Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bí Mật Của Nước

Chương Bốn: Điều Kỳ Diệu Của Hado: Giải Thích Điều Không Thể Lý Giải

Tác giả: Masaru Emoto

Đã lâu lắm rồi, trên đỉnh một ngọn núi xa có một mụ phù thủy già… Câu chuyện cổ tích mà một ông lão người bản địa với bộ râu trắng lởm chởm và khuôn mặt xạm đi vì thời gian kể cho tôi bắt đầu như vậy đó. Cụ đã gần 90 tuổi, nhưng không ai – ngay cả chính cụ hay gia đình – biết chính xác cụ bao nhiêu tuổi. Tri thức và hiểu biết tích lũy qua bao nhiêu thập kỷ của cụ cũng sâu sắc như những nếp nhăn trên mặt cụ vậy.

Tôi được giới thiệu với cụ Eric – ông lão bản địa ở trên – trong chuyến đi giảng đầu tiên tới Úc vào tháng Tám năm 2002. Chúng tôi gặp nhau tại một nhà hàng và tôi giới thiệu với cụ về bộ sưu tập ảnh tinh thể nước của mình. Cụ nhìn nó thật chậm rãi và chăm chú, rồi cụ bắt đầu kể cho tôi câu chuyện cổ được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Mụ phù thủy độc ác sống trên đỉnh ngọn Ridge ở vùng đất phía Nam, bây giờ chính là New South Wales. Có một dòng sông chảy xuống núi và mụ phù thủy sống gần thượng nguồn của con sông.

Một ngày nọ, mụ ta nhìn xuống thung lũng nơi dòng sông chảy qua và thấy tất cả những con người hạnh phúc đang sống dọc hai bên bờ. Cảnh tượng của tất cả những niềm hạnh phúc đó khiến tim mụ ngập tràn oán giận và mụ soi những suy nghĩ của mình vào trong nước. Mụ đổ đầy xuống dòng sông lòng thù ghét và khát khao rằng chỉ một mình mụ được hạnh phúc.

Mụ còn chặn cả dòng sông lại để chỉ có một dòng chảy nhỏ tới được chỗ con người. Lòng sông – nơi dòng nước trong lành từng chảy tự do – trơ toàn cặn bẩn. Những con người sống bên bờ sông chẳng mấy chốc trở nên ốm đau và nạn trộm cắp, côn đồ, đánh nhau tràn lan vì những ý nghĩ đen tối mà mụ phù thủy đã soi vào trong nước.

Nhiều năm đau khổ và buồn rầu trôi qua. Một hôm, vị pháp sư trẻ trong thung lũng đi dạo cùng chú chó của mình. Con chó nhìn thấy một con chuột túi và đuổi theo sau, vị pháp sư đợi con chó quay lại rất lâu. Cuối cùng con chó cũng trở lại, người nó ướt sũng vì nước sạch, không phải thứ nước hôi hám của dòng sông đã bị chặn.

Tò mò muốn biết nước sạch ấy từ đâu ra, chàng pháp sư trẻ theo chú chó đi lên núi, tới bậc cửa nhà mụ phù thủy độc ác. Gần đó, chàng phát hiện ra rằng nước sạch của dòng sông đã bị chặn lại.

Vị pháp sư trẻ quẳng mụ phù thủy xuống nước và trong nháy mắt, mụ bị nước cuốn trôi. Người ta kể rằng những đường gồ ghề ở khúc sông xa là do mụ phù thủy độc ác cào xé hai bên bờ hòng chống chọi để không bị cuốn ra biển.

Đúng lúc đó, mụ túm được một tảng đá to. Chàng pháp sư trẻ nói với mụ rằng: “Ta sẽ cứu sống mụ nếu mụ thay đổi cách sống. Hãy ở lại chính nơi này và hứa làm những điều tốt đẹp cho con người.”

Mụ phù thủy độc ác hứa và mụ biến thành một cây to mọc trùm lên trên tảng đá. Người dân sống bên bờ sông cuối cùng cũng có thể trở lại cuộc sống hạnh phúc và bình yên. Mụ phù thủy già, trong lốt cây, đứng bên dòng sông để cảnh báo cho mọi người tránh xa rìa đá nguy hiểm.

Lắng nghe câu chuyện của cụ Eric, tôi ngạc nhiên khi nghe thấy cụm từ “soi vào trong nước”. Rồi tôi nhận ra rằng điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên lý hado. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng cụm từ này lại được tìm thấy trong một câu chuyện đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hàng nghìn năm. Nhưng đáng lẽ tôi nên nhận thức được rằng sống càng lâu, người ta càng biết rằng những chuyện như thế hoàn toàn có thể xảy ra.

Tôi khá bất ngờ khi được nghe chuyện ấy ở một nơi xa xôi như thế của thế giới. Giống như những câu chuyện thần thoại, truyện ngụ ngôn của các nước và các nền văn hóa khác, hiểu biết những sự thật về vũ trụ cũng như cách sống phù hợp của những người bản xứ ở Úc cũng rất phong phú.

Từ câu chuyện ngụ ngôn được ông lão kể lại, chúng ta học được rằng nước lúc nào cũng phải chảy. Khi dòng chảy bị chặn lại, dòng sông sẽ chết. Chúng ta cũng học được rằng ghen tỵ và tham lam có sức mạnh phá hủy những điều tốt đẹp – một thông điệp rất phù hợp với thời đại mà chúng ta đang sống.

Lại thêm một bài học nữa, đó là nước có khả năng đọc cảm xúc và truyền hado của những cảm xúc đó tới phần còn lại của thế giới. Nói cách khác, những thông điệp dù tốt hay xấu mà nước mang theo tới toàn thế giới phụ thuộc vào mỗi chúng ta.

Đối với tổ tiên của chúng ta, sự kỳ diệu, khoa học và thần học đều là một và như nhau. Cách để truyền lại sự thật về thế giới cho các thế hệ tương lai là qua các câu chuyện. Những câu chuyện như thế được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về các quy luật vô hình chi phối thế giới hữu hình.

Những y sĩ của nền y học tiên tiến chính là các pháp sư cầu nguyện và chữa lành cho những người đau khổ. Đó cũng chính là vai trò của các tinh thể nước. Thực ra, hành trình hướng tới việc nghiên cứu về tinh thể nước của tôi xuất phát từ một khao khát muốn chữa lành.

Lần đầu tiên tôi được giới thiệu với thế giới hado lạ lùng và kỳ diệu là 15 năm về trước. Tôi vừa mới thành lập xong công ty của mình, IHM (ban đầu là Trung tâm Y tế Shăm sóc Sức khỏe Quốc tế – International Health Medical, bây giờ là Hội Hado quốc tế – International Hadao Membership) và đang nhập một thiết bị y tế tần số thấp, dùng để giảm đau, từ Mỹ. Mối liên hệ ở Mỹ của tôi là một nhà hóa sinh – tiến sĩ Lee H. Lorenzen. Tôi được biết rằng vợ của tiến sĩ Lorenzen lúc đó ốm khá nặng. Ông đã làm tất cả những gì mình có thể nghĩ tới để hồi phục sức khỏe cho bà, như có vẻ nhưng chẳng phương thức gì có tác dụng cả. Cuối cùng ông quyết định cân nhắc tới nước.

Ông lập ra một đội các nhà khoa học chuyên sâu về điện tử và vật lý với mục đích phát triển loại nước tốt nhất có thể. Họ bắt đầu nghiên cứu của mình với tiền đề rằng nước có khả năng chuyển tải thông tin. tiến sĩ Lorenzen nói với tôi rằng họ thực sự đã tìm được ra loại nước này. Rồi một hôm, tôi có được cơ hội tận mắt chứng kiến loại nước đó có thể làm những gì.

Dưới bầu trời xanh tươi sáng của California, tôi đang chơi đánh golf với Tiến sĩ Lorenzen và hai trong số các nhà nghiên cứu đang làm việc với ông thì mắt cá chân tôi bắt đầu đau vì chấn thương cũ trong lúc chơi bóng bầu dục. Ba người kia nhận ra rằng tôi đang đi khập khiễng và lấy làm lo lắng.

Cuối cùng tôi cũng về được tới trụ sở câu lạc bộ, một trong mấy người đó đưa cho tôi một chiếc túi nhựa nhỏ có chứa nước. Họ hướng dẫn tôi xoa nước vào quanh vùng mắt cá chân. Ở chừng mực nào đó, tôi biết rằng nước không thể xoa dịu được cơn đau, nhưng tôi biết rằng nó cũng chẳng có hại gì, vậy là tôi xoa nước vào mắt cá chân sưng vù của mình.

Thật kinh ngạc, khi tôi đứng lên đi, chân tôi không còn đau chút nào nữa, ngay cả khi tôi duỗi thẳng chân ra chân tôi cũng không hề đau. Tôi không thể làm ngơ trước thứ nước kỳ lạ này.

Hồi đó, ở Nhật người ta đang rất quan tâm đến một số loại nước được tuyên bố là tốt cho sức khỏe, nên tôi ký một hợp đồng để giới thiệu kỹ thuật này tới Nhật và tôi mời tiến sĩ Lorenzen cùng hai nhà nghiên cứu tới các buổi hội thảo ở ba trong số các thành phố lớn nhất cả nước.

Ở cả ba địa điểm, có lẽ vì không mất phí tham gia, các hội trường đều chật kín người. Nhưng rồi tôi sớm nhận ra rằng lời giải thích về những khả năng chữa lành của nước quá khó để phần lớn mọi người lĩnh hội được. Chính bản thân tôi cũng gần như không hiểu được những gì các nhà khoa học đang diễn tả. Một vài người đứng dậy và bỏ về giữa chừng; nhiều người khác gật gù trên ghế. Đó đúng là một thảm họa.

Sau đó, tôi ngẫm nghĩ xem có chỗ nào không ổn. Tôi nhận ra rằng nước là điều thiết yếu đối với cuộc sống con người theo rất nhiều cách, tuy nhiên, chúng ta lại không hiểu nhiều về nó. Lúc đó, khi vẫn còn đang nghĩ xem nên làm gì tiếp theo thì tôi nghe được một điều mà tôi thấy rất hợp lý: “Trước tiên, khoa học dựa vào sự hình thành của một giả thuyết, sau đó là sử dụng các công cụ và công nghệ để chứng minh giả thuyết đó.”

Tôi bừng tỉnh. Tất cả những công cụ và công nghệ có thể được sử dụng để phân tích các chất hóa học cũng như các chất liệu khác, vậy thì tại sao lại không có thứ gì dùng để phân tích nước? Tôi không bỏ phí chút thời gian nào, gọi ngay cho tiến sĩ Lorenzen để đề nghị ông tìm một thiết bị nào đó mà chúng tôi có thể sử dụng để phân tích nước. Điều này dẫn tới buổi gặp gỡ của tôi với thiết bị MRA – thiết bị có thể phân tích và chuyển tải hado.

Từ khi đưa thiết bị này về Nhật năm 1987, tôi đã có hân hạnh được làm việc với 15.000 người, những người đã đến với tôi vì những mối lo về sức khỏe của mình. Tôi đã viết hơn 10 cuốn sách về hado và rất nhiều trường hợp kỳ diệu tôi từng được chứng kiến.

Sau nhiều năm, rất nhiều người đã thử mô phỏng chiếc máy hado này và đã tạo ra được các thiết bị tương tự để phân tích hado, tạo nên một loại trào lưu hado ở Nhật. Rất nhiều người đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu về thế giới vô hình của hado. Phong trào này đủ sức để đưa chúng ta vào một kỷ nguyên mới và mở ra cánh cửa tới một giai đoạn mới trong quá trình tiến hóa của loài người.

Hiểu về hado trao cho chúng ta hiểu biết tốt hơn về cách thế giới vận hành và nó cũng trao cho chúng ta niềm hy vọng về tương lai. Đôi khi tôi còn nghĩ rằng biết về những khả năng của hado cũng giống như sở hữu được cây đèn thần có thể biến những điều không thể thành có thể. Rồi những lúc khác, tôi cảm thấy khi mình càng hiểu hado, tôi càng hiểu thêm về những điều đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Chụp ảnh các tinh thể là một môn khoa học có tính chủ quan

Để có được sự thông cảm và trợ giúp của nhiều người nhất có thể, tôi đã tiếp cận với nghiên cứu của mình theo cách khoa học nhất. Nhưng chúng tôi không thể quên rằng không phải điều gì cũng có thể được làm rõ nhờ nghiên cứu hay khoa học. Các bức ảnh tinh thể nước bày ra trước mắt ta một thế giới kỳ ảo cao quý, nhưng thế giới kỳ ảo ấy có rất nhiều điều để chúng ta tìm hiểu, vì đôi khi, sự kỳ ảo là cách tuyệt vời nhất để có được một bức tranh rõ nét về thực tại.

Khi nước được đóng băng, một tinh thể không bao giờ xuất hiện đến lần thứ hai, cũng như không bao giờ có hai bông tuyết giống hệt nhau. Khi tôi trình chiếu các bức ảnh tinh thể trong các buổi giảng, tôi thường được hỏi: “Nếu không có hai tinh thể nào giống hệt nhau, vậy làm thế nào ông chọn được một bức ảnh tinh thể cụ thể?”

Đó là một câu hỏi hay. Tất nhiên là tôi không thể đưa ra cho các bạn hàng trăm tấm ảnh mà chúng tôi đã chụp lại tất cả các tinh thể, nhưng tuy thế, tôi không thấy có lý do gì để điều này khiến chúng ta bận lòng. Cũng giống như khi nhìn vào một cuốn từ điển bách khoa về các loài động vật và hỏi làm thế nào bức ảnh của một con chó cụ thể lại có thể đại diện được cho rất nhiều các con chó khác nhau của loài đó. Khi tôi chọn một tấm ảnh cho bộ sưu tập, lựa chọn của tôi được dựa trên tấm hình tinh thể thể hiện chính xác nhất các tinh thể được tạo thành từ những điều kiện giống nhau.

Trong cuốn Sức mạnh thực sự của nước, tôi đã mô tả vắn tắt cách chúng tôi chụp ảnh các tinh thể nước. Tôi muốn bổ sung thêm vài chi tiết nữa cho những lý giải đó. Nếu chúng tôi kiểm tra các tác động lên nước của ngôn từ, các bức ảnh hay âm nhạc, chúng tôi bắt đầu với nước được chưng cất, sau đó cho nước ấy tiếp xúc với ảnh hưởng mà chúng tôi đang kiểm tra trong một khoảng thời gian thích hợp. Nếu chúng tôi kiểm tra nước từ nguồn, ví dụ như ở một cái hồ, chúng tôi không để nó tiếp xúc với bất cứ ảnh hưởng bên ngoài nào khác, như ngôn từ hay âm nhạc. Chúng tôi chỉ sử dụng đúng thứ nước ấy mà thôi.

Để chụp ảnh các tinh thể nước, chúng tôi đặt 0,5 cc nước vào khoảng 50 chiếc đĩa Petri bằng cách dùng xi lanh. Rồi chúng tôi làm lạnh các đĩa Petri tới -25°C và chụp ảnh qua kính hiển vi. Tất nhiên, kết quả không bao giờ là 50 tinh thể giống nhau trên 50 chiếc đĩa.

Khi đã có ảnh, chúng tôi chia chúng thành sáu loại: đẹp, khá đẹp, hình lục giác, hình có tâm tròn, hình mắt cáo, hình không xác định, hình méo mó và không hình thành tinh thể.

Cách phân loại này giúp chúng tôi có được ý tưởng chung về các loại tinh thể được hình thành. Hãy lấy các tinh thể được tạo thành từ nước lấy ở sông Honmyo làm ví dụ. Khi chúng tôi lấy nước từ sông trước khi nó chảy vào vịnh Isahaya ở biển Ariake, chúng tôi thấy rằng các tinh thể bị vỡ và không có tinh thể lục giác nào hình thành. Kết quả như sau:

Đẹp: 0

Khá đẹp: 0

Hình lục giác: 0

Hình có tâm tròn: 2

Hình mắt cáo: 6

Hình không xác định: 29

Hình méo mó: 2

Không hình thành tinh thể: 11

Điều này cho thấy không có tinh thể hình thành trên 11 chiếc đĩa Petri và khi các tinh thể có hình thành thì chúng lại bị vỡ. Không có một tinh thể nào được coi là đẹp. Từ đó, chúng tôi chọn ra một tinh thể mà chúng tôi thấy thể hiện tốt nhất cho chuỗi vật mẫu – trong trường hợp này là một hình không xác định.

Tiếp theo, hãy xem ví dụ về các tinh thể hình thành từ nước lấy gần nguồn của sông Honmyo.

Kết quả như sau:

Đẹp: 2

Khá đẹp: 4

Hình lục giác: 0

Hình có tâm tròn: 4

Hình mắt cáo: 8

Hình không xác định: 29

Hình méo mó: 3

Không hình thành tinh thể: 0

Trong trường hợp này, chúng rong tôi chọn một tinh thể đẹp để đại diện cho mẫu. Tất nhiên, chỉ có hai tinh thể đẹp trong tổng số 50 mẫu mà thôi. Nhưng khi những tinh thể như thế xuất hiện trong một tập hợp mẫu, thì thường cũng sẽ có nhiều tinh thể được xếp vào loại khá đẹp, hình lục giác, hình có tâm tròn và hình mắt cáo. Điều này chỉ ra rằng có nhiều tinh thể đang trong quá trình hình thành hoặc có tiềm năng tạo nên các tinh thể đẹp.

Xét rằng các tinh thể từ mẫu nước này hình thành rất dễ dàng, chúng tôi có thể đàng hoàng chọn một tinh thể đẹp để đại diện cho mẫu. Tôi thừa nhận rằng quá trình lựa chọn không tuân thủ chặt chẽ theo một phương pháp khoa học, nhưng nói một cách đơn giản, chúng tôi chọn các tinh thể đại diện tốt nhất cho toàn bộ mẫu chứ không phải chỉ là một tinh thế trong phân loại có số lượng nhiều nhất.

Và ý tưởng về một người phụ trách việc lựa chọn cũng từ đó mà nảy ra. Khi thực hiện việc chọn lựa cho bộ sưu tập các bức ảnh tinh thể, sẽ là hiệu quả nhất nếu một người chọn tất cả các ảnh, như vậy sẽ đảm bảo được tính nhất quán. Đó là lý do vì sao tất cả các ảnh trong cuốn sách này đều là do tôi chọn.

Thực tế, các tinh thể trong ảnh mà chúng tôi chụp đều chịu tác động của các yếu tố như môi trường, thời gian và thậm chí là cả tính cách và suy nghĩ của người chụp nữa. Điều này cũng không khác với nguyên lý bất định của các máy lượng tử. Nguyên lý bất định được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà vật lý học người Đức Werner Heisenberg và nguyên lý đó được cho là đã giúp khoa học về máy lượng tử được hoàn thiện. Lý thuyết này nói rằng mỗi lần bạn nhìn vào các electron, chúng lại chuyển động theo một cách khác. Nói cách khác, chính vì kết quả thu được từ việc quan sát là những chuyển động hoàn toàn không giống nhau nên việc quan sát trở thành bất khả thi.

Lý do của hiện tượng này là vì con người cần có ánh sáng mới có thể quan sát, và khi các electron tiếp xúc với electron của ánh sáng, chúng sẽ bị rối loạn, do đó không thể dự đoán được hướng chuyển động của chúng. Điều này có nghĩa là chúng ta biết rất ít về những gì đang diễn ra trong thế giới quanh mình. Khi lý thuyết này lần đầu tiên được đưa ra trước cộng đồng khoa học, rõ ràng nó đã gây chấn động tương đối mạnh.

Nguyên lý này cũng được áp dụng cho nước. Tùy thuộc vào người quan sát mà nó thay đổi hình dạng hoàn toàn. Phản ứng của nước sẽ biến đổi theo việc liệu trái tim của người quan sát đầy ắp lòng biết ơn hay sự giận dữ và khác biệt này sẽ được biểu hiện trong sự hình thành của các tinh thể nước.

Một nhân tố khác khiến việc quan sát các tinh thể nước càng khó khăn hơn là hình dạng thay đổi liên tục trong quãng đời hai phút của tinh thể. Tùy thuộc vào thời điểm đóng màn trập của thiết bị chụp, tinh thể trông sẽ khác biệt một chút. Sự bất định quả thực là một yếu tố gắn liền với vạn vật trên thế giới của chúng ta.

Mặt trời mọc vào buổi sáng và lặn vào buổi chiều. Đó là một điều ta có thể chắc chắn. Nhưng nếu xem xét cả một lịch sử dài của vũ trụ, bạn sẽ thấy rằng hiện tượng này mới chỉ tiếp diễn trong một thời gian ngắn và nó cũng sẽ không duy trì mãi mãi. Sau khoảng năm tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ dần dần nở rộng và cuối cùng sẽ nuốt chửng Trái đất. Và điều đó cũng chỉ là một phần của quá trình mà Mặt trời – hành tinh chiếu sáng cho Trái đất chúng ta hôm nay – trải qua. Năm tỉ năm tính theo thời gian Trái đất thì có là gì khi so với khoảng thời gian vô tận của vũ trụ?

Các phương pháp được sử dụng để chụp ảnh tinh thể nước có thể không đáp ứng được định nghĩa của mọi người về tính khoa học và ít nhiều cũng có liên quan tới sự bất ổn. Thực tế, còn rất nhiều điều về thế giới hado còn mơ hồ và không thể giải thích được bằng các chuẩn mực rõ ràng của phân tích thống kê.

Nhưng khi nghĩ về điều này, bạn cũng sẽ thấy rằng tất cả những gì mà bất cứ nhà khoa học nào có thể làm chỉ là vén một góc nhỏ của tấm màn che phủ sự thật của thế giới này lên, để rồi cố gắng thể hiện điều đó bằng những ngôn từ mà phần đông công chúng có thể hiểu được.

Tất cả mọi thứ đều phát ra hado

Một câu hỏi khác mà tôi thường xuyên được hỏi là: “Làm thế nào mà nước được tiếp xúc với một bức ảnh hay ngôn từ lại có thể tạo ra các tinh thể khác nhau đến vậy?” Ngay cả tôi cũng phải thừa nhận rằng đây là một câu hỏi khó trả lời.

Tôi nảy ra ý định để nước tiếp xúc với ngôn từ và ảnh chụp trước cả khi tôi nghĩ đến việc chụp ảnh các tinh thể nước. Tôi đã thử nghiệm với chiếc máy hado mà tôi đã đề cập bên trên. Khi những người có vấn đề về sức khỏe tới văn phòng tôi để nhờ tư vấn, tôi sẽ kiểm tra và phân tích hado của họ rồi khuyên họ dùng nước để điều trị. Nước sẽ được truyền hado để kháng cự lại với căn bệnh. Nếu họ ốm tới mức không thể ra khỏi giường, tôi sẽ in ra tên người, rồi kiểm tra hado từ cái tên đó. Hoặc tôi sẽ kiểm tra hado qua ảnh chụp của họ. Các kết quả ghi được của các trường hợp mà người ốm hồi phục đã thuyết phục tôi rằng ngay cả các bức ảnh cũng có hado của riêng mình. (Để đọc nhiều hơn về những trường hợp này, hãy tham khảo cuốn Sức mạnh thực sự của nước.)

Bạn có thể đề cập đến hado này như một thứ khao khát. Có một số người, không nhiều, có thể cảm nhận được hado phát ra từ các bức ảnh và nhờ đó có thể cảm thấy được người mất tích còn sống hay đã chết khi xem một tấm ảnh in trên báo. Ngay cả những người không bao giờ thừa nhận là mình tin vào những năng lực đặc biệt như vậy cũng có thể từng có một điềm báo và sau đó biết được rằng điềm báo của họ là chính xác. Một người bạn của tôi nói rằng ông nhớ đã đọc về một người leo núi, người này đã chinh phục đỉnh Everest. Khi nhìn vào tấm ảnh của người leo núi đó, ông cảm nhận thấy rằng người này không còn sống trên đời. Không lâu sau, ông nghe trên bản tin nói rằng người leo núi này bị lạc và được cho là đã chết. Thật khó để phủ nhận rằng trong ý thức của con người có một năng lực ẩn giấu – có lẽ là sự linh cảm chăng – để cảm nhận những điều vừa mới xảy ra bất chấp rào cản về thời gian và khoảng cách.

Với ngôn từ cũng có những điều tương tự xảy ra. Có một niềm tin cổ xưa ở Nhật, rằng mỗi từ riêng rẽ đều có linh hồn của mình, điều này khiến các thông điệp có thể được truyền tải và thông tin được tiếp nhận.

Khi nước được tiếp xúc với những từ như “Cám ơn” và “Đồ ngốc!”, bạn có thế thấy rằng nước ghi nhận chính xác tính chất của những từ này. Nhưng khi các từ được nói với nước, ý nghĩa của từ lại thay đổi đáng kể theo ngữ điệu và sự luyến láy của người nói. Cụm từ “Đồ ngốc!” có thể có ý nghĩa khác hẳn tùy thuộc vào việc chúng được nói với sự căm ghét sâu cay hay bông đùa nhẹ nhàng. Nhưng với những từ được viết trên giấy, cách nói không còn là một nhân tố nữa và năng lượng thuần túy của từ đó có thể bộc lộ mình trong sự hình thành của tinh thể.

Dù bạn có suy ngẫm về nó thường xuyên và sâu sắc đến đâu, sự thật ấy vẫn luôn thật phi thường – gần như khó tin – rằng các thông điệp của nước có thể vượt qua giới hạn thời gian và không gian.

Sự thật rằng một tấm ảnh có chứa thông tin cho thấy ý thức có liên quan ở đây. Khi bạn nhìn thấy một bức ảnh phong cảnh và nghĩ rằng nó thật đẹp, hay một bức ảnh của một người bạn gợi lại những ký ức cũ, bức ảnh sẽ lôi cuốn ý thức của bạn. Cùng theo cách đó, một tấm ảnh nhận dạng được dùng để nhận dạng dựa trên nhận thức rằng bức ảnh đó đại diện cho người thật.

Cách đây không lâu, một giáo sư tâm lý học ở Đại học Yale đã tiến hành một thí nghiệm. Ông chọn một vài từ trong tiếng Do Thái, rồi ông bịa ra một số lượng từ tương ứng. Tiếp đó, ông trộn tất cả các từ với nhau, đưa chúng cho những người không biết tiếng Do Thái và yêu cầu họ đoán ý nghĩa của các từ. Các đối tượng, tất nhiên, không biết rằng một nửa trong số đó là từ giả. Kết quả là số lượng người đoán trúng nghĩa của các từ Do Thái nhiều hơn so với các từ được bịa ra.

Thí nghiệm này đã góp phần ủng hộ cho các lý thuyết của tiến sĩ Rupert Sheldrake – một nhà khoa học tin rằng những từ ngữ mà con người đã sử dụng nhiều năm nay hình thành “trường hình thái” (morphic field) cho việc nhận thức ý nghĩa của những từ như thế. Vì vậy, có những người chưa bao giờ nhìn thấy một từ có thể đoán được ý nghĩa của nó với độ chính xác bất ngờ. Trường hình thái không phải là bất cứ điều gì bạn nhìn được bằng mắt và nó không phải là loại năng lượng có thể đo lường được. Cách miêu tả chính xác nhất về nó là một thế giới khác, không nhìn được bằng mắt.

Với sự hình thành của trường hình thái, tỉ lệ chắc chắn của giả định rằng nếu có điều gì đó xảy ra đến lần thứ hai thì sẽ còn xảy ra nữa càng tăng lên. Quá trình tương tự cũng được nhận thấy khi khám phá lịch sử. Vì lý do nào đó, các từ ngữ đã được nói ở đâu đó trên thế giới thường dễ học hơn.

Để minh họa cho ý kiến này, chúng ta hãy cùng xem một ví dụ. Trong một chuyến sang Đức cách đây không lâu, tôi được nghe một câu chuyện rất thú vị. Một bác sĩ đã thu thập các mẫu máu từ một vài bệnh nhân và lưu trữ các mẫu máu này. Rồi vị bác sĩ nói ông có thể xác định bệnh nhân bị bệnh gì chỉ bằng cách nhìn vào mẫu máu của người đó.

Các mẫu máu được đóng kín và lưu trữ cẩn thận để không bị hỏng và biến đổi. Nhưng hai năm sau, khi người bác sĩ kiểm tra lại các bệnh nhân và các mẫu trước đó, ông nhận ra rằng thành phần của máu đã thay đổi và hoàn toàn không phải theo kiểu ngẫu nhiên. Máu hai năm trước giờ đã thay đổi thành các thành phần giống như máu gần đây được kiểm tra lại. Nói cách khác, nếu bệnh nhân bị ốm trong hai năm trước và giờ đã lành bệnh, máu lấy hai năm trước cũng sẽ thay đổi thành trạng thái máu của người khỏe mạnh và ngược lại. Khi đó, vị bác sĩ tiến hành thêm 2.000 thí nghiệm nữa và cho công bố kết quả.

Ở Đức, tôi gặp một bác sĩ khác – một người đàn ông khoảng 80 tuổi đã tiến hành một thí nghiệm tương tự. Ông đã chẩn đoán bằng cách lấy một giọt máu từ ngón tay bệnh nhân và thấm vào một mẩu giấy. Ông nói rằng ông có thể sử dụng cùng một vết máu này trong toàn bộ quá trình điều trị cho bệnh nhân, bởi nó liên tục biến đổi hình dạng theo tình trạng của người bệnh. Nói cách khác, vết máu từ hai năm trước có thể được dùng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Cách giải thích khoa học cho hiện tượng này ư? Tôi không biết.

Làm sao chúng ta có thể diễn giải được các nguyên lý của hado? Hãy nghĩ tới ba điều có liên quan tới hado mà chúng ta đã thảo luận trong chương đầu tiên của cuốn sách này.

Thứ nhất, hado là rung động. Tất cả nhân loại đều đang ở trạng thái rung động và thể trạng của một cá nhân có thể được tìm hiểu bằng cách kiểm tra sự rung động của mẫu máu lấy từ cơ thể người đó.

Thứ hai, hado là cộng hưởng. Máu được lấy từ một người hai năm trước vẫn tiếp tục cộng hưởng với hado hôm nay của người đó, thay đổi để trùng khớp với tình trạng hiện tại của máu đang chảy trong mạch của người đó ngay lúc này.

Và thứ ba, hado là sự tương đồng. Với tất cả hado, có một phiên bản thu nhỏ và một phiên bản phóng to, những phiên bản này cộng hưởng với nhau. Trong các thí nghiệm được thực hiện ở Đức, cách diễn giải của tôi là mẫu máu là phiên bản thu nhỏ của cơ thể mẫu, thay đổi thống nhất với cơ thể sản sinh ra nó.

Khoảng bảy thập kỷ sau, một nhà khoa học có tên Harold Saxton Burr đã đặt nền tảng cơ bản cho khoa học về hado. Burr là một giáo sư nổi tiếng về giải phẫu ở Đại học Yale. Trong khi nỗ lực tìm hiểu những bí ẩn của cuộc sống, ông đã đưa ra cho chúng ta khái niệm trường L (L-field) hay trường sống. Vì tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều được thay thế trong quãng thời gian sáu tháng, vậy thì tại sao chúng ta lại cứ tái sinh mãi là một người hết lần này đến lần khác?

Ông tin rằng, cũng giống như chiếc khuôn làm thạch, có một thế lực vô hình khiến điều này xảy ra và ông gọi nó là “trường sống.” Ông tin rằng vì trường sống là một trường điện từ trong tự nhiên, nó có thể đo lường được và thậm chí ông còn phát triển thiết bị đo lường của riêng mình – sử dụng một thiết bị đo điện áp và một điện cực. Ông khám phá ra rằng kết quả đo lường ông thu được thay đổi theo cảm giác của đối tượng. Ông thu được điện áp cao hơn từ các đối tượng đang cảm thấy hân hoan và điện áp thấp từ những người đang buồn bã.

Dường như thiết bị của ông chính là nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị MRA mà tôi dùng để phân tích hado. Bằng cách nhập một loạt các số mã vào thiết bị, người ta có thể xác định được bộ phận nào trên cơ thể khớp với mã. Khi một bộ phận nhất định của cơ thể bị đau đớn, hado cảm xúc chắc chắn có liên quan. Bằng cách sử dụng các mã, những hado cảm xúc như thế cũng có thể được đo lường và xếp loại.

Trong cuốn sách của mình Kế hoạch bất tử: Những con đường điện tử của sự sống (Blueprint for immortality: The electric patterns of life), tiến sĩ Burr đã viết rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ xác định được, thậm chí cả những cảm xúc của con người, bằng cách sử dụng điện áp ở mức milivol.

Bất cứ ai từng làm việc nhiều với sự rung động cũng đều nhận ra ít nhất một điều: tâm hồn chịu ảnh hưởng của bất cứ điều gì và nó có ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ. Cả cơ thể bạn và những điều đang diễn ra quanh bạn – thậm chí cả thế giới mà bạn đang sống – đều được tạo ra từ tâm hồn bạn. Đó là điều tôi đã quan sát được hết lần này tới lần khác. Trong bạn ẩn chứa rất nhiều sức mạnh.

Có lẽ chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những hỗn loạn kiểm soát và không thể dự đoán. Chúng ta không thực sự biết điều gì sẽ xảy ra từ giây phút này tới giây phút tiếp theo.

Nhưng những hỗn độn này cũng là tạo phẩm của chính bạn. Sự hỗn độn chồng chất lên với vô vàn năng lượng. Cuối cùng thì, trước khi có thiên đường và Trái đất, trước khi có một vũ trụ chuyển động theo trật tự, chỉ có một thứ duy nhất: sự hỗn mang.

Vậy nên nếu bạn cảm thấy lạc lõng, thất vọng, chần chừ hay yếu đuối, hãy trở về với chính mình, với con người thực của bạn, ở đây và bây giờ.

Và khi tới được đó, bạn sẽ khám phá ra bản thân mình, như một đóa sen nở rộ, ngay cả giữa ao bùn, xinh đẹp và mạnh mẽ.

Đã lâu lắm rồi, trên đỉnh một ngọn núi xa có một mụ phù thủy già… Câu chuyện cổ tích mà một ông lão người bản địa với bộ râu trắng lởm chởm và khuôn mặt xạm đi vì thời gian kể cho tôi bắt đầu như vậy đó. Cụ đã gần 90 tuổi, nhưng không ai – ngay cả chính cụ hay gia đình – biết chính xác cụ bao nhiêu tuổi. Tri thức và hiểu biết tích lũy qua bao nhiêu thập kỷ của cụ cũng sâu sắc như những nếp nhăn trên mặt cụ vậy.

Tôi được giới thiệu với cụ Eric – ông lão bản địa ở trên – trong chuyến đi giảng đầu tiên tới Úc vào tháng Tám năm 2002. Chúng tôi gặp nhau tại một nhà hàng và tôi giới thiệu với cụ về bộ sưu tập ảnh tinh thể nước của mình. Cụ nhìn nó thật chậm rãi và chăm chú, rồi cụ bắt đầu kể cho tôi câu chuyện cổ được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Mụ phù thủy độc ác sống trên đỉnh ngọn Ridge ở vùng đất phía Nam, bây giờ chính là New South Wales. Có một dòng sông chảy xuống núi và mụ phù thủy sống gần thượng nguồn của con sông.

Một ngày nọ, mụ ta nhìn xuống thung lũng nơi dòng sông chảy qua và thấy tất cả những con người hạnh phúc đang sống dọc hai bên bờ. Cảnh tượng của tất cả những niềm hạnh phúc đó khiến tim mụ ngập tràn oán giận và mụ soi những suy nghĩ của mình vào trong nước. Mụ đổ đầy xuống dòng sông lòng thù ghét và khát khao rằng chỉ một mình mụ được hạnh phúc.

Mụ còn chặn cả dòng sông lại để chỉ có một dòng chảy nhỏ tới được chỗ con người. Lòng sông – nơi dòng nước trong lành từng chảy tự do – trơ toàn cặn bẩn. Những con người sống bên bờ sông chẳng mấy chốc trở nên ốm đau và nạn trộm cắp, côn đồ, đánh nhau tràn lan vì những ý nghĩ đen tối mà mụ phù thủy đã soi vào trong nước.

Nhiều năm đau khổ và buồn rầu trôi qua. Một hôm, vị pháp sư trẻ trong thung lũng đi dạo cùng chú chó của mình. Con chó nhìn thấy một con chuột túi và đuổi theo sau, vị pháp sư đợi con chó quay lại rất lâu. Cuối cùng con chó cũng trở lại, người nó ướt sũng vì nước sạch, không phải thứ nước hôi hám của dòng sông đã bị chặn.

Tò mò muốn biết nước sạch ấy từ đâu ra, chàng pháp sư trẻ theo chú chó đi lên núi, tới bậc cửa nhà mụ phù thủy độc ác. Gần đó, chàng phát hiện ra rằng nước sạch của dòng sông đã bị chặn lại.

Vị pháp sư trẻ quẳng mụ phù thủy xuống nước và trong nháy mắt, mụ bị nước cuốn trôi. Người ta kể rằng những đường gồ ghề ở khúc sông xa là do mụ phù thủy độc ác cào xé hai bên bờ hòng chống chọi để không bị cuốn ra biển.

Đúng lúc đó, mụ túm được một tảng đá to. Chàng pháp sư trẻ nói với mụ rằng: “Ta sẽ cứu sống mụ nếu mụ thay đổi cách sống. Hãy ở lại chính nơi này và hứa làm những điều tốt đẹp cho con người.”

Mụ phù thủy độc ác hứa và mụ biến thành một cây to mọc trùm lên trên tảng đá. Người dân sống bên bờ sông cuối cùng cũng có thể trở lại cuộc sống hạnh phúc và bình yên. Mụ phù thủy già, trong lốt cây, đứng bên dòng sông để cảnh báo cho mọi người tránh xa rìa đá nguy hiểm.

Lắng nghe câu chuyện của cụ Eric, tôi ngạc nhiên khi nghe thấy cụm từ “soi vào trong nước”. Rồi tôi nhận ra rằng điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên lý hado. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng cụm từ này lại được tìm thấy trong một câu chuyện đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hàng nghìn năm. Nhưng đáng lẽ tôi nên nhận thức được rằng sống càng lâu, người ta càng biết rằng những chuyện như thế hoàn toàn có thể xảy ra.

Tôi khá bất ngờ khi được nghe chuyện ấy ở một nơi xa xôi như thế của thế giới. Giống như những câu chuyện thần thoại, truyện ngụ ngôn của các nước và các nền văn hóa khác, hiểu biết những sự thật về vũ trụ cũng như cách sống phù hợp của những người bản xứ ở Úc cũng rất phong phú.

Từ câu chuyện ngụ ngôn được ông lão kể lại, chúng ta học được rằng nước lúc nào cũng phải chảy. Khi dòng chảy bị chặn lại, dòng sông sẽ chết. Chúng ta cũng học được rằng ghen tỵ và tham lam có sức mạnh phá hủy những điều tốt đẹp – một thông điệp rất phù hợp với thời đại mà chúng ta đang sống.

Lại thêm một bài học nữa, đó là nước có khả năng đọc cảm xúc và truyền hado của những cảm xúc đó tới phần còn lại của thế giới. Nói cách khác, những thông điệp dù tốt hay xấu mà nước mang theo tới toàn thế giới phụ thuộc vào mỗi chúng ta.

Đối với tổ tiên của chúng ta, sự kỳ diệu, khoa học và thần học đều là một và như nhau. Cách để truyền lại sự thật về thế giới cho các thế hệ tương lai là qua các câu chuyện. Những câu chuyện như thế được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về các quy luật vô hình chi phối thế giới hữu hình.

Những y sĩ của nền y học tiên tiến chính là các pháp sư cầu nguyện và chữa lành cho những người đau khổ. Đó cũng chính là vai trò của các tinh thể nước. Thực ra, hành trình hướng tới việc nghiên cứu về tinh thể nước của tôi xuất phát từ một khao khát muốn chữa lành.

Lần đầu tiên tôi được giới thiệu với thế giới hado lạ lùng và kỳ diệu là 15 năm về trước. Tôi vừa mới thành lập xong công ty của mình, IHM (ban đầu là Trung tâm Y tế Shăm sóc Sức khỏe Quốc tế – International Health Medical, bây giờ là Hội Hado quốc tế – International Hadao Membership) và đang nhập một thiết bị y tế tần số thấp, dùng để giảm đau, từ Mỹ. Mối liên hệ ở Mỹ của tôi là một nhà hóa sinh – tiến sĩ Lee H. Lorenzen. Tôi được biết rằng vợ của tiến sĩ Lorenzen lúc đó ốm khá nặng. Ông đã làm tất cả những gì mình có thể nghĩ tới để hồi phục sức khỏe cho bà, như có vẻ nhưng chẳng phương thức gì có tác dụng cả. Cuối cùng ông quyết định cân nhắc tới nước.

Ông lập ra một đội các nhà khoa học chuyên sâu về điện tử và vật lý với mục đích phát triển loại nước tốt nhất có thể. Họ bắt đầu nghiên cứu của mình với tiền đề rằng nước có khả năng chuyển tải thông tin. tiến sĩ Lorenzen nói với tôi rằng họ thực sự đã tìm được ra loại nước này. Rồi một hôm, tôi có được cơ hội tận mắt chứng kiến loại nước đó có thể làm những gì.

Dưới bầu trời xanh tươi sáng của California, tôi đang chơi đánh golf với Tiến sĩ Lorenzen và hai trong số các nhà nghiên cứu đang làm việc với ông thì mắt cá chân tôi bắt đầu đau vì chấn thương cũ trong lúc chơi bóng bầu dục. Ba người kia nhận ra rằng tôi đang đi khập khiễng và lấy làm lo lắng.

Cuối cùng tôi cũng về được tới trụ sở câu lạc bộ, một trong mấy người đó đưa cho tôi một chiếc túi nhựa nhỏ có chứa nước. Họ hướng dẫn tôi xoa nước vào quanh vùng mắt cá chân. Ở chừng mực nào đó, tôi biết rằng nước không thể xoa dịu được cơn đau, nhưng tôi biết rằng nó cũng chẳng có hại gì, vậy là tôi xoa nước vào mắt cá chân sưng vù của mình.

Thật kinh ngạc, khi tôi đứng lên đi, chân tôi không còn đau chút nào nữa, ngay cả khi tôi duỗi thẳng chân ra chân tôi cũng không hề đau. Tôi không thể làm ngơ trước thứ nước kỳ lạ này.

Hồi đó, ở Nhật người ta đang rất quan tâm đến một số loại nước được tuyên bố là tốt cho sức khỏe, nên tôi ký một hợp đồng để giới thiệu kỹ thuật này tới Nhật và tôi mời tiến sĩ Lorenzen cùng hai nhà nghiên cứu tới các buổi hội thảo ở ba trong số các thành phố lớn nhất cả nước.

Ở cả ba địa điểm, có lẽ vì không mất phí tham gia, các hội trường đều chật kín người. Nhưng rồi tôi sớm nhận ra rằng lời giải thích về những khả năng chữa lành của nước quá khó để phần lớn mọi người lĩnh hội được. Chính bản thân tôi cũng gần như không hiểu được những gì các nhà khoa học đang diễn tả. Một vài người đứng dậy và bỏ về giữa chừng; nhiều người khác gật gù trên ghế. Đó đúng là một thảm họa.

Sau đó, tôi ngẫm nghĩ xem có chỗ nào không ổn. Tôi nhận ra rằng nước là điều thiết yếu đối với cuộc sống con người theo rất nhiều cách, tuy nhiên, chúng ta lại không hiểu nhiều về nó. Lúc đó, khi vẫn còn đang nghĩ xem nên làm gì tiếp theo thì tôi nghe được một điều mà tôi thấy rất hợp lý: “Trước tiên, khoa học dựa vào sự hình thành của một giả thuyết, sau đó là sử dụng các công cụ và công nghệ để chứng minh giả thuyết đó.”

Tôi bừng tỉnh. Tất cả những công cụ và công nghệ có thể được sử dụng để phân tích các chất hóa học cũng như các chất liệu khác, vậy thì tại sao lại không có thứ gì dùng để phân tích nước? Tôi không bỏ phí chút thời gian nào, gọi ngay cho tiến sĩ Lorenzen để đề nghị ông tìm một thiết bị nào đó mà chúng tôi có thể sử dụng để phân tích nước. Điều này dẫn tới buổi gặp gỡ của tôi với thiết bị MRA – thiết bị có thể phân tích và chuyển tải hado.

Từ khi đưa thiết bị này về Nhật năm 1987, tôi đã có hân hạnh được làm việc với 15.000 người, những người đã đến với tôi vì những mối lo về sức khỏe của mình. Tôi đã viết hơn 10 cuốn sách về hado và rất nhiều trường hợp kỳ diệu tôi từng được chứng kiến.

Sau nhiều năm, rất nhiều người đã thử mô phỏng chiếc máy hado này và đã tạo ra được các thiết bị tương tự để phân tích hado, tạo nên một loại trào lưu hado ở Nhật. Rất nhiều người đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu về thế giới vô hình của hado. Phong trào này đủ sức để đưa chúng ta vào một kỷ nguyên mới và mở ra cánh cửa tới một giai đoạn mới trong quá trình tiến hóa của loài người.

Hiểu về hado trao cho chúng ta hiểu biết tốt hơn về cách thế giới vận hành và nó cũng trao cho chúng ta niềm hy vọng về tương lai. Đôi khi tôi còn nghĩ rằng biết về những khả năng của hado cũng giống như sở hữu được cây đèn thần có thể biến những điều không thể thành có thể. Rồi những lúc khác, tôi cảm thấy khi mình càng hiểu hado, tôi càng hiểu thêm về những điều đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Để có được sự thông cảm và trợ giúp của nhiều người nhất có thể, tôi đã tiếp cận với nghiên cứu của mình theo cách khoa học nhất. Nhưng chúng tôi không thể quên rằng không phải điều gì cũng có thể được làm rõ nhờ nghiên cứu hay khoa học. Các bức ảnh tinh thể nước bày ra trước mắt ta một thế giới kỳ ảo cao quý, nhưng thế giới kỳ ảo ấy có rất nhiều điều để chúng ta tìm hiểu, vì đôi khi, sự kỳ ảo là cách tuyệt vời nhất để có được một bức tranh rõ nét về thực tại.

Khi nước được đóng băng, một tinh thể không bao giờ xuất hiện đến lần thứ hai, cũng như không bao giờ có hai bông tuyết giống hệt nhau. Khi tôi trình chiếu các bức ảnh tinh thể trong các buổi giảng, tôi thường được hỏi: “Nếu không có hai tinh thể nào giống hệt nhau, vậy làm thế nào ông chọn được một bức ảnh tinh thể cụ thể?”

Đó là một câu hỏi hay. Tất nhiên là tôi không thể đưa ra cho các bạn hàng trăm tấm ảnh mà chúng tôi đã chụp lại tất cả các tinh thể, nhưng tuy thế, tôi không thấy có lý do gì để điều này khiến chúng ta bận lòng. Cũng giống như khi nhìn vào một cuốn từ điển bách khoa về các loài động vật và hỏi làm thế nào bức ảnh của một con chó cụ thể lại có thể đại diện được cho rất nhiều các con chó khác nhau của loài đó. Khi tôi chọn một tấm ảnh cho bộ sưu tập, lựa chọn của tôi được dựa trên tấm hình tinh thể thể hiện chính xác nhất các tinh thể được tạo thành từ những điều kiện giống nhau.

Trong cuốn Sức mạnh thực sự của nước, tôi đã mô tả vắn tắt cách chúng tôi chụp ảnh các tinh thể nước. Tôi muốn bổ sung thêm vài chi tiết nữa cho những lý giải đó. Nếu chúng tôi kiểm tra các tác động lên nước của ngôn từ, các bức ảnh hay âm nhạc, chúng tôi bắt đầu với nước được chưng cất, sau đó cho nước ấy tiếp xúc với ảnh hưởng mà chúng tôi đang kiểm tra trong một khoảng thời gian thích hợp. Nếu chúng tôi kiểm tra nước từ nguồn, ví dụ như ở một cái hồ, chúng tôi không để nó tiếp xúc với bất cứ ảnh hưởng bên ngoài nào khác, như ngôn từ hay âm nhạc. Chúng tôi chỉ sử dụng đúng thứ nước ấy mà thôi.

Để chụp ảnh các tinh thể nước, chúng tôi đặt 0,5 cc nước vào khoảng 50 chiếc đĩa Petri bằng cách dùng xi lanh. Rồi chúng tôi làm lạnh các đĩa Petri tới -25°C và chụp ảnh qua kính hiển vi. Tất nhiên, kết quả không bao giờ là 50 tinh thể giống nhau trên 50 chiếc đĩa.

Khi đã có ảnh, chúng tôi chia chúng thành sáu loại: đẹp, khá đẹp, hình lục giác, hình có tâm tròn, hình mắt cáo, hình không xác định, hình méo mó và không hình thành tinh thể.

Cách phân loại này giúp chúng tôi có được ý tưởng chung về các loại tinh thể được hình thành. Hãy lấy các tinh thể được tạo thành từ nước lấy ở sông Honmyo làm ví dụ. Khi chúng tôi lấy nước từ sông trước khi nó chảy vào vịnh Isahaya ở biển Ariake, chúng tôi thấy rằng các tinh thể bị vỡ và không có tinh thể lục giác nào hình thành. Kết quả như sau:

Đẹp: 0

Khá đẹp: 0

Hình lục giác: 0

Hình có tâm tròn: 2

Hình mắt cáo: 6

Hình không xác định: 29

Hình méo mó: 2

Không hình thành tinh thể: 11

Điều này cho thấy không có tinh thể hình thành trên 11 chiếc đĩa Petri và khi các tinh thể có hình thành thì chúng lại bị vỡ. Không có một tinh thể nào được coi là đẹp. Từ đó, chúng tôi chọn ra một tinh thể mà chúng tôi thấy thể hiện tốt nhất cho chuỗi vật mẫu – trong trường hợp này là một hình không xác định.

Tiếp theo, hãy xem ví dụ về các tinh thể hình thành từ nước lấy gần nguồn của sông Honmyo.

Kết quả như sau:

Đẹp: 2

Khá đẹp: 4

Hình lục giác: 0

Hình có tâm tròn: 4

Hình mắt cáo: 8

Hình không xác định: 29

Hình méo mó: 3

Không hình thành tinh thể: 0

Trong trường hợp này, chúng rong tôi chọn một tinh thể đẹp để đại diện cho mẫu. Tất nhiên, chỉ có hai tinh thể đẹp trong tổng số 50 mẫu mà thôi. Nhưng khi những tinh thể như thế xuất hiện trong một tập hợp mẫu, thì thường cũng sẽ có nhiều tinh thể được xếp vào loại khá đẹp, hình lục giác, hình có tâm tròn và hình mắt cáo. Điều này chỉ ra rằng có nhiều tinh thể đang trong quá trình hình thành hoặc có tiềm năng tạo nên các tinh thể đẹp.

Xét rằng các tinh thể từ mẫu nước này hình thành rất dễ dàng, chúng tôi có thể đàng hoàng chọn một tinh thể đẹp để đại diện cho mẫu. Tôi thừa nhận rằng quá trình lựa chọn không tuân thủ chặt chẽ theo một phương pháp khoa học, nhưng nói một cách đơn giản, chúng tôi chọn các tinh thể đại diện tốt nhất cho toàn bộ mẫu chứ không phải chỉ là một tinh thế trong phân loại có số lượng nhiều nhất.

Và ý tưởng về một người phụ trách việc lựa chọn cũng từ đó mà nảy ra. Khi thực hiện việc chọn lựa cho bộ sưu tập các bức ảnh tinh thể, sẽ là hiệu quả nhất nếu một người chọn tất cả các ảnh, như vậy sẽ đảm bảo được tính nhất quán. Đó là lý do vì sao tất cả các ảnh trong cuốn sách này đều là do tôi chọn.

Thực tế, các tinh thể trong ảnh mà chúng tôi chụp đều chịu tác động của các yếu tố như môi trường, thời gian và thậm chí là cả tính cách và suy nghĩ của người chụp nữa. Điều này cũng không khác với nguyên lý bất định của các máy lượng tử. Nguyên lý bất định được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà vật lý học người Đức Werner Heisenberg và nguyên lý đó được cho là đã giúp khoa học về máy lượng tử được hoàn thiện. Lý thuyết này nói rằng mỗi lần bạn nhìn vào các electron, chúng lại chuyển động theo một cách khác. Nói cách khác, chính vì kết quả thu được từ việc quan sát là những chuyển động hoàn toàn không giống nhau nên việc quan sát trở thành bất khả thi.

Lý do của hiện tượng này là vì con người cần có ánh sáng mới có thể quan sát, và khi các electron tiếp xúc với electron của ánh sáng, chúng sẽ bị rối loạn, do đó không thể dự đoán được hướng chuyển động của chúng. Điều này có nghĩa là chúng ta biết rất ít về những gì đang diễn ra trong thế giới quanh mình. Khi lý thuyết này lần đầu tiên được đưa ra trước cộng đồng khoa học, rõ ràng nó đã gây chấn động tương đối mạnh.

Nguyên lý này cũng được áp dụng cho nước. Tùy thuộc vào người quan sát mà nó thay đổi hình dạng hoàn toàn. Phản ứng của nước sẽ biến đổi theo việc liệu trái tim của người quan sát đầy ắp lòng biết ơn hay sự giận dữ và khác biệt này sẽ được biểu hiện trong sự hình thành của các tinh thể nước.

Một nhân tố khác khiến việc quan sát các tinh thể nước càng khó khăn hơn là hình dạng thay đổi liên tục trong quãng đời hai phút của tinh thể. Tùy thuộc vào thời điểm đóng màn trập của thiết bị chụp, tinh thể trông sẽ khác biệt một chút. Sự bất định quả thực là một yếu tố gắn liền với vạn vật trên thế giới của chúng ta.

Mặt trời mọc vào buổi sáng và lặn vào buổi chiều. Đó là một điều ta có thể chắc chắn. Nhưng nếu xem xét cả một lịch sử dài của vũ trụ, bạn sẽ thấy rằng hiện tượng này mới chỉ tiếp diễn trong một thời gian ngắn và nó cũng sẽ không duy trì mãi mãi. Sau khoảng năm tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ dần dần nở rộng và cuối cùng sẽ nuốt chửng Trái đất. Và điều đó cũng chỉ là một phần của quá trình mà Mặt trời – hành tinh chiếu sáng cho Trái đất chúng ta hôm nay – trải qua. Năm tỉ năm tính theo thời gian Trái đất thì có là gì khi so với khoảng thời gian vô tận của vũ trụ?

Các phương pháp được sử dụng để chụp ảnh tinh thể nước có thể không đáp ứng được định nghĩa của mọi người về tính khoa học và ít nhiều cũng có liên quan tới sự bất ổn. Thực tế, còn rất nhiều điều về thế giới hado còn mơ hồ và không thể giải thích được bằng các chuẩn mực rõ ràng của phân tích thống kê.

Nhưng khi nghĩ về điều này, bạn cũng sẽ thấy rằng tất cả những gì mà bất cứ nhà khoa học nào có thể làm chỉ là vén một góc nhỏ của tấm màn che phủ sự thật của thế giới này lên, để rồi cố gắng thể hiện điều đó bằng những ngôn từ mà phần đông công chúng có thể hiểu được.

Một câu hỏi khác mà tôi thường xuyên được hỏi là: “Làm thế nào mà nước được tiếp xúc với một bức ảnh hay ngôn từ lại có thể tạo ra các tinh thể khác nhau đến vậy?” Ngay cả tôi cũng phải thừa nhận rằng đây là một câu hỏi khó trả lời.

Tôi nảy ra ý định để nước tiếp xúc với ngôn từ và ảnh chụp trước cả khi tôi nghĩ đến việc chụp ảnh các tinh thể nước. Tôi đã thử nghiệm với chiếc máy hado mà tôi đã đề cập bên trên. Khi những người có vấn đề về sức khỏe tới văn phòng tôi để nhờ tư vấn, tôi sẽ kiểm tra và phân tích hado của họ rồi khuyên họ dùng nước để điều trị. Nước sẽ được truyền hado để kháng cự lại với căn bệnh. Nếu họ ốm tới mức không thể ra khỏi giường, tôi sẽ in ra tên người, rồi kiểm tra hado từ cái tên đó. Hoặc tôi sẽ kiểm tra hado qua ảnh chụp của họ. Các kết quả ghi được của các trường hợp mà người ốm hồi phục đã thuyết phục tôi rằng ngay cả các bức ảnh cũng có hado của riêng mình. (Để đọc nhiều hơn về những trường hợp này, hãy tham khảo cuốn Sức mạnh thực sự của nước.)

Bạn có thể đề cập đến hado này như một thứ khao khát. Có một số người, không nhiều, có thể cảm nhận được hado phát ra từ các bức ảnh và nhờ đó có thể cảm thấy được người mất tích còn sống hay đã chết khi xem một tấm ảnh in trên báo. Ngay cả những người không bao giờ thừa nhận là mình tin vào những năng lực đặc biệt như vậy cũng có thể từng có một điềm báo và sau đó biết được rằng điềm báo của họ là chính xác. Một người bạn của tôi nói rằng ông nhớ đã đọc về một người leo núi, người này đã chinh phục đỉnh Everest. Khi nhìn vào tấm ảnh của người leo núi đó, ông cảm nhận thấy rằng người này không còn sống trên đời. Không lâu sau, ông nghe trên bản tin nói rằng người leo núi này bị lạc và được cho là đã chết. Thật khó để phủ nhận rằng trong ý thức của con người có một năng lực ẩn giấu – có lẽ là sự linh cảm chăng – để cảm nhận những điều vừa mới xảy ra bất chấp rào cản về thời gian và khoảng cách.

Với ngôn từ cũng có những điều tương tự xảy ra. Có một niềm tin cổ xưa ở Nhật, rằng mỗi từ riêng rẽ đều có linh hồn của mình, điều này khiến các thông điệp có thể được truyền tải và thông tin được tiếp nhận.

Khi nước được tiếp xúc với những từ như “Cám ơn” và “Đồ ngốc!”, bạn có thế thấy rằng nước ghi nhận chính xác tính chất của những từ này. Nhưng khi các từ được nói với nước, ý nghĩa của từ lại thay đổi đáng kể theo ngữ điệu và sự luyến láy của người nói. Cụm từ “Đồ ngốc!” có thể có ý nghĩa khác hẳn tùy thuộc vào việc chúng được nói với sự căm ghét sâu cay hay bông đùa nhẹ nhàng. Nhưng với những từ được viết trên giấy, cách nói không còn là một nhân tố nữa và năng lượng thuần túy của từ đó có thể bộc lộ mình trong sự hình thành của tinh thể.

Dù bạn có suy ngẫm về nó thường xuyên và sâu sắc đến đâu, sự thật ấy vẫn luôn thật phi thường – gần như khó tin – rằng các thông điệp của nước có thể vượt qua giới hạn thời gian và không gian.

Sự thật rằng một tấm ảnh có chứa thông tin cho thấy ý thức có liên quan ở đây. Khi bạn nhìn thấy một bức ảnh phong cảnh và nghĩ rằng nó thật đẹp, hay một bức ảnh của một người bạn gợi lại những ký ức cũ, bức ảnh sẽ lôi cuốn ý thức của bạn. Cùng theo cách đó, một tấm ảnh nhận dạng được dùng để nhận dạng dựa trên nhận thức rằng bức ảnh đó đại diện cho người thật.

Cách đây không lâu, một giáo sư tâm lý học ở Đại học Yale đã tiến hành một thí nghiệm. Ông chọn một vài từ trong tiếng Do Thái, rồi ông bịa ra một số lượng từ tương ứng. Tiếp đó, ông trộn tất cả các từ với nhau, đưa chúng cho những người không biết tiếng Do Thái và yêu cầu họ đoán ý nghĩa của các từ. Các đối tượng, tất nhiên, không biết rằng một nửa trong số đó là từ giả. Kết quả là số lượng người đoán trúng nghĩa của các từ Do Thái nhiều hơn so với các từ được bịa ra.

Thí nghiệm này đã góp phần ủng hộ cho các lý thuyết của tiến sĩ Rupert Sheldrake – một nhà khoa học tin rằng những từ ngữ mà con người đã sử dụng nhiều năm nay hình thành “trường hình thái” (morphic field) cho việc nhận thức ý nghĩa của những từ như thế. Vì vậy, có những người chưa bao giờ nhìn thấy một từ có thể đoán được ý nghĩa của nó với độ chính xác bất ngờ. Trường hình thái không phải là bất cứ điều gì bạn nhìn được bằng mắt và nó không phải là loại năng lượng có thể đo lường được. Cách miêu tả chính xác nhất về nó là một thế giới khác, không nhìn được bằng mắt.

Với sự hình thành của trường hình thái, tỉ lệ chắc chắn của giả định rằng nếu có điều gì đó xảy ra đến lần thứ hai thì sẽ còn xảy ra nữa càng tăng lên. Quá trình tương tự cũng được nhận thấy khi khám phá lịch sử. Vì lý do nào đó, các từ ngữ đã được nói ở đâu đó trên thế giới thường dễ học hơn.

Để minh họa cho ý kiến này, chúng ta hãy cùng xem một ví dụ. Trong một chuyến sang Đức cách đây không lâu, tôi được nghe một câu chuyện rất thú vị. Một bác sĩ đã thu thập các mẫu máu từ một vài bệnh nhân và lưu trữ các mẫu máu này. Rồi vị bác sĩ nói ông có thể xác định bệnh nhân bị bệnh gì chỉ bằng cách nhìn vào mẫu máu của người đó.

Các mẫu máu được đóng kín và lưu trữ cẩn thận để không bị hỏng và biến đổi. Nhưng hai năm sau, khi người bác sĩ kiểm tra lại các bệnh nhân và các mẫu trước đó, ông nhận ra rằng thành phần của máu đã thay đổi và hoàn toàn không phải theo kiểu ngẫu nhiên. Máu hai năm trước giờ đã thay đổi thành các thành phần giống như máu gần đây được kiểm tra lại. Nói cách khác, nếu bệnh nhân bị ốm trong hai năm trước và giờ đã lành bệnh, máu lấy hai năm trước cũng sẽ thay đổi thành trạng thái máu của người khỏe mạnh và ngược lại. Khi đó, vị bác sĩ tiến hành thêm 2.000 thí nghiệm nữa và cho công bố kết quả.

Ở Đức, tôi gặp một bác sĩ khác – một người đàn ông khoảng 80 tuổi đã tiến hành một thí nghiệm tương tự. Ông đã chẩn đoán bằng cách lấy một giọt máu từ ngón tay bệnh nhân và thấm vào một mẩu giấy. Ông nói rằng ông có thể sử dụng cùng một vết máu này trong toàn bộ quá trình điều trị cho bệnh nhân, bởi nó liên tục biến đổi hình dạng theo tình trạng của người bệnh. Nói cách khác, vết máu từ hai năm trước có thể được dùng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Cách giải thích khoa học cho hiện tượng này ư? Tôi không biết.

Làm sao chúng ta có thể diễn giải được các nguyên lý của hado? Hãy nghĩ tới ba điều có liên quan tới hado mà chúng ta đã thảo luận trong chương đầu tiên của cuốn sách này.

Thứ nhất, hado là rung động. Tất cả nhân loại đều đang ở trạng thái rung động và thể trạng của một cá nhân có thể được tìm hiểu bằng cách kiểm tra sự rung động của mẫu máu lấy từ cơ thể người đó.

Thứ hai, hado là cộng hưởng. Máu được lấy từ một người hai năm trước vẫn tiếp tục cộng hưởng với hado hôm nay của người đó, thay đổi để trùng khớp với tình trạng hiện tại của máu đang chảy trong mạch của người đó ngay lúc này.

Và thứ ba, hado là sự tương đồng. Với tất cả hado, có một phiên bản thu nhỏ và một phiên bản phóng to, những phiên bản này cộng hưởng với nhau. Trong các thí nghiệm được thực hiện ở Đức, cách diễn giải của tôi là mẫu máu là phiên bản thu nhỏ của cơ thể mẫu, thay đổi thống nhất với cơ thể sản sinh ra nó.

Khoảng bảy thập kỷ sau, một nhà khoa học có tên Harold Saxton Burr đã đặt nền tảng cơ bản cho khoa học về hado. Burr là một giáo sư nổi tiếng về giải phẫu ở Đại học Yale. Trong khi nỗ lực tìm hiểu những bí ẩn của cuộc sống, ông đã đưa ra cho chúng ta khái niệm trường L (L-field) hay trường sống. Vì tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều được thay thế trong quãng thời gian sáu tháng, vậy thì tại sao chúng ta lại cứ tái sinh mãi là một người hết lần này đến lần khác?

Ông tin rằng, cũng giống như chiếc khuôn làm thạch, có một thế lực vô hình khiến điều này xảy ra và ông gọi nó là “trường sống.” Ông tin rằng vì trường sống là một trường điện từ trong tự nhiên, nó có thể đo lường được và thậm chí ông còn phát triển thiết bị đo lường của riêng mình – sử dụng một thiết bị đo điện áp và một điện cực. Ông khám phá ra rằng kết quả đo lường ông thu được thay đổi theo cảm giác của đối tượng. Ông thu được điện áp cao hơn từ các đối tượng đang cảm thấy hân hoan và điện áp thấp từ những người đang buồn bã.

Dường như thiết bị của ông chính là nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị MRA mà tôi dùng để phân tích hado. Bằng cách nhập một loạt các số mã vào thiết bị, người ta có thể xác định được bộ phận nào trên cơ thể khớp với mã. Khi một bộ phận nhất định của cơ thể bị đau đớn, hado cảm xúc chắc chắn có liên quan. Bằng cách sử dụng các mã, những hado cảm xúc như thế cũng có thể được đo lường và xếp loại.

Trong cuốn sách của mình Kế hoạch bất tử: Những con đường điện tử của sự sống (Blueprint for immortality: The electric patterns of life), tiến sĩ Burr đã viết rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ xác định được, thậm chí cả những cảm xúc của con người, bằng cách sử dụng điện áp ở mức milivol.

Bất cứ ai từng làm việc nhiều với sự rung động cũng đều nhận ra ít nhất một điều: tâm hồn chịu ảnh hưởng của bất cứ điều gì và nó có ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ. Cả cơ thể bạn và những điều đang diễn ra quanh bạn – thậm chí cả thế giới mà bạn đang sống – đều được tạo ra từ tâm hồn bạn. Đó là điều tôi đã quan sát được hết lần này tới lần khác. Trong bạn ẩn chứa rất nhiều sức mạnh.

Có lẽ chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những hỗn loạn kiểm soát và không thể dự đoán. Chúng ta không thực sự biết điều gì sẽ xảy ra từ giây phút này tới giây phút tiếp theo.

Nhưng những hỗn độn này cũng là tạo phẩm của chính bạn. Sự hỗn độn chồng chất lên với vô vàn năng lượng. Cuối cùng thì, trước khi có thiên đường và Trái đất, trước khi có một vũ trụ chuyển động theo trật tự, chỉ có một thứ duy nhất: sự hỗn mang.

Vậy nên nếu bạn cảm thấy lạc lõng, thất vọng, chần chừ hay yếu đuối, hãy trở về với chính mình, với con người thực của bạn, ở đây và bây giờ.

Và khi tới được đó, bạn sẽ khám phá ra bản thân mình, như một đóa sen nở rộ, ngay cả giữa ao bùn, xinh đẹp và mạnh mẽ.

Bình luận