Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chiếc Nhẫn Tình Cờ

Chương 13

Tác giả: Arthur Conan Doyle

Người ta dặn chúng tôi phải có mặt tại tòa vào hôm thứ năm, nhưng ngay đêm hôm bị bắt, động mạch của Hope bị vỡ và sáng hôm sau, người ta thâý ông nằm dài trên sàn phòng giam, với một nụ cười thanh thản trên môi.

Tối hôm ấy, trò chuyện với nhau ở nhà, Holmes bảo tôi:

-Gregson và Lestrade sẽ tức tối trước cái chết này. Nó làm cho họ mất một dịp khoe khoang thành tích của họ.

-Họ có thành tích gì trong vụ này đâu?

-Nhưng mà thôi. Không có anh thì suýt nữa tôi đã bỏ lỡ mất vụ án lý thú này. Tuy đơn giản nhưng nó có nhiều điểm rất bổ ích.

-Anh nói đơn giản ư?

-Thực ra, cũng khó đánh giá nó khác được – Holmes mỉm cười trước vẻ ngạc nhiên của tôi – Bằng chứng về sự đơn giản của nó là, không cần sự trợ giúp nào, chỉ chờ đến một vài sự suy đoán rất bình thường, trong ba ngày tôi đã tóm cổ được thủ phạm.

-Ừ, mà đúng.

Để giải quyết một vấn đề như vậy, cái quan trọng là lập luận ngược chiều. Đây là một phép tư duy rất bổ ích và rất dễ, nhưng ngày nay người ta không thực hành mấy nữa. Trong công việc hàng ngày, lập luận theo chiều thuận thường là dễ hơn, vì vậy người ta quên mất cách lập luật theo chiều ngược.

-Thú thực tôi chưa hiểu.

-Con người ta, khi được nghe trình bày một chuỗi sự việc hầu hết sẽ tiên đoán kết cục của những sự việc đó. Họ có thể tập hợp những sự kiện đó trong óc rồi suy ra điều sẽ phải xảy ra. Nhưng không có mấy người, sau khi nghe nói đến cuối cùng, có khả năng suy ra những sự việc nào dẫn đến kết cục ấy.

-Tôi đã hiểu.

-Đây là trường hợp người ta nói cho anh biết cái kết cục và tự anh phải tìm ra tất cả những sự việc đã dẫn đến kết cục ấy. Tôi xin kể lại với anh các giai đoạn khác nhau trong cách lập luận của tôị Như anh đã biết, tôi đã đi bộ khi gần đến hiện trường, đầu óc hoàn toàn không có một dự kiến hay thiên kiến gì. Tôi bắt đầu xem xét đoạn đường dẫn đến ngôi nhà, và ở đó, tôi thấy rõ những vệt bánh xe, loại xe nhỏ hai chỗ chở thuê, và qua một vài câu hỏi, tôi biết chắc là xe này đã đậu ở đấy đêm trước. Tôi biết đây không phai là một chiếc xe nhà mà là xe chở thuê, căn cứ ở Khoảng cách hẹp giữa hai bánh xẹ Chiếc xe chở thuê thông thường ở London nhỏ hẹp hơn nhiều so với xe nhà.

Sau đó tôi đã chầm chậm đi theo lối qua vườn mà nền đất là một loại đất sét, rất dễ nhận vết chân, đối với con mắt nhà nghề của tôi thì mỗi dấu vết mang một ý nghĩa. Lấy vết chân là một ngành trong khoa học hình sự rất quan trọng nhưng cũng bị coi nhẹ. Tôi đã thấy những vết chân nặng nề của các viên cảnh sát, nhưng tôi cũng thấy những vết chân của hai ngươi đã đi qua khu vườn này trước đám cảnh sát kia: ở một đôi vết chân của hai người bị những vết chân cảnh sát đè lên, xóa đi. Qua đó, nó cho tôi biết đã có hai người lạ mặt đến đây hồi đêm, một người rất cao lớn – căn cứ theo chiều dài của bước chân và ngươi kia ăn mặc sang trọng, căn cứ theo vết giầy nhỏ nhắn, thanh mảnh.

Vào trong nhà, người đi giầy sang trọng nằm đó. Vậy thì, người cao lớn là kẻ đã gây ra án mạng. Không có thương tích trên người nạn nhân, nhưng qua những nét kinh hoàng lưu lại trên mặt, tôi đoán hẳn nạn nhân đã được báo về số phận mình trước khi chết. Những người chết vì bệnh tim hoặc vì một nguyên nhân tự nhiên nào khác không bao giờ nét mặt lại nhăn nhúm đến vậy. Ngửi môi nạn nhân, tôi thấy có muì chua chua: tôi kết luận, nạn nhân đã bị cưỡng bức uống thuốc độc. Chính vẻ căm thù và khiếp sợ biểu lộ trên mặt đã dẫn tôi đến suy đoán ấy. Tôi đi đến kết luận này bằng phương pháp loại trừ, vì không có một giả thiết nào khác có thể giải thích được tất cả những chi tiết kia. Cưỡng bức nạn nhân của mình uống thuốc độc hoàn toàn không phải điều mới trong lịch sử hình sự

Tiếp theo đó là câu hỏi lớn: tại sao có vụ ám sát này. Tiền bạc không phải là động cơ. Vụ này dính đến chính trị hay đến phụ nữ? Trước hết tôi ngả về giả thiết thứ hai. Những kẻ ám sát chính trị một khi làm xong nhiệm vụ thì vội bỏ đi ngay. Ở đây ngược lại, thủ phạm đã để dấu vết trong khắp gian phòng, chứng tỏ y đã lưu lại đây khá lâu. Vậy đây là một vụ thanh toán do hận thù cá nhân chứ không phải là một vụ án chính trị. Khi phát hiện ra những chữ viết trên tường, tôi càng tin chắc sự suy đoán của tôi là đúng; đây quá rõ là một mưu mẹo nhằm đánh lạc hướng. Đến khi tìm thấy chiếc nhẫn thì tôi coi việc xác định giả thiết là đã xong. Rõ ràng thủ phạm đã dùng chiếc nhẫn này để gợi lại với nạn nhân một người phụ nữ đã chết hoặc vắng mặt. Chính là khi đó tôi hỏi Gregson xem trong bức điện gửi đi Cleveland, ông ta có hỏi một chi tiết gì đặc biệt về quá khứ của Drebber không. Chắc anh còn nhớ Gregson đã trả lời tôi là không.

Sau đó, tôi xem xét tỉ mỉ gian phòng. Việc này giúp tôi thấy rõ tầm vóc loại thuốc lá và móng tay dài của thủ phạm vì không có dấu vết vật lộn nào nên tôi kết luận chỗ máu giây ra trên sàn nhà hẳn là máu mũi của thủ phạm lúc bị quá khích. Tôi thấy những vết máu này trùng hợp với những vết chân của thủ phạm. Không mấy ai, trừ phi là người thuộc tạng rất thừa máu, lại chỉ vì xúc cảm mà chảy máu mũi. Vì vậy, tôi dám nghĩ rằng thủ phạm chắc là một người lực lưỡng, mặt đỏ vì xung huyết. Thực tế đã chứng minh là tôi đoán đúng.

Ở ngôi nhà đó ra về, tôi đã vội vàng làm cái việc mà Gregson bỏ qua. Tôi điện cho sở cảnh sát thành phố Cleveland, hỏi về những tình huống xung quanh cuộc hôn nhân của Drebber. Bức điện trả lời cho biết Drebber đã nhờ cảnh sát thành phố che chở cho mình khỏi bị một kẻ tên là Hope ám hại. Kẻ này là tình địch của Drebber trong một chuyện yêu đương cũ và hiện nay kẻ này đang có mặt tại Châu Âu. Đến lúc ấy, tôi biết là đã nắm trong tay tất cả các đầu mối, chỉ còn có việc tóm cổ thủ phạm nữa thôi.

Tôi đã tin chắc rằng người ấy đi cùng với Drebber vào ngôi nhà và người đánh xe chỉ là một. Vết chân ngựa day đi day lại tren đường cho thấy không có người giữ cương nó. Vậy thì người đánh xe lúc ấy ở đâu nếu không phải là ở trong nhà? Bởi không có ai dám gây ra một án mạng ngay trước mắt một người thứ ba để về sau người đó sẽ tố cáo mình. Cuối cùng, giả sử thủ phạm muốn theo dõi nạn nhân của mình qua các phố ở London thì liệu y còn tìm được cách nào tốt hơn là đóng vai người đánh xe ngựa không? Tất cả những khía cạnh ấy buộc tôi phải tìm Hope trong số những người đánh xe ngựa ở London.

Nếu y làm nghề đánh xe thì không có lý do gì y lại không tiếp tục nghề ấy. Trái lại, theo cách nhìn của y, mọi sự thay đổi đột ngột có thể làm cho người ta chú ý đến y. Chắc y cũng tiếp tục nghề cũ, ít nhất trong một thời gian. Cũng không có lý do gì để giả thiết rằng y sống dưới cái tên giả. Y cần gì phải đổi tên ở một nước không có ai quen biết? Tôi đã nhờ đến mấy chú bé lang thang, phái chúng đến tất cả các chủ xe London cho đến khi tìm được người mà tôi tìm. Chúng đã tìm được. Vụ giết Stangerson là một việc hoàn toàn bất ngờ, nhưng dù sao cũng không thể ngăn ngừa được. Anh thấy không, tất cả những điều đó là một chuỗi sự việc logic móc nối nhau liên tục, không một chỗ nào gián đoạn.

-Thật là tuyệt vời! – Tôi kêu lên – Công lao của anh đáng được mọi người biết đến. Phải đăng một bài báo về vụ này. Nếu anh không viết thì tôi sẽ viết thế anh.

-Anh làm gì thì tùy. Nhưng anh hãy xem đâỵ

Holmes đưa cho tôi một tờ báo. Đó là tờ “Tiếng vang” số ra trong ngày, và bài báo anh chỉ cho tôi chính là một bài báo nói về một vụ án. Bài báo viết:

“Với cái chết đột ngột của Hope, kẻ bị tình nghi là thủ phạm gây ra hai án mạng: giết Enoch Drebber và Joseph Stangerson, công chúng đã mất một dịp được biết nhừng tình tiết giật gân của một vụ án bí ẩn. Có lẽ người ta sẽ không bao giờ được biết những tình tiết ấy, tuy rằng theo nguồn đáng tin cậy, chúng ta được biết rằng hai án mạng này là kết cục của một mối thù oán lâu năm có dính dáng đến tình yêu và giáo phái Mormons. Hình như thời trao trẻ hai nạn nhân đã thuộc về giáo phái “Các vị Thánh ngày cuối” và thủ phạm Hope cũng là người gốc gác ở thành phố Salt Lake. Tuy vụ này không đi đến kết cục công khai tại toà, song ít nhất nó cũng nêu bật lên cách làm việc có hiệu quả của ngành cảnh sát nước ta. Không ai không biết rằng công lao này hoàn toàn thuộc về hai thanh tra nổi tiếng của Scotland Yard là các ông Gregson và Lestrade.Thủ phạm hình như đã bị bắt giữ tại nhà một người tên Sherlock Holmes. Bản thân người này – với tư cách thám tử nghiệp dư, – cũng đã tỏ ra có đôi chút tài năng. Hy vọng rằng, được những người như hai thanh tra kể trên dìu dắt, với thời gian, Sherlock Holmes sẽ học hỏi được nhiều và sẽ tấn tới hơn nữa.

Chúng tôi tin chắc rằng hai thanh tra Gregson và Lestrade đã được khen ngợi xứng đáng với những thành tích xuất sắc của họ “.

Sherlock Holmes cười lớn:

-Thì tôi đã bảo ngay từ đầu rồi mà.

Bình luận