Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

10 Quy Luật Cuộc Sống

QUY LUẬT 3

Tác giả: Catherine Nomura - Dan Sullivan

KHÔNG NGỪNG CỐNG HIẾN VÀ SẺ CHIA

Không ngừng cống hiến và giúp đỡ nguời khác cũng là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của đời người. Càng thành công, bạn sẽ càng nhận được nhiều phần thưởng, nào là thu nhập cao hơn, những lời tán dương, danh tiếng, địa vị, quyền lực, nguồn lực và cơ hội. Có thể xem đây là những điều bạn hằng mong ước, đặt làm mục tiêu sống cho mình. Tuy nhiên, nhiều khi chúng cũng có thể trở thành rào cản đối với sự phát triển của bạn. Chúng có thể khiến bạn ngủ quên trong chiến thắng; bạn sẽ mất đi sự tập trung cần thiết để có thể đóng góp nhiều hơn. Cách duy nhất bạn có thể làm ngay lúc đó để đảm bảo cho những thành công của mình tiếp tục được nhân lên là không nên quan trọng hóa chúng. Hãy nên xem chúng như những động lực giúp bạn phát triển thêm mà thôi. Đồng thời, hãy hướng cái nhìn quan tâm, sẻ chia đến những người xung quanh, tạo ra những giá trị mới cho mọi người, giúp họ nắm bắt cơ hội và định hướng để cùng nhau tiến bước. Bạn sẽ thấy rằng những phần thưởng giá trị hơn sẽ tự tìm đến và tương lai của bạn sẽ luôn đầy ắp niềm vui.

Sự cống hiến sẽ củng cố và mở rộng mối quan hệ của bạn với thế giới bên ngoài. Nhờ mối quan hệ này, bạn sẽ đuợc hỗ trợ cả về tinh thần lẫn vật chất cho quá trình thúc đẩy sự phát triển bản thân một cách toàn diện. Nếu không biết mở lòng ra với người khác, bạn sẽ rất dễ bị vướng vào vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ mang tính ích kỷ cá nhân. Thật ra, cống hiến cũng là một quá trình học hỏi, nó giúp bạn sống thật hơn với chính mình và với thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, những hiểu biết và ý kiến đóng góp của người khác sẽ giúp bạn làm mới kiến thức của mình để tạo ra những giá trị ngày càng cao hơn.

Tạo ra giá trị là ưu tiên hàng đầu

Một trong những điểm nổi bật trong thanhcồng của Mary Anne Ehlert là dù có nắm giữ vị trí quan trọng đến thế nào trong một công ty dịch vụ tài chính hàng đầu của Mỹ, cô cũng không bao giờ bận tâm đến phần hoa hồng có thể nhận được từ các dịch vụ. Thực tế, cô đã thành lập công ty vì ý nghĩa cộng đồng trước tiên mà không hề nghĩ đến lợi nhuận. Và một yếu tố luôn được cô hết sức coi trọng là gói dịch vụ bán ra của công ty phải đáp ứng được đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Lisa Pijuan-Nomura là một nghệ sĩ, đồng thời là nhà tổ chức chương trình nghệ thuật nổi tiếng ở Toronto. Trước khi sản xuất chương trình, bà không bao giờ nghĩ đến việc có bán được vé hay không, cũng không chú tâm vào chuyện tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Bà chỉ tập trung vào việc làm sao để mang đến cho khán giả một chương trình có chất lượng cao nhất. Vì vậy, những chương trình của bà luôn ổn định về mặt chất lượng nghệ thuật cũng như số lượng người xem. Kết quả hiển nhiên là bà chưa bao giờ bị thua lỗ.

Cách mà Lisa và Mary Anne áp dụng để tạo ra thành công không phải là sự tin tưởng mù quáng mà cao hơn, là một bí quyết kinh doanh vô cùng hiệu quả.

Nó có thể áp dụng cho bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn phát triển trong cuộc sống. Khi bạn tập trung và tận tâm vào công việc với mong muốn mong muốn đạt được sản phẩm tốt nhất thì sự tự thưởng sẽ lớn hơn cả những gì bạn mong đợi. Ngược lại, chú tâm vào kết quả mình sẽ nhận được là một cái bẫy vì điều này sẽ làm chệch hướng sáng tạo của bạn. Giá trị nằm ở những gì bạn tạo dựng chứ không phải những thứ được nhận về .

Sự đóng góp thúc đẩy quá trình phát triển

Phần lớn những gì chúng ta đóng góp cho cuộc đời, tự nó đã là nguồn lực phát triển to lớn và sẽ tạo ra nhiều phần thưởng đáng kinh ngạc. Khi Michey và Jon Singer đi tìm một ngôi trường đặc biệt cho đứa con gái Rebecca bị mắc chứng tự kỷ, họ thật sự không biết kết quả sẽ ra sao. Khi tìm đến những trường tư lớn có chất lượng và uy tín ở gần nơi họ sống tại New Jersey, họ đã sớm nhận ra rằng những trường học tốt như thế này thì số lượng học sinh được nhận vào rất có hạn trong khi số lượng đăng ký lại quá đông.

Cũng như các bậc cha mẹ khác, gia đình Singer cũng muốn con mình được vào một ngôi trường tốt. Nhưng trường tư đã vậy, những ngôi trường công cũng chẳng khá hơn khi vướng vào những khó khăn khác như thiếu hụt kinh phí để xây dựng cơ sở cũng như trang thiết bị dạy và học… Mặc dù đã nhận được nhiều ý kiến khẩn thiết từ các bậc phụ huynh nhưng ban giám hiệu các các trường tư cũng đành bất lực vì họ không thể cải thiện được tình hình. Khi gặp gia đình

Singer, họ đã chia sẻ nỗi thất vọng cùng gia đình và hứa sẽ sẵn lòng giúp đỡ nếu đôi vợ chồng này muốn quyên góp tiền để mở một ngôi trường tư.

Vào lúc đó, Rebecca đang học tại một trường công đặc biệt chung với 150 trẻ khác. Gia đình Singer nghĩ, nếu họ quyên góp đủ tiền để mở một ngôi trường dựa trên hình mẫu của những trường tư khác thì sẽ giúp được rất nhiều cho Rebecca và có thể là vài chục đứa trẻ khác nữa. Và xa hơn, nếu quyên góp được nhiều tiền, họ cũng có thể tài trợ cho các trường tư khác để mở rộng cơ sở hạ tầng, cải tiến trang thiết bị… Điều này rất có ý nghĩa khi giúp được thêm nhiều trẻ em có một môi trường giáo dục tốt.

Để quyên góp tiền tài trợ , họ tiến hành một chương trình mang tên “Cuộc vận động vì Rebecca”. Mục tiêu của họ là quyên đủ 10 triệu đô-la trong một chiến dịch lâu dài mà bắt đầu là chuyến đi vòng quanh nước Mỹ bằng xe hơi, vì Rebecca rất thích đi xe hơi. Trên đường từ New York đến California, với sự giúp đỡ của nhiều công ty, các nhà tài trợ địa phương, giới truyền thông, cảnh sát và nhiều nhà hảo tâm, họ đã tác động làm tăng mức độ nhận thức về chứng bệnh tự kỷ trong cộng đồng. Cuối cùng, với sự chung sứ c của nhiều gia đình khác, gia đình Singer đã quyên góp đủ số tiền để mở một ngôi trường lấy tên Trường Đào tạo đặc biệt REED. Đồng thời, họ cũng đóng góp một số tiền khá lớn cho việc nghiên cứu chứng bệnh tự kỷ cũng như tài trợ một số chương trình học tại các trường tư ở New Jersey.

Qua chương trình này, gia đình Singer đã xây dựng cho mình một phương châm sống: luôn vui vẻ dù làm bất cứ việc gì.

Năm 2004, một công ty mua bán xe hơi của địa phương đã cho nhà Singer mượn một chiếc Maserati và họ đã dùng nó để đi tới 20 cửa hàng thuyết phục những nhà kinh doanh giúp tổ chức một buổi gây quỹ trong vòng 24 giờ đồng hồ. Họ quyên góp được nhiều tiền hơn, và Rebecca được dịp ngồi máy bay – cô bé gọi là “tàu phản lực”.. Trong ngôi trường mới, việc học của Rebecca đạt được nhiều tiến bộ khiến cha mẹ và những người quen biết rất vui mừng.

Từ chỗ mong ước có một suất cho Rebecca trong ngôi trường tốt, gia đình Singer đã lên cả một kế hoạch để tạo ra những lợi ích cho nhiều đứa trẻ khác.

Đó là một việc làm ý nghĩa và có tầm nhìn. Họ đã nhanh chóng thu hút được sự đầu tư rất lớn về mặt thời gian, tiền bạc cũng như các cam kết hỗ trợ từ nhiều cá nhân và các tổ chức, đoàn thể. Chương trình này sẽ tiếp tục mang lại những đóng góp ngày càng lớn và có giá trị hơn, không những cho giáo dục mà còn cho cả khoa học nghiên cứu về chứng bệnh tự kỷ .

Cho là nhận

Đây là quan điểm sống rất tiến bộ. Những người theo quan điểm này luôn tin rằng, họ sẽ nhận được nhiều hơn khi san sẻ với người khác. Trong mọi mặt xã hội, từ các mối quan hệ đến công việc, kinh doanh, tạo hoá dường như đã bố trí sẵn cán cân cho – nhận dành cho mọi người. Chúng ta có thể xem việc cho đi chính là bước đầu tư lớn cho quá trình nhận lại – bất cứ điều gì, dù là nhỏ bé nhất. Nhưng thường thì con người lại luôn thích nhận về hơn là cho đi, lý do chính có lẽ xuất phát từ thái độ ghen tỵ với người hơn mình. Những người này hoặc cho rằng mình xứng đáng được tưởng thưởng hơn kẻ khác, hoặc do lòng ham muốn có được càng nhiều càng tốt mà chỉ lo thu vén cá nhân. Đây là thái độ sống ích kỷ. Họ chỉ biết dồn tâm trí và sức lực để “bảo vệ quyền lợi của riêng mình”. Họ sống với niềm tin sẽ có được mọi thứ nếu cứ cố gắng gom góp, tích trữ. Nhưng sự thật thì ngược lại, tạo hoá luôn công bằng và đi đúng quy luật: cho là nhận.

Không ngừng vươn lên

Gaynor Rigby là một phụ nữ rất thông minh, có năng lực; cô mang trong mình bầu nhiệt huyết tuổi trẻ cùng những ước mơ. Năm 18 tuổi, Gaynor rời Anh đến làm việc tại Mỹ vì cảm thấy mình sẽ có tương lai hơn ở đất nước này.

Sau khi làm vú em ở Cincinnati và tiếp đó là ở Toronto, cô được nhận làm công việc lễ tân cho The Strategic Coach (Tổ chức Huấn luyện Chiến lược). Tuy giữ vị trí khá khiêm tốn trong một công ty nhỏ nhưng cô vẫn không ngừng ấp ủ những hoài bão lớn lao. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống không như những gì cô nghĩ. Cô bắt đầu lo sợ cho cuộc sống của mình nếu như mọi ý tưởng thất bại và rơi vào ngõ cụt. Chẳng lẽ thế giới không hợp tác và giúp đỡ cô đạt được ước mơ của mình? Mọi người không thấy những gì cô đã cống hiến sao? Những câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu làm cô băn khoan.

Vào một ngày tại phân xưởng, Gaynor nghe Dan nói về việc các doanh nhân thành đạt biết họ phải tạo dựng nên các giá trị trước khi nghĩ đến thành quả đạt được. Đột nhiên, một ý nghĩ loé lên trong đầu cô: cô đã ngồi và chờ đợi cơ hội đến với mình trong khi những gì cần làm là hành động, thực hiện những gì có thể. Nhận thức này đã làm thay đổi cả cuộc đời cô.

Ngay lập tức, cô quyết tâm thay đổi cuộc sống của mình. Trước tiên là chăm lo cho thể chất. Cô bắt đầu ăn uống và tập thể dục điều độ. Sau đó, cô để ý nhiều hơn đến công việc mình làm và tìm cách cải thiện chúng ngày một tốt hơn bằng cách tự vạch ra kế hoạch phát triển công việc, rồi trình lên ban giám đốc. Sau khi nhận được sự đồng ý từ cấp trên, cô tiến hành thực hiện những gì đã vạch ra.

Qua quá trình cố gắng không ngừng, đến hôm nay, Gaynor đã trở thành giám đốc Bộ phận kinh doanh và tiếp thị của The Strategic Coach, điều hành lượng nhân viên lớn nhất so với các bộ phận khác trong công ty.

Những kinh nghiệm học hỏi từ những ngày đi làm thuê, kết hợp với ý tưởng học được từ Dan đã giúp Gaynor biết cách khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả. Cô đã trưởng thành với vai trò một nhà quản lý được mọi người kính trọng bởi khả năng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi thử thách, cũng như khả năng phân bổ và đảm bảo chất lượng công việc.

Thực hành

Áp dụng thái độ sống độ lượng

Hầu hết chúng ta dễ rơi vào tâm trạng tự cho phép mình nhận những món quà cuộc sống mang lại trước khi biết giúp đỡ hay sẻ chia với người khác. Chúng ta vẫn nghĩ những thứ đó tự nhiên đến thì chứng tỏ ta xứng đáng được nhận. Thông thường, những ý nghĩ này ăn sâu vào tâm trí ta vì người khác tác động làm ta tin vào điều đó, mà không biết rằng chúng ta đang bị điều khiển, lôi kéo vào ý muốn của họ. Thái độ sống độ lượng giúp ta biết quan tâm tới bản thân và mọi người, giúp ta tập trung hơn vào công việc đóng góp của mình.

Không ngừng vươn lên

Hãy hành động như Gaynor và không ngừng phát triển khả năng sáng tạo. Hãy làm việc vì chính tinh thần trách nhiệm, vì công việc và sự phát triển chung của tất cả mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì nếu bạn cảm thấy mình có thể thay đổi mọi việc theo hướng ngày một tốt hơn. Lúc đó, phần thưởng sẽ tự tìm đến với bạn mà không cần phải mất công tìm kiếm.

KHÔNG NGỪNG CỐNG HIẾN VÀ SẺ CHIA

Không ngừng cống hiến và giúp đỡ nguời khác cũng là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của đời người. Càng thành công, bạn sẽ càng nhận được nhiều phần thưởng, nào là thu nhập cao hơn, những lời tán dương, danh tiếng, địa vị, quyền lực, nguồn lực và cơ hội. Có thể xem đây là những điều bạn hằng mong ước, đặt làm mục tiêu sống cho mình. Tuy nhiên, nhiều khi chúng cũng có thể trở thành rào cản đối với sự phát triển của bạn. Chúng có thể khiến bạn ngủ quên trong chiến thắng; bạn sẽ mất đi sự tập trung cần thiết để có thể đóng góp nhiều hơn. Cách duy nhất bạn có thể làm ngay lúc đó để đảm bảo cho những thành công của mình tiếp tục được nhân lên là không nên quan trọng hóa chúng. Hãy nên xem chúng như những động lực giúp bạn phát triển thêm mà thôi. Đồng thời, hãy hướng cái nhìn quan tâm, sẻ chia đến những người xung quanh, tạo ra những giá trị mới cho mọi người, giúp họ nắm bắt cơ hội và định hướng để cùng nhau tiến bước. Bạn sẽ thấy rằng những phần thưởng giá trị hơn sẽ tự tìm đến và tương lai của bạn sẽ luôn đầy ắp niềm vui.

Sự cống hiến sẽ củng cố và mở rộng mối quan hệ của bạn với thế giới bên ngoài. Nhờ mối quan hệ này, bạn sẽ đuợc hỗ trợ cả về tinh thần lẫn vật chất cho quá trình thúc đẩy sự phát triển bản thân một cách toàn diện. Nếu không biết mở lòng ra với người khác, bạn sẽ rất dễ bị vướng vào vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ mang tính ích kỷ cá nhân. Thật ra, cống hiến cũng là một quá trình học hỏi, nó giúp bạn sống thật hơn với chính mình và với thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, những hiểu biết và ý kiến đóng góp của người khác sẽ giúp bạn làm mới kiến thức của mình để tạo ra những giá trị ngày càng cao hơn.

Tạo ra giá trị là ưu tiên hàng đầu

Một trong những điểm nổi bật trong thanhcồng của Mary Anne Ehlert là dù có nắm giữ vị trí quan trọng đến thế nào trong một công ty dịch vụ tài chính hàng đầu của Mỹ, cô cũng không bao giờ bận tâm đến phần hoa hồng có thể nhận được từ các dịch vụ. Thực tế, cô đã thành lập công ty vì ý nghĩa cộng đồng trước tiên mà không hề nghĩ đến lợi nhuận. Và một yếu tố luôn được cô hết sức coi trọng là gói dịch vụ bán ra của công ty phải đáp ứng được đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Lisa Pijuan-Nomura là một nghệ sĩ, đồng thời là nhà tổ chức chương trình nghệ thuật nổi tiếng ở Toronto. Trước khi sản xuất chương trình, bà không bao giờ nghĩ đến việc có bán được vé hay không, cũng không chú tâm vào chuyện tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Bà chỉ tập trung vào việc làm sao để mang đến cho khán giả một chương trình có chất lượng cao nhất. Vì vậy, những chương trình của bà luôn ổn định về mặt chất lượng nghệ thuật cũng như số lượng người xem. Kết quả hiển nhiên là bà chưa bao giờ bị thua lỗ.

Cách mà Lisa và Mary Anne áp dụng để tạo ra thành công không phải là sự tin tưởng mù quáng mà cao hơn, là một bí quyết kinh doanh vô cùng hiệu quả.

Nó có thể áp dụng cho bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn phát triển trong cuộc sống. Khi bạn tập trung và tận tâm vào công việc với mong muốn mong muốn đạt được sản phẩm tốt nhất thì sự tự thưởng sẽ lớn hơn cả những gì bạn mong đợi. Ngược lại, chú tâm vào kết quả mình sẽ nhận được là một cái bẫy vì điều này sẽ làm chệch hướng sáng tạo của bạn. Giá trị nằm ở những gì bạn tạo dựng chứ không phải những thứ được nhận về .

Sự đóng góp thúc đẩy quá trình phát triển

Phần lớn những gì chúng ta đóng góp cho cuộc đời, tự nó đã là nguồn lực phát triển to lớn và sẽ tạo ra nhiều phần thưởng đáng kinh ngạc. Khi Michey và Jon Singer đi tìm một ngôi trường đặc biệt cho đứa con gái Rebecca bị mắc chứng tự kỷ, họ thật sự không biết kết quả sẽ ra sao. Khi tìm đến những trường tư lớn có chất lượng và uy tín ở gần nơi họ sống tại New Jersey, họ đã sớm nhận ra rằng những trường học tốt như thế này thì số lượng học sinh được nhận vào rất có hạn trong khi số lượng đăng ký lại quá đông.

Cũng như các bậc cha mẹ khác, gia đình Singer cũng muốn con mình được vào một ngôi trường tốt. Nhưng trường tư đã vậy, những ngôi trường công cũng chẳng khá hơn khi vướng vào những khó khăn khác như thiếu hụt kinh phí để xây dựng cơ sở cũng như trang thiết bị dạy và học… Mặc dù đã nhận được nhiều ý kiến khẩn thiết từ các bậc phụ huynh nhưng ban giám hiệu các các trường tư cũng đành bất lực vì họ không thể cải thiện được tình hình. Khi gặp gia đình

Singer, họ đã chia sẻ nỗi thất vọng cùng gia đình và hứa sẽ sẵn lòng giúp đỡ nếu đôi vợ chồng này muốn quyên góp tiền để mở một ngôi trường tư.

Vào lúc đó, Rebecca đang học tại một trường công đặc biệt chung với 150 trẻ khác. Gia đình Singer nghĩ, nếu họ quyên góp đủ tiền để mở một ngôi trường dựa trên hình mẫu của những trường tư khác thì sẽ giúp được rất nhiều cho Rebecca và có thể là vài chục đứa trẻ khác nữa. Và xa hơn, nếu quyên góp được nhiều tiền, họ cũng có thể tài trợ cho các trường tư khác để mở rộng cơ sở hạ tầng, cải tiến trang thiết bị… Điều này rất có ý nghĩa khi giúp được thêm nhiều trẻ em có một môi trường giáo dục tốt.

Để quyên góp tiền tài trợ , họ tiến hành một chương trình mang tên “Cuộc vận động vì Rebecca”. Mục tiêu của họ là quyên đủ 10 triệu đô-la trong một chiến dịch lâu dài mà bắt đầu là chuyến đi vòng quanh nước Mỹ bằng xe hơi, vì Rebecca rất thích đi xe hơi. Trên đường từ New York đến California, với sự giúp đỡ của nhiều công ty, các nhà tài trợ địa phương, giới truyền thông, cảnh sát và nhiều nhà hảo tâm, họ đã tác động làm tăng mức độ nhận thức về chứng bệnh tự kỷ trong cộng đồng. Cuối cùng, với sự chung sứ c của nhiều gia đình khác, gia đình Singer đã quyên góp đủ số tiền để mở một ngôi trường lấy tên Trường Đào tạo đặc biệt REED. Đồng thời, họ cũng đóng góp một số tiền khá lớn cho việc nghiên cứu chứng bệnh tự kỷ cũng như tài trợ một số chương trình học tại các trường tư ở New Jersey.

Qua chương trình này, gia đình Singer đã xây dựng cho mình một phương châm sống: luôn vui vẻ dù làm bất cứ việc gì.

Năm 2004, một công ty mua bán xe hơi của địa phương đã cho nhà Singer mượn một chiếc Maserati và họ đã dùng nó để đi tới 20 cửa hàng thuyết phục những nhà kinh doanh giúp tổ chức một buổi gây quỹ trong vòng 24 giờ đồng hồ. Họ quyên góp được nhiều tiền hơn, và Rebecca được dịp ngồi máy bay – cô bé gọi là “tàu phản lực”.. Trong ngôi trường mới, việc học của Rebecca đạt được nhiều tiến bộ khiến cha mẹ và những người quen biết rất vui mừng.

Từ chỗ mong ước có một suất cho Rebecca trong ngôi trường tốt, gia đình Singer đã lên cả một kế hoạch để tạo ra những lợi ích cho nhiều đứa trẻ khác.

Đó là một việc làm ý nghĩa và có tầm nhìn. Họ đã nhanh chóng thu hút được sự đầu tư rất lớn về mặt thời gian, tiền bạc cũng như các cam kết hỗ trợ từ nhiều cá nhân và các tổ chức, đoàn thể. Chương trình này sẽ tiếp tục mang lại những đóng góp ngày càng lớn và có giá trị hơn, không những cho giáo dục mà còn cho cả khoa học nghiên cứu về chứng bệnh tự kỷ .

Cho là nhận

Đây là quan điểm sống rất tiến bộ. Những người theo quan điểm này luôn tin rằng, họ sẽ nhận được nhiều hơn khi san sẻ với người khác. Trong mọi mặt xã hội, từ các mối quan hệ đến công việc, kinh doanh, tạo hoá dường như đã bố trí sẵn cán cân cho – nhận dành cho mọi người. Chúng ta có thể xem việc cho đi chính là bước đầu tư lớn cho quá trình nhận lại – bất cứ điều gì, dù là nhỏ bé nhất. Nhưng thường thì con người lại luôn thích nhận về hơn là cho đi, lý do chính có lẽ xuất phát từ thái độ ghen tỵ với người hơn mình. Những người này hoặc cho rằng mình xứng đáng được tưởng thưởng hơn kẻ khác, hoặc do lòng ham muốn có được càng nhiều càng tốt mà chỉ lo thu vén cá nhân. Đây là thái độ sống ích kỷ. Họ chỉ biết dồn tâm trí và sức lực để “bảo vệ quyền lợi của riêng mình”. Họ sống với niềm tin sẽ có được mọi thứ nếu cứ cố gắng gom góp, tích trữ. Nhưng sự thật thì ngược lại, tạo hoá luôn công bằng và đi đúng quy luật: cho là nhận.

Không ngừng vươn lên

Gaynor Rigby là một phụ nữ rất thông minh, có năng lực; cô mang trong mình bầu nhiệt huyết tuổi trẻ cùng những ước mơ. Năm 18 tuổi, Gaynor rời Anh đến làm việc tại Mỹ vì cảm thấy mình sẽ có tương lai hơn ở đất nước này.

Sau khi làm vú em ở Cincinnati và tiếp đó là ở Toronto, cô được nhận làm công việc lễ tân cho The Strategic Coach (Tổ chức Huấn luyện Chiến lược). Tuy giữ vị trí khá khiêm tốn trong một công ty nhỏ nhưng cô vẫn không ngừng ấp ủ những hoài bão lớn lao. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống không như những gì cô nghĩ. Cô bắt đầu lo sợ cho cuộc sống của mình nếu như mọi ý tưởng thất bại và rơi vào ngõ cụt. Chẳng lẽ thế giới không hợp tác và giúp đỡ cô đạt được ước mơ của mình? Mọi người không thấy những gì cô đã cống hiến sao? Những câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu làm cô băn khoan.

Vào một ngày tại phân xưởng, Gaynor nghe Dan nói về việc các doanh nhân thành đạt biết họ phải tạo dựng nên các giá trị trước khi nghĩ đến thành quả đạt được. Đột nhiên, một ý nghĩ loé lên trong đầu cô: cô đã ngồi và chờ đợi cơ hội đến với mình trong khi những gì cần làm là hành động, thực hiện những gì có thể. Nhận thức này đã làm thay đổi cả cuộc đời cô.

Ngay lập tức, cô quyết tâm thay đổi cuộc sống của mình. Trước tiên là chăm lo cho thể chất. Cô bắt đầu ăn uống và tập thể dục điều độ. Sau đó, cô để ý nhiều hơn đến công việc mình làm và tìm cách cải thiện chúng ngày một tốt hơn bằng cách tự vạch ra kế hoạch phát triển công việc, rồi trình lên ban giám đốc. Sau khi nhận được sự đồng ý từ cấp trên, cô tiến hành thực hiện những gì đã vạch ra.

Qua quá trình cố gắng không ngừng, đến hôm nay, Gaynor đã trở thành giám đốc Bộ phận kinh doanh và tiếp thị của The Strategic Coach, điều hành lượng nhân viên lớn nhất so với các bộ phận khác trong công ty.

Những kinh nghiệm học hỏi từ những ngày đi làm thuê, kết hợp với ý tưởng học được từ Dan đã giúp Gaynor biết cách khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả. Cô đã trưởng thành với vai trò một nhà quản lý được mọi người kính trọng bởi khả năng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi thử thách, cũng như khả năng phân bổ và đảm bảo chất lượng công việc.

Thực hành

Áp dụng thái độ sống độ lượng

Hầu hết chúng ta dễ rơi vào tâm trạng tự cho phép mình nhận những món quà cuộc sống mang lại trước khi biết giúp đỡ hay sẻ chia với người khác. Chúng ta vẫn nghĩ những thứ đó tự nhiên đến thì chứng tỏ ta xứng đáng được nhận. Thông thường, những ý nghĩ này ăn sâu vào tâm trí ta vì người khác tác động làm ta tin vào điều đó, mà không biết rằng chúng ta đang bị điều khiển, lôi kéo vào ý muốn của họ. Thái độ sống độ lượng giúp ta biết quan tâm tới bản thân và mọi người, giúp ta tập trung hơn vào công việc đóng góp của mình.

Không ngừng vươn lên

Hãy hành động như Gaynor và không ngừng phát triển khả năng sáng tạo. Hãy làm việc vì chính tinh thần trách nhiệm, vì công việc và sự phát triển chung của tất cả mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì nếu bạn cảm thấy mình có thể thay đổi mọi việc theo hướng ngày một tốt hơn. Lúc đó, phần thưởng sẽ tự tìm đến với bạn mà không cần phải mất công tìm kiếm.

Bình luận