Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những Quy Tắc Trong Công Việc

Quy Tắc 1: Luyện Tập Kỹ Năng Nói

Tác giả: Richard Templar

L

TTO – Quy tắc cơ bản và chỉ đạo tất cả những quy tắc khác, đó là bạn phải biết rõ về công việc của mình, làm tốt công việc đó và có thể làm tốt hơn cả những người khác. Điều này dễ hiểu. Bí quyết ở đây là bạn phải không để một ai biết bạn đã vất vả thế nào để làm tốt công việc này.

Bạn sẽ phải bí mật học mọi thứ, và đừng để ai biết bạn đang làm những việc đó. Bạn chớ để lộ ra mình đang đọc cuốn sách này, nó như quyển kinh thánh của bạn vậy. Điều quan trọng là trông bạn phải điềm tĩnh và chuyên nghiệp, luôn kiểm soát được tình hình. Hãy bình thản và tự tin làm các công việc thường ngày của mình. Không bao giờ được bối rối và ngừng nghỉ. Tuy nhiên, phải nhắc lại, điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự có khả năng hoàn thành công việc của mình.

Quy tắc 1.1

Để người khác chú ý đến việc của bạn

Trong nhịp sống bận rộn của công việc văn phòng, việc bạn làm rất dễ bị mọi người lãng quên. Bạn thì làm việc quần quật và đôi khi quên mất là phải nâng vị thế cá nhân của bạn cũng như giá trị của bạn trong công việc. Bạn phải làm một điểm nhấn để bản thân mình nổi bật, khi đó người ta sẽ nhận ra tiềm năng thăng tiến của bạn.

Cách tốt nhất để làm điều này là hãy đứng ra ngoài nếp làm việc thường nhật của mình. Nếu bạn mỗi ngày phải làm một loạt những việc lặt vặt và những người khác cũng vậy thì cắm cúi làm thêm những việc tương tự sẽ chẳng mang lại cho bạn điều gì. Nhưng nếu bạn nộp cho sếp một bản báo cáo đề xuất cách thức tăng năng suất làm việc của mọi người, lúc đó bạn sẽ được chú ý đến. Một bản báo cáo tự nguyện là cách tốt nhất khiến bạn nổi bật trong đám đông. Nó thể hiện việc bạn suy nghĩ độc lập và đưa ra sáng kiến. Nhưng bạn không được dùng cách này quá nhiều. Nếu bạn nộp cho sếp liên tiếp hàng tá những báo cáo như vậy thì bạn cũng được chú ý, nhưng lại được chú ý theo cách khác. Vì vậy, bạn phải theo những quy tắc sau:

* Chỉ thỉnh thoảng mới nộp báo cáo

* Cảm thấy chắc chắn rằng báo cáo của mình sẽ có tác dụng, hoạt động tốt hoặc đem lại hiệu quả

* Đảm bảo rằng tên của bạn sẽ được ghi ở chỗ dễ đọc nhất

* Đảm bảo rằng không chỉ sếp của bạn, mà thậm chí sếp của người khác cũng đọc bản báo cáo đó

Một bản báo cáo tự nguyện là cách tốt nhất khiến bạn nổi bật trong đám đông

Tất nhiên, cách tốt nhất để người ta chú ý đến bạn là bạn hãy hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Và cách tốt nhất để có thể hoàn thành xuất sắc công việc là hãy toàn tâm toàn ý vào công việc đó và bỏ qua những việc còn lại. Hiện có hàng loạt những thứ làm lãng phí thời gian nhiều khi ẩn danh dưới tên công việc như bàn chuyện chính trị, buôn chuyện, chơi điện tử, v.v… Những thứ đó không có tác dụng gì cả. Hãy chuyên tâm vào công việc của bạn và làm việc đó với nhiều lợi thế hơn đồng nghiệp. Những người tuân thủ luật chơi phải luôn tập trung. Hãy dồn tâm trí bạn vào công việc, làm thật tốt công việc đó và đừng sao nhãng.

Quy tắc 1.2: Đừng bao giờ giậm chân tại chỗ

TTO – Đại đa số mọi người đi làm với một suy nghĩ duy nhất: làm nhanh nhanh rồi về nhà. Trong suốt ngày đó, họ sẽ làm bất cứ việc gì họ phải làm, rồi đợi đến lúc được về. Bạn không được như vậy.

Bạn sẽ không giậm chân tại chỗ. Hầu hết mọi người chỉ cần một công việc, thế là đủ, và họ chỉ thực hiện việc đó, kết quả là họ đứng yên.

Nhưng hoàn thành công việc không phải là nhiệm vụ cuối cùng của bạn, đó chỉ đơn thuần là phương tiện đi đến mục đích cuối cùng. Mục đích đó là sự thăng tiến, nhiều tiền bạc hơn, thành công hơn, có được nhiều mối quan hệ và kinh nghiệm cho cá nhân bạn hay bất kể những gì trong danh sách những điều bạn mong muốn (xem Quy tắc 3). Xét về khía cạnh này thì công việc của bạn không liên quan.

Tất nhiên bạn phải làm việc. Và cũng đương nhiên bạn phải hoàn thành xuất sắc công việc ấy. Nhưng bạn đã để mắt đến bước tiếp theo và mỗi hành động của bạn trong công việc sẽ chỉ là một phần trong kế hoạch vươn lên của bạn.

Trong khi những người khác đang nghĩ đến giờ nghỉ uống cà phê hoặc làm thế nào ngồi hết buổi chiều mà không phải làm việc thì bạn sẽ bận rộn thực hiện kế hoạch của mình. Trong một thế giới lý tưởng, người tuân thủ luật chơi sẽ hoàn thành công việc trong buổi sáng để buổi chiều họ có thời gian nghiên cứu về bước thăng tiến tiếp theo, đánh giá cuộc chạy đua trong đồng nghiệp, ngồi viết một bản báo cáo tự nguyện để công việc của họ được chú ý hoặc nghiên cứu cách thức tăng hiệu quả công việc cho tất cả mọi người, hay để tăng hiểu biết cá nhân về lịch sử và thủ tục hoạt động của công ty.

Trong một thế giới lý tưởng, người tuân thủ luật chơi sẽ hoàn thành công việc trong một buổi sáng để họ có một buổi chiều tự do

Nếu bạn không làm xong việc trong buổi sáng thì bạn sẽ tìm cách đưa những việc nói trên vào công việc hoặc làm nó liên quan đến công việc của mình. Nếu muốn cạnh tranh vượt lên, bạn không nên làm như vậy. Và bạn không được giậm chân tại chỗ. Đừng bao giờ cho rằng chỉ cần làm việc là đủ. Suy nghĩ này dành cho người khác. Bạn sẽ đi đúng hướng thông qua việc chuẩn bị, nghiên cứu, phân tích và học tập.

Chúng ta đã nói về phong cách của nhà quản lý. Đó chính là những điều bạn sẽ học và thực hành, hoặc phong cách của bất kì ai bạn cần phải luyện tập. Bạn phải coi sự thăng tiến, hoặc bất kỳ thứ gì khác bạn mong muốn, là mục tiêu chuyển động. Bạn phải liên tục vận động nếu không muốn mình phát ì ra. Nếu ai ép bạn phải chuyển động, bạn sẽ tiến rất chậm. Bạn phải yêu thích sự chuyển động đó, nếu không bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

Sự chuyển động đòi hỏi bạn đừng có ngồi suốt ngày trên ghế và nhàn rỗi, đừng đứng yên một chỗ.

Quy tắc 1.3: Tự nguyện “có chọn lọc”

TTO – Nhiều người cho rằng, nếu họ đồng ý làm tất cả mọi thứ thì họ sẽ gây được sự chú ý, được khen thưởng và thăng chức.

Điều đó không đúng. Người quản lý thông minh sẽ dùng chiêu tâm lý “tôi sẽ làm việc đó”, và bạn sẽ bị quá tải, bị lợi dụng và đánh giá thấp. Vì vậy, trước khi giơ tay xung phong làm việc gì, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ càng. Bạn có thể đặt ra cho bản thân những câu hỏi như sau:

* Tại sao người này muốn tìm người làm tự nguyện?

* Việc đó sẽ có lợi gì cho kế hoạch của tôi?

* Nếu tôi tình nguyện làm, sếp sẽ nghĩ gì?

* Nếu tôi không làm, mọi người nghĩ tôi thế nào?

* Liệu đó có phải việc chán đến nỗi không ai muốn làm không?

* Đó có phải là người thực sự cần sự giúp đỡ của tôi để chia sẻ gánh nặng công việc không?

Đó cũng có thể là một công việc tẻ nhạt đến nỗi chẳng ai muốn làm và bằng cách xung phong làm việc đó, sếp bạn sẽ nghĩ tốt về bạn bởi cho rằng bạn có khả năng chấp nhận thử thách, sẵn sàng xắn tay áo vào làm việc.

Hãy cẩn thận và chọn thời điểm thích hợp. Không có ích gì khi xung phong làm việc nếu điều đó có nghĩa bạn sẽ trở thành một con khỉ trong mắt người khác. Bạn sẽ chỉ làm khi bạn chắc chắn rằng bạn không bị coi là ngớ ngẩn, bạn sẽ có một lợi ích gì đó hoặc làm người bạn giúp thay đổi suy nghĩ về bạn.

Trước khi giơ tay xung phong làm việc gì, hãy suy nghĩ kỹ càng

Nhưng cũng cần lưu ý rằng đôi khi dường như bạn “phải” tự nguyện làm mà không cần phải giơ tay xung phong hay bước lên phía trước. Những lúc đó tất cả đồng nghiệp của bạn đồng thời lùi về phía sau, để bạn lại đó và bạn “phải” tự nguyện làm việc đó mặc dù bạn không có ý định này.

Khi chuyện này xảy ra lần đầu tiên, bạn hãy chấp nhận và làm công việc đó, nhưng chớ để việc này xảy ra một lần nữa. Trong lần kế tiếp, tai bạn phải “bắt sóng” nhạy hơn, đoán được ý tưởng của tập thể và phải chắc chắn rằng, bạn sẽ bước lùi về phía sau cùng với họ.

Quy tắc 1.4: Tìm kiếm điều mới mẻ cho mình

TTO – Tôi đã từng làm việc với một đồng nghiệp, anh ta có một khả năng đặc biệt là luôn tìm ra những đặc điểm về khách hàng mà chúng tôi không thể nhận ra được. Dường như anh ta luôn biết tên gọi của con khách hàng, nơi họ đi nghỉ, sinh nhật của họ thậm chí là của vợ hay chồng họ. Anh ta còn biết cả sở thích âm nhạc hay quán ăn họ hay đến nhất.

Đương nhiên là nếu bạn phải tiếp một vị khách nào đó, bạn sẽ đến gặp Mike và đề nghị (thật lịch sự và khiêm nhường) xem liệu anh ta có cho bạn một chút thông tin gì hữu ích về vị khách hàng kia không. Mike đã tự tạo ra công việc anh yêu thích. Không ai bắt anh ta phải trở thành một cuốn bách khoa toàn thư sống về sở thích cũng như những điều khách hàng không thích. Đó không phải là việc Mike phải làm. Bản thân việc đó cũng tốn không ít thời gian và công sức. Nhưng đó lại là một tài sản vô giá. Không lâu sau thì Giám đốc phụ trách khu vực biết được những nỗ lực của Mike và vị trí của Mike trong công ty đã lên nhanh chưa từng có. Mọi việc diễn ra chỉ như vậy. Tôi dùng chữ “chỉ” ở đây, nhưng thực tế nó bao hàm rất nhiều công việc và bộ óc siêu việt.

Tìm kiếm điều mới mẻ nghĩa là nghĩ ra một việc gì đó chưa ai từng làm. Việc đó có thể chỉ đơn giản là bạn trở thành chuyên gia về Excel hay có tài viết báo cáo. Nó có thể là việc như Mike đã làm, một điều chưa một ai nghĩ đến. Việc đó cũng có thể là hoàn thành xuất sắc công việc hoặc hiểu rõ hệ thống. Tuy nhiên cũng đừng xuất sắc đến mức không ai làm thay được, nếu không quy tắc này sẽ phản tác dụng.

Nếu những ông chủ khác nghĩ bạn là một nhân viên giỏi thì sếp của bạn cũng dần dần có nhận xét như vậy

Tìm kiếm điều mới mẻ cho bản thân thường đưa bạn ra khỏi những hoạt động thường nhật của công ty. Bạn phải vận động nhiều hơn, ra ngoài công ty nhiều hơn mà không giải thích cho người khác việc mình đang làm. Điều này sẽ làm bạn nổi bật trong đám đông và mang đến cho bạn tính độc lập và phẩm chất vượt trội. Một lần tôi tự nguyện biên tập tờ tin tức của công ty (do ghi nhớ quy tắc trước) nên được đi lại các cơ sở của công ty theo ý muốn của mình. Tất nhiên là tôi luôn đảm bảo hoàn thành công việc của mình một cách hoàn hảo.

Tìm kiếm điều mới mẻ cho bản thân có thể khiến bạn được người khác chú ý hơn sếp của chính bạn, những người đó có thể là những ông sếp khác. Những ông sếp này sẽ ngồi nói chuyện với nhau. Họ có thể nhắc đến tên bạn một cách thiện cảm, chẳng hạn “Tôi thấy Rich cần mẫn làm phân tích thị trường”. Khi đó, sếp của bạn khó có thể không tăng lương hoặc thăng chức cho bạn nếu ông ta muốn nhận được sự đồng tình từ nhóm bạn của mình. Nếu những ông sếp khác nghĩ bạn là một nhân viên giỏi thì sếp của bạn cũng sẽ dần dần có nhận xét như vậy.

Quy tắc 1.5: Cam kết ít nhưng hoàn thành nhiều

TTO – Nếu bạn nhận thấy bạn có thể hoàn thành công việc vào thứ Tư thì hãy nói là thứ Sáu. Nếu bạn thấy phòng bạn cần Một tuần để hoàn tất công việc thì hãy nói là Hai tuần. Nếu bạn thấy để cài đặt và chạy một chiếc máy cần Hai người, hãy nói con số Ba.

Đây không phải là dối trá, chỉ là cẩn trọng. Nếu bị phát hiện, bạn hãy thành thực thừa nhận điều đó và nói rằng bạn phải tính thêm một số phần trăm để phòng những việc bất ngờ. Họ không thể giết bạn về việc đó được!

Đó là phần một: Cam kết ít. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ sử dụng những thứ dôi ra như vậy. Hoàn toàn không phải thế! Những gì bạn phải làm là đảm bảo sẽ hoàn thành việc cần làm trước thời gian quy định, làm tốt hơn cả những điều bạn đã hứa. Đây là phần hai: Hoàn thành tốt hơn. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn nhận sẽ hoàn thành bản báo cáo trước ngày thứ hai thì đó sẽ không chỉ đơn thuần là một bản báo cáo mà còn bao gồm cả kế hoạch thực hiện những giả thuyết đưa ra. Hoặc nếu bạn nhận có thể hoàn tất việc chuẩn bị cho buổi triển lãm của công ty trước ngày chủ nhật mà chỉ cần thêm hai nhân viên nữa – điều đó có nghĩa bạn đã đánh bật đối thủ chính của mình trong việc này. Nếu bạn cam kết sẽ viết xong bài cho tờ quảng cáo công ty trước buổi họp tới, thì điều đó không chỉ là việc hoàn thành nội dung mà còn bao gồm bản makét màu, trình bày trang in, bản in thử, ảnh minh họa và những tính toán giá thành, phân phối. Đương nhiên bạn cần phải cẩn thận để tránh làm quá trớn và nhận trách nhiệm không thuộc về mình, nhưng tôi tin chắc rằng bạn đã hiểu ý tôi muốn nói ở đây là gì.

Một điểm bạn cần lưu ý là không nên lộ rõ ý tưởng của mình khi nhận trách nhiệm, nếu không sếp của bạn sẽ kỳ vọng vào những điều đó. Và một điều nữa cần nhớ, bạn không nên dùng chiến thuật này một cách thường xuyên, nó cần là một sự ngạc nhiên thú vị.

Đôi khi làm như ngớ ngẩn lại là một điều hay. Bạn có thể giả như mình không hiểu lắm về một kỹ thuật hay phần mềm mới nào đó trong khi trên thực tế bạn hiểu nó như lòng bàn tay. Sau đó, đột nhiên bạn làm được mọi thứ trên bảng tính trong khi không ai làm được như vậy, bạn sẽ tạo ấn tượng. Trong trường hợp này, nếu bạn nói “Tôi biết phần mềm này, trước đây tôi phải làm bảng tính suốt mà” thì bạn sẽ lỡ một cuộc chơi, lỡ một cơ hội, bạn không tạo được bất ngờ.

Khi bạn cam kết ít nhưng hoàn thành tốt hơn, là một người tuân thủ luật chơi, bạn phải nhớ điểm quan trọng nhưng lại đơn giản sau đây, đó là bạn sẽ không bao giờ thực hiện ít hay muộn hơn cam kết. Thế đó. Nếu bạn phải đổ mồ hôi và làm không ngơi nghỉ đêm ngày thì hãy làm như vậy. Bạn hãy hoàn thành đúng hạn hoặc sớm hơn, quy tắc này không có trường hợp ngoại lệ. Thà bạn thỏa thuận xin thêm thời gian hoàn thành công việc còn hơn làm cho ai đó thất vọng.

Nhiều người do mong muốn gây được cảm tình, muốn được tuyên dương hoặc ủng hộ, họ đồng ý ngay lập tức hạn định thời gian được giao và sau đó họ không thể hoàn thành đúng hạn việc đó. Thoạt tiên họ sẽ giống như những người việc gì cũng làm được nhưng sau lại chứng minh họ bất tài.

Quy tắc 1.6: Biết nhiều điều mà người khác không biết

TTO – Tôi từng làm với một cậu tên là Steve. Trình độ tiếng Pháp của cậu ta chắc cũng chỉ như tất cả chúng tôi, nhưng cậu ta lại thấy tiếng Pháp là cơ hội của cậu ta trong khi chẳng ai trong chúng tôi có quan điểm như vậy.

Cậu ta tham dự các lớp học buổi tối, đi nghỉ ở Pháp hàng năm, luyện nghe băng tiếng Pháp và đọc tiểu thuyết tiếng Pháp.

Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ tiếng Pháp của Steve đã vượt bậc. Cậu ta cũng dự đoán (một cách chính xác) rằng chúng tôi sẽ mở rộng chi nhánh sang châu Âu và những hiểu biết của cậu ta về nước Pháp trở thành một tài sản vô giá. Biết điều mà người khác không biết sẽ đem lại cho bạn lợi thế mà bạn đang tìm kiếm. Steve đã lựa chọn ngôn ngữ là lợi thế của mình, còn bạn có thể tự chọn cho mình các kỹ năng, trí thông minh, kiến thức chuyên môn, năng khiếu hoặc sự nhạy cảm.

Trước tiên bạn hãy xem khả năng của mình, và đây là một phần của Quy tắc 3.7: Biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, sau đó xác định kiến thức chuyên môn nào sẽ có ích. Bạn có thể là một thiên tài về vi tính hoặc một công nghệ nào đó. Cũng có thể bạn là một người ưa sáng tạo và biết nhiều điều lý thú hơn những người khác. Tôi có một cô bạn biết “chân tơ kẽ tóc” về công nghệ in ấn và bất cứ khi nào có công việc liên quan đến in ấn, cô ấy luôn được sếp gọi đến. Đó chính là lợi thế của cô ấy.

Về tài chính thì sao? Liệu bạn có thể diễn giải những thông tin trong mục kinh doanh cho người khác hiểu được không? Hay bạn có phải là người thực sự hiểu những vấn đề về ngân sách không? Hay bạn là chuyên gia về buôn bán? Về cài đặt phần mềm? Hợp đồng? Nhân sự? Luật công đoàn? An toàn và sức khỏe lao động? Phong tục nước ngoài và tập quán kinh doanh? Chuyển đổi ngoại tệ? Ngôn ngữ cơ thể? Lập nhóm làm việc? Hoặc cũng có thể bạn có tài trong việc điều hành các cuộc họp? Còn nhiều lĩnh vực nữa. Bạn có khả năng làm điều gì đó, và tôi không có ý định sẽ tiết lộ hết tất cả các ý tưởng của tôi.

Dù đó là khả năng thì khả năng đó cần phải đảm bảo:

* Phù hợp

* Có chủ đề

* Thú vị.

Bằng cách đó, mọi người sẽ đến gặp bạn khi họ cần đến bạn. Nếu bạn biết những điều người khác không biết, bạn sẽ trở thành nhà tư vấn hơn là một nhân viên thông thường. Đương nhiên, nếu đó là những kiến thức sếp của bạn cần thì còn tuyệt hơn nữa.

Ban đầu những hiểu biết này có vẻ chẳng liên quan gì đến công việc, nhưng khi chúng tôi bắt đầu có quan hệ với những khách hàng ở nơi khác muốn đến sống ở địa phương thì quả là anh ta có lợi thế. Bạn thử đoán xem ai sẽ là người dẫn họ đi ngắm phố phường và đi ăn tối? Chính là anh ta. Và đương nhiên, một lần anh đi với đoàn gồm những giám đốc, không lâu sau, anh ta cũng trở thành một trong những giám đốc ấy.

Quy tắc 1.7: Toàn tâm toàn ý vào công việc

TTO – Là một người tuân thủ luật chơi nghĩa là bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn tất cả đồng nghiệp của bạn. Họ có thể vừa làm vừa chơi, nhưng bạn thì không. Họ có thể ngả lưng ra sau ghế và duỗi chân nghỉ ngơi, nhưng bạn thì không. Để thành công bạn phải toàn tâm toàn ý vào công việc.

Bạn không được cho phép mình lơ là mục tiêu lâu dài của mình, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Đối với bạn, không có thời gian nghỉ ngơi, không có thời gian để uể oải, không có thời gian để lười biếng, không sai phạm, không có khái niệm “vô tình đi chệch kịch bản”.

Bạn phải như một tội phạm chuyên nghiệp. Họ buộc phải tuân thủ luật pháp hết sức nghiêm ngặt và không được làm bất kỳ điều gì sơ suất, vì nếu bị chú ý thì những tội tày đình trước đây sẽ bị lộ. Do đó, hãy cẩn thận với những lời nói và việc làm của mình.

Nếu bạn cảm tưởng những việc đó là quá sức thì hãy rút lui khỏi cuộc chơi này ngay. Tôi chỉ muốn những người thực sự tuân thủ luật chơi. Bạn phải khắc cốt điều đó nếu bạn muốn đạt tầm cỡ này. Bạn sẽ trở thành người thận trọng, tận tụy, cẩn thận, nhiệt tình, sẵn sàng, cảnh giác và nhanh nhẹn. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Có đáng phải làm vậy không? Bạn có thể chắc chắn điều đó. Trong thế giới của người mù, bạn là người duy nhất có thể mở to hai mắt và nhìn rõ mọi vật. Bạn sẽ có quyền lực, và quan trọng hơn, bạn sẽ có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Không có gì vui hơn khi nhìn các cuộc chơi xung quanh trong khi mình hoàn toàn không dính líu và hoàn toàn khách quan.

Bạn sẽ nhận ra rằng chẳng phải nỗ lực gì nhiều nếu bạn bắt đầu quan sát. Bạn chỉ cần một cái huých tay nhẹ cũng có thể khiến mọi người thay đổi hướng đi chứ không cần đến một cú đánh mất nhiều sức lực. Cách bạn giải quyết mọi việc cũng trở nên tinh tế và nhẹ nhàng hơn rõ rệt.

Bạn sẽ trở thành người thận trọng, tận tụy, cẩn thận, nhiệt tình, sẵn sàng, cảnh giác và nhanh nhẹn

Nhưng bạn thực sự phải toàn tâm toàn ý vào công việc. Nếu gắng sức làm điều này mà không tinh tế thì bạn sẽ trở nên bối rối và có nguy cơ trở thành ngu ngốc thay vì điềm tĩnh và kiểm soát được tình hình. Điều kỳ diệu của việc bạn chú tâm vào công việc là bạn sẽ không phải đưa ra một quyết định gì cả. Bạn đã biết chính xác con đường của mình và trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng chỉ phải đặt ra câu hỏi “Điều này có vượt qua quy tắc của mình không?” – sau đó quyết định đã được đưa ra. Thật đơn giản.

Quy tắc 1.8: Yêu thích việc mình làm

TTO – Nếu bạn không thấy thoải mái thì bạn còn làm gì? Nếu công việc của bạn không có chút giá trị giải trí nào thì chẳng có lý do gì để bạn làm việc đó cả. Bạn có thể tìm việc khác.

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người thực sự yêu thích công việc của mình nhưng họ không dám nói ra phòng trường hợp bị cho rằng họ nghiện làm việc, đang gặp chuyện buồn, hay là điều gì tương tự như vậy.

Chẳng có gì phải xấu hổ khi nói rằng bạn rất yêu thích công việc của mình. Dường như có một cái mốt là mọi người buồn bã ở sở làm, kêu ca về công việc. Ở văn phòng có một cuộc đua – mọi người thi nhau ca thán xem ai là người ghét công việc của mình nhất.

Điều này không tồn tại với bạn. Người tuân thủ luật chơi luôn yêu thích công việc của mình và đảm bảo người khác sẽ biết việc đó. Một khi bạn nhận thấy công việc của mình thú vị, và thậm chí nó thú vị đối với bạn hơn là đối với người khác, thì bạn sẽ thấy những bước đi của mình thật rõ ràng, căng thẳng giảm bớt và toàn bộ cách cư xử tỏa sáng. Bằng cách nhận ra công việc mình làm thú vị, bạn đang tìm ra bí mật nhỏ mà chỉ có những người thành công mới có. Công việc thật thú vị, hãy khắc sâu điều đó trong trái tim bạn.

Làm việc thoải mái và nhận ra công việc thú vị là hai việc khác nhau. Nhận ra công việc thú vị đồng nghĩa với việc bạn tự hào về những việc mình làm, yêu thích những thách thức, mong muốn mỗi ngày với niềm lạc quan và sự hứng khởi. Làm việc thoải mái nghĩa là không cần thành công lắm, buôn chuyện nhiều, chọc tức đồng nghiệp hay uống sâm-panh cả buổi chiều. Tôi tin chắc rằng bạn đồng tình với tôi về sự khác biệt trên. Làm việc thoải mái chỉ là một khái niệm tạm thời. Nó tồn tại khi niềm vui còn tồn tại nhưng nhanh chóng biến mất khi không còn sự hứng khởi, phấn chấn.

Chẳng có gì phải xấu hổ khi bạn nói rằng bạn yêu thích công việc của mình

Bạn thấy công việc thú vị tức là bạn thích những buổi thương lượng, tuyển dụng hay sa thải, yêu thích sự thách thức mỗi ngày, thích cả sự căng thẳng, cảm giác thất vọng, tương lai không đảm bảo, người khác thử thách và cả những điều mới mẻ. Một số lượng đáng ngạc nhiên người đã qua đời ngay trong năm nghỉ hưu đầu tiên. Điều này cho thấy công việc quan trọng đối với sự tồn tại của chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng.

Nếu bạn không yêu thích hay không hiểu rõ giá trị công việc, chắc chắn bạn sẽ là một người hay kêu ca rền rĩ và là một trong những nạn nhân của cuộc sống.

Quy tắc 1.9: Rèn luyện một thái độ đúng

TTO – Khi đi làm, nhiều người có kiểu thái độ “chúng ta và họ”. Ở những người đó, “chúng ta” có xu hướng đứng về “người làm thuê” và kêu ca về “họ” – “những ông chủ”. Tuy nhiên, bạn sẽ rèn luyện thái độ đúng đắn và không trở thành một phần của “chúng ta” về mặt tâm lý.

Dù hiện nay bạn ở vị trí nào thì bạn cũng sẽ là trưởng phòng, có khả năng sau này là người đứng đầu của ban quản trị và một giám đốc điều hành thành công.

Bạn phải bắt đầu quan sát cả hai mặt của tình huống, xác định vị trí của “họ”. Có thể bạn không cần phải nói ra điều này, thậm chí ở chỗ đông người, bạn làm như đứng cùng hàng ngũ với anh em công nhân và đồng nghiệp của bạn. Nhưng sâu thẳm trong trái tim bạn, bạn hiểu và đứng về phía “họ”. Đừng bao giờ quên điều đó. Đồng nghiệp của bạn có thể kêu ca về chính sách lãnh đạo nhưng bạn sẽ phân tích chúng và cố gắng nhìn chúng quan điểm từ phía lãnh đạo. Để hòa mình, bạn có thể nguỵ trang là một nhân viên hay kêu ca, nhưng đó không phải là một cách thông minh. Bạn có thể gật đầu tán thành, nhưng bản thân bạn thì đừng kêu ca gì cả.

Một thái độ đúng gồm có 2 phần:

* Một là, bạn đứng về phía nhà quản lý và nhìn những chính sách dưới con mắt của họ.

* Hai là, bạn chỉ tập trung để trở thành một người tuân thủ luật chơi toàn tâm toàn ý – bạn phải cố gắng trở thành người Số 1 (người đó chính là bạn!).

Thái độ đúng là bạn luôn cố gắng hết sức, không phải chỉ trong một ngày mà ngày nào cũng vậy, không phải chỉ trong lúc dễ dàng mà ngay cả khi công việc vô cùng khó khăn.

Thái độ đúng nghĩa là bạn sẽ đi xa hơn người khác, bạn sẽ nỗ lực hơn cho dù lúc đó bạn mệt mỏi, bực bội và chỉ muốn rút lui. Người khác có thể rút lui, nhưng bạn thì không, vì bạn là người tuân thủ luật chơi.

Thái độ đúng là ngẩng cao đầu, không kêu ca, luôn lạc quan vui vẻ, luôn nhìn thấy lợi thế và cơ hội.

Thái độ đúng là những tiêu chuẩn luôn thay đổi, luôn gắn với “phía họ”. Bạn cần chắc chắn điểm quan trọng của bạn và biết được khi nào thể hiện rõ lập trường của mình. Thái độ đúng là luôn ý thức được bạn có một sức mạnh to lớn và có thể sử dụng sức mạnh ấy với sự ân cần, tự chủ, tính nhân văn và suy xét kỹ lưỡng.

Quy tắc 1.10: Đừng bao giờ để người khác biết bạn làm việc vất vả như thế nào

TTO – Hãy quan sát trường hợp Richard Branson. Ai cũng thấy anh ta lúc nào không rong chơi thì bay khinh khí cầu, sống trên sà lan, hay bay đến nước Mỹ. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy anh ta bên bàn làm việc, trả lời điện thoại hay soạn thảo công văn. Thế mà đôi khi trong ngày, đó chính là việc anh ta phải làm.

Chỉ đơn giản là ta không nhìn thấy. Do đó, ta nghĩ Richard chỉ là một kẻ lông bông ở chỗ làm việc, một doanh nhân vô lo, vô nghĩ, một người thích giải trí nghịch ngợm. Đó là một hình ảnh tuyệt hảo và dường như anh ta rất hạnh phúc với hình ảnh đó, tại sao lại không cơ chứ?

Đó chính là hình ảnh người tuân thủ luật chơi gan dạ muốn xây dựng: lịch sự, ung dung, thư thái, điềm tĩnh, tự chủ và lạnh lùng. Bạn sẽ không bao giờ bỏ chạy, không hốt hoảng, thậm chí không vội vã. Tất nhiên bạn có thể phải thức đến gần sáng nhưng đừng bao giờ nói ra. Đúng là có thể bạn phải làm trong suốt kỳ nghỉ, ngày cuối tuần nhưng đừng bao giờ để lộ ra, đừng kêu ca là bạn đã phải làm việc vất vả như thế nào hay phải làm thêm bao nhiêu giờ. Đối với những người khác, họ sẽ thấy bạn ung dung, bình thản và vượt qua khó khăn một cách dễ dàng.

Đương nhiên để làm được điều này, bạn phải có khả năng làm tốt công việc của mình. Nếu không, bạn sẽ thất bại khi cố gắng thực hiện quy tắc này vì nó quá sức bạn. Vậy bạn sẽ làm gì nếu mình không phải là một người xuất sắc trong công việc? Bạn hãy chong đèn học, tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức, đọc sách, đưa ra thắc mắc, xem lại bài, học miệt mài cho đến khi thấu hiểu công việc đến chân tơ kẽ tóc. Hãy làm điều này trước khi bạn học cách trông chững chạc và thư giãn.

Quy tắc này bao gồm một vài quy tắc khác:

* Không bao giờ xin thêm thời gian để hoàn thành công việc được giao.

* Không bao giờ cần nhờ ai làm hộ: không bao giờ nói việc đó nằm ngoài khả năng của mình. Bạn có thể nhờ hướng dẫn, khuyên bảo, cung cấp thông tin hay xin ý kiến, nhưng đừng bao giờ nhờ họ làm hộ.

* Không bao giờ kêu ca phàn nàn về khối lượng công việc bạn phải làm là quá nhiều.

* Học thái độ quả quyết để không bị quá tải – đây không phải quy tắc hướng dẫn bạn để người khác biết bạn đã làm việc vất vả thế nào. Tuy thế bạn không cần thiết phải làm quá nhiều việc.

* Đừng bao giờ để người khác thấy bạn mệt vã mồ hôi.

L

TTO – Quy tắc cơ bản và chỉ đạo tất cả những quy tắc khác, đó là bạn phải biết rõ về công việc của mình, làm tốt công việc đó và có thể làm tốt hơn cả những người khác. Điều này dễ hiểu. Bí quyết ở đây là bạn phải không để một ai biết bạn đã vất vả thế nào để làm tốt công việc này.

Bạn sẽ phải bí mật học mọi thứ, và đừng để ai biết bạn đang làm những việc đó. Bạn chớ để lộ ra mình đang đọc cuốn sách này, nó như quyển kinh thánh của bạn vậy. Điều quan trọng là trông bạn phải điềm tĩnh và chuyên nghiệp, luôn kiểm soát được tình hình. Hãy bình thản và tự tin làm các công việc thường ngày của mình. Không bao giờ được bối rối và ngừng nghỉ. Tuy nhiên, phải nhắc lại, điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự có khả năng hoàn thành công việc của mình.

Quy tắc 1.1

Để người khác chú ý đến việc của bạn

Trong nhịp sống bận rộn của công việc văn phòng, việc bạn làm rất dễ bị mọi người lãng quên. Bạn thì làm việc quần quật và đôi khi quên mất là phải nâng vị thế cá nhân của bạn cũng như giá trị của bạn trong công việc. Bạn phải làm một điểm nhấn để bản thân mình nổi bật, khi đó người ta sẽ nhận ra tiềm năng thăng tiến của bạn.

Cách tốt nhất để làm điều này là hãy đứng ra ngoài nếp làm việc thường nhật của mình. Nếu bạn mỗi ngày phải làm một loạt những việc lặt vặt và những người khác cũng vậy thì cắm cúi làm thêm những việc tương tự sẽ chẳng mang lại cho bạn điều gì. Nhưng nếu bạn nộp cho sếp một bản báo cáo đề xuất cách thức tăng năng suất làm việc của mọi người, lúc đó bạn sẽ được chú ý đến. Một bản báo cáo tự nguyện là cách tốt nhất khiến bạn nổi bật trong đám đông. Nó thể hiện việc bạn suy nghĩ độc lập và đưa ra sáng kiến. Nhưng bạn không được dùng cách này quá nhiều. Nếu bạn nộp cho sếp liên tiếp hàng tá những báo cáo như vậy thì bạn cũng được chú ý, nhưng lại được chú ý theo cách khác. Vì vậy, bạn phải theo những quy tắc sau:

* Chỉ thỉnh thoảng mới nộp báo cáo

* Cảm thấy chắc chắn rằng báo cáo của mình sẽ có tác dụng, hoạt động tốt hoặc đem lại hiệu quả

* Đảm bảo rằng tên của bạn sẽ được ghi ở chỗ dễ đọc nhất

* Đảm bảo rằng không chỉ sếp của bạn, mà thậm chí sếp của người khác cũng đọc bản báo cáo đó

Một bản báo cáo tự nguyện là cách tốt nhất khiến bạn nổi bật trong đám đông

Tất nhiên, cách tốt nhất để người ta chú ý đến bạn là bạn hãy hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Và cách tốt nhất để có thể hoàn thành xuất sắc công việc là hãy toàn tâm toàn ý vào công việc đó và bỏ qua những việc còn lại. Hiện có hàng loạt những thứ làm lãng phí thời gian nhiều khi ẩn danh dưới tên công việc như bàn chuyện chính trị, buôn chuyện, chơi điện tử, v.v… Những thứ đó không có tác dụng gì cả. Hãy chuyên tâm vào công việc của bạn và làm việc đó với nhiều lợi thế hơn đồng nghiệp. Những người tuân thủ luật chơi phải luôn tập trung. Hãy dồn tâm trí bạn vào công việc, làm thật tốt công việc đó và đừng sao nhãng.

Quy tắc 1.2: Đừng bao giờ giậm chân tại chỗ

TTO – Đại đa số mọi người đi làm với một suy nghĩ duy nhất: làm nhanh nhanh rồi về nhà. Trong suốt ngày đó, họ sẽ làm bất cứ việc gì họ phải làm, rồi đợi đến lúc được về. Bạn không được như vậy.

Bạn sẽ không giậm chân tại chỗ. Hầu hết mọi người chỉ cần một công việc, thế là đủ, và họ chỉ thực hiện việc đó, kết quả là họ đứng yên.

Nhưng hoàn thành công việc không phải là nhiệm vụ cuối cùng của bạn, đó chỉ đơn thuần là phương tiện đi đến mục đích cuối cùng. Mục đích đó là sự thăng tiến, nhiều tiền bạc hơn, thành công hơn, có được nhiều mối quan hệ và kinh nghiệm cho cá nhân bạn hay bất kể những gì trong danh sách những điều bạn mong muốn (xem Quy tắc 3). Xét về khía cạnh này thì công việc của bạn không liên quan.

Tất nhiên bạn phải làm việc. Và cũng đương nhiên bạn phải hoàn thành xuất sắc công việc ấy. Nhưng bạn đã để mắt đến bước tiếp theo và mỗi hành động của bạn trong công việc sẽ chỉ là một phần trong kế hoạch vươn lên của bạn.

Trong khi những người khác đang nghĩ đến giờ nghỉ uống cà phê hoặc làm thế nào ngồi hết buổi chiều mà không phải làm việc thì bạn sẽ bận rộn thực hiện kế hoạch của mình. Trong một thế giới lý tưởng, người tuân thủ luật chơi sẽ hoàn thành công việc trong buổi sáng để buổi chiều họ có thời gian nghiên cứu về bước thăng tiến tiếp theo, đánh giá cuộc chạy đua trong đồng nghiệp, ngồi viết một bản báo cáo tự nguyện để công việc của họ được chú ý hoặc nghiên cứu cách thức tăng hiệu quả công việc cho tất cả mọi người, hay để tăng hiểu biết cá nhân về lịch sử và thủ tục hoạt động của công ty.

Trong một thế giới lý tưởng, người tuân thủ luật chơi sẽ hoàn thành công việc trong một buổi sáng để họ có một buổi chiều tự do

Nếu bạn không làm xong việc trong buổi sáng thì bạn sẽ tìm cách đưa những việc nói trên vào công việc hoặc làm nó liên quan đến công việc của mình. Nếu muốn cạnh tranh vượt lên, bạn không nên làm như vậy. Và bạn không được giậm chân tại chỗ. Đừng bao giờ cho rằng chỉ cần làm việc là đủ. Suy nghĩ này dành cho người khác. Bạn sẽ đi đúng hướng thông qua việc chuẩn bị, nghiên cứu, phân tích và học tập.

Chúng ta đã nói về phong cách của nhà quản lý. Đó chính là những điều bạn sẽ học và thực hành, hoặc phong cách của bất kì ai bạn cần phải luyện tập. Bạn phải coi sự thăng tiến, hoặc bất kỳ thứ gì khác bạn mong muốn, là mục tiêu chuyển động. Bạn phải liên tục vận động nếu không muốn mình phát ì ra. Nếu ai ép bạn phải chuyển động, bạn sẽ tiến rất chậm. Bạn phải yêu thích sự chuyển động đó, nếu không bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

Sự chuyển động đòi hỏi bạn đừng có ngồi suốt ngày trên ghế và nhàn rỗi, đừng đứng yên một chỗ.

Quy tắc 1.3: Tự nguyện “có chọn lọc”

TTO – Nhiều người cho rằng, nếu họ đồng ý làm tất cả mọi thứ thì họ sẽ gây được sự chú ý, được khen thưởng và thăng chức.

Điều đó không đúng. Người quản lý thông minh sẽ dùng chiêu tâm lý “tôi sẽ làm việc đó”, và bạn sẽ bị quá tải, bị lợi dụng và đánh giá thấp. Vì vậy, trước khi giơ tay xung phong làm việc gì, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ càng. Bạn có thể đặt ra cho bản thân những câu hỏi như sau:

* Tại sao người này muốn tìm người làm tự nguyện?

* Việc đó sẽ có lợi gì cho kế hoạch của tôi?

* Nếu tôi tình nguyện làm, sếp sẽ nghĩ gì?

* Nếu tôi không làm, mọi người nghĩ tôi thế nào?

* Liệu đó có phải việc chán đến nỗi không ai muốn làm không?

* Đó có phải là người thực sự cần sự giúp đỡ của tôi để chia sẻ gánh nặng công việc không?

Đó cũng có thể là một công việc tẻ nhạt đến nỗi chẳng ai muốn làm và bằng cách xung phong làm việc đó, sếp bạn sẽ nghĩ tốt về bạn bởi cho rằng bạn có khả năng chấp nhận thử thách, sẵn sàng xắn tay áo vào làm việc.

Hãy cẩn thận và chọn thời điểm thích hợp. Không có ích gì khi xung phong làm việc nếu điều đó có nghĩa bạn sẽ trở thành một con khỉ trong mắt người khác. Bạn sẽ chỉ làm khi bạn chắc chắn rằng bạn không bị coi là ngớ ngẩn, bạn sẽ có một lợi ích gì đó hoặc làm người bạn giúp thay đổi suy nghĩ về bạn.

Trước khi giơ tay xung phong làm việc gì, hãy suy nghĩ kỹ càng

Nhưng cũng cần lưu ý rằng đôi khi dường như bạn “phải” tự nguyện làm mà không cần phải giơ tay xung phong hay bước lên phía trước. Những lúc đó tất cả đồng nghiệp của bạn đồng thời lùi về phía sau, để bạn lại đó và bạn “phải” tự nguyện làm việc đó mặc dù bạn không có ý định này.

Khi chuyện này xảy ra lần đầu tiên, bạn hãy chấp nhận và làm công việc đó, nhưng chớ để việc này xảy ra một lần nữa. Trong lần kế tiếp, tai bạn phải “bắt sóng” nhạy hơn, đoán được ý tưởng của tập thể và phải chắc chắn rằng, bạn sẽ bước lùi về phía sau cùng với họ.

Quy tắc 1.4: Tìm kiếm điều mới mẻ cho mình

TTO – Tôi đã từng làm việc với một đồng nghiệp, anh ta có một khả năng đặc biệt là luôn tìm ra những đặc điểm về khách hàng mà chúng tôi không thể nhận ra được. Dường như anh ta luôn biết tên gọi của con khách hàng, nơi họ đi nghỉ, sinh nhật của họ thậm chí là của vợ hay chồng họ. Anh ta còn biết cả sở thích âm nhạc hay quán ăn họ hay đến nhất.

Đương nhiên là nếu bạn phải tiếp một vị khách nào đó, bạn sẽ đến gặp Mike và đề nghị (thật lịch sự và khiêm nhường) xem liệu anh ta có cho bạn một chút thông tin gì hữu ích về vị khách hàng kia không. Mike đã tự tạo ra công việc anh yêu thích. Không ai bắt anh ta phải trở thành một cuốn bách khoa toàn thư sống về sở thích cũng như những điều khách hàng không thích. Đó không phải là việc Mike phải làm. Bản thân việc đó cũng tốn không ít thời gian và công sức. Nhưng đó lại là một tài sản vô giá. Không lâu sau thì Giám đốc phụ trách khu vực biết được những nỗ lực của Mike và vị trí của Mike trong công ty đã lên nhanh chưa từng có. Mọi việc diễn ra chỉ như vậy. Tôi dùng chữ “chỉ” ở đây, nhưng thực tế nó bao hàm rất nhiều công việc và bộ óc siêu việt.

Tìm kiếm điều mới mẻ nghĩa là nghĩ ra một việc gì đó chưa ai từng làm. Việc đó có thể chỉ đơn giản là bạn trở thành chuyên gia về Excel hay có tài viết báo cáo. Nó có thể là việc như Mike đã làm, một điều chưa một ai nghĩ đến. Việc đó cũng có thể là hoàn thành xuất sắc công việc hoặc hiểu rõ hệ thống. Tuy nhiên cũng đừng xuất sắc đến mức không ai làm thay được, nếu không quy tắc này sẽ phản tác dụng.

Nếu những ông chủ khác nghĩ bạn là một nhân viên giỏi thì sếp của bạn cũng dần dần có nhận xét như vậy

Tìm kiếm điều mới mẻ cho bản thân thường đưa bạn ra khỏi những hoạt động thường nhật của công ty. Bạn phải vận động nhiều hơn, ra ngoài công ty nhiều hơn mà không giải thích cho người khác việc mình đang làm. Điều này sẽ làm bạn nổi bật trong đám đông và mang đến cho bạn tính độc lập và phẩm chất vượt trội. Một lần tôi tự nguyện biên tập tờ tin tức của công ty (do ghi nhớ quy tắc trước) nên được đi lại các cơ sở của công ty theo ý muốn của mình. Tất nhiên là tôi luôn đảm bảo hoàn thành công việc của mình một cách hoàn hảo.

Tìm kiếm điều mới mẻ cho bản thân có thể khiến bạn được người khác chú ý hơn sếp của chính bạn, những người đó có thể là những ông sếp khác. Những ông sếp này sẽ ngồi nói chuyện với nhau. Họ có thể nhắc đến tên bạn một cách thiện cảm, chẳng hạn “Tôi thấy Rich cần mẫn làm phân tích thị trường”. Khi đó, sếp của bạn khó có thể không tăng lương hoặc thăng chức cho bạn nếu ông ta muốn nhận được sự đồng tình từ nhóm bạn của mình. Nếu những ông sếp khác nghĩ bạn là một nhân viên giỏi thì sếp của bạn cũng sẽ dần dần có nhận xét như vậy.

Quy tắc 1.5: Cam kết ít nhưng hoàn thành nhiều

TTO – Nếu bạn nhận thấy bạn có thể hoàn thành công việc vào thứ Tư thì hãy nói là thứ Sáu. Nếu bạn thấy phòng bạn cần Một tuần để hoàn tất công việc thì hãy nói là Hai tuần. Nếu bạn thấy để cài đặt và chạy một chiếc máy cần Hai người, hãy nói con số Ba.

Đây không phải là dối trá, chỉ là cẩn trọng. Nếu bị phát hiện, bạn hãy thành thực thừa nhận điều đó và nói rằng bạn phải tính thêm một số phần trăm để phòng những việc bất ngờ. Họ không thể giết bạn về việc đó được!

Đó là phần một: Cam kết ít. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ sử dụng những thứ dôi ra như vậy. Hoàn toàn không phải thế! Những gì bạn phải làm là đảm bảo sẽ hoàn thành việc cần làm trước thời gian quy định, làm tốt hơn cả những điều bạn đã hứa. Đây là phần hai: Hoàn thành tốt hơn. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn nhận sẽ hoàn thành bản báo cáo trước ngày thứ hai thì đó sẽ không chỉ đơn thuần là một bản báo cáo mà còn bao gồm cả kế hoạch thực hiện những giả thuyết đưa ra. Hoặc nếu bạn nhận có thể hoàn tất việc chuẩn bị cho buổi triển lãm của công ty trước ngày chủ nhật mà chỉ cần thêm hai nhân viên nữa – điều đó có nghĩa bạn đã đánh bật đối thủ chính của mình trong việc này. Nếu bạn cam kết sẽ viết xong bài cho tờ quảng cáo công ty trước buổi họp tới, thì điều đó không chỉ là việc hoàn thành nội dung mà còn bao gồm bản makét màu, trình bày trang in, bản in thử, ảnh minh họa và những tính toán giá thành, phân phối. Đương nhiên bạn cần phải cẩn thận để tránh làm quá trớn và nhận trách nhiệm không thuộc về mình, nhưng tôi tin chắc rằng bạn đã hiểu ý tôi muốn nói ở đây là gì.

Một điểm bạn cần lưu ý là không nên lộ rõ ý tưởng của mình khi nhận trách nhiệm, nếu không sếp của bạn sẽ kỳ vọng vào những điều đó. Và một điều nữa cần nhớ, bạn không nên dùng chiến thuật này một cách thường xuyên, nó cần là một sự ngạc nhiên thú vị.

Đôi khi làm như ngớ ngẩn lại là một điều hay. Bạn có thể giả như mình không hiểu lắm về một kỹ thuật hay phần mềm mới nào đó trong khi trên thực tế bạn hiểu nó như lòng bàn tay. Sau đó, đột nhiên bạn làm được mọi thứ trên bảng tính trong khi không ai làm được như vậy, bạn sẽ tạo ấn tượng. Trong trường hợp này, nếu bạn nói “Tôi biết phần mềm này, trước đây tôi phải làm bảng tính suốt mà” thì bạn sẽ lỡ một cuộc chơi, lỡ một cơ hội, bạn không tạo được bất ngờ.

Khi bạn cam kết ít nhưng hoàn thành tốt hơn, là một người tuân thủ luật chơi, bạn phải nhớ điểm quan trọng nhưng lại đơn giản sau đây, đó là bạn sẽ không bao giờ thực hiện ít hay muộn hơn cam kết. Thế đó. Nếu bạn phải đổ mồ hôi và làm không ngơi nghỉ đêm ngày thì hãy làm như vậy. Bạn hãy hoàn thành đúng hạn hoặc sớm hơn, quy tắc này không có trường hợp ngoại lệ. Thà bạn thỏa thuận xin thêm thời gian hoàn thành công việc còn hơn làm cho ai đó thất vọng.

Nhiều người do mong muốn gây được cảm tình, muốn được tuyên dương hoặc ủng hộ, họ đồng ý ngay lập tức hạn định thời gian được giao và sau đó họ không thể hoàn thành đúng hạn việc đó. Thoạt tiên họ sẽ giống như những người việc gì cũng làm được nhưng sau lại chứng minh họ bất tài.

Quy tắc 1.6: Biết nhiều điều mà người khác không biết

TTO – Tôi từng làm với một cậu tên là Steve. Trình độ tiếng Pháp của cậu ta chắc cũng chỉ như tất cả chúng tôi, nhưng cậu ta lại thấy tiếng Pháp là cơ hội của cậu ta trong khi chẳng ai trong chúng tôi có quan điểm như vậy.

Cậu ta tham dự các lớp học buổi tối, đi nghỉ ở Pháp hàng năm, luyện nghe băng tiếng Pháp và đọc tiểu thuyết tiếng Pháp.

Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ tiếng Pháp của Steve đã vượt bậc. Cậu ta cũng dự đoán (một cách chính xác) rằng chúng tôi sẽ mở rộng chi nhánh sang châu Âu và những hiểu biết của cậu ta về nước Pháp trở thành một tài sản vô giá. Biết điều mà người khác không biết sẽ đem lại cho bạn lợi thế mà bạn đang tìm kiếm. Steve đã lựa chọn ngôn ngữ là lợi thế của mình, còn bạn có thể tự chọn cho mình các kỹ năng, trí thông minh, kiến thức chuyên môn, năng khiếu hoặc sự nhạy cảm.

Trước tiên bạn hãy xem khả năng của mình, và đây là một phần của Quy tắc 3.7: Biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, sau đó xác định kiến thức chuyên môn nào sẽ có ích. Bạn có thể là một thiên tài về vi tính hoặc một công nghệ nào đó. Cũng có thể bạn là một người ưa sáng tạo và biết nhiều điều lý thú hơn những người khác. Tôi có một cô bạn biết “chân tơ kẽ tóc” về công nghệ in ấn và bất cứ khi nào có công việc liên quan đến in ấn, cô ấy luôn được sếp gọi đến. Đó chính là lợi thế của cô ấy.

Về tài chính thì sao? Liệu bạn có thể diễn giải những thông tin trong mục kinh doanh cho người khác hiểu được không? Hay bạn có phải là người thực sự hiểu những vấn đề về ngân sách không? Hay bạn là chuyên gia về buôn bán? Về cài đặt phần mềm? Hợp đồng? Nhân sự? Luật công đoàn? An toàn và sức khỏe lao động? Phong tục nước ngoài và tập quán kinh doanh? Chuyển đổi ngoại tệ? Ngôn ngữ cơ thể? Lập nhóm làm việc? Hoặc cũng có thể bạn có tài trong việc điều hành các cuộc họp? Còn nhiều lĩnh vực nữa. Bạn có khả năng làm điều gì đó, và tôi không có ý định sẽ tiết lộ hết tất cả các ý tưởng của tôi.

Dù đó là khả năng thì khả năng đó cần phải đảm bảo:

* Phù hợp

* Có chủ đề

* Thú vị.

Bằng cách đó, mọi người sẽ đến gặp bạn khi họ cần đến bạn. Nếu bạn biết những điều người khác không biết, bạn sẽ trở thành nhà tư vấn hơn là một nhân viên thông thường. Đương nhiên, nếu đó là những kiến thức sếp của bạn cần thì còn tuyệt hơn nữa.

Ban đầu những hiểu biết này có vẻ chẳng liên quan gì đến công việc, nhưng khi chúng tôi bắt đầu có quan hệ với những khách hàng ở nơi khác muốn đến sống ở địa phương thì quả là anh ta có lợi thế. Bạn thử đoán xem ai sẽ là người dẫn họ đi ngắm phố phường và đi ăn tối? Chính là anh ta. Và đương nhiên, một lần anh đi với đoàn gồm những giám đốc, không lâu sau, anh ta cũng trở thành một trong những giám đốc ấy.

Quy tắc 1.7: Toàn tâm toàn ý vào công việc

TTO – Là một người tuân thủ luật chơi nghĩa là bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn tất cả đồng nghiệp của bạn. Họ có thể vừa làm vừa chơi, nhưng bạn thì không. Họ có thể ngả lưng ra sau ghế và duỗi chân nghỉ ngơi, nhưng bạn thì không. Để thành công bạn phải toàn tâm toàn ý vào công việc.

Bạn không được cho phép mình lơ là mục tiêu lâu dài của mình, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Đối với bạn, không có thời gian nghỉ ngơi, không có thời gian để uể oải, không có thời gian để lười biếng, không sai phạm, không có khái niệm “vô tình đi chệch kịch bản”.

Bạn phải như một tội phạm chuyên nghiệp. Họ buộc phải tuân thủ luật pháp hết sức nghiêm ngặt và không được làm bất kỳ điều gì sơ suất, vì nếu bị chú ý thì những tội tày đình trước đây sẽ bị lộ. Do đó, hãy cẩn thận với những lời nói và việc làm của mình.

Nếu bạn cảm tưởng những việc đó là quá sức thì hãy rút lui khỏi cuộc chơi này ngay. Tôi chỉ muốn những người thực sự tuân thủ luật chơi. Bạn phải khắc cốt điều đó nếu bạn muốn đạt tầm cỡ này. Bạn sẽ trở thành người thận trọng, tận tụy, cẩn thận, nhiệt tình, sẵn sàng, cảnh giác và nhanh nhẹn. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Có đáng phải làm vậy không? Bạn có thể chắc chắn điều đó. Trong thế giới của người mù, bạn là người duy nhất có thể mở to hai mắt và nhìn rõ mọi vật. Bạn sẽ có quyền lực, và quan trọng hơn, bạn sẽ có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Không có gì vui hơn khi nhìn các cuộc chơi xung quanh trong khi mình hoàn toàn không dính líu và hoàn toàn khách quan.

Bạn sẽ nhận ra rằng chẳng phải nỗ lực gì nhiều nếu bạn bắt đầu quan sát. Bạn chỉ cần một cái huých tay nhẹ cũng có thể khiến mọi người thay đổi hướng đi chứ không cần đến một cú đánh mất nhiều sức lực. Cách bạn giải quyết mọi việc cũng trở nên tinh tế và nhẹ nhàng hơn rõ rệt.

Bạn sẽ trở thành người thận trọng, tận tụy, cẩn thận, nhiệt tình, sẵn sàng, cảnh giác và nhanh nhẹn

Nhưng bạn thực sự phải toàn tâm toàn ý vào công việc. Nếu gắng sức làm điều này mà không tinh tế thì bạn sẽ trở nên bối rối và có nguy cơ trở thành ngu ngốc thay vì điềm tĩnh và kiểm soát được tình hình. Điều kỳ diệu của việc bạn chú tâm vào công việc là bạn sẽ không phải đưa ra một quyết định gì cả. Bạn đã biết chính xác con đường của mình và trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng chỉ phải đặt ra câu hỏi “Điều này có vượt qua quy tắc của mình không?” – sau đó quyết định đã được đưa ra. Thật đơn giản.

Quy tắc 1.8: Yêu thích việc mình làm

TTO – Nếu bạn không thấy thoải mái thì bạn còn làm gì? Nếu công việc của bạn không có chút giá trị giải trí nào thì chẳng có lý do gì để bạn làm việc đó cả. Bạn có thể tìm việc khác.

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người thực sự yêu thích công việc của mình nhưng họ không dám nói ra phòng trường hợp bị cho rằng họ nghiện làm việc, đang gặp chuyện buồn, hay là điều gì tương tự như vậy.

Chẳng có gì phải xấu hổ khi nói rằng bạn rất yêu thích công việc của mình. Dường như có một cái mốt là mọi người buồn bã ở sở làm, kêu ca về công việc. Ở văn phòng có một cuộc đua – mọi người thi nhau ca thán xem ai là người ghét công việc của mình nhất.

Điều này không tồn tại với bạn. Người tuân thủ luật chơi luôn yêu thích công việc của mình và đảm bảo người khác sẽ biết việc đó. Một khi bạn nhận thấy công việc của mình thú vị, và thậm chí nó thú vị đối với bạn hơn là đối với người khác, thì bạn sẽ thấy những bước đi của mình thật rõ ràng, căng thẳng giảm bớt và toàn bộ cách cư xử tỏa sáng. Bằng cách nhận ra công việc mình làm thú vị, bạn đang tìm ra bí mật nhỏ mà chỉ có những người thành công mới có. Công việc thật thú vị, hãy khắc sâu điều đó trong trái tim bạn.

Làm việc thoải mái và nhận ra công việc thú vị là hai việc khác nhau. Nhận ra công việc thú vị đồng nghĩa với việc bạn tự hào về những việc mình làm, yêu thích những thách thức, mong muốn mỗi ngày với niềm lạc quan và sự hứng khởi. Làm việc thoải mái nghĩa là không cần thành công lắm, buôn chuyện nhiều, chọc tức đồng nghiệp hay uống sâm-panh cả buổi chiều. Tôi tin chắc rằng bạn đồng tình với tôi về sự khác biệt trên. Làm việc thoải mái chỉ là một khái niệm tạm thời. Nó tồn tại khi niềm vui còn tồn tại nhưng nhanh chóng biến mất khi không còn sự hứng khởi, phấn chấn.

Chẳng có gì phải xấu hổ khi bạn nói rằng bạn yêu thích công việc của mình

Bạn thấy công việc thú vị tức là bạn thích những buổi thương lượng, tuyển dụng hay sa thải, yêu thích sự thách thức mỗi ngày, thích cả sự căng thẳng, cảm giác thất vọng, tương lai không đảm bảo, người khác thử thách và cả những điều mới mẻ. Một số lượng đáng ngạc nhiên người đã qua đời ngay trong năm nghỉ hưu đầu tiên. Điều này cho thấy công việc quan trọng đối với sự tồn tại của chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng.

Nếu bạn không yêu thích hay không hiểu rõ giá trị công việc, chắc chắn bạn sẽ là một người hay kêu ca rền rĩ và là một trong những nạn nhân của cuộc sống.

Quy tắc 1.9: Rèn luyện một thái độ đúng

TTO – Khi đi làm, nhiều người có kiểu thái độ “chúng ta và họ”. Ở những người đó, “chúng ta” có xu hướng đứng về “người làm thuê” và kêu ca về “họ” – “những ông chủ”. Tuy nhiên, bạn sẽ rèn luyện thái độ đúng đắn và không trở thành một phần của “chúng ta” về mặt tâm lý.

Dù hiện nay bạn ở vị trí nào thì bạn cũng sẽ là trưởng phòng, có khả năng sau này là người đứng đầu của ban quản trị và một giám đốc điều hành thành công.

Bạn phải bắt đầu quan sát cả hai mặt của tình huống, xác định vị trí của “họ”. Có thể bạn không cần phải nói ra điều này, thậm chí ở chỗ đông người, bạn làm như đứng cùng hàng ngũ với anh em công nhân và đồng nghiệp của bạn. Nhưng sâu thẳm trong trái tim bạn, bạn hiểu và đứng về phía “họ”. Đừng bao giờ quên điều đó. Đồng nghiệp của bạn có thể kêu ca về chính sách lãnh đạo nhưng bạn sẽ phân tích chúng và cố gắng nhìn chúng quan điểm từ phía lãnh đạo. Để hòa mình, bạn có thể nguỵ trang là một nhân viên hay kêu ca, nhưng đó không phải là một cách thông minh. Bạn có thể gật đầu tán thành, nhưng bản thân bạn thì đừng kêu ca gì cả.

Một thái độ đúng gồm có 2 phần:

* Một là, bạn đứng về phía nhà quản lý và nhìn những chính sách dưới con mắt của họ.

* Hai là, bạn chỉ tập trung để trở thành một người tuân thủ luật chơi toàn tâm toàn ý – bạn phải cố gắng trở thành người Số 1 (người đó chính là bạn!).

Thái độ đúng là bạn luôn cố gắng hết sức, không phải chỉ trong một ngày mà ngày nào cũng vậy, không phải chỉ trong lúc dễ dàng mà ngay cả khi công việc vô cùng khó khăn.

Thái độ đúng nghĩa là bạn sẽ đi xa hơn người khác, bạn sẽ nỗ lực hơn cho dù lúc đó bạn mệt mỏi, bực bội và chỉ muốn rút lui. Người khác có thể rút lui, nhưng bạn thì không, vì bạn là người tuân thủ luật chơi.

Thái độ đúng là ngẩng cao đầu, không kêu ca, luôn lạc quan vui vẻ, luôn nhìn thấy lợi thế và cơ hội.

Thái độ đúng là những tiêu chuẩn luôn thay đổi, luôn gắn với “phía họ”. Bạn cần chắc chắn điểm quan trọng của bạn và biết được khi nào thể hiện rõ lập trường của mình. Thái độ đúng là luôn ý thức được bạn có một sức mạnh to lớn và có thể sử dụng sức mạnh ấy với sự ân cần, tự chủ, tính nhân văn và suy xét kỹ lưỡng.

Quy tắc 1.10: Đừng bao giờ để người khác biết bạn làm việc vất vả như thế nào

TTO – Hãy quan sát trường hợp Richard Branson. Ai cũng thấy anh ta lúc nào không rong chơi thì bay khinh khí cầu, sống trên sà lan, hay bay đến nước Mỹ. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy anh ta bên bàn làm việc, trả lời điện thoại hay soạn thảo công văn. Thế mà đôi khi trong ngày, đó chính là việc anh ta phải làm.

Chỉ đơn giản là ta không nhìn thấy. Do đó, ta nghĩ Richard chỉ là một kẻ lông bông ở chỗ làm việc, một doanh nhân vô lo, vô nghĩ, một người thích giải trí nghịch ngợm. Đó là một hình ảnh tuyệt hảo và dường như anh ta rất hạnh phúc với hình ảnh đó, tại sao lại không cơ chứ?

Đó chính là hình ảnh người tuân thủ luật chơi gan dạ muốn xây dựng: lịch sự, ung dung, thư thái, điềm tĩnh, tự chủ và lạnh lùng. Bạn sẽ không bao giờ bỏ chạy, không hốt hoảng, thậm chí không vội vã. Tất nhiên bạn có thể phải thức đến gần sáng nhưng đừng bao giờ nói ra. Đúng là có thể bạn phải làm trong suốt kỳ nghỉ, ngày cuối tuần nhưng đừng bao giờ để lộ ra, đừng kêu ca là bạn đã phải làm việc vất vả như thế nào hay phải làm thêm bao nhiêu giờ. Đối với những người khác, họ sẽ thấy bạn ung dung, bình thản và vượt qua khó khăn một cách dễ dàng.

Đương nhiên để làm được điều này, bạn phải có khả năng làm tốt công việc của mình. Nếu không, bạn sẽ thất bại khi cố gắng thực hiện quy tắc này vì nó quá sức bạn. Vậy bạn sẽ làm gì nếu mình không phải là một người xuất sắc trong công việc? Bạn hãy chong đèn học, tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức, đọc sách, đưa ra thắc mắc, xem lại bài, học miệt mài cho đến khi thấu hiểu công việc đến chân tơ kẽ tóc. Hãy làm điều này trước khi bạn học cách trông chững chạc và thư giãn.

Quy tắc này bao gồm một vài quy tắc khác:

* Không bao giờ xin thêm thời gian để hoàn thành công việc được giao.

* Không bao giờ cần nhờ ai làm hộ: không bao giờ nói việc đó nằm ngoài khả năng của mình. Bạn có thể nhờ hướng dẫn, khuyên bảo, cung cấp thông tin hay xin ý kiến, nhưng đừng bao giờ nhờ họ làm hộ.

* Không bao giờ kêu ca phàn nàn về khối lượng công việc bạn phải làm là quá nhiều.

* Học thái độ quả quyết để không bị quá tải – đây không phải quy tắc hướng dẫn bạn để người khác biết bạn đã làm việc vất vả thế nào. Tuy thế bạn không cần thiết phải làm quá nhiều việc.

* Đừng bao giờ để người khác thấy bạn mệt vã mồ hôi.

Bình luận
× sticky