Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

35 Ki Lô Hy Vọng

Chương 8

Tác giả: Anna Gavalda

Tôi không đến thăm ông ở bệnh viện. Không ai đến cả. Chúng tôi không được phép chỉ vì một con vi khuẩn nhỏ nhất từ chúng tôi cũng có thể giết chết ông.

Nhưng bù lại, tôi đến nhà bà, và tôi đã bị sốc khi nhìn thấy và, trông bà có vẻ yếu ớt và mong manh hơn cả mọi khi. Một nụ cười khẽ mất hút trong chiếc váy ngủ màu xanh da trời. Tôi đứng đó như một đứa ngốc, giữa căn phòng bếp, khi bà cất tiếng nói:

– Đi làm việc một chút đi cháu, Grégoire. Hãy bật cho máy chạy, Cầm lấy các dụng cụ. Vuốt ve mấy tấm gỗ. Hãy nói chuyện với chúng, hãy nói với chúng là ông sẽ sớm trở về.

Bà lặng lẽ khóc.

Tôi bước vào. Tôi ngồi xuống. Tôi khoanh tay lại trên bàn mộc, và cuối cùng thì tôi bắt đầu khóc.

Tôi khóc cho hết tất cả những giọt nước mắt mà tôi đã nén lại tận đáy lòng từ quá lâu rồi. Tôi cứ khóc như vậy bao nhiêu lâu? Một tiếng? Hai? Hay có thể là ba?

Khi đứng dậy, tôi cảm thây dễ chịu hơn, như thể tôi không còn nước mắt trong người nữa, không còn đau đớn gì nữa. Tôi cầm lấy một miếng giẻ dính đầy hồ vương trên mặt đất để chùi mũi, và đúng lúc đó, tôi nhận ra nó, hàng chữ mà tôi đã khắc lên chiếc bàn gỗ hôm nào… “H�Y GIÚP CON”

Tôi được nhận vào trường Grandchamps.

Tôi khá dửng dưng trước tin này. Tôi chỉ cảm thấy thoải mái vì được đi khỏi nhà, đi “hít thở khí trời” như ông Léon của tôi vẫn nói. Tôi chuẩn bị hành lý, và khi bước ra khỏi phòng tôi không hề ngoái đầu nhìn lại. Tôi bảo mẹ bỏ số tiền của bác Martineau vào tài khoản tiết kiệm của tôi. Số tiền đó, tôi không còn muốn dùng đến nữa. Tôi chẳng còn mong muốn điều gì, trừ những điều không thể. Và tôi hiểu trong cuộc sống, không phải cái gì người ta cũng có thể mua được.

Bố tranh thủ một trong những chuyến đi tỉnh của ông để đưa tôi đến tận ngôi trường mới. Chúng tôi không nói chuyện gì nhiều trong suốt quãng đường. Bố con tôi biết rằng mỗi chúng tôi sắp đi một con đường khác.

– Có tin gì mới bố mẹ gọi ngay cho con đấy nhé!

Ông gật đầu, và ông ôm hôn tôi một cách vụng về.

– Grégoire?

– Dạ?

– Không có gì, không có gì. Hãy cố sống hạnh phúc, con xứng đáng được như thế. Con biết không, bố chưa bao giờ nói với con điều này, nhưng bố nghĩ rằng con là người đàn ông tốt… Một người thực sự tốt.

Và ông ôm lấy tôi thật chặt trước khi quay vào xe.

Trong lớp, tôi không phải là học sinh giỏi nhất, thậm chí tôi xếp gần cuối lớp; mà nếu nghĩ cho thật kỹ, tôi thực sự là đứa đứng bét lớp. Tuy thế, thầy cô ai cũng yêu quý tôi…

Một hôm, cô Vernoux, cô giáo tiếng Pháp, trả bài viết cho chúng tôi. Tôi được một con 6 trên 20.

– Cô hy vọng là cái máy bóc vỏ chuối của em không đến nỗi tệ như thế… – Cô nói và khẽ mỉm cười với tôi.

Tôi nghĩ rằng mọi người có cảm tình với tôi là do cái đó, do bức thư mà tôi đã gửi đi. Tất cả mọi người ở đây đều biết rằng tôi học rất tệ, nhưng họ biết tôi muốn cố gắng để trở nên tốt hơn.

Ngược lại, với môn vẽ và môn thủ công kỹ thuật, tôi là đứa cừ nhất lớp. Tôi còn biết nhiều hơn cả thầy giáo. Khi lũ bạn trong lớp không làm được cái gì đó, tôi là người chúng hỏi đến đầu tiên. Ban đầu, thầy Jougleux có vẻ khó chịu; bây giờ, thầy cũng làm y như lũ bạn tôi: suốt ngày thầy hỏi ý kiến tôi, buồn cười thật.

Môn học mà tôi ghét cay ghét đắng, đó là môn thể dục. Tôi vốn đã chẳng ra sao, đến đây, mọi việc còn tệ hơn vì những đứa khác rất giỏi và chúng lại còn thích môn này. Món nào tôi cũng hỏng cả: cũng chẳng có gì lạ, tôi không biết chạy, cũng chẳng biết nhảy cao, hay lặn, hay ném bóng, bắt bóng thì còn tệ hơn… Chẳng làm nổi một cái gì. Một con số không. Nhục nhã.

Lũ bạn trong lớp trêu trọc tôi cho vui, không có gì ác ý, chúng nói:

– Ê, Dubosc, bao giờ đằng ấy mới phát minh ra cái máy tạo cơ bắp cho đằng ấy nhỉ?

Hay:

– Chú ý chúng mày ơi! Dubosc sắp nhảy cao kìa, chuẩn bị bông băng mau.

Tuần nào mẹ cũng gọi điện cho tôi. Lần nào cũng thế, tôi hỏi ngay có tin gì mới không. Một ngày nọ, mẹ không chịu nổi nữa:

– Nghe này, Grégoire, thôi ngay. Đừng hỏi mẹ câu này nữa. Con biết rõ là nếu có tin gì mới mẹ sẽ nói ngay mà. Thay vì thế, hãy kể cho mẹ nghe về con nào, con làm gì, thầy cô của con thế nào, bạn bè thế nào, vân vân…

Tôi chẳng có gì để kể cho mẹ. Tôi cố nặn ra cái gì đó, rồi tôi kết thúc cuộc nói chuyện. Tất cả những gì không liên quan đến ông chẳng còn ý nghĩa với tôi nữa.

Bình luận