Thu mạnh dạn hỏi:
– Có phải…công an đã tìm ra đầu mối rồi không? Làm sao bác biết sớm muộn gì cũng bị bắt?
– Tôi đâu phải là công an, làm sao biết bắt được hung thủ hay chưa? Ấy là thấy cô sốt ruột cho bên A, nói để cô yên tâm. Nhiều vụ không bắ, chân tôi bị người ta đánh què, tôi biết rõ hung thủ, trình báo với công an, họ có bắt không? Cho đến bây giờ cũng không bắt được, hung thủ đến nay chạy đâu mất, Anh là dân thường, liệu ai mất công bắt hung thủ cho anh?
Tin tức ấy làm Thu vui, tuy rất không công bằng với bác Khuất, nhưng lúc này Thu rất muốn được nghe những chuyện lọt lưới pháp luật, được nghe càng nhiều Thu càng thấy khả năng Ba trốn thoát càng lớn.
Hôm ấy, Thu như người mất hồn, lúc nào cũng lo Ba bị bắt. Về sau nghe nói, lão Thịnh gù không đi trình báo, có thể sự việc do lão gây ra, sợ trình báo công an truy hỏi này khác, lòi ra chuyện xấu của lão, nên đành ngậm miệng cho qua. Nghe tin này Thu càng yên tâm hơn, nhưng lại sợ lão gù tung hỏa mù, cho nên hết sức cảnh giác, nghĩ bụng chờ cho lão ta chết Ba mới thật sự an toàn.
Thời gian bác Khuất thay thế, Thu cảm thấy dễ chịu, vì bác Khuất không như lão Thịnh gù coi việc phân công công việc như một ơn huệ, động một chút là kể công, hơn nữa đòi phải được đền ơn. Bác Khuất thì cứ công việc mà làm, việc nặng việc nhẹ chia đều cho mọi người. Như vậy Thu cũng thấy thoải mái, việc nặng cũng được, chỉ cần không bận tâm suy nghĩ.
Nhưng cuộc sống chủ nghĩa cộng sản không bao giờ được lâu, lão Thịnh gù trở lại làm việc. Trên mặt lão không có vết thương, không nhận ra lão bị đánh. Nhưng quan sát kỹ có thể thấy lão bị đòn khá đau, lưng hình như bị gù hơn, tử khí trên khuôn mặt càng nặng nề, người không biết sẽ nghĩ lão phải ngoài năm mươi tuổi.
Hình như cái lắm điều của lão cũng bị đánh bay mất, không như trước hễ động một tí là lên giọng dạy bảo, bây giờ chỉ nói gọn lỏn:
– Hôm nay ra sân bóng rổ dọn dẹp, dọn xong làm sân bóng. Mọi người không lo không có việc làm, mấy cái sân bóng rổ của nhà máy đang chờ các người, làm tốt còn có thể giúp các nhà máy khác.
Nghe lão ta nói, mọi người bắt đầu ồn ào bàn tán làm sân bóng rổ vất vả, chúng tôi làm sân bóng cho nhà máy giấy còn được, sai chúng tôi đi làm cho các nhà máy khác nữa à? Ông coi chúng tôi là khổ sai hay sao?
Lão Thịnh không c kiên nhẫn, quát to:
– Nói gì, nói gì? Không muốn làm thì cút xéo!
Câu nói khiến mọi người im bặt. Tất cả lặng lẽ ra sân bóng rổ làm việc. Hôm ấy mọi người đi gánh vật liệu làm sân bóng, tức là xi măng, cát xỏi, và xỉ than, tất cả trộn theo tỷ lệ.
Gánh vật liệu mấy hôm rồi bắt đầu làm mặt sân. Buổi sáng, Thu vào kho lấy dụng cụ, bà Đồng nhắc nhở Thu:
– Cô kia, không ai bảo cô đi ủng cao su à?
Thu nhìn chân mọi người, phần lớn đều đi ủng cao su, một vài người không đi ủng phải lấy giẻ để quấn chân. Thu chưa làm sân bóng bao giờ, nên không biết phải đi ủng cao su, hơn nữa Thu cũng không có, ngay lúc này không tìm đâu ra giẻ quấn chân, cứ chân trần làm việc.
Ra đến nơi mới biết như thế nào là làm sân bóng, tức là trộn vật liệu gánh hai hôm nay với nước, san đều mặt sân, chờ cho khô rồi phủ lên một lớp vữa xi măng, coi như xong một sân bóng đơn giản. Nghe nói đây là cách làm tiết kiệm, cho nên chỉ để lao động phổ thông làm.
Lão Thịnh gù tự lôi vòi cao su tưới nước, công nhân đứng hai bên, dùng xẻng trộn để xỉ than, cát, đá và xi măng, rải ra mặt sân. Vòi nước của lão gù tưới đến đâu công nhân trộn đến đấy, nếu không, chỉ một lúc sau xi măng sẽ đông kết không trộn được, chỗ ấy sẽ bị thải loại, coi như phải thay đổi vật liệu. Cho nên lão Thịnh gù cứ hò hét luôn mồm, bảo mọi người làm nhanh tay.
Không ai thích làm với bà Đồng, vì bà ta hay lấn công. Bà ta chen vào đứng cạnh Thu. Thu làm, rất khâm phục cái cách lấn công của bà ta, nhìn thì thấy bà ta nhanh tay xẻng, nhưng rất hời hợt, không vục xẻng sâu xuống vật liệu.
Thu sợ lão Thịnh phát hiện sẽ bắt làm lại, lại nghĩ bà Đồng lấn công là chuyện bất đắc dĩ, bà ta lớn tuổi, đâu làm nổi cái việc nặng nề này? Bị cuộc sống thúc ép, không thể không bán sức, đành phải mài mòn sinh mệnh, cũng là con người khổ cực,làm nhiều hơn.
Lão Thịnh gù chia mọi người thành hai nhóm thay phiên nhau làm. Mỗi tổ làm cho đến khi lão ta hô “đổi ca”, nhóm đang làm ra ngoài nghỉ, nhóm khác vào thay. Thu cảm thấy lão ta ngầm trả thù, cố tình để nhóm của Thu làm lâu hơn. Nhưng chị “Tần điên” lại thấy lão ta quá chiếu cố đến Thu, để nhóm chị ta làm ít hơn….
Chị “Tần điên” liếc xéo, lớn tiếng:
– Bên A, ông không được thấy bên kia trẻ hơn, mũm mĩm hơn mà thiên vị. Ông thuê sức chứ không phải thuê cái ấy của cô ta. Nếu ông thuê cái ấy của cô ta, thà rằng ông đưa cô ta về nhà.
– Nhóm của Thu chỉ một mình Thu là trẻ, Thu tức lắm nhưng không dám hé răng, nếu nói ra sẽ chọc cho chị “Tần điên” kia càng không nể nang. Nói một thì chị ta nói một trăm. Chị ta không gọi tên chỉ ai nhưng có thể biết ai, chứng tỏ có tật giật mình, cách duy nhất là mặc kệ chị ta.
Thu đã có thời gian làm cùng chị “Tần điên”, biết không ai dám trêu chọc chị ta. Nghe nói thời trẻ chị ta cũng khá xinh, chồng là đốc công trong xưởng đóng tàu. Nhưng không biết tại sao chị ta bỏ chồng. Có người nói chị ta bỏ, có người nói chị bị chồng bỏ. Cả bốn đứa con chi ta giao cho chồng nuôi. Chị ta không có công việc gì ổn định, chỉ đi làm công nhật kiếm sống, nhà nghèo xác nghèo xơ, trải mấy tờ báo trên nền nhà, trên đó là tấm chăn bông rách làm giường. Về sau chị ta ngủ với đồng chí Lí, phụ trách đội tuyên truyền quân đội của trường trung học số Tám. Đồng chí Lí có gia đình rồi, nhưng gia đình không ở thành phố K. Đồng chí Lí đức cao đạo trọng làm thế nào để mê được chị “Tần điên” thì chẳng ai hiểu nổi, dù sao thì chị ta nói mình có con với đồn chí Lí. Đồng chí Lí không thừa nhận nói:
– Không có chuyện ấy, chị ta vốn là con người không đứng đắn, bây giờ lại định bôi nhọ cán bộ cách mạng.
Cuối cùng thì không ai biết đứa bé kia có phải là con đồng chí Lí hay không, nhưng chị ta sinh ra nó, gặp ai cũng khoe:
Bố cháu là đồng chí Lí, cán bộ của đội tuyên truyền quân đội, mọi người nhìn xem nó có giống bố nó không?
Có người thấy đứa bé giống đồng chí Lý, có người cho rằng chị ta nói dối. Về sau đồng chí Lí bị điều đi nơi khác, không biết đi đâu. Vậy là mọi người tin chắc đứa bé con chị “Tần điên” là hạt giống của đồng chí Lí, nếu không thì tại sao đồng chí Lí bị điều đi nơi khác?
Không hiểu tại sao ngay từ đầu chị “Tần điên” không thích Thu, coi như Thu như cái gai trong mắt, thỉnh thoảng lại ném cho Thu những câu nói tục tĩu. Có mặt chị ta, Thu cảm thấy một ngày dài như một năm.
Thu làm việc không sợ khổ, chỉ sợ những người cùng làm không đoàn kết, công kích lẫn nhau, làm khổ nhau, làm việc như vậy thật sự không vui, thời gian như kéo dài. Thu thà làm với nam giới, vì cánh nam giới không ức hiếp Thu, cho dù lúc đầu anh nào cũng xem thường Thu, nhưng vài hôm sau là họ hiểu ngay. Nhưng làm với nữ thì không như thế, căn bản không biết họ thế nào, có thể đã đắc tội với họ nên họ làm khó cho Thu ở mọi nơi mọi lúc.
Mãi mới đến giờ nghỉ, Thu đến bên vòi nước rửa chân, phát hiện chân bị xi măng làm bong da, vừa rồi chỉ mải mê làm việc, bây giở mới thấy đau. Buổi chiều tan ca về nhà, Thu vội rửa chân bằng nước sạch, bôi chút kem dưỡng da mùa đông hãn hiệu Con ong, cũng đỡ đau hơn. Đêm ngủ, Thu không dám ngủ say, sợ ngủ say lại rên, bị mẹ phát hiện.
Sau mấy ngày làm sân bóng, Thu đã quen với công việc, nhưng có vài chuyện khiến Thu phải suy nghĩ. Thứ nhất là chuyện chị “Tần điên” khiến Thu không sao chịu nổi, một chuyện khác là xi măng ăn thủng da chân, thủng một lỗ không lớn nhưng rất sâu, hơn nữa phải đi nhiều, ngày nào về cúng phải dùng kim để khều xỉ than ra, chân sưng to, không đi vừa giày. Rất may mẹ về muộn, hơn nữa mẹ ngày làm việc mệt, về đem ngủ say, không phát hiện chân Thu có vấn đề.
Một buổi sáng, Thu chuẩn bị đi làm thì nghe thấy tiếng gõ cửa rất lạ. Thu mở cửa, suýt kêu lên, là Ba, hai tay anh cầm mấy bọc giấy, có thể vừa rồi anh gõ cửa bằng chân. Không chờ Thu mời vào, anh để mấy bọc giấy xuống, nói:
– Đừng sợ, không ai thấy đâu, anh thấy mẹ đi rồi mới vào trường.
Thu sững sờ nhìn anh, một lúc sau mới tin không phải nằm mơ. Thu khẽ hỏi:
– Anh …không bị bắt chứ?
Ba không hiểu, hỏi lại:
– Anh bị bắt ở đâu?
Thu ngượng ngùng nói:
– Bị công an bắt. – Thu kể lại chuyện lão Thịnh bị đánh, hỏi anh: – Anh không đánh lão ấy chứ?
– Không !. Vẻ mặt anh rất bình thản. – Em bảo anh đừng gây rắc rối cơ mà?
Thu nghĩ cũng đúng, anh là con người thông minh, nếu muốn đánh anh cũng không đánh vào thời điểm đó. Thu lấy làm lạ, hỏi:
– Vậy thì ai? Nhất cũng bảo không đánh?
– Có lẽ lão ta gây thù gây oán với nhiều người, người muốn đánh lão không phải chỉ một vài người. Thôi, mặc kệ lão.
Anh mở ra một gói giấy, hỏi:
– Em ăn sáng chưa? Anh mua thức ăn sáng đây.
– Em ăn rồi.
Ăn thêm, anh mua cho cả hai chị em
Thu cầm quẩy mang vào buồng cho em gái, dặn em:
– Đây là bạn chị, đừng mách mẹ nhé.
– Em biết.
Thu trở lại phòng ngoài, ăn một cái quẩy. Ba thấy Thu không ăn thêm, anh đưa cho Thu một gói giấy, nói nhỏ:
– Đừng giận, coi như anh xin em.
Thu mở ra xem, bên trong là một đôi ủng cao su màu vàng Thu rất thích. Thu mua cho em gái một đôi, đi xem các của hàng bách hóa trong thành phố chỉ có cửa hàng bách hóa Sao Đỏ mới có ủng màu vàng, nơi khác chỉ có màu đen hoặc màu đỏ. Thu nhìn anh khó hiểu:
– Đây là…
– Để em đi làm. Hôm qua anh thấy em ở sân bóng rổ…em không đi ủng sao làm nổi?
Anh nhìn chân Thu, thấy chân sưng vù, ngón chân vừa sưng vừa đỏ như củ cải đỏ. Vành mắt anh đỏ lên, không nói tiếp, tưởng như nói sẽ rơi nước mắt.
– Hôm qua anh đến nhà máy đấy à? – Thu hỏi
– Em yên tâm, anh không để ai nhìn thấy đâu. – Giọng anh khàn khàn. – Em đi ủng vào đi.
Thu vuốt ve đôi ủng mới, ủng bóng có thể soi gương. Thu không nỡ đi vào chân, nghĩ bụng: đi đôi ủng này mọi người nghĩ mình đốt tiền? Thu định nói, chị “Tần điền” sẽ chửi mình rồi không nói, sợ Ba gây chuyện với chị ta.
Thu không nghe thấy tiếng anh trả lời, ngước lên, thấy anh đứng kia, đầy nước mắt, nhìn chân Thu, Thu vội nói:
– Anh… anh làm sao thế, con trai mà mau nước mắt!
Anh lau nước mắt, nói:
– Đàn ông không chảy nước mắt cho bản thân, nhưng không chảy nước mắt cho người khác được ư? Anh biết, anh khuyên em đừng đi lao động, nhưng em không nghe, anh đưa tiền cho em, em không nhận. Nhưng nếu em đồng tình, nếu có chút… đau lòng, thì hãy đi đôi ủng này.
– Em đi, em sẽ đi, anh việc gì phải như thế?
Thu vội bỏ đôi dép lê, cho chân vào đôi ủng cao su, sợ anh trông thấy lỗ thủng ở chân. Anh mới thấy mu bàn chân Thu đã chảy nước mắt, nếu thấy dưới gan bàn chân, anh sẽ khóc đến mù mắt mất.
Đôi ủng hơi rộng, chân Thu sưng vẫn cho vào được. Thu đi cả hai chiếc vào chân, chỉnh lại cho anh nhìn:
– Anh xem, rất vừa.
Nhưng anh vẫn chảy nước mắt, Thu không biết an ủi anh bằng cách nào, muốn ôm anh, lại sợ em gái trông thấy. Thu chỉ vào buồng trong, nói khẽ:
– Đừng thế, em nó thấy sẽ mách mẹ.
Anh lau nước mắt, dặn Thu:
– Em nhất định phải đi ủng, anh trốn vào một chỗ để xem, nếu em cởi ra…
– Thì anh thế nào? Đánh em một trận chứ gì?
– Anh không đánh, mà anh cũng cởi giày chạy vào đống vữa xi măng, cho đến khi chân anh bị xi măng làm lở loét.
Thu sợ mình cũng khóc, nên nói:
– Em đi làm nhé. Tối nay anh chờ em ở cái đình bên kia sông.
– Em đừng sang bên ấy, cứ ở nhà nghỉ ngơi, chân em không thể đi xa như thế được đâu.
Thu không nghe anh theo anh, chỉ nói gọn một câu:
– Anh chờ em! – Nói rồi Thu chạy đi.
Hôm ấy, những người cùng làm bảo Thu “đốt tiền”, bảo Thu “tỏ vẻ”, chân đã bị bỏng xi măng còn đi đôi ủng này làm gì? Da chân bị bỏng xi măng còn có thể làm lành, ủng hỏng coi như hết dùng. Có người còn nói, học sinh trung học rồi mà không biết tính.
Chị “Tần điên” nói bóng gió:
– Người ta còn trẻ, cái ấy còn bán được tiền, người ta muốn đi giày gì mà chả được. Đỏ mắt làm gì? Cô nào đỏ mắt thì đem bán cái ấy đi…
Bất chấp mọi người nói, bất chấp chị “Tần điên” nói, Thu vẫn đi ủng, cho Ba ở đâu đấy quan sat. Nếu Thu không đi đôi ủng ấy, anh trông thấy, nhất định sẽ đi chân không vào đống vữa xi măng. Hai bàn chân đã cháy xi măng, hà cớ gì để hai bàn chân nữa cũng bị cháy!