Khi nhìn thấy tên của trò chơi này, rất nhiều người sẽ cảm thấy lạnh người. Cũng có người sẽ nói, trò chơi gì thế này, sao toàn là những trò chơi khiến cho người khác mất hứng thế vậy?
Thấy mọi người tỏ thái độ phản cảm với trò chơi như thế, chúng ta hãy chơi một trò chơi khác trước nhé, coi như là khởi động cho nóng người. Hay nói cách khác trò chơi này chia thành hai phần: Phần một và phần hai.
Tên phần một của trò chơi là: Máy bay gặp nạn.
Xem ra mọi người sẽ đặt cho tôi biệt hiệu là “mỏ quạ”, những điều may mắn thì không nói, toàn nói ra những điều khiến người khác phải sợ toát mồ hôi. Vâng, cứ coi như tôi là một trò chơi “khủng bố” thì nó cũng có ý nghĩa tồn tại. Trên thế giới này có rất nhiều chuyện đáng sợ, cho dù bạn có thích hay không thì nó cũng sẽ xảy ra đâu đó xung quanh bạn. Người Trung Quốc có câu đại ý nói: Nếu dự đoán, chuẩn bị trước được sự việc thì sẽ không sao, còn không sẽ gặp họa.
Mộ chí là những dòng chữ được khắc trên tấm bia mộ của người chết. Máy bay gặp nạn, bạn đang đứng giữa bờ vực của sự sống và cái chết. Mục đích chính của hai phần trò chơi này đều là kiểm tra sự chuẩn bị của bạn khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống cũng như cái chết.
Đây không phải là lo thừa. Mặc dù tuổi thọ của con người thời nay đã được cải thiện rõ rệt, khoa học kỹ thuật và y học phát triển vượt bậc, nhưng bạn vẫn không thể nào dự đoán chính xác khi nào bạn sẽ phải từ biệt cõi đời này. Về điểm này thì xem ra con người thời hiện đại không may mắn bằng con người thời xưa. Đã là con người thì ai cũng phải chết. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Những điều này người người phải học cách chấp nhận. Nếu bạn không muốn chấp nhận thì quy luật cuộc sống cũng sẽ buộc bạn phải chấp nhận. Tới khi đó dù bạn có phẫn nộ, ấm ức, không can tâm thì cũng không làm được gì. Nếu bạn áp dụng chính sách chim đà điểu (chính sách không dám nhìn thẳng vào hiện thực, nghe nói khi đà điểu bị đuổi gấp, nó rúc đầu vào cát và cho là bình an vô sự), vờ như không có chuyện gì xảy ra thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng hoảng hốt, sợ hãi khi thần chết đến gõ cửa nhà bạn. Và đương nhiên, người chịu thiệt sẽ là bạn và người thân của bạn.
Mọi người đều không thích nói tới cái chết, bởi cho rằng đó là điều không may mắn. Tôi đã từng hỏi rất nhiều người ở các độ tuổi khác nhau rằng, khi nhắc tới cái chết, bạn sẽ nghĩ tới những từ như thế nào?
Và kết quả là hầu như những từ mọi người đưa ra đều là những từ mang tính tiêu cực như:
U ám, màu đen, lạnh lẽo, thối nát, nhơ bẩn, xấu xí, đáng sợ, phân ly, khóc lóc, đau thương, tuyệt vọng…
Chỉ cần liếc mắt nhìn qua những từ này, cả người sẽ toát lên cảm giác vô cùng khó chịu. Nhưng nếu chúng ta nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh thì mọi người sẽ đều nghĩ tới: ánh sáng, phát triển, sức sống, hi vọng, màu vàng, ấm áp, kỳ vọng, vui vẻ, hạnh phúc, rạng rỡ… Rõ ràng là tâm trạng và cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Mặc dù sống và chết đều là những phần không thể thiếu được trong cuộc sống nhưng tại sao chúng ta không thể bình tĩnh chấp nhận cái chết như là sự sống? Hiện nay y học hiện đại đã tìm cách giảm bớt sự đau đớn cho con người trước lúc lâm chung, giúp cái chết diễn ra một cách nhẹ nhàng, từ từ. Mọi đau đớn về thể xác có thể được hóa giải nhờ vào kỹ thuật y học. Nhưng khi đó thì sự đau đớn về mặt tâm hồn sẽ càng gia tăng.
Có người sẽ nói, giờ tôi vẫn còn trẻ, chết chóc là chuyện sau này, chờ khi nào tôi già rồi thì nghĩ tới chuyện này cũng vẫn chưa muộn. Tôi thậm chí còn nghe thấy một người bạn sau khi tổ chức sinh nhật 60 tuổi xong, nghe mọi người nói về cái chết nhưng vẫn bình thản nói, tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện này, chuyện này còn xa vời lắm, để sau hãy nói nhé. Lúc đó tôi cảm thấy rất ngạc nhiên, người đã ngoài sáu mươi rồi mà vẫn còn nói cái chết còn lâu mới tới. Thái độ lạc quan này có thể khiến cho ông ấy rơi vào tình trạng bất ngờ không kịp đề phòng. Thậm chí còn có người nói, tôi rất mạnh khỏe. Khi tôi cảm thấy không khỏe thì nghĩ tới chuyện chết cũng không muộn phải không.
Đằng sau những lời nói này ẩn chứa sự nhút nhát và vô tri. Về cơ bản, cái chết không giống như chiếc thiếp mời được đặt sẵn lên bàn để bạn chuẩn bị đi ăn tiệc đúng giờ. Trời có lúc nắng lúc mưa, đời người cũng có họa có phúc. Bạn không thể dự đoán trước được khi nào thần chết sẽ đón bạn đi nhưng bạn có thể chuẩn bị trước chút trà và điểm tâm để tiếp đón nó.
Hãy cùng đọc một câu chuyện này nhé! Có một cụ già bị mắc bệnh ung thư. Khi bác sĩ thông báo cho ông cụ biết tin đó, ông ấy tỏ ra rất bình thản, thậm chí còn cười và nói, tôi rất cảm ơn thượng đế đã cho tôi được mắc bệnh ung thư. Nghe thấy vậy, bác sĩ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên nói bác bị ung thư, không oán trời oán đất, không cảm thấy đau khổ tuyệt vọng là đã rất khó rồi, đằng này sao bác lại nói cảm ơn? Ông cụ liền giải thích, tôi sống đến từng này tuổi rồi thì cái chết cũng như một người hàng xóm, lúc nào cũng có thể tới gõ cửa nhà tôi. Nếu tôi bị chết vì xuất huyết não hay nhồi máu cơ tim thì rất có thể tôi sẽ chẳng trăng chối được lời nào mà đã chết rồi. Như vậy những người thân của tôi sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ. Hơn nữa tôi còn rất nhiều điều vẫn chưa thực hiện. Bây giờ, tôi bị ung thư, tôi có rất nhiều thời gian để từ biệt người thân và hoàn thành những công việc còn dang dở. Khi cái chết đến thì sẽ chẳng còn điều gì vướng bận. Đây chẳng phải món quà tuyệt với nhất mà thượng đế đã ban tặng cho tôi hay sao?
Tôi cảm thấy vô cùng khâm phục ông cụ trong câu chuyện trên. Không phải ai cũng giữ được một thái độ bình tĩnh và sự can đảm như thế khi phải đối mặt với cái chết. Nghĩ lại thì mọi việc đều do con người quyết định. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một cục diện mới, khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhõm và dễ chấp nhận hơn, để chúng ta ít phải nuối tiếc hơn, để chúng ta có thể nắm giữ được cuộc sống nhiều hơn. Đây chính là việc chuẩn bị tâm lý khi đối diện với cái chết.
Nghĩ tới cái chết là để biết lo xa sẽ tránh được tai họa, để cuộc sống luôn trong tình trạng chủ động. Chỉ có những người thực sự sống mới có thể bình tĩnh đối diện với cái chết.
Quay trở lại trò chơi của chúng ta. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ngồi trên một chiếc máy bay. Chiếc máy bay bay rất êm, đang ở độ cao hơn mười nghìn mét. Đột nhiên, thân máy bay rung chuyển mạnh giống như người rung lên vì bị ho, sau đó nó bắt đầu chòng chành nghiêng ngả. Nữ tiếp viên yêu cầu hành khách thắt dây an toàn. Loa phát thanh vang lên giọng nói của cơ trưởng. Ông ấy thông báo cho mọi người biết rằng máy bay xảy ra sự cố kỹ thuật nghiêm trọng. Tổ phi công đang gấp rút giải quyết sự cố. Nhưng để đề phòng trường hợp xấu nhất, bây giờ các nữ tiếp viên sẽ phát giấy và bút để bạn viết lại những điều nhắn nhủ cho người nhà. Mời các bạn hãy viết lại những lời nhắn nhủ cuối cùng trên giấy. Việc này phải diễn ra vô cùng nhanh chóng vì ba phút sau các nữ tiếp viên sẽ đi thu giấy, bỏ vào một chiếc hộp để cho dù máy bay có bị nổ tan thì những trang giấy này vẫn còn. ở vào độ cao hiện tại và trước khi mất kiểm soát hoàn toàn thì máy bay vẫn còn có thể giữ được thăng bằng trong một khoảng thời gian rất ngắn…
Nữ tiếp viên mang những chiếc khay tới, khuôn mặt tái bệch, nụ cười vốn vẫn thường trực trên môi giờ đã mất hẳn. Trên chiếc khay không phải là đồ uống hay đồ lưu niệm, cũng không phải tờ giấy ghi lịch trình bay như mọi khi mà là giấy và bút. Mọi người đón lấy giấy và bút trong im lặng, đâu đó vang lên tiếng khóc thút thít.
Vậy là giờ bạn đã có giấy và bút trong tay. Bây giờ bạn sẽ phải làm gì với tờ giấy này.
Đây chính là trò chơi của chúng ta. Khi cuộc sống của chúng ta gặp phải những hiểm họa bất ngờ thì vào lúc này, cuộc đời chúng ta sẽ thu gọn lại như một bộ phim vài chục phút được ghi lại trong một chiếc đĩa VCD và những thước phim đó đang dần hiện lên trong đầu bạn.
Trước hết chúng ta hãy cùng xem một ví dụ dưới đây:
Năm 1985, một chiếc máy bay của hãng hàng không Nhật Bản gặp nạn. Tất cả hành khách trên chuyến bay đó đều đang ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi đó, có một hành khách chừng năm mươi tuổi vội vàng viết ra những lời nhắn nhủ cuối cùng:
Từ nay về sau sẽ không bao giờ đi máy bay nữa!
Trời ơi, xin hãy cứu con!
Thật không thể nào tin được bữa ăn ngày hôm nay tôi ăn cùng với mọi người là bữa ăn cuối cùng. Thân máy bay bốc khói nghi ngút và đang lao xuống. Nó sẽ lao đi đâu? Mọi chuyện sẽ ra sao? Tạm biệt vợ yêu, nhờ em giúp anh chăm sóc các con. Bây giờ là sáu giờ ba mươi phút, máy bay đang mất lái và lao nhanh xuống mặt đất.
Cho đến ngày hôm nay, cuộc sống của tôi vô cùng hạnh phúc. Xin cảm ơn tất cả!
Có rất nhiều người mẹ vào lúc này sẽ để lại lời dặn dò cho các con. Và cũng chính vào những lúc như thế này họ mới nhận ra rằng mình đã dành quá ít thời gian cho con cái mình. Có rất nhiều du khách hối hả đuổi kịp theo người phía trước mà quên đi việc ngắm nhìn và thưởng ngoạn cảnh đẹp xung quanh mình. Có rất nhiều người muốn nói với thế giới này rằng “Tôi yêu bạn” nhưng không biết ai có thể nghe thấy tiếng nói của họ. Có rất nhiều người mong rằng vào những giờ phút cuối cùng này có thể giữ được bình tĩnh nhưng tay vẫn đang run lên bần bật tới mức những nét bút cũng run run. Một người đàn ông ngoại tình đã nhiều năm nói, vào lúc này, viết gì không quan trọng mà là viết cho ai?
Trò chơi này vô cùng tàn khốc nhưng sự tàn khốc đôi khi cũng giống như những mảnh đất màu mỡ, giúp cho những tâm hồn đang sợ hãi nở hoa. Tôi tin chắc rằng, vào giờ phút này hầu như sẽ không có ai còn nhắc tới chuyện báo thù hay để lại những điều phiền muộn, hối tiếc của bản thân mình, sẽ không còn ai nghiến răng mắng nhiếc một người nào đó… Điều để lại chỉ có thể là những tình cảm không nói nên lời, những lời dặn dò không sao kể xiết và nhiều khi là cả những lời chúc phúc.
Thành thật xin lỗi các bạn vì tôi đã đẩy các bạn vào trong hoàn cảnh vô cùng trớ trêu này. Có lẽ chỉ trong lúc tuyệt vọng nhất thì ánh hào quang thật nhất, mộc mạc nhất của bạn mới phá vỡ được mọi sức cản vật chất, tỏa ra ánh hào quang thuần phác nhất nhưng chói sáng nhất.
Con cảm ơn bố mẹ, cảm ơn tất cả những điều tôi đã từng trải qua trong cuộc sống.
Các bạn yêu quý, tôi rất yêu các bạn.
Những thủy thủ hi sinh trên chiếc hạm đội bị chìm ở Nga đã để lại những di bút như vậy. Khi đối mặt với sự sống và cái chết thì dường như những ân oán vụn vặt thường ngày đều tan biến.
Tôi không biết các bạn sẽ viết ra điều gì và cũng không biết các bạn sẽ để lại những lời nhắn nhủ cuối cùng này cho ai. Nhưng tôi tin rằng những dòng chữ này sẽ chạm được vào góc khuất sâu thẳm trong tâm hồn bạn và gợi lên những cơn sóng lòng.
Và như vậy, phần khởi động đã kết thúc. Hãy quay lại với nội dung chính của trò chơi: Viết mộ chí của bạn. Hai từ mộ chí chắc hẳn sẽ gợi lên trong bạn một cảm giác rất thanh tao, nho nhã.
Có hai cách viết mộ chí: Một là do người khác viết, hai là do tự tay bạn viết.
Nhân lúc còn sống, giống như Tôn Ngộ Không đang cưỡi Cân đẩu vân, đứng từ trên cao để cùng nhìn lại và đánh giá về một đời của mình. Bạn là người như thế nào? Sở thích của bạn là gì? Điều gì khiến cho bạn mãi hoài niệm? Điều gì khiến cho bạn cảm thấy tự hào? Cuộc sống tình cảm của bạn có hoàn mỹ không? Bạn còn điều gì muốn nhắn nhủ với thế giới này? Bạn còn điều gì hối hận, nuối tiếc muốn dặn dò lại? Bạn yêu ai? Bạn hận ai? Bạn còn có nguyện vọng nào chưa thực hiện được? Bạn muốn xem bộ phim nào, nghe bài hát nào?… Quả thực những điều có thể viết ra quá nhiều, phải không các bạn.
Người Trung Quốc có câu: “Những điều người trước khi chết nói ra đều là những điều lương thiện”. Bởi vì khi đó, bản tính lương thiện trong mỗi con người sẽ trỗi dậy. Xét ở góc độ y học, tôi thực sự không tin vào câu nói này. Bởi vì
trước khi chết, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người đều suy nhược, ngay cả hoạt động trí óc cũng không bình thường thì làm sao mà nói ra được những câu nói giàu tính triết lý được? Nhưng khi tận mắt chứng kiến những giờ phút đó, tôi mới tâm phục khẩu phục trí tuệ của người xưa. Đó quả là những thời khắc kỳ diệu. Người nóng nảy trở nên ôn tồn, hiền hậu. Người hẹp hòi trở nên phóng khoáng, độ lượng. Người ky bo trở nên khảng khái, bác ái… Sự nhân từ và ấm áp đó giống như một cơn gió lạ, phảng phất hương thơm diệu kỳ, bao phủ xung quanh những người đang cận kề người sắp qua đời, khiến người ta quên đi cảm giác nặng nề, u buồn của cái chết và cũng giúp người sắp tạ thế sống trong vầng hào quang an bình, ấm áp. Nhưng những ngạc nhiên vẫn chưa dừng lại ở đây. Tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu, tại sao con người ta chỉ khi nào tới lúc sắp qua đời mới biết trân trọng những giây phút tươi đẹp của cuộc sống? Sao không sống một cách thực sự, một cách đích thực ngay từ đầu?
Không phải những ai sắp qua đời đều có may mắn được ra đi trong sự an lành. Tôi đã tận mắt chứng kiến rất nhiều người vẫn ra đi trong sự cô đơn, căm hận. Có những lúc tôi nghĩ, cho dù trước mắt những người đó chỉ còn lưu lại một vài giây phút ngắn ngủi của cuộc sống tươi đẹp, cũng đáng để tận hưởng nhưng phía sau lưng họ thực sự là một bi kịch.
Mộ chí là cột mốc đánh dấu sự ra đi của một con người. Để giảm bớt sự ức chế về mặt tinh thần và xua tan không khí ảm đạm, chúng ta hãy cùng đọc một vài mộ chí hài hước dưới đây nhé!
Ở bang Derbyshire, nước Anh có một mộ chí được viết như sau:
Đây là nơi an nghỉ của thợ sửa đồng hồ Thomas. Ông ấy sẽ quay trở về với cát bụi, sau đó sẽ lại lên đường, đến với một thế giới khác.
Người trợ tế của một giáo hội đã viết lên trên bia lời của vợ mình như sau:
Hugh, 1803-1840. Mong người đời ghi nhớ giáo huấn. Trước khi ra đi, bà ấy nói liên hồi không nghỉ, và cuối cùng đã ra đi trong bao bộn bề lo nghĩ.
Có một đôi vợ chồng đã viết mộ chí cho đứa con chết yểu ba tuần tuổi của mình như thế này:
Đây là phần mộ đứa con bé nhỏ của chúng tôi. Khi ra đời, con chúng tôi không khóc cũng không quấy, chỉ sống có 21 ngày, làm tốn của chúng tôi 40 bảng. Con chúng tôi chỉ đến với thế giới này, nhìn quanh bốn phía, cảm thấy rất không hài lòng rồi vội vã ra đi.
Mộ chí của đại văn hào George Bernard Shaw viết như sau:
Tôi đã sớm biết rằng dù tôi có sống lâu tới bao nhiêu thì việc này rốt cuộc cũng sẽ xảy ra.
Còn mộ chí của đại văn hào Hemingway thì lại viết:
Xin thứ lỗi vì tôi không sống lại được!
Có rất nhiều mộ chí thú vị mà người sắp từ trần đã tự viết cho mình. Trên một tấm bia của một bác sĩ nha khoa ở vùng Yorkshire, Anh có viết:
Cả đời tôi dành tất cả thời gian vào việc nhổ răng sâu cho mọi người. Giờ tới huyệt mộ của mình tôi lại phải tự đắp.
Nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel viết:
Ngày Alfred cất tiếng khóc oa oa chào đời, suýt nữa bị gửi vào bệnh viện nhân từ cho các bác sĩ nuôi. Đức tính chính: Giữ móng tay sạch sẽ, không làm phiền người khác. Những cái mất lớn: Cả đời không lấy vợ, tính khí không hòa nhã, tiêu hóa không tốt. Nguyện vọng duy nhất: Không bị người đời chôn sống. Tội ác lớn nhất: Không kính quỷ sợ thần. Sự tích quan trọng: Không.
Nhà văn hiện đại Lão Xá nổi tiếng Trung Quốc vào năm 1939, khi ông bốn mươi tuổi đã viết cho mình một bản tự truyện vô cùng mộc mạc, khiêm tốn, đả kích thâm thúy, vô cùng thú vị khiến người người phải ca ngợi. Toàn văn như sau:
Tên Thư Xá Dư. Tự Lão Xá. Năm nay 40 tuổi, da xanh xao, đầu trọc lốc, sinh ở Bắc Bình. Năm 3 tuổi cha mất, coi như không cha, không chí học hành. Không kính vua, coi như vô quân. Không cha vô quân, rất coi trọng và hiếu thuận với mẹ già. Khi còn nhỏ đã đọc hơn 300 bài văn, không cốt hiểu. Tiếp tục học sư phạm, lấy nghề dạy làm gốc. Lưu lạc bốn phương hành nghề dạy học, khó mà phát tài. Mỗi lần đạt được danh hiệu là đã cảm thấy vinh dự. Năm 27 tuổi, viết sách. Khoa học, triết học, không có gì không hiểu, rồi lại viết tiểu thuyết, bị mọi người chê cười một trận, chẳng có gì nổi bật. Năm 34 tuổi lấy vợ, nay đã một trai một gái, đều rất thông minh lanh lợi. Lúc nhàn rỗi thích trồng hoa, nhưng vì chăm không đúng cách mà cây nào cũng chỉ có lá mà không có hoa, nhưng cũng không vì thế mà từ bỏ. Không có sách nào không đọc, đọc sách đều có thu hoạch nhưng không vội vã. Dạy học quá nghiêm túc nên thường thua thiệt, nhưng không lấy làm hối hận. Đã thế này thì dù có sống thêm 40 năm nữa chắc cũng chẳng có gì nổi bật.
Nói một cách nghiêm túc thì hai bản tự truyện trên không chỉ là hai bài mộ chí mà còn là những tổng kết ngắn gọn về cuộc đời con người.
Nhà toán học Rudof vào thế kỷ thứ 16 đã tốn rất nhiều công sức để tìm ra mười lăm số dư của số Pi. Đó là con số chính xác nhất vào thời bấy giờ. Ông đã cho khắc lên bia mộ mình những con số đó:
é = 314159265358979323846264338327950288
“37, 22, 35” là những con số được khắc trên mộ chí của nữ minh tinh người Mỹ Marilyn Monroe. Mặc dù con số này vô cùng đơn giản nhưng nó đã để lại một câu đố bí ẩn cho những người còn sống. Sau này một nhóm nghiên cứu cũng đã tìm ra ý nghĩ của ba con số này. Đó chính là số đo ba vòng ngực, vòng eo và vòng mông của Marilyn tính theo đơn vị inch. Điều này đã thể hiện ra tâm nguyện yêu cái đẹp của người chết khi còn trẻ.
Trên tấm bia mộ của nhà toán học thời Hy Lạp cổ Ahits Mead đã khắc hình trụ tròn để kỷ niệm những phát minh có liên quan đến hình trụ tròn của mình. Nhà toán học người Đức Gauss cũng đã tìm ra cách tính kích thước bên ngoài của hình đa giác bảy cạnh, chính vì vậy, trên tấm bia mộ của ông có khắc hình đa giác bảy cạnh. Còn nhà vật lý người Pháp Pasteur đã cho khắc lên trên tấm bia mộ của mình rất nhiều hình những chú gà con, dê con và chó con. Nhà vật lý Boltzmann đã tìm ra các giải thích thống kê của định luật nhiệt động lực học thứ hai. Ông đã cho khắc lên trên tấm bia mộ của mình công thức tính mà ông đã tìm ra.
Mộ chí của tác gia nổi tiếng người Pháp Stendhal được khắc khá tinh xảo với dòng chữ: “Nơi an nghỉ của Stendhal. Ông đã từng sống, sáng tác và yêu”.
Mộ chí của một nhà toán học thời Hy Lạp cổ viết như sau:
“Nơi các bạn đi qua là nơi yên nghỉ của tôi. Những con số phía dưới có thể nói cho bạn biết tôi sống thọ bao nhiêu tuổi. Một phần sáu trong cuộc sống đó là thời thơ ấu hạnh phúc của tôi. Trong một phần hai mươi cuộc đời, gương mặt tôi mọc ra những đám râu li ti. Cứ như vậy, sau một phần bảy cuộc đời, tôi kết hôn. Sau khi kết hôn năm năm, đứa con đầu tiên của tôi ra đời. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng ánh hào quang chói lọi mà cuộc sống ban tặng cho tôi khi có đứa con đầu tiên chỉ có một nửa. Kể từ sau khi con trai qua đời, tôi đã sống trong sự đau buồn tới tột cùng trong bốn năm và cũng tạm biệt cõi trần gian từ đó”.
Nói tới mộ chí, chúng ta có thể nhắc tới một vài câu chuyện khác. Trước khi qua đời, người dân Anh yêu cầu khắc lên trên bia mộ của Charles Dickens những thành tích mà ông đã đạt được nhưng Dickens đã nói: “Tôi chỉ yêu cầu khắc hai chữ Charles Dickens. Ngoài ra, không được viết gì nữa”.
Trên tấm bia mộ của nhà khoa học Anh, Franklin, người đã từng “bắt” được cả sấm chớp có khắc dòng chữ “Thợ in Franklin”. Bởi vì ngay cả khi qua đời ông cũng vẫn không quên, vẫn không thôi tự hào vì công việc thợ in mà mình đã từng làm thời niên thiếu. Mộ chí của đại thi hào thế kỷ 19 người Nga, Puskin lại là bài thơ “Mộ chí của tôi” do chính ông viết khi sáu mươi tuổi: “Đây là nơi an nghỉ của Puskin, nàng thơ thời niên thiếu, tình yêu và sự lười biếng, những thứ đã cùng Puskin đi suốt cuộc đời hạnh phúc này. Ông chưa làm được điều gì hay, nhưng tâm hồn ông là tâm hồn của một người tốt”.
Mộ chí của tác gia nổi tiếng người Nga Herzen rất rực rỡ, tổng kết sự tàn khốc của cuộc đời cùng những thành tựu mà ông đã đạt được cũng những điều mà con người luôn theo đuổi:
Mẹ của Herzen và đứa con nhỏ của ông đã gặp nạn trên biển. Vợ của ông vì mắc bệnh lao mà qua đời. Đứa con gái mười bảy tuổi của ông chết vì tự sát. Cặp con trai song sinh ba tuổi của ông chết vì bệnh bạch hầu. Còn ông chỉ sống đến năm 58 tuổi. Nhưng mọi đau khổ không thể giết chết một con người. Ông đã để lại 30 tập thơ văn, để lại những trang viết đến giờ vẫn còn bốc cháy rừng rực. Đó chính là nguồn động lực cổ vũ mọi người dũng cảm tiến về phía trước.
Phía trên tôi đã nêu ra rất nhiều mộ chí của những người nước ngoài nổi tiếng. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem mộ chí của các nhà thơ Trung Quốc nhé! Tháng chín năm Đinh Mão (năm 427 Công nguyên) tức năm Nguyên Gia thứ 4 thời Tống Văn Đế, nhà thơ Đào Uyên Minh trước khi qua đời đã để lại tuyệt tác “Tự tế văn”. Đại ý như sau:
Năm đó Đào lão tiên sinh đã sáu mươi tuổi. Vào một đêm thu lạnh lẽo, ông coi đời người như nhà trọ, nay đây mai đó, nay đã đến lúc phải trở về nhà để an hưởng tuổi già. Ông nhìn lại chặng đường đời mình và cũng cảm thấy yên tâm, không có gì đáng nuối tiếc. Ông nhấn mạnh bản thân mình không coi trọng những danh vọng lúc sinh thời mà coi trọng những điều người ta nói về mình khi mình đã qua đời. Sau cùng, ông khảng khái nói: Sống đã khó như vậy mà sao chết cũng lại như thế? Lời nói rất hiên ngang, khí phách: “Sống tôi còn không sợ thì lẽ nào lại sợ chết?”.
Có người thắc mắc sao tôi toàn đưa ra những ví dụ xa lắc xa lơ, ở đẩu ở đâu mà không nêu một ví dụ trong chính cuộc sống ngày nay. Tốt nhất là ví dụ của người vẫn còn sống. Cũng được thôi.
Đồ đệ xuất sắc của thầy Trần Hằng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh là một vị giáo sư của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh, một nhà thư pháp nổi tiếng là ông Khởi Công. Ngay từ những năm 1978, khi mới có 66 tuổi, ông đã tự viết cho mình một bài mộ chí dưới dạng tự truyện. Nguyên văn như sau:
Lực học trung bình, làm phó giáo sư. Kiến thức không sâu, chuyên môn chưa giỏi. Tiếng tăm vượt quá thực tế. Cao với không tới, thấp chẳng thấy đâu. Trái yếu phải gánh, mặt hơi giòn, da mỏng. Vợ đã qua đời, không có người nối dõi. Cơ thể đau ốm. Sáu mươi sáu tuổi, không thọ. Nhìn lại đời, thân và danh, đều không xứng!
Bài mộ chí trên vừa miêu tả cuộc sống hiện tại, vừa đưa ra những đánh giá nhận xét, lời lẽ hóm hỉnh, hài hước, phản ánh tính cách phóng khoáng, lạc quan của Khởi Công.
David Ogvilvy là một doanh nhân giàu tính sáng tạo, là người sáng lập ra công ty quảng cáo Ogvilvy & Mather, một trong mười công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Trước đây ông đã từng rất nghèo, không được học hành nhưng ông có trí tuệ và khả năng sáng tạo trời phú. Ông trở thành hình mẫu tiêu biểu nhất trong giới quảng cáo. Từ xe ôtô Rolls -Royce đến chứng khoán của Merrill Lynch, từ IBM đến chính phủ Anh, Pháp, Mỹ… đâu đâu cũng có khách hàng của ông.
Khi còn nhỏ, David sống ở Anh. Cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả. Khi trưởng thành, ông từng tới Paris làm đầu bếp, bán bếp ở Scotland và tiến tới đỉnh cao trong ngành quảng cáo như ngày nay. David giải thích tất cả chỉ bằng câu nói: “Hãy cho tôi một quyển sách hay, hoa quả, rượu vang Pháp và thời tiết thật dễ chịu”.
Bài mộ chí mà Herzen viết trước cho ông như sau:
Đây là một con người vui vẻ,
Nhưng cũng là người chỉ biết vui một mình.
Có thể nói hôm nay anh ta chỉ biết đến mình
Trong lòng vô ưu vô nghĩ.
Anh ta có thể nói:
Hãy để ngày mai mọi người bị xui xẻo hết đi
Dù sao tôi cũng còn sống nốt được ngày hôm nay.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện đời thường khác. ở Nga có một chàng thanh niên nghiên cứu tiếng Hán, tên là Borderdale. Anh ấy nghiên cứu Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá, Uất Đạt Phu… Anh ấy chỉ là giảng viên, ngay cả học hàm phó giáo sư cũng chưa có. Sau khi qua đời, anh ấy khắc lên trên bia mộ mình một chữ Hán rất lớn: “Mộng”.
Thấy tôi kể ra nhiều ví dụ như vậy, chắc chắn có người nghĩ tôi là mọt sách. Thứ nhất là tôi thực sự rất thích những câu chuyện về mộ chí. Thứ hai, tôi nghĩ tính thử thách của trò chơi này tương đối lớn, chính vì vậy muốn kể ra những ví dụ trên để giúp đỡ các bạn. Mặc dù xét về mọi mặt thì giữa chúng ta và các vĩ nhân tồn tại một khoảng cách rất lớn. Nhưng có một điểm mà các vĩ nhân không bằng chúng ta, đó chính là họ chưa bao giờ được chơi trò chơi này. Họ đã nằm xuống, trở về với cát bụi. Còn chúng ta vẫn còn sống. Họ nhẹ nhàng hòa vào dòng chảy của lịch sử, còn chúng ta là những con cá nhỏ đang tung tăng bơi lội. Thời gian và cơ hội, tất cả đều có thể thay đổi. Chính vì vậy, bạn cũng có thể thay đổi được mộ chí của mình.
Xét ở một góc độ nào đấy thì viết mộ chí cho mình cũng là một cách tổng kết lại đời mình. Bạn không thể tạo ra một người danh tiếng lẫy lừng phía sau những dòng mộ chí của bạn. Đó là người khác, chứ không phải là bạn. Bạn cũng không thể đưa mọi công lao thành tích của họ dưới danh nghĩa của mình bởi nếu làm như thế thì bạn cũng không phải là bạn. Vậy rốt cục, bạn là người như thế nào? Những dòng mộ chí chỉ có thể viết ra như đúng sự thật của nó. Ưu điểm của trò chơi này là cho bạn đủ thời gian để viết lại hay thay đổi mộ chí của mình. Nếu bạn không hài lòng với bản thân mình, nghĩ mình quá tầm thường thì bạn vẫn còn thời gian để làm nên những điều gì to tát hơn. Nếu bạn cảm thấy mình quá nông cạn thì bạn vẫn còn thời gian để suy tư nhiều hơn. Nếu bạn không hài lòng với chuyên môn của mình thì bạn vẫn còn thời gian để chọn lựa ngành nghề khác. Nếu bạn không thích tính cách của mình thì bạn có thể tạo ra cho mình một hình tượng khác.
Trò chơi này có thể có hai phần. Phiên bản thứ nhất giống như trên đã nói, chính là viết cho mình bản mộ chí ngay vào thời điểm hiện tại. Cũng giống như bạn phải viết mộ chí khi cái chết đột nhiên ập tới, bạn phải đối mặt với nửa đời đã qua của mình. Nhưng khi phần một đã kết thúc thì bạn có thể viết nháp cho mình một bản mộ chí dành cho tương lai. Đây là một món quà bạn tự thiết kế cho chính mình. Nó thể hiện những ước mơ và hi vọng của bạn vào tương lai.
Nếu bạn có một chiếc kẹp tài liệu thì hãy giữ đoạn di ngôn lúc bạn viết lúc máy bay gặp nạn, giữ lại bản mộ chí mà bạn viết cho mình vào lúc này, giữ lại bản mộ chí bạn viết cho tương lai của mình. Vài năm sau đó, bạn hãy giở ra xem lại. ở vào những thời điểm khác nhau thì hiệu quả mà các trò chơi tâm lý mang lại cũng không giống nhau. Đó không phải do trò chơi không chính xác hay giả danh khoa học mà nó chứng minh sự thay đổi nhanh chóng của bạn.
Khó có thể đánh giá được sự thay đổi là tốt hay xấu. Sự thay đổi bao gồm những thay đổi, thăng trầm, trưởng thành và thậm chí là cả biến chất. Nếu bạn thực sự để ý thì từ những thay đổi đó, bạn có thể nhìn thấy bản thân mình đang bơi lội trong biển cả mênh mông. Bạn có thể cười tươi nhưng cũng có thể trầm ngâm suy nghĩ. Khi nhìn lại những tờ giấy đã ngả vàng, bạn sẽ nhìn thấy những ước mơ không hề thay đổi của mình và sự thay đổi của năm tháng.
Tôi đã cùng với các sinh viên đại học thảo luận về mộ chí. Nếu coi cái chết chỉ như một chuyến du lịch thì trước khi qua đời bạn có thể khẳng định được giá trị của bản thân xét ở một khía cạnh nào đó. Nếu làm được như vậy thì bạn có thể ra đi một cách bình thản.
Cuộc đời dài, tuổi trẻ ngắn, mọi sửa chữa trước cái chết là để sống tốt hơn.
Mộ chí của tôi
Nếu tạm thời bạn chưa viết được thì hãy để trống trang giấy này.
Bồn hoa nằm trong góc khuất,
Không vươn cao mình
Nhưng vẫn đung đưa trong gió.
Cuộc sống thật đáng quý trọng.
Khi nhìn thấy tên của trò chơi này, rất nhiều người sẽ cảm thấy lạnh người. Cũng có người sẽ nói, trò chơi gì thế này, sao toàn là những trò chơi khiến cho người khác mất hứng thế vậy?
Thấy mọi người tỏ thái độ phản cảm với trò chơi như thế, chúng ta hãy chơi một trò chơi khác trước nhé, coi như là khởi động cho nóng người. Hay nói cách khác trò chơi này chia thành hai phần: Phần một và phần hai.
Tên phần một của trò chơi là: Máy bay gặp nạn.
Xem ra mọi người sẽ đặt cho tôi biệt hiệu là “mỏ quạ”, những điều may mắn thì không nói, toàn nói ra những điều khiến người khác phải sợ toát mồ hôi. Vâng, cứ coi như tôi là một trò chơi “khủng bố” thì nó cũng có ý nghĩa tồn tại. Trên thế giới này có rất nhiều chuyện đáng sợ, cho dù bạn có thích hay không thì nó cũng sẽ xảy ra đâu đó xung quanh bạn. Người Trung Quốc có câu đại ý nói: Nếu dự đoán, chuẩn bị trước được sự việc thì sẽ không sao, còn không sẽ gặp họa.
Mộ chí là những dòng chữ được khắc trên tấm bia mộ của người chết. Máy bay gặp nạn, bạn đang đứng giữa bờ vực của sự sống và cái chết. Mục đích chính của hai phần trò chơi này đều là kiểm tra sự chuẩn bị của bạn khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống cũng như cái chết.
Đây không phải là lo thừa. Mặc dù tuổi thọ của con người thời nay đã được cải thiện rõ rệt, khoa học kỹ thuật và y học phát triển vượt bậc, nhưng bạn vẫn không thể nào dự đoán chính xác khi nào bạn sẽ phải từ biệt cõi đời này. Về điểm này thì xem ra con người thời hiện đại không may mắn bằng con người thời xưa. Đã là con người thì ai cũng phải chết. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Những điều này người người phải học cách chấp nhận. Nếu bạn không muốn chấp nhận thì quy luật cuộc sống cũng sẽ buộc bạn phải chấp nhận. Tới khi đó dù bạn có phẫn nộ, ấm ức, không can tâm thì cũng không làm được gì. Nếu bạn áp dụng chính sách chim đà điểu (chính sách không dám nhìn thẳng vào hiện thực, nghe nói khi đà điểu bị đuổi gấp, nó rúc đầu vào cát và cho là bình an vô sự), vờ như không có chuyện gì xảy ra thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng hoảng hốt, sợ hãi khi thần chết đến gõ cửa nhà bạn. Và đương nhiên, người chịu thiệt sẽ là bạn và người thân của bạn.
Mọi người đều không thích nói tới cái chết, bởi cho rằng đó là điều không may mắn. Tôi đã từng hỏi rất nhiều người ở các độ tuổi khác nhau rằng, khi nhắc tới cái chết, bạn sẽ nghĩ tới những từ như thế nào?
Và kết quả là hầu như những từ mọi người đưa ra đều là những từ mang tính tiêu cực như:
U ám, màu đen, lạnh lẽo, thối nát, nhơ bẩn, xấu xí, đáng sợ, phân ly, khóc lóc, đau thương, tuyệt vọng…
Chỉ cần liếc mắt nhìn qua những từ này, cả người sẽ toát lên cảm giác vô cùng khó chịu. Nhưng nếu chúng ta nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh thì mọi người sẽ đều nghĩ tới: ánh sáng, phát triển, sức sống, hi vọng, màu vàng, ấm áp, kỳ vọng, vui vẻ, hạnh phúc, rạng rỡ… Rõ ràng là tâm trạng và cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Mặc dù sống và chết đều là những phần không thể thiếu được trong cuộc sống nhưng tại sao chúng ta không thể bình tĩnh chấp nhận cái chết như là sự sống? Hiện nay y học hiện đại đã tìm cách giảm bớt sự đau đớn cho con người trước lúc lâm chung, giúp cái chết diễn ra một cách nhẹ nhàng, từ từ. Mọi đau đớn về thể xác có thể được hóa giải nhờ vào kỹ thuật y học. Nhưng khi đó thì sự đau đớn về mặt tâm hồn sẽ càng gia tăng.
Có người sẽ nói, giờ tôi vẫn còn trẻ, chết chóc là chuyện sau này, chờ khi nào tôi già rồi thì nghĩ tới chuyện này cũng vẫn chưa muộn. Tôi thậm chí còn nghe thấy một người bạn sau khi tổ chức sinh nhật 60 tuổi xong, nghe mọi người nói về cái chết nhưng vẫn bình thản nói, tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện này, chuyện này còn xa vời lắm, để sau hãy nói nhé. Lúc đó tôi cảm thấy rất ngạc nhiên, người đã ngoài sáu mươi rồi mà vẫn còn nói cái chết còn lâu mới tới. Thái độ lạc quan này có thể khiến cho ông ấy rơi vào tình trạng bất ngờ không kịp đề phòng. Thậm chí còn có người nói, tôi rất mạnh khỏe. Khi tôi cảm thấy không khỏe thì nghĩ tới chuyện chết cũng không muộn phải không.
Đằng sau những lời nói này ẩn chứa sự nhút nhát và vô tri. Về cơ bản, cái chết không giống như chiếc thiếp mời được đặt sẵn lên bàn để bạn chuẩn bị đi ăn tiệc đúng giờ. Trời có lúc nắng lúc mưa, đời người cũng có họa có phúc. Bạn không thể dự đoán trước được khi nào thần chết sẽ đón bạn đi nhưng bạn có thể chuẩn bị trước chút trà và điểm tâm để tiếp đón nó.
Hãy cùng đọc một câu chuyện này nhé! Có một cụ già bị mắc bệnh ung thư. Khi bác sĩ thông báo cho ông cụ biết tin đó, ông ấy tỏ ra rất bình thản, thậm chí còn cười và nói, tôi rất cảm ơn thượng đế đã cho tôi được mắc bệnh ung thư. Nghe thấy vậy, bác sĩ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên nói bác bị ung thư, không oán trời oán đất, không cảm thấy đau khổ tuyệt vọng là đã rất khó rồi, đằng này sao bác lại nói cảm ơn? Ông cụ liền giải thích, tôi sống đến từng này tuổi rồi thì cái chết cũng như một người hàng xóm, lúc nào cũng có thể tới gõ cửa nhà tôi. Nếu tôi bị chết vì xuất huyết não hay nhồi máu cơ tim thì rất có thể tôi sẽ chẳng trăng chối được lời nào mà đã chết rồi. Như vậy những người thân của tôi sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ. Hơn nữa tôi còn rất nhiều điều vẫn chưa thực hiện. Bây giờ, tôi bị ung thư, tôi có rất nhiều thời gian để từ biệt người thân và hoàn thành những công việc còn dang dở. Khi cái chết đến thì sẽ chẳng còn điều gì vướng bận. Đây chẳng phải món quà tuyệt với nhất mà thượng đế đã ban tặng cho tôi hay sao?
Tôi cảm thấy vô cùng khâm phục ông cụ trong câu chuyện trên. Không phải ai cũng giữ được một thái độ bình tĩnh và sự can đảm như thế khi phải đối mặt với cái chết. Nghĩ lại thì mọi việc đều do con người quyết định. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một cục diện mới, khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhõm và dễ chấp nhận hơn, để chúng ta ít phải nuối tiếc hơn, để chúng ta có thể nắm giữ được cuộc sống nhiều hơn. Đây chính là việc chuẩn bị tâm lý khi đối diện với cái chết.
Nghĩ tới cái chết là để biết lo xa sẽ tránh được tai họa, để cuộc sống luôn trong tình trạng chủ động. Chỉ có những người thực sự sống mới có thể bình tĩnh đối diện với cái chết.
Quay trở lại trò chơi của chúng ta. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ngồi trên một chiếc máy bay. Chiếc máy bay bay rất êm, đang ở độ cao hơn mười nghìn mét. Đột nhiên, thân máy bay rung chuyển mạnh giống như người rung lên vì bị ho, sau đó nó bắt đầu chòng chành nghiêng ngả. Nữ tiếp viên yêu cầu hành khách thắt dây an toàn. Loa phát thanh vang lên giọng nói của cơ trưởng. Ông ấy thông báo cho mọi người biết rằng máy bay xảy ra sự cố kỹ thuật nghiêm trọng. Tổ phi công đang gấp rút giải quyết sự cố. Nhưng để đề phòng trường hợp xấu nhất, bây giờ các nữ tiếp viên sẽ phát giấy và bút để bạn viết lại những điều nhắn nhủ cho người nhà. Mời các bạn hãy viết lại những lời nhắn nhủ cuối cùng trên giấy. Việc này phải diễn ra vô cùng nhanh chóng vì ba phút sau các nữ tiếp viên sẽ đi thu giấy, bỏ vào một chiếc hộp để cho dù máy bay có bị nổ tan thì những trang giấy này vẫn còn. ở vào độ cao hiện tại và trước khi mất kiểm soát hoàn toàn thì máy bay vẫn còn có thể giữ được thăng bằng trong một khoảng thời gian rất ngắn…
Nữ tiếp viên mang những chiếc khay tới, khuôn mặt tái bệch, nụ cười vốn vẫn thường trực trên môi giờ đã mất hẳn. Trên chiếc khay không phải là đồ uống hay đồ lưu niệm, cũng không phải tờ giấy ghi lịch trình bay như mọi khi mà là giấy và bút. Mọi người đón lấy giấy và bút trong im lặng, đâu đó vang lên tiếng khóc thút thít.
Vậy là giờ bạn đã có giấy và bút trong tay. Bây giờ bạn sẽ phải làm gì với tờ giấy này.
Đây chính là trò chơi của chúng ta. Khi cuộc sống của chúng ta gặp phải những hiểm họa bất ngờ thì vào lúc này, cuộc đời chúng ta sẽ thu gọn lại như một bộ phim vài chục phút được ghi lại trong một chiếc đĩa VCD và những thước phim đó đang dần hiện lên trong đầu bạn.
Trước hết chúng ta hãy cùng xem một ví dụ dưới đây:
Năm 1985, một chiếc máy bay của hãng hàng không Nhật Bản gặp nạn. Tất cả hành khách trên chuyến bay đó đều đang ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi đó, có một hành khách chừng năm mươi tuổi vội vàng viết ra những lời nhắn nhủ cuối cùng:
Từ nay về sau sẽ không bao giờ đi máy bay nữa!
Trời ơi, xin hãy cứu con!
Thật không thể nào tin được bữa ăn ngày hôm nay tôi ăn cùng với mọi người là bữa ăn cuối cùng. Thân máy bay bốc khói nghi ngút và đang lao xuống. Nó sẽ lao đi đâu? Mọi chuyện sẽ ra sao? Tạm biệt vợ yêu, nhờ em giúp anh chăm sóc các con. Bây giờ là sáu giờ ba mươi phút, máy bay đang mất lái và lao nhanh xuống mặt đất.
Cho đến ngày hôm nay, cuộc sống của tôi vô cùng hạnh phúc. Xin cảm ơn tất cả!
Có rất nhiều người mẹ vào lúc này sẽ để lại lời dặn dò cho các con. Và cũng chính vào những lúc như thế này họ mới nhận ra rằng mình đã dành quá ít thời gian cho con cái mình. Có rất nhiều du khách hối hả đuổi kịp theo người phía trước mà quên đi việc ngắm nhìn và thưởng ngoạn cảnh đẹp xung quanh mình. Có rất nhiều người muốn nói với thế giới này rằng “Tôi yêu bạn” nhưng không biết ai có thể nghe thấy tiếng nói của họ. Có rất nhiều người mong rằng vào những giờ phút cuối cùng này có thể giữ được bình tĩnh nhưng tay vẫn đang run lên bần bật tới mức những nét bút cũng run run. Một người đàn ông ngoại tình đã nhiều năm nói, vào lúc này, viết gì không quan trọng mà là viết cho ai?
Trò chơi này vô cùng tàn khốc nhưng sự tàn khốc đôi khi cũng giống như những mảnh đất màu mỡ, giúp cho những tâm hồn đang sợ hãi nở hoa. Tôi tin chắc rằng, vào giờ phút này hầu như sẽ không có ai còn nhắc tới chuyện báo thù hay để lại những điều phiền muộn, hối tiếc của bản thân mình, sẽ không còn ai nghiến răng mắng nhiếc một người nào đó… Điều để lại chỉ có thể là những tình cảm không nói nên lời, những lời dặn dò không sao kể xiết và nhiều khi là cả những lời chúc phúc.
Thành thật xin lỗi các bạn vì tôi đã đẩy các bạn vào trong hoàn cảnh vô cùng trớ trêu này. Có lẽ chỉ trong lúc tuyệt vọng nhất thì ánh hào quang thật nhất, mộc mạc nhất của bạn mới phá vỡ được mọi sức cản vật chất, tỏa ra ánh hào quang thuần phác nhất nhưng chói sáng nhất.
Con cảm ơn bố mẹ, cảm ơn tất cả những điều tôi đã từng trải qua trong cuộc sống.
Các bạn yêu quý, tôi rất yêu các bạn.
Những thủy thủ hi sinh trên chiếc hạm đội bị chìm ở Nga đã để lại những di bút như vậy. Khi đối mặt với sự sống và cái chết thì dường như những ân oán vụn vặt thường ngày đều tan biến.
Tôi không biết các bạn sẽ viết ra điều gì và cũng không biết các bạn sẽ để lại những lời nhắn nhủ cuối cùng này cho ai. Nhưng tôi tin rằng những dòng chữ này sẽ chạm được vào góc khuất sâu thẳm trong tâm hồn bạn và gợi lên những cơn sóng lòng.
Và như vậy, phần khởi động đã kết thúc. Hãy quay lại với nội dung chính của trò chơi: Viết mộ chí của bạn. Hai từ mộ chí chắc hẳn sẽ gợi lên trong bạn một cảm giác rất thanh tao, nho nhã.
Có hai cách viết mộ chí: Một là do người khác viết, hai là do tự tay bạn viết.
Nhân lúc còn sống, giống như Tôn Ngộ Không đang cưỡi Cân đẩu vân, đứng từ trên cao để cùng nhìn lại và đánh giá về một đời của mình. Bạn là người như thế nào? Sở thích của bạn là gì? Điều gì khiến cho bạn mãi hoài niệm? Điều gì khiến cho bạn cảm thấy tự hào? Cuộc sống tình cảm của bạn có hoàn mỹ không? Bạn còn điều gì muốn nhắn nhủ với thế giới này? Bạn còn điều gì hối hận, nuối tiếc muốn dặn dò lại? Bạn yêu ai? Bạn hận ai? Bạn còn có nguyện vọng nào chưa thực hiện được? Bạn muốn xem bộ phim nào, nghe bài hát nào?… Quả thực những điều có thể viết ra quá nhiều, phải không các bạn.
Người Trung Quốc có câu: “Những điều người trước khi chết nói ra đều là những điều lương thiện”. Bởi vì khi đó, bản tính lương thiện trong mỗi con người sẽ trỗi dậy. Xét ở góc độ y học, tôi thực sự không tin vào câu nói này. Bởi vì
trước khi chết, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người đều suy nhược, ngay cả hoạt động trí óc cũng không bình thường thì làm sao mà nói ra được những câu nói giàu tính triết lý được? Nhưng khi tận mắt chứng kiến những giờ phút đó, tôi mới tâm phục khẩu phục trí tuệ của người xưa. Đó quả là những thời khắc kỳ diệu. Người nóng nảy trở nên ôn tồn, hiền hậu. Người hẹp hòi trở nên phóng khoáng, độ lượng. Người ky bo trở nên khảng khái, bác ái… Sự nhân từ và ấm áp đó giống như một cơn gió lạ, phảng phất hương thơm diệu kỳ, bao phủ xung quanh những người đang cận kề người sắp qua đời, khiến người ta quên đi cảm giác nặng nề, u buồn của cái chết và cũng giúp người sắp tạ thế sống trong vầng hào quang an bình, ấm áp. Nhưng những ngạc nhiên vẫn chưa dừng lại ở đây. Tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu, tại sao con người ta chỉ khi nào tới lúc sắp qua đời mới biết trân trọng những giây phút tươi đẹp của cuộc sống? Sao không sống một cách thực sự, một cách đích thực ngay từ đầu?
Không phải những ai sắp qua đời đều có may mắn được ra đi trong sự an lành. Tôi đã tận mắt chứng kiến rất nhiều người vẫn ra đi trong sự cô đơn, căm hận. Có những lúc tôi nghĩ, cho dù trước mắt những người đó chỉ còn lưu lại một vài giây phút ngắn ngủi của cuộc sống tươi đẹp, cũng đáng để tận hưởng nhưng phía sau lưng họ thực sự là một bi kịch.
Mộ chí là cột mốc đánh dấu sự ra đi của một con người. Để giảm bớt sự ức chế về mặt tinh thần và xua tan không khí ảm đạm, chúng ta hãy cùng đọc một vài mộ chí hài hước dưới đây nhé!
Ở bang Derbyshire, nước Anh có một mộ chí được viết như sau:
Đây là nơi an nghỉ của thợ sửa đồng hồ Thomas. Ông ấy sẽ quay trở về với cát bụi, sau đó sẽ lại lên đường, đến với một thế giới khác.
Người trợ tế của một giáo hội đã viết lên trên bia lời của vợ mình như sau:
Hugh, 1803-1840. Mong người đời ghi nhớ giáo huấn. Trước khi ra đi, bà ấy nói liên hồi không nghỉ, và cuối cùng đã ra đi trong bao bộn bề lo nghĩ.
Có một đôi vợ chồng đã viết mộ chí cho đứa con chết yểu ba tuần tuổi của mình như thế này:
Đây là phần mộ đứa con bé nhỏ của chúng tôi. Khi ra đời, con chúng tôi không khóc cũng không quấy, chỉ sống có 21 ngày, làm tốn của chúng tôi 40 bảng. Con chúng tôi chỉ đến với thế giới này, nhìn quanh bốn phía, cảm thấy rất không hài lòng rồi vội vã ra đi.
Mộ chí của đại văn hào George Bernard Shaw viết như sau:
Tôi đã sớm biết rằng dù tôi có sống lâu tới bao nhiêu thì việc này rốt cuộc cũng sẽ xảy ra.
Còn mộ chí của đại văn hào Hemingway thì lại viết:
Xin thứ lỗi vì tôi không sống lại được!
Có rất nhiều mộ chí thú vị mà người sắp từ trần đã tự viết cho mình. Trên một tấm bia của một bác sĩ nha khoa ở vùng Yorkshire, Anh có viết:
Cả đời tôi dành tất cả thời gian vào việc nhổ răng sâu cho mọi người. Giờ tới huyệt mộ của mình tôi lại phải tự đắp.
Nhà khoa học nổi tiếng Alfred Nobel viết:
Ngày Alfred cất tiếng khóc oa oa chào đời, suýt nữa bị gửi vào bệnh viện nhân từ cho các bác sĩ nuôi. Đức tính chính: Giữ móng tay sạch sẽ, không làm phiền người khác. Những cái mất lớn: Cả đời không lấy vợ, tính khí không hòa nhã, tiêu hóa không tốt. Nguyện vọng duy nhất: Không bị người đời chôn sống. Tội ác lớn nhất: Không kính quỷ sợ thần. Sự tích quan trọng: Không.
Nhà văn hiện đại Lão Xá nổi tiếng Trung Quốc vào năm 1939, khi ông bốn mươi tuổi đã viết cho mình một bản tự truyện vô cùng mộc mạc, khiêm tốn, đả kích thâm thúy, vô cùng thú vị khiến người người phải ca ngợi. Toàn văn như sau:
Tên Thư Xá Dư. Tự Lão Xá. Năm nay 40 tuổi, da xanh xao, đầu trọc lốc, sinh ở Bắc Bình. Năm 3 tuổi cha mất, coi như không cha, không chí học hành. Không kính vua, coi như vô quân. Không cha vô quân, rất coi trọng và hiếu thuận với mẹ già. Khi còn nhỏ đã đọc hơn 300 bài văn, không cốt hiểu. Tiếp tục học sư phạm, lấy nghề dạy làm gốc. Lưu lạc bốn phương hành nghề dạy học, khó mà phát tài. Mỗi lần đạt được danh hiệu là đã cảm thấy vinh dự. Năm 27 tuổi, viết sách. Khoa học, triết học, không có gì không hiểu, rồi lại viết tiểu thuyết, bị mọi người chê cười một trận, chẳng có gì nổi bật. Năm 34 tuổi lấy vợ, nay đã một trai một gái, đều rất thông minh lanh lợi. Lúc nhàn rỗi thích trồng hoa, nhưng vì chăm không đúng cách mà cây nào cũng chỉ có lá mà không có hoa, nhưng cũng không vì thế mà từ bỏ. Không có sách nào không đọc, đọc sách đều có thu hoạch nhưng không vội vã. Dạy học quá nghiêm túc nên thường thua thiệt, nhưng không lấy làm hối hận. Đã thế này thì dù có sống thêm 40 năm nữa chắc cũng chẳng có gì nổi bật.
Nói một cách nghiêm túc thì hai bản tự truyện trên không chỉ là hai bài mộ chí mà còn là những tổng kết ngắn gọn về cuộc đời con người.
Nhà toán học Rudof vào thế kỷ thứ 16 đã tốn rất nhiều công sức để tìm ra mười lăm số dư của số Pi. Đó là con số chính xác nhất vào thời bấy giờ. Ông đã cho khắc lên bia mộ mình những con số đó:
é = 314159265358979323846264338327950288
“37, 22, 35” là những con số được khắc trên mộ chí của nữ minh tinh người Mỹ Marilyn Monroe. Mặc dù con số này vô cùng đơn giản nhưng nó đã để lại một câu đố bí ẩn cho những người còn sống. Sau này một nhóm nghiên cứu cũng đã tìm ra ý nghĩ của ba con số này. Đó chính là số đo ba vòng ngực, vòng eo và vòng mông của Marilyn tính theo đơn vị inch. Điều này đã thể hiện ra tâm nguyện yêu cái đẹp của người chết khi còn trẻ.
Trên tấm bia mộ của nhà toán học thời Hy Lạp cổ Ahits Mead đã khắc hình trụ tròn để kỷ niệm những phát minh có liên quan đến hình trụ tròn của mình. Nhà toán học người Đức Gauss cũng đã tìm ra cách tính kích thước bên ngoài của hình đa giác bảy cạnh, chính vì vậy, trên tấm bia mộ của ông có khắc hình đa giác bảy cạnh. Còn nhà vật lý người Pháp Pasteur đã cho khắc lên trên tấm bia mộ của mình rất nhiều hình những chú gà con, dê con và chó con. Nhà vật lý Boltzmann đã tìm ra các giải thích thống kê của định luật nhiệt động lực học thứ hai. Ông đã cho khắc lên trên tấm bia mộ của mình công thức tính mà ông đã tìm ra.
Mộ chí của tác gia nổi tiếng người Pháp Stendhal được khắc khá tinh xảo với dòng chữ: “Nơi an nghỉ của Stendhal. Ông đã từng sống, sáng tác và yêu”.
Mộ chí của một nhà toán học thời Hy Lạp cổ viết như sau:
“Nơi các bạn đi qua là nơi yên nghỉ của tôi. Những con số phía dưới có thể nói cho bạn biết tôi sống thọ bao nhiêu tuổi. Một phần sáu trong cuộc sống đó là thời thơ ấu hạnh phúc của tôi. Trong một phần hai mươi cuộc đời, gương mặt tôi mọc ra những đám râu li ti. Cứ như vậy, sau một phần bảy cuộc đời, tôi kết hôn. Sau khi kết hôn năm năm, đứa con đầu tiên của tôi ra đời. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng ánh hào quang chói lọi mà cuộc sống ban tặng cho tôi khi có đứa con đầu tiên chỉ có một nửa. Kể từ sau khi con trai qua đời, tôi đã sống trong sự đau buồn tới tột cùng trong bốn năm và cũng tạm biệt cõi trần gian từ đó”.
Nói tới mộ chí, chúng ta có thể nhắc tới một vài câu chuyện khác. Trước khi qua đời, người dân Anh yêu cầu khắc lên trên bia mộ của Charles Dickens những thành tích mà ông đã đạt được nhưng Dickens đã nói: “Tôi chỉ yêu cầu khắc hai chữ Charles Dickens. Ngoài ra, không được viết gì nữa”.
Trên tấm bia mộ của nhà khoa học Anh, Franklin, người đã từng “bắt” được cả sấm chớp có khắc dòng chữ “Thợ in Franklin”. Bởi vì ngay cả khi qua đời ông cũng vẫn không quên, vẫn không thôi tự hào vì công việc thợ in mà mình đã từng làm thời niên thiếu. Mộ chí của đại thi hào thế kỷ 19 người Nga, Puskin lại là bài thơ “Mộ chí của tôi” do chính ông viết khi sáu mươi tuổi: “Đây là nơi an nghỉ của Puskin, nàng thơ thời niên thiếu, tình yêu và sự lười biếng, những thứ đã cùng Puskin đi suốt cuộc đời hạnh phúc này. Ông chưa làm được điều gì hay, nhưng tâm hồn ông là tâm hồn của một người tốt”.
Mộ chí của tác gia nổi tiếng người Nga Herzen rất rực rỡ, tổng kết sự tàn khốc của cuộc đời cùng những thành tựu mà ông đã đạt được cũng những điều mà con người luôn theo đuổi:
Mẹ của Herzen và đứa con nhỏ của ông đã gặp nạn trên biển. Vợ của ông vì mắc bệnh lao mà qua đời. Đứa con gái mười bảy tuổi của ông chết vì tự sát. Cặp con trai song sinh ba tuổi của ông chết vì bệnh bạch hầu. Còn ông chỉ sống đến năm 58 tuổi. Nhưng mọi đau khổ không thể giết chết một con người. Ông đã để lại 30 tập thơ văn, để lại những trang viết đến giờ vẫn còn bốc cháy rừng rực. Đó chính là nguồn động lực cổ vũ mọi người dũng cảm tiến về phía trước.
Phía trên tôi đã nêu ra rất nhiều mộ chí của những người nước ngoài nổi tiếng. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem mộ chí của các nhà thơ Trung Quốc nhé! Tháng chín năm Đinh Mão (năm 427 Công nguyên) tức năm Nguyên Gia thứ 4 thời Tống Văn Đế, nhà thơ Đào Uyên Minh trước khi qua đời đã để lại tuyệt tác “Tự tế văn”. Đại ý như sau:
Năm đó Đào lão tiên sinh đã sáu mươi tuổi. Vào một đêm thu lạnh lẽo, ông coi đời người như nhà trọ, nay đây mai đó, nay đã đến lúc phải trở về nhà để an hưởng tuổi già. Ông nhìn lại chặng đường đời mình và cũng cảm thấy yên tâm, không có gì đáng nuối tiếc. Ông nhấn mạnh bản thân mình không coi trọng những danh vọng lúc sinh thời mà coi trọng những điều người ta nói về mình khi mình đã qua đời. Sau cùng, ông khảng khái nói: Sống đã khó như vậy mà sao chết cũng lại như thế? Lời nói rất hiên ngang, khí phách: “Sống tôi còn không sợ thì lẽ nào lại sợ chết?”.
Có người thắc mắc sao tôi toàn đưa ra những ví dụ xa lắc xa lơ, ở đẩu ở đâu mà không nêu một ví dụ trong chính cuộc sống ngày nay. Tốt nhất là ví dụ của người vẫn còn sống. Cũng được thôi.
Đồ đệ xuất sắc của thầy Trần Hằng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh là một vị giáo sư của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh, một nhà thư pháp nổi tiếng là ông Khởi Công. Ngay từ những năm 1978, khi mới có 66 tuổi, ông đã tự viết cho mình một bài mộ chí dưới dạng tự truyện. Nguyên văn như sau:
Lực học trung bình, làm phó giáo sư. Kiến thức không sâu, chuyên môn chưa giỏi. Tiếng tăm vượt quá thực tế. Cao với không tới, thấp chẳng thấy đâu. Trái yếu phải gánh, mặt hơi giòn, da mỏng. Vợ đã qua đời, không có người nối dõi. Cơ thể đau ốm. Sáu mươi sáu tuổi, không thọ. Nhìn lại đời, thân và danh, đều không xứng!
Bài mộ chí trên vừa miêu tả cuộc sống hiện tại, vừa đưa ra những đánh giá nhận xét, lời lẽ hóm hỉnh, hài hước, phản ánh tính cách phóng khoáng, lạc quan của Khởi Công.
David Ogvilvy là một doanh nhân giàu tính sáng tạo, là người sáng lập ra công ty quảng cáo Ogvilvy & Mather, một trong mười công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Trước đây ông đã từng rất nghèo, không được học hành nhưng ông có trí tuệ và khả năng sáng tạo trời phú. Ông trở thành hình mẫu tiêu biểu nhất trong giới quảng cáo. Từ xe ôtô Rolls -Royce đến chứng khoán của Merrill Lynch, từ IBM đến chính phủ Anh, Pháp, Mỹ… đâu đâu cũng có khách hàng của ông.
Khi còn nhỏ, David sống ở Anh. Cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả. Khi trưởng thành, ông từng tới Paris làm đầu bếp, bán bếp ở Scotland và tiến tới đỉnh cao trong ngành quảng cáo như ngày nay. David giải thích tất cả chỉ bằng câu nói: “Hãy cho tôi một quyển sách hay, hoa quả, rượu vang Pháp và thời tiết thật dễ chịu”.
Bài mộ chí mà Herzen viết trước cho ông như sau:
Đây là một con người vui vẻ,
Nhưng cũng là người chỉ biết vui một mình.
Có thể nói hôm nay anh ta chỉ biết đến mình
Trong lòng vô ưu vô nghĩ.
Anh ta có thể nói:
Hãy để ngày mai mọi người bị xui xẻo hết đi
Dù sao tôi cũng còn sống nốt được ngày hôm nay.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện đời thường khác. ở Nga có một chàng thanh niên nghiên cứu tiếng Hán, tên là Borderdale. Anh ấy nghiên cứu Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá, Uất Đạt Phu… Anh ấy chỉ là giảng viên, ngay cả học hàm phó giáo sư cũng chưa có. Sau khi qua đời, anh ấy khắc lên trên bia mộ mình một chữ Hán rất lớn: “Mộng”.
Thấy tôi kể ra nhiều ví dụ như vậy, chắc chắn có người nghĩ tôi là mọt sách. Thứ nhất là tôi thực sự rất thích những câu chuyện về mộ chí. Thứ hai, tôi nghĩ tính thử thách của trò chơi này tương đối lớn, chính vì vậy muốn kể ra những ví dụ trên để giúp đỡ các bạn. Mặc dù xét về mọi mặt thì giữa chúng ta và các vĩ nhân tồn tại một khoảng cách rất lớn. Nhưng có một điểm mà các vĩ nhân không bằng chúng ta, đó chính là họ chưa bao giờ được chơi trò chơi này. Họ đã nằm xuống, trở về với cát bụi. Còn chúng ta vẫn còn sống. Họ nhẹ nhàng hòa vào dòng chảy của lịch sử, còn chúng ta là những con cá nhỏ đang tung tăng bơi lội. Thời gian và cơ hội, tất cả đều có thể thay đổi. Chính vì vậy, bạn cũng có thể thay đổi được mộ chí của mình.
Xét ở một góc độ nào đấy thì viết mộ chí cho mình cũng là một cách tổng kết lại đời mình. Bạn không thể tạo ra một người danh tiếng lẫy lừng phía sau những dòng mộ chí của bạn. Đó là người khác, chứ không phải là bạn. Bạn cũng không thể đưa mọi công lao thành tích của họ dưới danh nghĩa của mình bởi nếu làm như thế thì bạn cũng không phải là bạn. Vậy rốt cục, bạn là người như thế nào? Những dòng mộ chí chỉ có thể viết ra như đúng sự thật của nó. Ưu điểm của trò chơi này là cho bạn đủ thời gian để viết lại hay thay đổi mộ chí của mình. Nếu bạn không hài lòng với bản thân mình, nghĩ mình quá tầm thường thì bạn vẫn còn thời gian để làm nên những điều gì to tát hơn. Nếu bạn cảm thấy mình quá nông cạn thì bạn vẫn còn thời gian để suy tư nhiều hơn. Nếu bạn không hài lòng với chuyên môn của mình thì bạn vẫn còn thời gian để chọn lựa ngành nghề khác. Nếu bạn không thích tính cách của mình thì bạn có thể tạo ra cho mình một hình tượng khác.
Trò chơi này có thể có hai phần. Phiên bản thứ nhất giống như trên đã nói, chính là viết cho mình bản mộ chí ngay vào thời điểm hiện tại. Cũng giống như bạn phải viết mộ chí khi cái chết đột nhiên ập tới, bạn phải đối mặt với nửa đời đã qua của mình. Nhưng khi phần một đã kết thúc thì bạn có thể viết nháp cho mình một bản mộ chí dành cho tương lai. Đây là một món quà bạn tự thiết kế cho chính mình. Nó thể hiện những ước mơ và hi vọng của bạn vào tương lai.
Nếu bạn có một chiếc kẹp tài liệu thì hãy giữ đoạn di ngôn lúc bạn viết lúc máy bay gặp nạn, giữ lại bản mộ chí mà bạn viết cho mình vào lúc này, giữ lại bản mộ chí bạn viết cho tương lai của mình. Vài năm sau đó, bạn hãy giở ra xem lại. ở vào những thời điểm khác nhau thì hiệu quả mà các trò chơi tâm lý mang lại cũng không giống nhau. Đó không phải do trò chơi không chính xác hay giả danh khoa học mà nó chứng minh sự thay đổi nhanh chóng của bạn.
Khó có thể đánh giá được sự thay đổi là tốt hay xấu. Sự thay đổi bao gồm những thay đổi, thăng trầm, trưởng thành và thậm chí là cả biến chất. Nếu bạn thực sự để ý thì từ những thay đổi đó, bạn có thể nhìn thấy bản thân mình đang bơi lội trong biển cả mênh mông. Bạn có thể cười tươi nhưng cũng có thể trầm ngâm suy nghĩ. Khi nhìn lại những tờ giấy đã ngả vàng, bạn sẽ nhìn thấy những ước mơ không hề thay đổi của mình và sự thay đổi của năm tháng.
Tôi đã cùng với các sinh viên đại học thảo luận về mộ chí. Nếu coi cái chết chỉ như một chuyến du lịch thì trước khi qua đời bạn có thể khẳng định được giá trị của bản thân xét ở một khía cạnh nào đó. Nếu làm được như vậy thì bạn có thể ra đi một cách bình thản.
Cuộc đời dài, tuổi trẻ ngắn, mọi sửa chữa trước cái chết là để sống tốt hơn.
Mộ chí của tôi
Nếu tạm thời bạn chưa viết được thì hãy để trống trang giấy này.
Bồn hoa nằm trong góc khuất,
Không vươn cao mình
Nhưng vẫn đung đưa trong gió.
Cuộc sống thật đáng quý trọng.