Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Các Trận Đấu Quan Trọng Trong Lịch Sử Việt Nam

Chương 9: Trận Thành Đa Bang (1-1407)

Tác giả: Nhiều tác giả

Xin được trình bày trận này kỹ hơn một chút, vì có thể một số bác ít để ý đến trận này, và trong lịch sử, trận này cũng không được nhắc đến nhiều. –Hơn 1 thế kỷ sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288, lợi dụng lúc nhà Hồ mới lên nắm quyền chính thay thế nhà trần, Triều đình nhà Minh đã xuất quân đánh chiếm nước ta. Vương Triều nhà Hồ do Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đứng đầu cương quyết kgháng chiến. Trong cuộc chiến tranh chống giặc Minh, qâun Hồ đã đánh nhiều trận có quy mô lớn và rất quyết liệt, tiêu biểu nhất là trận thành Đa Bang (1-1407) Tháng 5-1406, triều Minh cử 1 đạo quân lớn do tổng binh Quảng tây là Hàn Quan cùng các tướng Hoàng Trung, Lữ Nghị đưa tên phản bội Trần Thiêm Bình về nước làm vua. Được tin báo, Hồ Quý Ly sai quân lên biên giới phía bắc chặn đánh. Đạo quân Minh hộ tống bị đánh thiệt hại nặng nề, buộc phải giao nộp Thiêm Bình và rút chạy về nước. m mưu xâm chiếm nô dịch nước ta dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” của nhà Minh bị phá sản. Để gỡ thể diện và cướp lấy nước ta, biến Đại Việt thành quận huyện của Trung Quốc, tháng 11 năm ấy, Minh Thành Tổ quyết định cử đại quân đánh chiếm nước ta. Lần xuất quân này, nhà Minh huy động 80 vạn quân các loại gồm bộ binh, kỵ binh và quân phục dịch chia làm 2 đạo đánh vào nước ta.

Một đạo do Trương Phụ, Trần Húc chỉ huy, dẫn 40 vạn quân đi theo đường qua Bằng Tường vào ải Pha Lũy (ải nam Quan, Lạng Sơn) Một đạo quân do Mộc Thạnh dẫn 40 vạn quân từ Mông Tự (Vân Nam) tiến theo đường sông Hồng. Theo kế hoạch tiến công đã vạch sẵn, 2 đạo quân này sau khi vượt qua biên giới, tiến sâu vào nội địa, sẽ nhanh chóng hội quân ở vùng Bạch Hạc, rồi vượt sông Phú Lương (sông Hồng) đánh thành Đa Bang, và từ đó tiến lên đánh Đông Đô, Tây Đô rồi chiếm cả nước ta. Trước nguy cơ ngoại xâm, nhà Hồ ra sức chuẩn bị kháng chiến. Tháng 7-1406, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đã đi tuần du các nơi hiểm yếu của đất nước, xem xét hình sông, thế núi, phán đoán đường tiến quân của giặc để chuẩn bị phòng ngự.

Hồ Quý Ly: – Một mặt cho lấy thêm hương binh và dùng những người có chức tước tạm thời trông coi, chiêu mộ dân lưu vong làm quân dũng hãn và đặt các chức quan để cai quản; – Một mặt cho xây dựng hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 400km, kéo dài từ núi Tản Viên, men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc và sông thái Bình. Đó là hệ thống chướng ngại vật, gồm những bãi cọc, những xíxh sắt cùng với các đồn quân tại khắp các cửa sông, cửa nguồn, quan ải… nhằm ngăn chặc các trục đường thủy, bộ mà Hồ Quý Ly dự kiến quân Minh sẽ đánh vào Trong các tuyến ngăn chặc đó, quan trọng nhất là tuyến phòng thủ dọc bờ Nam sông Hồng và khu vực thành Đa Bang (xã Phong Vân, Ba Vì, Hà Nội), nơi tập trung phần lớn binh lực triều Hồ. Ngoài ra quân Hồ còn được bố trí trấn giữ ở 1 số nơi nằm trên trục đường tiến quân của giặc như ải Chi Lăng, Cần trạm, Việt Trì… đồng thời nhà Hồ ra lệnh cho dân chúng ở các vùng Bắc Giang, Bắc Ninh, Bạch hạc… làm sẵn nhà cửa ở phía Nam sông Hồng làm nơi cư trú khi phải rút lui —

Ngày 19-11-1406, trên hướng tiến công từ phía bắc, giặc Minh bắt đầu đánh phá vào cửa ải Pha Lũy. Quân Hồ dựa vào thế núi để đóng trại, đào hào sâu và dùng các loại hỏa khí bắn chặn địch. Nhưng với binh lực đông gấp bội, quân Minh ào ạt tràn qua cửa quan, rồi nhanh chóng đánh tan quân Hồ ở ải Chi Lăng, ở Cần trạm, rồi tiến xuống đánh chiếm Xương Giang, Thị Cầu. Đến đây Trương Phụ cho 1 cánh quân tiến thẳng tới Gia Lâm làm nhiệm vụ nghi binh đánh Đông Đô, còn đại quân do y chỉ huy tiến sang Đa Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) để chuẩn bị hội quântheo kế hoạch đã định. Trên hướng tây bắc, đạo quân Vân nam do Mộc Thạnh chỉ huy vượt rừng núi đột nhập biên giới nước ta. Sau khi chiếm được cửa ải Phú Lệnh, Mộc Thạnh dẫn quân theo sông Lô thẳng xuống Bạch hạc và hạ trại ở gần bắc bờ sông. Đến tháng 12, cả 2 đạo quân Trương Phụ và Mộc Thạnh hội quân ở vùng Tam Đái, Bạch hạc để phối hợp tác chiến trên hướng tiến công chủ yếu. Để đánh lạc hướng quân Hồ, Trương Phụ lại cho tăng thêm 1 số quân nữa sang phía bắc Gia Lâm phô trương thanh thế, rồi lại điều 1 cánh quân tiến tới hạ lưu sông Cú (khúc sông Thương, lạng Giang, Bắc Giang) đề phòng quân Hồ đánh úp phía sau.

Đồng thời chúng sai người “treo bảng kết tội” nhà Hồ, hoặc viết hịch “phù Trần diệt Hồ” vào những mảnh ván thả xuôi theo dòng sông để đánh vào tinh thần quân lính và khoét sâu mâu thuận trong nội bộ triều Hồ. Nhiều quân sỹ, vốn không ưa chính sách khắc nghiệt của triều Hồ nay càng tỏ ra chán nản, không còn tinh thần chiến đấu. Nhân đó một số sỹ phu quý tộc cũ của nhà Trần đã chạy sang đầu hàng quân Minh. Điều đó càng khiến quân sỹ nhà Hồ thêm hoang mang dao động.

Trước cuộc tiến công ồ ạt của giặc trên cả 2 hướng, quân Hồ phần vì lực lượng bị phân tán, phần vì tinh thần chiến đấui thấp, nên nhanh chóng bị quân Minh đánh lui và để mất các vị trí phòng thủ ở phía bắc. Các tướng Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ dẫn quân rút lui, rồi dựa vào hệ thống phòng tuyến dọc sông Hồng và sông Chú để cự địch. Trong khi đó, dân chúng các lộ ở phía bắc và tây bắc nơi nào có giặc tràn đấn đều thực hiện kế “thanh dã”. Nhờ có phòng tuyến quy mô lớn và kiên cố, quân nhà Hồ đã chặn đứng bước tiến của giặc Minh gần 2 tháng. Tuy nhiên trong thời gian ấy, quân Hồ hầu như co vào cố thủ trên tất cả các mặt trận mà không biết đánh mạnh vào sau lung hoặc cạnh sườn đội hình tiến công của địch. Hơn nữa, các tướng Hồ không nắm được đâu là hướng tiến công chủ yếu của giặc nên dàn đều lực lượng đối phó trên cả 2 hướng Đông Đô và Đa Bang Hồ Quí Ly thua trận có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chủ quan là để mất lòng dân, cái này nói nhiều rồi nhưng khách quan thì có vài điểm sau:

-Về phía ta: đất nước kiệt quệ vì chiến tranh liên miên, nguyên khí quốc gia suy kiệt. Kể từ sau cái chết của Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm thành thì thế nước suy hẳn. Quân Chiêm ra cướp phá Thăng long như chốn không người lúc cuối Trần. Cộng thêm các vụ chém giết đàn áp quí tộc Trần của Hồ Quí Ly làm thế nước đã suy lại càng suy. -Về phía Trung quốc: Chu Nguyên Chương để lại một quốc gia TQ thống nhất với binh lực hùng hậu dày dạn chinh chiến. Tiếp đó Chu Đệ hoàn thành cuộc soán ngôi của cháu đang hừng hực khí thế và có trong tay một đội quân đông đảo với nhiều tướng lĩnh có tài. Lại nói về chủ quan: nước ta nhỏ, người ít không thể áp dụng cách đánh dàn quân hay dựa vào thành lũy như TQ. Hồ quí Ly đã quên mất điều này.

Ông ta xây dựng một quân đội đông đảo nói phao lên là đến 100 vạn quân, hao phí sức dân vào việc xây thành đắp luỹ. Trong khi sở trường của quân ta là cơ động đột kích, quấy nhiễu tiêu hao, đặt phục binh…Ông ta dồn phần lớn quân đội vào trong các thành trì làm mất đi sức mạnh cơ động, tạo tâm lý ỷ lại vào thành luỹ, khi thất hủ thì mất luôn số lượng lớn vốn liếng chiến đấu. Lịch sử VN cho thấy chúng ta không mạnh về việc xây dựng và phòng thủ thành luỹ.

Thực ra quân nhà Hồ đã chiến đấu hết sức dũng cảm để ngăn giặc. Sử chép xác giặc cao ngang mặt thành nhưng chúng vẫn đốc quân ào ạt xông lên. Giá như trong chiến dịch đánh 10 vạn quân Minh đưa Trần Thiêm Bình về nước trước đó, nhà Hồ kiên quyết hơn nữa tiêu diệt sạch sẽ đám này chứ không thả cho chúng về thì chúng ta cũng giảm được nhiều sức mạnh của giặc Minh. Dù Hồ Quí Ly bị phê phán nhiều nhưng không thể phủ nhận ông là người kiên quyết giữ vững nền độc lập dân tộc, kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược Minh. Giá như 2 cha con ông nêu cao khí tiết tự sát để khỏi sa vào tay giặc thì hậu thế sẽ đánh giá ông cao hơn. Còn Hồ Nguyên Trừng có tài nhưng lại cam tâm làm quan cho nhà Minh, lên đến chức Công bộ thị lang thì phải. Không biết ông nghĩ gì khi chứng kiến một lần nữa chúng ta lại giành lại độc lập, Đại Việt lại quật khởi phá Minh bình Chiêm.

Chiến dịch tấn công Ung-Khâm-Liêm của Lý Thường Kiệt huy động lực lượng đến 10 vạn quân. Đạo quân bộ chủ yếu là thân binh của các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tôn Đản… ngày 27-10- 1075 vượt biên giới tấn công Ung Châu. Đạo quân thủy gồm 6 vạn quân chính quy của nhà Lý, là đạo chủ lực do Lý Thường Kiệt chỉ huy, ngày 30-12-1075 vượt biển, sau đó đổ bộ đánh chiếm Khâm Châu, Liêm Châu rồi tiến lên vây Ung Châu vào tháng 1-1076. ĐVSKTT của ta viết không nhiều về trận này, chỉ nói đại khái là ta vây thành hơn 40 ngày thì hạ được. Tống sử của Tàu thì nói cụ thể hơn (tất nhiên có thể nhiều chi tiết đã bị bẻ sai đi vì lí do chính trị).

Ung Châu lúc đó là một thành có hệ thống phòng thủ rất kiên cố, quân không nhiều (vài nghìn) nhưng được một tay kiệt hiệt chỉ huy là Giám, đã đốc suất quân và dân Tống ở Ung Châu kháng cự. Theo Tống sử thì quân Đại Việt dùng nhiều thủ đoạn công thành, như bắc chòi, đào địa đạo… nhưng đều bị Giám đối phó. Bên ta mất 1 vạn rưỡi quân và nhiều voi chiến bị chết. Tể tướng Tống là Vương An Thạch tin vào sự kiên cố của Ung Châu, đã đề xuất chỉ cử một đạo quân đến tăng viện cho Ung Châu nhằm cầm chân quân chủ lực nhà Lý, cho đại quân tấn công thẳng vào Đại Việt.

Tuy nhiên vua Tống lần chần không dám quyết thì đã có những diễn biến mới. Viện binh Tống đến ải Côn Lôn thì Lý Thường Kiệt đã chủ động tiến công trước. Quân Tống bị bất ngờ, hoàn toàn tan rã. Tướng chỉ huy bên Tống bị chém đầu tại trậ n. Ở Ung Châu, ta tiếp tục vây thành. Quân Đại Việt dùng tên độc và tên tẩm dầu bắn vào thành, làm bên Tống thương vong nhiều. Nhà cửa trong thành bị cháy thiếu nước không dập được. Bên Tống phải uống nước đục, chết vì bệnh dịch rất nhiều. Quân Đại Việt lại lấy bao đất, dần dần chất thành đống. Ngày 1-3-1076, quân Đại Việt trèo lên bao đất tràn vào thành. Giám biết không chống được, quay về giết hết 36 người nhà rồi tự thiêu. Dân Ung Châu thấy vậy không ai đầu hàng mà vẫn kháng cự. Quân Đại Việt lùng bắt Giám không được, đã giết hết 58.000 người Tống ở thành Ung Châu (ĐVSKTT cũng chép điều này).

Theo Tống sử thì quân Đại Việt chất đầu người thành đống, mỗi đống 100 đầu, có đến 580 đống. Sau khi hạ Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho rút quân và thực hiện kế “thanh dã”. Thiệt hại bên Tống rất lớn, cả dân lẫn lính chết hơn 10 vạn người. Tất cả các căn cứ, kho tàng, làng mạc, đường sá, cầu cống… đều bị Lý Thường Kiệt cho phá hủy, sông cũng bị đổ đá lấp. Kinh tế đình đốn, dân Ung-Khâm-Liêm phải phiêu bạt khắp nơi. Điều thú vị là đây không phải lần duy nhất Đại Việt tấn công Tống, mặc dù là lần lớn nhất và oanh liệt nhất. ĐVSKTT còn chép lại sau cuộc xâm lược của Tống, tháng 12-1077 nhà Lý đã cho tấn công qua biên giới Việt-Tống, sau đó Tống cũng tấn công lại (những cuộc giao tranh này tương tự giai đoạn xung đột 1984-1989, thời điểm đó nhiều khu vực của ta bị Tống chiếm, và sau đó phải trải qua đấu tranh ngoại giao để đòi lại).

Một lần khác do vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy, tấn công sâu vào Khâm Châu, Liêm Châu gây hoang mang lớn trong quân dân Tống, rồi rút về an toàn. TRẬN THÀNH ĐA BANG (Tiếp theo) Lợi dụng tình thế ấy, bọn Trương Phụ, Mộc Thạch quyết định tập trung binh lực mở cuộc tiến công chiếm thành Đa Bang. Thành này đước đắp bằng đất rất cao và kiên cố. Phía trong tường thành có hào sâu với những cọc tre vót nhọn chôn ngầm. Phía ngoài tường thành có những hồ rộng cắm chông tra ở dưới để bẫy người và ngựa của giặc. Quân Hồ đóng trong thành rất đông và tổ chức canh phòng nghiêm ngặt.

Tuy nhiên bên ngoài thành Đa Bang lại có những bãi cát rộng chạy từ tây bắc sang đông nam, rất thuận lợi cho quân địch đổ quân tập kết lực lượng lớn đánh thành. Những bãi cát này lại nằm sát khúc sông cạn có thể bắc cầu phao qua được. Ngày 10-1-1407, Mộc Thạch dẫn quân đánh chiếm cửa sông Thao và cửa sông Tuyên Quang ở Bạch hạc. Lực lượng quân Hồ trấn giữ ở đây do tướng Hồ Xạ chỉ huy không chống đỡ nổi phải rút sang bờ nam. Ngày 15-1, quân Minh khiêng thuyền ra bãi sông Phú Lương, đối ngạn với thành Đa Bang ở bên bờ nam. Sau đó chúng làm gấp cầu phao chuẩn bị vượt sông. Đêm 17-1, Trương Phụ tập trung hầu hết quân đánh úp bãi Mộc Hoàn. Tướng Hồ chỉ huy đóng giữ nơi đây là Nguyễn Công Khôi mải vui chơi nữ sắc, không phòng bị. Trước sức tấn công bất ngờ của địch, thuyền bị cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt. Trong khi đó Hồ Nguyên Trừng ở xa không biết để ứng cứu. Chiếm được bãi Mộc Hoàn, quân minh liền theo cầu phao vượt sông, rồi cho quân vây kín thành Đa Bang.

Quân Trương Phụ tập kết ở bãi cát phía tây bắc thành. Đêm 19-1-1407, quân Minh từ 2 phía tiến công ồ ạt. Khi quân Minh xông tới liền bị quân Hồ đánh trả quyết liệt. Chỉ trong 1 đêm kịch chiến, xác giặc đã chất cao ngang mặt thành. Nhưng với lực lượng đông gấp bội, quân Minh hết đợt này đến đợt khác lao vào. Chúng liều chết vượt hào, dùng “vân thê” (tahng mây) trèo lên mặt thành đông như kiến và từ 4 mặt thành đánh thốc lên. Quân Hồ chiến đấu ngoan cường nhưng đánh không lại phải rút vào thành cố thủ. Sáng ngày 20-1, quân Hồ lại đục tường thành cho voi ra đánh. Quân Minh dùng hỏa khí bắn cản, voi bị thương, phải chạy trở vào. Thừa cơ, quân Minh rượt theo, ùa vào cướp thành. Tàn quân Hồ phải bỏ thành rút chạy. Thế là chỉ trong 1 ngày đêm công kích, quân Minh đã đánh chiếm được thành Đa Bang, 1 vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ cơ bản của vương triều Hồ. Việc Đa Bang thất thủ đã mở đầu cho sự thất bại không thể cứu vãn của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo.

Đến tháng 6 năm ấy, tại cửa Kỳ La, núi Cao Vọng, cha con Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị địch bắt đưa về phương Bắc. Cơ nghiệp nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng. Sự thất bại của trận thành Đa Bang có nhiều nguyên nhân, nhưng về căn nguyên nó cũng không nằm ngoài nguyên nhân thất bại chung của cả cuộc kháng chiến chống Minh do vương triều Hồ lãnh đạo. Đó là sai lầm do tổ chức và chỉ đạo chiến tranh về cả chiến lược và chiến thuật, mà nhân tố có ý nghĩa quyết định là không đoàn kết được toàn dân đánh giặc giữ nước, không tổ chức và phát động được cuộc chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm, như Nguyễn Trãi đã nhận xét “Nhân nhà Hồ chính sự phiền hà, Khiến trong nước lòng dân oán giận”.

Đứng trên phương diện nghệ thuật quân sự, triều Hồ cũng phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng. Trước chiến lược tiến công của quân Minh, Hồ Quý Ly trước sau vẫn kiên trì chủ trương thực hành chiến lược phòng ngự, lấy chủ lực đối trận với địch và dùng trận địa chiến làm phương thức tác chiến cơ bản.

Nhà Hồ đã dày công làm những công trình phòng ngự, xây đắp thành lũy kiên cố, mà Đa Bang là 1 vị trí then chốt và tập trung lực lượng quân thường trực rất lớn để cố thủ cự địch. Phương thức tác chiến đó không phù hợp với nghệ thuật đánh giặc giữ nước trong điều kiện dân tộc ta phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều. Phòng ngự chiến lược cũng như tác chiến phòng ngự trong 1 cuộc chiến tranh tự vệ là tất nhiên, cần thiết, thế nhưng phòng ngự không có nghĩa là rút lui chạy dài hoặc cố thủ để mặc cho quân thù tự do hành động, mà phải tìm mọi cách đánh lại chúng.

Bởi vì kẻ địch tiến công có sức mạnh hơn quân phòng ngự, chúng rất dễ đột phá trận địa, bao vây cô lập thành trì và tiêu diệt quân phòng ngự ở những nơi đó. Trong tình thế ấy, lẽ ra phải biết liệu sức ta, sức địch, phải khôn khéo linh hoạt, như Trần Quốc Tuấn nói: “Phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân 1 lòng như cha con thì mới dùng được”. Lúc đó nhà Hồ chỉ đơn thuần dựa vào lực lượng vũ trang tập trung, dốc chủ lực ra chặn địch chứ chưa kết hợp được sức mạnh chiến đấu của toàn dân, không tạo nên được thế trận cả nước đánh giặc. Vì vậy mà trong suốt cuộc chiến tranh, quân nhà Hồ phải luôn chiến đấu trong thế trận phòng ngự hết sức bị động cả về chiến lược và chiến thuật. Điều đó càng làm cho quân Minh có điều kiện tập trung lực lượng đột phá từng mục tiêu, từng phòng tuyến của quân ồ, và ở Đa bang, chúng hoàn toàn rảnh tay, tạo được ưu thế tuyệt đối để công thành. Khi chiến tranh mới bắt đầu, các lực lượng quân Hồ chống giặc ở Pha Lũy, Chi Lăng và Phú Lệnh mới bị thiệt hại không đáng kể đều đã bỏ thành, bỏ đất chạy về phòng tuyến phòng ngự cơ bản mà chưa gây cho địch mấy tổn thất và cũng không làm chậm được bước tiến của chúng. Thậm chí, ngay cả khi 2 đạo quân Trương Phụ, Mộ Thạch vận động đến đánh thành Đa Bang, các đạo quân Hồ đóng ở Bình Than, bạch Hạc vẫn án binh bất động, vẫn cố thủ trong các vị trí phòng thủ. Quân Minh càng có điều kiện tập trung binh lực giáng đòn tiêu diệt quân Hồ ở Đa Bang. Vì thế thành Đa Bang thất thủ là không tránh khỏi và đó là kết quả tất yếu của chiến lược phòng ngự thuần túy, phòng ngự tiêu cực, bị động của quân Hồ trước chiến lược tiến công của quân Minh. Tuy nhiên Đa Bang lại thất thủ quá nhanh, mặc dù quân Hồ có lực lượng phòng thành đông, mạnh, và có vũ khí lợi hại chẳng kém gì quân Minh.

Đó chính là do thế trận của quân Hồ ở Đa Bang không vũng chắc, không có lợi cho quân phòng ngự. Thành Đa Bang tuy được xây dựng kiên cố, nhưng lại ở vị trí có địa hình, địa thế thuận lợi cho bên tiến công, vì trưiớc thành có những bãi cát rộng có thể tập kết lực lượng lớn công thành. Chính kẻ địch cũng phát hiện ra điểm yếu ấy và chúng triệt để lợi dụng, khai thác điểm yếu ấy để hạ thành.

Mặt khác thế trận Đa Bang còn bộc lộ sơ hở khi không có lực lượng dự bị bảo vệ thành gồm nhiều tầng, nhiều lớp có thể hỗ trợ cho nhau. Quân Minh đánh bãi Mộc hoàn, quân hồ ở thành Đa Bang cũng như ở bên trên và bên dưới đều không đưa quân đến ứng cứu. Đến lượt thành Đa Bang bị vây hãm, nhà Hồ lại không có những lực lượng cơ động để sẵn sàng chi viện khi thành lâm nguy. Bởi thế, Đa bang trở thành cứ điểm cho vơ, cô lập và quân trong thành dù có cố sức chống cự, hoặc dù có tổ chức phản kích, cũng không thể đủ sức chống trả cuộc tiến công của quân địch. Bên cạnh đó, từ bộ thống soái quân Hồ đến lực lượng phòng thành Đa Bang đề mắc sai lầm chủ quan, không đánh giá đúng tình hình địch ta, thậm chí còn quá ỷ vào thành lũy và binh khí của mình.

Binh thư có câu: “Biết địch, biết ta trăm trận không nguy”, nhưng Hồ Quý Ly lại không nắm rõ địch, không phán đoán được ý đồ của địch nên mặc kế nghi binh của chúng. Khi Trương Phụ cho 1 cánh quân tiến xuống mạn Gia Lâm phô trương thanh thế thì Hồ Quý Ly đã vội điều bớt quân từ Đa Bang về tăng cường cho Đông Đô. Do đó Trương Phụ càng có điều kiện tập trung đại quân, tạo được ưu thế to lớn để công thành Đa Bang. Hồ Quý Ly cũng không biết rằng người Trung Quốc rất giỏi công thành. Lẽ ra trong tình thế ấy, phải biết rút lui, phân tán lực lượng, lúc ẩn lúc hiện để tránh sức mạnh ban đầu của giặc, thì quân Hồ lại co cụm, cố thủ trong thành và như vậy chẳng khác gì giơ ngực ra đỡ đòn đánh của địch. Mặt khác, lực lượng phòng thành lại quá ỷ lại vào uy lực của hỏa khí bảo vệ thành, nhưng khi quân Minh xông tới chân thành thì các khẩu “thần cơ sang pháo” không còn phát huy được hiệu lực nữa. Hoặc ý đồ dùng đội tượng binh để cản bước phá cuộc tiến công của địch, nhưng không ngờ, khi voi bị hỏa khí của quân Minh bắn chặn phải chạy trở vào, lại tạo thêm cơ hội cho quân Minh ùa vào, chiếm thành 1 cách nhanh chóng. Sự thất bại của thành Đa bang và của nhiều trận đánh kế tiếp của quân đội nhà Hồ không chỉ chôn vùi sự nghiệp của vương triều Hồ, mà còn đánh dấu sự thất bại của phép dùng binh chỉ đơn thuần dựa vào quân đội, vũ khí, thành quách trong điều kiện phải lấy nhỏ đánh lớn của cuộc chiến tranh giữ nước lúc bấy giờ. Chỉ đến khi Lê Lợi, Nguyễn Trãi … như thế, như thế… thì mới đánh bại được quân xâm lược Minh, giành lại độc lập dân tộc.

Bình luận
2880
× sticky