, thì sẽ có lợi toàn bộ trong thương mại, và mức thu nhập toàn bộ sẽ phải tăng trong mỗi quốc gia buôn bán. Như thế nếu tất cả dân kĩ thuật Ấn Độ này làm cái mà họ có ưu thế so sánh của họ và sau đó quay sang và dùng thu nhập của họ để mua tất cả các sản phẩm từ Mỹ mà chúng ta có ưu thế so sánh – từ Kính Corning đến Microsoft Windows – cả hai nước chúng ta sẽ được lợi, cho dù một số cá nhân người Ấn Độ hay Mỹ có thể phải chuyển việc làm trong quá độ. Và ta có thể thấy bằng chứng về lợi ích chung này trong sự gia tăng đột ngột về xuất khẩu và nhập khẩu giữa Hoa Kì và Ấn Độ trong các năm vừa qua.

Nhưng mắt tôi tiếp tục nhìn tất cả các zippie Ấn Độ này và bảo tôi cái gì đó khác: “Ôi,

Trời ơi, họ rất đông, và tất cả họ có vẻ rất nghiêm túc, rất háo hức làm việc. Và họ cứ tiếp tục đến, hết làn sóng này đến làn sóng khác. Làm thế quái nào lại có thể là tốt cho các con gái tôi và hàng triệu thanh niên Mỹ khác khi những người Ấn Độ này có thể làm cùng công việc như chúng có thể làm vì một phần nhỏ của lương?”

Khi Ricardo viết, hàng hoá đã có thể trao đổi được, nhưng phần lớn công việc trí tuệ và các dịch vụ thì không. Đã không có cáp quang dưới đáy biển để khiến việc làm trí tuệ có thể trao đổi được giữa Mỹ và Ấn Độ vào khi đó. Đúng khi tôi bị nỗi lo kích động, nữ phát ngôn viên của Infosys tháp tùng tôi tình cờ kể rằng năm ngoái Infosys Ấn Độ đã nhận được “một triệu đơn xin việc” từ những người Ấn Độ trẻ cho chín ngàn chỗ làm việc kĩ thuật.

Chúc một ngày tốt lành.

Tôi gắng sức hiểu cảnh này là thế nào. Tôi không muốn thấy bất cứ người Mỹ nào mất việc làm của mình do cạnh tranh nước ngoài hay do đổi mới công nghệ. Tôi chắc chắn không muốn mất việc làm của mình. Khi bạn mất việc làm, tỉ lệ thất nghiệp không là 5,2 phần trăm; nó là 100 phần trăm. Không cuốn sách nào về thế giới phẳng có thể là chân thật nếu không thừa nhận những lo ngại như vậy, hay thừa nhận rằng có tranh luận nào đó giữa các nhà kinh tế về liệu Ricardo có còn đúng không.

Sau khi nghe các lí lẽ cả hai bên, tuy vậy, tôi đi đến nơi mà tuyệt đại đa số các nhà kinh tế đi đến – Ricardo vẫn đúng và nhiều người dân Mỹ sẽ khấm khá hơn nếu chúng ta không dựng các rào cản đối với outsourcing, xâu chuỗi cung, và offshoring so với nếu chúng ta dựng. Thông điệp đơn giản của chương này là ngay cả khi thế giới trở nên phẳng, nước Mỹ như một tổng thể sẽ được lợi nhiều hơn bằng bám vào các nguyên lí tự do thương mại, như nó đã luôn bám vào, hơn là thử dựng các bức tường.

Lí lẽ chính của trường phái chống-outsourcing là, trong một thế giới phẳng, không chỉ hàng hoá có thể trao đổi được, mà nhiều dịch vụ cũng đã trở nên có thể trao đổi được. Bởi vì sự thay đổi này, Mỹ và các nước đã phát triển khác có thể phải đương đầu với một sự suy sụp tuyệt đối, chứ không chỉ suy sụp tương đối, về sức mạnh kinh tế và mức sống trừ phi họ đi đến chính thức bảo vệ các việc làm nhất định khỏi sự cạnh tranh nước ngoài. Như thế nhiều người chơi mới không thể gia nhập nền kinh tế toàn cầu- trong các lĩnh vực dịch vụ và trí tuệ mà bây giờ do những người Mỹ, Âu Châu, và Nhật Bản chế ngự- mà lương không được dàn xếp ở một cân bằng mới, thấp hơn, trường phái này lập luận.

Lí lẽ phản bác chủ yếu từ những người chủ trương tự do-thương mại/outsourcing là, trong khi có thể có pha quá độ trong các lĩnh vực nhất định, trong đó lương bị giảm, không có lí do nào để tin rằng sự xuống dốc này sẽ là vĩnh cửu hay toàn bộ, chừng nào cái bánh toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Để gợi ý rằng sẽ thế, là đi viện dẫn đến cái gọi là lí thuyết dư thừa lao động- khái niệm rằng có một cục công việc cố định trên thế giới và rằng một khi tổng số công việc đó được hoặc những người Mỹ hay Ấn Độ hay Nhật ngoạm mất, thì sẽ không còn việc làm nào nữa để đủ cho mỗi người. Nếu bây giờ chúng ta có miếng lớn nhất về việc làm, và rồi những người Ấn Độ kiến nghị làm cùng việc đó với ít tiền hơn, họ sẽ có miếng to hơn, và chúng ta sẽ có ít hơn, lí lẽ này tiếp diễn đại loại như thế.
Lí do chủ yếu mà lí thuyết dư thừa lao động là sai, là nó dựa trên giả thiết rằng tất cả mọi thứ cần được đầu tư đã được đầu tư, và rằng vì thế cạnh tranh kinh tế là một trò chơi có tổng bằng zero, một cuộc đấu tranh trên một cục cố định. Giả thiết này bỏ qua sự thực rằng tuy việc làm nhiều khi bị mất với số lượng lớn – do outsourcing hay offshoring – bởi các công ti lớn riêng lẻ, và sự mất mát này thường tạo thành các tin hàng đầu, năm, mười, và hai mươi việc làm mới cũng được tạo ra bởi các công ti nhỏ mà bạn không thể thấy. Thường cần đến một bước nhảy vọt về niềm tin để tin rằng điều đó xảy ra. Nhưng nó đang xảy ra. Nếu giả như không, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ cao hơn mức 5 phần trăm hiện nay rất nhiều. Lí do nó đang xảy ra là khi việc làm dịch vụ cấp thấp và chế tác di chuyển khỏi Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản sang Ấn Độ, Trung Quốc và Đế chế Soviet trước đây, cái bánh toàn cầu không chỉ tăng lên lớn hơn- bởi vì nhiều người hơn có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu- nó cũng trở nên phức tạp hơn, do nhiều việc làm mới, và nhiều chuyên ngành mới được tạo ra.

Hãy để tôi minh hoạ điều này bằng một thí dụ đơn giản. Hãy tưởng tượng rằng chỉ có hai nước trên thế giới- Mỹ và Trung Quốc. Và hãy tưởng tượng rằng nền kinh tế Mỹ chỉ có 100 người. Trong 100 người đó, có 80 công nhân tri thức được đào tạo tốt và 20 công nhân có kĩ năng thấp ít được đào tạo. Bây giờ tưởng tượng rằng thế giới trở nên phẳng và Mỹ tham gia thoả thuận tự do thương mại với Trung Quốc, nước có 1.000 người nhưng là một nước kém phát triển. Như thế ngày nay Trung Quốc chỉ có 80 người lao động tri thức được đào tạo tốt trong số 1.000 đó, và có 920 người lao động có kĩ năng thấp. Trước khi Mỹ tham gia thoả ước thương mại tự do với Trung Quốc, đã chỉ có 80 công nhân tri thức trên thế giới của nó. Bây giờ có 160 trên thế giới hai nước. Các công nhân tri thức Mỹ cảm thấy như họ có nhiều cạnh tranh hơn, và đúng thế. Song nếu bạn nhìn vào phần thưởng mà họ theo đuổi, bây giờ là một thị trường mở rộng hơn nhiều và phức tạp hơn nhiều. Nó đi từ một thị trường gồm 100 người thành một thị trường gồm 1100 người, với nhiều nhu cầu và đòi hỏi hơn. Như thế sẽ là tình thế thắng-thắng cho cả các công nhân tri thức Mỹ và Trung Quốc.

Chắc chắn, một số công nhân tri thức ở Mỹ có thể phải di chuyển theo chiều ngang sang các việc làm trí tuệ khác, bởi vì cạnh tranh từ Trung Quốc. Nhưng với một thị trường lớn và phức tạp thế, bạn có thể chắc chắn rằng các việc làm tri thức mới sẽ mở ra với đồng lương tử tế cho bất cứ ai giữ được kĩ năng của mình. Cho nên đừng lo về các công nhân tri thức của chúng ta hay công nhân tri thức Trung Quốc. Họ cả hai đều làm ăn tốt với thị trường lớn hơn này.

“Anh muốn nói gì với đừng lo?” bạn hỏi. “Làm sao chúng ta giải quyết sự thực rằng tám mươi công nhân tri thức đó từ Trung Quốc sẽ sẵn lòng làm việc với ít đến vậy so với tám mươi công nhân tri thức từ Mỹ? Sự khác biệt này được giải quyết ra sao?”

Nó không xảy ra một sớm một chiều, như thế một số công nhân tri thức Mỹ có thể bị
ảnh hưởng trong quá độ, nhưng ảnh hưởng sẽ không dài lâu. Paul Romer chuyên gia về kinh tế mới của Stanford lập luận, đây là cái bạn cần hiểu: Lương của các công nhân tri thức Trung Quốc đã rất thấp, tuy kĩ năng của họ đã có thể bán được một cách toàn cầu như kĩ năng của các đồng nghiệp Mỹ, bởi vì họ đã bị mắc kẹt ở bên trong một nền kinh tế bị đè nén. Hãy tưởng tượng một chuyên gia máy tính hay nhà phẫu thuật não Bắc Triều Tiên được trả ít đến thế nào ở bên trong nhà tù khổng lồ đó của một quốc gia! Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc mở ra với thế giới và được cải cách, lương của các công nhân tri thức Trung Quốc sẽ tăng lên mức lương Mỹ/thế giới.

Lương của chúng ta sẽ không tụt xuống mức của một nền kinh tế bị đè nén, bị tường bao. Bạn có thể thấy điều này xảy ra rồi ở Bangalore, nơi cạnh tranh vì các nhà viết phần mềm Ấn Độ đã nhanh chóng đẩy lương của họ tiến đến mức Mỹ/Âu Châu- sau các thập niên tiều tuỵ khi nền kinh tế Ấn Độ bị đóng. Đó là vì sao những người Mỹ phải làm tất cả cái họ có thể để thúc đẩy cải cách nhiều hơn và nhanh hơn ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Phải lo, tuy vậy, về 20 người Mỹ có kĩ năng thấp, những người bây giờ phải cạnh tranh trực tiếp hơn với 920 người Trung Quốc có kĩ năng thấp. Một lí do cho 20 người Mỹ có kĩ năng thấp đã được trả lương tử tế trước kia là, so với 80 người Mỹ có kĩ năng, họ đã không nhiều đến thế. Mỗi nền kinh tế cần lao động chân tay kĩ năng thấp nào đó. Nhưng bây giờ Trung Quốc và Mỹ đã kí hiệp ước thương mại tự do, tổng cộng có 940 công nhân kĩ năng thấp và 160 công nhân tri thức trong thế giới hai nước của chúng ta. Những công nhân Mỹ có kĩ năng thấp đó những người làm các công việc có thể thay thế được – các công việc dễ di chuyển sang Trung Quốc- sẽ có vấn đề. Không có sự phủ nhận điều này. Lương của họ chắc chắn bị giảm. Để duy trì hay cải thiện mức sống của họ, họ sẽ phải di chuyển dọc chứ không phải theo chiều ngang. Họ sẽ phải cập nhật sự đào tạo của họ và cập nhật các kĩ năng trí tuệ của họ sao cho họ có thể chiếm một trong những việc làm mới chắc chắn được tạo ra trong thị trường Hoa Kì-Trung Quốc được mở rộng nhiều. (Trong chương 8 tôi sẽ nói về nghĩa vụ của xã hội chúng ta để đảm bảo rằng mỗi người có cơ hội để kiếm các kĩ năng đó.)

Như Romer lưu ý, ta biết từ lịch sử của chính nước mình là, một sự gia tăng về công nhân tri thức không nhất thiết dẫn đến một sự giảm lương của họ theo cách xảy ra với công nhân kĩ năng thấp. Từ các năm 1960 đến các năm 1980, cung về công nhân có đào tạo đại học đã tăng đột ngột, thế nhưng lương của họ còn tăng nhanh hơn. Bởi vì khi chiếc bánh lớn lên về kích thước và độ phức tạp, nhu cầu của người dân cũng vậy, và điều này làm tăng cầu về những người có khả năng làm công việc phức tạp và nhiệm vụ chuyên môn hoá.

Romer giải thích điều này một phần bằng sự thực là “có một sự khác biệt giữa hàng hoá dựa vào ý tưởng và hàng hoá vật lí.” Nếu bạn là một công nhân tri thức làm và bán loại sản phẩm nào đó dựa vào ý tưởng – tư vấn hay các dịch vụ tài chính hay âm nhạc hay marketing hay thiết kế hay dược phẩm mới – thị trường càng lớn, ở đó càng có nhiều người mà bạn có thể bán sản phẩm của mình. Và thị trường càng lớn, nó sẽ càng tạo ra nhiều chuyên ngành mới và các [sản phẩm] độc đáo [niche]. Nếu bạn nghĩ ra Windows hay Viagra tiếp sau, bạn có thể có khả năng bán cho mỗi người trên thế giới. Như thế các công nhân dựa vào ý tưởng làm ăn tốt trong toàn cầu hoá, và may thay nước Mỹ như một tổng thể có nhiều công nhân được ý tưởng thúc đẩy hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Nhưng nếu bán lao động chân tay- hay một miếng gỗ hay một tấm thép- giá trị của cái bạn phải bán không nhất thiết tăng khi thị trường mở rộng, và nó có thể giảm, Romer lập luận. Chỉ có ngần ấy nhà máy sẽ mua lao động chân tay của bạn, và có nhiều người bán nó. Cái mà người lao động chân tay phải bán có thể được mua chỉ bởi một nhà máy hay một người tiêu dùng duy nhất tại một thời điểm, Romer giải thích, trong khi cái nhà viết phần mềm hay nhà đổi mới tân dược phải bán – các sản phẩm dựa vào ý tưởng- có thể được bán cho mọi người trên thị trường toàn cầu cùng một lúc.

Đó là vì sao Mỹ, như một tổng thể, sẽ làm ăn tốt trong một thế giới phẳng với thương mại tự do- với điều kiện nó tiếp tục cho ra lò các công nhân tri thức những người có khả năng tạo ra các hàng hoá dựa vào ý tưởng có thể được bán trên toàn cầu và là những người có khả năng lấp kín các chỗ làm việc trí tuệ sẽ được tạo ra khi chúng ta không chỉ mở rộng nền kinh tế toàn cầu mà còn kết nối tất cả các quỹ trí tuệ trên thế giới. Có thể có một giới hạn đối với số các việc làm tốt ở nhà máy trên thế giới, nhưng không có giới hạn đối với số việc làm do ý tưởng tạo ra trên thế giới.

Nếu chúng ta đi từ một thế giới có mười lăm công ti dược và mười lăm công ti phần mềm ở Mỹ (tổng cộng ba mươi) và hai công ti dược và hai công ti phần mềm ở Trung Quốc (tổng cộng bốn) sang một thế giới có ba mươi công ti dược và phần mềm ở Mỹ và ba mươi công ti dược và phần mềm ở Trung Quốc, nó sẽ có nghĩa là có nhiều đổi mới, nhiều việc điều trị, nhiều sản phẩm mới, nhiều sản phẩm độc đáo hơn để chuyên môn hoá, và nhiều người hơn nhiều với thu nhập cao hơn để mua sác sản phẩm đó.

“Cái bánh tiếp tục tăng bởi vì cái có vẻ là ham muốn hôm nay sẽ là nhu cầu ngày mai,” Marc Andressen, đồng sáng lập Netscape, người đã giúp làm bừng lên một ngành hoàn toàn mới, thương mại điện tử, bây giờ sử dụng hàng triệu chuyên gia khắp thế giới, các chuyên gia mà việc làm của họ đã thậm chí không hình dung nổi khi Bill Clinton trở thành tổng thống. Tôi đôi khi thích đi các cửa hàng cà phê, nhưng bây giờ Starbucks ở đây, tôi cần cà phê của tôi, và nhu cầu mới đó đã sinh ra một ngành hoàn toàn mới. Tôi đã luôn muốn có khả năng tìm kiếm các thứ, nhưng một khi Google được tạo ra, tôi phải có công cụ tìm kiếm của tôi. Như thế một ngành hoàn toàn mới đã được xây dựng quanh việc tìm kiếm, và Google thuê hàng đống tiến sĩ toán – trước khi Yahoo! hay Microsoft thuê họ. Người ta luôn giả sử rằng bất cứ thứ gì cần được sáng chế ra đã được sáng chế ra rồi. Nhưng nó chưa được.

Andreessen nói, “Nếu bạn tin ham muốn và nhu cầu con người là vô tận, thì có vô số ngành phải được tạo ra, vô số doanh nghiệp để khởi động, và vô số việc làm phải được làm, và nhân tố hạn chế duy nhất là sức tưởng tượng của con người. Thế giới trở nên phẳng và tăng lên đồng thời. Và tôi nghĩ bằng chứng là cực kì rõ ràng: Nếu bạn ngó qua tầm lịch sử, mỗi khi chúng ta có thương mại nhiều hơn, nhiều truyền thông hơn, chúng ta đều có sự thăng tiến lớn về hoạt động kinh tế và mức sống.”

Mỹ đã hoà nhập Châu Âu và Nhật Bản bị đổ vỡ vào nền kinh tế toàn cầu sau Chiến tranh Thế giới II, với cả Châu Âu và Nhật Bản cập nhật mỗi năm kĩ năng chế tác, tri thức, và dịch vụ của họ, thường nhập khẩu và đôi khi ăn cắp các ý tưởng và thiết bị từ Hoa Kì, hệt như Mỹ đã làm với Anh vào cuối các năm 1770. Thế mà trong sáu mươi năm từ Chiến tranh Thế giới II, mức sống của chúng ta đã tăng mỗi thập kỉ, và tỉ lệ thất nghiệp của chúng ta- ngay cả với tất cả sự la ó về outsourcing- chỉ ở mức hơn 5 phần trăm một chút, khoảng nửa tỉ lệ của các nước phát triển nhất Tây Âu.

“Chúng tôi vừa khởi động một công ti tạo ra 180 việc làm mới ở giữa suy thoái,” Andreessen nói, công ti của anh, Opsware, dùng tự động hoá và phần mềm để thay con người trong vận hành trang trại máy chủ khổng lồ ở các nơi hẻo lánh. Bằng tự động hoá các việc làm này, Opsware cho phép các công ti tiết kiệm tiền và giải phóng năng lực trí óc có tài khỏi các nhiệm vụ tương đối vô vị để khởi động việc kinh doanh mới trong các lĩnh vực khác. Bạn phải sợ các thị trường tự do, Andreessen lập luận, chỉ nếu bạn tin rằng bạn sẽ không bao giờ cần tân dược, các phần mềm work flow mới, các ngành mới, các hình thức giải trí mới, các nhà hàng cà phê mới.

“Đúng,” anh kết luận, “cần đến một nhảy vọt về niềm tin, dựa vào kinh tế học, để nói rằng sẽ có các thứ mới để làm.” Nhưng đã luôn có công việc mới để làm, và không có lí do cơ bản nào để tin tương lai sẽ khác đi. Khoảng 150 năm trước, 90 phần trăm người Mỹ đã làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp. Ngày nay chỉ là 3 hay 4 phần trăm. Nếu giả như chính phủ đã quyết định bảo vệ và bao cấp tất cả việc làm nông nghiệp đó và không nắm lấy công nghiệp hoá và sau đó máy tính hoá thì sao? Liệu Mỹ như một tổng thể thực sự khấm khá hơn ngày nay? Hầu như không.

Như đã nhắc tới, đúng là khi những người Ấn Độ và Trung Quốc di chuyển lên chuỗi giá trị và bắt đầu tạo ra nhiều mặt hàng có hàm lượng trí tuệ hơn – các loại mà người Mỹ đã chuyên về – ưu thế so sánh của chúng ta trong một số lĩnh vực này sẽ giảm đi, Jagdish Bhagwati, chuyên gia về thương mại tự do của Đại học Columbia, giải thích. Sẽ có áp lực giảm lương ở các lĩnh vực nhất định, và một số việc làm trong các lĩnh vực đó có thể vĩnh viễn di ra nước ngoài. Đó là vì sao các công nhân tri thức phải di chuyển theo chiều ngang. Nhưng cái bánh to lên sẽ chắc chắn tạo ra các chuyên ngành mới cho họ để chiếm mà ngay bây giờ không thể tiên đoán trước.

Thí dụ, đã có lúc khi công nghiệp bán dẫn Mỹ chế ngự thế giới, nhưng sau đó các công ti từ các nước khác xuất hiện và ngoạm mất phần thấp cấp của thị trường. Một số thậm chí chuyển sang cấp cao. Các công ti Mỹ khi đó buộc phải tìm các chuyên ngành mới hơn, sâu hơn trong thị trường được mở rộng. Nếu giả như điều đó không xảy ra, ngày nay Intel sẽ bị loại ra khỏi việc kinh doanh. Thay vào đó, nó đang phát đạt. Paul Otellini, chủ tịch Intel, nói với The Economist (8-5-2003) rằng khi các chip trở nên đủ tốt cho các ứng dụng nhất định, các ứng dụng mới bất ngờ xuất hiện đòi hỏi các chip mạnh hơn và phức tạp hơn, đó là chuyên sâu của Intel.

Một khi Google bắt đầu, thí dụ, chào tìm kiếm video, sẽ có cầu về các máy mới và các chip cấp lực cho chúng, mà chẳng ai thậm chí đã mơ ước năm năm trước. Quá trình này cần thời gian để diễn ra. Nhưng nó sẽ, Bhagwati lí lẽ, bởi vì cái xảy ra trong các dịch vụ ngày nay là cùng thứ như cái đã xảy ra trong chế tác khi các rào cản thương mại được hạ thấp. Trong chế tác, Bhagwati nói, khi thị trường toàn cầu mở rộng và ngày càng nhiều người chơi vào sân, bạn đã thấy “thương mại nội ngành, với chuyên môn hoá nhiều hơn” ngày càng lớn, và khi chúng ta chuyển vào nền kinh tế tri thức, bây giờ bạn đang thấy ngày càng nhiều trao đổi nội dịch vụ, với ngày càng nhiều chuyên môn hoá.

Đừng ngạc nhiên nếu con bạn tốt nghiệp đại học và gọi bạn một ngày và nói nó sẽ là một “nhà tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.”

Một cái gì?

Một đống hãng đã bắt đầu quanh Google, Yahoo!, và Microsoft để giúp các nhà bán lẻ lập chiến lược làm sao để cải thiện xếp hạng của họ, và tăng số click qua các Web site của họ, trên các công cụ tìm kiếm chủ yếu này. Nó có thể có nghĩa là hàng triệu dollar lợi nhuận thêm nếu, khi ai đó tìm kiếm “video camera,” và sản phẩm của công ti bạn hiện lên đầu tiên, vì những người click qua Web site của bạn là những người rất có khả năng mua của bạn. Cái các nhà tối ưu công cụ tìm kiếm (search engine optimizer, SEO như họ được gọi trong thương mại) làm là, liên tục nghiên cứu các thuật toán được các công cụ tìm kiếm chính sử dụng và sau đó thiết kế các chiến lược marketing và Web để đẩy xếp hạng của bạn lên. Công việc dính đến sự kết hợp toán và marketing- một chuyên ngành hoàn toàn mới được tạo ra hoàn toàn bởi sự làm phẳng thế giới.

Và luôn ghi nhớ: Những người Ấn Độ và Trung Quốc không chạy đua với chúng ta đến đáy. Họ chạy đua với chúng ta đến đỉnh – và đó là một việc tốt! Họ muốn mức sống cao hơn, không phải các nơi làm việc cùng cực; họ muốn các tên nhãn, chứ không phải hàng tạp nham; họ muốn đổi xe máy của họ lấy ô tô và bút và bút chì của họ lấy máy tính. Và họ càng làm nhiều việc đó, họ leo càng cao, càng nhiều chỗ được tạo ra ở trên đỉnh- bởi vì họ càng có nhiều, họ càng tiêu nhiều, các thị trường trở nên đa dạng hơn, và càng nhiều niche [sản phẩm độc đáo] cho chuyên môn hoá cũng được tạo ra nữa.

Hãy ngó đến cái đang xảy ra rồi: Khi các công ti Mỹ gửi công việc trí tuệ sang Ấn Độ, các công ti Ấn Độ xoay hướng và dùng thu nhập và sự thấu hiểu của họ để bắt đầu sáng chế ra các sản phẩm mới mà những người Ấn Độ nghèo hơn có thể dùng để nhấc bản thân họ từ đói nghèo lên tầng lớp trung lưu, nơi họ chắc chắn sẽ trở thành những người tiêu dùng các sản phẩm Mỹ. Tờ BusinessWeek nêu gương nhà máy Tata Motors, gần Pune, nam Mumbai, “nơi một nhóm các nhà thiết kế, kĩ thuật viên, và những người mua bán hàng trẻ đăm đăm nhìn vào các bản vẽ và khảo sát các mẫu thép và nhựa composite. Vào đầu năm sau, họ dự định thiết kế một mẫu cho dự án tham vọng nhất của Tata: một xe hơi chắc gọn mà họ sẽ bán với giá 2.200 $. Công ti hi vọng rằng chiếc xe sẽ đánh bại xe chắc gọn Maruti 5.000$ của Suzuki để trở thành xe rẻ nhất Ấn Độ- và một mẫu xuất khẩu cho phần còn lại của thế giới đang phát triển. ‘Đây là nhu cầu hôm nay ở Ấn Độ- một chiếc xe của nhân dân,’ Ratan Tata, chủ tịch của Tập đoàn Tata 12,5 tỉ $, nói. Những người Ấn Độ ngày càng yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn với giá phải chăng. Tăng trưởng kinh tế mạnh năm nay sẽ chỉ mở rộng nhu cầu đó. Cụm từ ‘Made in India’ có thể đại diện cho đổi mới chi phí thấp trong nền kinh tế toàn cầu mới” (11-10-2004).

Raghuram Rajan, giám đốc nghiên cứu cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, ngồi trong HĐQT của một công ti đưa các sinh viên Ấn Độ để dạy kèm học sinh ở Singapore. Các sinh viên, từ Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Madras, lên online để giúp học sinh ở Singapore, từ lớp sáu đến lớp mười hai, về các bài làm toán ở nhà của chúng. Họ cũng giúp các giáo viên Singapore phát triển các đồ án bài giảng và chuẩn bị các trình diễn PowerPoint hay những cách vui nhộn khác cho họ để dạy toán. Công ti, được gọi là Heymath.com, được các trường ở Singapore trả tiền. Đại học Cambridge ở Anh cũng là một phần trong phương trình này, cung cấp kiểm soát chất lượng toàn bộ và chứng nhận các đồ án bài giảng và phương pháp giảng dạy.

“Tất cả mọi người đều thắng,” Rajan nói. “Công ti được vận hành bởi hai người Ấn Độ đã làm việc cho Citibank và CSFB ở London và quay về Ấn Độ để khởi động doanh nghiệp này… Đại học Cambridge kiếm tiền từ một công ti đã tạo ra một niche mới hoàn toàn. Các sinh viên Ấn Độ kiếm được tiền tiêu vặt. Và học sinh Singapore học tốt hơn.” Trong lúc đó, phần mềm cơ sở có lẽ do Microsoft cung cấp và các chip do Intel, và các sinh viên Ấn Độ giàu thêm có lẽ mua các máy tính cá nhân rẻ từ Apple, Dell, hay HP. Nhưng bạn không thể thấy điều này chút nào. “Cái bánh lớn lên, nhưng không ai thấy nó,” Rajan nói.

Một tiểu luận trong McKinsey Quarterly, “Beyond Cheap Labor: Lessons for Developing Economies – Ngoài Lao động Rẻ: Các Bài học cho các Nền Kinh tế đang Phát triển” (tháng 1-2005), cho một thí dụ thú vị về việc này: “Ngành dệt may và y phục ở miền bắc Ý … phần lớn sản xuất quần áo đã di chuyển sang các địa phương có chi phí thấp, nhưng việc làm vẫn ổn định bởi vì các công ti đã đưa nhiều nguồn lực hơn vào các công việc như thiết kế quần áo và điều phối các mạng lưới sản xuất toàn cầu.”

Rất dễ để biến các thị trường tự do- và quyền tự do để outsource và offshore- thành quỷ dữ bởi vì nhìn thấy những người bị sa thải dễ hơn rất nhiều những người được thuê. Nhưng đôi khi một tờ báo thử đào sâu vào vấn đề. Tờ báo quê tôi, Minneapolis Star Tribune, vừa làm việc đó. Nó xem chính xác nền kinh tế Minnesota bị ảnh hưởng thế nào bởi sự làm phẳng thế giới, trên thực tế dám chạy một bài báo với hàng tít “Công việc ở Hải ngoại Mang lợi ở Nhà” trong số 5-9-2004. Bài báo, giới thiệu ngày và nơi bài báo được soạn là Wuxi, Trung Quốc, bắt đầu như thế này: “Bên ngoài không khí ẩm ướt, bụi bậm và nóng như sốt nhiệt đới. Bên trong, một môi trường khô, sạch sẽ và mát, hàng trăm lao công nguyên là nông dân mặc áo trùm từ đầu đến chân trông giống như cái gì đó từ NASA đang làm việc cho công ti Donaldson Co. Inc. có trụ sở ở Bloomington … Trong trường hợp của Donaldson, công ti có gấp đôi số công nhân ở Trung Quốc – 2.500- so với 1.100 công nhân ở Bloomington. Hoạt động ở Trung Quốc đã không chỉ cho phép Donaldson tiếp tục sản xuất các sản phẩm nó không còn có thể sản xuất với lợi nhuận ở Hoa Kì, nó cũng đã giúp làm tăng việc làm của công ti ở Minnesota, thêm 400 người kể từ 1990. Các kĩ sư, các nhà hoá học và những người thiết kế có lương cao của Donaldson ở Minnesota sử dụng thời gian của họ thiết kế các bộ lọc hiện đại mà nhà máy Trung Quốc sẽ sản xuất để dùng trong các máy tính, các máy chơi MP3 và các digital video recorder. Sản xuất ở Trung Quốc làm cho giá ổ đĩa giảm đã đẩy cầu của đồ dùng lên. ‘Nếu chúng tôi không theo [xu thế], chúng tôi đã bị loại khỏi ngành kinh doanh,’ David Timm, tổng quản lí của bộ phận ổ đĩa và vi điện tử của Donaldson, nói. Ở Minnesota, Global Insight ước lượng rằng 1.854 việc làm được tạo ra như kết quả của outsourcing nước ngoài trong năm 2003. Đến 2008, hãng kì vọng 6.700 việc làm mới ở Minnesota như hệ quả của xu thế.”

Các nhà kinh tế thường so sánh sự gia nhập của Trung Quốc và của Ấn Độ vào nền kinh tế toàn cầu với thời điểm khi các đường sắt chạy ngang qua nước Mỹ cuối cùng đã nối New Mexico với California, với dân cư đông hơn nhiều của nó. “Khi đường sắt về đến thị trấn,” Vivek Paul, chủ tịch Wipro, lưu ý, “thứ đầu tiên bạn thấy là năng lực thêm, và tất cả những người ở New Mexico nói những người đó- những người California- sẽ quét sạch tất cả các nhà máy dọc đường. Điều đó sẽ xảy ra ở một vài vùng, và một số công ti dọc đường sẽ biến mất. Nhưng sau đó vốn sẽ được tái phân bổ. Cuối cùng, mọi người dọc theo đường sẽ được lợi. Chắc chắn, có sự sợ hãi, và nỗi sợ đó là tốt bởi vì nó kích thích một sự vui lòng thay đổi và khai thác và tìm nhiều thứ hơn để làm tốt hơn.”

Nó đã xảy ra khi chúng ta kết nối New York, New Mexico, và California. Nó đã xảy ra khi chúng ta kết nối Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản. Và nó sẽ xảy ra khi chúng ta kết nối Ấn Độ và Trung Quốc với Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản. Cách để thành công không phải là bằng chặn đường sắt khỏi kết nối bạn, mà bằng nâng cấp các kĩ năng của bạn và đầu tư vào các tập quán sẽ cho phép bạn và xã hội bạn đòi phần của bạn trong chiếc bánh lớn hơn và phức tạp hơn.

Với tư cách một người Mỹ luôn tin vào các giá trị của tự do thương mại, tôi đã có một câu hỏi quan trọng để trả lời sau chuyến đi Ấn Độ của tôi: Tôi vẫn phải tin vào tự do thương mại trong một thế giới phẳng? Đây đã là một vấn đề cần sắp xếp lại ngay lập tức – không chỉ bởi vì nó trở hành vấn đề nóng bỏng trong cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2004 mà cũng bởi vì toàn bộ quan điểm của tôi về thế giới phẳng sẽ phụ thuộc vào cách nhìn của tôi về tự do thương mại. Tôi biết rằng tự do thương mại không nhất thiết có lợi cho mọi người Mỹ, và rằng xã hội chúng ta sẽ phải giúp những người bị nó gây thiệt hại. Nhưng với tôi câu hỏi then chốt đã là: Tự do thương mại sẽ có lợi cho nước Mỹ như một tổng thể khi thế giới trở nên phẳng đến mức rất nhiều người có thể cộng tác, và cạnh tranh với các con tôi? Có vẻ là rất nhiều việc làm sẽ có đủ cho mọi người. Phải chăng cá nhân những người Mỹ sẽ khấm khá hơn nếu chính phủ của chúng ta dựng một số bức tường và cấm một số outsourcing và offshoring?

Lần đầu tiên tôi vật lộn với vấn đề này khi làm film thời sự Discovery Times ở Bangalore. Một hôm chúng tôi đến khu Infosys khoảng 5 giờ chiều- đúng khi các công nhân call center của Infosys tràn vào khu để làm ca đêm bằng đi bộ, minibus, và xe máy, trong khi nhiều kĩ sư cao cấp hơn đang đi ra vào cuối ca ban ngày. Nhóm làm film và tôi đứng ở cổng và ngắm dòng sông người được đào tạo này chảy vào và chảy ra, nhiều người trò chuyện sinh động. Tất cả đều có vẻ cứ như họ đạt 1.600 điểm ở các [kì thi] SAT của họ, và tôi cảm thấy sự bật mở óc tưởng tượng bất thình lình đến với tôi.

Đầu tôi đơn giản liên tục bảo tôi, “Ricardo đúng, Ricardo đúng, Ricardo đúng.” David Ricardo (1772-1823) là kinh tế gia Anh đã phát triển lí thuyết tự do thương mại về ưu thế so sánh, lí thuyết cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên sản xuất các hàng hoá mà nó có ưu thế so sánh về chi phí và sau đó trao đổi với các quốc gia khác để lấy các mặt hàng mà họ chuyên sản xuất, thì sẽ có lợi toàn bộ trong thương mại, và mức thu nhập toàn bộ sẽ phải tăng trong mỗi quốc gia buôn bán. Như thế nếu tất cả dân kĩ thuật Ấn Độ này làm cái mà họ có ưu thế so sánh của họ và sau đó quay sang và dùng thu nhập của họ để mua tất cả các sản phẩm từ Mỹ mà chúng ta có ưu thế so sánh – từ Kính Corning đến Microsoft Windows – cả hai nước chúng ta sẽ được lợi, cho dù một số cá nhân người Ấn Độ hay Mỹ có thể phải chuyển việc làm trong quá độ. Và ta có thể thấy bằng chứng về lợi ích chung này trong sự gia tăng đột ngột về xuất khẩu và nhập khẩu giữa Hoa Kì và Ấn Độ trong các năm vừa qua.

Nhưng mắt tôi tiếp tục nhìn tất cả các zippie Ấn Độ này và bảo tôi cái gì đó khác: “Ôi,

Trời ơi, họ rất đông, và tất cả họ có vẻ rất nghiêm túc, rất háo hức làm việc. Và họ cứ tiếp tục đến, hết làn sóng này đến làn sóng khác. Làm thế quái nào lại có thể là tốt cho các con gái tôi và hàng triệu thanh niên Mỹ khác khi những người Ấn Độ này có thể làm cùng công việc như chúng có thể làm vì một phần nhỏ của lương?”

Khi Ricardo viết, hàng hoá đã có thể trao đổi được, nhưng phần lớn công việc trí tuệ và các dịch vụ thì không. Đã không có cáp quang dưới đáy biển để khiến việc làm trí tuệ có thể trao đổi được giữa Mỹ và Ấn Độ vào khi đó. Đúng khi tôi bị nỗi lo kích động, nữ phát ngôn viên của Infosys tháp tùng tôi tình cờ kể rằng năm ngoái Infosys Ấn Độ đã nhận được “một triệu đơn xin việc” từ những người Ấn Độ trẻ cho chín ngàn chỗ làm việc kĩ thuật.

Chúc một ngày tốt lành.

Tôi gắng sức hiểu cảnh này là thế nào. Tôi không muốn thấy bất cứ người Mỹ nào mất việc làm của mình do cạnh tranh nước ngoài hay do đổi mới công nghệ. Tôi chắc chắn không muốn mất việc làm của mình. Khi bạn mất việc làm, tỉ lệ thất nghiệp không là 5,2 phần trăm; nó là 100 phần trăm. Không cuốn sách nào về thế giới phẳng có thể là chân thật nếu không thừa nhận những lo ngại như vậy, hay thừa nhận rằng có tranh luận nào đó giữa các nhà kinh tế về liệu Ricardo có còn đúng không.

Sau khi nghe các lí lẽ cả hai bên, tuy vậy, tôi đi đến nơi mà tuyệt đại đa số các nhà kinh tế đi đến – Ricardo vẫn đúng và nhiều người dân Mỹ sẽ khấm khá hơn nếu chúng ta không dựng các rào cản đối với outsourcing, xâu chuỗi cung, và offshoring so với nếu chúng ta dựng. Thông điệp đơn giản của chương này là ngay cả khi thế giới trở nên phẳng, nước Mỹ như một tổng thể sẽ được lợi nhiều hơn bằng bám vào các nguyên lí tự do thương mại, như nó đã luôn bám vào, hơn là thử dựng các bức tường.

Lí lẽ chính của trường phái chống-outsourcing là, trong một thế giới phẳng, không chỉ hàng hoá có thể trao đổi được, mà nhiều dịch vụ cũng đã trở nên có thể trao đổi được. Bởi vì sự thay đổi này, Mỹ và các nước đã phát triển khác có thể phải đương đầu với một sự suy sụp tuyệt đối, chứ không chỉ suy sụp tương đối, về sức mạnh kinh tế và mức sống trừ phi họ đi đến chính thức bảo vệ các việc làm nhất định khỏi sự cạnh tranh nước ngoài. Như thế nhiều người chơi mới không thể gia nhập nền kinh tế toàn cầu- trong các lĩnh vực dịch vụ và trí tuệ mà bây giờ do những người Mỹ, Âu Châu, và Nhật Bản chế ngự- mà lương không được dàn xếp ở một cân bằng mới, thấp hơn, trường phái này lập luận.

Lí lẽ phản bác chủ yếu từ những người chủ trương tự do-thương mại/outsourcing là, trong khi có thể có pha quá độ trong các lĩnh vực nhất định, trong đó lương bị giảm, không có lí do nào để tin rằng sự xuống dốc này sẽ là vĩnh cửu hay toàn bộ, chừng nào cái bánh toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Để gợi ý rằng sẽ thế, là đi viện dẫn đến cái gọi là lí thuyết dư thừa lao động- khái niệm rằng có một cục công việc cố định trên thế giới và rằng một khi tổng số công việc đó được hoặc những người Mỹ hay Ấn Độ hay Nhật ngoạm mất, thì sẽ không còn việc làm nào nữa để đủ cho mỗi người. Nếu bây giờ chúng ta có miếng lớn nhất về việc làm, và rồi những người Ấn Độ kiến nghị làm cùng việc đó với ít tiền hơn, họ sẽ có miếng to hơn, và chúng ta sẽ có ít hơn, lí lẽ này tiếp diễn đại loại như thế.
Lí do chủ yếu mà lí thuyết dư thừa lao động là sai, là nó dựa trên giả thiết rằng tất cả mọi thứ cần được đầu tư đã được đầu tư, và rằng vì thế cạnh tranh kinh tế là một trò chơi có tổng bằng zero, một cuộc đấu tranh trên một cục cố định. Giả thiết này bỏ qua sự thực rằng tuy việc làm nhiều khi bị mất với số lượng lớn – do outsourcing hay offshoring – bởi các công ti lớn riêng lẻ, và sự mất mát này thường tạo thành các tin hàng đầu, năm, mười, và hai mươi việc làm mới cũng được tạo ra bởi các công ti nhỏ mà bạn không thể thấy. Thường cần đến một bước nhảy vọt về niềm tin để tin rằng điều đó xảy ra. Nhưng nó đang xảy ra. Nếu giả như không, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ cao hơn mức 5 phần trăm hiện nay rất nhiều. Lí do nó đang xảy ra là khi việc làm dịch vụ cấp thấp và chế tác di chuyển khỏi Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản sang Ấn Độ, Trung Quốc và Đế chế Soviet trước đây, cái bánh toàn cầu không chỉ tăng lên lớn hơn- bởi vì nhiều người hơn có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu- nó cũng trở nên phức tạp hơn, do nhiều việc làm mới, và nhiều chuyên ngành mới được tạo ra.

Hãy để tôi minh hoạ điều này bằng một thí dụ đơn giản. Hãy tưởng tượng rằng chỉ có hai nước trên thế giới- Mỹ và Trung Quốc. Và hãy tưởng tượng rằng nền kinh tế Mỹ chỉ có 100 người. Trong 100 người đó, có 80 công nhân tri thức được đào tạo tốt và 20 công nhân có kĩ năng thấp ít được đào tạo. Bây giờ tưởng tượng rằng thế giới trở nên phẳng và Mỹ tham gia thoả thuận tự do thương mại với Trung Quốc, nước có 1.000 người nhưng là một nước kém phát triển. Như thế ngày nay Trung Quốc chỉ có 80 người lao động tri thức được đào tạo tốt trong số 1.000 đó, và có 920 người lao động có kĩ năng thấp. Trước khi Mỹ tham gia thoả ước thương mại tự do với Trung Quốc, đã chỉ có 80 công nhân tri thức trên thế giới của nó. Bây giờ có 160 trên thế giới hai nước. Các công nhân tri thức Mỹ cảm thấy như họ có nhiều cạnh tranh hơn, và đúng thế. Song nếu bạn nhìn vào phần thưởng mà họ theo đuổi, bây giờ là một thị trường mở rộng hơn nhiều và phức tạp hơn nhiều. Nó đi từ một thị trường gồm 100 người thành một thị trường gồm 1100 người, với nhiều nhu cầu và đòi hỏi hơn. Như thế sẽ là tình thế thắng-thắng cho cả các công nhân tri thức Mỹ và Trung Quốc.

Chắc chắn, một số công nhân tri thức ở Mỹ có thể phải di chuyển theo chiều ngang sang các việc làm trí tuệ khác, bởi vì cạnh tranh từ Trung Quốc. Nhưng với một thị trường lớn và phức tạp thế, bạn có thể chắc chắn rằng các việc làm tri thức mới sẽ mở ra với đồng lương tử tế cho bất cứ ai giữ được kĩ năng của mình. Cho nên đừng lo về các công nhân tri thức của chúng ta hay công nhân tri thức Trung Quốc. Họ cả hai đều làm ăn tốt với thị trường lớn hơn này.

“Anh muốn nói gì với đừng lo?” bạn hỏi. “Làm sao chúng ta giải quyết sự thực rằng tám mươi công nhân tri thức đó từ Trung Quốc sẽ sẵn lòng làm việc với ít đến vậy so với tám mươi công nhân tri thức từ Mỹ? Sự khác biệt này được giải quyết ra sao?”

Nó không xảy ra một sớm một chiều, như thế một số công nhân tri thức Mỹ có thể bị
ảnh hưởng trong quá độ, nhưng ảnh hưởng sẽ không dài lâu. Paul Romer chuyên gia về kinh tế mới của Stanford lập luận, đây là cái bạn cần hiểu: Lương của các công nhân tri thức Trung Quốc đã rất thấp, tuy kĩ năng của họ đã có thể bán được một cách toàn cầu như kĩ năng của các đồng nghiệp Mỹ, bởi vì họ đã bị mắc kẹt ở bên trong một nền kinh tế bị đè nén. Hãy tưởng tượng một chuyên gia máy tính hay nhà phẫu thuật não Bắc Triều Tiên được trả ít đến thế nào ở bên trong nhà tù khổng lồ đó của một quốc gia! Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc mở ra với thế giới và được cải cách, lương của các công nhân tri thức Trung Quốc sẽ tăng lên mức lương Mỹ/thế giới.

Lương của chúng ta sẽ không tụt xuống mức của một nền kinh tế bị đè nén, bị tường bao. Bạn có thể thấy điều này xảy ra rồi ở Bangalore, nơi cạnh tranh vì các nhà viết phần mềm Ấn Độ đã nhanh chóng đẩy lương của họ tiến đến mức Mỹ/Âu Châu- sau các thập niên tiều tuỵ khi nền kinh tế Ấn Độ bị đóng. Đó là vì sao những người Mỹ phải làm tất cả cái họ có thể để thúc đẩy cải cách nhiều hơn và nhanh hơn ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Phải lo, tuy vậy, về 20 người Mỹ có kĩ năng thấp, những người bây giờ phải cạnh tranh trực tiếp hơn với 920 người Trung Quốc có kĩ năng thấp. Một lí do cho 20 người Mỹ có kĩ năng thấp đã được trả lương tử tế trước kia là, so với 80 người Mỹ có kĩ năng, họ đã không nhiều đến thế. Mỗi nền kinh tế cần lao động chân tay kĩ năng thấp nào đó. Nhưng bây giờ Trung Quốc và Mỹ đã kí hiệp ước thương mại tự do, tổng cộng có 940 công nhân kĩ năng thấp và 160 công nhân tri thức trong thế giới hai nước của chúng ta. Những công nhân Mỹ có kĩ năng thấp đó những người làm các công việc có thể thay thế được – các công việc dễ di chuyển sang Trung Quốc- sẽ có vấn đề. Không có sự phủ nhận điều này. Lương của họ chắc chắn bị giảm. Để duy trì hay cải thiện mức sống của họ, họ sẽ phải di chuyển dọc chứ không phải theo chiều ngang. Họ sẽ phải cập nhật sự đào tạo của họ và cập nhật các kĩ năng trí tuệ của họ sao cho họ có thể chiếm một trong những việc làm mới chắc chắn được tạo ra trong thị trường Hoa Kì-Trung Quốc được mở rộng nhiều. (Trong chương 8 tôi sẽ nói về nghĩa vụ của xã hội chúng ta để đảm bảo rằng mỗi người có cơ hội để kiếm các kĩ năng đó.)

Như Romer lưu ý, ta biết từ lịch sử của chính nước mình là, một sự gia tăng về công nhân tri thức không nhất thiết dẫn đến một sự giảm lương của họ theo cách xảy ra với công nhân kĩ năng thấp. Từ các năm 1960 đến các năm 1980, cung về công nhân có đào tạo đại học đã tăng đột ngột, thế nhưng lương của họ còn tăng nhanh hơn. Bởi vì khi chiếc bánh lớn lên về kích thước và độ phức tạp, nhu cầu của người dân cũng vậy, và điều này làm tăng cầu về những người có khả năng làm công việc phức tạp và nhiệm vụ chuyên môn hoá.

Romer giải thích điều này một phần bằng sự thực là “có một sự khác biệt giữa hàng hoá dựa vào ý tưởng và hàng hoá vật lí.” Nếu bạn là một công nhân tri thức làm và bán loại sản phẩm nào đó dựa vào ý tưởng – tư vấn hay các dịch vụ tài chính hay âm nhạc hay marketing hay thiết kế hay dược phẩm mới – thị trường càng lớn, ở đó càng có nhiều người mà bạn có thể bán sản phẩm của mình. Và thị trường càng lớn, nó sẽ càng tạo ra nhiều chuyên ngành mới và các [sản phẩm] độc đáo [niche]. Nếu bạn nghĩ ra Windows hay Viagra tiếp sau, bạn có thể có khả năng bán cho mỗi người trên thế giới. Như thế các công nhân dựa vào ý tưởng làm ăn tốt trong toàn cầu hoá, và may thay nước Mỹ như một tổng thể có nhiều công nhân được ý tưởng thúc đẩy hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Nhưng nếu bán lao động chân tay- hay một miếng gỗ hay một tấm thép- giá trị của cái bạn phải bán không nhất thiết tăng khi thị trường mở rộng, và nó có thể giảm, Romer lập luận. Chỉ có ngần ấy nhà máy sẽ mua lao động chân tay của bạn, và có nhiều người bán nó. Cái mà người lao động chân tay phải bán có thể được mua chỉ bởi một nhà máy hay một người tiêu dùng duy nhất tại một thời điểm, Romer giải thích, trong khi cái nhà viết phần mềm hay nhà đổi mới tân dược phải bán – các sản phẩm dựa vào ý tưởng- có thể được bán cho mọi người trên thị trường toàn cầu cùng một lúc.

Đó là vì sao Mỹ, như một tổng thể, sẽ làm ăn tốt trong một thế giới phẳng với thương mại tự do- với điều kiện nó tiếp tục cho ra lò các công nhân tri thức những người có khả năng tạo ra các hàng hoá dựa vào ý tưởng có thể được bán trên toàn cầu và là những người có khả năng lấp kín các chỗ làm việc trí tuệ sẽ được tạo ra khi chúng ta không chỉ mở rộng nền kinh tế toàn cầu mà còn kết nối tất cả các quỹ trí tuệ trên thế giới. Có thể có một giới hạn đối với số các việc làm tốt ở nhà máy trên thế giới, nhưng không có giới hạn đối với số việc làm do ý tưởng tạo ra trên thế giới.

Nếu chúng ta đi từ một thế giới có mười lăm công ti dược và mười lăm công ti phần mềm ở Mỹ (tổng cộng ba mươi) và hai công ti dược và hai công ti phần mềm ở Trung Quốc (tổng cộng bốn) sang một thế giới có ba mươi công ti dược và phần mềm ở Mỹ và ba mươi công ti dược và phần mềm ở Trung Quốc, nó sẽ có nghĩa là có nhiều đổi mới, nhiều việc điều trị, nhiều sản phẩm mới, nhiều sản phẩm độc đáo hơn để chuyên môn hoá, và nhiều người hơn nhiều với thu nhập cao hơn để mua sác sản phẩm đó.

“Cái bánh tiếp tục tăng bởi vì cái có vẻ là ham muốn hôm nay sẽ là nhu cầu ngày mai,” Marc Andressen, đồng sáng lập Netscape, người đã giúp làm bừng lên một ngành hoàn toàn mới, thương mại điện tử, bây giờ sử dụng hàng triệu chuyên gia khắp thế giới, các chuyên gia mà việc làm của họ đã thậm chí không hình dung nổi khi Bill Clinton trở thành tổng thống. Tôi đôi khi thích đi các cửa hàng cà phê, nhưng bây giờ Starbucks ở đây, tôi cần cà phê của tôi, và nhu cầu mới đó đã sinh ra một ngành hoàn toàn mới. Tôi đã luôn muốn có khả năng tìm kiếm các thứ, nhưng một khi Google được tạo ra, tôi phải có công cụ tìm kiếm của tôi. Như thế một ngành hoàn toàn mới đã được xây dựng quanh việc tìm kiếm, và Google thuê hàng đống tiến sĩ toán – trước khi Yahoo! hay Microsoft thuê họ. Người ta luôn giả sử rằng bất cứ thứ gì cần được sáng chế ra đã được sáng chế ra rồi. Nhưng nó chưa được.

Andreessen nói, “Nếu bạn tin ham muốn và nhu cầu con người là vô tận, thì có vô số ngành phải được tạo ra, vô số doanh nghiệp để khởi động, và vô số việc làm phải được làm, và nhân tố hạn chế duy nhất là sức tưởng tượng của con người. Thế giới trở nên phẳng và tăng lên đồng thời. Và tôi nghĩ bằng chứng là cực kì rõ ràng: Nếu bạn ngó qua tầm lịch sử, mỗi khi chúng ta có thương mại nhiều hơn, nhiều truyền thông hơn, chúng ta đều có sự thăng tiến lớn về hoạt động kinh tế và mức sống.”

Mỹ đã hoà nhập Châu Âu và Nhật Bản bị đổ vỡ vào nền kinh tế toàn cầu sau Chiến tranh Thế giới II, với cả Châu Âu và Nhật Bản cập nhật mỗi năm kĩ năng chế tác, tri thức, và dịch vụ của họ, thường nhập khẩu và đôi khi ăn cắp các ý tưởng và thiết bị từ Hoa Kì, hệt như Mỹ đã làm với Anh vào cuối các năm 1770. Thế mà trong sáu mươi năm từ Chiến tranh Thế giới II, mức sống của chúng ta đã tăng mỗi thập kỉ, và tỉ lệ thất nghiệp của chúng ta- ngay cả với tất cả sự la ó về outsourcing- chỉ ở mức hơn 5 phần trăm một chút, khoảng nửa tỉ lệ của các nước phát triển nhất Tây Âu.

“Chúng tôi vừa khởi động một công ti tạo ra 180 việc làm mới ở giữa suy thoái,” Andreessen nói, công ti của anh, Opsware, dùng tự động hoá và phần mềm để thay con người trong vận hành trang trại máy chủ khổng lồ ở các nơi hẻo lánh. Bằng tự động hoá các việc làm này, Opsware cho phép các công ti tiết kiệm tiền và giải phóng năng lực trí óc có tài khỏi các nhiệm vụ tương đối vô vị để khởi động việc kinh doanh mới trong các lĩnh vực khác. Bạn phải sợ các thị trường tự do, Andreessen lập luận, chỉ nếu bạn tin rằng bạn sẽ không bao giờ cần tân dược, các phần mềm work flow mới, các ngành mới, các hình thức giải trí mới, các nhà hàng cà phê mới.

“Đúng,” anh kết luận, “cần đến một nhảy vọt về niềm tin, dựa vào kinh tế học, để nói rằng sẽ có các thứ mới để làm.” Nhưng đã luôn có công việc mới để làm, và không có lí do cơ bản nào để tin tương lai sẽ khác đi. Khoảng 150 năm trước, 90 phần trăm người Mỹ đã làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp. Ngày nay chỉ là 3 hay 4 phần trăm. Nếu giả như chính phủ đã quyết định bảo vệ và bao cấp tất cả việc làm nông nghiệp đó và không nắm lấy công nghiệp hoá và sau đó máy tính hoá thì sao? Liệu Mỹ như một tổng thể thực sự khấm khá hơn ngày nay? Hầu như không.

Như đã nhắc tới, đúng là khi những người Ấn Độ và Trung Quốc di chuyển lên chuỗi giá trị và bắt đầu tạo ra nhiều mặt hàng có hàm lượng trí tuệ hơn – các loại mà người Mỹ đã chuyên về – ưu thế so sánh của chúng ta trong một số lĩnh vực này sẽ giảm đi, Jagdish Bhagwati, chuyên gia về thương mại tự do của Đại học Columbia, giải thích. Sẽ có áp lực giảm lương ở các lĩnh vực nhất định, và một số việc làm trong các lĩnh vực đó có thể vĩnh viễn di ra nước ngoài. Đó là vì sao các công nhân tri thức phải di chuyển theo chiều ngang. Nhưng cái bánh to lên sẽ chắc chắn tạo ra các chuyên ngành mới cho họ để chiếm mà ngay bây giờ không thể tiên đoán trước.

Thí dụ, đã có lúc khi công nghiệp bán dẫn Mỹ chế ngự thế giới, nhưng sau đó các công ti từ các nước khác xuất hiện và ngoạm mất phần thấp cấp của thị trường. Một số thậm chí chuyển sang cấp cao. Các công ti Mỹ khi đó buộc phải tìm các chuyên ngành mới hơn, sâu hơn trong thị trường được mở rộng. Nếu giả như điều đó không xảy ra, ngày nay Intel sẽ bị loại ra khỏi việc kinh doanh. Thay vào đó, nó đang phát đạt. Paul Otellini, chủ tịch Intel, nói với The Economist (8-5-2003) rằng khi các chip trở nên đủ tốt cho các ứng dụng nhất định, các ứng dụng mới bất ngờ xuất hiện đòi hỏi các chip mạnh hơn và phức tạp hơn, đó là chuyên sâu của Intel.

Một khi Google bắt đầu, thí dụ, chào tìm kiếm video, sẽ có cầu về các máy mới và các chip cấp lực cho chúng, mà chẳng ai thậm chí đã mơ ước năm năm trước. Quá trình này cần thời gian để diễn ra. Nhưng nó sẽ, Bhagwati lí lẽ, bởi vì cái xảy ra trong các dịch vụ ngày nay là cùng thứ như cái đã xảy ra trong chế tác khi các rào cản thương mại được hạ thấp. Trong chế tác, Bhagwati nói, khi thị trường toàn cầu mở rộng và ngày càng nhiều người chơi vào sân, bạn đã thấy “thương mại nội ngành, với chuyên môn hoá nhiều hơn” ngày càng lớn, và khi chúng ta chuyển vào nền kinh tế tri thức, bây giờ bạn đang thấy ngày càng nhiều trao đổi nội dịch vụ, với ngày càng nhiều chuyên môn hoá.

Đừng ngạc nhiên nếu con bạn tốt nghiệp đại học và gọi bạn một ngày và nói nó sẽ là một “nhà tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.”

Một cái gì?

Một đống hãng đã bắt đầu quanh Google, Yahoo!, và Microsoft để giúp các nhà bán lẻ lập chiến lược làm sao để cải thiện xếp hạng của họ, và tăng số click qua các Web site của họ, trên các công cụ tìm kiếm chủ yếu này. Nó có thể có nghĩa là hàng triệu dollar lợi nhuận thêm nếu, khi ai đó tìm kiếm “video camera,” và sản phẩm của công ti bạn hiện lên đầu tiên, vì những người click qua Web site của bạn là những người rất có khả năng mua của bạn. Cái các nhà tối ưu công cụ tìm kiếm (search engine optimizer, SEO như họ được gọi trong thương mại) làm là, liên tục nghiên cứu các thuật toán được các công cụ tìm kiếm chính sử dụng và sau đó thiết kế các chiến lược marketing và Web để đẩy xếp hạng của bạn lên. Công việc dính đến sự kết hợp toán và marketing- một chuyên ngành hoàn toàn mới được tạo ra hoàn toàn bởi sự làm phẳng thế giới.

Và luôn ghi nhớ: Những người Ấn Độ và Trung Quốc không chạy đua với chúng ta đến đáy. Họ chạy đua với chúng ta đến đỉnh – và đó là một việc tốt! Họ muốn mức sống cao hơn, không phải các nơi làm việc cùng cực; họ muốn các tên nhãn, chứ không phải hàng tạp nham; họ muốn đổi xe máy của họ lấy ô tô và bút và bút chì của họ lấy máy tính. Và họ càng làm nhiều việc đó, họ leo càng cao, càng nhiều chỗ được tạo ra ở trên đỉnh- bởi vì họ càng có nhiều, họ càng tiêu nhiều, các thị trường trở nên đa dạng hơn, và càng nhiều niche [sản phẩm độc đáo] cho chuyên môn hoá cũng được tạo ra nữa.

Hãy ngó đến cái đang xảy ra rồi: Khi các công ti Mỹ gửi công việc trí tuệ sang Ấn Độ, các công ti Ấn Độ xoay hướng và dùng thu nhập và sự thấu hiểu của họ để bắt đầu sáng chế ra các sản phẩm mới mà những người Ấn Độ nghèo hơn có thể dùng để nhấc bản thân họ từ đói nghèo lên tầng lớp trung lưu, nơi họ chắc chắn sẽ trở thành những người tiêu dùng các sản phẩm Mỹ. Tờ BusinessWeek nêu gương nhà máy Tata Motors, gần Pune, nam Mumbai, “nơi một nhóm các nhà thiết kế, kĩ thuật viên, và những người mua bán hàng trẻ đăm đăm nhìn vào các bản vẽ và khảo sát các mẫu thép và nhựa composite. Vào đầu năm sau, họ dự định thiết kế một mẫu cho dự án tham vọng nhất của Tata: một xe hơi chắc gọn mà họ sẽ bán với giá 2.200 $. Công ti hi vọng rằng chiếc xe sẽ đánh bại xe chắc gọn Maruti 5.000$ của Suzuki để trở thành xe rẻ nhất Ấn Độ- và một mẫu xuất khẩu cho phần còn lại của thế giới đang phát triển. ‘Đây là nhu cầu hôm nay ở Ấn Độ- một chiếc xe của nhân dân,’ Ratan Tata, chủ tịch của Tập đoàn Tata 12,5 tỉ $, nói. Những người Ấn Độ ngày càng yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn với giá phải chăng. Tăng trưởng kinh tế mạnh năm nay sẽ chỉ mở rộng nhu cầu đó. Cụm từ ‘Made in India’ có thể đại diện cho đổi mới chi phí thấp trong nền kinh tế toàn cầu mới” (11-10-2004).

Raghuram Rajan, giám đốc nghiên cứu cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, ngồi trong HĐQT của một công ti đưa các sinh viên Ấn Độ để dạy kèm học sinh ở Singapore. Các sinh viên, từ Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Madras, lên online để giúp học sinh ở Singapore, từ lớp sáu đến lớp mười hai, về các bài làm toán ở nhà của chúng. Họ cũng giúp các giáo viên Singapore phát triển các đồ án bài giảng và chuẩn bị các trình diễn PowerPoint hay những cách vui nhộn khác cho họ để dạy toán. Công ti, được gọi là Heymath.com, được các trường ở Singapore trả tiền. Đại học Cambridge ở Anh cũng là một phần trong phương trình này, cung cấp kiểm soát chất lượng toàn bộ và chứng nhận các đồ án bài giảng và phương pháp giảng dạy.

“Tất cả mọi người đều thắng,” Rajan nói. “Công ti được vận hành bởi hai người Ấn Độ đã làm việc cho Citibank và CSFB ở London và quay về Ấn Độ để khởi động doanh nghiệp này… Đại học Cambridge kiếm tiền từ một công ti đã tạo ra một niche mới hoàn toàn. Các sinh viên Ấn Độ kiếm được tiền tiêu vặt. Và học sinh Singapore học tốt hơn.” Trong lúc đó, phần mềm cơ sở có lẽ do Microsoft cung cấp và các chip do Intel, và các sinh viên Ấn Độ giàu thêm có lẽ mua các máy tính cá nhân rẻ từ Apple, Dell, hay HP. Nhưng bạn không thể thấy điều này chút nào. “Cái bánh lớn lên, nhưng không ai thấy nó,” Rajan nói.

Một tiểu luận trong McKinsey Quarterly, “Beyond Cheap Labor: Lessons for Developing Economies – Ngoài Lao động Rẻ: Các Bài học cho các Nền Kinh tế đang Phát triển” (tháng 1-2005), cho một thí dụ thú vị về việc này: “Ngành dệt may và y phục ở miền bắc Ý … phần lớn sản xuất quần áo đã di chuyển sang các địa phương có chi phí thấp, nhưng việc làm vẫn ổn định bởi vì các công ti đã đưa nhiều nguồn lực hơn vào các công việc như thiết kế quần áo và điều phối các mạng lưới sản xuất toàn cầu.”

Rất dễ để biến các thị trường tự do- và quyền tự do để outsource và offshore- thành quỷ dữ bởi vì nhìn thấy những người bị sa thải dễ hơn rất nhiều những người được thuê. Nhưng đôi khi một tờ báo thử đào sâu vào vấn đề. Tờ báo quê tôi, Minneapolis Star Tribune, vừa làm việc đó. Nó xem chính xác nền kinh tế Minnesota bị ảnh hưởng thế nào bởi sự làm phẳng thế giới, trên thực tế dám chạy một bài báo với hàng tít “Công việc ở Hải ngoại Mang lợi ở Nhà” trong số 5-9-2004. Bài báo, giới thiệu ngày và nơi bài báo được soạn là Wuxi, Trung Quốc, bắt đầu như thế này: “Bên ngoài không khí ẩm ướt, bụi bậm và nóng như sốt nhiệt đới. Bên trong, một môi trường khô, sạch sẽ và mát, hàng trăm lao công nguyên là nông dân mặc áo trùm từ đầu đến chân trông giống như cái gì đó từ NASA đang làm việc cho công ti Donaldson Co. Inc. có trụ sở ở Bloomington … Trong trường hợp của Donaldson, công ti có gấp đôi số công nhân ở Trung Quốc – 2.500- so với 1.100 công nhân ở Bloomington. Hoạt động ở Trung Quốc đã không chỉ cho phép Donaldson tiếp tục sản xuất các sản phẩm nó không còn có thể sản xuất với lợi nhuận ở Hoa Kì, nó cũng đã giúp làm tăng việc làm của công ti ở Minnesota, thêm 400 người kể từ 1990. Các kĩ sư, các nhà hoá học và những người thiết kế có lương cao của Donaldson ở Minnesota sử dụng thời gian của họ thiết kế các bộ lọc hiện đại mà nhà máy Trung Quốc sẽ sản xuất để dùng trong các máy tính, các máy chơi MP3 và các digital video recorder. Sản xuất ở Trung Quốc làm cho giá ổ đĩa giảm đã đẩy cầu của đồ dùng lên. ‘Nếu chúng tôi không theo [xu thế], chúng tôi đã bị loại khỏi ngành kinh doanh,’ David Timm, tổng quản lí của bộ phận ổ đĩa và vi điện tử của Donaldson, nói. Ở Minnesota, Global Insight ước lượng rằng 1.854 việc làm được tạo ra như kết quả của outsourcing nước ngoài trong năm 2003. Đến 2008, hãng kì vọng 6.700 việc làm mới ở Minnesota như hệ quả của xu thế.”

Các nhà kinh tế thường so sánh sự gia nhập của Trung Quốc và của Ấn Độ vào nền kinh tế toàn cầu với thời điểm khi các đường sắt chạy ngang qua nước Mỹ cuối cùng đã nối New Mexico với California, với dân cư đông hơn nhiều của nó. “Khi đường sắt về đến thị trấn,” Vivek Paul, chủ tịch Wipro, lưu ý, “thứ đầu tiên bạn thấy là năng lực thêm, và tất cả những người ở New Mexico nói những người đó- những người California- sẽ quét sạch tất cả các nhà máy dọc đường. Điều đó sẽ xảy ra ở một vài vùng, và một số công ti dọc đường sẽ biến mất. Nhưng sau đó vốn sẽ được tái phân bổ. Cuối cùng, mọi người dọc theo đường sẽ được lợi. Chắc chắn, có sự sợ hãi, và nỗi sợ đó là tốt bởi vì nó kích thích một sự vui lòng thay đổi và khai thác và tìm nhiều thứ hơn để làm tốt hơn.”

Nó đã xảy ra khi chúng ta kết nối New York, New Mexico, và California. Nó đã xảy ra khi chúng ta kết nối Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản. Và nó sẽ xảy ra khi chúng ta kết nối Ấn Độ và Trung Quốc với Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản. Cách để thành công không phải là bằng chặn đường sắt khỏi kết nối bạn, mà bằng nâng cấp các kĩ năng của bạn và đầu tư vào các tập quán sẽ cho phép bạn và xã hội bạn đòi phần của bạn trong chiếc bánh lớn hơn và phức tạp hơn.

Bình luận