Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Con cái chúng ta giỏi thật

Chương 18: Bức thư thứ 18

Tác giả: Azit Nesin

Thật đáng hổ thẹn!

Ankara 16.2.1964

Acmét thân mến,

Không thể tả hết nỗi vui mừng của tôi khi nhận được bức ảnh lớp cũ bạn gởi cho. Tôi nhận ra được hết bạn bè hồi trước … Cô bé đứng gần bạn là Mine chứ gì ? Khó nhận ra được vì nó bị Huseyin che khuất gần nửa mặt. Hình như Yasa đã trèo lên vai Chengis thì phải, hai ông tuớng nghịch ngợm quá! Còn Nese theo lệ thường, bao giờ cũng chiếm giữ những chỗ trên hàng đầu … Trời, tôi thích cái ảnh quá chừng! Xem ảnh mà tuởng như được gặp lại hết bạn bè ở Istanbun. Chỉ có Đemir là tôi không tìm ra, mặc dù đã cố căng mắt ra mà nhìn. Tôi đoán nó vắng mặt hôm chụp ảnh, phải không bạn ? Thầy giáo mới của lớp già hơn tôi vẫn tuởng tuợng qua các lá thư của bạn.

Đáp lại nhiệt tình của bạn, tôi cũng xin gởi tặng bạn một tấm ảnh chụp chung với Mentin theo lá thư này. Đó là ảnh một bác hàng xóm chụp giùm chị em tôi nhân ngày sinh nhật của Mentin.

Mấy ngày nay tôi buồn rầu quá bạn ạ, mà cũng giận mọi người nữa. Chẳng hiểu sao tôi đâm mang tiếng là cóp bài trong giờ kiểm tra. Mà tôi thì chưa hề làm chuyện đó, bạn xem có bực không cơ chứ. Tôi sẽ kể đầu đuôi cho bạn nghe ..

Một hành động rất dễ làm thầy giáo tôi giận dữ là người này “cóp” bài của người kia.

Nhiều lần thầy đã giảng giải cho chúng tôi cái xấu xa của việc làm đó : “Chép bài của người khác là ăn cắp thành quả lao động của bạn mình. Cóp được bài không có nghĩa là thông minh, nhanh trí gì mà ngược lại chính là gian xảo, dối trá đối với thầy, với bạn”. Ba tôi cũng thường khuyên răn mấy chị em tôi : “Cóp bài là rất đáng hổ thẹn, hơn nữa đó là việc làm rất xấu xa, không phải lừa dối ai khác, người cóp bài đã lừa dối chính bản thân mình”. Phải thú thực những lời khuyên đó rất có tác dụng đối với tôi, giúp tôi khắc phục một số lần cám dỗ nào đó. Cho tới khi …

Bây giờ bạn hãy nghe tôi kể tiếp chuyện. Có lần tôi đã viết cho bạn là ba tôi có mấy người bạn học cùng lớp, hiện nay là hàng xóm, láng giềng của gia đình tôi. Những lúc rỗi rãi nghỉ ngơi, có dịp gần nhau, tụ tập đông đủ cả mấy người là y như rằng họ nhắc lại những kỷ niệm hồi còn đi học. Những câu chuyện cũ ở trường, ở lớp gây cho ba tôi và các bạn của ông sự thích thú đặc biệt. Trong một buổi tối gần đây, khi ông nội tôi đến chơi nhà, may mắn có đông đủ bạn bè của ba tôi cũng tới chơi. Chuyện này, chuyện khác chán rồi thế nào cũng đến những chuyện những năm còn đi học. Ba của Nurten, các con bé béo tròn như cây bắp cải ấy, hồi tuởng lại chuyện cũ với giọng khoái chí :

– Có lần trong lúc đi thi, chúng mình đã găm được một mảnh giấy có ghi bài giải toán lên lung thầy giáo toán tên là Kentos Sabri nhỉ, các anh còn nhớ không … Thật là những ngày vui tuyệt diệu! .. – Ông ấy thở dài vẻ luyến tiếc tuổi đến trường.

Vợ của ông ấy cũng có mặt, có vẻ tò mò muốn biết thêm chi tiết, bèn đề nghị:

– Sự thể ra sao, anh kể lại cho mọi người nghe đi ?

– Ông Kentos hồi đó là một giáo viên dạy toán rất nghiêm khắc của chúng tôi. Ông rất tự hào rằng trong giờ của ông, học sinh không bao giờ dám cóp bài. Bởi vì đọc xong đầu đề là ông lập tức đi dạo lòng vòng trong lớp, hết chỗ này đến chỗ kia nhìn học sinh nên không ai có thì giờ mà cóp bài cả. Ông hay nói “Tôi muốn xem mặt cậu nào dám làm việc đó trong giờ toán của tôi”. Thế mà trong một kỳ thi toán cuối năm, có một cậu bạn …

Ba tôi chợt nhớ ra, lớn tiếng xen vào :

– Hình như cậu ta tên là Necđét Marsic phải không ?

– Đúng rồi, cậu ta đấy. Hiện nay Marsic là đại sứ ở Pháp thì phải. Hà, đó là một học sinh thông minh nhanh trí và cũng đầu têu nhiều trò tinh nghịch. Hôm đó chẳng biết làm thế nào mà anh ta đính được mảnh giấy anh đã giải bài toán thi lên lung áo ông thầy giáo nổi tiếng là nghiêm khắc của trường. Học sinh trong lớp vớ được dịp may ấy, chép vội vàng lời giải đến rất đúng lúc ấy. Nhưng ông thầy Sabri lại chẳng chịu đứng yên một chỗ nào, mà cứ đi đi lại lại khắp nơi, thành ra khó mà chép được hoàn chỉnh. Học sinh cũng khá ranh mà, chúng cứ thay nhau giả vờ hỏi thầy mỗi đứa một câu nào đó để giữ chân thầy lại lâu lâu một chút cho đứa khác chép. Riêng tôi rất sốt ruột, vì mãi thầy chẳng đến chỗ tôi gì cả. Tôi liền nghĩ ra một kế nhỏ. Tôi hí hoáy cúi xuống ngăn bàn như đang giở sách cóp bài … Thầy nhìn thấy ngay hành động đáng nghi của tôi, bèn đến gần và ngồi ngay cạnh đó để theo dõi một lúc khá lâu. Tôi có thừa thì giờ để chép bài toán đã được giải sẵn không thiếu một dấu phẩy … Người nào chép xong liền nộp bài và ra chơi ngay. Khi chuông báo hết giờ reo lên, cũng là lúc những học sinh cuối cùng nộp bài kiểm thi …

Khi có một đứa nhắc, chúng tôi mới giật mình nhớ ra là đã quên không gỡ lại mảnh giấy trên lung áo thầy. Còn thầy Sabri thì thư xong các bài thi và mang cả vào phòng nghỉ của các giáo viên không hay biết tí gì. Về sau sự việc bại lộ, nhưng không thể nào tìm ra thủ phạm đã làm trò quỷ quái đó, vì tất cả chúng tôi đã quyết ngậm miệng. Tuy ông Sabri là một người nghiêm khắc, nhưng cả lớp đồng thanh xin lỗi nên cuối cùng ông cũng đã chấp thưận và bài thi đó chúng tôi phải làm lại …

Một ông khách nhắc lại kỷ niệm khác :

– Các anh hãy nhớ lại xem chúng ta đã làm gì trong các giờ của thầy Kasap Osman …

Đó là chuyện về một ông giáo dạy sử. Đến giờ kiểm tra viết, ông này cứ ngồi lì trên bàn và dán mắt vào các học sinh, chẳng chịu đọc sách hay làm gì cả. Mắt ông giuơng to như hai ngọn đèn pha ấy, đố anh nào ngồi các bàn đầu bàn dám chép bài. Những học sinh ở các bàn cuối lớp thì lại có thể công khai “cóp” bài bằng cách mở sách để vào lung các bạn ngồi bàn Trước. Điều đó giải thích tại sao các học sinh ngồi cuối lớp hay được điểm tốt về môn sử …

Đến luợt ba tôi cũng hào hứng tham gia :

– Này, có ai còn nhớ chuyện chúng mình phá phách trong giờ kiểm tra hóa của thầy Natij

Zew không?

– A, chuyện dùng bọ xít (nguyên văn “musa” là một loại côn trùng có cánh cứng to bằng ngón tay cái, không có ở nước ta – ND) để cóp bài chứ gì ? Chẳng ai quên được đâu. –

Mấy người bạn của ba tôi kêu lên.

Thầy Natij Zew có tật cận thị nặng. Dù đã đeo đôi kính rất dày, ông cũng không nhìn rõ những vật cách xa vài mét. Thế nhưng ông lại rất khó tính trong khi cho điểm các bài kiểm tra. Lần thi kiểm tra học kỳ môn hóa năm ấy, có học sinh đã bắt 5, 6 con bọ xít để dành trong một bao diêm mang vào lớp. Sau khi thầy ra đề bài, một học sinh giỏi hóa đã giải hoàn chỉnh bài làm và viết vào các băng giấy rồi buộc vào chân các con bọ. Khi được thả ra, do sức nặng của các băng giấy, các chú bọ xít không bay xa được mà bay chuyền từng đoạn ngắn. Như vậy, hầu như tất cả những ai muốn “cóp” bài đều làm được. Thật là quá dễ dàng cái công việc tóm bắt một chú bọ xít có băng giấy buộc ở chân. Sau khi chép xong, bạn lại thả ra cho người khác chép tiếp. Mọi người đang mải mê làm công việc thích thú ấy thì cửa lớp xịch mở, thầy hiệu truởng vào lớp kiểm tra việc học tập và thi cử của học sinh. Một chú bọ láo toét, không nể nang gì ông hiệu truởng, luợn mấy vòng rồi đậu ngay Trước mặt ông …

Mentin sốt ruột quá, vội vàng hỏi ba tôi :

– Rồi sao ông hiệu truởng có nói gì không ba ?

Như còn xúc động Trước sự kiện đã xảy ra bao nhiêu năm rồi, ba tôi trả lời :

– Có một học sinh suýt nữa thì bị đuổi vì thầy hiệu truởng bắt được đang chép bài … khó khăn lắm cậu ta mới được tha thứ, nhưng vẫn bị cảnh cáo …

Ba tôi nói thêm :

– Cuối cùng anh ta vẫn thoát nạn … Các anh có biết không, bây giờ anh ta là giáo su đại học đấy.

Một ông khách ý chừng thấy cần lịch sự mời ông nội tôi tham gia câu chuyện nên đã đề nghị :

– Thưa bác, khi bác còn là học sinh, ở trường bác người ta có “cóp” bài không ạ ?

Ông nội tôi nghiêm chỉnh trả lời :

– ồ, là học sinh, ai chẳng có một lần phải chép bài trong đời mình … – Rồi ông tôi kể cho cả nhà nghe chuyện xảy ra ở kỳ thi vấn đáp môn hóa. Ông tôi nhớ kỳ thi đó thầy giáo cho vào phòng thi lần luợt ba người một để chuẩn bị. Cùng vào với ông nội tôi có một người bạn vốn luời học nên chẳng biết gì cả. Học sinh đó bắt được câu hỏi “Cần bao nhiêu năng luợng để đun sôi bình nước … lít từ … oC lên 100oC và bốc hơi …” Thầy giáo hỏi mãi không được nên cáu, đi đi lại lại trong lớp. Tranh thủ thời khắc đó, ông kia cầu cứu các bạn. Ông tôi đang tính toán giùm thì ông thầy đã mang để lên bàn một bình nước và hỏi :

– Đây, bình này muốn đun lên cần bao nhiêu năng luợng ?

Ông học sinh im như thóc, chẳng nói gì. Tranh thủ lúc thầy quay đi, ông tôi viết vào giấy và giơ lên cho anh bạn “Khoảng một ngựa”. Thầy giáo hỏi :

– Tôi hỏi em bình này chứa gì ? Có gì trong này ?

Ông bạn của ông nội tôi trả lời tỉnh bơ :

– Thưa thầy một con ngựa ạ! (1)

Tôi suy nghĩ khá nhiều về các câu chuyện mọi người kể tối hôm đó. Hôm sau, tranh thủ lúc thầy giáo đang vui vẻ, tôi quyết định hỏi cả thầy về chuyện đó. Chúng tôi tập chơi bóng ném ở sân trường, giờ giải lao, thầy cũng ngồi xệp giữa chúng tôi. Tranh thủ dịp may hiếm có, tôi liền hỏi thẳng :

– Thưa thầy, đã có lần nào thầy “cóp” bài chưa ạ?

Bị tôi hỏi bất ngờ, không kịp suy nghĩ thầy nói :

– Có chứ … à mà quên, lần đó là cả lớp thầy chép bài … Một anh bạn trong lớp học bài kỹ hơn đã làm xong rất nhanh bài kiểm tra. Khi ra ngoài, anh ta đã viết các câu trả lời lên một tấm bìa cứng lớn và giơ cao lên ngang cửa sổ. Trong lớp mọi người chỉ việc nhìn ra và chép vào giấy. Tuy nhiên phải giữ sao cho thầy giáo không biết được … – Thầy giáo tôi kể một cách thích thú kỷ niệm ấy.

Hôm sau chúng tôi có bài kiểm tra kiến thức khoa học thường thức.

Ngồi cạnh tôi là Murat ở bên trái và Turkan ở bên phải. Thư Trước tôi đã viết qua cho bạn về Murat. Đó là cậu bạn khi thầy gọi “Em đứng dậy!”, nó lại hỏi “Em ấy à ?”. Murat học đúp lại từ năm Trước. Bạn cùng học với nó đã lên lớp 7 cả, thế mà nó thì … Murat không phải là đứa luời biếng nhưng bài vở không chịu vào đầu nó. Bình thường thì nó cũng là một đứa bạn tốt.

Còn Turkan là học sinh khá, có nhiều điểm tốt nhưng chả hiểu sao hôm đó lại không học bài. Thế là cả hai đứa đều đòi tôi viết cho chúng những mẩu giấy … Tôi bảo chúng nó :

– Viết giấy cho cả hai cậu cũng được nhưng sợ không đủ thời giờ, tốt hơn hết để tớ nhắc miệng.

Các câu hỏi thầy ra cho chúng tôi như sau :

Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh ngoài da cho trẻ em ?

Em hãy nói về các bệnh thông thường của trẻ em và cách phòng tránh các bệnh đó.

Em hiểu thế nào về tác dụng của các trò chơi và đồ chơi ?

Biện pháp roi vọt trong giáo dục có tác dụng không ?

Tối hôm Trước và cả sáng hôm đó tôi đã học bài rất thưộc. Tôi còn nhớ cả số trang có bài học đó nữa kia. Nhìn thấy quyển “Khoa học thường thức” Trước mặt Turkan, tôi liền nhắc cả hai đứa :

– Này, các cậu mở trang 50 ra đi … Các trang 50, 51, 52 là bài học trả lời các câu hỏi thầy giáo cho đấy.

Tôi bắt đầu làm bài thì nghe Murat hốt hoảng gọi :

– Zeynep, cậu nói dối, ở trang 50 làm gì có …

– Sao vậy ? – Tôi thì thầm hỏi lại.

– Trang 50 chỉ có bài về rừng nhiệt đới thôi …

– Thì giở tiếp trang sau đi !

– Mình giở tiếp rồi … Sau đó là bài nói về các loại than : than đá, than bùn …

Tôi xem quyển sách Murat thì đâu có phải là “khoa học thường thức”. Chẳng hiểu sao nó lại giở quyển “Tìm hiểu thiên nhiên” ra.

– Ơ, đâu phải quyển này. Mở quyển “Khoa học thường thức” ra cơ mà. – Tôi thì thầm bảo nó.

Murat tìm thấy quyển “Khoa học thường thức” và bắt đầu cắm cổ chép, không kịp thở.

Tôi cũng vội làm bài không chú ý gì đến nó nữa. Turkan và Murat làm xong bài và nộp thầy Trước cả tôi. Lúc tôi làm xong và ra ngoài. Murat bảo tôi:

– Cậu biết không ? Sách của tớ không có trang 50, 51, 52.

– Sao lại không ? Dứt khoát là có.

– Tớ thề là không có đâu. Từ trang 48 đã đến trang 63 kia mà.

Nó vào lớp lấy quyển sách của nó đưa cho tôi xem. Tôi giở ra và xem rất kỹ. Đúng thật !

Các bài học thầy kiểm tra không có trong sách của nó. Các trang số 33 đến 48 đã lặp lại hai lần. Đó là lỗi của nhà in, lúc đóng sách …

Khi đã rõ rồi, tôi tò mò hỏi Murat :

– Nhưng tớ vẫn thấy cậu viết ghê lắm mà. Cậu đã làm gì, hả Murat ?

– Tớ chép hết cả trang 48 chứ còn làm gì nữa. – Nó trả lời tỉnh bơ.

Mấy hôm sau, thầy trả bài và đọc điểm. Tôi và Turkan đều được điểm rất tốt. Sau đó thầy nói :

– Bây giờ tôi sẽ đọc bài làm của Murat cho các em nghe thử. Các em chú ý nhé ! Câu hỏi thứ nhất “Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ngoài da cho trẻ em?” Trả lời “Để cho bền, sạch và đẹp lâu, cần phải giặt kỹ và là (ủi) ở nhiệt độ thích hợp, nếu bị dây bẩn”.

Không ai nhịn được cuời. Nhưng thầy giáo xua tay :

– Im lặng! Các em nghe tiếp câu khác. Murat trả lời câu hỏi về cách phòng ngừa các bệnh thông thường trẻ em như sau : “Chúng ta phải phơi nắng và chải thường xuyên. Khi đã sạch có thể treo lên mắc áo hoặc bỏ vào trong tủ. Nếu mùa lạnh đã hết, có thể gói lại và bỏ vào trong va li. Trường hợp bị bẩn nhiều quá phải giặt bằng nước nóng với xà phòng và treo lên dây phơi cho khô”.

Cả lớp cuời bò ra, nhiều đứa cuời chảy cả nước mắt nước mũi. Murat xấu hổ quá, nó nói như muốn khóc :

– Nhưng … thưa thầy, em chép trong sách ra cơ mà …

Thầy giáo rõ ràng đã biết, bảo nó :

– Tôi biết là em chép ở trong sách rồi. Chỉ có điều em đã chép lầm! Câu hỏi ở bài “Chăm sóc trẻ em” thì em lại chép sang bài “Giữ gìn quần áo”.

– Thưa thầy, Zeynep bảo em thế ạ.

Thầy giáo nhìn tôi rất ngạc nhiên :

– Thế ra là em nói cho bạn chép sai bài cơ đấy ?

Tôi không thể chối cãi được sự thật :

– Thưa thầy, em chỉ nhắc bạn ấy câu trả lời nằm ở trang nào trong sách thôi ạ.

Xem sách của Murat, thầy giáo hiểu ngay tại sao có sự lầm lẫn. Tuy nhiên ông ấy vẫn không tha cho tôi :

– Tôi bắt buộc phải thông báo cho cha mẹ em về chuyện này …

Mẹ tôi được mời đến trường để nghe hết sự việc tôi đã làm. Đó là lỗi xúi bạn “cóp” bài trong giờ kiểm tra.

Trời! Thế là suốt buổi tối hôm đó, cả nhà phê phán tôi. Ba tôi mắng gay gắt :

– Xấu hổ, xấu hổ quá con gái ơi …

May quá, tôi lại được ông nội bênh vực :

– Thôi để yên cho con bé học. Nó có chép bài đâu. Nó chỉ nhắc đứa khác thôi mà. Để cho nó yên nào.

Mẹ tôi chưa chịu :

– Thì cũng vậy cả chứ gì ?

– Nào, nào … Chúng bay có đứa nào không “cóp” bài khi còn đi học không, hả ? – Ông tôi vặn lại.

Mentin ra vẻ thông minh, nói góp :

– Thì các thầy giáo có bắt được ba mẹ “cóp” đâu.

Thế đấy, tôi biết làm sao được. Tự nhiên bị mang tiếng … Tôi rất bực. Nhưng tức nhất vẫn bị Mentin trêu chọc : “Ê, xấu hổ quá! Thật đáng hổ thẹn! Cóp bài mà lại để bị tóm … xấu hổ quá!”.

Rất mong thư bạn. Tôi dừng lời chúc bạn khỏe mạnh và học hành tiến bộ.

Zeynep(1) Tác giả dùng lối chơi chữ ở đây. Người bạn nhắc năng luợng để đun sôi nước là một sức ngựa, anh luời hiểu lầm là một con ngựa .

Bình luận