Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Giới hạn của tình âu yếm

VALERY có tài nói về ái tình, cũng như về mọi cái khác ; và ông thích dùng ngôn ngữ toán học để bàn vềluyến ái, cho rằng sự tương phản giữa sự tinh xác của ngôn ngữ đó với sự mông lung của tình cảm gợi một sự lỗi nhịp rất kích thích ; ông có lí. Tôi rất thích một công thức của ông mà ông đặt tên là định lý VALERY :”Số lượng âu yếm có thể biểu lộ và cảm thấy trong một ngày là một số lượng có hạn”.

Nói cách khác, không một người nào có thể âu yếm tha thiết suốt ngày , đừng nói chi là suốt tuần, suốtnăm. Lâu quá thì cái gì cũng chán, ngay như được yêu riết rồi cũng chán. Bày tỏ chân lí đó là điều cóích, vì nhiều người trẻ và cả già nữa cơ hồ như không nhận thấy vậy. Có những người đàn bà say mê, phỉ nguyện trong những lúc cuồng nhiệt đầu tiên của ái tình ; thích được người yêu khen từ sáng đến tối rằng mình đẹp, lanh lợi, yêu ai, nói chuyện với ai thì người đó sướng tuyệt trần ; và họ cũng khen lại rằng người yêu của họ hùng dũng nhất, thông minh nhất, không có tình nhân nào, đồng bạn nào dễ thương hơn. Cái đó thú vô cùng. Nhưng phương tiện của ngôn ngữ không phải là vô cùng. Văn sĩ Anh Stevenson bả :”Mới đầu câu chuyện của tình nhân với nhau dễ dàng lắm… Tôi là tôi, anh là anh, còn mọi người khác không đáng kể”.

Có trăm cách nói :”Tôi là tôi, anh là anh”. Nhưng không có được trăm ngàn cách. Mà ngày thì dài và nhiều.

Một giám khảo hỏi một nữ sinh viên Mỹ :

– Chế độ hôn nhân mà người đàn ông bằng lòng chỉ có một vợ thì gọi là gì ?

Nữ sinh viên đáp :

– Gọi là độc điệu.

Muốn cho cảnh một vợ một chồng khỏi thành độc điệu thì phải làm sao cho trong sự âu yếm và các lời thủthỉ xem vào những câu chuyện khác . Đời vợ chồng phải có cái thoáng khí của gió biển : giao thiệp vớ xã hội, làm việc chung, tình bạn bè, coi hát. Nếu nhân ý kiến hợp nhau, cùng vui chung với nhau mà như ngẫu nhiên, vô tình thốt lên lời khen thì lời khen đó cảm động ; nếu lời khen thành một nghi thức thì chán chết.

Hồi trước Octave Mirbeau viết một truyện bằng đối thoại tả một cặp tình nhân mỗi tối gặp nhau trong một công viên dưới ánh trăng. Chàng, đa cảm, thì thầm giọng còn mơ hồ hơn cảnh đêm nữa :”Em coi này… đây là cái ghế dài, cái ghế dài đáng quí!” Nàng, bực tức, thở dài :”Lại cái ghế đó nữa !” Phải coi chừng đừng nhắc tới những cái ghế thành nơi hành hương đó. Những lời âu yếm mà một người lanh trí nghĩ ra đúng cái lúc thốt ra, thì thú vị lắm ; nhưng lời âu yếm mà đóng thành công thức thì rất bực mình.

Một người đàn bà hung hăng, hay chỉ trích, làm cho đàn ông mau chán ; một người đàn bà thán phục một cách ngây thơ , thấy cái gì cũng tốt, sẽ không giữ được lâu sức quyến rũ của mình. Mâu thuẫn ư ? Vâng, dĩ nhiên. Con người đầy mâu thuẫn mà. Nước lớn rồi ròng. Voltaire bảo :”Con người luôn luôn cứ phải từ trạng thái lo lắng bứt rứt qua trạng thái bải hoải, chán chường”. Rất nhiều người bẩm sinh như vậy, quen được yêu rồi, không cho tình yêu mà họ quá tin chắc đó là đáng quí nữa.

Một người đàn bà đã ngờ ngợ rằng một người đàn ông có cảm tình với mình, thì “kết tinh” (1) vào người đó. Bỗng nàng hay rằng người đó ngưỡng mộ mình, mới đầu cảm động lắm ; nhưng nếu người đàn ông từ sán đến tối cứ lặp lại hoài rằng nàng đẹp nhất đời, đáng quí nhất đời thì có thể nàng sẽ hoá chán. Gặp một người đàn ông khác không nhu thuận bằng, nàng sẽ tò mò, chú ý tới hơn. Tôi biết một thiếu nữ thường sẵn sàng hát trước mặt mọi người và mọi người hết lời khen, đưa cô ta lên mây xanh vì cô ta rất đẹp. Chỉ có mỗi một thanh niên làm thinh.

Rốt cuộc nàng phải hỏi :

– Còn anh ?… Anh không thích nghe tôi hát ư ?

Chàng đáp :

– Thích lắm chứ. Nếu giọng cô tốt, thì thật tuyệt.

Chính anh chàng đó sau thành chồng nàng.

(1) Từ ngữ của Stendhal, nghĩa là dùng hình ảnh của người đó mà tô điểm những mơ mộng của mình. Coi bức thư số 1.

Bình luận
× sticky