Với phụ nữ, bắt đầu từ tuổi tiền mãn kinh trở đi, khả năng sinh sản cũng như ham muốn chăn gối vơi dần. Hầu hết cơ thể họ thuận theo ý trời. Nhưng không ít người, vì lý do nào đó, ngay phút “89” của tuổi hoàng hôn lại bùng lên một đợt “nắng quái” nung nóng mọi thứ (thậm chí mãnh liệt hơn trước) mà ta gọi là hồi xuân.
Mãn kinh là kết quả tình trạng “nghỉ hưu”của buồng trứng. Đây là nơi lưu giữ noãn (trứng) đồng thời sản xuất estrogen. Vì vậy, buồng trứng bị miễn nhiễm chẳng những đóng cửa nguồn cung cấp noãn mà còn làm nguội lạnh luôn động lực chăn gối (thêm một số chi tiết liên quan như khô tiết, teo âm đạo…) do thiếu “chất đốt” từ hormone.
Thế nhưng, nếu chỉ căn cứ vào mỗi vai trò độc tôn của estrogen thì không thể lý giải được hiện tượng hồi xuân. Dường như chỉ có một cách giải thích là sự “chuyển bại thành thắng” vào phút chót này do một bàn tay khác cầm trịch. Buồng trứng là nơi cho ra đời hormone nữ.
Tuy nhiên, ngoài sản phẩm chính, còn có một dây chuyền khác chuyên sản xuất hormone nam testosterone, dù chỉ với một lượng rất nhỏ. Do vậy, bình thường trong cơ thể phụ nữ, testosterone chỉ là “công dân hạng hai”. Còn quyền quyết định nằm cả trong tayestrogen.
Nhưng ở tuổi tiền mãn kinh, estrogen vơi dần. Lấp vào khoảng trống quyền lực ấy chính là testosterone. Đây là cách giải thích khả dĩ nhất về hiện tượng hồi xuân.
Lúc này, “lò lửa” chăn gối đã được nhóm lại bằng một nguồn “nhiên liệu” khác. Cơ thể là thế. Nhưng còn phải kể đến vài yếu tố “địa lợi nhân hòa” khác. Vào tầm 40 trở đi, phần lớn phụ nữ đã đạt được sự viên mãn về gia đình, kinh tế, sự nghiệp. Họ có nhiều thời gian nghĩ đến cái tôi của mình hơn. Điều này cũng giải thích tại sao “thiên thời” như nhau nhưng không phải phụ nữ nào cũng có thể ung dung công khai “bầu máu nóng” nếu những yếu tố thuận lợi chưa chín mùi.
Với phụ nữ, bắt đầu từ tuổi tiền mãn kinh trở đi, khả năng sinh sản cũng như ham muốn chăn gối vơi dần. Hầu hết cơ thể họ thuận theo ý trời. Nhưng không ít người, vì lý do nào đó, ngay phút “89” của tuổi hoàng hôn lại bùng lên một đợt “nắng quái” nung nóng mọi thứ (thậm chí mãnh liệt hơn trước) mà ta gọi là hồi xuân.
Mãn kinh là kết quả tình trạng “nghỉ hưu”của buồng trứng. Đây là nơi lưu giữ noãn (trứng) đồng thời sản xuất estrogen. Vì vậy, buồng trứng bị miễn nhiễm chẳng những đóng cửa nguồn cung cấp noãn mà còn làm nguội lạnh luôn động lực chăn gối (thêm một số chi tiết liên quan như khô tiết, teo âm đạo…) do thiếu “chất đốt” từ hormone.
Thế nhưng, nếu chỉ căn cứ vào mỗi vai trò độc tôn của estrogen thì không thể lý giải được hiện tượng hồi xuân. Dường như chỉ có một cách giải thích là sự “chuyển bại thành thắng” vào phút chót này do một bàn tay khác cầm trịch. Buồng trứng là nơi cho ra đời hormone nữ.
Tuy nhiên, ngoài sản phẩm chính, còn có một dây chuyền khác chuyên sản xuất hormone nam testosterone, dù chỉ với một lượng rất nhỏ. Do vậy, bình thường trong cơ thể phụ nữ, testosterone chỉ là “công dân hạng hai”. Còn quyền quyết định nằm cả trong tayestrogen.
Nhưng ở tuổi tiền mãn kinh, estrogen vơi dần. Lấp vào khoảng trống quyền lực ấy chính là testosterone. Đây là cách giải thích khả dĩ nhất về hiện tượng hồi xuân.
Lúc này, “lò lửa” chăn gối đã được nhóm lại bằng một nguồn “nhiên liệu” khác. Cơ thể là thế. Nhưng còn phải kể đến vài yếu tố “địa lợi nhân hòa” khác. Vào tầm 40 trở đi, phần lớn phụ nữ đã đạt được sự viên mãn về gia đình, kinh tế, sự nghiệp. Họ có nhiều thời gian nghĩ đến cái tôi của mình hơn. Điều này cũng giải thích tại sao “thiên thời” như nhau nhưng không phải phụ nữ nào cũng có thể ung dung công khai “bầu máu nóng” nếu những yếu tố thuận lợi chưa chín mùi.