Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chiến tranh tiền tệ

Phần IV

Tác giả: Song Hongbing

CHIẾN TRANH VÀ SUY THOÁI: MÙA BỘI THU CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Nguy cơ thật sự của đất nước cộng hoà chúng ta chính là chính phủ bù nhìn này – một con bạch tuộc khổng lồ với vô vàn xúc tu đang bám chót lấy các thành phố, các bang và đất nước của chúng ta. Cái đầu của con bạch tuộc này là tập đoàn dầu khí của Rockefeller và một nhóm nhỏ được gọi là trùm sò tài chính có năng lực cực lớn của các ngân hàng quốc tế. Trên thực tế, chúng đang thao túng chính phủ Mỹ nhằm thoả mãn ham muốn cá nhân của bản thân mình.

Thông qua việc khống chế nguồn cung ứng tiền tệ để dễ bề điều khiển chính phủ, các nhà tài phiệt ngân hàng càng có cơ hội để bóc lột người dân và cướp bóc nguồn tài nguyên của quốc gia. Đây chính là lý do giải thích vì sao các dòng họ lớn này luôn tập trung cao độ vào quyền lực đồng thời dốc sức để sai khiến quyền lực và thông qua việc phát hành tiền tệ để chiếm đoạt tài nguyên.

Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế này cũng như gia tộc Rockefeller chính là thế lực khống chế phần lớn báo chí của đất nước. Họ sử dụng những chuyên mục bình luận trên các báo này để kiềm chế các quan chức chính phủ. Những người không quy thuận sẽ bị họ tống khứ ra khỏi cơ cấu chính phủ.

Trên thực tế, các nhà tài phiệt ngân hàng đã khống chế cả hai đảng (đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ), kiểm soát cương lĩnh chính trị của hai đảng, khống chế các nhân vật lãnh đạo, tin dùng các ông trùm của các công ty tư nhân. Nói chung, họ không từ bất cứ thủ đoạn nào để sắp đặt nhân sự trong các cơ vươn cấp cao của chính phủ theo ý của họ(1).

John Hylan, Thị trưởng thành phố New York, năm 1927.

Chiến tranh luôn cần đến tiền. Trên thực tế, quy mô chiến tranh càng lớn thì lượng tiền ra càng nhiều, đây là cái lý mà ai cũng biết. Vấn đề là, ai tiêu tiền của ai? Do chính phủ Âu – Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ nên nguồn tiền tất yếu chỉ có thể được vay từ ngân hàng. Chiến tranh làm cho tốc độ tiêu hao vật tư tăng cực độ, khiến cho các nước tham chiến dù có thất bại cũng phải theo đuổi đến cùng. Chiến tranh cũng khiến cho các chính phủ tìm mọi cách để vay tiền ngân hàng, bởi vậy mà một điều dễ hiểu là tại sao chiến tranh luôn là đề tài yêu thích nhất của các ngân hàng. Họ hoạch định chiến tranh, kích động chiến tranh, đầu tư cho chiến tranh, và những lâu đài hoa lệ của các ngân hàng quốc tế lại thường được xây trên đống đổ nát chồng chất tang thương của chiến tranh.

Một thủ đoạn kiếm tiền khác của các ngân hàng quốc tế là tạo ra suy thoái kinh tế.

Trước tiên họ mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản. Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn một phần mười thậm chí là một phần trăm giá trị thực thì họ lại ra tay mua vào. Trong ngôn ngữ của các ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu”, Sau khi ngân hàng trung ương tư nhân được thành lập, cường độ và phạm vi của hành động “xén lông cừu” đã đạt đến mức chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Hành động “xén lông cừu” gần đây nhất xảy ra năm 1997 trên cơ thể của các “con hổ nhỏ” và “rồng nhỏ” của châu Á. Việc con cừu Trung Quốc béo núc rốt cuộc có thoát khỏi vận đen “xén lông cừu” hay không còn tuỳ thuộc vào việc nó có chịu nghiên cứu nghiêm túc thảm kịch “xén lông cừu” kinh hoàng đã từng xảy ra trong lịch sử nhân loại hay không.

Sau khi các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài xâm nhập toàn diện vào Trung Quốc thì điều khác nhau căn bản nhất so với trước đây nắm ở chỗ, ngân hàng quốc hữu trước đây tuy có xung lực thúc đẩy lạm phát tiền vốn để kiếm lợi nhuận, nhưng tuyệt đối không có ý đồ và khả năng thông qua việc siết chặt tiền tệ để tắm máu tài sản của dân. Sở dĩ tại Trung Quốc kể từ ngày lập nước đến nay chưa từng xảy ra nguy cơ kinh tế lớn chính là vì nước này không có đủ ý đồ chủ quan và khả năng khách quan để tạo nên nguy cơ kinh tế Sau khi các ngân hàng quốc tế xâm nhập toàn diện vào Trung Quốc thì tình hình đã có sự biến đổi mang tính chất căn bản.

1. Không có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì không có cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Khi nói về sự bùng phát của cuộc chiến tranh thế giới lần như nhất, trong cuốn Thuật ngoại giao (Diplomacy) nổi tiếng của mình, Kissinger đã có một câu bình luận rất ấn tượng rằng: “Điều khiến người ta kinh ngạc là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ không phải do một sự việc không thấm tháp gì so với các cuộc khủng hoảng khác trước đó, mà là bởi nó bùng nổ sau một thời gian rất dài(2).

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, thái tử Ferdinand von Sterreich-Este của Vương triều Habsburg – vương triều chính thống châu Âu bị Osterreich thôn tính vào năm 1908 – đã bị một thích khách trẻ tuổi người Serbia ám sát. Đây chỉ là một hành vi phục thù trong kế hoạch của một tổ chức khủng bố đơn thuần. Lúc đó, chẳng ai nghĩ rằng việc này lại trở thành ngòi nổ cho một cuộc đại chiến trên toàn cầu, kéo theo 30 quốc gia, 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa và làm thương vong hơn 30 triệu người.

Do cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra mà Pháp và Đức đã trở thành kẻ thù truyền kiếp của nhau, trong khi nước Anh thoát khỏi chính sách đại lục châu Âu “quang kinh cô lập” và phải đối mặt với cục diện Đức mạnh Pháp yếu. Lúc này, Đức đã trở thành cường quốc số một châu Âu, nếu không khống chế được, quốc gia này ắt sẽ trở thành mối lo thường trực của Anh. Vậy là Anh lôi kéo Nga vốn cũng là nước có chút hiềm khích với Đức, cùng Pháp thành lập Hiệp ước ba nước (Triple Entente), còn Đức liên minh với Áo, từ đây hình thành nên hai tập đoàn đối lập lớn nhất châu Âu.

Hai bên không ngừng chạy đua vũ trang chiến lược, duy trì một đội quân sẵn sàng chiến đấu có quy mô lớn. Chính phủ các nước đều vì vậy mà lún sâu vào vũng lầy nợ nần.

Một bản báo cáo chi tiết thu thập công nợ của các quốc gia châu Âu cho thấy rằng, số tiền chi trả lãi suất hàng năm cho các loại công trái lên đến 5.343 tỉ đô-la. Các nước châu Âu đã lún sâu vào các khoản nợ nần này, còn chính phủ các nước này thì không thể kiểm soát nổi tình hình. Cho dù gây ra nhiều khả năng đáng sợ, nhưng so với tình trạng hoà bình với giá cả đắt đỏ và tình trạng mất ổn định thì có lẽ chiến tranh là một sự lựa chọn đáng để suy nghĩ(3).

Từ năm 1887 đến năm 1914, tình hình chính trị bất ổn cộng với giá cả đắt đỏ vẫn bám chặt châu Âu. Chính phủ các nước châu Âu vì chạy đua vũ trang mà lâm vào nguy cơ phá sản nhưng vẫn nhìn nhau bằng con mắt đối địch. Tục ngữ có câu: “Một phát pháo nổ đáng giá vạn lượng vàng”, hệ thống ngân hàng châu Âu cung cấp các khoản vay tín dụng cho các bên đối lập do dòng họ Rothschild xây dựng và phát triển, đã dốc sức xúi giục cuộc đối đầu quân sự này.

Trên thực tế, các quốc gia đang dùng tiền và lương thực để đánh nhau. Đến năm 1914, một điều rất rõ ràng là các quốc gia chủ yếu của châu Âu đã không thể gánh vác một cuộc chiến trên quy mô lớn. Tuy có lực lượng quân đội luôn trong tình trạng sẵn sàng và một chế độ động viên quân sự phổ cập cũng như hệ thống vũ khí hiện đại nhưng kinh tế của các quốc gia này lại không đủ sức để chi trả các khoản chi phí chiến tranh khổng lồ. Tình hình này diễn ra đúng như những gì cơ quan tình báo Nga viết trong thư gửi cho Sa Hoàng tháng 2 năm 1914, “Không còn nghi ngờ gì nữa, chi phí chiến tranh sẽ vượt ra ngoài khả năng chịu đựng của Nga. Cho nên, chúng ta cần phải vay tiền của các nước liên minh và các quốc gia trung lập dù phải trả giá đắt. Nếu kết quả cuộc chiến bất lợi cho ta, hậu quả kinh tế của việc chiến bại là khó có thể tính được, nền kinh tế nước nhà sẽ rơi vào trạng thái hoàn toàn tê liệt. Dù có giành được thắng lợi thì chúng ta cũng không lấy gì làm vui nếu điều đó gây bất lợi cho nền tài chính nước nhà, bởi một khi thua trận thì nước Đức cũng sẽ chẳng có gì để bồi hoàn chi phí chiến tranh cho ta. Hiệp ước hoà bình sẽ mang lại lợi ích cho nước Anh mà không cho phép Đức có được cơ hội phục hồi kinh tế để trả hết các khoản nợ cho chúng ta, thậm chí sau khi chiến tranh kết thúc, Đức cũng không thể có khả năng hoàn trả các khoản nợ(4).

Trong tình hình này, một cuộc chiến quy mô lớn xảy ra là điều không thể hình dung nổi. Nếu như chiến tranh thực sự bùng nổ thì cũng chỉ có thể diễn ra trong phạm vi cục bộ, mang tính tạm thời và ở cấp độ thấp, có thể sẽ giống như cuộc chiến Phổ – Pháp năm 1870 – một cuộc chiến chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 10 tháng. Nhưng kết quả chiến tranh như thế chỉ có thể xoa dịu chứ không thể giải quyết cục diện đối lập ở châu Âu. Cho nên, thời gian khai chiến chỉ có thể tiếp tục được kéo dài trong sự bất ổn chính trị và giá cả leo thang, mãi cho đến khi có sự ra đời của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Lúc này, nước Mỹ bên kia bờ đại dương đã là một cường quốc công nghiệp số một thế giới có năng lực lớn trong sản xuất công nghiệp và nguồn tài nguyên phong phú. Nhưng mãi đến năm 1913, Mỹ vẫn là một nước dựa vào các khoản vay nước ngoài và có ít khả năng cung cấp các khoản vay cho nước ngoài. Nguyên nhân chính là do không có sự hiện diện của ngân hàng trung ương, và bởi vậy mà các nhà ngân hàng New York khó có thể tập trung điều động nguồn tài chính trong cả nước. Nhưng các nhà ngân hàng thường có hứng thú với chiến tranh quy mô lớn, bởi chiến tranh sẽ đem đến cho họ nguồn lợi nhuận khổng lồ. Ngay sau khi đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thông qua, các nhà ngân hàng quốc tế lập tức bắt tay hành động. Ngày 3 tháng 8 năm 1914, ngân hàng của Rothschild ở Pháp đã gửi thông báo cho Morgan đề nghị lập tức chuẩn bị một khoản tín dụng trị giá 100 triệu đô-la Mỹ để Pháp mua vật tư từ Mỹ. Khi nghe tin, Wilson lập tức phản đối, trong khi William Jennings Bryan – Bộ trưởng ngoại giao của Mỹ lúc bấy giờ – lên án khoản cho vay này là “giao dịch phi pháp xấu xa nhất”.

Đức và Mỹ xưa nay chưa từng kết giao với nhau trong kinh tế và chính trị. Lúc này, Mỹ có khoảng 8 triệu người Mỹ gốc Đức, chiếm khoảng 10% dân số Mỹ, và khi Mỹ lập quốc suýt nữa thì tiếng Đức đã trở thành quốc ngữ của Mỹ.

Người Mỹ gốc Đức có sức ảnh hưởng chính trị không nhỏ, thêm vào đó dân nhập cư đến từ Irlen vốn dĩ không mấy thiện cảm đối với Anh. Chính phủ Mỹ đã từng mấy phen giao chiến với Anh, cho nên ở giai đoạn sơ khởi của chiến tranh, chính phủ Mỹ luôn giữ một thái độ dùng dằng, khác hẳn với các nhà ngân hàng đang sốt ruột như kiến bò trong chảo nóng. Các đại gia ngân hàng tích cực xúi giục Mỹ tuyên chiến với Đức, còn chính phủ thì kiên quyết phản đối chiến tranh và giữ thế trung lập.

Trước tình thế này, các nhà tài phiệt ngân hàng bèn nghĩ ra một kế sách tạm thời – cấp tín dụng cho các nước thuộc khối đồng minh để mua vật tư của Mỹ thay vì cho các nước này vay tiền thông qua việc bán công trái. Dưới sự bức ép của các nhà ngân hàng, Wilson buộc phải gật đầu đồng ý.

Vì thời gian bầu cử tổng thống mới cho nhiệm kỳ tiếp theo sắp đến gần nên Wilson ngày càng nghiêng về lập trường của các nhà ngân hàng trong vấn đề tham chiến với hi vọng tái đắc cử lần hai.

Ngày 23 tháng 12 năm 1913, “Dự luật Cục Dự trữ Liên bang” được thông qua, và các điều kiện cho sự bùng phát một cuộc chiến tranh ở cấp độ thế giới đã bước vào giai đoạn chín muồi. Cỗ máy chiến tranh vốn im lặng quá lâu cuối cùng đã có thể khởi động.

Ngày 16 tháng 11 năm 1914, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức đi vào hoạt động. Ngày 16 tháng 12, Davison – cánh tay đắc lực của Morgan đến Anh để đàm phán với thủ tướng Anh – Herbert H. Asquith – về khả năng Mỹ cung cấp cho Anh một khoản tín dụng. Ngày 15 tháng 1 năm 1915, Ngân hàng Morgan và Anh đã đạt được bản hợp đồng tín dụng với tổng giá trị là 10 triệu bảng. Đối với Mỹ, việc này là một thương vụ tương đối khả quan, vì chẳng ai có thể ngờ rằng tổng số khoản vay cuối cùng lại đạt đến mức 3 tỉ đô-la Mỹ – một khoản vay khổng lồ! Ngân hàng Morgan đã thu 1% phí thủ tục, nghĩa là ngân hàng này xơi trọn 30 triệu đô-la! Mùa xuân năm đó, Ngân hàng Morgan lại ký kết hợp đồng tín dụng với chính phủ Pháp.

Tháng 9 năm 1915 là thời khắc để các ông trùm khảo nghiệm liệu phố Wall có thể đủ sức trở thành Trung tâm Tài chính Thế giới hay không. Khoản vay Anh-Pháp (Anglo – French Loan) trị giá 500 triệu đô-la Mỹ chính thức được mở màn. Tổng thống Wilson vốn dĩ trước đó luôn kiên quyết phản đối việc này đã không chống đỡ được sự tấn công từ cả phía các nhà ngân hàng lẫn các thành viên nội các. Tân Bộ trưởng Ngoại giao của Wilson là Robert Lansing cảnh báo rằng: “Nếu không có các khoản vay thì nền sản xuất sẽ bị hạn chế, công nghiệp suy thoái, nguồn vốn và sức lao động bỏ không, nguy cơ phá sản sẽ diễn ra trên quy mô lớn, sự tức giận và bất mãn của dân chúng sẽ tăng lên”(5).

Nghe xong, Wilson toát mồ hôi lạnh, chỉ còn biết nhượng bộ thêm lần nữa. Đối với việc bán công trái ra ngoài với quy mô chưa từng có lần này, các ngân hàng ở phố Wall cũng đã phải tung hết chiêu của mình. 61 nhà tài phiệt ký nhận trách nhiệm thanh toán công trái và 1570 cơ cấu tài chính tham gia vào nghiệp vụ phát hành và tiêu thụ(6). Đây là một nhiệm vụ cực kỳ gian nan, đặc biệt việc mở rộng tiêu thụ những công trái này đến miền Trung và Tây Mỹ càng trở nên khó khăn hơn. Người dân Mỹ đều không cho rằng cuộc chiến tranh là vấn đề của châu Âu và họ có quan hệ trực tiếp gì trong cuộc chiến tranh đó, đồng thời không muốn đem tiền của đổ vào cuộc chiến. Để đánh tan sự nghi ngờ này, các ngân hàng đã mạnh miệng tuyên truyền rằng, nguồn tiền đầu tư này sẽ ở lại nước Mỹ. Mặc dù đã dùng rất nhiều chiêu thức, nhưng vùng Trung Tây Mỹ chỉ có một ngân hàng của Chicago chịu gia nhập vào đội quân của phố Wall. Hành động này lập tức đã gây phẫn nộ đối với hậu duệ của người Đức ở vùng này. Họ đã phát động kế hoạch ngăn chặn các cuộc vận động của ngân hàng. Đến cuối năm 1915, vẫn có một khoản công trái trị giá 187 triệu đô-la Mỹ chưa được bán xong.

Khi chiến tranh bước sang thời khắc quan trọng, để kiếm được nhiều tiền hơn nữa, chính phủ Anh tuyên bố sẽ trưng thuế thu nhập lợi tức đối với công trái Mỹ mà người dân Anh đang nắm giữ. Người dân Anh lập tức bán đổ bán tháo những công trái này. Ngân hàng Anh quốc đã rất nhanh tay thu mua một lượng khổng lồ công trái Mỹ và lập tức lệnh cho các công ty đại lý của Morgan ở Mỹ đem những công trái này ra tiêu phụ ở phố Wall. Các nhà đầu tư Mỹ tự nhiên đón nhận khoản công trái của nước mình, thật nhanh chóng khoản công trái trị giá 3 tỉ đô-la Mỹ đã chảy vào thị trường, nước Anh lại thu được một khoản tiền khổng lồ để chi trả cho chiến sự. Nhưng vị trí chủ nợ được tích luỹ hơn một trăm năm của người Anh trong thoáng chốc đã tan theo khói lửa chiến tranh. Từ đây, trong mối quan hệ chủ nợ của Anh đối với Mỹ đã thay đổi về căn bản.

Tín dụng của Mỹ như được tiếp thêm dầu vào lửa. Ngọn lửa chiến tranh bắt đầu tức tốc lan tràn, mức độ thảm khốc của cuộc chiến cũng theo đó mà leo thang cực độ. Chỉ trong chiến dịch ở sông Mane, nội chỉ một ngày, các nước đồng minh đã tiêu tốn hết 200 nghìn phát đạn pháo. Nhân loại cuối cùng đã hiểu được rằng, sự kết hợp giữa hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, hậu cần hiện đại và thủ đoạn tài chính hiện đại có thể khiến cho cuộc chiến tranh ngày càng thêm thảm khốc và kéo dài.

Cuộc chiến tranh khiến cho vật tư tiêu hao với tốc độ chóng mặt. Chiến tranh đã khiến các nước tham chiến bất chấp mọi giá để theo đuổi, bất chấp mọi giá để vay ngân hàng. Đó là lý do giải thích tại sao chiến tranh luôn là điều mà các nhà ngân hàng mong chờ và yêu thích.

2. Cục Dự trữ Liên bang thời chiến dưới sự thao túng của Benjamin Strong

Benjamin Strong bắt đầu gây được sự chú ý của công chúng là vào năm 1904, khi ông trở thành Quyền Chủ tịch của Ngân hàng Trust. Khi đó, Davison – một nhân vật thân tín của Morgan – đang lo lắng trước việc các công ty uỷ thác ngày càng lớn mạnh. Phạm vi nghiệp vụ của những công ty uỷ thác này còn rộng hơn các ngân hàng thương mại và bị chính phủ trói buộc ít hơn, vì vậy có thể thu hút tài chính với mức lợi nhuận cao hơn. Để đối phó với sự cạnh tranh mới này, sau khi được sự đồng ý của Morgan, vào năm 1903, Davison cũng đã can dự vào việc mua bán uỷ thác, và Strong trở thành người thực thi cụ thể của Davison. Trong cơn khủng hoảng năm 1907, uỷ thác ngân hàng còn có thêm các hành động cứu vãn cơ cấu tài chính khác, và nhờ vậy mà danh tiếng của Strong nổi như cồn.

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thành lập năm 1913, Davis và Paul Warburg tìm đến Strong để tiến hành một cuộc đàm phán với hi vọng Strong sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Ngân hàng New York thuộc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ. Và Strong đã vui vẻ đồng ý. Từ đây, Strong trở thành nhân vật chính yếu trong hệ thống dự trữ liên bang Mỹ.

Strong nhanh chóng thích ứng với vai trò mới. Ông ta đã thành lập một diễn đàn, tiến hành họp định kỳ để thương thảo về các quy tắc hành động của Cục Dự trữ Liên bang trong thời kỳ chiến tranh. Với những thủ đoạn vô cùng khéo léo Strong đã thao túng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, đồng thời tập trung quyền lực phân tán từ các ngân hàng của 12 khu vực trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang về tay Ngân hàng New York. Bề ngoài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho phép Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở 12 khu vực trên toàn nước Mỹ được quyền căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương mà đặt ra chính sách về tỉ lệ chiết khấu của mỗi nơi cũng như cầm cố ngân phiếu thương nghiệp, hay nói cách khác, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ của các bang sẽ có quyền quyết định loại ngân phiếu thương nghiệp nào có thể được cầm cố với mức chiết khấu ra sao. Đến năm 1917, có ít nhất 13 loại quy tắc cầm cố ngân phiếu thương nghiệp khác nhau đã được lập nên(7).

Thế nhưng, do chiến tranh, số công trái được dùng làm ngân phiếu cầm cố của Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trên thực tế không ngừng tăng nhanh, do vậy mà hạn mức công trái đã vượt xa rất nhiều so với tổng số ngân phiếu thương nghiệp khác, chẳng mấy chốc đã khiến cho chính sách cầm cố ngân phiếu của các ngân hàng khu vực khác thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trở nên vô hiệu.

Dưới sự khống chế của Trong, “thao tác thị trường công khai” đã xem công trái là ngân phiếu cầm cố chủ yếu và duy nhất, từ đó toàn bộ hệ thống Cục dự trữ 1 lên bang Mỹ bị thao túng một cách nhanh chóng.

Do việc phát hành các khoản cho vay quy mô lớn để trợ giúp tài chính cho cuộc chiến châu Âu nên lưu lượng tiền tệ Mỹ giảm đi ghê gớm, uy lực của Ngân hàng Trung ương bắt đầu được hiện rõ. Chính phủ Mỹ bắt đầu tăng thêm lượng công trái khổng lồ, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì cũng tiếp nhận với khối lượng đáng kinh ngạc. Chi phiếu Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note) với hạn ngạch lớn ồ ạt hoà vào đòng chảy tiền tệ chẳng khác nào nước lũ vỡ đê, bổ xung cho sự thiếu hụt tiền tệ do các khoản cho vay chiến tranh mà châu Âu gây nên. Cái giá phải trả là sự tăng lên theo chiều thẳng đứng của các khoản công trái Mỹ, kết quả là chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang đi vào hoạt động (từ năm 1916 đến 1920), số công trái của Mỹ đã tăng bột phát gấp 25 lần, từ 1 tỉ đô-la Mỹ lên đến 25 tỉ đô-la Mỹ(8). Tất cả số công trái hiện có của Mỹ đều dựa trên những khoản thuế chưa nộp của người dân Mỹ để thế chấp.

Kết quả là trong chiến tranh, các nhà tài phiệt ngân hàng kiếm được một khoản tiền khổng lồ trong khi người dân lại mất tiền, mất sức, thậm chí là cả máu.

3. Mỹ tham chiến “vì nguyên tắc dân chủ và đạo đức”

Khi được một đồng nghiệp là đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức hỏi với thái độ dầy vẻ hoài nghi rằng tại sao Mỹ cần phải gây chiến với Đức, vị đại sứ Mỹ đáp rằng: “Người Mỹ chúng tôi tham chiến vì nguyên tắc đạo đức”. Câu trả lời như vậy khiến cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ vò đầu vuốt trán. Tiến sĩ Kissinger đã giải thích về việc này: “Nước Mỹ từ ngày lập quốc đến nay luôn tự cho mình là kẻ khác người. Trên bình diện ngoại giao, họ đã tạo ra hai thái độ mâu thuẫn nhau: một là thúc đẩy chế độ dân chủ trong nước ngày càng trở nên hoàn hảo; hai là quan điểm giá trị của Mỹ khiến cho nhân dân nước này tin rằng họ cần phải truyền bá những quan điểm này ra toàn thế giới”(9).

Quả thật, những gì nước Mỹ trải qua có khác với các quốc gia khác trên thế giới. Khái niệm giá trị dân chủ của Mỹ cũng quả thật là xứng đáng cho người ta ca tụng, nhưng nếu nói rằng nước Mỹ đã tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất chỉ vì đạo đức và lý tưởng, thì có thể tiến sĩ Kissinger đã suy đoán một cách hồ đồ.

Ngày 5 tháng 3 năm 1917, trong bức thư mật gửi cho tổng thống Wilson, đại sứ Mỹ Walter Hines Page – người đang thường trú ở Anh lúc đó – đã nói rằng: “Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng sắp tới sẽ vượt ra ngoài khả năng chịu đựng trong việc cung cấp các khoản vay của công ty Morgan đối với Anh và Pháp. Sự giúp đỡ lớn nhất mà chúng ta có thể cung cấp cho các nước đồng minh chính là tín dụng. Nếu không khai chiến với Đức, chính phủ của chúng ta sẽ không thể cung cấp tín dụng trực tiếp cho các nước đồng minh”(10).

Lúc này, hệ thống công nghiệp nặng của Mỹ đã chuẩn bị cả năm cho việc tham chiến. Từ năm 1916, lục quân và hải quân Mỹ đã bắt đầu mua một lượng lớn các thiết bị khí tài hạng nặng. Để tăng thêm nguồn tài chính, các nhà tài phiệt ngân hàng và các chính trị gia đã bắt đầu nghĩ ra nhiều kế sách hơn nữa. “Cuộc xung đột khiến chúng ta phải suy nghĩ thêm một bước phát triển khái niệm thuế thu nhập – một nguồn vốn quan trọng vẫn chưa được khai thác. Dự luật thuế thu nhập đã được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của chiến tranh”(11).

Lưu ý rằng, thuế thu nhập ở đây có nghĩa là thuế thu nhập công ty chứ không phải là thuế thu nhập cá nhân. Trong năm 1916, các nhà tài phiệt ngân hàng đã hai lần tìm cách thông qua Dự luật yêu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân, nhưng cả hai lần cuối cùng đều bị Toà án tối cao bác bỏ. Ở Mỹ, quy định đóng thuế thu nhập cá nhân từ trước đến nay vốn chẳng có pháp luật làm căn cứ. Ngày 28 tháng 7 năm 2006, bộ phim “Nước Mỹ từ tự do đến chủ nghĩa phát xít” (America: Freedom to Fascism) được công chiếu rộng rãi khắp nước Mỹ.

Ống kính của Aaron Russo – đạo diễn điện ảnh nổi tiếng người Mỹ từng 6 lần nhận đề cử giải Oscar – đã thể hiện một sự thật trần trụi. Khi được công chiếu tại liên hoan phim Canes năm 2006, bộ phim đã gây chấn động mạnh mẽ cho công chúng. Sau khi chứng kiến một cảnh tượng chân thực về sự khác biệt của chính phủ Mỹ so với những gì họ rêu rao và những thế lực tài chính sau lưng nó thì cảm giác đầu tiên của tất cả khán giả lúc đó thật khó có thể tả nổi.

Trong tổng số hơn 3.000 rạp chiếu của Mỹ, chỉ có 5 rạp dám công chiếu bộ phim này. Sau khi được đưa lên mạng, bộ phim này vẫn tạo nên ảnh hưởng to lớn khắp nước Mỹ, 940.000 người đã tải bộ phim này về xem, 8.100 người tham gia bình luận với những đánh giá cao nhất(12).

Ngày 13 tháng 10 năm 1917, tổng thống Wilson đã phát biểu long trọng rằng: “Nhiệm vụ cấp bách là cần phải huy động triệt để nguồn tài nguyên ngân hàng của Mỹ. Áp lực và quyền lợi từ các khoản cho đồng minh vay cần phải được từng ngân hàng của đất nước này gánh vác. Tôi tin rằng, sự hợp tác ngân hàng như vậy trong thời khắc này là một trách nhiệm yêu nước. Các ngân hàng thành viên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính là sự chứng minh cho chủ nghĩa yêu nước đặc biệt và quan trọng như vậy”(13).

Wilson – một giáo sư đại học – thừa biết ai đã đưa ông đến với con đường quyền lực trong Nhà Trắng. Bản thân tổng thống Wilson cũng không tin vào cuộc thánh chiến “dân chủ cứu vãn thế giới” thường được nhắc đến. Sau này, ông đã thừa nhận rằng “chiến tranh thế giới diễn ra chẳng qua là vì cạnh tranh kinh tế mà thôi”.

Sự thật là, khoản vay 3 tỉ đô-la mà Mỹ cung cấp cho các nước đồng minh và khoản vật tư xuất khẩu trị giá 6 tỉ đô-la Mỹ vẫn chưa được hoàn trả. Nếu như Đức giành thắng lợi thì công trái của các nước đồng minh hiện đang nằm trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng sẽ chẳng đáng giá một xu. Vì muốn bảo vệ các khoản cho vay của mình mà Morgan, Rockefeller, Paul Warburg và Schiff đã đồng tâm hiệp lực đẩy nước Mỹ vào cuộc chiến tranh.

4. Các nhà tài phiệt ngân hàng đại phát tài nhờ đại chiến

Ngay sau khi Mỹ tham chiến vào ngày 6 tháng 4 năm 1917, Wilson đã trao quyền lực chủ yếu của đất nước cho những người có công giúp ông nhiều nhất trong cuộc tranh cử là: Paul Warburg – nắm giữ hệ thống ngân hàng của Mỹ; Bernard Baru – nắm giữ chức chủ tịch uỷ ban công nghiệp thời chiến (War Industries Board); Eugene Meyer – kiểm soát công ty tài chính thời chiến (War Finance Corporation).

Anh em nhà Warburg

Max Warburg – anh trai cả của Paul đảm nhận chức Cục trưởng Cục tình báo Đức, còn Paul trở thành Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – người chịu trách nhiệm gần như là cao nhất về tài chính của Mỹ; người em trai thứ ba Felix là cổ đông cao cấp của công ty Kuhn Loeb, em trai thứ tư Fritz – giữ chức Chủ tịch Sở Giao dịch Vàng Hamburg, từng đại diện cho nước Đức bí mật giảng hoà với Nga. Toàn bộ bốn anh em đều là những nhân vật chóp bu trong dòng tộc ngân hàng Do Thái.

Liên quan đến anh em nhà Paul, ngày 12 tháng 12 năm 1918, báo cáo bí mật của Hải quân Mỹ có viết rằng: “Paul Warburg: New York, gốc Đức, năm 1911 nhập quốc tịch thành công dân Mỹ. Năm 1912, được hoàng đế Đức trao tặng huân chương. Từng giữ chức Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Có một người anh em giữ chức Cục trưởng Cục tình báo Đức”(14). Trong một báo cáo khác đề cập đến “hoàng đế nước Đức”, William đệ nhị đã từng đập bàn quát vào mặt Max rằng, “lẽ nào anh luôn đúng sao?”, nhưng sau đó vẫn tử tế lắng nghe ý kiến của Max về vấn đề tài chính(15).

Điều khiến người ta cảm thấy kỳ lạ là tháng 5 năm 1918, Paul đã từ chức ở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng trong bản báo cáo này lại không đề cập đến. Sau khi Mỹ tham chiến, vì anh trai của Paul đang đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục tình báo Đức, nên về lý thuyết, Paul có thể bị nghi ngờ là thông đồng với địch, nhưng trên thực tế, nước Mỹ chẳng có ai năng động đến mức có thể nắm giữ được mạch máu tài chính. Tháng 6 năm 1918, ngay sau khi từ chức ở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Paul đã viết cho Wilson một mẩu tin nhắn rằng: “Tôi có hai người anh em hiện đang là chủ các ngân hàng ở Đức. Theo lẽ đương nhiên, họ phải tận lực giúp đất nước mình, cũng giống như tôi đang giúp đất nước ta vậy(16).

Bernard Baruch – Sa hoàng công nghiệp Mỹ thời chiến

Với bản chất của một người nhờ đầu cơ mà phất nhanh, Baruch đã hợp nhất 6 công ty thuốc lá quan trọng của Mỹ vào năm 1896, thành lập nên Công ty thuốc lá Liên hợp (Consolidated Tobacco Company). Sau đó, ông lại giúp dòng họ Guggenheim thâu tóm nền công nghiệp khai khoáng đồng của Mỹ và còn hợp tác với Harriman – một nhân vật dưới trướng của Schiff – để khống chế hệ thống vận chuyển ở New York.

Năm 1901, Baruch cùng các anh em của mình thành lập công ty mang tên Baruch Brothers.

Sau khi được tổng thống Wilson bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch uỷ ban Công nghiệp thời chiến Mỹ vào năm 1917, ngay lập tức Baruch đã có được quyền sinh sát đối với các công ty công nghiệp ở Mỹ. Thu nhập mỗi năm của Baruch lên đến 10 tỉ đô-la và ông ta trở thành người quyết định giá mua bán vật tư chiến tranh của chính phủ Mỹ. Trong một cuộc điều trần tại Quốc hội năm 1935, Baruch nói rằng:

“Tổng thống Wilson giao cho tôi một bức thư, trao quyền cho tôi tiếp quản bất cứ doanh nghiệp công nghiệp và công xưởng nào. Tôi và Chủ tịch Judge Gay của công ty gang thép Mỹ có đôi chút hiềm khích, nhưng ngay sau khi được xem bức thư này, ông ta nói: “Xem ra chúng ta cần phải giải quyết xích mích giữa đôi bên”, và quả thực ông ta đã làm như vậy(17).

Có một số Nghị sĩ Quốc hội tỏ ra nghi ngờ tư cách của Baruch trong các quyết định mang tính sinh sát đối với nền công nghiệp Mỹ, cho rằng ông ta vừa không phải là nhà công nghiệp, lại chưa từng biết thế nào là công xưởng, và ngay tại buổi điều trần trước Quốc hội, ông ta cũng đã tự thừa nhận nghề nghiệp chính của mình là “nhà đầu cơ”. Tờ The New Yorkers đã từng đăng tải thông tin rằng, sau khi biết được Washington tung ra tin hoà bình giả, Baruch đã kiếm được đến 750 nghìn đô-la Mỹ trong một ngày.

Công ty tài chính thời chiến của Eugene Meyer.

Cha của Eugene Meyer là đồng sở hữu ngân hàng Lazard Freres – một ngân hàng quốc tế nổi tiếng. Eugene là người có lòng nhiệt tình khác thường đối với kinh doanh. Ông đã từng hợp tác với Baruch để lập ra Công ty khoáng sản vàng Alaska, đồng thời còn cùng hợp tác trong một số giao dịch tài chính khác.

Một trong những sứ mệnh quan trọng của Công ty Tài chính thời chiến chính là phát hành và tiêu thụ công trái Mỹ, cung cấp những khoản tài chính cho chiến tranh.

Không có một hành động nào của Công ty Tài chính thời chiến do Eugene điều hành khiến người ta kinh hãi hơn việc làm giả sổ sách. Sau này, khi bị Quốc hội điều tra, công ty này đã tăng ca thường xuyên vào ban đêm để sửa lại sổ sách, rồi sáng hôm sau đưa cho các nhân viên điều tra của Quốc hội xem. Dưới sự điều hành của nghị sĩ Mcfadden, trong hai cuộc điều tra đối với công ty này vào các năm 1925 và 1930, người ta đã đã phát hiện ra nhiều vấn đề: “Số lượng công trái trùng lặp lên đến 2.314 nhóm, số lượng chiết khấu trùng lặp lên đến 4.698 nhóm, giá trị tiền mặt từ 50 đô-la Mỹ đến 10.000 đô-la Mỹ, thời gian hối đoái đến tháng 7 năm 1924. Trong đó, một số dữ liệu trùng lặp là do nhầm lẫn, còn số khác thì do làm giả sổ sách”(18).

Chẳng thế mà sau khi chiến tranh kết thúc, Eugene đã có thể mua lại Công ty liên hợp hoá học và thuốc nhuộm (Allied Chemical and Dye Corporation), sau đó lại mua tiếp tờ Washington Post. Căn cứ theo tính toán, số lượng sổ sách làm giả của Eugene ít nhất đã tạo nên mức thâm hụt công trái đến hàng mấy trăm triệu đô-la Mỹ(19).

Edward Stettinius – người sáng lập Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Edward Stettinius là một người hết sức cẩn trọng, câu nệ từng chi tiết, trước đây phát tài nhờ nghề đầu cơ lương thực ở Chicago. Trong thời kỳ chiến tranh, ông được Morgan cân nhắc và bổ nhiệm chức quản lý Bộ phận xuất khẩu (Export Department), chủ yếu phụ trách mua sắm vũ khí đạn dược.

Ông trở thành người chi tiền nổi tiếng trên thế giới trong thời kỳ chiến tranh. Số vật tư quân sự mua sẩm mỗi ngày lên đến 10 triệu đô-la Mỹ, sau đó đem những vật tư này sắp xếp xuống thuyền, niêm phong, vận chuyển đến châu Âu. Ông đã đem hết sức mình để nâng cao năng suất sản xuất cũng như năng suất vận chuyển. Tại trụ sở 23 phố Wall, chỉ cần ông ra lệnh một tiếng thì vô số các đại lý hay các nhà buôn thiết bị quân sự bổ nhào đến. Tại mỗi cửa phòng làm việc hầu như đều có cảnh sát bảo vệ. Mỗi tháng, lượng mua sắm của ông tương đương với tổng giá trị sản xuất của người dân thế giới 20 năm trước. Người Đức không thể ngờ rằng, trong một khoảng thời gian ngắn như vậy mà nước Mỹ đã có thể chuyển từ môi trường sản xuất thời bình sang quỹ đạo sản xuất công nghiệp quân sự thời chiến.

Davison – thân tín của Morgan.

Nhờ đổ công sức lập ra đế chế Morgan và là cổ đông cao cấp của công ty J.P. Morgan nên Davison đã nhận được miếng mồi béo bở này từ Hội Chữ thập đỏ Mỹ, từ đó đã khống chế khoản tiền khổng lồ lên đến 370 triệu đô-la Mỹ do người dân Mỹ quyên tặng.

5. “Hoà ước Versailles”: Bản hợp đồng ngừng bắn kỳ hạn 20 năm

Ngày 11 tháng 11 năm 1918, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn khốc và đẫm máu cuối cùng cũng đã hạ màn.

Trong vai trò là nước chiến bại, Đức đã bị mất đi 13% lãnh thổ đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản 32 tỉ đô-la, ngoài ra mỗi năm còn chịu thêm khoản lãi suất 500 triệu đô-la, bị trưng thu 26% khoản phí ngoài định mức đối với hàng hoá xuất khẩu và mất luôn quyền kiểm soát đối với các xứ thuộc địa. Số lượng lục quân chỉ được giữ lại 100 nghìn người, các chiến hạm chủ lực của hải quân không được vượt quá sáu chiếc, không được trang bị các loại khí tài hạng nặng như tàu ngầm, máy bay, xe tăng hoặc trọng pháo.

David Loyd George – Thủ tướng Anh, đã từng tuyên bố “phải đem được tiền về cho dù có phải lục soát hết túi của người Đức đi chăng nữa”, nhưng về phía mình, ông ta cũng thừa nhận: “Văn kiện (hoà ước) mà chúng ta đã soạn thảo đã gieo mầm cho cuộc chiến tranh 20 năm sau. Những điều kiện mà các bạn áp đặt cho người Đức có thể khiến người Đức hoặc là không tuân thủ điều ước, hoặc là phát động chiến tranh”. Curzon – Bộ trưởng ngoại giao Anh cũng có cách nhìn tương tự, ông nói: “Hoà ước này sẽ chẳng đem lại hoà bình, mà nó chỉ có thể là một bản hoà ước đình chiến có thời hạn 20 năm mà thôi”.

Sau khi xem xong bản hoà ước nảy, tổng thống Mỹ Wilson cũng đã nhíu mày nói rằng: “Nếu là người Đức thì tôi nghĩ rằng mình sẽ tuyệt đối không đặt bút ký bản hoà ước này”.

Vấn đề không phải là các chính trị gia có ý thức được bản chất của vấn đề hay không mà phụ thuộc vào “các sư phụ” sau lưng họ – những người ra quyết sách thực sự. Các ông trùm ngân hàng tháp tùng tổng thống Wilson trong cuộc vi hành đến Paris gồm có: Cố vấn tài chính cao cấp Paul Warbung, Morgan và luật sư Felix của ông, Thomas Lemon – cố đông cao cấp của công ty Morgan, Baru – Chủ tịch uỷ ban công nghiệp thời chiến, anh em nhà Dulles (một người là nhân vật chóp bu của CIA sau này, một người là Bộ trưởng ngoại giao). Sau lưng Thủ tướng Anh là Philip Sassoon – con cháu đích tôn của dòng họ Rothschild. Jeroboam Rothschild cán bộ tham mưu cấp cao của thủ tướng Pháp Clemenceau.

Người dẫn đầu đoàn đại biểu của Đức chính là Max Warburg anh trai cả của Paul. Khi các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tề tựu đến Paris, trong vai trò là chủ nhà, nam tước Edmond de Rothschild tiếp đãi các vị khách quý nhiệt tình. Ông bố trí cho các quan khách có máu mặt của đoàn đại biểu Mỹ nghỉ ngơi trong dinh thự lộng lẫy của mình ở Paris.

Thực tế, hội nghị hoà bình Paris là một cuộc liên hoan của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Sau khi phất mạnh nhờ vào các khoản tiền thu được từ cuộc chiến, họ đã tiện tay gieo hạt mầm cho cuộc chiến tiếp theo: chiến tranh thế giới lần thứ hai.

6. Chiến dịch xén lông cừu và cuộc suy thoái nông nghiệp năm 1921 ở Mỹ

Ngày 1 tháng 9 năm 1894, chúng ta sẽ đình chỉ tất cả việc kéo dài các khoản vay. Ngày đó, chúng ta sẽ vét lại hết tiền của mình, sẽ tịch thu và phát mãi các tài sản còn chưa thanh toán hết cho chúng ta, sẽ dùng giá do chúng ta định ra để có được hai phần ba đất đai nông nghiệp tính từ sông Mississippi về phía tây và hàng ngàn hàng vạn hec-ta đất đai ở miền đông nước Mỹ. Những nông dân mất đất vì phá sản sẽ biến thành những kẻ làm thuê, chẳng khóc gì ở Anh cả.

Hiệp hội các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ năm 1891 (sưu tầm từ ghi chép của Quốc hội ngày 29 tháng 4 năm 1913).

“Xén lông cừu” (fleecing of the flock) là một thuật ngữ chuyên môn trong nội bộ các nhà tài phiệt ngân hàng, nghĩa là việc lợi dụng cơ hội được tạo ra trong quá trình phát triển và suy thoái kinh tế để có được tài sản của người khác chỉ bằng một phần mấy giá trị thực của tài sản ấy. Khi các ngân hàng đã khống chế được quyền phát hành tiền tệ của Mỹ thì sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã trở thành quá trình có thể khống chế chính xác. Hành vi “xén lông cừu” lúc này đối với ngân hàng chẳng khác nào giai đoạn chuyển hoá của những người dân du mục từ săn bắt kiếm sống sang sản xuất ổn định nhờ biết chăn nuôi một cách khoa học.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đem đến cho nước Mỹ sự phồn vinh trên diện rộng. Việc mua sắm vật tư chiến tranh với quy mô cực đại đã thúc đẩy sản xuất và dịch vụ của các ngành công nghiệp Mỹ phát triển. Từ năm 1914 đến năm 1920, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đầu tư những khoản tiền lớn vào lĩnh vực kinh tế. Mức lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang ở New York từ 6% trong năm 1914 giảm xuống còn 3% trong năm 1916, và được duy trì mãi đến năm 1920.

Để cung cấp các khoản vay lớn cho các nước đồng minh, trong vòng hai năm 1917 – 1918, các ngân hàng đã bốn lần tiến hành huy động vốn trên quy mô lớn, gọi là “trái phiếu tự do” (Liberty Bond), lãi suất thì tăng từ 3,5% đến 4 – 5%. Một mục đích hết sức quan trọng của các đợt phát hành trái phiếu này chính là nhằm thu hút lượng tiền tệ và tín dụng mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phát hành quá nhiều.

Trong chiến tranh, người công nhân được trả lương cao, còn lương thực của nông dân thì bán rất được giá, tình trạng kinh tế của các tầng lớp công nhân thợ thuyền được nâng lên đáng kể. Sau khi chiến tranh kết thúc, do chi phí sinh hoạt và tiêu dùng giảm xuống, nông dân nắm giữ một lượng hiện kim rất lớn, và khoản tài sản khổng lồ này lại không nằm dưới sự khống chế của các ngân hàng phố Wall. Đa số nông dân ở miền Tây và Trung của nước Mỹ thường đem tiền gửi vào ngân hàng địa phương để cất giữ. Vì mâu thuẫn với ngân hàng quốc tế New York, các ngân hàng vừa và nhỏ này vừa không tham gia vào hệ thống ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang, vừa không ủng hộ đối với việc cho vay chiến tranh ở châu Âu. Vì thế, các lão làng ở phố Wall muốn tìm cơ hội để “chỉnh đốn” các ngân hàng “nhà quê” này đồng thời chuẩn bị ra tay “xén lông cừu” đối với “bầy cừu” nông dân béo múp.

Các ngân hàng phố Wall trước hết dùng kế “vờ tha để bắt thật”, xây dựng một cơ cấu được gọi là “uỷ ban cho vay Nông nghiệp Liên bang” (Federal Farm Loan Board) chuyên “khuyến khích” nông dân đem những đồng tiền mồ hôi xương máu của mình đầu tư vào việc mua đất đai mới. Tổ chức này chịu trách nhiệm cung cấp những khoản vay dài hạn, và đương nhiên, đối với nông dân thì điều này chẳng khác nào cảnh “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Vì thế rất nhiều nông dân đã xin vay vốn dài hạn của các ngân hàng quốc tế dưới sự điều phối của tổ chức này, và nộp khoản chi đầu tiên với tỉ lệ cao.

Những người nông dân có thể chẳng bao giờ ngờ được rằng, họ đã rơi vào cái bẫy được thiết kế hết sức tinh vi.

Trong các tháng 4, 5, 6, 7 của năm 1920, lĩnh vực công nghiệp và thương mại đạt mức tăng trưởng tín dụng cao. Điều này đã giúp các nhà công nghiệp có cơ hội tháo gỡ các khoản vay tín dụng. Riêng chỉ có nông dân là bị từ chối khi muốn vay tín dụng. Đây là một quả bộc phá tài chính được phố Wall thiết kế chính xác! Nó chỉ nhằm tước đoạt tài sản của nông dân và huỷ hoại những vùng đất nông nghiệp của các ngân hàng vừa và nhỏ đã dám cự tuyệt lệnh của Cục Dự trữ Liên bang.

Trong một hội nghị, Owen – Chủ tịch Ngân hàng thượng nghị viện và uỷ ban tiền tệ (cùng ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang năm 1913) – đã nói rằng: “Đầu năm 1920, nông dân là những người có cuộc sống sung túc. Họ vay được nhiều tiền để mua nhà cửa ruộng vườn. Cuối năm 1920, việc các ngân hàng siết chặt tín dụng và tiền tệ một cách đột ngột đã khiến cho nông dân phá sản hàng loạt. Sự phá sản của nông dân đã xảy ra trong năm 1920 tương phản hoàn toàn với điều phải xảy ra(20).

Những khoản tín dụng đã được tung ra quá nhiều trong chiến tranh cần phải được giải quyết từng bước trong một khoảng thời gian nhất định. Ngày 8 tháng 5 năm 1920, uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành một hội nghị bí mật. Họ đã họp kín với nhau suốt một ngày, biên bản hội nghị dày đến 60 trang, và ngày 19 tháng 2 năm 1923, những biên bản này cuối cùng cũng đã xuất hiện trong hồ sơ của thượng nghị viện. Thành viên hội đồng quản trị loại A (Cục Dự trữ Liên bang), thành viên của uỷ ban Tư vấn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tham gia hội nghị này, nhưng các thành viên hội đồng quản trị loại B – những người đại diện cho thương nghiệp, mậu dịch và nông nghiệp thì không được mời. Tương tự, những người thuộc nhóm C đại diện cho người dân Mỹ cũng không được mời dự họp.

Chỉ có những ngân hàng lớn tham gia vào hội nghị bí mật này. Các thành viên hội nghị ngày hôm đó đã đi đến thống nhất chính sách thắt chặt tín dụng, khiến cho thu nhập của Mỹ giảm 15 tỉ đô-la trong năm thứ hai, mấy triệu người thất nghiệp, giá đất đai và trang trại sụt giảm đến 20 tỉ đô-la.

William J. Bryan – Bộ trưởng ngoại giao của tổng thống Wilson – đã nêu ra đích xác căn nguyên của vấn đề: “Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lẽ ra phải là người bảo vệ nông dân, nhưng trên thực tế lại trở thành kẻ thù lớn nhất của nông dân. Việc siết chặt tín dụng đối với nông nghiệp là một tội ác có âm mưu”(21).

Sau khi vui mừng nhờ bội thu từ hành động “xén lông cừu” đối với nông nghiệp, hơn nữa, các ngân hàng nhỏ ngoan cố ở vùng Trung – Tây Mỹ cũng bị quét sạch, Cục Dự trữ Liên bang lại bắt đầu buông lỏng vòng quay lưu chuyển tiền tệ.

7. Âm mưu năm 1927 của Ngân hàng quốc tế

Nhờ vào sự ủng hộ của công ty Morgan và Kuhn Loeb, Benjamin Strong nghiễm nhiên ngồi vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang. Và cùng với Montagu Norman – Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Anh, ông đã mưu tính nhiều sự kiện quan trọng trong nền công nghiệp tài chính Anglo-Saxion, trong đó bao gồm cả cuộc đại suy thoái trên phạm vi thế giới năm 1929.

Bố và ông ngoại của Norman đều từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Anh – một điều thật đặc biệt trong lịch sử nước này.

Trong cuốn sách “Chính phủ tài chính”, Johnson đã viết rằng: “Với tư cách là một người bạn thân thiết, Strong thường cùng Norman đi nghỉ mát ở miền Nam nước Pháp. Từ năm 1925 đến năm 1928, trong chính sách nới lỏng tiền tệ của New York thì giữa Strong và Norman đã có một thoả thuận ngầm nhằm khiến cho mức lãi suất của New York thấp hơn mức lãi suất của London. Nhờ vào mối hợp tác quốc tế này, Strong có ý muốn áp chế mức lãi suất của New York, mãi cho đến khi xảy ra hậu quả không thể vãn hồi mới thôi.

Chính sách nới lỏng tiền tệ của New York đã khích lệ sự phồn vinh trong những năm 20 của nước Mỹ, dẫn đến phong trào dân chúng đầu cơ một cách điên cuồng(22).

Liên quan đến hiệp định bí mật này, vào năm 1928, dưới sự chỉ đạo của nghị sĩ Louis McFadden, House Stabilization Hearing đã tiến hành một cuộc điều tra, và kết luận được đưa ra là: Bằng việc thao túng dòng lưu thông của vàng, Ngân hàng Quốc tế đã tạo nên sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu Mỹ.

Nghị sĩ McFadden: Thưa ông, điều gì đã tác động đến quyết định cuối cùng của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (chỉ chính sách hạ lãi suất vào mùa hè năm 1927)?

Miller (Chủ tịch Cục Dự trữ): Ngài đã hỏi một vấn đề mà tôi không thể trả lời.

McFadden: Nói cách khác, điều tôi quan tâm là: do đâu mà có quyết định hạ lãi suất mùa hè năm ngoái, thưa ông?

Miller: Ba ngân hàng Trung ương châu Âu lớn nhất đã phái đại diện của họ đến đất nước này. Họ là Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh, tiến sĩ Hjalmar Schacht – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức và Giáo sư Rist của Ngân hàng Pháp. Những vị này đã họp bàn cùng với người của ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Khoảng sau một vài tuần, họ đã xuất hiện hơn nửa ngày ở Washington. Tối hôm đó, họ đến Washington DC, hôm sau họ được các vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đón tiếp, chiều lại thì họ đã trở về New York.

McFadden: Các vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đều có mặt tại buổi tiệc trưa chứ, thưa ông?

Miller: ồ, đúng. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn cố ý sắp xếp cho mọi người tụ tập cùng nhau.

McFadden: Đó là một hoạt động có tính chất xã giao, hay là một cuộc thảo luận nghiêm túc, thưa ông!

Miller: Tôi cảm thấy đó là một kiểu hoạt động xã giao. Trước bữa tiệc trưa, tôi đã trò chuyện rất lâu với tiến sĩ Hjalmar Schacht, và cũng hàn huyên với cả giáo sư Rist. Sau bữa tiệc, tôi đã cùng với ngài Norman và Strong New York (Strong là Chủ tịch Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York) tán gẫu một lúc lâu.

McFadden: Vậy đó có phải là một cuộc hội nghị chủ lịch (Cục Dự trữ Liên bang) chính thức không?

Miller: Không phải.

Ông Beedy: Những sự hiểu biết và việc bỏ qua này rõ ràng không được ghi lại chính thức phải không, thưa ông?

Miller: Không có. Sau này uỷ ban Chính sách Thị trường mở đã tổ chức một hội nghị, và một số biện pháp đã được định ra như vậy.

Tôi nhớ rằng theo kế hoạch này, chỉ trong vòng 8 tháng, số ngân phiếu định mức khoảng 80 triệu đô-la Mỹ đã được Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York mua vào (phát hành tiền cơ bản).

McFadden: Việc thay đổi một chính sách như vậy đã trực tiếp dẫn đến trạng thái không bình thường của hệ thống tài chính ở đất nước này (phong trào đầu cơ thị trường cổ phiếu năm 1927 – 1929). Theo tôi thấy, một quyết sách trọng đại như vậy cần phải có sự ghi chép chính thức ở Washington.

Miller: Tôi đồng ý với các quan điểm của ông.

Nghị sĩ Strong: Sự thật là họ đã đến đây, đã tổ chức hội nghị bí mật, ăn uống tiệc tùng, bàn luận viển vông, cuối cùng đã để cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ thấp tỉ lệ chiết khấu, rồi sau đó, họ đã đem vàng của chúng ta di mất.

Ông Stege: Chính sách này đã giúp châu Âu ổn định tiền tệ nhưng đã làm dào lộn vị thế của đồng đô-la Mỹ, dúng vậy không thưa ông?

Miller: Đúng vậy, chính sách này chính là để đạt được mục đích đó(23)

Trên thực tế, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York hoàn toàn nắm bắt được toàn bộ hoạt động của Cục này. Cuộc họp bao gồm 7 vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington chỉ là hình thức, còn hội nghị bí mật thực chất đã được các nhà tài phiệt ngân hàng của châu Âu và ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York tiến hành cả tuần lễ. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ diễn ra ở Washington chưa đến một ngày, lại chỉ là hoạt động mang tính xã giao, vì thế lượng vàng trị giá 500 triệu đô-la Mỹ có được từ quyết sách của hội nghị bí mật New York đã chảy về châu Âu. Một quyết sách quan trọng như vậy mà lại hoàn toàn không được ghi chép trong bất cứ văn bản nào của Washington, từ đó có thể thấy địa vị thực tế của Hội đồng quản trị 7 người này.

8. Chích nổ bong bóng năm 1929: Lại mộl hành động “xén lông cừu”

Từ năm 1929 đến năm 1933, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã siết chặt 1/3 lượng lưu thông tiền tệ nhằm tạo ra một cuộc đại suy thoái.

Milton Friedman.

Sau hội nghị bí mật, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang New York lập tức bắt tay vào hành động, giảm lãi suất từ 4% xuống 3,5%. Chỉ trong năm 1933, họ đã phát hành thêm 60 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên. Các ngân hàng này dùng phiếu của mình làm thế chấp. Nếu được hoán đổi sang vàng thì khoản tiền này sẽ nhiều gấp 6 lần tổng lượng vàng lưu thông trên toàn thế giới lúc bấy giờ!

Lượng đô-la phát hành thông qua phương thức này cao gấp 33 lần so với lượng tiền được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tung ra trước đó! Điều khiến người ta kinh ngạc hơn là, năm 1929, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York lại phát hành thêm 58 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên vay(24)!

Thị trường cổ phiếu New York thời đó cho phép các nhà đầu tư mua vào lượng cổ phiếu bằng 1% vốn, nếu có nhu cầu, họ có thể vay thêm của ngân hàng. Trong khi đang nôn nóng khó chịu thì các ngân hàng nắm giữ tín dụng hạn ngạch lớn lại gặp được nhà đầu tư đói khát tham lam. Quả là chẳng khác gì cảnh “buồn ngủ gặp chiếu manh”.

Ngân hàng có thể vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang với mức lãi suất khoảng 5% và cho các nhà đầu tư chứng khoán vay lại với lãi suất 12%. Như vậy, họ có thể hưởng mức chênh lệch lãi suất 7% một cách ngon lành.

Lúc này, thị trường cổ phiếu New York có muốn không tăng giá cũng không thể được. Người dân Mỹ lúc này bị kích động đem hết mọi của cải tích luỹ có được để “đầu tư” vào thị trường cổ phiếu.

Thậm chí ngay cả các chính trị gia ở Washington cũng bị các trùm tài chính phố Wall kích động. Trong một buổi nói chuyện chính thức, Melo – Bộ trưởng tài chính – đã đảm bảo rằng, thị trường cổ phiếu vẫn chưa quá cao. Tổng thống Coolidge cũng xác nhận rằng, việc mua cổ phiếu lúc này vẫn đang rất tốt.

Tháng 3 năm 1928, khi trả lời chất vấn tại thượng nghị viện về mức lãi suất cho vay đối với các nhà đầu tư chứng khoán, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã trả lời rằng: “Không thể nói chính xác các khoản vay của nhà đầu tư chứng khoán có quá cao hay không, nhưng tôi chắc chắn họ là những người an toàn và bảo thủ”.

Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu loại bỏ chính sách buông lỏng tiền tệ được thực hiện từ năm 1927, ngày 6 tháng 2 năm 1929, Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh đã bí mật đến Mỹ. Các nhà ngân hàng Anh chừng như đã thực hiện xong mọi công tác chuẩn bị cho một sự kiện lớn, và thời cơ để phía Mỹ ra tay cũng đã đến.

Tháng 3 năm 1929, tại đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng quốc tế, Paul Warburg – bậc thầy tài chính của Mỹ – đã cảnh báo rằng: “Nếu như sự tham lam không kiểm soát này vẫn tiếp tục thì nguy cơ khủng hoảng nổ ra không chỉ đánh vào bản thân các nhà đầu tư, mà còn khiến cho cả nước Mỹ rơi vào thảm hoạ suy thoái”(25).

Paul vốn là người luôn giữ được thái độ trầm tĩnh trong suốt những năm tháng mà “sự tham lam không được kiểm soát, ngự trị” và bây giờ lại đột ngột nhảy ra cảnh báo nguy cơ khủng hoảng. Tờ New York Times lập tức cho đăng bài phát biểu của Paul, và trong tích tắc, bài báo đã gây nên một cơn khủng hoảng trên thị trường tài chính.

Ngày 20 tháng 4 năm 1929, giới tài phiệt ngân hàng ra phán quyết “khai tử” đối với thị trường cổ phiếu. Tờ New York Times ngày hôm đó đã phát đi một thông tin quan trọng:

9. Uỷ ban tư vấn liên bang họp kín tại Washington

Uỷ ban tư vấn liên bang đã xây dựng khung nghị quyết và giao cho Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng mọi thông tin liên quan đến việc này vẫn được giữ kín. Các động thái tiếp theo của uỷ ban tư vấn liên bang và Hội đồng quản lrỉ Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa được tiết lộ. Cách thức bảo mật thông lin của lần họp kín này hết sức nghiêm ngặt. Các phóng viên chỉ nhận được những câu trả lời nửa vời(26).

Ngày 9 tháng 8 năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người. Thì trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê. Trong suốt tháng 10 và 11, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỉ đô-la trong nháy mắt đã tan thành mây khói. Xin lưu ý rằng, 160 tỉ đô-la là một khoản tiền lớn, gần như tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Một nhà đầu tư chứng khoán của phố Wall đã miêu tả vụ “vỡ đê” đó như thế này: “Theo một kế hoạch được dàn xếp chính xác, lượng cung ứng cho vay để đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường tiền tệ New York đột ngột giảm mạnh đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929. Trên thực tế đây là hành động “xén lông cừu” đã được các trùm tài chính quốc tế tính toán nhắm vào công chúng”(27).

Đối mặt với nền kinh tế Mỹ ảm đạm, ngày 4 tháng 7 năm 1930, tờ New York Times không khỏi bùi ngùi khi đăng tải những dòng như thế này: “Giá nguyên vật liệu đã rơi xuống mức của năm 1913. Do dư thừa lao động, tiền công sụt giảm mà đã có tổng cộng 4 triệu người thất nghiệp. Vì khống chế được Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York và Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang nên Morgan đã khống chế được cả hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ”.

Phố Wall không ngừng áp dụng thủ đoạn tạo ra khủng hoảng tài chính để loại bỏ các phần tử đối lập. Từ năm 1930 đến năm 1933, tổng cộng đã có 8.812 ngân hàng phải đóng cửa. Do từng tỏ thái độ bằng vai phải lứa với năm đại gia tài chính ở New York đồng thời không chịu vay nợ từ hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên phần lớn các ngân hàng vừa và nhỏ đã phải nối đuôi nhau phá sản.

10. Mưu đồ thực sự của việc hoạch định đại suy thoái

Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc suy thoái tài chính năm 1929 là một màn kịch đã được các đại gia ngân hàng đạo diễn tại hội nghị bí mật năm 1927. Do lãi suất trên thị trường New York bị hạ thấp một cách cố ý và lãi suất trên thị trường London bị nâng cao một cách có lợi nên sự chênh lệch lãi suất giữa hai thị trường đã khiến cho dòng vàng của Mỹ chảy về Anh, giúp Anh và các quốc gia châu Âu khác khôi phục chế độ bản vị vàng.
Trên thực tế, các nhà tài chính châu Âu đã hiểu rõ rằng, việc tạo ra lạm phát tiền tệ nhằm tước đoạt tài sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách cho vay lãi. Việc dùng vàng làm cơ sở cho việc phát hành tiền tệ và cho phép hoán đổi tiền giấy sang vàng sẽ có thể khống chế các ngân hàng tạo ra nạn lạm phát tiền tệ để kiếm lợi. Vậy tại sao giới tài chính châu Âu mà đại diện là các nhà ngân hàng Anh lại muốn khôi phục bản vị vàng?

Câu trả lời là các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đang chơi một ván cờ thú vị.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc với thất bại của Đức. Số tiền bồi thường chiến tranh khổng lồ đương nhiên không thể do dòng họ Rothschild và dòng họ Warburg của nước Đức gánh vác. Nước cờ đầu tiên mà cả hai dòng họ này thực hiện là khởi động bộ máy tạo ra nạn lạm phát tiền tệ để từ đó vơ vét tài sản tích luỹ của người dân. Và như vậy, nhân loại đã hiểu biết được uy lực siêu cấp của nạn lạm phát tiền tệ.

Trong thời kỳ chiến tranh từ năm 1913 đến năm 1918, tốc độ phát hành tiền tệ của Đức đã tăng gấp 8,5 lần, đồng mác Đức đã sụt giá đến 50% so với đồng đô-la Mỹ. Bắt đầu từ năm 1921, tốc độ phát hành tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Đức đã tăng phi mã, năm 1921 tăng gấp 5 lần so với năm 1918, năm 1922 tăng 10 lần so với năm 1921, năm 1923 tăng vô vàn lần so với năm 1922. Từ tháng 8 năm 1923, vật giá leo thang chóng mặt, một chiếc bánh mì hay một phong bì thư đã có giá 1.000 mác. Mỗi ngày, một công nhân Đức được trả tiền công hai lần nhưng số tiền ấy “bốc hơi” nhanh chóng chỉ sau một giờ đồng hồ(28).

Chính vì hành vi chèn ép tầng lớp trung lưu trong xã hội khiến họ trở nên trắng tay mà các nhà tài phiệt ngân hàng Đức đã gieo vào lòng người dân sự căm phẫn tột độ đồng thời tạo ra cơ sở cho Đảng phát xít lên nắm quyền sau này. So với cảnh ngộ của nước Pháp sau khi bại trận trong cuộc chiến Phổ – Pháp năm 1870 thì những khó khăn bi thảm mà người dân Đức phải gánh chịu còn nặng nề hơn rất nhiều. Có thể thấy rằng, mầm mống của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sau này đã được gieo từ năm 1923.

Khi tài sản của người Đức bị vơ vét cạn kiệt thì đồng mác Đức phải được ổn định trở lại. Dưới sự điều phối của các nhà ngân hàng quốc tế, vàng bạc của nước Mỹ trở thành chiếc phao cứu sinh cho việc ổn định tiền tệ tại Đức.

Nước cờ tiếp theo do các nhà tài phiệt ngân hàng Anh tiến hành. Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1914, tàu ngầm Đức nhiều lần tập kích vào Đại Tây Dương, tàu vận chuyển vàng của Anh không thể nào tự do xuất cảng. Các nhà tài phiệt ngân hàng Anh buộc phải tuyên bố tạm thời ngừng chuyển đổi vàng, và như vậy, bản vị vàng của đồng bảng Anh đã trở nên hữu danh vô thực.
Năm 1924, Churchill nhậm chức Bộ trưởng tài chính Anh. Vì không phải là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nên Churchill đã không nhận ra âm mưu khôi phục bản vị vàng của các nhà ngân hàng – những người cứ khăng khăng cho rằng cần phải bảo vệ vị thế tuyệt đối của đồng bảng Anh trên thị trường tài chính thế giới. Ngày 13 tháng 5 năm 1925, Anh thông qua Dự luật Bản vị Vàng (Gold Standard Act). Lúc này, do trải qua những mất mát nặng nề của chiến tranh nên thực lực kinh tế của Anh không còn mạnh so với Mỹ. Thậm chí ngay tại châu Âu, Anh cũng không còn giữ được vị thế nước lớn, vì thế việc ép buộc khôi phục bản vị vàng sẽ khiến đồng bảng Anh tăng giá và tác động nghiêm trọng đến sức cạnh tranh xuất khẩu của Anh đồng thời gây ra hậu quả xấu về kinh tế như giá nguyên liệu thấp, tiền lương giảm đi, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.

Lúc này, Keynes – một bậc tinh anh quyền quý từng là đại diện của Bộ tài chính Anh tại Hội nghị hoà bình Paris năm 1919 – kiên quyết phản đối những điều khoản khắc nghiệt áp dụng cho nước Đức, thậm chí sẵn sàng từ chức để phản đối vấn đề này. Ông chủ trương phế bỏ bản vị vàng, tỏ rõ sự bất đồng đối với các thế lực ngân hàng London. Tại uỷ ban Macmillan chuyên về điều tra tính khả thi của bản vị vàng, Keynes đã khẳng khái trình bày về tác hại của bản vị vàng. Và theo cách nhìn của ông thì vàng chỉ là “di tích dã man”, là rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong khi đó, Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh – lại cho rằng bản vị vàng là thứ không thể thiếu đối với các nhà ngân hàng chân chính. Theo Norman thì cho dù gánh nặng của nước Anh có như thế nào, các ngành nghề chịu tổn thất nghiêm trọng ra sao, mọi người cũng phải chấp nhận chế độ bản vị vàng để thể hiện danh dự hàng đầu của các nhà tài phiệt ngân hàng London. Người dân Anh bị gọi là những kẻ hồ đồ. Và cũng giống tình hình ở Mỹ, hình ảnh của các nhà ngân hàng Anh cũng không được đánh giá tốt đẹp gì trong mắt người dân. Theo họ, những gì mà các nhà ngân hàng ủng hộ tất nhiên đều không tốt đẹp gì, còn những ai dám phê phán mạnh mẽ quan điểm của các nhà ngân hàng sẽ giành được sự mến mộ của dân chúng.

Đây mới là phần đặc sắc nhất của vở kịch.

Với lai lịch rất đơn giản, Keynes đã diễn xuất rất tốt vai “vệ sĩ” của nhân dân, trong khi các nhà ngân hàng thì xuất hiện với tư cách là tín đồ của vàng. Một màn kịch thật thú vị với kẻ tung người hứng nhịp nhàng, cũng vì thế mà dư luận và lòng dân bị thao túng một cách dễ dàng.

Quả nhiên, mọi việc không nằm ngoài “dự đoán” của Keynes cũng như các nhà tài phiệt ngân hàng Anh. Sau khi khôi phục bản vị vàng, nền kinh tế Anh đã tuột dốc không phanh, tỉ lệ thất nghiệp từ 3% năm 1920 đã tăng vọt lên 18% vào năm 1926.

Các cuộc bãi công diễn ra khắp nơi trên nước Anh, chính trị rơi vào cảnh hỗn loạn, chính phủ Anh đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, xin nhớ rằng, điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng luôn khát khao mong mỏi chính là khủng hoảng! Chỉ khi nào tạo nên khủng hoảng thì các nhà tài phiệt ngân hàng mới có thể thúc đẩy cuộc “cách mạng tài chính” theo ý đồ của họ. Năm 1928, thông qua Dự luật Tiền tệ và Giấy bạc Ngân hàng (Currency and Bank Notes Act), nghị viện Anh đã tháo gỡ những ràng buộc về giới hạn trong việc dùng công trái để đảm bảo cho đồng bảng Anh – một hình thức xiềng xích trói buộc các nhà ngân hàng Anh suốt 84 năm.

Năm 1844, nước Anh ban hành pháp lệnh nhằm hạn chế các ngân hàng trong việc phát hành 19,75 triệu bảng Anh được đảm bảo bằng công trái. Bên cạnh đó, các nhà ngân hàng phải dùng vàng để bảo đảm cho việc phát hành tiền giấy.

Cũng giống như sự xuất hiện của Cục Dự trữ Liên bang, việc dùng công trái làm thế chấp trong phát hành tiền tệ thật sự là một giấc mộng đẹp đối với các nhà ngân hàng Anh. Chỉ trong mấy tuần sau khi pháp lệnh mới được thông qua, Ngân hàng Anh đã phát hành 260 triệu bảng bằng công trái. Pháp lệnh mới còn trao quyền phát hành công trái không giới hạn cho ngân hàng Anh trong những tình huống khẩn cấp, miễn sao sau đó được Bộ tài chính và Quốc hội chấp thuận(29) và như vậy, quyền phát hành tiền không hạn chế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cuối cùng cũng nằm trong tay Ngân hàng Anh.

Nước cờ thứ ba mà các nhà ngân hàng thực hiện là hành động “xén lông cừu”. Sau hội nghị bí mật năm 1927, do chính sách hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên một lượng vàng khá lớn của Mỹ trị giá 500 triệu đô-la đã chảy ra nước ngoài. Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang lại tiếp tục nâng lãi suất khiến cho các ngân hàng thiếu vàng nghiêm trọng và không thể thực hiện dịch vụ cho vay. Người dân Mỹ cũng vì thế mà trở nên khốn đốn. Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã thi nhau dốc vốn thu mua một lượng lớn cổ phiếu tốt với giá rẻ như bèo. Nghị sĩ McFadden đã miêu tả thế này: “Mới đây, chỉ nội trong một bang đã có tới 60.000 ngôi nhà và nông trường bị phát mãi trong một ngày. Ở quận Auckland thuộc bang Michigan có 71.000 chủ nhà và chủ trang trại bị tống ra khỏi cửa. Những tình cảnh tương tự đang diễn ra ở từng bang của nước Mỹ”.

Trong cơn đại nạn kinh tế chưa từng thấy này, chỉ có một ít người thuộc tầng lớp thượng lưu có mối quan hệ mật thiết với dòng họ Rothschild mới biết được diễn biến của màn kịch lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Những người này đã nhanh tay bán tháo tất cả những cổ phiếu mình có để tập trung đầu cơ công trái chính phủ. Những kẻ không có dính dáng gì tới các ông trùm ngân hàng, cho dù có giàu sang đến mấy cũng không thể tránh được tai hoạ. Những công ty có dính dáng đến các ông trùm tài chính bao gồm J.P. Morgan và Kuhn Loeb, ngoài ra cũng còn có một số “khách hàng ưu tiên cánh hẩu”, một số chính trị gia quan trọng mà các nhà ngân hàng muốn duy trì mối quan hệ hữu hảo hoặc những nhà cầm quyền của các quốc gia có mối quan hệ tối với họ.

Khi Morrison từ chức tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, trên tờ Newsweek số ra ngày 30 tháng 5 năm 1936 đã xuất hiện những dòng bình luận như sau: “Người ta cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã mất đi một nhân vật tài năng. Năm 1929 (trước khi thị trường cổ phiếu lâm vào khủng hoảng), Mornson đã triệu tập một hội nghị và ra lệnh cho các ngân hàng trong hệ thống của ông phải chấm dứt cho vay đầu tư chứng khoán trước ngày 1 tháng 9. Vì thế, các doanh nhân này mới dễ dàng phát đạt trong cơn suy thoái sau này”(30). Tài sản của Joe Kennedy đã tăng từ 4 triệu đô-la vào năm 1929 lên đèn 100 triệu đô-la vào năm 1935, nghĩa là gấp 25 lần. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Bernard Baruch đã bán sạch cổ phiếu vốn có của mình để đầu tư vào công trái. Vài ngày trước “thứ Ba đen tối” (ngày 29-10-1929), Henry Morgenthau đã tới ngân hàng và ra lệnh cho công ty của ông trong vòng ba ngày phải bán hết lượng cổ phiếu trị giá 60 triệu đô-la Mỹ. Các nhân viên dưới quyền của Henry cảm thấy khó hiểu và khuyên ông nên bán dần trong mấy tuần. Nhưng Henry liền nổi cáu quát ngay vào mặt nhân viên mình rằng: “Tôi đến đây không phải để tranh luận với anh? Hãy làm theo lệnh tôi đi!”

Sau gần 80 năm, khi nhìn lại giai đoạn lịch sử này, chúng ta vẫn phải thán phục mưu trí thương trường của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Không nghi ngờ gì nữa, họ chính là những người thông minh nhất thế giới. Thủ đoạn, mưu mô, những kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ, lòng can đảm và mưu trí… quả thực là những điều khiến người đời phải thán phục. Thậm chí cho đến ngày nay, không ít người vẫn còn chưa tin rằng, số phận của họ đã bị các nhà tài phiệt ngân hàng này thao túng.

Sau mùa bội thu từ vụ “xén lông cừu” của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, “tư tưởng tiền tệ giá rẻ” của Keynes đã trở thành cỗ máy tạo ra sự giàu có cho các đại gia ngân hàng.

CHÚ THÍCH

(1) Lời phát biểu của cựu Thị trưởng Thành phố New York John Haylan tại Chicago và trích dẫn 27/3/1927, New York Times.

(2) Henry Kissinger, Thuật ngoại giao (Diplomacy) – Simon & Schuster; 4/4/1995, Chương 8.

(3) Tạp chí Joumal of Eonomics, 4/1887.

(4) Henry Kissinger, Thuậl ngoại giao (Diplomacy) – Simon & Schuster; 4/4/1995), Chương 8.

(5) Ron Chernow, Gia tộc Morgan (The House of Morgan) – New York: Grove Press 1990 – tr. 198.

(6) Ron Chernow, Gia tộc Morgan (The House of Morgan) – New York: Grove Press 1990 – tr. 200.

(7) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, Chương 9.

(8) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, tr. 506.

(91 Henry Kissinger, Thuật ngoại giao (Diplomacy) – Simon & Schuster; 4/4/1995, Chương 9.

(10) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(11) Cordel Hull, Hồi ký (Macmillan, New York, 1948) tập 1, tr. 76.

(12) http: “www.freedomtofascism.com.

(13) Ron Chernow, Gia tộc Morgan (The House of Morgan) – New York: Grove Press 1990, Chương 10.

(14) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(15) Max Warburg, Hồi ký của Max Warburg, Berlin, 1936.

(17) Lời khai của Baruch trước Uỷ ban Nye, 13/9/1937.

(18) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(19) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(20) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 9.

(21) Hearst Magazine, 11/1923.

(22) Brian Johnson, Đời sống chính trị của tiền bạc (The Politics of Money) – New York: McGraw Hill 1970, tr. 63.

(23) Các phiên toà 1928.

(24) Hồ sơ Quốc hội, 1932.

(25) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 12.

(26) New York Times, 20/4/1929.

(27) Đại tá Curtis Dall, F.D.R., Bố vợ tôi (My Exploited Father-in-law) Liberty Lobby, 1970.

(28) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, tr. 575.

(29) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, tr. 377.

(30) Newsweek, 30/5/1936.

CHIẾN TRANH VÀ SUY THOÁI: MÙA BỘI THU CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

Nguy cơ thật sự của đất nước cộng hoà chúng ta chính là chính phủ bù nhìn này – một con bạch tuộc khổng lồ với vô vàn xúc tu đang bám chót lấy các thành phố, các bang và đất nước của chúng ta. Cái đầu của con bạch tuộc này là tập đoàn dầu khí của Rockefeller và một nhóm nhỏ được gọi là trùm sò tài chính có năng lực cực lớn của các ngân hàng quốc tế. Trên thực tế, chúng đang thao túng chính phủ Mỹ nhằm thoả mãn ham muốn cá nhân của bản thân mình.

Thông qua việc khống chế nguồn cung ứng tiền tệ để dễ bề điều khiển chính phủ, các nhà tài phiệt ngân hàng càng có cơ hội để bóc lột người dân và cướp bóc nguồn tài nguyên của quốc gia. Đây chính là lý do giải thích vì sao các dòng họ lớn này luôn tập trung cao độ vào quyền lực đồng thời dốc sức để sai khiến quyền lực và thông qua việc phát hành tiền tệ để chiếm đoạt tài nguyên.

Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế này cũng như gia tộc Rockefeller chính là thế lực khống chế phần lớn báo chí của đất nước. Họ sử dụng những chuyên mục bình luận trên các báo này để kiềm chế các quan chức chính phủ. Những người không quy thuận sẽ bị họ tống khứ ra khỏi cơ cấu chính phủ.

Trên thực tế, các nhà tài phiệt ngân hàng đã khống chế cả hai đảng (đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ), kiểm soát cương lĩnh chính trị của hai đảng, khống chế các nhân vật lãnh đạo, tin dùng các ông trùm của các công ty tư nhân. Nói chung, họ không từ bất cứ thủ đoạn nào để sắp đặt nhân sự trong các cơ vươn cấp cao của chính phủ theo ý của họ(1).

John Hylan, Thị trưởng thành phố New York, năm 1927.

Chiến tranh luôn cần đến tiền. Trên thực tế, quy mô chiến tranh càng lớn thì lượng tiền ra càng nhiều, đây là cái lý mà ai cũng biết. Vấn đề là, ai tiêu tiền của ai? Do chính phủ Âu – Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ nên nguồn tiền tất yếu chỉ có thể được vay từ ngân hàng. Chiến tranh làm cho tốc độ tiêu hao vật tư tăng cực độ, khiến cho các nước tham chiến dù có thất bại cũng phải theo đuổi đến cùng. Chiến tranh cũng khiến cho các chính phủ tìm mọi cách để vay tiền ngân hàng, bởi vậy mà một điều dễ hiểu là tại sao chiến tranh luôn là đề tài yêu thích nhất của các ngân hàng. Họ hoạch định chiến tranh, kích động chiến tranh, đầu tư cho chiến tranh, và những lâu đài hoa lệ của các ngân hàng quốc tế lại thường được xây trên đống đổ nát chồng chất tang thương của chiến tranh.

Một thủ đoạn kiếm tiền khác của các ngân hàng quốc tế là tạo ra suy thoái kinh tế.

Trước tiên họ mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản. Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn một phần mười thậm chí là một phần trăm giá trị thực thì họ lại ra tay mua vào. Trong ngôn ngữ của các ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu”, Sau khi ngân hàng trung ương tư nhân được thành lập, cường độ và phạm vi của hành động “xén lông cừu” đã đạt đến mức chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Hành động “xén lông cừu” gần đây nhất xảy ra năm 1997 trên cơ thể của các “con hổ nhỏ” và “rồng nhỏ” của châu Á. Việc con cừu Trung Quốc béo núc rốt cuộc có thoát khỏi vận đen “xén lông cừu” hay không còn tuỳ thuộc vào việc nó có chịu nghiên cứu nghiêm túc thảm kịch “xén lông cừu” kinh hoàng đã từng xảy ra trong lịch sử nhân loại hay không.

Sau khi các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài xâm nhập toàn diện vào Trung Quốc thì điều khác nhau căn bản nhất so với trước đây nắm ở chỗ, ngân hàng quốc hữu trước đây tuy có xung lực thúc đẩy lạm phát tiền vốn để kiếm lợi nhuận, nhưng tuyệt đối không có ý đồ và khả năng thông qua việc siết chặt tiền tệ để tắm máu tài sản của dân. Sở dĩ tại Trung Quốc kể từ ngày lập nước đến nay chưa từng xảy ra nguy cơ kinh tế lớn chính là vì nước này không có đủ ý đồ chủ quan và khả năng khách quan để tạo nên nguy cơ kinh tế Sau khi các ngân hàng quốc tế xâm nhập toàn diện vào Trung Quốc thì tình hình đã có sự biến đổi mang tính chất căn bản.

1. Không có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì không có cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Khi nói về sự bùng phát của cuộc chiến tranh thế giới lần như nhất, trong cuốn Thuật ngoại giao (Diplomacy) nổi tiếng của mình, Kissinger đã có một câu bình luận rất ấn tượng rằng: “Điều khiến người ta kinh ngạc là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ không phải do một sự việc không thấm tháp gì so với các cuộc khủng hoảng khác trước đó, mà là bởi nó bùng nổ sau một thời gian rất dài(2).

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, thái tử Ferdinand von Sterreich-Este của Vương triều Habsburg – vương triều chính thống châu Âu bị Osterreich thôn tính vào năm 1908 – đã bị một thích khách trẻ tuổi người Serbia ám sát. Đây chỉ là một hành vi phục thù trong kế hoạch của một tổ chức khủng bố đơn thuần. Lúc đó, chẳng ai nghĩ rằng việc này lại trở thành ngòi nổ cho một cuộc đại chiến trên toàn cầu, kéo theo 30 quốc gia, 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa và làm thương vong hơn 30 triệu người.

Do cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra mà Pháp và Đức đã trở thành kẻ thù truyền kiếp của nhau, trong khi nước Anh thoát khỏi chính sách đại lục châu Âu “quang kinh cô lập” và phải đối mặt với cục diện Đức mạnh Pháp yếu. Lúc này, Đức đã trở thành cường quốc số một châu Âu, nếu không khống chế được, quốc gia này ắt sẽ trở thành mối lo thường trực của Anh. Vậy là Anh lôi kéo Nga vốn cũng là nước có chút hiềm khích với Đức, cùng Pháp thành lập Hiệp ước ba nước (Triple Entente), còn Đức liên minh với Áo, từ đây hình thành nên hai tập đoàn đối lập lớn nhất châu Âu.

Hai bên không ngừng chạy đua vũ trang chiến lược, duy trì một đội quân sẵn sàng chiến đấu có quy mô lớn. Chính phủ các nước đều vì vậy mà lún sâu vào vũng lầy nợ nần.

Một bản báo cáo chi tiết thu thập công nợ của các quốc gia châu Âu cho thấy rằng, số tiền chi trả lãi suất hàng năm cho các loại công trái lên đến 5.343 tỉ đô-la. Các nước châu Âu đã lún sâu vào các khoản nợ nần này, còn chính phủ các nước này thì không thể kiểm soát nổi tình hình. Cho dù gây ra nhiều khả năng đáng sợ, nhưng so với tình trạng hoà bình với giá cả đắt đỏ và tình trạng mất ổn định thì có lẽ chiến tranh là một sự lựa chọn đáng để suy nghĩ(3).

Từ năm 1887 đến năm 1914, tình hình chính trị bất ổn cộng với giá cả đắt đỏ vẫn bám chặt châu Âu. Chính phủ các nước châu Âu vì chạy đua vũ trang mà lâm vào nguy cơ phá sản nhưng vẫn nhìn nhau bằng con mắt đối địch. Tục ngữ có câu: “Một phát pháo nổ đáng giá vạn lượng vàng”, hệ thống ngân hàng châu Âu cung cấp các khoản vay tín dụng cho các bên đối lập do dòng họ Rothschild xây dựng và phát triển, đã dốc sức xúi giục cuộc đối đầu quân sự này.

Trên thực tế, các quốc gia đang dùng tiền và lương thực để đánh nhau. Đến năm 1914, một điều rất rõ ràng là các quốc gia chủ yếu của châu Âu đã không thể gánh vác một cuộc chiến trên quy mô lớn. Tuy có lực lượng quân đội luôn trong tình trạng sẵn sàng và một chế độ động viên quân sự phổ cập cũng như hệ thống vũ khí hiện đại nhưng kinh tế của các quốc gia này lại không đủ sức để chi trả các khoản chi phí chiến tranh khổng lồ. Tình hình này diễn ra đúng như những gì cơ quan tình báo Nga viết trong thư gửi cho Sa Hoàng tháng 2 năm 1914, “Không còn nghi ngờ gì nữa, chi phí chiến tranh sẽ vượt ra ngoài khả năng chịu đựng của Nga. Cho nên, chúng ta cần phải vay tiền của các nước liên minh và các quốc gia trung lập dù phải trả giá đắt. Nếu kết quả cuộc chiến bất lợi cho ta, hậu quả kinh tế của việc chiến bại là khó có thể tính được, nền kinh tế nước nhà sẽ rơi vào trạng thái hoàn toàn tê liệt. Dù có giành được thắng lợi thì chúng ta cũng không lấy gì làm vui nếu điều đó gây bất lợi cho nền tài chính nước nhà, bởi một khi thua trận thì nước Đức cũng sẽ chẳng có gì để bồi hoàn chi phí chiến tranh cho ta. Hiệp ước hoà bình sẽ mang lại lợi ích cho nước Anh mà không cho phép Đức có được cơ hội phục hồi kinh tế để trả hết các khoản nợ cho chúng ta, thậm chí sau khi chiến tranh kết thúc, Đức cũng không thể có khả năng hoàn trả các khoản nợ(4).

Trong tình hình này, một cuộc chiến quy mô lớn xảy ra là điều không thể hình dung nổi. Nếu như chiến tranh thực sự bùng nổ thì cũng chỉ có thể diễn ra trong phạm vi cục bộ, mang tính tạm thời và ở cấp độ thấp, có thể sẽ giống như cuộc chiến Phổ – Pháp năm 1870 – một cuộc chiến chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 10 tháng. Nhưng kết quả chiến tranh như thế chỉ có thể xoa dịu chứ không thể giải quyết cục diện đối lập ở châu Âu. Cho nên, thời gian khai chiến chỉ có thể tiếp tục được kéo dài trong sự bất ổn chính trị và giá cả leo thang, mãi cho đến khi có sự ra đời của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Lúc này, nước Mỹ bên kia bờ đại dương đã là một cường quốc công nghiệp số một thế giới có năng lực lớn trong sản xuất công nghiệp và nguồn tài nguyên phong phú. Nhưng mãi đến năm 1913, Mỹ vẫn là một nước dựa vào các khoản vay nước ngoài và có ít khả năng cung cấp các khoản vay cho nước ngoài. Nguyên nhân chính là do không có sự hiện diện của ngân hàng trung ương, và bởi vậy mà các nhà ngân hàng New York khó có thể tập trung điều động nguồn tài chính trong cả nước. Nhưng các nhà ngân hàng thường có hứng thú với chiến tranh quy mô lớn, bởi chiến tranh sẽ đem đến cho họ nguồn lợi nhuận khổng lồ. Ngay sau khi đề án Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thông qua, các nhà ngân hàng quốc tế lập tức bắt tay hành động. Ngày 3 tháng 8 năm 1914, ngân hàng của Rothschild ở Pháp đã gửi thông báo cho Morgan đề nghị lập tức chuẩn bị một khoản tín dụng trị giá 100 triệu đô-la Mỹ để Pháp mua vật tư từ Mỹ. Khi nghe tin, Wilson lập tức phản đối, trong khi William Jennings Bryan – Bộ trưởng ngoại giao của Mỹ lúc bấy giờ – lên án khoản cho vay này là “giao dịch phi pháp xấu xa nhất”.

Đức và Mỹ xưa nay chưa từng kết giao với nhau trong kinh tế và chính trị. Lúc này, Mỹ có khoảng 8 triệu người Mỹ gốc Đức, chiếm khoảng 10% dân số Mỹ, và khi Mỹ lập quốc suýt nữa thì tiếng Đức đã trở thành quốc ngữ của Mỹ.

Người Mỹ gốc Đức có sức ảnh hưởng chính trị không nhỏ, thêm vào đó dân nhập cư đến từ Irlen vốn dĩ không mấy thiện cảm đối với Anh. Chính phủ Mỹ đã từng mấy phen giao chiến với Anh, cho nên ở giai đoạn sơ khởi của chiến tranh, chính phủ Mỹ luôn giữ một thái độ dùng dằng, khác hẳn với các nhà ngân hàng đang sốt ruột như kiến bò trong chảo nóng. Các đại gia ngân hàng tích cực xúi giục Mỹ tuyên chiến với Đức, còn chính phủ thì kiên quyết phản đối chiến tranh và giữ thế trung lập.

Trước tình thế này, các nhà tài phiệt ngân hàng bèn nghĩ ra một kế sách tạm thời – cấp tín dụng cho các nước thuộc khối đồng minh để mua vật tư của Mỹ thay vì cho các nước này vay tiền thông qua việc bán công trái. Dưới sự bức ép của các nhà ngân hàng, Wilson buộc phải gật đầu đồng ý.

Vì thời gian bầu cử tổng thống mới cho nhiệm kỳ tiếp theo sắp đến gần nên Wilson ngày càng nghiêng về lập trường của các nhà ngân hàng trong vấn đề tham chiến với hi vọng tái đắc cử lần hai.

Ngày 23 tháng 12 năm 1913, “Dự luật Cục Dự trữ Liên bang” được thông qua, và các điều kiện cho sự bùng phát một cuộc chiến tranh ở cấp độ thế giới đã bước vào giai đoạn chín muồi. Cỗ máy chiến tranh vốn im lặng quá lâu cuối cùng đã có thể khởi động.

Ngày 16 tháng 11 năm 1914, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức đi vào hoạt động. Ngày 16 tháng 12, Davison – cánh tay đắc lực của Morgan đến Anh để đàm phán với thủ tướng Anh – Herbert H. Asquith – về khả năng Mỹ cung cấp cho Anh một khoản tín dụng. Ngày 15 tháng 1 năm 1915, Ngân hàng Morgan và Anh đã đạt được bản hợp đồng tín dụng với tổng giá trị là 10 triệu bảng. Đối với Mỹ, việc này là một thương vụ tương đối khả quan, vì chẳng ai có thể ngờ rằng tổng số khoản vay cuối cùng lại đạt đến mức 3 tỉ đô-la Mỹ – một khoản vay khổng lồ! Ngân hàng Morgan đã thu 1% phí thủ tục, nghĩa là ngân hàng này xơi trọn 30 triệu đô-la! Mùa xuân năm đó, Ngân hàng Morgan lại ký kết hợp đồng tín dụng với chính phủ Pháp.

Tháng 9 năm 1915 là thời khắc để các ông trùm khảo nghiệm liệu phố Wall có thể đủ sức trở thành Trung tâm Tài chính Thế giới hay không. Khoản vay Anh-Pháp (Anglo – French Loan) trị giá 500 triệu đô-la Mỹ chính thức được mở màn. Tổng thống Wilson vốn dĩ trước đó luôn kiên quyết phản đối việc này đã không chống đỡ được sự tấn công từ cả phía các nhà ngân hàng lẫn các thành viên nội các. Tân Bộ trưởng Ngoại giao của Wilson là Robert Lansing cảnh báo rằng: “Nếu không có các khoản vay thì nền sản xuất sẽ bị hạn chế, công nghiệp suy thoái, nguồn vốn và sức lao động bỏ không, nguy cơ phá sản sẽ diễn ra trên quy mô lớn, sự tức giận và bất mãn của dân chúng sẽ tăng lên”(5).

Nghe xong, Wilson toát mồ hôi lạnh, chỉ còn biết nhượng bộ thêm lần nữa. Đối với việc bán công trái ra ngoài với quy mô chưa từng có lần này, các ngân hàng ở phố Wall cũng đã phải tung hết chiêu của mình. 61 nhà tài phiệt ký nhận trách nhiệm thanh toán công trái và 1570 cơ cấu tài chính tham gia vào nghiệp vụ phát hành và tiêu thụ(6). Đây là một nhiệm vụ cực kỳ gian nan, đặc biệt việc mở rộng tiêu thụ những công trái này đến miền Trung và Tây Mỹ càng trở nên khó khăn hơn. Người dân Mỹ đều không cho rằng cuộc chiến tranh là vấn đề của châu Âu và họ có quan hệ trực tiếp gì trong cuộc chiến tranh đó, đồng thời không muốn đem tiền của đổ vào cuộc chiến. Để đánh tan sự nghi ngờ này, các ngân hàng đã mạnh miệng tuyên truyền rằng, nguồn tiền đầu tư này sẽ ở lại nước Mỹ. Mặc dù đã dùng rất nhiều chiêu thức, nhưng vùng Trung Tây Mỹ chỉ có một ngân hàng của Chicago chịu gia nhập vào đội quân của phố Wall. Hành động này lập tức đã gây phẫn nộ đối với hậu duệ của người Đức ở vùng này. Họ đã phát động kế hoạch ngăn chặn các cuộc vận động của ngân hàng. Đến cuối năm 1915, vẫn có một khoản công trái trị giá 187 triệu đô-la Mỹ chưa được bán xong.

Khi chiến tranh bước sang thời khắc quan trọng, để kiếm được nhiều tiền hơn nữa, chính phủ Anh tuyên bố sẽ trưng thuế thu nhập lợi tức đối với công trái Mỹ mà người dân Anh đang nắm giữ. Người dân Anh lập tức bán đổ bán tháo những công trái này. Ngân hàng Anh quốc đã rất nhanh tay thu mua một lượng khổng lồ công trái Mỹ và lập tức lệnh cho các công ty đại lý của Morgan ở Mỹ đem những công trái này ra tiêu phụ ở phố Wall. Các nhà đầu tư Mỹ tự nhiên đón nhận khoản công trái của nước mình, thật nhanh chóng khoản công trái trị giá 3 tỉ đô-la Mỹ đã chảy vào thị trường, nước Anh lại thu được một khoản tiền khổng lồ để chi trả cho chiến sự. Nhưng vị trí chủ nợ được tích luỹ hơn một trăm năm của người Anh trong thoáng chốc đã tan theo khói lửa chiến tranh. Từ đây, trong mối quan hệ chủ nợ của Anh đối với Mỹ đã thay đổi về căn bản.

Tín dụng của Mỹ như được tiếp thêm dầu vào lửa. Ngọn lửa chiến tranh bắt đầu tức tốc lan tràn, mức độ thảm khốc của cuộc chiến cũng theo đó mà leo thang cực độ. Chỉ trong chiến dịch ở sông Mane, nội chỉ một ngày, các nước đồng minh đã tiêu tốn hết 200 nghìn phát đạn pháo. Nhân loại cuối cùng đã hiểu được rằng, sự kết hợp giữa hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, hậu cần hiện đại và thủ đoạn tài chính hiện đại có thể khiến cho cuộc chiến tranh ngày càng thêm thảm khốc và kéo dài.

Cuộc chiến tranh khiến cho vật tư tiêu hao với tốc độ chóng mặt. Chiến tranh đã khiến các nước tham chiến bất chấp mọi giá để theo đuổi, bất chấp mọi giá để vay ngân hàng. Đó là lý do giải thích tại sao chiến tranh luôn là điều mà các nhà ngân hàng mong chờ và yêu thích.

2. Cục Dự trữ Liên bang thời chiến dưới sự thao túng của Benjamin Strong

Benjamin Strong bắt đầu gây được sự chú ý của công chúng là vào năm 1904, khi ông trở thành Quyền Chủ tịch của Ngân hàng Trust. Khi đó, Davison – một nhân vật thân tín của Morgan – đang lo lắng trước việc các công ty uỷ thác ngày càng lớn mạnh. Phạm vi nghiệp vụ của những công ty uỷ thác này còn rộng hơn các ngân hàng thương mại và bị chính phủ trói buộc ít hơn, vì vậy có thể thu hút tài chính với mức lợi nhuận cao hơn. Để đối phó với sự cạnh tranh mới này, sau khi được sự đồng ý của Morgan, vào năm 1903, Davison cũng đã can dự vào việc mua bán uỷ thác, và Strong trở thành người thực thi cụ thể của Davison. Trong cơn khủng hoảng năm 1907, uỷ thác ngân hàng còn có thêm các hành động cứu vãn cơ cấu tài chính khác, và nhờ vậy mà danh tiếng của Strong nổi như cồn.

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thành lập năm 1913, Davis và Paul Warburg tìm đến Strong để tiến hành một cuộc đàm phán với hi vọng Strong sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Ngân hàng New York thuộc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ. Và Strong đã vui vẻ đồng ý. Từ đây, Strong trở thành nhân vật chính yếu trong hệ thống dự trữ liên bang Mỹ.

Strong nhanh chóng thích ứng với vai trò mới. Ông ta đã thành lập một diễn đàn, tiến hành họp định kỳ để thương thảo về các quy tắc hành động của Cục Dự trữ Liên bang trong thời kỳ chiến tranh. Với những thủ đoạn vô cùng khéo léo Strong đã thao túng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, đồng thời tập trung quyền lực phân tán từ các ngân hàng của 12 khu vực trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang về tay Ngân hàng New York. Bề ngoài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho phép Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở 12 khu vực trên toàn nước Mỹ được quyền căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương mà đặt ra chính sách về tỉ lệ chiết khấu của mỗi nơi cũng như cầm cố ngân phiếu thương nghiệp, hay nói cách khác, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ của các bang sẽ có quyền quyết định loại ngân phiếu thương nghiệp nào có thể được cầm cố với mức chiết khấu ra sao. Đến năm 1917, có ít nhất 13 loại quy tắc cầm cố ngân phiếu thương nghiệp khác nhau đã được lập nên(7).

Thế nhưng, do chiến tranh, số công trái được dùng làm ngân phiếu cầm cố của Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trên thực tế không ngừng tăng nhanh, do vậy mà hạn mức công trái đã vượt xa rất nhiều so với tổng số ngân phiếu thương nghiệp khác, chẳng mấy chốc đã khiến cho chính sách cầm cố ngân phiếu của các ngân hàng khu vực khác thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trở nên vô hiệu.

Dưới sự khống chế của Trong, “thao tác thị trường công khai” đã xem công trái là ngân phiếu cầm cố chủ yếu và duy nhất, từ đó toàn bộ hệ thống Cục dự trữ 1 lên bang Mỹ bị thao túng một cách nhanh chóng.

Do việc phát hành các khoản cho vay quy mô lớn để trợ giúp tài chính cho cuộc chiến châu Âu nên lưu lượng tiền tệ Mỹ giảm đi ghê gớm, uy lực của Ngân hàng Trung ương bắt đầu được hiện rõ. Chính phủ Mỹ bắt đầu tăng thêm lượng công trái khổng lồ, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thì cũng tiếp nhận với khối lượng đáng kinh ngạc. Chi phiếu Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note) với hạn ngạch lớn ồ ạt hoà vào đòng chảy tiền tệ chẳng khác nào nước lũ vỡ đê, bổ xung cho sự thiếu hụt tiền tệ do các khoản cho vay chiến tranh mà châu Âu gây nên. Cái giá phải trả là sự tăng lên theo chiều thẳng đứng của các khoản công trái Mỹ, kết quả là chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang đi vào hoạt động (từ năm 1916 đến 1920), số công trái của Mỹ đã tăng bột phát gấp 25 lần, từ 1 tỉ đô-la Mỹ lên đến 25 tỉ đô-la Mỹ(8). Tất cả số công trái hiện có của Mỹ đều dựa trên những khoản thuế chưa nộp của người dân Mỹ để thế chấp.

Kết quả là trong chiến tranh, các nhà tài phiệt ngân hàng kiếm được một khoản tiền khổng lồ trong khi người dân lại mất tiền, mất sức, thậm chí là cả máu.

3. Mỹ tham chiến “vì nguyên tắc dân chủ và đạo đức”

Khi được một đồng nghiệp là đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức hỏi với thái độ dầy vẻ hoài nghi rằng tại sao Mỹ cần phải gây chiến với Đức, vị đại sứ Mỹ đáp rằng: “Người Mỹ chúng tôi tham chiến vì nguyên tắc đạo đức”. Câu trả lời như vậy khiến cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ vò đầu vuốt trán. Tiến sĩ Kissinger đã giải thích về việc này: “Nước Mỹ từ ngày lập quốc đến nay luôn tự cho mình là kẻ khác người. Trên bình diện ngoại giao, họ đã tạo ra hai thái độ mâu thuẫn nhau: một là thúc đẩy chế độ dân chủ trong nước ngày càng trở nên hoàn hảo; hai là quan điểm giá trị của Mỹ khiến cho nhân dân nước này tin rằng họ cần phải truyền bá những quan điểm này ra toàn thế giới”(9).

Quả thật, những gì nước Mỹ trải qua có khác với các quốc gia khác trên thế giới. Khái niệm giá trị dân chủ của Mỹ cũng quả thật là xứng đáng cho người ta ca tụng, nhưng nếu nói rằng nước Mỹ đã tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất chỉ vì đạo đức và lý tưởng, thì có thể tiến sĩ Kissinger đã suy đoán một cách hồ đồ.

Ngày 5 tháng 3 năm 1917, trong bức thư mật gửi cho tổng thống Wilson, đại sứ Mỹ Walter Hines Page – người đang thường trú ở Anh lúc đó – đã nói rằng: “Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng sắp tới sẽ vượt ra ngoài khả năng chịu đựng trong việc cung cấp các khoản vay của công ty Morgan đối với Anh và Pháp. Sự giúp đỡ lớn nhất mà chúng ta có thể cung cấp cho các nước đồng minh chính là tín dụng. Nếu không khai chiến với Đức, chính phủ của chúng ta sẽ không thể cung cấp tín dụng trực tiếp cho các nước đồng minh”(10).

Lúc này, hệ thống công nghiệp nặng của Mỹ đã chuẩn bị cả năm cho việc tham chiến. Từ năm 1916, lục quân và hải quân Mỹ đã bắt đầu mua một lượng lớn các thiết bị khí tài hạng nặng. Để tăng thêm nguồn tài chính, các nhà tài phiệt ngân hàng và các chính trị gia đã bắt đầu nghĩ ra nhiều kế sách hơn nữa. “Cuộc xung đột khiến chúng ta phải suy nghĩ thêm một bước phát triển khái niệm thuế thu nhập – một nguồn vốn quan trọng vẫn chưa được khai thác. Dự luật thuế thu nhập đã được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu của chiến tranh”(11).

Lưu ý rằng, thuế thu nhập ở đây có nghĩa là thuế thu nhập công ty chứ không phải là thuế thu nhập cá nhân. Trong năm 1916, các nhà tài phiệt ngân hàng đã hai lần tìm cách thông qua Dự luật yêu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân, nhưng cả hai lần cuối cùng đều bị Toà án tối cao bác bỏ. Ở Mỹ, quy định đóng thuế thu nhập cá nhân từ trước đến nay vốn chẳng có pháp luật làm căn cứ. Ngày 28 tháng 7 năm 2006, bộ phim “Nước Mỹ từ tự do đến chủ nghĩa phát xít” (America: Freedom to Fascism) được công chiếu rộng rãi khắp nước Mỹ.

Ống kính của Aaron Russo – đạo diễn điện ảnh nổi tiếng người Mỹ từng 6 lần nhận đề cử giải Oscar – đã thể hiện một sự thật trần trụi. Khi được công chiếu tại liên hoan phim Canes năm 2006, bộ phim đã gây chấn động mạnh mẽ cho công chúng. Sau khi chứng kiến một cảnh tượng chân thực về sự khác biệt của chính phủ Mỹ so với những gì họ rêu rao và những thế lực tài chính sau lưng nó thì cảm giác đầu tiên của tất cả khán giả lúc đó thật khó có thể tả nổi.

Trong tổng số hơn 3.000 rạp chiếu của Mỹ, chỉ có 5 rạp dám công chiếu bộ phim này. Sau khi được đưa lên mạng, bộ phim này vẫn tạo nên ảnh hưởng to lớn khắp nước Mỹ, 940.000 người đã tải bộ phim này về xem, 8.100 người tham gia bình luận với những đánh giá cao nhất(12).

Ngày 13 tháng 10 năm 1917, tổng thống Wilson đã phát biểu long trọng rằng: “Nhiệm vụ cấp bách là cần phải huy động triệt để nguồn tài nguyên ngân hàng của Mỹ. Áp lực và quyền lợi từ các khoản cho đồng minh vay cần phải được từng ngân hàng của đất nước này gánh vác. Tôi tin rằng, sự hợp tác ngân hàng như vậy trong thời khắc này là một trách nhiệm yêu nước. Các ngân hàng thành viên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính là sự chứng minh cho chủ nghĩa yêu nước đặc biệt và quan trọng như vậy”(13).

Wilson – một giáo sư đại học – thừa biết ai đã đưa ông đến với con đường quyền lực trong Nhà Trắng. Bản thân tổng thống Wilson cũng không tin vào cuộc thánh chiến “dân chủ cứu vãn thế giới” thường được nhắc đến. Sau này, ông đã thừa nhận rằng “chiến tranh thế giới diễn ra chẳng qua là vì cạnh tranh kinh tế mà thôi”.

Sự thật là, khoản vay 3 tỉ đô-la mà Mỹ cung cấp cho các nước đồng minh và khoản vật tư xuất khẩu trị giá 6 tỉ đô-la Mỹ vẫn chưa được hoàn trả. Nếu như Đức giành thắng lợi thì công trái của các nước đồng minh hiện đang nằm trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng sẽ chẳng đáng giá một xu. Vì muốn bảo vệ các khoản cho vay của mình mà Morgan, Rockefeller, Paul Warburg và Schiff đã đồng tâm hiệp lực đẩy nước Mỹ vào cuộc chiến tranh.

4. Các nhà tài phiệt ngân hàng đại phát tài nhờ đại chiến

Ngay sau khi Mỹ tham chiến vào ngày 6 tháng 4 năm 1917, Wilson đã trao quyền lực chủ yếu của đất nước cho những người có công giúp ông nhiều nhất trong cuộc tranh cử là: Paul Warburg – nắm giữ hệ thống ngân hàng của Mỹ; Bernard Baru – nắm giữ chức chủ tịch uỷ ban công nghiệp thời chiến (War Industries Board); Eugene Meyer – kiểm soát công ty tài chính thời chiến (War Finance Corporation).

Anh em nhà Warburg

Max Warburg – anh trai cả của Paul đảm nhận chức Cục trưởng Cục tình báo Đức, còn Paul trở thành Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – người chịu trách nhiệm gần như là cao nhất về tài chính của Mỹ; người em trai thứ ba Felix là cổ đông cao cấp của công ty Kuhn Loeb, em trai thứ tư Fritz – giữ chức Chủ tịch Sở Giao dịch Vàng Hamburg, từng đại diện cho nước Đức bí mật giảng hoà với Nga. Toàn bộ bốn anh em đều là những nhân vật chóp bu trong dòng tộc ngân hàng Do Thái.

Liên quan đến anh em nhà Paul, ngày 12 tháng 12 năm 1918, báo cáo bí mật của Hải quân Mỹ có viết rằng: “Paul Warburg: New York, gốc Đức, năm 1911 nhập quốc tịch thành công dân Mỹ. Năm 1912, được hoàng đế Đức trao tặng huân chương. Từng giữ chức Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Có một người anh em giữ chức Cục trưởng Cục tình báo Đức”(14). Trong một báo cáo khác đề cập đến “hoàng đế nước Đức”, William đệ nhị đã từng đập bàn quát vào mặt Max rằng, “lẽ nào anh luôn đúng sao?”, nhưng sau đó vẫn tử tế lắng nghe ý kiến của Max về vấn đề tài chính(15).

Điều khiến người ta cảm thấy kỳ lạ là tháng 5 năm 1918, Paul đã từ chức ở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng trong bản báo cáo này lại không đề cập đến. Sau khi Mỹ tham chiến, vì anh trai của Paul đang đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục tình báo Đức, nên về lý thuyết, Paul có thể bị nghi ngờ là thông đồng với địch, nhưng trên thực tế, nước Mỹ chẳng có ai năng động đến mức có thể nắm giữ được mạch máu tài chính. Tháng 6 năm 1918, ngay sau khi từ chức ở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Paul đã viết cho Wilson một mẩu tin nhắn rằng: “Tôi có hai người anh em hiện đang là chủ các ngân hàng ở Đức. Theo lẽ đương nhiên, họ phải tận lực giúp đất nước mình, cũng giống như tôi đang giúp đất nước ta vậy(16).

Bernard Baruch – Sa hoàng công nghiệp Mỹ thời chiến

Với bản chất của một người nhờ đầu cơ mà phất nhanh, Baruch đã hợp nhất 6 công ty thuốc lá quan trọng của Mỹ vào năm 1896, thành lập nên Công ty thuốc lá Liên hợp (Consolidated Tobacco Company). Sau đó, ông lại giúp dòng họ Guggenheim thâu tóm nền công nghiệp khai khoáng đồng của Mỹ và còn hợp tác với Harriman – một nhân vật dưới trướng của Schiff – để khống chế hệ thống vận chuyển ở New York.

Năm 1901, Baruch cùng các anh em của mình thành lập công ty mang tên Baruch Brothers.

Sau khi được tổng thống Wilson bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch uỷ ban Công nghiệp thời chiến Mỹ vào năm 1917, ngay lập tức Baruch đã có được quyền sinh sát đối với các công ty công nghiệp ở Mỹ. Thu nhập mỗi năm của Baruch lên đến 10 tỉ đô-la và ông ta trở thành người quyết định giá mua bán vật tư chiến tranh của chính phủ Mỹ. Trong một cuộc điều trần tại Quốc hội năm 1935, Baruch nói rằng:

“Tổng thống Wilson giao cho tôi một bức thư, trao quyền cho tôi tiếp quản bất cứ doanh nghiệp công nghiệp và công xưởng nào. Tôi và Chủ tịch Judge Gay của công ty gang thép Mỹ có đôi chút hiềm khích, nhưng ngay sau khi được xem bức thư này, ông ta nói: “Xem ra chúng ta cần phải giải quyết xích mích giữa đôi bên”, và quả thực ông ta đã làm như vậy(17).

Có một số Nghị sĩ Quốc hội tỏ ra nghi ngờ tư cách của Baruch trong các quyết định mang tính sinh sát đối với nền công nghiệp Mỹ, cho rằng ông ta vừa không phải là nhà công nghiệp, lại chưa từng biết thế nào là công xưởng, và ngay tại buổi điều trần trước Quốc hội, ông ta cũng đã tự thừa nhận nghề nghiệp chính của mình là “nhà đầu cơ”. Tờ The New Yorkers đã từng đăng tải thông tin rằng, sau khi biết được Washington tung ra tin hoà bình giả, Baruch đã kiếm được đến 750 nghìn đô-la Mỹ trong một ngày.

Công ty tài chính thời chiến của Eugene Meyer.

Cha của Eugene Meyer là đồng sở hữu ngân hàng Lazard Freres – một ngân hàng quốc tế nổi tiếng. Eugene là người có lòng nhiệt tình khác thường đối với kinh doanh. Ông đã từng hợp tác với Baruch để lập ra Công ty khoáng sản vàng Alaska, đồng thời còn cùng hợp tác trong một số giao dịch tài chính khác.

Một trong những sứ mệnh quan trọng của Công ty Tài chính thời chiến chính là phát hành và tiêu thụ công trái Mỹ, cung cấp những khoản tài chính cho chiến tranh.

Không có một hành động nào của Công ty Tài chính thời chiến do Eugene điều hành khiến người ta kinh hãi hơn việc làm giả sổ sách. Sau này, khi bị Quốc hội điều tra, công ty này đã tăng ca thường xuyên vào ban đêm để sửa lại sổ sách, rồi sáng hôm sau đưa cho các nhân viên điều tra của Quốc hội xem. Dưới sự điều hành của nghị sĩ Mcfadden, trong hai cuộc điều tra đối với công ty này vào các năm 1925 và 1930, người ta đã đã phát hiện ra nhiều vấn đề: “Số lượng công trái trùng lặp lên đến 2.314 nhóm, số lượng chiết khấu trùng lặp lên đến 4.698 nhóm, giá trị tiền mặt từ 50 đô-la Mỹ đến 10.000 đô-la Mỹ, thời gian hối đoái đến tháng 7 năm 1924. Trong đó, một số dữ liệu trùng lặp là do nhầm lẫn, còn số khác thì do làm giả sổ sách”(18).

Chẳng thế mà sau khi chiến tranh kết thúc, Eugene đã có thể mua lại Công ty liên hợp hoá học và thuốc nhuộm (Allied Chemical and Dye Corporation), sau đó lại mua tiếp tờ Washington Post. Căn cứ theo tính toán, số lượng sổ sách làm giả của Eugene ít nhất đã tạo nên mức thâm hụt công trái đến hàng mấy trăm triệu đô-la Mỹ(19).

Edward Stettinius – người sáng lập Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Edward Stettinius là một người hết sức cẩn trọng, câu nệ từng chi tiết, trước đây phát tài nhờ nghề đầu cơ lương thực ở Chicago. Trong thời kỳ chiến tranh, ông được Morgan cân nhắc và bổ nhiệm chức quản lý Bộ phận xuất khẩu (Export Department), chủ yếu phụ trách mua sắm vũ khí đạn dược.

Ông trở thành người chi tiền nổi tiếng trên thế giới trong thời kỳ chiến tranh. Số vật tư quân sự mua sẩm mỗi ngày lên đến 10 triệu đô-la Mỹ, sau đó đem những vật tư này sắp xếp xuống thuyền, niêm phong, vận chuyển đến châu Âu. Ông đã đem hết sức mình để nâng cao năng suất sản xuất cũng như năng suất vận chuyển. Tại trụ sở 23 phố Wall, chỉ cần ông ra lệnh một tiếng thì vô số các đại lý hay các nhà buôn thiết bị quân sự bổ nhào đến. Tại mỗi cửa phòng làm việc hầu như đều có cảnh sát bảo vệ. Mỗi tháng, lượng mua sắm của ông tương đương với tổng giá trị sản xuất của người dân thế giới 20 năm trước. Người Đức không thể ngờ rằng, trong một khoảng thời gian ngắn như vậy mà nước Mỹ đã có thể chuyển từ môi trường sản xuất thời bình sang quỹ đạo sản xuất công nghiệp quân sự thời chiến.

Davison – thân tín của Morgan.

Nhờ đổ công sức lập ra đế chế Morgan và là cổ đông cao cấp của công ty J.P. Morgan nên Davison đã nhận được miếng mồi béo bở này từ Hội Chữ thập đỏ Mỹ, từ đó đã khống chế khoản tiền khổng lồ lên đến 370 triệu đô-la Mỹ do người dân Mỹ quyên tặng.

5. “Hoà ước Versailles”: Bản hợp đồng ngừng bắn kỳ hạn 20 năm

Ngày 11 tháng 11 năm 1918, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn khốc và đẫm máu cuối cùng cũng đã hạ màn.

Trong vai trò là nước chiến bại, Đức đã bị mất đi 13% lãnh thổ đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản 32 tỉ đô-la, ngoài ra mỗi năm còn chịu thêm khoản lãi suất 500 triệu đô-la, bị trưng thu 26% khoản phí ngoài định mức đối với hàng hoá xuất khẩu và mất luôn quyền kiểm soát đối với các xứ thuộc địa. Số lượng lục quân chỉ được giữ lại 100 nghìn người, các chiến hạm chủ lực của hải quân không được vượt quá sáu chiếc, không được trang bị các loại khí tài hạng nặng như tàu ngầm, máy bay, xe tăng hoặc trọng pháo.

David Loyd George – Thủ tướng Anh, đã từng tuyên bố “phải đem được tiền về cho dù có phải lục soát hết túi của người Đức đi chăng nữa”, nhưng về phía mình, ông ta cũng thừa nhận: “Văn kiện (hoà ước) mà chúng ta đã soạn thảo đã gieo mầm cho cuộc chiến tranh 20 năm sau. Những điều kiện mà các bạn áp đặt cho người Đức có thể khiến người Đức hoặc là không tuân thủ điều ước, hoặc là phát động chiến tranh”. Curzon – Bộ trưởng ngoại giao Anh cũng có cách nhìn tương tự, ông nói: “Hoà ước này sẽ chẳng đem lại hoà bình, mà nó chỉ có thể là một bản hoà ước đình chiến có thời hạn 20 năm mà thôi”.

Sau khi xem xong bản hoà ước nảy, tổng thống Mỹ Wilson cũng đã nhíu mày nói rằng: “Nếu là người Đức thì tôi nghĩ rằng mình sẽ tuyệt đối không đặt bút ký bản hoà ước này”.

Vấn đề không phải là các chính trị gia có ý thức được bản chất của vấn đề hay không mà phụ thuộc vào “các sư phụ” sau lưng họ – những người ra quyết sách thực sự. Các ông trùm ngân hàng tháp tùng tổng thống Wilson trong cuộc vi hành đến Paris gồm có: Cố vấn tài chính cao cấp Paul Warbung, Morgan và luật sư Felix của ông, Thomas Lemon – cố đông cao cấp của công ty Morgan, Baru – Chủ tịch uỷ ban công nghiệp thời chiến, anh em nhà Dulles (một người là nhân vật chóp bu của CIA sau này, một người là Bộ trưởng ngoại giao). Sau lưng Thủ tướng Anh là Philip Sassoon – con cháu đích tôn của dòng họ Rothschild. Jeroboam Rothschild cán bộ tham mưu cấp cao của thủ tướng Pháp Clemenceau.

Người dẫn đầu đoàn đại biểu của Đức chính là Max Warburg anh trai cả của Paul. Khi các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tề tựu đến Paris, trong vai trò là chủ nhà, nam tước Edmond de Rothschild tiếp đãi các vị khách quý nhiệt tình. Ông bố trí cho các quan khách có máu mặt của đoàn đại biểu Mỹ nghỉ ngơi trong dinh thự lộng lẫy của mình ở Paris.

Thực tế, hội nghị hoà bình Paris là một cuộc liên hoan của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Sau khi phất mạnh nhờ vào các khoản tiền thu được từ cuộc chiến, họ đã tiện tay gieo hạt mầm cho cuộc chiến tiếp theo: chiến tranh thế giới lần thứ hai.

6. Chiến dịch xén lông cừu và cuộc suy thoái nông nghiệp năm 1921 ở Mỹ

Ngày 1 tháng 9 năm 1894, chúng ta sẽ đình chỉ tất cả việc kéo dài các khoản vay. Ngày đó, chúng ta sẽ vét lại hết tiền của mình, sẽ tịch thu và phát mãi các tài sản còn chưa thanh toán hết cho chúng ta, sẽ dùng giá do chúng ta định ra để có được hai phần ba đất đai nông nghiệp tính từ sông Mississippi về phía tây và hàng ngàn hàng vạn hec-ta đất đai ở miền đông nước Mỹ. Những nông dân mất đất vì phá sản sẽ biến thành những kẻ làm thuê, chẳng khóc gì ở Anh cả.

Hiệp hội các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ năm 1891 (sưu tầm từ ghi chép của Quốc hội ngày 29 tháng 4 năm 1913).

“Xén lông cừu” (fleecing of the flock) là một thuật ngữ chuyên môn trong nội bộ các nhà tài phiệt ngân hàng, nghĩa là việc lợi dụng cơ hội được tạo ra trong quá trình phát triển và suy thoái kinh tế để có được tài sản của người khác chỉ bằng một phần mấy giá trị thực của tài sản ấy. Khi các ngân hàng đã khống chế được quyền phát hành tiền tệ của Mỹ thì sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã trở thành quá trình có thể khống chế chính xác. Hành vi “xén lông cừu” lúc này đối với ngân hàng chẳng khác nào giai đoạn chuyển hoá của những người dân du mục từ săn bắt kiếm sống sang sản xuất ổn định nhờ biết chăn nuôi một cách khoa học.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đem đến cho nước Mỹ sự phồn vinh trên diện rộng. Việc mua sắm vật tư chiến tranh với quy mô cực đại đã thúc đẩy sản xuất và dịch vụ của các ngành công nghiệp Mỹ phát triển. Từ năm 1914 đến năm 1920, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đầu tư những khoản tiền lớn vào lĩnh vực kinh tế. Mức lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang ở New York từ 6% trong năm 1914 giảm xuống còn 3% trong năm 1916, và được duy trì mãi đến năm 1920.

Để cung cấp các khoản vay lớn cho các nước đồng minh, trong vòng hai năm 1917 – 1918, các ngân hàng đã bốn lần tiến hành huy động vốn trên quy mô lớn, gọi là “trái phiếu tự do” (Liberty Bond), lãi suất thì tăng từ 3,5% đến 4 – 5%. Một mục đích hết sức quan trọng của các đợt phát hành trái phiếu này chính là nhằm thu hút lượng tiền tệ và tín dụng mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phát hành quá nhiều.

Trong chiến tranh, người công nhân được trả lương cao, còn lương thực của nông dân thì bán rất được giá, tình trạng kinh tế của các tầng lớp công nhân thợ thuyền được nâng lên đáng kể. Sau khi chiến tranh kết thúc, do chi phí sinh hoạt và tiêu dùng giảm xuống, nông dân nắm giữ một lượng hiện kim rất lớn, và khoản tài sản khổng lồ này lại không nằm dưới sự khống chế của các ngân hàng phố Wall. Đa số nông dân ở miền Tây và Trung của nước Mỹ thường đem tiền gửi vào ngân hàng địa phương để cất giữ. Vì mâu thuẫn với ngân hàng quốc tế New York, các ngân hàng vừa và nhỏ này vừa không tham gia vào hệ thống ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang, vừa không ủng hộ đối với việc cho vay chiến tranh ở châu Âu. Vì thế, các lão làng ở phố Wall muốn tìm cơ hội để “chỉnh đốn” các ngân hàng “nhà quê” này đồng thời chuẩn bị ra tay “xén lông cừu” đối với “bầy cừu” nông dân béo múp.

Các ngân hàng phố Wall trước hết dùng kế “vờ tha để bắt thật”, xây dựng một cơ cấu được gọi là “uỷ ban cho vay Nông nghiệp Liên bang” (Federal Farm Loan Board) chuyên “khuyến khích” nông dân đem những đồng tiền mồ hôi xương máu của mình đầu tư vào việc mua đất đai mới. Tổ chức này chịu trách nhiệm cung cấp những khoản vay dài hạn, và đương nhiên, đối với nông dân thì điều này chẳng khác nào cảnh “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Vì thế rất nhiều nông dân đã xin vay vốn dài hạn của các ngân hàng quốc tế dưới sự điều phối của tổ chức này, và nộp khoản chi đầu tiên với tỉ lệ cao.

Những người nông dân có thể chẳng bao giờ ngờ được rằng, họ đã rơi vào cái bẫy được thiết kế hết sức tinh vi.

Trong các tháng 4, 5, 6, 7 của năm 1920, lĩnh vực công nghiệp và thương mại đạt mức tăng trưởng tín dụng cao. Điều này đã giúp các nhà công nghiệp có cơ hội tháo gỡ các khoản vay tín dụng. Riêng chỉ có nông dân là bị từ chối khi muốn vay tín dụng. Đây là một quả bộc phá tài chính được phố Wall thiết kế chính xác! Nó chỉ nhằm tước đoạt tài sản của nông dân và huỷ hoại những vùng đất nông nghiệp của các ngân hàng vừa và nhỏ đã dám cự tuyệt lệnh của Cục Dự trữ Liên bang.

Trong một hội nghị, Owen – Chủ tịch Ngân hàng thượng nghị viện và uỷ ban tiền tệ (cùng ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang năm 1913) – đã nói rằng: “Đầu năm 1920, nông dân là những người có cuộc sống sung túc. Họ vay được nhiều tiền để mua nhà cửa ruộng vườn. Cuối năm 1920, việc các ngân hàng siết chặt tín dụng và tiền tệ một cách đột ngột đã khiến cho nông dân phá sản hàng loạt. Sự phá sản của nông dân đã xảy ra trong năm 1920 tương phản hoàn toàn với điều phải xảy ra(20).

Những khoản tín dụng đã được tung ra quá nhiều trong chiến tranh cần phải được giải quyết từng bước trong một khoảng thời gian nhất định. Ngày 8 tháng 5 năm 1920, uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành một hội nghị bí mật. Họ đã họp kín với nhau suốt một ngày, biên bản hội nghị dày đến 60 trang, và ngày 19 tháng 2 năm 1923, những biên bản này cuối cùng cũng đã xuất hiện trong hồ sơ của thượng nghị viện. Thành viên hội đồng quản trị loại A (Cục Dự trữ Liên bang), thành viên của uỷ ban Tư vấn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tham gia hội nghị này, nhưng các thành viên hội đồng quản trị loại B – những người đại diện cho thương nghiệp, mậu dịch và nông nghiệp thì không được mời. Tương tự, những người thuộc nhóm C đại diện cho người dân Mỹ cũng không được mời dự họp.

Chỉ có những ngân hàng lớn tham gia vào hội nghị bí mật này. Các thành viên hội nghị ngày hôm đó đã đi đến thống nhất chính sách thắt chặt tín dụng, khiến cho thu nhập của Mỹ giảm 15 tỉ đô-la trong năm thứ hai, mấy triệu người thất nghiệp, giá đất đai và trang trại sụt giảm đến 20 tỉ đô-la.

William J. Bryan – Bộ trưởng ngoại giao của tổng thống Wilson – đã nêu ra đích xác căn nguyên của vấn đề: “Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lẽ ra phải là người bảo vệ nông dân, nhưng trên thực tế lại trở thành kẻ thù lớn nhất của nông dân. Việc siết chặt tín dụng đối với nông nghiệp là một tội ác có âm mưu”(21).

Sau khi vui mừng nhờ bội thu từ hành động “xén lông cừu” đối với nông nghiệp, hơn nữa, các ngân hàng nhỏ ngoan cố ở vùng Trung – Tây Mỹ cũng bị quét sạch, Cục Dự trữ Liên bang lại bắt đầu buông lỏng vòng quay lưu chuyển tiền tệ.

7. Âm mưu năm 1927 của Ngân hàng quốc tế

Nhờ vào sự ủng hộ của công ty Morgan và Kuhn Loeb, Benjamin Strong nghiễm nhiên ngồi vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang. Và cùng với Montagu Norman – Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Anh, ông đã mưu tính nhiều sự kiện quan trọng trong nền công nghiệp tài chính Anglo-Saxion, trong đó bao gồm cả cuộc đại suy thoái trên phạm vi thế giới năm 1929.

Bố và ông ngoại của Norman đều từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Anh – một điều thật đặc biệt trong lịch sử nước này.

Trong cuốn sách “Chính phủ tài chính”, Johnson đã viết rằng: “Với tư cách là một người bạn thân thiết, Strong thường cùng Norman đi nghỉ mát ở miền Nam nước Pháp. Từ năm 1925 đến năm 1928, trong chính sách nới lỏng tiền tệ của New York thì giữa Strong và Norman đã có một thoả thuận ngầm nhằm khiến cho mức lãi suất của New York thấp hơn mức lãi suất của London. Nhờ vào mối hợp tác quốc tế này, Strong có ý muốn áp chế mức lãi suất của New York, mãi cho đến khi xảy ra hậu quả không thể vãn hồi mới thôi.

Chính sách nới lỏng tiền tệ của New York đã khích lệ sự phồn vinh trong những năm 20 của nước Mỹ, dẫn đến phong trào dân chúng đầu cơ một cách điên cuồng(22).

Liên quan đến hiệp định bí mật này, vào năm 1928, dưới sự chỉ đạo của nghị sĩ Louis McFadden, House Stabilization Hearing đã tiến hành một cuộc điều tra, và kết luận được đưa ra là: Bằng việc thao túng dòng lưu thông của vàng, Ngân hàng Quốc tế đã tạo nên sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu Mỹ.

Nghị sĩ McFadden: Thưa ông, điều gì đã tác động đến quyết định cuối cùng của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (chỉ chính sách hạ lãi suất vào mùa hè năm 1927)?

Miller (Chủ tịch Cục Dự trữ): Ngài đã hỏi một vấn đề mà tôi không thể trả lời.

McFadden: Nói cách khác, điều tôi quan tâm là: do đâu mà có quyết định hạ lãi suất mùa hè năm ngoái, thưa ông?

Miller: Ba ngân hàng Trung ương châu Âu lớn nhất đã phái đại diện của họ đến đất nước này. Họ là Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh, tiến sĩ Hjalmar Schacht – Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức và Giáo sư Rist của Ngân hàng Pháp. Những vị này đã họp bàn cùng với người của ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Khoảng sau một vài tuần, họ đã xuất hiện hơn nửa ngày ở Washington. Tối hôm đó, họ đến Washington DC, hôm sau họ được các vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đón tiếp, chiều lại thì họ đã trở về New York.

McFadden: Các vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đều có mặt tại buổi tiệc trưa chứ, thưa ông?

Miller: ồ, đúng. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn cố ý sắp xếp cho mọi người tụ tập cùng nhau.

McFadden: Đó là một hoạt động có tính chất xã giao, hay là một cuộc thảo luận nghiêm túc, thưa ông!

Miller: Tôi cảm thấy đó là một kiểu hoạt động xã giao. Trước bữa tiệc trưa, tôi đã trò chuyện rất lâu với tiến sĩ Hjalmar Schacht, và cũng hàn huyên với cả giáo sư Rist. Sau bữa tiệc, tôi đã cùng với ngài Norman và Strong New York (Strong là Chủ tịch Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York) tán gẫu một lúc lâu.

McFadden: Vậy đó có phải là một cuộc hội nghị chủ lịch (Cục Dự trữ Liên bang) chính thức không?

Miller: Không phải.

Ông Beedy: Những sự hiểu biết và việc bỏ qua này rõ ràng không được ghi lại chính thức phải không, thưa ông?

Miller: Không có. Sau này uỷ ban Chính sách Thị trường mở đã tổ chức một hội nghị, và một số biện pháp đã được định ra như vậy.

Tôi nhớ rằng theo kế hoạch này, chỉ trong vòng 8 tháng, số ngân phiếu định mức khoảng 80 triệu đô-la Mỹ đã được Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York mua vào (phát hành tiền cơ bản).

McFadden: Việc thay đổi một chính sách như vậy đã trực tiếp dẫn đến trạng thái không bình thường của hệ thống tài chính ở đất nước này (phong trào đầu cơ thị trường cổ phiếu năm 1927 – 1929). Theo tôi thấy, một quyết sách trọng đại như vậy cần phải có sự ghi chép chính thức ở Washington.

Miller: Tôi đồng ý với các quan điểm của ông.

Nghị sĩ Strong: Sự thật là họ đã đến đây, đã tổ chức hội nghị bí mật, ăn uống tiệc tùng, bàn luận viển vông, cuối cùng đã để cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ thấp tỉ lệ chiết khấu, rồi sau đó, họ đã đem vàng của chúng ta di mất.

Ông Stege: Chính sách này đã giúp châu Âu ổn định tiền tệ nhưng đã làm dào lộn vị thế của đồng đô-la Mỹ, dúng vậy không thưa ông?

Miller: Đúng vậy, chính sách này chính là để đạt được mục đích đó(23)

Trên thực tế, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York hoàn toàn nắm bắt được toàn bộ hoạt động của Cục này. Cuộc họp bao gồm 7 vị chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington chỉ là hình thức, còn hội nghị bí mật thực chất đã được các nhà tài phiệt ngân hàng của châu Âu và ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York tiến hành cả tuần lễ. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ diễn ra ở Washington chưa đến một ngày, lại chỉ là hoạt động mang tính xã giao, vì thế lượng vàng trị giá 500 triệu đô-la Mỹ có được từ quyết sách của hội nghị bí mật New York đã chảy về châu Âu. Một quyết sách quan trọng như vậy mà lại hoàn toàn không được ghi chép trong bất cứ văn bản nào của Washington, từ đó có thể thấy địa vị thực tế của Hội đồng quản trị 7 người này.

8. Chích nổ bong bóng năm 1929: Lại mộl hành động “xén lông cừu”

Từ năm 1929 đến năm 1933, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã siết chặt 1/3 lượng lưu thông tiền tệ nhằm tạo ra một cuộc đại suy thoái.

Milton Friedman.

Sau hội nghị bí mật, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang New York lập tức bắt tay vào hành động, giảm lãi suất từ 4% xuống 3,5%. Chỉ trong năm 1933, họ đã phát hành thêm 60 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên. Các ngân hàng này dùng phiếu của mình làm thế chấp. Nếu được hoán đổi sang vàng thì khoản tiền này sẽ nhiều gấp 6 lần tổng lượng vàng lưu thông trên toàn thế giới lúc bấy giờ!

Lượng đô-la phát hành thông qua phương thức này cao gấp 33 lần so với lượng tiền được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tung ra trước đó! Điều khiến người ta kinh ngạc hơn là, năm 1929, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York lại phát hành thêm 58 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên vay(24)!

Thị trường cổ phiếu New York thời đó cho phép các nhà đầu tư mua vào lượng cổ phiếu bằng 1% vốn, nếu có nhu cầu, họ có thể vay thêm của ngân hàng. Trong khi đang nôn nóng khó chịu thì các ngân hàng nắm giữ tín dụng hạn ngạch lớn lại gặp được nhà đầu tư đói khát tham lam. Quả là chẳng khác gì cảnh “buồn ngủ gặp chiếu manh”.

Ngân hàng có thể vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang với mức lãi suất khoảng 5% và cho các nhà đầu tư chứng khoán vay lại với lãi suất 12%. Như vậy, họ có thể hưởng mức chênh lệch lãi suất 7% một cách ngon lành.

Lúc này, thị trường cổ phiếu New York có muốn không tăng giá cũng không thể được. Người dân Mỹ lúc này bị kích động đem hết mọi của cải tích luỹ có được để “đầu tư” vào thị trường cổ phiếu.

Thậm chí ngay cả các chính trị gia ở Washington cũng bị các trùm tài chính phố Wall kích động. Trong một buổi nói chuyện chính thức, Melo – Bộ trưởng tài chính – đã đảm bảo rằng, thị trường cổ phiếu vẫn chưa quá cao. Tổng thống Coolidge cũng xác nhận rằng, việc mua cổ phiếu lúc này vẫn đang rất tốt.

Tháng 3 năm 1928, khi trả lời chất vấn tại thượng nghị viện về mức lãi suất cho vay đối với các nhà đầu tư chứng khoán, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã trả lời rằng: “Không thể nói chính xác các khoản vay của nhà đầu tư chứng khoán có quá cao hay không, nhưng tôi chắc chắn họ là những người an toàn và bảo thủ”.

Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu loại bỏ chính sách buông lỏng tiền tệ được thực hiện từ năm 1927, ngày 6 tháng 2 năm 1929, Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh đã bí mật đến Mỹ. Các nhà ngân hàng Anh chừng như đã thực hiện xong mọi công tác chuẩn bị cho một sự kiện lớn, và thời cơ để phía Mỹ ra tay cũng đã đến.

Tháng 3 năm 1929, tại đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng quốc tế, Paul Warburg – bậc thầy tài chính của Mỹ – đã cảnh báo rằng: “Nếu như sự tham lam không kiểm soát này vẫn tiếp tục thì nguy cơ khủng hoảng nổ ra không chỉ đánh vào bản thân các nhà đầu tư, mà còn khiến cho cả nước Mỹ rơi vào thảm hoạ suy thoái”(25).

Paul vốn là người luôn giữ được thái độ trầm tĩnh trong suốt những năm tháng mà “sự tham lam không được kiểm soát, ngự trị” và bây giờ lại đột ngột nhảy ra cảnh báo nguy cơ khủng hoảng. Tờ New York Times lập tức cho đăng bài phát biểu của Paul, và trong tích tắc, bài báo đã gây nên một cơn khủng hoảng trên thị trường tài chính.

Ngày 20 tháng 4 năm 1929, giới tài phiệt ngân hàng ra phán quyết “khai tử” đối với thị trường cổ phiếu. Tờ New York Times ngày hôm đó đã phát đi một thông tin quan trọng:

9. Uỷ ban tư vấn liên bang họp kín tại Washington

Uỷ ban tư vấn liên bang đã xây dựng khung nghị quyết và giao cho Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng mọi thông tin liên quan đến việc này vẫn được giữ kín. Các động thái tiếp theo của uỷ ban tư vấn liên bang và Hội đồng quản lrỉ Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa được tiết lộ. Cách thức bảo mật thông lin của lần họp kín này hết sức nghiêm ngặt. Các phóng viên chỉ nhận được những câu trả lời nửa vời(26).

Ngày 9 tháng 8 năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người. Thì trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê. Trong suốt tháng 10 và 11, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỉ đô-la trong nháy mắt đã tan thành mây khói. Xin lưu ý rằng, 160 tỉ đô-la là một khoản tiền lớn, gần như tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Một nhà đầu tư chứng khoán của phố Wall đã miêu tả vụ “vỡ đê” đó như thế này: “Theo một kế hoạch được dàn xếp chính xác, lượng cung ứng cho vay để đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường tiền tệ New York đột ngột giảm mạnh đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929. Trên thực tế đây là hành động “xén lông cừu” đã được các trùm tài chính quốc tế tính toán nhắm vào công chúng”(27).

Đối mặt với nền kinh tế Mỹ ảm đạm, ngày 4 tháng 7 năm 1930, tờ New York Times không khỏi bùi ngùi khi đăng tải những dòng như thế này: “Giá nguyên vật liệu đã rơi xuống mức của năm 1913. Do dư thừa lao động, tiền công sụt giảm mà đã có tổng cộng 4 triệu người thất nghiệp. Vì khống chế được Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York và Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang nên Morgan đã khống chế được cả hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ”.

Phố Wall không ngừng áp dụng thủ đoạn tạo ra khủng hoảng tài chính để loại bỏ các phần tử đối lập. Từ năm 1930 đến năm 1933, tổng cộng đã có 8.812 ngân hàng phải đóng cửa. Do từng tỏ thái độ bằng vai phải lứa với năm đại gia tài chính ở New York đồng thời không chịu vay nợ từ hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên phần lớn các ngân hàng vừa và nhỏ đã phải nối đuôi nhau phá sản.

10. Mưu đồ thực sự của việc hoạch định đại suy thoái

Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc suy thoái tài chính năm 1929 là một màn kịch đã được các đại gia ngân hàng đạo diễn tại hội nghị bí mật năm 1927. Do lãi suất trên thị trường New York bị hạ thấp một cách cố ý và lãi suất trên thị trường London bị nâng cao một cách có lợi nên sự chênh lệch lãi suất giữa hai thị trường đã khiến cho dòng vàng của Mỹ chảy về Anh, giúp Anh và các quốc gia châu Âu khác khôi phục chế độ bản vị vàng.
Trên thực tế, các nhà tài chính châu Âu đã hiểu rõ rằng, việc tạo ra lạm phát tiền tệ nhằm tước đoạt tài sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách cho vay lãi. Việc dùng vàng làm cơ sở cho việc phát hành tiền tệ và cho phép hoán đổi tiền giấy sang vàng sẽ có thể khống chế các ngân hàng tạo ra nạn lạm phát tiền tệ để kiếm lợi. Vậy tại sao giới tài chính châu Âu mà đại diện là các nhà ngân hàng Anh lại muốn khôi phục bản vị vàng?

Câu trả lời là các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đang chơi một ván cờ thú vị.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc với thất bại của Đức. Số tiền bồi thường chiến tranh khổng lồ đương nhiên không thể do dòng họ Rothschild và dòng họ Warburg của nước Đức gánh vác. Nước cờ đầu tiên mà cả hai dòng họ này thực hiện là khởi động bộ máy tạo ra nạn lạm phát tiền tệ để từ đó vơ vét tài sản tích luỹ của người dân. Và như vậy, nhân loại đã hiểu biết được uy lực siêu cấp của nạn lạm phát tiền tệ.

Trong thời kỳ chiến tranh từ năm 1913 đến năm 1918, tốc độ phát hành tiền tệ của Đức đã tăng gấp 8,5 lần, đồng mác Đức đã sụt giá đến 50% so với đồng đô-la Mỹ. Bắt đầu từ năm 1921, tốc độ phát hành tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Đức đã tăng phi mã, năm 1921 tăng gấp 5 lần so với năm 1918, năm 1922 tăng 10 lần so với năm 1921, năm 1923 tăng vô vàn lần so với năm 1922. Từ tháng 8 năm 1923, vật giá leo thang chóng mặt, một chiếc bánh mì hay một phong bì thư đã có giá 1.000 mác. Mỗi ngày, một công nhân Đức được trả tiền công hai lần nhưng số tiền ấy “bốc hơi” nhanh chóng chỉ sau một giờ đồng hồ(28).

Chính vì hành vi chèn ép tầng lớp trung lưu trong xã hội khiến họ trở nên trắng tay mà các nhà tài phiệt ngân hàng Đức đã gieo vào lòng người dân sự căm phẫn tột độ đồng thời tạo ra cơ sở cho Đảng phát xít lên nắm quyền sau này. So với cảnh ngộ của nước Pháp sau khi bại trận trong cuộc chiến Phổ – Pháp năm 1870 thì những khó khăn bi thảm mà người dân Đức phải gánh chịu còn nặng nề hơn rất nhiều. Có thể thấy rằng, mầm mống của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sau này đã được gieo từ năm 1923.

Khi tài sản của người Đức bị vơ vét cạn kiệt thì đồng mác Đức phải được ổn định trở lại. Dưới sự điều phối của các nhà ngân hàng quốc tế, vàng bạc của nước Mỹ trở thành chiếc phao cứu sinh cho việc ổn định tiền tệ tại Đức.

Nước cờ tiếp theo do các nhà tài phiệt ngân hàng Anh tiến hành. Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1914, tàu ngầm Đức nhiều lần tập kích vào Đại Tây Dương, tàu vận chuyển vàng của Anh không thể nào tự do xuất cảng. Các nhà tài phiệt ngân hàng Anh buộc phải tuyên bố tạm thời ngừng chuyển đổi vàng, và như vậy, bản vị vàng của đồng bảng Anh đã trở nên hữu danh vô thực.
Năm 1924, Churchill nhậm chức Bộ trưởng tài chính Anh. Vì không phải là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nên Churchill đã không nhận ra âm mưu khôi phục bản vị vàng của các nhà ngân hàng – những người cứ khăng khăng cho rằng cần phải bảo vệ vị thế tuyệt đối của đồng bảng Anh trên thị trường tài chính thế giới. Ngày 13 tháng 5 năm 1925, Anh thông qua Dự luật Bản vị Vàng (Gold Standard Act). Lúc này, do trải qua những mất mát nặng nề của chiến tranh nên thực lực kinh tế của Anh không còn mạnh so với Mỹ. Thậm chí ngay tại châu Âu, Anh cũng không còn giữ được vị thế nước lớn, vì thế việc ép buộc khôi phục bản vị vàng sẽ khiến đồng bảng Anh tăng giá và tác động nghiêm trọng đến sức cạnh tranh xuất khẩu của Anh đồng thời gây ra hậu quả xấu về kinh tế như giá nguyên liệu thấp, tiền lương giảm đi, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.

Lúc này, Keynes – một bậc tinh anh quyền quý từng là đại diện của Bộ tài chính Anh tại Hội nghị hoà bình Paris năm 1919 – kiên quyết phản đối những điều khoản khắc nghiệt áp dụng cho nước Đức, thậm chí sẵn sàng từ chức để phản đối vấn đề này. Ông chủ trương phế bỏ bản vị vàng, tỏ rõ sự bất đồng đối với các thế lực ngân hàng London. Tại uỷ ban Macmillan chuyên về điều tra tính khả thi của bản vị vàng, Keynes đã khẳng khái trình bày về tác hại của bản vị vàng. Và theo cách nhìn của ông thì vàng chỉ là “di tích dã man”, là rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong khi đó, Norman – Chủ tịch Ngân hàng Anh – lại cho rằng bản vị vàng là thứ không thể thiếu đối với các nhà ngân hàng chân chính. Theo Norman thì cho dù gánh nặng của nước Anh có như thế nào, các ngành nghề chịu tổn thất nghiêm trọng ra sao, mọi người cũng phải chấp nhận chế độ bản vị vàng để thể hiện danh dự hàng đầu của các nhà tài phiệt ngân hàng London. Người dân Anh bị gọi là những kẻ hồ đồ. Và cũng giống tình hình ở Mỹ, hình ảnh của các nhà ngân hàng Anh cũng không được đánh giá tốt đẹp gì trong mắt người dân. Theo họ, những gì mà các nhà ngân hàng ủng hộ tất nhiên đều không tốt đẹp gì, còn những ai dám phê phán mạnh mẽ quan điểm của các nhà ngân hàng sẽ giành được sự mến mộ của dân chúng.

Đây mới là phần đặc sắc nhất của vở kịch.

Với lai lịch rất đơn giản, Keynes đã diễn xuất rất tốt vai “vệ sĩ” của nhân dân, trong khi các nhà ngân hàng thì xuất hiện với tư cách là tín đồ của vàng. Một màn kịch thật thú vị với kẻ tung người hứng nhịp nhàng, cũng vì thế mà dư luận và lòng dân bị thao túng một cách dễ dàng.

Quả nhiên, mọi việc không nằm ngoài “dự đoán” của Keynes cũng như các nhà tài phiệt ngân hàng Anh. Sau khi khôi phục bản vị vàng, nền kinh tế Anh đã tuột dốc không phanh, tỉ lệ thất nghiệp từ 3% năm 1920 đã tăng vọt lên 18% vào năm 1926.

Các cuộc bãi công diễn ra khắp nơi trên nước Anh, chính trị rơi vào cảnh hỗn loạn, chính phủ Anh đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, xin nhớ rằng, điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng luôn khát khao mong mỏi chính là khủng hoảng! Chỉ khi nào tạo nên khủng hoảng thì các nhà tài phiệt ngân hàng mới có thể thúc đẩy cuộc “cách mạng tài chính” theo ý đồ của họ. Năm 1928, thông qua Dự luật Tiền tệ và Giấy bạc Ngân hàng (Currency and Bank Notes Act), nghị viện Anh đã tháo gỡ những ràng buộc về giới hạn trong việc dùng công trái để đảm bảo cho đồng bảng Anh – một hình thức xiềng xích trói buộc các nhà ngân hàng Anh suốt 84 năm.

Năm 1844, nước Anh ban hành pháp lệnh nhằm hạn chế các ngân hàng trong việc phát hành 19,75 triệu bảng Anh được đảm bảo bằng công trái. Bên cạnh đó, các nhà ngân hàng phải dùng vàng để bảo đảm cho việc phát hành tiền giấy.

Cũng giống như sự xuất hiện của Cục Dự trữ Liên bang, việc dùng công trái làm thế chấp trong phát hành tiền tệ thật sự là một giấc mộng đẹp đối với các nhà ngân hàng Anh. Chỉ trong mấy tuần sau khi pháp lệnh mới được thông qua, Ngân hàng Anh đã phát hành 260 triệu bảng bằng công trái. Pháp lệnh mới còn trao quyền phát hành công trái không giới hạn cho ngân hàng Anh trong những tình huống khẩn cấp, miễn sao sau đó được Bộ tài chính và Quốc hội chấp thuận(29) và như vậy, quyền phát hành tiền không hạn chế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cuối cùng cũng nằm trong tay Ngân hàng Anh.

Nước cờ thứ ba mà các nhà ngân hàng thực hiện là hành động “xén lông cừu”. Sau hội nghị bí mật năm 1927, do chính sách hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên một lượng vàng khá lớn của Mỹ trị giá 500 triệu đô-la đã chảy ra nước ngoài. Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang lại tiếp tục nâng lãi suất khiến cho các ngân hàng thiếu vàng nghiêm trọng và không thể thực hiện dịch vụ cho vay. Người dân Mỹ cũng vì thế mà trở nên khốn đốn. Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã thi nhau dốc vốn thu mua một lượng lớn cổ phiếu tốt với giá rẻ như bèo. Nghị sĩ McFadden đã miêu tả thế này: “Mới đây, chỉ nội trong một bang đã có tới 60.000 ngôi nhà và nông trường bị phát mãi trong một ngày. Ở quận Auckland thuộc bang Michigan có 71.000 chủ nhà và chủ trang trại bị tống ra khỏi cửa. Những tình cảnh tương tự đang diễn ra ở từng bang của nước Mỹ”.

Trong cơn đại nạn kinh tế chưa từng thấy này, chỉ có một ít người thuộc tầng lớp thượng lưu có mối quan hệ mật thiết với dòng họ Rothschild mới biết được diễn biến của màn kịch lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Những người này đã nhanh tay bán tháo tất cả những cổ phiếu mình có để tập trung đầu cơ công trái chính phủ. Những kẻ không có dính dáng gì tới các ông trùm ngân hàng, cho dù có giàu sang đến mấy cũng không thể tránh được tai hoạ. Những công ty có dính dáng đến các ông trùm tài chính bao gồm J.P. Morgan và Kuhn Loeb, ngoài ra cũng còn có một số “khách hàng ưu tiên cánh hẩu”, một số chính trị gia quan trọng mà các nhà ngân hàng muốn duy trì mối quan hệ hữu hảo hoặc những nhà cầm quyền của các quốc gia có mối quan hệ tối với họ.

Khi Morrison từ chức tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, trên tờ Newsweek số ra ngày 30 tháng 5 năm 1936 đã xuất hiện những dòng bình luận như sau: “Người ta cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã mất đi một nhân vật tài năng. Năm 1929 (trước khi thị trường cổ phiếu lâm vào khủng hoảng), Mornson đã triệu tập một hội nghị và ra lệnh cho các ngân hàng trong hệ thống của ông phải chấm dứt cho vay đầu tư chứng khoán trước ngày 1 tháng 9. Vì thế, các doanh nhân này mới dễ dàng phát đạt trong cơn suy thoái sau này”(30). Tài sản của Joe Kennedy đã tăng từ 4 triệu đô-la vào năm 1929 lên đèn 100 triệu đô-la vào năm 1935, nghĩa là gấp 25 lần. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Bernard Baruch đã bán sạch cổ phiếu vốn có của mình để đầu tư vào công trái. Vài ngày trước “thứ Ba đen tối” (ngày 29-10-1929), Henry Morgenthau đã tới ngân hàng và ra lệnh cho công ty của ông trong vòng ba ngày phải bán hết lượng cổ phiếu trị giá 60 triệu đô-la Mỹ. Các nhân viên dưới quyền của Henry cảm thấy khó hiểu và khuyên ông nên bán dần trong mấy tuần. Nhưng Henry liền nổi cáu quát ngay vào mặt nhân viên mình rằng: “Tôi đến đây không phải để tranh luận với anh? Hãy làm theo lệnh tôi đi!”

Sau gần 80 năm, khi nhìn lại giai đoạn lịch sử này, chúng ta vẫn phải thán phục mưu trí thương trường của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Không nghi ngờ gì nữa, họ chính là những người thông minh nhất thế giới. Thủ đoạn, mưu mô, những kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ, lòng can đảm và mưu trí… quả thực là những điều khiến người đời phải thán phục. Thậm chí cho đến ngày nay, không ít người vẫn còn chưa tin rằng, số phận của họ đã bị các nhà tài phiệt ngân hàng này thao túng.

Sau mùa bội thu từ vụ “xén lông cừu” của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, “tư tưởng tiền tệ giá rẻ” của Keynes đã trở thành cỗ máy tạo ra sự giàu có cho các đại gia ngân hàng.

CHÚ THÍCH

(1) Lời phát biểu của cựu Thị trưởng Thành phố New York John Haylan tại Chicago và trích dẫn 27/3/1927, New York Times.

(2) Henry Kissinger, Thuật ngoại giao (Diplomacy) – Simon & Schuster; 4/4/1995, Chương 8.

(3) Tạp chí Joumal of Eonomics, 4/1887.

(4) Henry Kissinger, Thuậl ngoại giao (Diplomacy) – Simon & Schuster; 4/4/1995), Chương 8.

(5) Ron Chernow, Gia tộc Morgan (The House of Morgan) – New York: Grove Press 1990 – tr. 198.

(6) Ron Chernow, Gia tộc Morgan (The House of Morgan) – New York: Grove Press 1990 – tr. 200.

(7) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, Chương 9.

(8) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, tr. 506.

(91 Henry Kissinger, Thuật ngoại giao (Diplomacy) – Simon & Schuster; 4/4/1995, Chương 9.

(10) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(11) Cordel Hull, Hồi ký (Macmillan, New York, 1948) tập 1, tr. 76.

(12) http: “www.freedomtofascism.com.

(13) Ron Chernow, Gia tộc Morgan (The House of Morgan) – New York: Grove Press 1990, Chương 10.

(14) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(15) Max Warburg, Hồi ký của Max Warburg, Berlin, 1936.

(17) Lời khai của Baruch trước Uỷ ban Nye, 13/9/1937.

(18) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(19) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 8.

(20) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 9.

(21) Hearst Magazine, 11/1923.

(22) Brian Johnson, Đời sống chính trị của tiền bạc (The Politics of Money) – New York: McGraw Hill 1970, tr. 63.

(23) Các phiên toà 1928.

(24) Hồ sơ Quốc hội, 1932.

(25) Eustace Mullins. Bí mật của Cục Dự trữ liên bang (The Secrets of the Federal Reserve) – Bankers Research Institute, 1985, Chương 12.

(26) New York Times, 20/4/1929.

(27) Đại tá Curtis Dall, F.D.R., Bố vợ tôi (My Exploited Father-in-law) Liberty Lobby, 1970.

(28) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, tr. 575.

(29) Glyn Davis. Lịch sử tiền tệ từ thời cổ đại đến nay (History of Money From Ancient Times to The Present Day) – University of Wales Press 2002, tr. 377.

(30) Newsweek, 30/5/1936.

Bình luận