Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới phẳng

Chương 7

Tác giả: Thomas L. Friedman

Các cuộc thi đấu ngang sức cho những người Mĩ là hiếm trong các Olympic trước, nhưng bây giờ có vẻ là có cái gì mà những người Mĩ phải làm quen.

– Từ một bài ngày 17-8-2004 của AP từ Olympic Athens có nhan đề “Đội Bóng rổ Nam của Mĩ Thắng Sát nút Hy Lạp”

Bạn không thể tìm thấy ẩn dụ nào cho các phần còn lại của thế giới bây giờ có thể cạnh tranh đầu đối đầu hiệu quả hơn bao giờ với Mĩ tốt hơn là cuộc vật lộn của đội bóng rổ Olympic của Hoa Kì trong năm 2004. Đội Mĩ, bao gồm các ngôi sao NBA, ủ rũ về nước với huy chương đồng sau khi thua Puerto Rico, Lithuania, và Argentina. Trước kia, đội bóng rổ Olympic Mĩ đã chỉ thua một trận trong lịch sử Olympic hiện đại. Có nhớ khi Mĩ chỉ gửi các ngôi sao NCAA* đến các sự kiện bóng rổ Olympic? Trong một thời gian dài các đội này đã hoàn toàn thống trị khắp mọi nơi. Rồi họ bắt đầu bị thách thức. Cho nên chúng ta đã gửi các cẩu thủ chuyên nghiệp của mình. Và họ bắt đầu bị thách thức. Bởi vì thế giới liên tục học, sự truyền bá tri thức xảy ra nhanh hơn; bây giờ các huấn luyện viên ở các nước khác tải các phương pháp huấn luyện Mĩ xuống từ Internet và xem các trận đấu NBA ở phòng khách nhà họ trên TV vệ tinh. Nhiều người trong số họ có thể bắt được ngay cả kênh ESPN và xem các pha gây cấn nhất. Và nhờ ba sự hội tụ, có rất nhiều tài năng non mới bước vào các sân NBA khắp thế giới- gồm nhiều ngôi sao từ Trung Quốc, Mĩ Latin, và Đông Âu. Họ quay về nhà và chơi cho các đội quốc gia trong Olympic, sử dụng các kĩ năng họ đã mài dũa ở Mĩ. Như thế bây giờ tính ưu việt Mĩ tự động của hai mươi năm trước đã qua rồi trong bóng rổ Olympic. Tiêu chuẩn NBA ngày càng trở thành một hàng hoá toàn cầu- thuần tuý vanilla. Nếu Hoa Kì muốn tiếp tục thống trị về bóng rổ Olympic, chúng ta phải, theo lời nói sáo của môn thể thao lớn đó, đẩy nó lên một nấc. Tiêu chuẩn cũ không còn hoạt động nữa. Như Joel Cawley của IBM nhận xét với tôi, “Ngôi sao vì ngôi sao, các đội bóng rổ từ các nơi như Lithuania hay Puerto Rico vẫn chưa có thứ hạng tốt đối lại những người Mĩ, nhưng khi họ chơi như một đội- khi họ cộng tác tốt hơn chúng ta – họ vô cùng cạnh tranh.”

Nhà báo thể thao John Feinstein có thể đã viện dẫn đến các kĩ năng kĩ thuật Mĩ hay các kĩ năng bóng rổ Mĩ khi ông viết một tiểu luận AOL, ngày 26-8-2004, về bóng rổ Olympic rằng thành tích của đội bóng rổ Mĩ là kết quả của “sự vươn lên của cầu thủ quốc tế” và “sự tàn tạ và suy sụp của trò chơi Mĩ.” Và sự tàn tạ và suy sụp của trò chơi Mĩ, Feinstein lập luận, là kết quả của hai xu hướng dài hạn. Thứ nhất là một sự giảm đều đặn “về các kĩ năng bóng rổ,” với trẻ con Mĩ chỉ muốn ném các cú ném ba-điểm hay úp rổ [dunk]- loại đến với bạn trên các pha gây cấn nhất SportsCenter của ESPN- thay cho học làm thế nào để chuyền bóng chính xác, hay đi vào làn và ném một cú nhảy vọt lên, hay trườn qua những người to con để tới rổ. Những kĩ năng đó cần rất nhiều công sức và khổ luyện để học. Ngày nay, Feinstein nói, bạn có một thế hệ người Mĩ hầu như hoàn toàn dựa vào sức lực và hầu như không hề vào các kĩ năng bóng rổ. Và cũng có vấn đề nhỏ đáng sợ về khát vọng. Trong khi phần còn lại của thế giới đã trở nên khá hơn về bóng rổ, “ngày càng nhiều cầu thủ NBA ngáp dài khi nói về ý niệm chơi ở Olympic,” Feinstein lưu ý. “Chúng ta đã có nhiều tiến bộ từ 1984, khi Bob Knight bảo Charles Barkley có mặt ở trại huấn luyện Olympic thứ hai với 265 pound nếu không. Barkley có mặt với trọng lượng 280 pound. Knight cắt anh ta hôm đó. Trong thế giới ngày nay, huấn luyện viên Olympic thậm chí trước hết sẽ không kiểm tra trọng lượng của Barkley. Ông sẽ cử một xe limousine đến sân bay đón anh ta và dừng lại ở quán Dunkin’ Donuts trên đường đến khách sạn nếu cầu thủ đề nghị … Thế giới thay đổi. Trong trường hợp của bóng rổ Mĩ, nó đã không thay đổi để tốt hơn.”

Có cái gì về nước Mĩ hậu Chiến tranh Thế giới II nhắc nhở tôi về gia đình giàu có cổ điển mà ở thế hệ thứ ba bắt đầu hoang phí của cải của nó. Các thành viên của thế hệ thứ nhất là các nhà canh tân cật lực; thế hệ thứ hai vẫn cùng nhau giữ vững; rồi con cái họ đến và trở nên béo, ngu ngốc, và lười biếng và dần dần hoang phí sạch. Tôi biết đó cả là quá nhẫn tâm lẫn là một khái quát hoá thô thiển, nhưng, tuy vậy, có một ít sự thật trong đó. Xã hội Mĩ bắt đầu xuống dốc trong các năm 1990, khi thế hệ hậu chiến thứ ba của chúng ta đến tuổi thành niên. Cơn sốt dot-come đã khiến quá nhiều người có ấn tượng rằng họ có thể trở nên giàu mà không phải đầu tư vào công việc vất vả. Tất cả cái cần là một [bằng] MBA và một IPO [bán cổ phần lần đầu cho công chúng] nhanh, hay một hợp đồng NBA, và bạn sẵn sàng suốt đời. Nhưng trong khi chúng ta say mê thế giới phẳng mà chúng ta đã tạo ra, rất nhiều người ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Đông Âu bận rộn tính toán làm thế nào để lợi dụng nó. May cho chúng ta, chúng ta đã là nền kinh tế duy nhất đứng vững sau Chiến Tranh Thế giới II, và chúng ta đã không có cạnh tranh nghiêm túc nào trong bốn mươi năm. Điều đó cho chúng ta nghị lực khổng lồ nhưng cả một cảm giác về quyền và tính tự mãn nữa – không kể đến một khuynh hướng nào đó trong các năm vừa qua để ca tụng tiêu dùng hơn là lao động cần cù, đầu tư, và tư duy dài hạn. Khi chúng ta bị trúng đòn 11/9, đó là một cơ hội có-một-lần-trong-một-thế-hệ để hiệu triệu quốc gia để hi sinh, để đề cập đến một số thiếu sót cấp bách về tài chính, năng lượng, khoa học, và giáo dục của quốc gia- tất cả các thứ mà chúng ta đã để trượt. Nhưng tổng thống của chúng ta đã không kêu gọi chúng ta hi sinh. Ông đã kêu gọi chúng ta đi mua sắm.

Trong các chương trước, tôi đã cho thấy vì sao cả lí thuyết kinh tế cổ điển lẫn các sức mạnh vốn có của nền kinh tế Mĩ đã thuyết phục tôi rằng các cá nhân người Mĩ chẳng có gì phải lo từ một thế giới phẳng- miễn là chúng ta xắn tay áo của mình lên, sẵn sàng cạnh tranh, khiến mọi cá nhân nghĩ về mình cập nhật các kĩ năng giáo dục của mình ra sao, và tiếp tục đầu tư vào các bí quyết của sauce Mĩ. Các chương đó tất cả là về chúng ta phải và có thể làm gì.

Chương này là về chúng ta những người Mĩ, cá thể và tập thể, đã không làm tất cả các thứ này ra sao mà lẽ ra chúng ta phải làm và cái gì sẽ xảy ra trên đường nếu chúng ta không thay đổi hướng đi.

Sự thật là, bây giờ chúng ta đang ở trong một khủng hoảng, nhưng nó là một khủng hoảng diễn ra rất chậm và rất thầm lặng. Nó là “một khủng hoảng thầm lặng,” Shirley Ann Jackson, chủ tịch 2004 của Hội Thúc đẩy Khoa học Mĩ (AAAS) và chủ tịch của Học viện Bách Khoa Rensselaer từ 1999, giải thích. (Thành lập năm 1824 Rensselaer là trường kĩ thuật cổ nhất nước Mĩ.) Và cuộc khủng hoảng trầm lặng này kéo theo sự xói mòn đều đặn của cơ sở khoa học và kĩ thuật của Mĩ, cái đã luôn luôn là nguồn của sự đổi mới của Mĩ và của mức sống tăng lên của chúng ta.

“Bầu trời không sụt xuống, không có gì khủng khiếp sắp xảy ra hôm nay,” Jackson nói, theo đào tạo bà là một nhà vật lí và bà lựa chọn từ ngữ thận trọng. “Hoa Kì vẫn là động cơ dẫn đầu về đổi mới trên thế giới. Nó có các chương trình cao học tốt nhất, có cơ sở hạ tầng khoa học tốt nhất, và có các thị trường vốn để khai thác nó. Nhưng có một cuộc khủng hoảng trầm lặng trong khoa học và công nghệ Mĩ mà chúng ta phải nhận ra. Hoa Kì ngày nay ở trong một môi trường thực sự toàn cầu, và các nước cạnh tranh đó không chỉ đã thức tỉnh hoàn toàn, họ đang chạy marathon trong khi chúng ta chạy nước rút. Nếu để không được kiểm tra, điều này có thể thách thức sự vượt trội và năng lực của chúng ta để canh tân.”

Và chính khả năng của chúng ta để liên tục đổi mới các sản phẩm, các dịch vụ, và các công ti mới, cái đã là nguồn của sự giàu có và một giai cấp trung lưu mở rộng đều đặn của nước Mĩ suốt hai thế kỉ qua. Chính các nhà canh tân Mĩ đã khởi động Google, Intel, HP, Dell, Microsoft, và Cisco, và quan trọng là đổi mới xảy ra ở đâu. Sự thực rằng tất cả các công ti này có trụ sở ở Mĩ có nghĩa rằng hầu hết việc làm có lương cao là ở đây, cho dù các công ti này có outsource hay offshore một số nhiệm vụ. Các nhà điều hành, các trưởng phòng, lực lượng bán hàng, và các nhà nghiên cứu cấp cao tất cả đều ở các thành phố nơi đổi mới xảy ra. Và việc làm của họ tạo ra nhiều việc làm hơn. Sự co lại của quỹ những người trẻ với các kĩ năng tri thức của họ để canh tân sẽ không làm co lại mức sống của chúng ta một sớm một chiều. Nó sẽ được cảm thấy chỉ trong mười lăm hay hai mươi năm, khi chúng ta khám phá ra rằng chúng ta có sự thiếu hụt trầm trọng về các nhà khoa học và các kĩ sư có khả năng tiến hành đổi mới hay ngay chỉ công trình công nghệ có giá trị gia tăng cao. Khi đó nó sẽ không còn là một khủng hoảng trầm lặng nữa, Jackson nói, “nó sẽ là đích thực.”

Shirley Ann Jackson biết về cái bà nói, bởi vì sự nghiệp của bà minh hoạ bằng thí dụ tốt, như của bất cứ ai, vì sao Mĩ đã phát đạt nhiều đến vậy trong năm mươi năm qua và vì sao nó sẽ không tự động làm như thế trong năm mươi năm tiếp. Một phụ nữ Mĩ gốc Phi, Jackson sinh năm 1946 ở Washington D.C. Bà bắt đầu lớp mẫu giáo ở một trường công bị phân biệt nhưng là một trong những học sinh trường công hưởng lợi từ sự xoá bỏ phân biệt, như kết quả của quyết định của Toà án Tối cao trong vụ Brown đối lại Bộ Giáo dục. Đúng khi bà bắt đầu có cơ hội vào một trường tốt hơn những người Nga đã phóng Sputnik năm 1957, và chính phủ Hoa Kì bị ám ảnh với việc đào tạo các thanh niên để trở thành các nhà khoa học và kĩ sư, một xu hướng được sự cam kết của John F. Kennedy đối với chương trình vũ trụ có người lái làm tăng lên. Khi Kennedy nói về đưa người lên mặt trăng, Shirley Ann Jackson là một trong hàng triệu thanh niên Mĩ đã lắng nghe. Lời nói của ông, bà nhớ lại, “đã truyền cảm hứng, giúp đỡ, và phóng nhiều người thế hệ chúng tôi vào khoa học, kĩ thuật và toán học,” và những đột phá và sáng chế mà họ đẻ ra vượt xa chương trình vũ trụ. “Cuộc chạy đua vũ trụ thực sự là một cuộc chạy đua khoa học,” bà nói.

Một phần nhờ sự xoá bỏ phân biệt, cả cảm hứng và trí năng của Jackson được nhận ra từ sớm, và cuối cùng bà đã trở thành người phụ nữ Mĩ gốc Phi đầu tiên nhận bằng tiến sĩ vật lí từ MIT (bằng cấp của bà về vật lí lí thuyết hạt cơ bản). Từ đó, bà làm việc nhiều năm cho AT&T Bell Laboratories, và năm 1995 được Tổng thống Clinton bổ nhiệm làm chủ tịch Uỷ ban Điều tiết Hạt nhân Mĩ.

Khi các năm trôi qua, tuy vậy, Jackson bắt đầu để ý rằng ngày càng ít thanh niêm Mĩ bị quyến rũ bởi các thách thức như chạy đua lên mặt trăng, hay cảm thấy bị lôi cuốn bởi toán, khoa học, và kĩ thuật. Ở các đại học, bà lưu ý, việc tuyển cao học về các chương trình khoa học và kĩ thuật, sau khi đã tăng hàng thập niên, đạt đỉnh điểm năm 1993, và bất chấp sự tiến bộ nào đó mới đây, ngày nay vẫn dưới mức của một thập niên trước. Như thế các thế hệ khoa học và kĩ thuật tiếp sau Jackson ngày càng nhỏ đi so với nhu cầu của chúng ta. Vào thời gian Jackson nhận việc với tư cách hiệu trưởng Bách khoa Rensselaer để bỏ toàn bộ tâm sức vào việc tiếp lại sinh lực cho khoa học và kĩ thuật Mĩ, bà nói, bà nhận ra rằng một “cơn bão hoàn chỉnh” đang kéo đến- một cơn bão đặt ra một nguy cơ dài hạn thực sự đối với sức khoẻ kinh tế của nước Mĩ- và bà bắt đầu nói về nó bất cứ khi nào bà có thể.

“Cụm từ ‘cơn bão hoàn chỉnh’ liên tưởng đến các sự kiện thời tiết tháng 10-1991,” 2004, khi “một hệ thống khí tượng mạnh tập trung lực, tàn phá Đại Tây dương suốt nhiều ngày, [và] gây ra hàng tỉ dollar thiệt hại và làm chết nhiều ngư dân ở Massachusetts. Sự kiện được viết thành sách, và sau đó được làm phim. Các nhà khí tượng quan sát sự kiện đã nhấn mạnh …sự tụ hợp hiếm có khả năng xảy ra của các điều kiện… trong đó nhiều nhân tố hội tụ lại để gây ra một sự kiện có cường độ tàn phá. [Một] kịch bản xấu nhất tương tự có thể chặn sự tiến bộ năng lực khoa học và kĩ thuật quốc gia của chúng ta lại. Có nhiều lực hoạt động và chúng là phức tạp. Chúng mang tính dân số, chính trị, kinh tế, văn hoá, thậm chí xã hội.” Từng cái một, các lực này có thể có vấn đề, Jackson nói thêm. Kết hợp lại, chúng có thể tàn phá. “Lần đầu tiên trong hơn một thế kỉ, Hoa Kì có thể thấy mình rớt xa sau các nước khác về năng lực phát minh khoa học, đổi mới và phát triển kinh tế.”

Cách để tránh bị dính vào một cơn bão như vậy là nhận diện sự tụ hợp của các nhân tố và để thay đổi hướng đi- cho dù ngay bây giờ bầu trời vẫn trong xanh, gió vẫn nhẹ, và mặt nước có vẻ yên tĩnh. Nhưng đó không phải là cái đã xảy ra ở Mĩ trong các năm vừa qua. Chúng ta đang vô tình căng buồm về phía trước, hướng thẳng vào cơn bão, với cả các chính trị gia lẫn bố mẹ khăng khăng rằng bây giờ không cần đến những thay đổi đột ngột hay hi sinh nào. Rốt cuộc, hãy nhìn ngoài kia yên tĩnh và nắng tươi thế nào, họ bảo chúng ta. Trong ngân sách năm tài chính 2005 được Quốc hội do Đảng Cộng hoà dẫn đầu thông qua vào tháng 11-2004, ngân sách cho Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), cơ quan liên bang chịu trách nhiệm chính về thúc đẩy nghiên cứu và tài trợ giáo dục khoa học nhiều hơn và tốt hơn, thực tế bị cắt 1,9 phần trăm, hay 105 triệu $. Lịch sử sẽ cho thấy rằng khi Mĩ phải tăng gấp đôi tài trợ NSF, thì Quốc Hội thông qua một ngân sách nặng tính tiền chùa* mà thực sự là cắt hỗ trợ cho khoa học và kĩ thuật.

Đừng để sự yên lặng lừa phỉnh. Đó luôn luôn là lúc để thay đổi hướng đi- không phải đúng vào khi bạn sắp gặp bão lớn. Chúng ta không có thời gian để lãng phí khi đề cập đến “các bí mật nhỏ khó chịu” của hệ thống giáo dục của chúng ta.

BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 1: LỖ HỔNG SỐ LƯỢNG

Trong Chiến tranh Lạnh, một trong các nguyên nhân sâu nhất của các nỗi lo của Mĩ đã là cái gọi là lỗ hổng tên lửa giữa chúng ta và Liên Xô. Cơn bão hoàn chỉnh mà Shirley Ann Jackson cảnh báo có thể được diễn tả tốt nhất như sự tụ hợp của ba lỗ hổng mới đã nổi lên chậm chạp để hút mất nhựa sống của năng lực về khoa học, toán học, và kĩ thuật của Mĩ. Chúng là các lỗ hổng số lượng, lỗ hổng khát vọng, và lỗ hổng giáo dục. Trong Thời đại Chủ nghĩa Phẳng [Flatism], các lỗ hổng này là cái đe doạ nhiều nhất mức sống của chúng ta.

Bí mật nhỏ khó chịu số một là, thế hệ các nhà khoa học và kĩ sư được thúc đẩy đi vào khoa học bởi thách thức Sputnik năm 1957 và khát vọng của JFK đang đến tuổi về hưu và không được thay thế về số lượng cần phải có nếu một nền kinh tế tiên tiến như của Hoa Kì vẫn muốn đứng đầu đàn. Theo NSF, nửa số các nhà khoa học và kĩ sư Mĩ có tuổi bốn mươi hay hơn, và tuổi trung bình tăng đều đặn.

Hãy chỉ xét một thí dụ -NASA. Một phân tích các hồ sơ NASA do tờ Florida Today (7-3-2004), tờ báo theo dõi Trung Tâm Vũ trụ Kennedy, tiến hành, cho thấy như sau: Gần 40 phần trăm của 18.146 người ở NASA có tuổi 50 hay cao hơn. Những người đã phục vụ hai mươi năm đủ tư cách để nghỉ hưu non. Hai mươi hai phần trăm người lao động NASA có tuổi 55 hay cao hơn. Các nhân viên NASA trên sáu mươi tuổi đông hơn số dưới ba mươi tuổi khoảng ba lần. Chỉ 4 phần trăm người lao động NASA là dưới ba mươi tuổi. Nghiên cứu của Văn phòng Kế toán Chính phủ kết luận rằng NASA đã có khó khăn thuê người có đủ kĩ năng khoa học, kĩ thuật, và công nghệ thông tin cần thiết cho hoạt động của nó. Nhiều trong các việc làm này được dành cho các công dân Mĩ, vì các lí do an ninh quốc gia. Nhà quản lí NASA lúc đó Sean O’Keefe xác nhận trước Quốc hội năm 2002: “Sứ mệnh của chúng ta để hiểu và bảo vệ hành tinh quê hương của chúng ta và khai phá vũ trụ và tìm sự sống sẽ không được thực hiện nếu chúng ta không có người để làm việc đó.” Uỷ ban Quốc gia về Dạy Toán và Khoa học cho Thế kỉ Hai mươi mốt, do nhà du hành vũ trụ nghị sĩ John Glenn làm chủ tịch, đã thấy rằng hai phần ba lực lượng dạy toán và khoa học sẽ về hưu vào 2010.

Về truyền thống, chúng ta đã bù đắp cho bất cứ thiết hụt nào về kĩ sư và cán bộ giảng dạy khoa học bằng đào tạo nhiều hơn ở trong nước và nhập khẩu nhiều hơn từ nước ngoài. Nhưng cả hai phương cách đó đã bị cản trở vì muộn.

Cứ mỗi hai năm Uỷ ban Khoa học Quốc gia (NSB) giám sát việc thu thập một tập rất rộng các dữ liệu xu hướng về khoa học và công nghệ ở Hoa Kì, mà nó công bố như Science and Engineering Indicators [Các Chỉ số Khoa học và Kĩ thuật]. Chuẩn bị Indicators 2004, NSB nói, “Chúng tôi quan sát thấy một sự sa sút đáng lo ngại về số các công dân Hoa Kì đang được đào tạo để thành các nhà khoa học và kĩ sư, trong khi số việc làm cần đến đào tạo khoa học và kĩ thuật (S&E) tiếp tục tăng lên.” Các xu hướng này đe doạ phúc lợi kinh tế và an ninh của nước chúng ta, nó nói thêm rằng nếu các xu hướng được nhận diện trong Indicators 2004 tiếp tục không được ngăn chặn, ba thứ sẽ xảy ra: “Số việc làm trong nền kinh tế Hoa Kì cần đến đào tạo khoa học và kĩ thuật sẽ tăng lên; số công dân Mĩ được chuẩn bị cho các việc làm đó sẽ, giỏi nhất, là ngang; và sự sẵn có của những người từ các nước khác được đào tạo về khoa học và kĩ thuật sẽ giảm đi, hoặc vì các giới hạn nhập cảnh do các hạn chế an ninh quốc gia Mĩ áp đặt hay vì sự cạnh tranh mạnh toàn cầu vì những người có các kĩ năng này.”

Báo cáo NSB thấy là số những người Mĩ giữa mười tám đến hai mươi tư tuổi có bằng khoa học đã rớt xuống hàng thứ bảy thế giới, trong khi ba thập niên trước chúng ta xếp thứ ba. Nó nói rằng trong số 2,8 triệu bằng đại học lần đầu (chúng ta gọi là cử nhân) về khoa học và kĩ thuật được cấp khắp thế giới năm 2003, 1,2 triệu được cấp cho các sinh viên Á Châu ở các đại học Á Châu, 830.000 được cấp ở Châu ÂU, và 400.000 ở Hoa Kì. Đặc biệt về kĩ thuật, các đại học ở các nước Châu Á hiện nay tạo ra số bằng cử nhân gấp tám lần ở Mĩ.

Hơn nữa, “sự nhấn mạnh tỉ lệ về khoa học và kĩ thuật là lớn hơn ở các quốc gia khác,” Shirley Ann Jackson lưu ý. Các bằng khoa học và kĩ thuật hiện nay đại diện cho 60 phần trăm của tất cả các bằng cử nhân nhận được ở Trung Quốc, 33 phần trăm ở Hàn Quốc, và 41 phần trăm ở Đài Loan. Ngược lại, tỉ lệ của những người lấy bằng cử nhân về khoa học và kĩ thuật ở Hoa Kì vẫn ở khoảng 31 phần trăm. Phân tích các bằng cấp khoa học, số những người Mĩ tốt nghiệp với chỉ các bằng cấp kĩ thuật là 5 phần trăm, so với 25 phần trăm ở Nga và 46 phần trăm ở Trung Quốc, theo một báo cáo 2004 của Trilogy Publications, đại diện cho hiệp hội kĩ thuật chuyên nghiệp quốc gia Mĩ.

Hoa Kì đã luôn luôn phụ thuộc vào óc sáng tạo của nhân dân mình để cạnh tranh trên thương trường thế giới, NSB nói. “Sự chuẩn bị của lực lượng lao động khoa học và kĩ thuật là một vũ đài sống còn đối với tính cạnh tranh quốc gia. [Nhưng] cho dù hôm nay có hành động để thay đổi các xu hướng này, thì sự đảo chiều vẫn xa 10 đến 20 năm nữa.” Các sinh viên gia nhập lực lượng lao động khoa học kĩ thuật với bằng cao cấp năm 2004 đã quyết định học các cua toán cần thiết để cho phép con đường sự nghiệp này khi họ ở trường trung học, từ mười bốn năm trước, NSB lưu ý. Các học sinh đưa ra cùng các quyết định ở trường trung học hôm nay sẽ chưa hoàn tất việc đào tạo cao cấp cho việc làm khoa học kĩ thuật cho đến 2018 hay 2020. “Nếu không hành động bây giờ để thay đổi các xu hướng này, chúng ta có thể đến 2020 và thấy rằng khả năng phục hồi của các tổ chức nghiên cứu và giáo dục Mĩ bị tổn hại và tính vượt trội của chúng đã bị mất cho các khu vực của thế giới,” uỷ ban khoa học nói.

Sự thiếu hụt này không thể xảy ra vào lúc tồi tệ nhất – đúng khi thế giới trở nên phẳng. “Số việc làm đòi hỏi kĩ năng khoa học và kĩ thuật trong lực lượng lao động Mĩ,” NSB nói, “tăng gần 5 phần trăm một năm. Để so sánh, phần còn lại của lực lượng lao động tăng chỉ hơn 1 phần trăm. Trước 11-9-2001, Văn phòng Thống kê Lao động (BLS) dự đoán rằng tốc độ tăng việc làm khoa học kĩ thuật sẽ cao hơn tốc độ tăng của tất cả các việc làm ba lần.” Đáng tiếc, NSB thuật lại, tuổi trung bình của lực lượng lao động khoa học kĩ thuật đang tăng lên.

“Nhiều trong số những người đã tham gia vào lực lượng lao động khoa học kĩ thuật mở rộng ra ở các năm 1960 và 1970 (thế hệ baby boom [cơn sốt đẻ con sau Thế chiến II]) dự kiến sẽ nghỉ hưu trong hai mươi năm tới, và con cái họ lại không chọn sự nghiệp khoa học và kĩ thuật với cùng số lượng như cha mẹ chúng,” báo cáo của NSB nói. “Thí dụ, tỉ lệ phần trăm phụ nữ chọn nghề toán và khoa học máy tính đã giảm 4 điểm phần trăm giữa 1993 và 1999.” Các chỉ số NSB năm 2002 cho thấy rằng số bằng tiến sĩ khoa học và kĩ thuật được cấp ở Hoa Kì giảm từ 29.000 năm 1998 xuống 27.000 năm 1999. Tổng số sinh viên đại học cao đẳng kĩ thuật ở Mĩ giảm khoảng 12 phần trăm giữa giữa các năm 1980 và 1998.

Tuy nhiên, lực lượng lao động khoa học kĩ thuật của Mĩ tăng với tốc độ hơn nhiều tốc độ mà Mĩ đào tạo ra, bởi vì số đông những người nước ngoài tốt nghiệp về khoa học kĩ thuật đã nhập cư vào Hoa Kì. Tỉ lệ của các sinh viên sinh ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và người lao động trong nhề khoa học kĩ thuật tiếp tục tăng đều đặn ở các năm 1990. NSB nói rằng những người sinh ra ở ngoài nước Mĩ chiếm đến 14 phần trăm của tất cả các việc làm khoa học kĩ thuật năm 1990. Giữa 1990 và 2000, tỉ lệ của những người sinh ở nước ngoài có bằng cử nhân trong số việc làm khoa học kĩ thuật đã tăng từ 11 lên 17 phần trăm; tỉ lệ những người sinh ở nước ngoài có bằng thạc sĩ tăng từ 19 lên 29 phần trăm; và tỉ lệ người sinh ở nước ngoài có bằng tiến sĩ trong lực lượng lao động khoa học kĩ thuật tăng từ 24 phần trăm lên 38 phần trăm. Bằng cách thu hút các nhà khoa học và các kĩ sư sinh ra và được đào tạo ở các nước khác, chúng ta đã duy trì sự tăng trưởng của lực lượng lao động khoa học kĩ thuật mà không có sự tăng lên tương xứng về hỗ trợ các chi phí dài hạn của việc đào tạo và thu hút các công dân Mĩ bản xứ vào các lĩnh vực này, NSB nói.

Nhưng bây giờ, sự làm phẳng và nối dây thế giới đã làm cho dễ hơn nhiều đối với những người nước ngoài để đổi mới mà không phải di cư. Bây giờ họ có thể làm công việc cỡ thế giới cho các công ti cỡ thế giới với đồng lương rất tử tế mà không phải ra khỏi nhà. Như Allan E. Goodman, chủ tịch Viện Giáo dục Quốc tế, diễn đạt, “Khi thế giới còn tròn, họ đã không thể về quê, bởi vì không có phòng thí nghiệm nào để mà về và không có Internet để kết nối. Nhưng bây giờ có tất cả các thứ đó, nên họ quay về. Bây giờ họ nói, ‘về quê tôi cảm thấy thoải mái hơn. Tôi sống ở quê thoải mái hơn ở New York City và tôi có thể làm công việc lí thú, như thế sao lại không về?” Xu hướng này bắt đầu ngay trước những rắc rối về visa do 11/9 gây ra, Goodman nói. “Lợi chất xám bắt đầu chuyển thành chảy máu chất xám vào khoảng năm 2000.”

Như nghiên cứu của NSB lưu ý, “Từ các năm 1980 các nước khác đã tăng đầu tư vào giáo dục khoa học và kĩ thuật và lực lượng lao động khoa học kĩ thuật với tốc độ cao hơn Hoa Kì đã đầu tư. Giữa 1993 và 1997, các nước OECD [Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, một nhóm gồm 40 quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cao] đã tăng số việc làm nghiên cứu khoa học kĩ thuật 23 phần trăm, hơn hai lần tốc độ tăng 11 phần trăm về việc làm nghiên cứu ở Hoa Kì.”

Ngoài ra, nó nói, visa cho các sinh viên và những người lao động khoa học kĩ thuật đã được cấp chậm hơn kể từ 11/9, do cả các hạn chế an ninh tăng lên lẫn giảm số đơn xin. Bộ Ngoại giao Hoa Kì đã cấp visa cho các sinh viên năm 2001 ít hơn năm 2000 là 20 phần trăm, và còn giảm nữa trong các năm tiếp theo. Trong khi năm 2004 các hiệu trưởng đại học bảo tôi rằng tình hình đã tốt hơn, và rằng Bộ An ninh Nội địa đã thử tăng tốc và đơn giản hoá các thủ tục visa của nó cho các sinh viên và nhà khoa học nước ngoài, đã có rất nhiều thiệt hại, và tình hình cho các sinh viên hay nhà khoa học nước ngoài muốn làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào được coi là có dính đến an ninh quốc gia đang trở thành một vấn đề thực sự. Không ngạc nhiên nhà báo chuyên về giáo dục của New York Times Sam Dillon tường thuật ngày 21-12-2004, rằng “các đơn xin nước ngoài để vào các trường cao học [sau đại học] đã giảm 28 phần trăm năm nay. Số sinh viên cao học nước ngoài được nhận thực tế giảm 6 phần trăm. Tất cả số sinh viên nước ngoài được nhận, trong các chương trình đại học, cao học và sau tiến sĩ, đã giảm lần đầu tiên trong ba thập niên theo một thông báo điều tra dân số hàng năm vào mùa thu này. Trong khi đó, số sinh viên vào học đại học đã tăng lên ở Anh, Đức và các nước khác … Các đơn xin của người Trung Quốc vào các trường cao học Mĩ đã giảm 45 phần trăm năm nay, trong khi nhiều nước châu Âu công bố số sinh viên Trung Quốc nhập học tăng lên.”

BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 2: LỖ HỔNG HOÀI BÃO

Bí mật nhỏ khó chịu thứ hai, mà nhiều CEO Mĩ nổi tiếng chỉ nói thì thầm với tôi, là như thế này: Khi họ chuyển việc làm ra nước ngoài, họ không chỉ tiết kiệm 75 phần trăm về lương, họ nhận được 100 phần trăm tăng năng suất. Một phần của điều đó là có thể hiểu được. Khi bạn lấy một việc làm lương thấp, uy tín thấp ở Mĩ, như một nhân viên call center, và đưa nó sang Ấn Độ, nơi nó trở thành một việc làm lương cao, uy tín cao, bạn kết thúc bằng các công nhân được trả ít hơn nhưng được thúc đẩy nhiều hơn. “Bí mật

CUỘC KHỦNG HOẢNG THẦM LẶNG 261

nhỏ khó chịu không chỉ là [outsourcing] rẻ hơn và hiệu quả,” CEO Mĩ của một công ti đa quốc gia có trụ sở ở London bảo tôi, “mà là [sự tăng] chất lượng và năng suất là khổng lồ.” Ngoài sự giảm bớt lương, ông nói, một người Ấn Độ ở Bangalore được đào tạo lại sẽ làm công việc của hai hay ba người Châu Âu, và các nhân viên Bangalore không lấy sáu tuần nghỉ phép. “Khi bạn nghĩ chỉ về lương,” ông nói thêm, “bạn vẫn còn giữ được phẩm giá của mình, nhưng khi sự thực là họ làm việc giỏi hơn thì thật khủng khiếp.”

Một thời gian ngắn sau khi từ Ấn Độ về, tại một sân bay tôi được một thanh niên tìm gặp, anh ta muốn nói chuyện về vài cột báo mà tôi đã viết từ đó. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ, tôi hỏi anh ta cho danh thiếp, và chúng tôi giữ quan hệ bạn bè e-mail. Tên của anh ta là Mike Arguello, và anh ta là một nhà kiến trúc hệ thống IT sống ở San Antonio. Anh làm việc thiết kế các hệ thống IT cấp cao và không cảm thấy bị cạnh tranh nước ngoài đe doạ. Anh cũng dạy khoa học máy tính. Khi tôi hỏi anh ở Mĩ chúng ta cần làm gì để lấy lại thế mạnh của chúng ta, anh gửi cho tôi e-mail này:

Tôi dạy ở một đại học địa phương. Thật nản lòng để thấy đạo đức làm việc tồi tệ của nhiều sinh viên của tôi. Trong số các sinh viên mà tôi đã dạy hơn sáu học kì, tôi chỉ xem xét thuê hai người. Số còn lại thiếu sáng tạo, thiếu các khả năng giải vấn đề và nhiệt tình học tập. Như anh biết rõ, lợi thế lớn nhất của Ấn Độ hơn người Trung Quốc và Nga là họ nói tiếng Anh. Nhưng sẽ là sai đi cho rằng các nhà phát triển chóp bu Ấn Độ là giỏi hơn các đồng nghiệp Mĩ của họ. Lợi thế của họ là số người mà họ có thể quăng vào một vấn đề. Những người Ấn Độ mà tôi làm việc với là tinh hoa của vụ gặt. Họ được đào tạo ở các trường tương đương với MIT tại Ấn Độ và họ rất đông. Nếu giả như anh theo tôi trong các cuộc gặp hàng ngày thì sẽ rất hiển nhiên là khá nhiều thời gian của tôi được dùng để làm việc với những người Ấn Độ. Hầu hết các nhà quản lí có lẽ vẫn có ấn tượng rằng tất cả cái những người Ấn Độ làm là phát triển phần mềm cấp thấp – “lắp ráp phần mềm.” Nhưng các công nghệ, như Linux, đang cho phép họ bắt đầu lấy các việc làm thiết kế hệ thống được trả lương cao mà trước kia đã là lãnh địa riêng của những người lao động Mĩ. Nó đã cung cấp cho họ các phương tiện để di chuyển lên trong chuỗi thức ăn công nghệ, đặt họ ngang hàng với những người lao động nội địa. Đó là năng lực trí óc chọi lại năng lực trí óc, và trong lĩnh vực này họ thật ghê gớm. Nhìn từ viễn cảnh công nghệ, thế giới là phẳng và trở nên phẳng hơn (nếu điều đó là có thể). Chỉ có hai lĩnh vực mà tôi chưa thấy lao động Ấn Độ là, kiến trúc mạng và kiến trúc hệ thống, nhưng chỉ còn là vấn đề thời gian. Những người Ấn Độ rất thông minh và từ sự tương tác của họ với các nhà kiến trúc hệ thống họ đang học nhanh chóng đơn giản tất cả các miếng của câu đố IT khớp với nhau thế nào… Giả như Quốc hội thông qua quy chế ngăn dòng chảy lao động Ấn Độ, bạn sẽ thấy các hệ thống phần mềm lớn sẽ không có ai biết cái gì đang xảy ra. Đáng tiếc là nhiều vị trí quản lí về IT lại do các nhà quản lí không biết kĩ thuật nắm, những người có thể không ý thức đầy đủ về sự rủi ro của họ… Tôi là một chuyên gia về các hệ thống thông tin, không phải nhà kinh tế, nhưng tôi biết công việc có lương cao cần một người có thể tạo ra cái gì đó có giá trị cao. Nền kinh tế tạo ra các việc làm cả cấp cao lẫn cấp thấp, nhưng việc làm cấp cao ngày càng ngoài tầm với của nhiều người. Giáo dục thấp có nghĩa là các việc làm có lương thấp, rõ ràng và đơn giản, và đấy là nơi ngày càng nhiều người Mĩ thấy mình ở trong đó. Nhiều người Mĩ không thể tin rằng họ không đủ tư cách cho các việc làm có lương cao. Tôi gọi điều này là “vấn đề thần tượng Mĩ”. Nếu bạn có bao giờ thấy phản ứng của những người tranh luận khi Simon Cowell bảo họ rằng họ không có tài năng gì, họ nhìn ông hoàn toàn hoài nghi. Tôi chỉ hi vọng ngày nào đó tôi không phải đưa ra sự khám phá thô đến vậy.

Vào mùa đông 2004 ở Tokyo tôi có uống trà với Richard C. Koo, kinh tế gia trưởng của Viện Nghiên cứu Nomura. Tôi đã kiểm nghiệm trên Richard “hệ số phẳng” của tôi: khái niệm rằng nước của ai đó càng phẳng- tức là, nó có càng ít tài nguyên tự nhiên- họ càng khấm khá hơn để ở trong một thế giới phẳng. Nước lí tưởng trong một thế giới phẳng là nước không có tài nguyên thiên nhiên nào, bởi vì các nước không có tài nguyên thiên nhiên thường phải đào sâu vào chính mình. Họ cố để rút năng lượng, tinh thần doanh nghiệp, tính sáng tạo, và trí thông minh từ chính nhân dân họ- những người đàn ông và đàn bà – hơn là khoan một giếng dầu. Đài Loan là một hòn đảo sỏi đá cằn cỗi trên biển đầy bão tố, hầu như không có tài nguyên tự nhiên nào- không gì cả ngoài năng lực, khát vọng, và tài năng của chính nhân dân họ- và ngày nay nó có dự trữ tài chính lớn thứ ba thế giới. Thành công của Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, và duyên hải Trung Quốc đều có thể được truy nguyên về một sự phẳng tương tự.

“Tôi là một người Mĩ gốc Đài Loan, bố từ Đài Loan và mẹ Nhật Bản,” Koo bảo tôi. “Tôi sinh ra ở Nhật Bản và đi học trường tiểu học Nhật và sau đó sang Mĩ. Có một ngạn ngữ Trung Quốc rằng bất cứ thứ gì bạn để trong đầu bạn và trong lòng bạn, không ai có thể lấy mất của bạn. Trong khu vực này, điều đó ở trong DNA. Bạn chỉ cần học hành chăm chỉ và thăng tiến. Các thầy giáo tôi bảo tôi từ tương đối sớm, “Chúng ta chẳng bao giờ có thể sống như những người Mĩ và Canada. Chúng ta không có tài nguyên. Chúng ta phải học cần cù, làm việc siêng năng, và cố gắng xuất khẩu.”

Vài tuần sau tôi ăn sáng ở Washington với P. V. Kannan, CEO của 24/7 Customer. Khi đến chuyện thế giới phẳng, P.V. nói, anh chỉ có một câu hỏi: “Mĩ đã sẵn sàng? Không … Các anh hơi toại nguyện và chậm, và những người đi vào lĩnh vực với [ba sự hội tụ] thực sự thấy đói. Những người di cư luôn luôn đói- và họ không có một kế hoạch dự phòng.”

Một thời gian ngắn sau đó tôi đọc một cột của Steven Pearlstein, nhà bình luận/phóng viên của Washington Post, dưới nhan đề “Europe’s Capitalism Curtain- Bức màn Tư bản Chủ nghĩa của Châu Âu”. Từ Wroclaw, Ba Lan (23-7-2004), Pearlstein viết: “Một bức màn buông ngang Châu Âu. Ở một bên là hi vọng, sự lạc quan, quyền tự do và triển vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở bên kia, là sự sợ hãi, sự bi quan, nghẹt thở vì các quy chế của chính phủ và một cảm giác thời hoàng kim đã qua.” Bức màn mới này, Pearlstein lập luận, phân ranh giới Đông Âu đi theo chủ nghĩa tư bản, và Tây Âu muốn một cách vô vọng rằng nó đã ra đi.

“Thời này, tuy vậy, chính Đông [Âu] chắc là thắng thế,” ông tiếp tục. “Năng lực và cảm giác trách nghiệm hầu như có thể sờ mó được ở đây… Tiền và các công ti trút vào như nước- không chỉ các tấm nhãn uy tín như Bombardier, Simens, Whirlpool, Toyota và Volvo, mà cả mạng lưới của các nhà cung cấp chắc hẳn theo sau họ. Đầu tiên, hầu hết việc làm mới là đủ loại nửa-lành nghề. Bây giờ tiếp sau là công việc thiết kế và kĩ thuật nhằm khai thác sự tập trung lớn nhất của các sinh viên đại học ở Đông Âu… Bí quyết không chỉ là lương thấp. Nó cũng là thái độ của những người lao động tự hào và sẵn sàng làm cái cần thiết để thành công, cho dù nó có nghĩa là outsourcing các phần sản xuất hay làm việc cuối tuần hay thay đổi kế hoạch nghỉ phép- những việc hầu như chắc chắn gây ra hàng tháng căng thẳng và điều đình ở Tây Âu. ‘Những người ở quê nhà, họ không có bất cứ ý tưởng nào về họ phải thay đổi nhiều thế nào nếu họ muốn duy trì cái họ có,’ Joe Ugarte [một người xứ Basque đứng đầu hoạt động sản xuất đồ gia dụng của Mondragon, hợp tác xã công nghiệp Tây Ban Nha khổng lồ], nói. “Mối hiểm nguy đối với họ là khổng lồ. Họ không nhận ra điều này xảy ra nhanh thế nào…’ Không phải ước mơ giàu có là cái làm những người dân Wroclaw phấn chấn nhiều bằng quyết tâm làm việc cần cù, hi sinh cái phải hi sinh và thay đổi cái cần thay đổi để thu hẹp khoảng cách với Phương Tây. Chính sự tự hào và quyết tâm đó, Rafal Dukiewicz, thị trưởng Wroclaw nói, giải thích vì sao họ là một thách thức như vậy đối với ‘xã hội thư nhàn” ở bên kia bức màn.”

Khi tôi hỏi Bill Gates về cái được cho là ưu thế giáo dục Mĩ- một nền giáo dục nhấn mạnh đến tính sáng tạo, chứ không phải đến học vẹt- ông hoàn toàn bác bỏ. Theo cách nhìn của ông, những người nghĩ rằng các hệ thống học vẹt hơn của Trung Quốc và Nhật Bản không thể tạo ra các nhà đổi mới những người có thể cạnh tranh với những người Mĩ, là sai lầm một cách đáng buồn. Gates nói, “Tôi chưa bao giờ gặp các gã không biết làm phép nhân thế nào lại có thể tạo ra phần mềm … Ai có các trò chơi video sáng tạo nhất trên thế giới? Người Nhật! Tôi chưa bao giờ gặp những người ‘học vẹt’ này… Một số trong những nhà phát triển phần mềm giỏi nhất là những người Nhật. Bạn cần phải hiểu các thứ để sáng chế vượt xa chúng.”

Người ta không thể nhấn mạnh đủ: Các thanh niên Trung Quốc, Ấn Độ, và Ba Lan không chạy đua với chúng ta đến đáy. Họ chạy đua với chúng ta đến đỉnh. Họ không muốn làm việc cho chúng ta; thậm chí họ không muốn là chúng ta. Họ muốn thống trị chúng ta- theo nghĩa rằng họ muốn tạo ra các công ti của tương lai mà người dân khắp thế giới sẽ ngưỡng mộ và la hét đòi được làm việc cho [các công ti đó].

Họ tuyệt nhiên không hề thoả mãn với nơi họ đã đến cho tới nay. Tôi đã trò chuyện với một người Mĩ gốc Hoa người làm việc cho Microsoft và đã hộ tống Bill Gates trong các cuộc viếng thăm Trung Quốc. Anh nói rằng Gates được biết đến ở mọi nơi ông đi ở Trung Quốc. Thanh niên ở đó leo lên nóc nhà và mua vé được mua đi bán lại [vé phe] chỉ để được nghe ông nói. Cũng thế với Jery Yang, sáng lập viên của Yahoo!

Ở Trung Quốc ngày nay, Bill Gates là Britney Spears. Ở Mĩ ngày nay, Britney Spears là Britney Spears – và đó là vấn đề của chúng ta.

BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 3: LỖ HỔNG GIÁO DỤC

Tất cả điều này giúp giải thích bí mật nhỏ khó chịu thứ ba: Rất nhiều việc làm bắt đầu đi ra nước ngoài ngày nay là việc làm nghiên cứu cấp rất cao, bởi vì không chỉ tài năng ở nước ngoài là rẻ hơn nhiều, mà rất nhiều trong số đó được đào tạo như những người lao động Mĩ- hoặc thậm chí hơn thế. Ở Trung Quốc, nơi có 1,3 tỉ dân và các đại học vừa mới bắt đầu phá vỡ đội ngũ hàng đầu, sự cạnh tranh vì các vị trí cao nhất là dữ tợn. Cá hồi toán/khoa học bơi ngược dòng ở Trung Quốc và khiến mình được nhận vào một trường hàng đầu Trung Quốc hay được một công ti nước ngoài thuê là một con cá thông minh. Những người ở Microsoft đã có một châm ngôn về trung tâm nghiên cứu của họ ở Bắc Kinh, mà, đối với các nhà khoa học và kĩ sư, là một trong những nơi được tìm kiếm nhất để làm việc ở khắp Trung Quốc. “Hãy nhớ, ở Trung Quốc nếu bạn là một trong một triệu – thì có 1.300 người khác hệt như bạn.”

Năng lực trí óc có thể đáp ứng cho trung tâm nghiên cứu của Microsoft ở Bắc Kinh là một trong một triệu rồi.

Hãy xem Hội chợ Khoa học và Kĩ thuật Quốc tế Intel toàn thế giới hàng năm. Khoảng bốn mươi nước tham gia bằng giới thiệu tài năng qua các hội chợ địa phương liên kết. Năm 2004, theo Intel Hội chợ Intel thu hút khoảng sáu mươi lăm ngàn trẻ em Mĩ. Thế ở Trung Quốc thì sao? Tôi hỏi Wee Theng Tan, chủ tịch Intel Trung Quốc, trong một cuộc viếng thăm Bắc Kinh. Ở Trung Quốc, ông bảo tôi, có một hội chợ khoa học quốc gia liên kết, hoạt động như một hệ thống cung cấp để lựa chọn trẻ em cho hội chợ Intel toàn cầu. “Hầu như mỗi tỉnh đơn lẻ có các học sinh tham gia một trong các hội chợ liên kết này,” Tan nói. “Chúng tôi có sáu triệu trẻ em tranh đua, tuy không phải tất cả tranh đua vì các mức hàng đầu… [Nhưng] anh biết họ coi việc đó nghiêm túc thế nào. Những người đứa trẻ được chọn để tham gia hội chợ [Intel] quốc tế được miễn ngay khỏi thi tuyển vào đại học” và về cơ bản được chọn bất cứ đại học hàng đầu nào ở Trung Quốc. Trong Hội chợ Khoa học Intel năm 2004, Trung Quốc mang về ba mươi lăm giải, hơn bất cứ nước nào khác ở Châu Á, kể cả một trong ba giải cao nhất.

Microsoft có ba trung tâm nghiên cứu trên thế giới: ở Cambridge, nước Anh; ở Redmond, bang Washington, trụ sở của nó; và ở Bắc Kinh. Bill Gates bảo tôi rằng trong vòng chỉ vài năm từ khi nó mở cửa năm 1998, Microsoft Research Asia, như trung tâm ở Bắc Kinh được biết đến, đã trở thành nhánh nghiên cứu hiệu quả nhất trong hệ thống Microsoft “về mặt chất lượng của các ý tưởng mà họ đưa ra. Nó làm cho mê mẩn sững sờ.”

Kai-Fu Li là người điều hành Microsoft người được Gates chỉ định để mở trung tâm nghiên cứu Microsoft ở Bắc Kinh. Câu hỏi đầu tiên của tôi cho ông là, “Ông tiến hàng tuyển nhân viên thế nào?” Li nói nhóm của ông đi đến các đại học khắp Trung Quốc và đơn giản quản lí các trắc nghiệm toán, IQ, và lập trình cho các sinh viên mức tiến sĩ hay các nhà khoa học.

“Trong năm đầu tiên, chúng tôi làm khoảng 2.000 sát hạch từ khắp nơi. Từ 2.000, họ lựa ra nhóm còn 400 với nhiều trắc nghiệm hơn, sau đó là 150, “và rồi chúng tôi thuê 20.” Họ có hợp đồng hai năm và được bảo rằng vào cuối hai năm, phụ thuộc vào chất lượng công việc của họ, họ sẽ hoặc được cho một hợp đồng dài hạn hoặc được Microsoft Research Asia cấp một bằng sau tiến sĩ. Phải, anh hiểu đúng điều đó. Chính phủ Trung Quốc cho phép Microsoft quyền cấp bằng sau tiến sĩ. Trong số hai mươi người chúng tôi thuê ban đầu, mười hai sống sót sự cắt bớt. Năm tiếp theo, gần bốn ngàn người được trắc nghiệm. Sau đó, Li nói, “chúng tôi dừng tiến hành trắc nghiệm. Vào lúc đó chúng tôi đã được biết đến như địa điểm số một để làm việc, nơi tất cả những người tinh nhanh về máy tính và toán muốn làm việc… Chúng tôi đã biết tất cả sinh viên và các giáo sư. Các giáo sư gửi các sinh viên giỏi nhất của họ đến đó, biết rằng nếu những người này không làm được, thì đó là sự tín nhiệm của họ [bị lung lay]. Bây giờ chúng tôi có các giáo sư hàng đầu ở các trường hàng đầu tiến cử các sinh viên hàng đầu của họ. Rất nhiều sinh viên muốn sang Standford hay MIT, nhưng họ muốn trước hết dùng hai năm ở Microsoft, với tư cách thực tập sinh, để họ có thể nhận được một thư giới thiệu tốt nói rằng đấy là chất lượng MIT.” Ngày nay Microsoft có hơn hai trăm nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Trung Quốc của nó và khoảng bốn trăm sinh viên những người lui tới tham gia vào các dự án và trở thành dự trữ tuyển dụng cho Microsoft.

“Họ coi việc này như cơ hội thu nhập có một lần trong đời,” Li nói về nhóm ở Microsoft Research Asia. “Họ đã thấy bố mẹ họ trải qua Cách mạng Văn hoá. Cái tốt nhất họ đã có thể làm là trở thành một giáo sư, làm một dự án nhỏ như việc làm phụ vì lương giáo sư là kinh khủng, và có thể có một bài báo được đăng. Bây giờ họ có địa điểm này nơi tất cả cái họ làm là nghiên cứu, với các máy tính tuyệt vời và rất nhiều tài nguyên. Họ có người quản lí hành chính – chúng tôi thuê người làm công việc ít người ưa. Họ đơn giản không thể tin. Họ tự nguyện làm mười lăm đến mười tám giờ một ngày và vào làm cuối tuần. Họ làm việc cả những ngày lễ, bởi vì ước mơ của họ là được vào Microsoft.” Li, người đã làm việc cho các hãng công nghệ cao Mĩ trước khi vào Microsoft, nói rằng cho đến khi khởi động Microsoft Research Asia, anh đã chưa bao giờ thấy một phòng thí nghiệm với nhiệt tình của một công ti khởi nghiệp.

“Nếu bạn đến vào hai giờ sáng nó đầy người, và vào tám giờ sáng nó đầy người,” anh nói.

Microsoft là một công ti Mĩ mạnh hơn để có thể thu hút tất cả tài năng này, Li nói. “Bây giờ chúng tôi có hai trăm người xuất sắc hơn tạo dựng [tài sản trí trí tuệ] và các patent. Hai trăm người này không thay thế những người ở Redmon. Họ tiến hành nghiên cứu mới trong những lĩnh vực có thể áp dụng được khắp thế giới.”

Microsoft Research Asia đã có một danh tiếng khắp thế giới rồi về tạo ra các bài báo mới nhất cho các tạp chí và hội nghị khoa học quan trọng nhất. “Đấy là nền văn hoá đã xây dựng Vạn lí Trường thành,” anh nói thêm, “bởi vì nó là một nền văn hoá hiến dâng và theo hướng dẫn.” Người dân Trung Quốc, Li giải thích, đồng thời có một phức cảm tự tôn và một phức cảm tự ti, nó giúp giải thích vì sao họ chạy đua với Mĩ đến đỉnh, không phải đến đáy. Có một quan điểm sâu sắc và được chia sẻ rộng rãi rằng Trung Quốc đã vĩ đại một thời, nó đã thành công trong quá khứ nhưng hiện nay tụt hậu xa và phải đuổi kịp lại. “Như thế có một khát vọng yêu nước,” anh nói. “Nếu phòng thí nghiệm của chúng tôi có thể làm tốt như phòng thí nghiệm Redmon, điều đó có thể thực sự làm say mê.”

Loại lãnh đạo được truyền cảm hứng đó trong giáo dục khoa học và kĩ thuật bây giờ hoàn toàn thiếu vắng ở Hoa Kì.

Chủ tịch Intel Craig Barett nói, “Vai trò lãnh đạo công nghệ của Hoa Kì, sự đổi mới, và việc làm của tương lai đòi hỏi một cam kết đối với tài trợ nghiên cứu cơ bản ngày nay.” Theo một nghiên cứu năm 2004 của Task Force on the Future of American Innovation [Lực lượng Đặc nhiệm về Tương lai của Đổi mới Mĩ], một liên minh công nghiệp-hàn lâm, nghiên cứu cơ bản được thực hiện ở các đại học dẫn đầu của Hoa Kì – nghiên cứu về hoá học, vật lí học, công nghệ nano, genomics, và chế tác bán dẫn-đã tạo ra bốn ngàn công ti spin-off [phụ] thuê 1,1 triệu nhân viên và có doanh thu hàng năm trên thế giới là 232 tỉ $. Nhưng để tiếp tục tiến lên, nghiên cứu nói, phải có một sự gia tăng 10 đến 12 phần trăm mỗi năm cho năm đến bảy năm tiếp theo về ngân sách của các cơ quan tài trợ chủ chốt: Viện Quốc gia về Khoa học và Công nghệ [National Institute for Science and Technology], Quỹ Khoa học Quốc gia [NSF], Văn phòng Khoa học của Bộ Năng lượng, và các tài khoản nghiên cứu của Bộ Quốc phòng.

Đáng tiếc, tài trợ liên bang cho nghiên cứu về các khoa học vật lí và toán và kĩ thuật, như một phần của GDP, thực tế đã giảm 37 phần trăm giữa 1970 và 2004, nhóm đặc nhiệm thấy. Tại thời điểm khi chúng ta cần tăng gấp đôi các khoản đầu tư của chúng ta vào nghiên cứu cơ bản để khắc phục các lỗ hổng hoài bão và giáo dục, thực sự chúng ta lại cắt khoản tài trợ đó.

Theo sau quyết định của chính quyền Bush và Quốc hội Cộng hoà để cắt tài trợ của Quỹ Khoa học Quốc gia năm 2005, nghị sĩ Cộng hoà Vern Ehlers bang Missouri, một tiếng nói bị lu mờ trên chính trường, đã đưa ra tuyên bố sau: “Trong khi tôi hiểu sự cần thiết để đưa ra các lựa chọn khó khăn đối mặt với ràng buộc ngân sách, tôi không thấy sự khôn ngoan trong việc đặt tài trợ khoa học sau các ưu tiên khác. Chúng ta đã cắt NSF bất chấp sự thực rằng bản dự luật này tăng chi tiêu cho năm tài chính 2005, như thế rõ ràng chúng ta có thể tìm khả năng để tăng nghiên cứu cơ bản trong khi vẫn duy trì ràng buộc tài chính. Nhưng không chỉ là chúng ta không theo kịp sự tăng lạm phát, mà thực sự chúng ta cắt phần mà nghiên cứu cơ bản nhận được trong toàn bộ ngân sách. Quyết định này cho thấy sự coi thường nguy hiểm đối với tương lai của quốc gia chúng ta, và tôi cả lo ngại lẫn ngạc nhiên rằng chúng ta có thể đưa ra quyết định này vào lúc khi các quốc gia khác tiếp tục vượt trội hơn các sinh viên của chúng ta về toán và khoa học và tăng tài trợ nghiên cứu cơ bản của họ một cách nhất quán. Chúng ta không thể hi vọng đấu tranh với mất việc làm cho cạnh tranh quốc tế mà không có một lực lượng lao động được đào tạo tốt và có giáo dục.”

Không, chúng ta không thể, và các kết quả bắt đầu xuất hiện. Theo Uỷ ban Khoa học Quốc gia, tỉ lệ phần trăm của các bài báo khoa học do người Mĩ viết đã giảm 10 phần trăm kể từ 1992. Tỉ lệ các bài báo Mĩ đăng trên tạp chí vật lí hàng đầu, Physical Review, đã giảm từ 61 phần trăm xuống 29 phần trăm kể từ 1983. Và bây giờ chúng ta bắt đầu thấy một sự tràn dâng về các patent được cấp cho các nước Á Châu. Từ 1980 đến 2003, phần của Nhật Bản trong thế giới patent công nghiệp tăng từ 12 phần trăm lên 21 phần trăm, của Đài Loan từ 0 phần trăm lên 3 phần trăm. Ngược lại, phần của Hoa Kì về patent đã giảm từ 60 xuống 52 phần trăm kể từ 1980.

Bất cứ phân tích trung thực nào về vấn đề này phải nhận ra có một số kẻ hoài nghi những người nghĩ rằng bầu trời không sụp đổ và các nhà khoa học và công nghiệp công nghệ có thể thổi phồng một số dữ liệu này, chỉ để kiếm nhiều tài trợ hơn. Một bài báo ngày 10-5-2004, San Fransisco Chronicle, đã trích Daniel S. Greeberg, cựu biên tập tin báo Science và tác giả của cuốn Science, Money and Politics [Khoa học, Tiền và Chính trị], người lí lẽ rằng “bên trong Vành đai khoa học (vận động hành lang) đã luôn tham lam vô độ. Nếu anh tăng gấp đôi ngân sách HIH (Viện Sức khoẻ Quốc gia) trong 5 năm (như đã xảy ra mới đây), họ (vẫn) hét toáng lên: ‘Chúng tôi cần nhiều tiền hơn’.” Greenberg cũng trích sự diễn giải của những kẻ vận động hành lang khoa học về số liệu thống kê.

Trích dẫn Greenberg, tờ Chronicle nói, “Để đặt các xu hướng xuất bản vào bối cảnh… quan trọng để nhìn không chỉ vào các [bách] phân vị [percentile] toàn bộ mà cũng nhìn vào số thực tế của các bài báo được đăng. Thoạt đầu, nghe có vẻ sửng sốt là Trung Quốc đã tăng gấp bốn tốc độ công bố khoa học của nó giữa 1986 và 1999. Nhưng có vẻ là cái gì đó ít ngạc nhiên hơn nếu ta nhận ra rằng số bài báo Trung Quốc thực sự được đăng tăng từ 2.911 lên 11.675 bài. Khi so sánh, gần một phần ba của tất cả các bài báo khoa học đã được những người Mĩ công bố – 163.526 trong số 528.643 bài. Nói cách khác, Trung Quốc, một quốc gia có dân số gần bốn lần Hoa Kì, (năm 1999) đã công bố số bài báo chỉ bằng một phần mười bốn số bài báo khoa học của Hoa Kì.”

Trong khi tôi nghĩ một liều lượng nghi ngờ luôn luôn hợp lệ, tôi cũng nghĩ những người hoài nghi sẽ khôn ngoan để chú ý nhiều hơn đến sự làm phẳng thế giới và một số xu hướng này có thể thay đổi nhanh đến thế nào. Đó là vì sao tôi ủng hộ cách tiếp cận của Shirley Ann Jackson: Bầu trời không sụp hôm nay, nhưng nó có thể trong mười lăm hay hai mươi năm nếu chúng ta không thay đổi phương cách của chúng ta, và mọi dấu hiệu cho thấy chúng ta không thay đổi, đặc biệt trong các trường công của chúng ta. Sự giúp đỡ không phải ở dọc đường. Hệ thống giáo dục Mĩ từ nhà trẻ đến lớp mười hai đơn giản không đủ kích thích trẻ em muốn đi vào khoa học, toán học, và kĩ thuật. Vợ tôi dạy đọc lớp một trong một trường công địa phương, như thế cô có tờ Education Week [Tuần Giáo dục], được các nhà giáo khắp nước Mĩ đọc. Một hôm cô chỉ ra một bài (28-7-2004) có nhan đề, “Con em Những người Nhập cư Chiếm các Thứ hạng Đầu của các Cuộc Thi Toán, Khoa học.”

Nó tiếp tục, “Nghiên cứu do Quỹ Tài trợ Quốc gia cho Chính sách Mĩ [National Foundation for American Policy] tiến hành cho thấy rằng 60 phần trăm học sinh khoa học hàng đầu và 65 phần trăm học sinh toán hàng đầu của quốc gia là con của những người nhập cư mới đây, theo một phân tích về những người được giải trong ba cuộc thi trung học…Tìm kiếm Nhân tài Khoa học của Intel, Đội thi Olympic Toán Quốc tế của Mĩ, và Đội Vật lí của Mĩ.” Tác giả của nghiên cứu quy thành công của học sinh nhập cư “một phần cho sự nhấn mạnh của bố mẹ chúng rằng họ cai quản thời gian học một cách khôn ngoan,” Education Week nói. “Nhiều bậc cha mẹ nhập cư cũng khuyến khích con cái họ theo đuổi toán học và các mối quan tâm khoa học, tin những kĩ năng đó sẽ dẫn đến các cơ hội nghề nghiệp mạnh hơn và cách li chúng khỏi sự thiên vị và thiếu mối quan hệ ở nơi làm việc… Một tỉ lệ lớn của các học sinh được điều tra có bố mẹ đến Mĩ với visa H-1B, dành cho những người lao động chuyên nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kì những người ủng hộ các chính sách hạn chế quá đáng nhập cư làm vậy có thể mang tiếng là cắt mất sự truyền đều đều kĩ năng công nghệ và khoa học,” tác giả của nghiên cứu, Stuart Anderson, giám đốc điều hành của quỹ tài trợ, nói. Bài báo trích Andrei Munteanu, mười tám tuổi, vào chung kết cuộc thi Intel 2004, bố mẹ em đã chuyển từ Romania sang Mĩ năm năm trước. Munteanu bắt đầu học trường Mĩ ở lớp bảy, mà nó thấy nhẹ so với trường Romania của nó. “Các giờ toán và khoa học [có cùng nội dung] tôi đã học ở Romania … khi tôi ở lớp bốn,” nó nói.

Hiện nay, Hoa Kì vẫn trội hơn về dạy khoa học và kĩ thuật ở mức cao học, và cả trong nghiên cứu ở đại học. Nhưng khi người Trung Quốc có được nguồn cung cấp nhiều hơn, đạt được qua cải thiện các trường trung học và đại học, “họ sẽ đạt cùng mức như chúng ta sau một thập niên,” chủ tịch Intel Barett nói. “Chúng ta không cấp bằng tốt nghiệp số lượng lớn, chúng ta không có cái khoá trên hạ tầng cơ sở, chúng ta không có cái khoá trên các ý tưởng mới, và chúng ta hoặc yên lặng [flatlining]*, hay cắt các khoản đầu tư của chúng ta vào khoa học vật lí tính bằng đồng dollar thực tế.”

Cứ mỗi bốn năm Hoa Kì tham gia vào Các Xu hướng Quốc tế trong Học Toán và Khoa học, đánh giá học sinh sau lớp bốn và lớp tám. Cả thảy, nghiên cứu mới nhất dính đến khoảng nửa triệu học sinh từ bốn mươi mốt nước và dùng ba mươi lăm ngôn ngữ, biến nó thành nghiên cứu quốc tế lớn nhất và toàn diện nhất về giáo dục đã từng được tiến hành.

Các kết quả 2004 (cho các trắc nghiệm làm năm 2003) cho thấy học sinh Mĩ chỉ có cải thiện không đáng kể trên 2.000 kết quả, chứng tỏ rằng lực lượng lao động Mĩ về khoa học là yếu hơn của các nước ngang hàng. Hãng AP tường thuật (4-12-2004) rằng các học sinh lớp tám đã cải thiện điểm về khoa học và toán kể từ 1995, khi trắc nghiệm lần đầu được đưa ra, nhưng sự cải thiện toán của chúng chủ yếu là giữa 1995 và 1999, chứ không phải các năm mới đây. Điểm tăng của các học sinh lớp tám Mĩ về khoa học là sự cải thiện năm 1999, và nó đẩy Hoa Kì lên hạng cao hơn so với các nước khác. Tuy vậy, tin đáng lo ngại, là điểm của các học sinh lớp bốn Mĩ trì trệ, chẳng cải thiện cũng không giảm về khoa học hay toán từ 1995. Kết quả là, chúng bị tuột trong xếp hạng quốc tế khi các nước khác có sự tăng lên. “Các nước Á Châu dẫn nhịp độ trong khoa học tiên tiến và toán,” Ina Mullis, đồng giám đốc của Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế ở trường Boston College, cơ quan quản lí nghiên cứu, nói với AP. “Như một thí dụ, 44 phần trăm học sinh lớp tám ở Singapore được điểm mức cao nhất về toán, cũng như 38 phần trăm ở Đài Loan. Chỉ 7 phần trăm ở Hoa Kì đạt.” Các kết quả từ các trắc nghiệm giáo dục quốc tế khác cũng được đưa ra tháng 12-2004, từ Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế. Nó cho thấy các học sinh Mĩ mười lăm tuổi ở dưới trung bình quốc tế khi áp dụng các kĩ năng toán vào công việc đời sống thực tế.

Không ngạc nhiên là hiệu trưởng Đại học Johns Hopkins Bill Brody làm tôi chú ý, “Hơn 60 phần trăm sinh viên cao học của chúng ta về khoa học là các sinh viên nước ngoài, và chủ yếu từ Châu Á. Tại một thời điểm bốn năm về trước tất cả sinh viên cao học về toán học là từ Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa [Trung Hoa Cộng sản]. Tôi chỉ phát hiện ra việc ấy bởi vì chúng tôi thường dùng họ [như các phụ giảng] và một số không nói giỏi tiếng Anh.” Một phụ huynh Johns Hopkins đã viết cho Brody phàn nàn rằng con trai ông ta không thể hiểu giáo viên toán của nó bởi vì giọng Trung Hoa nặng và tiếng Anh tồi của anh ta.

Không ngạc nhiên là không có công ti lớn nào mà tôi đã phỏng vấn cho cuốn sách này lại không đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài. Nó không “theo tiền”. Nó “theo đầu óc.”

“Khoa học và toán là ngôn ngữ vạn năng của công nghệ,” Tracy Koon nói, bà là giám đốc sự vụ công ti của Intel giám sát các nỗ lực của công ti để cải thiện giáo dục khoa học. “Chúng điều khiển công nghệ và mức sống của chúng ta. Trừ khi con em chúng ta lớn lên và biết ngôn ngữ phổ quát đó, chúng sẽ không có khả năng cạnh tranh. Chúng ta không trong nghề kinh doanh chế tác ở nơi nào khác. Đấy là một công ti thành lập ở đây, nhưng chúng ta phải có hai nguyên liệu –cát, mà chúng ta có đủ nguồn cung, và tài năng, cái chúng ta không [có]. (Silicon làm ra từ cát.)

“Chúng ta nhìn vào hai thứ,” bà tiếp tục. “Chúng ta nhìn vào sự thực rằng trong các môn quan trọng đối với công nghiệp của chúng ta, số sinh viên Mĩ tốt nghiệp ở mức thạc sĩ và tiến sĩ đã giảm về con số tuyệt đối và tương đối so với các nước khác. Từ vườn trẻ đến lớp mười hai chúng ta đã khá ở mức lớp bốn, chúng ta ở loại giữa về lớp tám, và ở lớp mười hai chúng ta lởn vởn gần đáy trong các trắc nghiệm quốc tế về toán. Như thế trẻ em càng ở trường lâu hơn, chúng trở nên càng ngốc hơn… Anh có các thầy giáo tắt trẻ con đi [như tắt đèn] bởi vì họ không được đào tạo. Anh biết cách ngôn cổ về huấn luyện viên bóng đá dạy khoa học- những người không có khả năng làm cho trẻ con có thể tiếp cận được và nắm được điều này.”

Một trong các vấn đề nhằm cứu chữa tình hình, Koon nói, là sự thực rằng giáo dục ở Mĩ là tương đối phi tập trung và manh mún. Nếu Intel sang Ấn Độ hay Trung Quốc hay Jordan và đưa ra một chương trình giáo dục giáo viên để làm cho khoa học lí thú hơn, nó có thể đi vào các trường khắp đất nước cùng một lúc. Ở Mĩ, các trường công được năm mươi chính phủ bang khác nhau cai quản. Trong khi Intel có tài trợ nghiên cứu ở mức đại học, việc sẽ có lợi cho sự phát triển sản phẩm của riêng nó, nó ngày càng lo về hệ thống cung cấp nguồn cho các đại học đó và thị trường lao động.

“Chúng ta đã thấy bất cứ sự thay đổi nào ở đây? Không, thật sự không,” Koon nói. Vì thế Intel đã lobby INS cho một sự gia tăng số các kĩ sư cấp cao nước ngoài được phép vào Mĩ với visa làm việc tạm thời. “Khi chúng tôi ngó tới những loại người mà chúng tôi cố để thuê ở đây- ở mức thạc sĩ và tiến sĩ về photonics và kĩ thuật quang học và cấu trúc máy tính quy mô rất lớn- cái chúng tôi thấy là khi bạn đi lên phía trên chuỗi dinh dưỡng từ cử nhân đến thạc sĩ đến tiến sĩ, số những người tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu trong các lĩnh vực đó ngày càng là những người sinh ra ở nước ngoài. Thế phải làm gì? Nhiều năm [Mĩ] có thể tính đến sự thực rằng chúng ta vẫn có hệ thống giáo dục bậc cao tốt nhất thế giới. Và chúng ta bù vào các thiếu sót của chúng ta ở vườn trẻ đến lớp mười hai bằng có khả năng kiếm tất cả các sinh viên giỏi này từ nước ngoài. Nhưng bây giờ ngày càng ít người đến và ngày càng ít người ở lại… Chúng ta không có quyền Trời-cho nào để có khả năng thuê tất cả những người này, và dần dần chúng ta sẽ không có những lựa chọn tuyển vòng đầu nữa. Những người tốt nghiệp các lĩnh vực rất kĩ thuật này, mà là quyết định đối với các ngành công nghiệp của chúng ta, phải có thẻ xanh được kẹp vào bằng của họ.”

Có vẻ là các thanh niên muốn trở thành luật sư đã bắt đầu lấn át những người muốn là kĩ sư và nhà khoa học ở các năm 1970 và đầu các năm 1980. Rồi, với cơn sốt dot-com, những người muốn vào trường kinh doanh và có được bằng MBA lấn át các sinh viên kĩ thuật và luật sư trong các năm 1990. Người ta có thể cũng hi vọng rằng thương trường sẽ đề cập đến sự thiếu hụt các kĩ sư và các nhà khoa học bằng thay đổi những

khuyến khích.

“Intel phải đi đến nơi có IQ,” Koon nói. Hãy nhớ, bà lặp lại, các chip của Intel được làm bằng chỉ hai thứ – cát và trí óc, “và ngay bây giờ các bộ óc là vấn đề… Chúng ta sẽ cần một hệ thống nhập cư mạnh hơn và ủng hộ hơn nếu chúng ta muốn thuê những người muốn ở lại đây. Khác đi, thì chúng tôi sẽ đi đến chỗ họ. Các lựa chọn khả dĩ khác là gì? Tôi không nói về các lập trình viên dữ liệu hay [những người với] bằng cử nhân về khoa học máy tính. Chúng ta nói về kĩ thuật chuyên sâu cấp cao. Chúng tôi vừa bắt đầu một hoạt động hoàn toàn kĩ thuật ở Nga, nơi các kĩ sư được đào tạo tuyệt vời – và nói về không sử dụng hết nhân công! Chúng tôi tăng thêm sức mạnh cho việc đó. Vì sao anh lại không?”

Đợi một chút: Chẳng phải chúng ta đã thắng Chiến tranh Lạnh? Nếu một trong những công ti công nghệ đứng đầu của Mĩ cảm thấy buộc phải thoả mãn các nhu cầu kĩ thuật của nó bằng đi sang Liên Xô trước đây, đã đổ vỡ, nơi thứ duy nhất có vẻ hoạt động là sự giáo dục toán và khoa học trường phái cũ, thì chúng ta có một khủng hoảng nho nhỏ thầm lặng trong tay chúng ta. Người ta không nhấn mạnh đủ sự thực rằng trong thế giới phẳng lĩnh vực tri thức được đẩy ra xa hơn và xa hơn nữa, nhanh hơn và nhanh hơn nữa. Vì thế, các công ti cần năng lực trí óc không chỉ đạt tới các lĩnh vực mới mà còn đẩy chúng xa hơn nữa. Đó là nơi sẽ thấy các tân dược và các sản phẩm phần mềm và phần cứng đột phá. Và Mĩ hoặc bản thân nó cần phải đào tạo năng lực trí óc đó hoặc nhập khẩu nó từ đâu đó khác- hay lí tưởng là làm cả hai- nếu nó muốn chế ngự thế kỉ hai mươi mốt theo cách nó đã chế ngự thế kỉ hai mươi- và điều đó đơn giản đang không xảy ra.

“Có hai thứ làm tôi lo lắng ngay bây giờ,” Richard A. Rashid, giám đốc nghiên cứu của Microsoft, nói. “Một là sự thực rằng chúng ta đã thật sự đột ngột đóng đường ống của những người rất thông minh đến Hoa Kì. Nếu bạn tin rằng chúng ta có các đại học và những cơ hội nghiên cứu lớn nhất, nó tất cả phải được IQ dẫn dắt. Nhằm tạo ra các quy trình bảo vệ đất nước khỏi những người không mong muốn, [chính phủ] đã làm tốt hơn nhiều một công việc là không cho những người đáng mong mỏi vào. Một phần thật sự đáng kể của những người hàng đầu đã tốt nghiệp từ các đại học của chúng ta [về khoa học và kĩ thuật] đã không sinh ra ở đây, nhưng đã ở lại đây và tạo ra các doanh nghiệp, và trở thành các giáo sư, là các đầu máy cho sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Chúng ta muốn những người này. Trong một thế giới nơi IQ là một trong những hàng hoá quan trọng nhất, bạn muốn có được càng nhiều người thông minh càng tốt.”

Thứ hai, Rashid nói, “Chúng ta đã làm một việc rất tồi về truyền đạt cho trẻ con giá trị của khoa học và công nghệ như một lựa chọn nghề nghiệp sẽ biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Kĩ thuật và khoa học là cái đã dẫn đến biết bao nhiêu cải thiện trong đời sống chúng ta. Nhưng bạn nói với trẻ em từ vườn trẻ đến lớp mươi hai về thay đổi thế giới và chúng không nhìn vào khoa học máy tính như một nghề, một nghề sẽ là một thứ vĩ đại. Điều gây kinh ngạc là bây giờ khó để khiến phụ nữa vào khoa học máy tính, và trở nên tồi hơn. Người ta nói với các thiếu nữ ở các lớp dưới rằng đấy thực sự là một lối sống tồi tệ. Kết quả là, chúng ta không có đủ sinh viên qua các hệ thống của chúng ta những người muốn trở thành các nhà khoa học máy tính và kĩ sư, và nếu chúng ta cắt dòng chảy từ nước ngoài, sự tụ hợp của hai thứ đó có thể sẽ đặt chúng ta vào một vị thế rất khó khăn mười hay mười lăm năm kể từ nay. Nó là một quá trình đường ống. Nó không tác động ngay tức thì, song mười lăm hay hai mươi năm kể từ bây giờ, bạn sẽ thấy mình không có những con người và năng lực trong các lĩnh vực này nơi bạn cần họ.”

Từ Richard Rashid của Microsoft ở Tây Bắc đến Tracy Koon của Intel ở Thung lũng Silicon đến Shirley Ann Jackson ở Renssler bên Bờ Đông, những người hiểu các vấn đề này giỏi nhất và sát nhất đối với họ, họ có cùng thông điệp: Bởi vì cần mười lăm năm để tạo ra một nhà khoa học hay kĩ sư cao cấp, bắt đầu từ khi người thanh niên hay thanh nữ đó đầu tiên bị nghiện khoa học và toán ở trường tiểu học, chúng ta ngay lập tức phải bắt tay vào một chương trình cấp tốc tất-cả-mọi-người-lên-tàu, không-có-chắn-ngang, không-có-ngân-sách-quá-lớn cho giáo dục khoa học và kĩ thuật. Sự thực rằng chúng ta không làm thế chính là cuộc khủng hoảng thầm lặng của chúng ta. Các nhà khoa học và kĩ sư không mọc trên cây. Họ phải được giáo dục qua một quá trình dài, bởi vì, thưa các quý bà quý ông, đây thực sự là khoa học tên lửa.

Các cuộc thi đấu ngang sức cho những người Mĩ là hiếm trong các Olympic trước, nhưng bây giờ có vẻ là có cái gì mà những người Mĩ phải làm quen.

– Từ một bài ngày 17-8-2004 của AP từ Olympic Athens có nhan đề “Đội Bóng rổ Nam của Mĩ Thắng Sát nút Hy Lạp”

Bạn không thể tìm thấy ẩn dụ nào cho các phần còn lại của thế giới bây giờ có thể cạnh tranh đầu đối đầu hiệu quả hơn bao giờ với Mĩ tốt hơn là cuộc vật lộn của đội bóng rổ Olympic của Hoa Kì trong năm 2004. Đội Mĩ, bao gồm các ngôi sao NBA, ủ rũ về nước với huy chương đồng sau khi thua Puerto Rico, Lithuania, và Argentina. Trước kia, đội bóng rổ Olympic Mĩ đã chỉ thua một trận trong lịch sử Olympic hiện đại. Có nhớ khi Mĩ chỉ gửi các ngôi sao NCAA* đến các sự kiện bóng rổ Olympic? Trong một thời gian dài các đội này đã hoàn toàn thống trị khắp mọi nơi. Rồi họ bắt đầu bị thách thức. Cho nên chúng ta đã gửi các cẩu thủ chuyên nghiệp của mình. Và họ bắt đầu bị thách thức. Bởi vì thế giới liên tục học, sự truyền bá tri thức xảy ra nhanh hơn; bây giờ các huấn luyện viên ở các nước khác tải các phương pháp huấn luyện Mĩ xuống từ Internet và xem các trận đấu NBA ở phòng khách nhà họ trên TV vệ tinh. Nhiều người trong số họ có thể bắt được ngay cả kênh ESPN và xem các pha gây cấn nhất. Và nhờ ba sự hội tụ, có rất nhiều tài năng non mới bước vào các sân NBA khắp thế giới- gồm nhiều ngôi sao từ Trung Quốc, Mĩ Latin, và Đông Âu. Họ quay về nhà và chơi cho các đội quốc gia trong Olympic, sử dụng các kĩ năng họ đã mài dũa ở Mĩ. Như thế bây giờ tính ưu việt Mĩ tự động của hai mươi năm trước đã qua rồi trong bóng rổ Olympic. Tiêu chuẩn NBA ngày càng trở thành một hàng hoá toàn cầu- thuần tuý vanilla. Nếu Hoa Kì muốn tiếp tục thống trị về bóng rổ Olympic, chúng ta phải, theo lời nói sáo của môn thể thao lớn đó, đẩy nó lên một nấc. Tiêu chuẩn cũ không còn hoạt động nữa. Như Joel Cawley của IBM nhận xét với tôi, “Ngôi sao vì ngôi sao, các đội bóng rổ từ các nơi như Lithuania hay Puerto Rico vẫn chưa có thứ hạng tốt đối lại những người Mĩ, nhưng khi họ chơi như một đội- khi họ cộng tác tốt hơn chúng ta – họ vô cùng cạnh tranh.”

Nhà báo thể thao John Feinstein có thể đã viện dẫn đến các kĩ năng kĩ thuật Mĩ hay các kĩ năng bóng rổ Mĩ khi ông viết một tiểu luận AOL, ngày 26-8-2004, về bóng rổ Olympic rằng thành tích của đội bóng rổ Mĩ là kết quả của “sự vươn lên của cầu thủ quốc tế” và “sự tàn tạ và suy sụp của trò chơi Mĩ.” Và sự tàn tạ và suy sụp của trò chơi Mĩ, Feinstein lập luận, là kết quả của hai xu hướng dài hạn. Thứ nhất là một sự giảm đều đặn “về các kĩ năng bóng rổ,” với trẻ con Mĩ chỉ muốn ném các cú ném ba-điểm hay úp rổ [dunk]- loại đến với bạn trên các pha gây cấn nhất SportsCenter của ESPN- thay cho học làm thế nào để chuyền bóng chính xác, hay đi vào làn và ném một cú nhảy vọt lên, hay trườn qua những người to con để tới rổ. Những kĩ năng đó cần rất nhiều công sức và khổ luyện để học. Ngày nay, Feinstein nói, bạn có một thế hệ người Mĩ hầu như hoàn toàn dựa vào sức lực và hầu như không hề vào các kĩ năng bóng rổ. Và cũng có vấn đề nhỏ đáng sợ về khát vọng. Trong khi phần còn lại của thế giới đã trở nên khá hơn về bóng rổ, “ngày càng nhiều cầu thủ NBA ngáp dài khi nói về ý niệm chơi ở Olympic,” Feinstein lưu ý. “Chúng ta đã có nhiều tiến bộ từ 1984, khi Bob Knight bảo Charles Barkley có mặt ở trại huấn luyện Olympic thứ hai với 265 pound nếu không. Barkley có mặt với trọng lượng 280 pound. Knight cắt anh ta hôm đó. Trong thế giới ngày nay, huấn luyện viên Olympic thậm chí trước hết sẽ không kiểm tra trọng lượng của Barkley. Ông sẽ cử một xe limousine đến sân bay đón anh ta và dừng lại ở quán Dunkin’ Donuts trên đường đến khách sạn nếu cầu thủ đề nghị … Thế giới thay đổi. Trong trường hợp của bóng rổ Mĩ, nó đã không thay đổi để tốt hơn.”

Có cái gì về nước Mĩ hậu Chiến tranh Thế giới II nhắc nhở tôi về gia đình giàu có cổ điển mà ở thế hệ thứ ba bắt đầu hoang phí của cải của nó. Các thành viên của thế hệ thứ nhất là các nhà canh tân cật lực; thế hệ thứ hai vẫn cùng nhau giữ vững; rồi con cái họ đến và trở nên béo, ngu ngốc, và lười biếng và dần dần hoang phí sạch. Tôi biết đó cả là quá nhẫn tâm lẫn là một khái quát hoá thô thiển, nhưng, tuy vậy, có một ít sự thật trong đó. Xã hội Mĩ bắt đầu xuống dốc trong các năm 1990, khi thế hệ hậu chiến thứ ba của chúng ta đến tuổi thành niên. Cơn sốt dot-come đã khiến quá nhiều người có ấn tượng rằng họ có thể trở nên giàu mà không phải đầu tư vào công việc vất vả. Tất cả cái cần là một [bằng] MBA và một IPO [bán cổ phần lần đầu cho công chúng] nhanh, hay một hợp đồng NBA, và bạn sẵn sàng suốt đời. Nhưng trong khi chúng ta say mê thế giới phẳng mà chúng ta đã tạo ra, rất nhiều người ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Đông Âu bận rộn tính toán làm thế nào để lợi dụng nó. May cho chúng ta, chúng ta đã là nền kinh tế duy nhất đứng vững sau Chiến Tranh Thế giới II, và chúng ta đã không có cạnh tranh nghiêm túc nào trong bốn mươi năm. Điều đó cho chúng ta nghị lực khổng lồ nhưng cả một cảm giác về quyền và tính tự mãn nữa – không kể đến một khuynh hướng nào đó trong các năm vừa qua để ca tụng tiêu dùng hơn là lao động cần cù, đầu tư, và tư duy dài hạn. Khi chúng ta bị trúng đòn 11/9, đó là một cơ hội có-một-lần-trong-một-thế-hệ để hiệu triệu quốc gia để hi sinh, để đề cập đến một số thiếu sót cấp bách về tài chính, năng lượng, khoa học, và giáo dục của quốc gia- tất cả các thứ mà chúng ta đã để trượt. Nhưng tổng thống của chúng ta đã không kêu gọi chúng ta hi sinh. Ông đã kêu gọi chúng ta đi mua sắm.

Trong các chương trước, tôi đã cho thấy vì sao cả lí thuyết kinh tế cổ điển lẫn các sức mạnh vốn có của nền kinh tế Mĩ đã thuyết phục tôi rằng các cá nhân người Mĩ chẳng có gì phải lo từ một thế giới phẳng- miễn là chúng ta xắn tay áo của mình lên, sẵn sàng cạnh tranh, khiến mọi cá nhân nghĩ về mình cập nhật các kĩ năng giáo dục của mình ra sao, và tiếp tục đầu tư vào các bí quyết của sauce Mĩ. Các chương đó tất cả là về chúng ta phải và có thể làm gì.

Chương này là về chúng ta những người Mĩ, cá thể và tập thể, đã không làm tất cả các thứ này ra sao mà lẽ ra chúng ta phải làm và cái gì sẽ xảy ra trên đường nếu chúng ta không thay đổi hướng đi.

Sự thật là, bây giờ chúng ta đang ở trong một khủng hoảng, nhưng nó là một khủng hoảng diễn ra rất chậm và rất thầm lặng. Nó là “một khủng hoảng thầm lặng,” Shirley Ann Jackson, chủ tịch 2004 của Hội Thúc đẩy Khoa học Mĩ (AAAS) và chủ tịch của Học viện Bách Khoa Rensselaer từ 1999, giải thích. (Thành lập năm 1824 Rensselaer là trường kĩ thuật cổ nhất nước Mĩ.) Và cuộc khủng hoảng trầm lặng này kéo theo sự xói mòn đều đặn của cơ sở khoa học và kĩ thuật của Mĩ, cái đã luôn luôn là nguồn của sự đổi mới của Mĩ và của mức sống tăng lên của chúng ta.

“Bầu trời không sụt xuống, không có gì khủng khiếp sắp xảy ra hôm nay,” Jackson nói, theo đào tạo bà là một nhà vật lí và bà lựa chọn từ ngữ thận trọng. “Hoa Kì vẫn là động cơ dẫn đầu về đổi mới trên thế giới. Nó có các chương trình cao học tốt nhất, có cơ sở hạ tầng khoa học tốt nhất, và có các thị trường vốn để khai thác nó. Nhưng có một cuộc khủng hoảng trầm lặng trong khoa học và công nghệ Mĩ mà chúng ta phải nhận ra. Hoa Kì ngày nay ở trong một môi trường thực sự toàn cầu, và các nước cạnh tranh đó không chỉ đã thức tỉnh hoàn toàn, họ đang chạy marathon trong khi chúng ta chạy nước rút. Nếu để không được kiểm tra, điều này có thể thách thức sự vượt trội và năng lực của chúng ta để canh tân.”

Và chính khả năng của chúng ta để liên tục đổi mới các sản phẩm, các dịch vụ, và các công ti mới, cái đã là nguồn của sự giàu có và một giai cấp trung lưu mở rộng đều đặn của nước Mĩ suốt hai thế kỉ qua. Chính các nhà canh tân Mĩ đã khởi động Google, Intel, HP, Dell, Microsoft, và Cisco, và quan trọng là đổi mới xảy ra ở đâu. Sự thực rằng tất cả các công ti này có trụ sở ở Mĩ có nghĩa rằng hầu hết việc làm có lương cao là ở đây, cho dù các công ti này có outsource hay offshore một số nhiệm vụ. Các nhà điều hành, các trưởng phòng, lực lượng bán hàng, và các nhà nghiên cứu cấp cao tất cả đều ở các thành phố nơi đổi mới xảy ra. Và việc làm của họ tạo ra nhiều việc làm hơn. Sự co lại của quỹ những người trẻ với các kĩ năng tri thức của họ để canh tân sẽ không làm co lại mức sống của chúng ta một sớm một chiều. Nó sẽ được cảm thấy chỉ trong mười lăm hay hai mươi năm, khi chúng ta khám phá ra rằng chúng ta có sự thiếu hụt trầm trọng về các nhà khoa học và các kĩ sư có khả năng tiến hành đổi mới hay ngay chỉ công trình công nghệ có giá trị gia tăng cao. Khi đó nó sẽ không còn là một khủng hoảng trầm lặng nữa, Jackson nói, “nó sẽ là đích thực.”

Shirley Ann Jackson biết về cái bà nói, bởi vì sự nghiệp của bà minh hoạ bằng thí dụ tốt, như của bất cứ ai, vì sao Mĩ đã phát đạt nhiều đến vậy trong năm mươi năm qua và vì sao nó sẽ không tự động làm như thế trong năm mươi năm tiếp. Một phụ nữ Mĩ gốc Phi, Jackson sinh năm 1946 ở Washington D.C. Bà bắt đầu lớp mẫu giáo ở một trường công bị phân biệt nhưng là một trong những học sinh trường công hưởng lợi từ sự xoá bỏ phân biệt, như kết quả của quyết định của Toà án Tối cao trong vụ Brown đối lại Bộ Giáo dục. Đúng khi bà bắt đầu có cơ hội vào một trường tốt hơn những người Nga đã phóng Sputnik năm 1957, và chính phủ Hoa Kì bị ám ảnh với việc đào tạo các thanh niên để trở thành các nhà khoa học và kĩ sư, một xu hướng được sự cam kết của John F. Kennedy đối với chương trình vũ trụ có người lái làm tăng lên. Khi Kennedy nói về đưa người lên mặt trăng, Shirley Ann Jackson là một trong hàng triệu thanh niên Mĩ đã lắng nghe. Lời nói của ông, bà nhớ lại, “đã truyền cảm hứng, giúp đỡ, và phóng nhiều người thế hệ chúng tôi vào khoa học, kĩ thuật và toán học,” và những đột phá và sáng chế mà họ đẻ ra vượt xa chương trình vũ trụ. “Cuộc chạy đua vũ trụ thực sự là một cuộc chạy đua khoa học,” bà nói.

Một phần nhờ sự xoá bỏ phân biệt, cả cảm hứng và trí năng của Jackson được nhận ra từ sớm, và cuối cùng bà đã trở thành người phụ nữ Mĩ gốc Phi đầu tiên nhận bằng tiến sĩ vật lí từ MIT (bằng cấp của bà về vật lí lí thuyết hạt cơ bản). Từ đó, bà làm việc nhiều năm cho AT&T Bell Laboratories, và năm 1995 được Tổng thống Clinton bổ nhiệm làm chủ tịch Uỷ ban Điều tiết Hạt nhân Mĩ.

Khi các năm trôi qua, tuy vậy, Jackson bắt đầu để ý rằng ngày càng ít thanh niêm Mĩ bị quyến rũ bởi các thách thức như chạy đua lên mặt trăng, hay cảm thấy bị lôi cuốn bởi toán, khoa học, và kĩ thuật. Ở các đại học, bà lưu ý, việc tuyển cao học về các chương trình khoa học và kĩ thuật, sau khi đã tăng hàng thập niên, đạt đỉnh điểm năm 1993, và bất chấp sự tiến bộ nào đó mới đây, ngày nay vẫn dưới mức của một thập niên trước. Như thế các thế hệ khoa học và kĩ thuật tiếp sau Jackson ngày càng nhỏ đi so với nhu cầu của chúng ta. Vào thời gian Jackson nhận việc với tư cách hiệu trưởng Bách khoa Rensselaer để bỏ toàn bộ tâm sức vào việc tiếp lại sinh lực cho khoa học và kĩ thuật Mĩ, bà nói, bà nhận ra rằng một “cơn bão hoàn chỉnh” đang kéo đến- một cơn bão đặt ra một nguy cơ dài hạn thực sự đối với sức khoẻ kinh tế của nước Mĩ- và bà bắt đầu nói về nó bất cứ khi nào bà có thể.

“Cụm từ ‘cơn bão hoàn chỉnh’ liên tưởng đến các sự kiện thời tiết tháng 10-1991,” 2004, khi “một hệ thống khí tượng mạnh tập trung lực, tàn phá Đại Tây dương suốt nhiều ngày, [và] gây ra hàng tỉ dollar thiệt hại và làm chết nhiều ngư dân ở Massachusetts. Sự kiện được viết thành sách, và sau đó được làm phim. Các nhà khí tượng quan sát sự kiện đã nhấn mạnh …sự tụ hợp hiếm có khả năng xảy ra của các điều kiện… trong đó nhiều nhân tố hội tụ lại để gây ra một sự kiện có cường độ tàn phá. [Một] kịch bản xấu nhất tương tự có thể chặn sự tiến bộ năng lực khoa học và kĩ thuật quốc gia của chúng ta lại. Có nhiều lực hoạt động và chúng là phức tạp. Chúng mang tính dân số, chính trị, kinh tế, văn hoá, thậm chí xã hội.” Từng cái một, các lực này có thể có vấn đề, Jackson nói thêm. Kết hợp lại, chúng có thể tàn phá. “Lần đầu tiên trong hơn một thế kỉ, Hoa Kì có thể thấy mình rớt xa sau các nước khác về năng lực phát minh khoa học, đổi mới và phát triển kinh tế.”

Cách để tránh bị dính vào một cơn bão như vậy là nhận diện sự tụ hợp của các nhân tố và để thay đổi hướng đi- cho dù ngay bây giờ bầu trời vẫn trong xanh, gió vẫn nhẹ, và mặt nước có vẻ yên tĩnh. Nhưng đó không phải là cái đã xảy ra ở Mĩ trong các năm vừa qua. Chúng ta đang vô tình căng buồm về phía trước, hướng thẳng vào cơn bão, với cả các chính trị gia lẫn bố mẹ khăng khăng rằng bây giờ không cần đến những thay đổi đột ngột hay hi sinh nào. Rốt cuộc, hãy nhìn ngoài kia yên tĩnh và nắng tươi thế nào, họ bảo chúng ta. Trong ngân sách năm tài chính 2005 được Quốc hội do Đảng Cộng hoà dẫn đầu thông qua vào tháng 11-2004, ngân sách cho Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), cơ quan liên bang chịu trách nhiệm chính về thúc đẩy nghiên cứu và tài trợ giáo dục khoa học nhiều hơn và tốt hơn, thực tế bị cắt 1,9 phần trăm, hay 105 triệu $. Lịch sử sẽ cho thấy rằng khi Mĩ phải tăng gấp đôi tài trợ NSF, thì Quốc Hội thông qua một ngân sách nặng tính tiền chùa* mà thực sự là cắt hỗ trợ cho khoa học và kĩ thuật.

Đừng để sự yên lặng lừa phỉnh. Đó luôn luôn là lúc để thay đổi hướng đi- không phải đúng vào khi bạn sắp gặp bão lớn. Chúng ta không có thời gian để lãng phí khi đề cập đến “các bí mật nhỏ khó chịu” của hệ thống giáo dục của chúng ta.

BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 1: LỖ HỔNG SỐ LƯỢNG

Trong Chiến tranh Lạnh, một trong các nguyên nhân sâu nhất của các nỗi lo của Mĩ đã là cái gọi là lỗ hổng tên lửa giữa chúng ta và Liên Xô. Cơn bão hoàn chỉnh mà Shirley Ann Jackson cảnh báo có thể được diễn tả tốt nhất như sự tụ hợp của ba lỗ hổng mới đã nổi lên chậm chạp để hút mất nhựa sống của năng lực về khoa học, toán học, và kĩ thuật của Mĩ. Chúng là các lỗ hổng số lượng, lỗ hổng khát vọng, và lỗ hổng giáo dục. Trong Thời đại Chủ nghĩa Phẳng [Flatism], các lỗ hổng này là cái đe doạ nhiều nhất mức sống của chúng ta.

Bí mật nhỏ khó chịu số một là, thế hệ các nhà khoa học và kĩ sư được thúc đẩy đi vào khoa học bởi thách thức Sputnik năm 1957 và khát vọng của JFK đang đến tuổi về hưu và không được thay thế về số lượng cần phải có nếu một nền kinh tế tiên tiến như của Hoa Kì vẫn muốn đứng đầu đàn. Theo NSF, nửa số các nhà khoa học và kĩ sư Mĩ có tuổi bốn mươi hay hơn, và tuổi trung bình tăng đều đặn.

Hãy chỉ xét một thí dụ -NASA. Một phân tích các hồ sơ NASA do tờ Florida Today (7-3-2004), tờ báo theo dõi Trung Tâm Vũ trụ Kennedy, tiến hành, cho thấy như sau: Gần 40 phần trăm của 18.146 người ở NASA có tuổi 50 hay cao hơn. Những người đã phục vụ hai mươi năm đủ tư cách để nghỉ hưu non. Hai mươi hai phần trăm người lao động NASA có tuổi 55 hay cao hơn. Các nhân viên NASA trên sáu mươi tuổi đông hơn số dưới ba mươi tuổi khoảng ba lần. Chỉ 4 phần trăm người lao động NASA là dưới ba mươi tuổi. Nghiên cứu của Văn phòng Kế toán Chính phủ kết luận rằng NASA đã có khó khăn thuê người có đủ kĩ năng khoa học, kĩ thuật, và công nghệ thông tin cần thiết cho hoạt động của nó. Nhiều trong các việc làm này được dành cho các công dân Mĩ, vì các lí do an ninh quốc gia. Nhà quản lí NASA lúc đó Sean O’Keefe xác nhận trước Quốc hội năm 2002: “Sứ mệnh của chúng ta để hiểu và bảo vệ hành tinh quê hương của chúng ta và khai phá vũ trụ và tìm sự sống sẽ không được thực hiện nếu chúng ta không có người để làm việc đó.” Uỷ ban Quốc gia về Dạy Toán và Khoa học cho Thế kỉ Hai mươi mốt, do nhà du hành vũ trụ nghị sĩ John Glenn làm chủ tịch, đã thấy rằng hai phần ba lực lượng dạy toán và khoa học sẽ về hưu vào 2010.

Về truyền thống, chúng ta đã bù đắp cho bất cứ thiết hụt nào về kĩ sư và cán bộ giảng dạy khoa học bằng đào tạo nhiều hơn ở trong nước và nhập khẩu nhiều hơn từ nước ngoài. Nhưng cả hai phương cách đó đã bị cản trở vì muộn.

Cứ mỗi hai năm Uỷ ban Khoa học Quốc gia (NSB) giám sát việc thu thập một tập rất rộng các dữ liệu xu hướng về khoa học và công nghệ ở Hoa Kì, mà nó công bố như Science and Engineering Indicators [Các Chỉ số Khoa học và Kĩ thuật]. Chuẩn bị Indicators 2004, NSB nói, “Chúng tôi quan sát thấy một sự sa sút đáng lo ngại về số các công dân Hoa Kì đang được đào tạo để thành các nhà khoa học và kĩ sư, trong khi số việc làm cần đến đào tạo khoa học và kĩ thuật (S&E) tiếp tục tăng lên.” Các xu hướng này đe doạ phúc lợi kinh tế và an ninh của nước chúng ta, nó nói thêm rằng nếu các xu hướng được nhận diện trong Indicators 2004 tiếp tục không được ngăn chặn, ba thứ sẽ xảy ra: “Số việc làm trong nền kinh tế Hoa Kì cần đến đào tạo khoa học và kĩ thuật sẽ tăng lên; số công dân Mĩ được chuẩn bị cho các việc làm đó sẽ, giỏi nhất, là ngang; và sự sẵn có của những người từ các nước khác được đào tạo về khoa học và kĩ thuật sẽ giảm đi, hoặc vì các giới hạn nhập cảnh do các hạn chế an ninh quốc gia Mĩ áp đặt hay vì sự cạnh tranh mạnh toàn cầu vì những người có các kĩ năng này.”

Báo cáo NSB thấy là số những người Mĩ giữa mười tám đến hai mươi tư tuổi có bằng khoa học đã rớt xuống hàng thứ bảy thế giới, trong khi ba thập niên trước chúng ta xếp thứ ba. Nó nói rằng trong số 2,8 triệu bằng đại học lần đầu (chúng ta gọi là cử nhân) về khoa học và kĩ thuật được cấp khắp thế giới năm 2003, 1,2 triệu được cấp cho các sinh viên Á Châu ở các đại học Á Châu, 830.000 được cấp ở Châu ÂU, và 400.000 ở Hoa Kì. Đặc biệt về kĩ thuật, các đại học ở các nước Châu Á hiện nay tạo ra số bằng cử nhân gấp tám lần ở Mĩ.

Hơn nữa, “sự nhấn mạnh tỉ lệ về khoa học và kĩ thuật là lớn hơn ở các quốc gia khác,” Shirley Ann Jackson lưu ý. Các bằng khoa học và kĩ thuật hiện nay đại diện cho 60 phần trăm của tất cả các bằng cử nhân nhận được ở Trung Quốc, 33 phần trăm ở Hàn Quốc, và 41 phần trăm ở Đài Loan. Ngược lại, tỉ lệ của những người lấy bằng cử nhân về khoa học và kĩ thuật ở Hoa Kì vẫn ở khoảng 31 phần trăm. Phân tích các bằng cấp khoa học, số những người Mĩ tốt nghiệp với chỉ các bằng cấp kĩ thuật là 5 phần trăm, so với 25 phần trăm ở Nga và 46 phần trăm ở Trung Quốc, theo một báo cáo 2004 của Trilogy Publications, đại diện cho hiệp hội kĩ thuật chuyên nghiệp quốc gia Mĩ.

Hoa Kì đã luôn luôn phụ thuộc vào óc sáng tạo của nhân dân mình để cạnh tranh trên thương trường thế giới, NSB nói. “Sự chuẩn bị của lực lượng lao động khoa học và kĩ thuật là một vũ đài sống còn đối với tính cạnh tranh quốc gia. [Nhưng] cho dù hôm nay có hành động để thay đổi các xu hướng này, thì sự đảo chiều vẫn xa 10 đến 20 năm nữa.” Các sinh viên gia nhập lực lượng lao động khoa học kĩ thuật với bằng cao cấp năm 2004 đã quyết định học các cua toán cần thiết để cho phép con đường sự nghiệp này khi họ ở trường trung học, từ mười bốn năm trước, NSB lưu ý. Các học sinh đưa ra cùng các quyết định ở trường trung học hôm nay sẽ chưa hoàn tất việc đào tạo cao cấp cho việc làm khoa học kĩ thuật cho đến 2018 hay 2020. “Nếu không hành động bây giờ để thay đổi các xu hướng này, chúng ta có thể đến 2020 và thấy rằng khả năng phục hồi của các tổ chức nghiên cứu và giáo dục Mĩ bị tổn hại và tính vượt trội của chúng đã bị mất cho các khu vực của thế giới,” uỷ ban khoa học nói.

Sự thiếu hụt này không thể xảy ra vào lúc tồi tệ nhất – đúng khi thế giới trở nên phẳng. “Số việc làm đòi hỏi kĩ năng khoa học và kĩ thuật trong lực lượng lao động Mĩ,” NSB nói, “tăng gần 5 phần trăm một năm. Để so sánh, phần còn lại của lực lượng lao động tăng chỉ hơn 1 phần trăm. Trước 11-9-2001, Văn phòng Thống kê Lao động (BLS) dự đoán rằng tốc độ tăng việc làm khoa học kĩ thuật sẽ cao hơn tốc độ tăng của tất cả các việc làm ba lần.” Đáng tiếc, NSB thuật lại, tuổi trung bình của lực lượng lao động khoa học kĩ thuật đang tăng lên.

“Nhiều trong số những người đã tham gia vào lực lượng lao động khoa học kĩ thuật mở rộng ra ở các năm 1960 và 1970 (thế hệ baby boom [cơn sốt đẻ con sau Thế chiến II]) dự kiến sẽ nghỉ hưu trong hai mươi năm tới, và con cái họ lại không chọn sự nghiệp khoa học và kĩ thuật với cùng số lượng như cha mẹ chúng,” báo cáo của NSB nói. “Thí dụ, tỉ lệ phần trăm phụ nữ chọn nghề toán và khoa học máy tính đã giảm 4 điểm phần trăm giữa 1993 và 1999.” Các chỉ số NSB năm 2002 cho thấy rằng số bằng tiến sĩ khoa học và kĩ thuật được cấp ở Hoa Kì giảm từ 29.000 năm 1998 xuống 27.000 năm 1999. Tổng số sinh viên đại học cao đẳng kĩ thuật ở Mĩ giảm khoảng 12 phần trăm giữa giữa các năm 1980 và 1998.

Tuy nhiên, lực lượng lao động khoa học kĩ thuật của Mĩ tăng với tốc độ hơn nhiều tốc độ mà Mĩ đào tạo ra, bởi vì số đông những người nước ngoài tốt nghiệp về khoa học kĩ thuật đã nhập cư vào Hoa Kì. Tỉ lệ của các sinh viên sinh ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và người lao động trong nhề khoa học kĩ thuật tiếp tục tăng đều đặn ở các năm 1990. NSB nói rằng những người sinh ra ở ngoài nước Mĩ chiếm đến 14 phần trăm của tất cả các việc làm khoa học kĩ thuật năm 1990. Giữa 1990 và 2000, tỉ lệ của những người sinh ở nước ngoài có bằng cử nhân trong số việc làm khoa học kĩ thuật đã tăng từ 11 lên 17 phần trăm; tỉ lệ những người sinh ở nước ngoài có bằng thạc sĩ tăng từ 19 lên 29 phần trăm; và tỉ lệ người sinh ở nước ngoài có bằng tiến sĩ trong lực lượng lao động khoa học kĩ thuật tăng từ 24 phần trăm lên 38 phần trăm. Bằng cách thu hút các nhà khoa học và các kĩ sư sinh ra và được đào tạo ở các nước khác, chúng ta đã duy trì sự tăng trưởng của lực lượng lao động khoa học kĩ thuật mà không có sự tăng lên tương xứng về hỗ trợ các chi phí dài hạn của việc đào tạo và thu hút các công dân Mĩ bản xứ vào các lĩnh vực này, NSB nói.

Nhưng bây giờ, sự làm phẳng và nối dây thế giới đã làm cho dễ hơn nhiều đối với những người nước ngoài để đổi mới mà không phải di cư. Bây giờ họ có thể làm công việc cỡ thế giới cho các công ti cỡ thế giới với đồng lương rất tử tế mà không phải ra khỏi nhà. Như Allan E. Goodman, chủ tịch Viện Giáo dục Quốc tế, diễn đạt, “Khi thế giới còn tròn, họ đã không thể về quê, bởi vì không có phòng thí nghiệm nào để mà về và không có Internet để kết nối. Nhưng bây giờ có tất cả các thứ đó, nên họ quay về. Bây giờ họ nói, ‘về quê tôi cảm thấy thoải mái hơn. Tôi sống ở quê thoải mái hơn ở New York City và tôi có thể làm công việc lí thú, như thế sao lại không về?” Xu hướng này bắt đầu ngay trước những rắc rối về visa do 11/9 gây ra, Goodman nói. “Lợi chất xám bắt đầu chuyển thành chảy máu chất xám vào khoảng năm 2000.”

Như nghiên cứu của NSB lưu ý, “Từ các năm 1980 các nước khác đã tăng đầu tư vào giáo dục khoa học và kĩ thuật và lực lượng lao động khoa học kĩ thuật với tốc độ cao hơn Hoa Kì đã đầu tư. Giữa 1993 và 1997, các nước OECD [Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, một nhóm gồm 40 quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cao] đã tăng số việc làm nghiên cứu khoa học kĩ thuật 23 phần trăm, hơn hai lần tốc độ tăng 11 phần trăm về việc làm nghiên cứu ở Hoa Kì.”

Ngoài ra, nó nói, visa cho các sinh viên và những người lao động khoa học kĩ thuật đã được cấp chậm hơn kể từ 11/9, do cả các hạn chế an ninh tăng lên lẫn giảm số đơn xin. Bộ Ngoại giao Hoa Kì đã cấp visa cho các sinh viên năm 2001 ít hơn năm 2000 là 20 phần trăm, và còn giảm nữa trong các năm tiếp theo. Trong khi năm 2004 các hiệu trưởng đại học bảo tôi rằng tình hình đã tốt hơn, và rằng Bộ An ninh Nội địa đã thử tăng tốc và đơn giản hoá các thủ tục visa của nó cho các sinh viên và nhà khoa học nước ngoài, đã có rất nhiều thiệt hại, và tình hình cho các sinh viên hay nhà khoa học nước ngoài muốn làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào được coi là có dính đến an ninh quốc gia đang trở thành một vấn đề thực sự. Không ngạc nhiên nhà báo chuyên về giáo dục của New York Times Sam Dillon tường thuật ngày 21-12-2004, rằng “các đơn xin nước ngoài để vào các trường cao học [sau đại học] đã giảm 28 phần trăm năm nay. Số sinh viên cao học nước ngoài được nhận thực tế giảm 6 phần trăm. Tất cả số sinh viên nước ngoài được nhận, trong các chương trình đại học, cao học và sau tiến sĩ, đã giảm lần đầu tiên trong ba thập niên theo một thông báo điều tra dân số hàng năm vào mùa thu này. Trong khi đó, số sinh viên vào học đại học đã tăng lên ở Anh, Đức và các nước khác … Các đơn xin của người Trung Quốc vào các trường cao học Mĩ đã giảm 45 phần trăm năm nay, trong khi nhiều nước châu Âu công bố số sinh viên Trung Quốc nhập học tăng lên.”

BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 2: LỖ HỔNG HOÀI BÃO

Bí mật nhỏ khó chịu thứ hai, mà nhiều CEO Mĩ nổi tiếng chỉ nói thì thầm với tôi, là như thế này: Khi họ chuyển việc làm ra nước ngoài, họ không chỉ tiết kiệm 75 phần trăm về lương, họ nhận được 100 phần trăm tăng năng suất. Một phần của điều đó là có thể hiểu được. Khi bạn lấy một việc làm lương thấp, uy tín thấp ở Mĩ, như một nhân viên call center, và đưa nó sang Ấn Độ, nơi nó trở thành một việc làm lương cao, uy tín cao, bạn kết thúc bằng các công nhân được trả ít hơn nhưng được thúc đẩy nhiều hơn. “Bí mật

CUỘC KHỦNG HOẢNG THẦM LẶNG 261

nhỏ khó chịu không chỉ là [outsourcing] rẻ hơn và hiệu quả,” CEO Mĩ của một công ti đa quốc gia có trụ sở ở London bảo tôi, “mà là [sự tăng] chất lượng và năng suất là khổng lồ.” Ngoài sự giảm bớt lương, ông nói, một người Ấn Độ ở Bangalore được đào tạo lại sẽ làm công việc của hai hay ba người Châu Âu, và các nhân viên Bangalore không lấy sáu tuần nghỉ phép. “Khi bạn nghĩ chỉ về lương,” ông nói thêm, “bạn vẫn còn giữ được phẩm giá của mình, nhưng khi sự thực là họ làm việc giỏi hơn thì thật khủng khiếp.”

Một thời gian ngắn sau khi từ Ấn Độ về, tại một sân bay tôi được một thanh niên tìm gặp, anh ta muốn nói chuyện về vài cột báo mà tôi đã viết từ đó. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ, tôi hỏi anh ta cho danh thiếp, và chúng tôi giữ quan hệ bạn bè e-mail. Tên của anh ta là Mike Arguello, và anh ta là một nhà kiến trúc hệ thống IT sống ở San Antonio. Anh làm việc thiết kế các hệ thống IT cấp cao và không cảm thấy bị cạnh tranh nước ngoài đe doạ. Anh cũng dạy khoa học máy tính. Khi tôi hỏi anh ở Mĩ chúng ta cần làm gì để lấy lại thế mạnh của chúng ta, anh gửi cho tôi e-mail này:

Tôi dạy ở một đại học địa phương. Thật nản lòng để thấy đạo đức làm việc tồi tệ của nhiều sinh viên của tôi. Trong số các sinh viên mà tôi đã dạy hơn sáu học kì, tôi chỉ xem xét thuê hai người. Số còn lại thiếu sáng tạo, thiếu các khả năng giải vấn đề và nhiệt tình học tập. Như anh biết rõ, lợi thế lớn nhất của Ấn Độ hơn người Trung Quốc và Nga là họ nói tiếng Anh. Nhưng sẽ là sai đi cho rằng các nhà phát triển chóp bu Ấn Độ là giỏi hơn các đồng nghiệp Mĩ của họ. Lợi thế của họ là số người mà họ có thể quăng vào một vấn đề. Những người Ấn Độ mà tôi làm việc với là tinh hoa của vụ gặt. Họ được đào tạo ở các trường tương đương với MIT tại Ấn Độ và họ rất đông. Nếu giả như anh theo tôi trong các cuộc gặp hàng ngày thì sẽ rất hiển nhiên là khá nhiều thời gian của tôi được dùng để làm việc với những người Ấn Độ. Hầu hết các nhà quản lí có lẽ vẫn có ấn tượng rằng tất cả cái những người Ấn Độ làm là phát triển phần mềm cấp thấp – “lắp ráp phần mềm.” Nhưng các công nghệ, như Linux, đang cho phép họ bắt đầu lấy các việc làm thiết kế hệ thống được trả lương cao mà trước kia đã là lãnh địa riêng của những người lao động Mĩ. Nó đã cung cấp cho họ các phương tiện để di chuyển lên trong chuỗi thức ăn công nghệ, đặt họ ngang hàng với những người lao động nội địa. Đó là năng lực trí óc chọi lại năng lực trí óc, và trong lĩnh vực này họ thật ghê gớm. Nhìn từ viễn cảnh công nghệ, thế giới là phẳng và trở nên phẳng hơn (nếu điều đó là có thể). Chỉ có hai lĩnh vực mà tôi chưa thấy lao động Ấn Độ là, kiến trúc mạng và kiến trúc hệ thống, nhưng chỉ còn là vấn đề thời gian. Những người Ấn Độ rất thông minh và từ sự tương tác của họ với các nhà kiến trúc hệ thống họ đang học nhanh chóng đơn giản tất cả các miếng của câu đố IT khớp với nhau thế nào… Giả như Quốc hội thông qua quy chế ngăn dòng chảy lao động Ấn Độ, bạn sẽ thấy các hệ thống phần mềm lớn sẽ không có ai biết cái gì đang xảy ra. Đáng tiếc là nhiều vị trí quản lí về IT lại do các nhà quản lí không biết kĩ thuật nắm, những người có thể không ý thức đầy đủ về sự rủi ro của họ… Tôi là một chuyên gia về các hệ thống thông tin, không phải nhà kinh tế, nhưng tôi biết công việc có lương cao cần một người có thể tạo ra cái gì đó có giá trị cao. Nền kinh tế tạo ra các việc làm cả cấp cao lẫn cấp thấp, nhưng việc làm cấp cao ngày càng ngoài tầm với của nhiều người. Giáo dục thấp có nghĩa là các việc làm có lương thấp, rõ ràng và đơn giản, và đấy là nơi ngày càng nhiều người Mĩ thấy mình ở trong đó. Nhiều người Mĩ không thể tin rằng họ không đủ tư cách cho các việc làm có lương cao. Tôi gọi điều này là “vấn đề thần tượng Mĩ”. Nếu bạn có bao giờ thấy phản ứng của những người tranh luận khi Simon Cowell bảo họ rằng họ không có tài năng gì, họ nhìn ông hoàn toàn hoài nghi. Tôi chỉ hi vọng ngày nào đó tôi không phải đưa ra sự khám phá thô đến vậy.

Vào mùa đông 2004 ở Tokyo tôi có uống trà với Richard C. Koo, kinh tế gia trưởng của Viện Nghiên cứu Nomura. Tôi đã kiểm nghiệm trên Richard “hệ số phẳng” của tôi: khái niệm rằng nước của ai đó càng phẳng- tức là, nó có càng ít tài nguyên tự nhiên- họ càng khấm khá hơn để ở trong một thế giới phẳng. Nước lí tưởng trong một thế giới phẳng là nước không có tài nguyên thiên nhiên nào, bởi vì các nước không có tài nguyên thiên nhiên thường phải đào sâu vào chính mình. Họ cố để rút năng lượng, tinh thần doanh nghiệp, tính sáng tạo, và trí thông minh từ chính nhân dân họ- những người đàn ông và đàn bà – hơn là khoan một giếng dầu. Đài Loan là một hòn đảo sỏi đá cằn cỗi trên biển đầy bão tố, hầu như không có tài nguyên tự nhiên nào- không gì cả ngoài năng lực, khát vọng, và tài năng của chính nhân dân họ- và ngày nay nó có dự trữ tài chính lớn thứ ba thế giới. Thành công của Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, và duyên hải Trung Quốc đều có thể được truy nguyên về một sự phẳng tương tự.

“Tôi là một người Mĩ gốc Đài Loan, bố từ Đài Loan và mẹ Nhật Bản,” Koo bảo tôi. “Tôi sinh ra ở Nhật Bản và đi học trường tiểu học Nhật và sau đó sang Mĩ. Có một ngạn ngữ Trung Quốc rằng bất cứ thứ gì bạn để trong đầu bạn và trong lòng bạn, không ai có thể lấy mất của bạn. Trong khu vực này, điều đó ở trong DNA. Bạn chỉ cần học hành chăm chỉ và thăng tiến. Các thầy giáo tôi bảo tôi từ tương đối sớm, “Chúng ta chẳng bao giờ có thể sống như những người Mĩ và Canada. Chúng ta không có tài nguyên. Chúng ta phải học cần cù, làm việc siêng năng, và cố gắng xuất khẩu.”

Vài tuần sau tôi ăn sáng ở Washington với P. V. Kannan, CEO của 24/7 Customer. Khi đến chuyện thế giới phẳng, P.V. nói, anh chỉ có một câu hỏi: “Mĩ đã sẵn sàng? Không … Các anh hơi toại nguyện và chậm, và những người đi vào lĩnh vực với [ba sự hội tụ] thực sự thấy đói. Những người di cư luôn luôn đói- và họ không có một kế hoạch dự phòng.”

Một thời gian ngắn sau đó tôi đọc một cột của Steven Pearlstein, nhà bình luận/phóng viên của Washington Post, dưới nhan đề “Europe’s Capitalism Curtain- Bức màn Tư bản Chủ nghĩa của Châu Âu”. Từ Wroclaw, Ba Lan (23-7-2004), Pearlstein viết: “Một bức màn buông ngang Châu Âu. Ở một bên là hi vọng, sự lạc quan, quyền tự do và triển vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở bên kia, là sự sợ hãi, sự bi quan, nghẹt thở vì các quy chế của chính phủ và một cảm giác thời hoàng kim đã qua.” Bức màn mới này, Pearlstein lập luận, phân ranh giới Đông Âu đi theo chủ nghĩa tư bản, và Tây Âu muốn một cách vô vọng rằng nó đã ra đi.

“Thời này, tuy vậy, chính Đông [Âu] chắc là thắng thế,” ông tiếp tục. “Năng lực và cảm giác trách nghiệm hầu như có thể sờ mó được ở đây… Tiền và các công ti trút vào như nước- không chỉ các tấm nhãn uy tín như Bombardier, Simens, Whirlpool, Toyota và Volvo, mà cả mạng lưới của các nhà cung cấp chắc hẳn theo sau họ. Đầu tiên, hầu hết việc làm mới là đủ loại nửa-lành nghề. Bây giờ tiếp sau là công việc thiết kế và kĩ thuật nhằm khai thác sự tập trung lớn nhất của các sinh viên đại học ở Đông Âu… Bí quyết không chỉ là lương thấp. Nó cũng là thái độ của những người lao động tự hào và sẵn sàng làm cái cần thiết để thành công, cho dù nó có nghĩa là outsourcing các phần sản xuất hay làm việc cuối tuần hay thay đổi kế hoạch nghỉ phép- những việc hầu như chắc chắn gây ra hàng tháng căng thẳng và điều đình ở Tây Âu. ‘Những người ở quê nhà, họ không có bất cứ ý tưởng nào về họ phải thay đổi nhiều thế nào nếu họ muốn duy trì cái họ có,’ Joe Ugarte [một người xứ Basque đứng đầu hoạt động sản xuất đồ gia dụng của Mondragon, hợp tác xã công nghiệp Tây Ban Nha khổng lồ], nói. “Mối hiểm nguy đối với họ là khổng lồ. Họ không nhận ra điều này xảy ra nhanh thế nào…’ Không phải ước mơ giàu có là cái làm những người dân Wroclaw phấn chấn nhiều bằng quyết tâm làm việc cần cù, hi sinh cái phải hi sinh và thay đổi cái cần thay đổi để thu hẹp khoảng cách với Phương Tây. Chính sự tự hào và quyết tâm đó, Rafal Dukiewicz, thị trưởng Wroclaw nói, giải thích vì sao họ là một thách thức như vậy đối với ‘xã hội thư nhàn” ở bên kia bức màn.”

Khi tôi hỏi Bill Gates về cái được cho là ưu thế giáo dục Mĩ- một nền giáo dục nhấn mạnh đến tính sáng tạo, chứ không phải đến học vẹt- ông hoàn toàn bác bỏ. Theo cách nhìn của ông, những người nghĩ rằng các hệ thống học vẹt hơn của Trung Quốc và Nhật Bản không thể tạo ra các nhà đổi mới những người có thể cạnh tranh với những người Mĩ, là sai lầm một cách đáng buồn. Gates nói, “Tôi chưa bao giờ gặp các gã không biết làm phép nhân thế nào lại có thể tạo ra phần mềm … Ai có các trò chơi video sáng tạo nhất trên thế giới? Người Nhật! Tôi chưa bao giờ gặp những người ‘học vẹt’ này… Một số trong những nhà phát triển phần mềm giỏi nhất là những người Nhật. Bạn cần phải hiểu các thứ để sáng chế vượt xa chúng.”

Người ta không thể nhấn mạnh đủ: Các thanh niên Trung Quốc, Ấn Độ, và Ba Lan không chạy đua với chúng ta đến đáy. Họ chạy đua với chúng ta đến đỉnh. Họ không muốn làm việc cho chúng ta; thậm chí họ không muốn là chúng ta. Họ muốn thống trị chúng ta- theo nghĩa rằng họ muốn tạo ra các công ti của tương lai mà người dân khắp thế giới sẽ ngưỡng mộ và la hét đòi được làm việc cho [các công ti đó].

Họ tuyệt nhiên không hề thoả mãn với nơi họ đã đến cho tới nay. Tôi đã trò chuyện với một người Mĩ gốc Hoa người làm việc cho Microsoft và đã hộ tống Bill Gates trong các cuộc viếng thăm Trung Quốc. Anh nói rằng Gates được biết đến ở mọi nơi ông đi ở Trung Quốc. Thanh niên ở đó leo lên nóc nhà và mua vé được mua đi bán lại [vé phe] chỉ để được nghe ông nói. Cũng thế với Jery Yang, sáng lập viên của Yahoo!

Ở Trung Quốc ngày nay, Bill Gates là Britney Spears. Ở Mĩ ngày nay, Britney Spears là Britney Spears – và đó là vấn đề của chúng ta.

BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 3: LỖ HỔNG GIÁO DỤC

Tất cả điều này giúp giải thích bí mật nhỏ khó chịu thứ ba: Rất nhiều việc làm bắt đầu đi ra nước ngoài ngày nay là việc làm nghiên cứu cấp rất cao, bởi vì không chỉ tài năng ở nước ngoài là rẻ hơn nhiều, mà rất nhiều trong số đó được đào tạo như những người lao động Mĩ- hoặc thậm chí hơn thế. Ở Trung Quốc, nơi có 1,3 tỉ dân và các đại học vừa mới bắt đầu phá vỡ đội ngũ hàng đầu, sự cạnh tranh vì các vị trí cao nhất là dữ tợn. Cá hồi toán/khoa học bơi ngược dòng ở Trung Quốc và khiến mình được nhận vào một trường hàng đầu Trung Quốc hay được một công ti nước ngoài thuê là một con cá thông minh. Những người ở Microsoft đã có một châm ngôn về trung tâm nghiên cứu của họ ở Bắc Kinh, mà, đối với các nhà khoa học và kĩ sư, là một trong những nơi được tìm kiếm nhất để làm việc ở khắp Trung Quốc. “Hãy nhớ, ở Trung Quốc nếu bạn là một trong một triệu – thì có 1.300 người khác hệt như bạn.”

Năng lực trí óc có thể đáp ứng cho trung tâm nghiên cứu của Microsoft ở Bắc Kinh là một trong một triệu rồi.

Hãy xem Hội chợ Khoa học và Kĩ thuật Quốc tế Intel toàn thế giới hàng năm. Khoảng bốn mươi nước tham gia bằng giới thiệu tài năng qua các hội chợ địa phương liên kết. Năm 2004, theo Intel Hội chợ Intel thu hút khoảng sáu mươi lăm ngàn trẻ em Mĩ. Thế ở Trung Quốc thì sao? Tôi hỏi Wee Theng Tan, chủ tịch Intel Trung Quốc, trong một cuộc viếng thăm Bắc Kinh. Ở Trung Quốc, ông bảo tôi, có một hội chợ khoa học quốc gia liên kết, hoạt động như một hệ thống cung cấp để lựa chọn trẻ em cho hội chợ Intel toàn cầu. “Hầu như mỗi tỉnh đơn lẻ có các học sinh tham gia một trong các hội chợ liên kết này,” Tan nói. “Chúng tôi có sáu triệu trẻ em tranh đua, tuy không phải tất cả tranh đua vì các mức hàng đầu… [Nhưng] anh biết họ coi việc đó nghiêm túc thế nào. Những người đứa trẻ được chọn để tham gia hội chợ [Intel] quốc tế được miễn ngay khỏi thi tuyển vào đại học” và về cơ bản được chọn bất cứ đại học hàng đầu nào ở Trung Quốc. Trong Hội chợ Khoa học Intel năm 2004, Trung Quốc mang về ba mươi lăm giải, hơn bất cứ nước nào khác ở Châu Á, kể cả một trong ba giải cao nhất.

Microsoft có ba trung tâm nghiên cứu trên thế giới: ở Cambridge, nước Anh; ở Redmond, bang Washington, trụ sở của nó; và ở Bắc Kinh. Bill Gates bảo tôi rằng trong vòng chỉ vài năm từ khi nó mở cửa năm 1998, Microsoft Research Asia, như trung tâm ở Bắc Kinh được biết đến, đã trở thành nhánh nghiên cứu hiệu quả nhất trong hệ thống Microsoft “về mặt chất lượng của các ý tưởng mà họ đưa ra. Nó làm cho mê mẩn sững sờ.”

Kai-Fu Li là người điều hành Microsoft người được Gates chỉ định để mở trung tâm nghiên cứu Microsoft ở Bắc Kinh. Câu hỏi đầu tiên của tôi cho ông là, “Ông tiến hàng tuyển nhân viên thế nào?” Li nói nhóm của ông đi đến các đại học khắp Trung Quốc và đơn giản quản lí các trắc nghiệm toán, IQ, và lập trình cho các sinh viên mức tiến sĩ hay các nhà khoa học.

“Trong năm đầu tiên, chúng tôi làm khoảng 2.000 sát hạch từ khắp nơi. Từ 2.000, họ lựa ra nhóm còn 400 với nhiều trắc nghiệm hơn, sau đó là 150, “và rồi chúng tôi thuê 20.” Họ có hợp đồng hai năm và được bảo rằng vào cuối hai năm, phụ thuộc vào chất lượng công việc của họ, họ sẽ hoặc được cho một hợp đồng dài hạn hoặc được Microsoft Research Asia cấp một bằng sau tiến sĩ. Phải, anh hiểu đúng điều đó. Chính phủ Trung Quốc cho phép Microsoft quyền cấp bằng sau tiến sĩ. Trong số hai mươi người chúng tôi thuê ban đầu, mười hai sống sót sự cắt bớt. Năm tiếp theo, gần bốn ngàn người được trắc nghiệm. Sau đó, Li nói, “chúng tôi dừng tiến hành trắc nghiệm. Vào lúc đó chúng tôi đã được biết đến như địa điểm số một để làm việc, nơi tất cả những người tinh nhanh về máy tính và toán muốn làm việc… Chúng tôi đã biết tất cả sinh viên và các giáo sư. Các giáo sư gửi các sinh viên giỏi nhất của họ đến đó, biết rằng nếu những người này không làm được, thì đó là sự tín nhiệm của họ [bị lung lay]. Bây giờ chúng tôi có các giáo sư hàng đầu ở các trường hàng đầu tiến cử các sinh viên hàng đầu của họ. Rất nhiều sinh viên muốn sang Standford hay MIT, nhưng họ muốn trước hết dùng hai năm ở Microsoft, với tư cách thực tập sinh, để họ có thể nhận được một thư giới thiệu tốt nói rằng đấy là chất lượng MIT.” Ngày nay Microsoft có hơn hai trăm nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Trung Quốc của nó và khoảng bốn trăm sinh viên những người lui tới tham gia vào các dự án và trở thành dự trữ tuyển dụng cho Microsoft.

“Họ coi việc này như cơ hội thu nhập có một lần trong đời,” Li nói về nhóm ở Microsoft Research Asia. “Họ đã thấy bố mẹ họ trải qua Cách mạng Văn hoá. Cái tốt nhất họ đã có thể làm là trở thành một giáo sư, làm một dự án nhỏ như việc làm phụ vì lương giáo sư là kinh khủng, và có thể có một bài báo được đăng. Bây giờ họ có địa điểm này nơi tất cả cái họ làm là nghiên cứu, với các máy tính tuyệt vời và rất nhiều tài nguyên. Họ có người quản lí hành chính – chúng tôi thuê người làm công việc ít người ưa. Họ đơn giản không thể tin. Họ tự nguyện làm mười lăm đến mười tám giờ một ngày và vào làm cuối tuần. Họ làm việc cả những ngày lễ, bởi vì ước mơ của họ là được vào Microsoft.” Li, người đã làm việc cho các hãng công nghệ cao Mĩ trước khi vào Microsoft, nói rằng cho đến khi khởi động Microsoft Research Asia, anh đã chưa bao giờ thấy một phòng thí nghiệm với nhiệt tình của một công ti khởi nghiệp.

“Nếu bạn đến vào hai giờ sáng nó đầy người, và vào tám giờ sáng nó đầy người,” anh nói.

Microsoft là một công ti Mĩ mạnh hơn để có thể thu hút tất cả tài năng này, Li nói. “Bây giờ chúng tôi có hai trăm người xuất sắc hơn tạo dựng [tài sản trí trí tuệ] và các patent. Hai trăm người này không thay thế những người ở Redmon. Họ tiến hành nghiên cứu mới trong những lĩnh vực có thể áp dụng được khắp thế giới.”

Microsoft Research Asia đã có một danh tiếng khắp thế giới rồi về tạo ra các bài báo mới nhất cho các tạp chí và hội nghị khoa học quan trọng nhất. “Đấy là nền văn hoá đã xây dựng Vạn lí Trường thành,” anh nói thêm, “bởi vì nó là một nền văn hoá hiến dâng và theo hướng dẫn.” Người dân Trung Quốc, Li giải thích, đồng thời có một phức cảm tự tôn và một phức cảm tự ti, nó giúp giải thích vì sao họ chạy đua với Mĩ đến đỉnh, không phải đến đáy. Có một quan điểm sâu sắc và được chia sẻ rộng rãi rằng Trung Quốc đã vĩ đại một thời, nó đã thành công trong quá khứ nhưng hiện nay tụt hậu xa và phải đuổi kịp lại. “Như thế có một khát vọng yêu nước,” anh nói. “Nếu phòng thí nghiệm của chúng tôi có thể làm tốt như phòng thí nghiệm Redmon, điều đó có thể thực sự làm say mê.”

Loại lãnh đạo được truyền cảm hứng đó trong giáo dục khoa học và kĩ thuật bây giờ hoàn toàn thiếu vắng ở Hoa Kì.

Chủ tịch Intel Craig Barett nói, “Vai trò lãnh đạo công nghệ của Hoa Kì, sự đổi mới, và việc làm của tương lai đòi hỏi một cam kết đối với tài trợ nghiên cứu cơ bản ngày nay.” Theo một nghiên cứu năm 2004 của Task Force on the Future of American Innovation [Lực lượng Đặc nhiệm về Tương lai của Đổi mới Mĩ], một liên minh công nghiệp-hàn lâm, nghiên cứu cơ bản được thực hiện ở các đại học dẫn đầu của Hoa Kì – nghiên cứu về hoá học, vật lí học, công nghệ nano, genomics, và chế tác bán dẫn-đã tạo ra bốn ngàn công ti spin-off [phụ] thuê 1,1 triệu nhân viên và có doanh thu hàng năm trên thế giới là 232 tỉ $. Nhưng để tiếp tục tiến lên, nghiên cứu nói, phải có một sự gia tăng 10 đến 12 phần trăm mỗi năm cho năm đến bảy năm tiếp theo về ngân sách của các cơ quan tài trợ chủ chốt: Viện Quốc gia về Khoa học và Công nghệ [National Institute for Science and Technology], Quỹ Khoa học Quốc gia [NSF], Văn phòng Khoa học của Bộ Năng lượng, và các tài khoản nghiên cứu của Bộ Quốc phòng.

Đáng tiếc, tài trợ liên bang cho nghiên cứu về các khoa học vật lí và toán và kĩ thuật, như một phần của GDP, thực tế đã giảm 37 phần trăm giữa 1970 và 2004, nhóm đặc nhiệm thấy. Tại thời điểm khi chúng ta cần tăng gấp đôi các khoản đầu tư của chúng ta vào nghiên cứu cơ bản để khắc phục các lỗ hổng hoài bão và giáo dục, thực sự chúng ta lại cắt khoản tài trợ đó.

Theo sau quyết định của chính quyền Bush và Quốc hội Cộng hoà để cắt tài trợ của Quỹ Khoa học Quốc gia năm 2005, nghị sĩ Cộng hoà Vern Ehlers bang Missouri, một tiếng nói bị lu mờ trên chính trường, đã đưa ra tuyên bố sau: “Trong khi tôi hiểu sự cần thiết để đưa ra các lựa chọn khó khăn đối mặt với ràng buộc ngân sách, tôi không thấy sự khôn ngoan trong việc đặt tài trợ khoa học sau các ưu tiên khác. Chúng ta đã cắt NSF bất chấp sự thực rằng bản dự luật này tăng chi tiêu cho năm tài chính 2005, như thế rõ ràng chúng ta có thể tìm khả năng để tăng nghiên cứu cơ bản trong khi vẫn duy trì ràng buộc tài chính. Nhưng không chỉ là chúng ta không theo kịp sự tăng lạm phát, mà thực sự chúng ta cắt phần mà nghiên cứu cơ bản nhận được trong toàn bộ ngân sách. Quyết định này cho thấy sự coi thường nguy hiểm đối với tương lai của quốc gia chúng ta, và tôi cả lo ngại lẫn ngạc nhiên rằng chúng ta có thể đưa ra quyết định này vào lúc khi các quốc gia khác tiếp tục vượt trội hơn các sinh viên của chúng ta về toán và khoa học và tăng tài trợ nghiên cứu cơ bản của họ một cách nhất quán. Chúng ta không thể hi vọng đấu tranh với mất việc làm cho cạnh tranh quốc tế mà không có một lực lượng lao động được đào tạo tốt và có giáo dục.”

Không, chúng ta không thể, và các kết quả bắt đầu xuất hiện. Theo Uỷ ban Khoa học Quốc gia, tỉ lệ phần trăm của các bài báo khoa học do người Mĩ viết đã giảm 10 phần trăm kể từ 1992. Tỉ lệ các bài báo Mĩ đăng trên tạp chí vật lí hàng đầu, Physical Review, đã giảm từ 61 phần trăm xuống 29 phần trăm kể từ 1983. Và bây giờ chúng ta bắt đầu thấy một sự tràn dâng về các patent được cấp cho các nước Á Châu. Từ 1980 đến 2003, phần của Nhật Bản trong thế giới patent công nghiệp tăng từ 12 phần trăm lên 21 phần trăm, của Đài Loan từ 0 phần trăm lên 3 phần trăm. Ngược lại, phần của Hoa Kì về patent đã giảm từ 60 xuống 52 phần trăm kể từ 1980.

Bất cứ phân tích trung thực nào về vấn đề này phải nhận ra có một số kẻ hoài nghi những người nghĩ rằng bầu trời không sụp đổ và các nhà khoa học và công nghiệp công nghệ có thể thổi phồng một số dữ liệu này, chỉ để kiếm nhiều tài trợ hơn. Một bài báo ngày 10-5-2004, San Fransisco Chronicle, đã trích Daniel S. Greeberg, cựu biên tập tin báo Science và tác giả của cuốn Science, Money and Politics [Khoa học, Tiền và Chính trị], người lí lẽ rằng “bên trong Vành đai khoa học (vận động hành lang) đã luôn tham lam vô độ. Nếu anh tăng gấp đôi ngân sách HIH (Viện Sức khoẻ Quốc gia) trong 5 năm (như đã xảy ra mới đây), họ (vẫn) hét toáng lên: ‘Chúng tôi cần nhiều tiền hơn’.” Greenberg cũng trích sự diễn giải của những kẻ vận động hành lang khoa học về số liệu thống kê.

Trích dẫn Greenberg, tờ Chronicle nói, “Để đặt các xu hướng xuất bản vào bối cảnh… quan trọng để nhìn không chỉ vào các [bách] phân vị [percentile] toàn bộ mà cũng nhìn vào số thực tế của các bài báo được đăng. Thoạt đầu, nghe có vẻ sửng sốt là Trung Quốc đã tăng gấp bốn tốc độ công bố khoa học của nó giữa 1986 và 1999. Nhưng có vẻ là cái gì đó ít ngạc nhiên hơn nếu ta nhận ra rằng số bài báo Trung Quốc thực sự được đăng tăng từ 2.911 lên 11.675 bài. Khi so sánh, gần một phần ba của tất cả các bài báo khoa học đã được những người Mĩ công bố – 163.526 trong số 528.643 bài. Nói cách khác, Trung Quốc, một quốc gia có dân số gần bốn lần Hoa Kì, (năm 1999) đã công bố số bài báo chỉ bằng một phần mười bốn số bài báo khoa học của Hoa Kì.”

Trong khi tôi nghĩ một liều lượng nghi ngờ luôn luôn hợp lệ, tôi cũng nghĩ những người hoài nghi sẽ khôn ngoan để chú ý nhiều hơn đến sự làm phẳng thế giới và một số xu hướng này có thể thay đổi nhanh đến thế nào. Đó là vì sao tôi ủng hộ cách tiếp cận của Shirley Ann Jackson: Bầu trời không sụp hôm nay, nhưng nó có thể trong mười lăm hay hai mươi năm nếu chúng ta không thay đổi phương cách của chúng ta, và mọi dấu hiệu cho thấy chúng ta không thay đổi, đặc biệt trong các trường công của chúng ta. Sự giúp đỡ không phải ở dọc đường. Hệ thống giáo dục Mĩ từ nhà trẻ đến lớp mười hai đơn giản không đủ kích thích trẻ em muốn đi vào khoa học, toán học, và kĩ thuật. Vợ tôi dạy đọc lớp một trong một trường công địa phương, như thế cô có tờ Education Week [Tuần Giáo dục], được các nhà giáo khắp nước Mĩ đọc. Một hôm cô chỉ ra một bài (28-7-2004) có nhan đề, “Con em Những người Nhập cư Chiếm các Thứ hạng Đầu của các Cuộc Thi Toán, Khoa học.”

Nó tiếp tục, “Nghiên cứu do Quỹ Tài trợ Quốc gia cho Chính sách Mĩ [National Foundation for American Policy] tiến hành cho thấy rằng 60 phần trăm học sinh khoa học hàng đầu và 65 phần trăm học sinh toán hàng đầu của quốc gia là con của những người nhập cư mới đây, theo một phân tích về những người được giải trong ba cuộc thi trung học…Tìm kiếm Nhân tài Khoa học của Intel, Đội thi Olympic Toán Quốc tế của Mĩ, và Đội Vật lí của Mĩ.” Tác giả của nghiên cứu quy thành công của học sinh nhập cư “một phần cho sự nhấn mạnh của bố mẹ chúng rằng họ cai quản thời gian học một cách khôn ngoan,” Education Week nói. “Nhiều bậc cha mẹ nhập cư cũng khuyến khích con cái họ theo đuổi toán học và các mối quan tâm khoa học, tin những kĩ năng đó sẽ dẫn đến các cơ hội nghề nghiệp mạnh hơn và cách li chúng khỏi sự thiên vị và thiếu mối quan hệ ở nơi làm việc… Một tỉ lệ lớn của các học sinh được điều tra có bố mẹ đến Mĩ với visa H-1B, dành cho những người lao động chuyên nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kì những người ủng hộ các chính sách hạn chế quá đáng nhập cư làm vậy có thể mang tiếng là cắt mất sự truyền đều đều kĩ năng công nghệ và khoa học,” tác giả của nghiên cứu, Stuart Anderson, giám đốc điều hành của quỹ tài trợ, nói. Bài báo trích Andrei Munteanu, mười tám tuổi, vào chung kết cuộc thi Intel 2004, bố mẹ em đã chuyển từ Romania sang Mĩ năm năm trước. Munteanu bắt đầu học trường Mĩ ở lớp bảy, mà nó thấy nhẹ so với trường Romania của nó. “Các giờ toán và khoa học [có cùng nội dung] tôi đã học ở Romania … khi tôi ở lớp bốn,” nó nói.

Hiện nay, Hoa Kì vẫn trội hơn về dạy khoa học và kĩ thuật ở mức cao học, và cả trong nghiên cứu ở đại học. Nhưng khi người Trung Quốc có được nguồn cung cấp nhiều hơn, đạt được qua cải thiện các trường trung học và đại học, “họ sẽ đạt cùng mức như chúng ta sau một thập niên,” chủ tịch Intel Barett nói. “Chúng ta không cấp bằng tốt nghiệp số lượng lớn, chúng ta không có cái khoá trên hạ tầng cơ sở, chúng ta không có cái khoá trên các ý tưởng mới, và chúng ta hoặc yên lặng [flatlining]*, hay cắt các khoản đầu tư của chúng ta vào khoa học vật lí tính bằng đồng dollar thực tế.”

Cứ mỗi bốn năm Hoa Kì tham gia vào Các Xu hướng Quốc tế trong Học Toán và Khoa học, đánh giá học sinh sau lớp bốn và lớp tám. Cả thảy, nghiên cứu mới nhất dính đến khoảng nửa triệu học sinh từ bốn mươi mốt nước và dùng ba mươi lăm ngôn ngữ, biến nó thành nghiên cứu quốc tế lớn nhất và toàn diện nhất về giáo dục đã từng được tiến hành.

Các kết quả 2004 (cho các trắc nghiệm làm năm 2003) cho thấy học sinh Mĩ chỉ có cải thiện không đáng kể trên 2.000 kết quả, chứng tỏ rằng lực lượng lao động Mĩ về khoa học là yếu hơn của các nước ngang hàng. Hãng AP tường thuật (4-12-2004) rằng các học sinh lớp tám đã cải thiện điểm về khoa học và toán kể từ 1995, khi trắc nghiệm lần đầu được đưa ra, nhưng sự cải thiện toán của chúng chủ yếu là giữa 1995 và 1999, chứ không phải các năm mới đây. Điểm tăng của các học sinh lớp tám Mĩ về khoa học là sự cải thiện năm 1999, và nó đẩy Hoa Kì lên hạng cao hơn so với các nước khác. Tuy vậy, tin đáng lo ngại, là điểm của các học sinh lớp bốn Mĩ trì trệ, chẳng cải thiện cũng không giảm về khoa học hay toán từ 1995. Kết quả là, chúng bị tuột trong xếp hạng quốc tế khi các nước khác có sự tăng lên. “Các nước Á Châu dẫn nhịp độ trong khoa học tiên tiến và toán,” Ina Mullis, đồng giám đốc của Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế ở trường Boston College, cơ quan quản lí nghiên cứu, nói với AP. “Như một thí dụ, 44 phần trăm học sinh lớp tám ở Singapore được điểm mức cao nhất về toán, cũng như 38 phần trăm ở Đài Loan. Chỉ 7 phần trăm ở Hoa Kì đạt.” Các kết quả từ các trắc nghiệm giáo dục quốc tế khác cũng được đưa ra tháng 12-2004, từ Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế. Nó cho thấy các học sinh Mĩ mười lăm tuổi ở dưới trung bình quốc tế khi áp dụng các kĩ năng toán vào công việc đời sống thực tế.

Không ngạc nhiên là hiệu trưởng Đại học Johns Hopkins Bill Brody làm tôi chú ý, “Hơn 60 phần trăm sinh viên cao học của chúng ta về khoa học là các sinh viên nước ngoài, và chủ yếu từ Châu Á. Tại một thời điểm bốn năm về trước tất cả sinh viên cao học về toán học là từ Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa [Trung Hoa Cộng sản]. Tôi chỉ phát hiện ra việc ấy bởi vì chúng tôi thường dùng họ [như các phụ giảng] và một số không nói giỏi tiếng Anh.” Một phụ huynh Johns Hopkins đã viết cho Brody phàn nàn rằng con trai ông ta không thể hiểu giáo viên toán của nó bởi vì giọng Trung Hoa nặng và tiếng Anh tồi của anh ta.

Không ngạc nhiên là không có công ti lớn nào mà tôi đã phỏng vấn cho cuốn sách này lại không đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài. Nó không “theo tiền”. Nó “theo đầu óc.”

“Khoa học và toán là ngôn ngữ vạn năng của công nghệ,” Tracy Koon nói, bà là giám đốc sự vụ công ti của Intel giám sát các nỗ lực của công ti để cải thiện giáo dục khoa học. “Chúng điều khiển công nghệ và mức sống của chúng ta. Trừ khi con em chúng ta lớn lên và biết ngôn ngữ phổ quát đó, chúng sẽ không có khả năng cạnh tranh. Chúng ta không trong nghề kinh doanh chế tác ở nơi nào khác. Đấy là một công ti thành lập ở đây, nhưng chúng ta phải có hai nguyên liệu –cát, mà chúng ta có đủ nguồn cung, và tài năng, cái chúng ta không [có]. (Silicon làm ra từ cát.)

“Chúng ta nhìn vào hai thứ,” bà tiếp tục. “Chúng ta nhìn vào sự thực rằng trong các môn quan trọng đối với công nghiệp của chúng ta, số sinh viên Mĩ tốt nghiệp ở mức thạc sĩ và tiến sĩ đã giảm về con số tuyệt đối và tương đối so với các nước khác. Từ vườn trẻ đến lớp mười hai chúng ta đã khá ở mức lớp bốn, chúng ta ở loại giữa về lớp tám, và ở lớp mười hai chúng ta lởn vởn gần đáy trong các trắc nghiệm quốc tế về toán. Như thế trẻ em càng ở trường lâu hơn, chúng trở nên càng ngốc hơn… Anh có các thầy giáo tắt trẻ con đi [như tắt đèn] bởi vì họ không được đào tạo. Anh biết cách ngôn cổ về huấn luyện viên bóng đá dạy khoa học- những người không có khả năng làm cho trẻ con có thể tiếp cận được và nắm được điều này.”

Một trong các vấn đề nhằm cứu chữa tình hình, Koon nói, là sự thực rằng giáo dục ở Mĩ là tương đối phi tập trung và manh mún. Nếu Intel sang Ấn Độ hay Trung Quốc hay Jordan và đưa ra một chương trình giáo dục giáo viên để làm cho khoa học lí thú hơn, nó có thể đi vào các trường khắp đất nước cùng một lúc. Ở Mĩ, các trường công được năm mươi chính phủ bang khác nhau cai quản. Trong khi Intel có tài trợ nghiên cứu ở mức đại học, việc sẽ có lợi cho sự phát triển sản phẩm của riêng nó, nó ngày càng lo về hệ thống cung cấp nguồn cho các đại học đó và thị trường lao động.

“Chúng ta đã thấy bất cứ sự thay đổi nào ở đây? Không, thật sự không,” Koon nói. Vì thế Intel đã lobby INS cho một sự gia tăng số các kĩ sư cấp cao nước ngoài được phép vào Mĩ với visa làm việc tạm thời. “Khi chúng tôi ngó tới những loại người mà chúng tôi cố để thuê ở đây- ở mức thạc sĩ và tiến sĩ về photonics và kĩ thuật quang học và cấu trúc máy tính quy mô rất lớn- cái chúng tôi thấy là khi bạn đi lên phía trên chuỗi dinh dưỡng từ cử nhân đến thạc sĩ đến tiến sĩ, số những người tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu trong các lĩnh vực đó ngày càng là những người sinh ra ở nước ngoài. Thế phải làm gì? Nhiều năm [Mĩ] có thể tính đến sự thực rằng chúng ta vẫn có hệ thống giáo dục bậc cao tốt nhất thế giới. Và chúng ta bù vào các thiếu sót của chúng ta ở vườn trẻ đến lớp mười hai bằng có khả năng kiếm tất cả các sinh viên giỏi này từ nước ngoài. Nhưng bây giờ ngày càng ít người đến và ngày càng ít người ở lại… Chúng ta không có quyền Trời-cho nào để có khả năng thuê tất cả những người này, và dần dần chúng ta sẽ không có những lựa chọn tuyển vòng đầu nữa. Những người tốt nghiệp các lĩnh vực rất kĩ thuật này, mà là quyết định đối với các ngành công nghiệp của chúng ta, phải có thẻ xanh được kẹp vào bằng của họ.”

Có vẻ là các thanh niên muốn trở thành luật sư đã bắt đầu lấn át những người muốn là kĩ sư và nhà khoa học ở các năm 1970 và đầu các năm 1980. Rồi, với cơn sốt dot-com, những người muốn vào trường kinh doanh và có được bằng MBA lấn át các sinh viên kĩ thuật và luật sư trong các năm 1990. Người ta có thể cũng hi vọng rằng thương trường sẽ đề cập đến sự thiếu hụt các kĩ sư và các nhà khoa học bằng thay đổi những

khuyến khích.

“Intel phải đi đến nơi có IQ,” Koon nói. Hãy nhớ, bà lặp lại, các chip của Intel được làm bằng chỉ hai thứ – cát và trí óc, “và ngay bây giờ các bộ óc là vấn đề… Chúng ta sẽ cần một hệ thống nhập cư mạnh hơn và ủng hộ hơn nếu chúng ta muốn thuê những người muốn ở lại đây. Khác đi, thì chúng tôi sẽ đi đến chỗ họ. Các lựa chọn khả dĩ khác là gì? Tôi không nói về các lập trình viên dữ liệu hay [những người với] bằng cử nhân về khoa học máy tính. Chúng ta nói về kĩ thuật chuyên sâu cấp cao. Chúng tôi vừa bắt đầu một hoạt động hoàn toàn kĩ thuật ở Nga, nơi các kĩ sư được đào tạo tuyệt vời – và nói về không sử dụng hết nhân công! Chúng tôi tăng thêm sức mạnh cho việc đó. Vì sao anh lại không?”

Đợi một chút: Chẳng phải chúng ta đã thắng Chiến tranh Lạnh? Nếu một trong những công ti công nghệ đứng đầu của Mĩ cảm thấy buộc phải thoả mãn các nhu cầu kĩ thuật của nó bằng đi sang Liên Xô trước đây, đã đổ vỡ, nơi thứ duy nhất có vẻ hoạt động là sự giáo dục toán và khoa học trường phái cũ, thì chúng ta có một khủng hoảng nho nhỏ thầm lặng trong tay chúng ta. Người ta không nhấn mạnh đủ sự thực rằng trong thế giới phẳng lĩnh vực tri thức được đẩy ra xa hơn và xa hơn nữa, nhanh hơn và nhanh hơn nữa. Vì thế, các công ti cần năng lực trí óc không chỉ đạt tới các lĩnh vực mới mà còn đẩy chúng xa hơn nữa. Đó là nơi sẽ thấy các tân dược và các sản phẩm phần mềm và phần cứng đột phá. Và Mĩ hoặc bản thân nó cần phải đào tạo năng lực trí óc đó hoặc nhập khẩu nó từ đâu đó khác- hay lí tưởng là làm cả hai- nếu nó muốn chế ngự thế kỉ hai mươi mốt theo cách nó đã chế ngự thế kỉ hai mươi- và điều đó đơn giản đang không xảy ra.

“Có hai thứ làm tôi lo lắng ngay bây giờ,” Richard A. Rashid, giám đốc nghiên cứu của Microsoft, nói. “Một là sự thực rằng chúng ta đã thật sự đột ngột đóng đường ống của những người rất thông minh đến Hoa Kì. Nếu bạn tin rằng chúng ta có các đại học và những cơ hội nghiên cứu lớn nhất, nó tất cả phải được IQ dẫn dắt. Nhằm tạo ra các quy trình bảo vệ đất nước khỏi những người không mong muốn, [chính phủ] đã làm tốt hơn nhiều một công việc là không cho những người đáng mong mỏi vào. Một phần thật sự đáng kể của những người hàng đầu đã tốt nghiệp từ các đại học của chúng ta [về khoa học và kĩ thuật] đã không sinh ra ở đây, nhưng đã ở lại đây và tạo ra các doanh nghiệp, và trở thành các giáo sư, là các đầu máy cho sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Chúng ta muốn những người này. Trong một thế giới nơi IQ là một trong những hàng hoá quan trọng nhất, bạn muốn có được càng nhiều người thông minh càng tốt.”

Thứ hai, Rashid nói, “Chúng ta đã làm một việc rất tồi về truyền đạt cho trẻ con giá trị của khoa học và công nghệ như một lựa chọn nghề nghiệp sẽ biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Kĩ thuật và khoa học là cái đã dẫn đến biết bao nhiêu cải thiện trong đời sống chúng ta. Nhưng bạn nói với trẻ em từ vườn trẻ đến lớp mươi hai về thay đổi thế giới và chúng không nhìn vào khoa học máy tính như một nghề, một nghề sẽ là một thứ vĩ đại. Điều gây kinh ngạc là bây giờ khó để khiến phụ nữa vào khoa học máy tính, và trở nên tồi hơn. Người ta nói với các thiếu nữ ở các lớp dưới rằng đấy thực sự là một lối sống tồi tệ. Kết quả là, chúng ta không có đủ sinh viên qua các hệ thống của chúng ta những người muốn trở thành các nhà khoa học máy tính và kĩ sư, và nếu chúng ta cắt dòng chảy từ nước ngoài, sự tụ hợp của hai thứ đó có thể sẽ đặt chúng ta vào một vị thế rất khó khăn mười hay mười lăm năm kể từ nay. Nó là một quá trình đường ống. Nó không tác động ngay tức thì, song mười lăm hay hai mươi năm kể từ bây giờ, bạn sẽ thấy mình không có những con người và năng lực trong các lĩnh vực này nơi bạn cần họ.”

Từ Richard Rashid của Microsoft ở Tây Bắc đến Tracy Koon của Intel ở Thung lũng Silicon đến Shirley Ann Jackson ở Renssler bên Bờ Đông, những người hiểu các vấn đề này giỏi nhất và sát nhất đối với họ, họ có cùng thông điệp: Bởi vì cần mười lăm năm để tạo ra một nhà khoa học hay kĩ sư cao cấp, bắt đầu từ khi người thanh niên hay thanh nữ đó đầu tiên bị nghiện khoa học và toán ở trường tiểu học, chúng ta ngay lập tức phải bắt tay vào một chương trình cấp tốc tất-cả-mọi-người-lên-tàu, không-có-chắn-ngang, không-có-ngân-sách-quá-lớn cho giáo dục khoa học và kĩ thuật. Sự thực rằng chúng ta không làm thế chính là cuộc khủng hoảng thầm lặng của chúng ta. Các nhà khoa học và kĩ sư không mọc trên cây. Họ phải được giáo dục qua một quá trình dài, bởi vì, thưa các quý bà quý ông, đây thực sự là khoa học tên lửa.

Bình luận