Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đàn Ông Đến Từ Sao Hoả – Đàn Bà Đến Từ Sao Kim

11. Làm thế nào để giãi bày những cảm xúc khó nói

Tác giả: John Gray

Khi chúng ta buồn bã, thất vọng, thất bại hay tức giận, thật khó để xử sự một cách dịu dàng, tình cảm. Khi những cảm xúc tiêu cực xuất hiện, trong chốc lát, chúng ta có xu hướng đánh mất những cảm giác tin tưởng, quan tâm, thấu hiểu, chấp nhận và tôn trọng. Những lúc như vậy, kể cả với những ý định tốt nhất thì cuộc nói chuyện cũng sẽ biến thành tranh cãi. Trong khoảnh khắc nóng giận đó, chúng ta không thể nhớ cách cư xử vừa có lợi cho đối phương vừa có lợi cho chúng ta.

Những lúc như thế, phụ nữ thường có ý định đổ lỗi cho đàn ông một cách không hiểu biết và khiến đàn ông cảm thấy tội lỗi vì hành động của mình. Thay vì ghi nhớ rằng người bạn đời của mình đang cố gắng hết sức, có thể người phụ nữ lại nghĩ về điều tồi tệ nhất và tưởng như đó là những lời chỉ trích và phật ý. Khi phụ nữ cảm thấy những cảm xúc tiêu cực dâng trào, đối với họ, xử sự một cách đáng trân trọng, chấp nhận và tin tưởng là đặc biệt khó khăn. Cô ấy không nhận ra được thái độ của mình làm phiền lòng và gây tổn thương cho người bạn đời đến mức nào.

Khi người đàn ông buồn bã, thất vọng, họ có xu hướng hay phán xét phụ nữ và những cảm xúc của phụ nữ. Thay vì ghi nhớ rằng người bạn đời của anh nhạy cảm và dễ bị tổn thương, người đàn ông lại quên béng những nhu cầu của cô ấy và tưởng rằng điều đó thật ích kỷ và thiếu sự quan tâm. Khi những cảm xúc tiêu cực dâng trào, đối với người đàn ông, xử sự một cách quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng là đặc biệt khó khăn. Anh ấy không nhận ra được thái độ tiêu cực của anh ấy đã làm tổn thương người bạn đời của mình như thế nào.

Đây là khoảng thời gian mà việc trò chuyện không có tác dụng. Thật may mắn làm sao, vẫn còn có giải pháp khác. Thay vì chia sẻ những xúc cảm của bạn với ngừoi bạn đời của mình bằng lời nói, hãy viết thư cho anh ấy hay cô ấy. Viết thư là cách để bạn lắng nghe những cảm xúc của chính mình mà không phải lo lắng sẽ làm tổn thương người bạn đời của mình. Bằng cách bộc lộ tất cả và lắng nghe những xúc cảm của bản thân mình, tự nhiên bạn sẽ trở nên bình tĩnh và tình cảm hơn. Khi đàn ông viết thư, họ trở nên quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng hơn; khi phụ nữ viết thư, họ trở nên tin tưởng, chấp nhận và trân trọng hơn.

Viết ra những cảm xúc tiêu cực của bản thân mình là một cách tuyệt vời đẻ nhận biết được bạn thật không đáng yêu đến mức nào. Với sự nhận thức rõ ràng hơn này, bạn có thể điều chỉnh cách cư xử của mình. Thêm vào đó, khi viết ra những cảm xúc tiêu cực, sự dồn dập của cảm xúc sẽ nhẹ bớt, điều đó sẽ tạo ra khoảng không cho những tình cảm tích cực dần trở lại. Khi trở nên bình tĩnh hơn, bạn có thể gặp người bạn đời của mình, nói chuyện với anh ấy hay cô ấy một cách tình cảm hơn – cách chứa đựng ít sự phán xét và buộc tội hơn. Kết quả là cơ hội được hiểu và chấp nhận của bạn sẽ nhiều hơn nhiều.

Sau khi viết thư xong, có thể bạn sẽ cảm thấy không cần nói chuyện nữa. Thay vì điều đó, có thể bạn lại rất muốn làm một cái gì đó thật tình cảm cho người bạn đời của mình. Bạn có sẻ chia những cảm xúc của mình trong bức thư hay bạn phải viết một bức thư chỉ để cảm thấy vơi bớt nhưng viết ra những cảm xúc của mình lại là một công cụ quan trọng.

Bạn có sẻ chia những cảm xúc của mình trong bức thư hay bạn phải viết một bức thư chỉ để cảm thấy vơi bớt nhưng viết ra những cảm xúc của mình lại là một công cụ quan trọng.

Thay vì viết ra những xúc cảm của mình bạn cũng có thể chọn một phương pháp tương tự diễn ra trong đầu bạn. Đơn giản chỉ là tái hiện cuộc nói chuyện để thấy được toàn bộ những gì đã xảy ra. Trong trí tưởng tượng của bạn, hãy hình dung bạn đang nói ra những gì bạn cảm nhận, suy nghĩ và mong muốn – không cần điều khiển bản thân theo bất cứ cách nào. Bằng cách tiếp tục một cuộc đối thoại trong tâm trí, thể hiện thật sự những cảm xúc trong tâm hồn bạn, bạn sẽ đột nhiên được giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực. Liệu rằng bạn có viết những điều đó ra hay chỉ nghĩ về chúng ở trong đầu thì việc khám phá, cảm xúc và bộc lộ sẽ khiến cho những cảm xúc tiêu cực của bạn mất đi sức mạnh của chúng và những cảm xúc tích cực nảy sinh. Những lá thư tình, những kỹ năng lại làm gia tăng thứ quyền lực này và hiệu quả của tiến trình đó rất lớn. Mặc dù đây là những kỹ năng viết nhưng chúng cũng là những kỹ năng về trí tuệ nữa.

KỸ NĂNG VIẾT THƯ TÌNH

Một trong những cách tốt nhất để giải quyết những rắc rối và truyền đạt nó theo một cách đầy yêu thương đó là sử dụng phương pháp viết thư tình. Bằng cách viết ra những cảm xúc theo lối riêng, những cảm nhận rối bời đó sẽ tự nhiên giảm đi và những cảm xúc đích thực sẽ tăng lên. Phương pháp viết thư tình sẽ thúc đẩy quá trình viết thư. Có ba khía cacnhj hay còn gọi là 3 phần của phương pháp này.

1. Viết một bức thư bày tỏ cảm nhận của bạn: Giận hờn, buồn rầu, sợ hãi, hối hận và yêu thương.

2. Viết một lá thư hồi âm bày tỏ điều bạn muốn lắng nghe từ người bạn đời của mình.

3. Chia sẻ bức thư tình và lá thư hồi âm của bạn với người bạn đời.

Phương pháp viết thư tình khá linh hoạt. Bạn có thể lựa chọn thực hiện tất cả ba bước hay bạn chỉ cần làm một hoặc hai bước mà thôi. Ví dụ, bạn có thể thực hành các bước một và hai để cảm thấy tập trung và si tình hơn, sau đó bạn có một cuộc đối thoại trực tiếp với người bạn đời mà không quá xúc động với cơn bực tức hay niềm oán trách. Vào những thời điểm khác bạn có thể thực hiện tất cả ba bước và chia sẻ cả hai lá thư với đối phương.

Làm được cả ba bước là một trải nghiệm có tính hiệu lực và gắn kết đối với cả hai bạn. Tuy nhiên thực hiện cả ba bước phải tốn thời gian bận tâm và đôi lúc không phù hợp. Trong một số tình huống, phương pháp hiệu quả nhất là làm ngay bước một và viết một bức thư. Hãy tham khảo một vài ví dụ sau để biết được viết một bức thư tình như thế nào.

BƯỚC 1: VIẾT MỘT BỨC THƯ TÌNH

Để viết một bức thư tình, hãy tìm một điểm đặc biệt và viết thư cho người bạn đời của bạn. Trong mỗi lá thư, hãy bày tỏ những cảm xúc của bạn như giận hờn, buồn bã, sợ hãi, hối hận và sau cùng là yêu thương. Cách thức này cho phép bạn hoàn toàn có thể bày tỏ và thấu hiểu tất cả cảm xúc của chính mình. Kết quả là bạn có thể truyền đạt với người bạn đời tập trung và thân mật hơn.

Khi chúng ta buồn, chúng ta thường có nhiều cảm xúc lẫn lộn cùng một lúc. Ví dụ, khi người bạn đời khiến bạn thất vọng, bạn có thể cảm thấy giận dữ vì anh ấy thiếu nhạy cảm, vì cô ấy không biết đề cao bạn, buồn vì anh ấy bị công việc thu hút quá nhiều, buồn rằng dường như cô ấy không tin bạn, sợ rằng cô ấy không tha thứ cho bạn, sợ rằng anh ta không quan tâm nhiều đến bạn, nuối tiếc vì bạn đã che giấu tình yêu của mình dành cho anh ấy hoặc cô ấy. Nhưng cùng lúc đó, bạn cảm thấy yêu thương vì người ấy là bạn đời của mình và bạn muốn tình yêu và sự chú ý của đối phương.

Để tìm thấy những cảm xúc yêu thương của chính mình, nhiều khi chúng ta cần phải cảm nhận cả những cảm xúc rối bời đó. Sau khi thổ lộ bốn mức độ cảm xúc (giận hờn, buồn bã, sợ hãi, hối hận), chúng ta có thể hoàn toàn cảm nhận được những cảm xúc yêu thương của mình. Việc viết một bức thư tự nhiên sẽ giảm đi những xúc cảm lẫn lộn đó và cho phép chúng ta hiểu được những cảm xúc đích thực. Đây là những điểm nổi bật của một bức thư cơ bản:

1. Hãy ghi địa chỉ lá thư của đối phương. Giả bộ rằng anh ấy hay cô ấy đang lắng nghe bạn nói với lòng yêu thương và sự thấu hiểu.

2. Hãy bắt đầu bằng cơn giận dữ, sau đó là nỗi buồn, rồi sợ hãi và cuối cùng là yêu thương. Bao gồm năm điều này trong mỗi bức thư.

3. Viết một vài câu dành cho mỗi cảm xúc, hãy giữ đều cùng một độ dài gần bằng nhau. Hãy nói theo một cách đơn giản.

4. Sau mỗi điều hãy dừng lại và chú ý đến cảm xúc tiếp theo đang tới. Hãy viết về cảm giác đó.

5. Đừng ngắt quãng bức thư cho đến khi bạn cảm thấy được tình yêu, hãy kiên nhẫn và chờ đợi tình yêu được bộc lộ.

6. Hãy ký tên bạn cuối cùng. Dành vài giây để nghĩ về điều bạn muốn và bạn cần. Hãy viết nó ở mục tái bút.

Để đơn giản hóa việc viết thư, bạn có thể tham khảo trang sau để dùng như một lời hướng dẫn khi viết những lá thư của chính mình. Trong từng mục một, số cụm từ đầu tiên sẽ được gộp vào để giúp bạn bộc lộ cảm xúc của mình. Bạn có thể dùng ngay những cụm từ này hoặc là dùng tất cả. Nói chung những cụm từ dùng để giãi bày hài lòng nhất là: “Anh đang giận”, “Anh buồn”, “Anh sợ”, “Anh xin lỗi”, “Anh muốn”, và “Anh yêu”. Bất kỳ cụm từ nào cũng bày tỏ cảm xúc của bạn có hiệu quả. Thường mất 20 phút để hoàn thành một bức thư.

Một bức thư tình

Thân gửi______________ Ngày_________________

Anh viết bức thư này để chia sẻ những cảm xúc của mình với em.

1. Sự giận hờn:

• Anh không thích điều đó………

• Anh thấy tức giận……………..

• Anh giận rằng…………………

• Anh cảm thấy bực mình………

• Anh muốn…………………….

2. Nỗi buồn rầu:

• Anh cảm thấy thất vọng………

• Anh buồn vì…………………..

• Anh thấy bị tổn thương………

• Anh muốn……………………

3. Nỗi sợ hãi:

• Anh cảm thấy lo lắng………

• Anh sợ………………………

• Anh cảm thấy hoang mang…

• Anh cần…………………….

• Anh muốn………………….

4. Sự hối hận:

• Anh cảm thấy ngại ngùng….

• Anh rất tiếc…………………

• Anh cảm thấy ngượng ngùng.

• Anh muốn…………………..

5. Tình yêu:

• Anh yêu…………………….

• Anh muốn………………….

• Anh hiểu……………………

• Anh tha thứ…………………

• Anh đánh giá cao…………..

• Anh cảm ơn vì……………..

• Anh biết……………………

Tái bút: Lời hồi âm anh muốn nghe ở em là…………

Đây là những tình huống phổ biến và một vài ví dụ sẽ giúp bạn hiểu được phương pháp này.

Một bức thư về tính hay quên

Khi Tom chợp mắt quá thời gian anh dự định và quên cho Hayley – con gái của anh ta đến nha sĩ, vợ anh Samantha rất giận dữ. Thay bằng việc giáp mặt với Tom bằng cơn thịnh nộ và không hài lòng, cô đã ngồi xuống và viết một bức thư. Sau này cô có thể nói chuyện với Tom theo cách tập trung và hài lòng hơn.

Bởi vì cô viết bức thư này, Samantha sẽ không gây ra một cuộc gây gổ hay bác bỏ chồng. Họ đã có một buổi tối vui vẻ đầy yêu thương sẽ thay thế cho một cuộc cãi cọ.

Tuần sau đó Tom đã chắc chắn thực hiện được việc đưa Hayley đến nha sĩ.

Đây là bức thư của Samantha:

Tom thân mến,

1. Sự tức giận: Em giận rằng anh đã lãng quên. Em giận rằng anh đã ngủ quá giấc. Em ghét anh ngủ và quên tất cả. Em mệt mỏi khi phải chịu trách nhiệm với mọi điều. Anh hy vọng rằng em sẽ làm tất cả và em mệt mỏi vì điều này lắm.

2. Nỗi buồn rầu: Em buồn rằng Hayley đã làm lỡ cuộc hẹn của con bé. Em buồn vì anh đã quên. Em buồn vì em cảm thấy em không thể dựa vào anh. Em buồn vì anh làm việc quá vất vả. Em buồn vì anh quá mệt. Em buồn vì anh dành ít thời gian cho em. Em cảm thấy đáng thương khi anh không thích nhìn em. Em cảm thấy tổn thương khi anh quên nhiều thứ. Em cảm thấy hình như anh không quan tâm.

3. Nỗi sợ hãi: Em sợ em phải làm tất cả. Em sợ phải tin anh. Em sợ rằng anh không quan tâm. Em sợ rằng em phải chịu trách nhiệm sau này nữa. Em không muốn làm tất cả. Em sợ rằng anh sẽ không bao giờ có trách nhiệm. Và em cũng sợ anh đang làm việc quá vất vả và anh lại ốm.

4. Sự hối hận: Em cảm thấy ngại ngùng khi anh lỡ hẹn, thấy bối rối khi anh muộn màng. Em tiếc rằng em đã không nhắc nhở anh. Em xin lỗi em không thể chấp nhận hơn được nữa. Em thấy hổ thẹn vì em không thể yêu thương được nữa. Em không muốn cự tuyệt anh.

5. Tình yêu: Em yêu anh. Em hiểu rằng anh rất mệt mỏi. Anh làm việc rất vất vả. Em biết anh đang cố hết sức mình. Em tha thứ cho anh vì tính lãng quên. Cảm ơn anh đã sắp xếp một cuộc hẹn khác. Cảm ơn anh về việc đưa Hayley đến nha sĩ. Em biết anh thực sự rất quan tâm. Em biết anh yêu em. Em thấy mình may mắn khi có anh trong đời. Em muốn cùng anh có một buổi tối đầy yêu thương.

Yêu anh, Samantha.

Tái bút: Em muốn biết anh sẽ có trách nhiệm đưa Hayley đến nha sĩ vào tuần sau.

Một bức thư về sự lãnh đạm

Sáng hôm sau Jim sẽ phải đi công tác. Tối hôm trước đó, vợ của anh Virginia cố gắng để gần gũi chồng. Cô đã mang một quả xoài vào phòng ngủ của hai người và đã mời anh một miếng. Jim chăm chú đọc sách ở trên giường và nói rằng anh không đói. Virginia cảm thấy bị từ chối và bỏ đi. Trong lòng mình cô cảm thấy đau đớn và giận hờn. Cô không quay lại phòng để phàn nàn về thái độ thiếu nhạy cảm của anh mà cô viết một bức thư.

Sau khi viết thư xong, Virginia cảm thấy bình tĩnh hơn và tha thứ; cô quay lại phòng ngủ và nói: “Đây là đêm cuối cùng của hai ta trước khi anh đi, hãy giành chút thời gian đặc biệt cho nhau anh nhé”. Jim đã đặt cuốn sách xuống và họ có buổi tối nồng nàn bên nhau. Bức thư đó đã cho Virginia sức mạnh và dũng cảm để gây sự chú ý của chồng. Thậm chí cô không cần chia sẻ bức thư với người bạn đời của mình. Đây là bức thư của cô:

Jim yêu mến,

1. Sự giận dữ: Em giận rằng anh lại muốn đọc sách và đây lại là buổi cuối cùng của hai ta trước khi anh đi. Em giận rằng anh đã thờ ơ với em. Em giận vì chúng ta không giành thời gian nhiều cho nhau. Luôn luôn có cái gì đó quan trọng hơn em. Em muốn cảm nhận rằng anh yêu em.

2. Nỗi buồn: Em buồn vì anh không muốn gần em. Em buồn vì anh làm việc quá hăng say. Nếu em không ở đây mà anh không để tâm thì chẳng có gì để nói. Em buồn vì anh luôn luôn bận rộn. Anh không muốn nói chuyện với em. Em thấy bị tổn thương khi anh không quan tâm đến. Em cảm thấy mình không là người đặc biệt.

3. Nỗi sợ: Em sợ rằng thậm chí anh cũng không biết tại sao em buồn. Em sợ anh không quan tâm. Em sợ phải chia sẻ những cảm xúc của mình với anh. Em sợ anh sẽ lãng quên em. Em sợ chúng ta sẽ trôi xa về hai phía. Em lo sợ rằng em không thể làm gì về điều đó. Em sợ mình đang chán nản. Em lo sợ rằng anh sẽ không yêu em.

4. Hối hận: Em thấy ngượng ngùng khi muốn anh giành thời gian cho em trong khi thậm chí anh còn không để ý. Em lúng túng khi cảm thấy buồn rầu đến mức này. Em tiếc rằng nếu điều này nghe có vẻ như một lời yêu cầu. Em xin lỗi vì em không cảm thấy sự yêu thương và chấp nhận anh nhiều hơn. Em thấy lạnh lẽo khi anh không dành thời gian cho em. Em tiếc rằng em đã không cho anh cơ hội. Em xin lỗi vì em đã không tin tưởng vào tình yêu của mình.

5. Lòng yêu thương: Em thực sự yêu anh. Điều đó giải thích tại sao em mang quả xoài đến phòng. Em muốn có cái gì đó để làm anh hài lòng. Em móng muốn chúng ta có thời gian để yêu nhau. Em vẫn muốn có một buổi tối đặc biệt. Em tha thứ vì anh đã không đáp lại tình cảm của em. Em hiểu rằng anh đang chăm chú đọc sách. Hãy để cho chúng ta có một buổi tối đầy ái ân anh nhé.

Em yêu anh, Virginia.

Tái bút: Lời hồi âm em muốn lắng nghe là: “Anh yêu em, Virginia, và anh cũng mong muốn có một buổi tối ái ân cùng em. Anh rất nhớ em”.

Một bức thư về sự tranh cãi

Michael và Vanessa không đồng tình với nhau về một quyết định tài chính. Trong một vài phút họ xảy ra xích mích. Khi Michael để ý rằng mình sắp hét lên thì anh đã kiềm chế, hít sâu và sau đó nói rằng: “Anh cần có một chút thời gian để suy nghĩ về điều này và chúng ta nói chuyện sau”. Anh đã đi vào một phòng khác và viết cảm xúc của mình vào một bức thư.

Sau khi hoàn thành bức thư anh có thể quay lại và bàn bạc vấn đề theo cách thấu hiểu hơn. Kết quả là họ cùng nhau giải quyết vấn đề đó.

Đây là bức thư của anh ta:

Vanessa yêu quí,

1. Sự giận dữ: Anh giận rằng em đã quá xúc động và cứ liên tục hiểu lầm anh. Em đã không giữ được bình tĩnh khi chúng ta nói chuyện. Anh giận vì em đã không tinh tế và dễ bị tổn thương. Anh giận vì em không tin tưởng và bác bỏ anh.

2. Nỗi buồn: Anh buồn vì chúng ta đã cãi nhau. Thật đau lòng khi anh cảm thấy sự nghi ngờ và sự không tin tưởng ở em đối với anh. Nó gây tổn thương tình yêu của em dành cho anh. Anh buồn vì chúng ta đã tranh cãi. Anh tiếc rằng chúng ta không đồng tình với nhau.

3. Nỗi sợ: Anh sợ anh đã mắc sai lầm. Anh sợ anh không thể thực hiện điều mình muốn mà lại làm cho em buồn thêm. Anh sợ chia sẻ cảm xúc của mình. Anh sợ em đã làm cho anh cảm thấy mình sai lầm. Anh sợ rằng mình trở nên bất lực. Em đã không đánh giá cao năng lực của anh. Anh không biết nói gì.

4. Hối tiếc: Anh xin lỗi vì đã làm tổn thương em. Anh tiếc rằng anh đã không đồng ý với em. Anh xin lỗi vì anh đã trở nên lạnh lùng. Anh xin lỗi anh đã phản đối lại ý kiến của em. Anh đã quá vội vã làm những điều mình muốn. Anh tiếc rằng anh đã làm tổn thương cảm nhận của em. Anh không hài lòng khi bị đối xử như vậy. Anh xin lỗi vì đã độc đoán với em.

5. Tình yêu thương: Anh yêu em và anh muốn giải quyết việc này. Anh nghĩ bây giờ mình có thể lắng nghe cảm xúc của em. Anh xin lỗi vì anh đã gạt bỏ điều đó. Thực sự anh yêu em rất nhiều. Anh muốn là người hùng của em và anh không muốn ngay lập tức lại đồng ý tất cả. Anh mong muốn em sẽ ngưỡng mộ anh. Anh vẫn là anh và anh ủng hộ em thật lòng. Anh yêu em. Lúc này chúng ta nói chuyện thì anh sẽ kiên nhẫn và thấu hiểu hơn. Anh hài lòng về điều đó.

Anh yêu em, Michael.

Tái bút: Điều anh muốn lắng nghe là: “Em yêu anh, Michael. Em thật sự đánh giá cao những điều mà người đàn ông như anh quan tâm và thấu hiểu. Em tin anh có thể giải quyết được công việc”.

Một bức thư về sự không hài lòng và thất vọng

Jean đã để lại một lời nhắn cho chồng mình, Bill, nói rằng cô ấy muốn Bill mang một số bức thư quan trọng về nhà. Song Bill không được đọc lời nhắn đó. Khi anh về nhà mà không có thư, phản ứng của Jean rất giận và thất vọng.

Mặc dù Bill không có lỗi, nhưng Jean vẫn tiếp tục phàn nàn rằng cô ấy cần có những bức thư đó biết bao và cô thất vọng thế nào. Anh bắt đầu cảm thấy bị đổ lỗi và bị chỉ trích. Jean không nhận thấy Bill đang chịu đựng tất cả sự giận dữ và thất vọng của cô. Bill thực sự bị ức chế và cho rằng cô ta đã sai vì làm anh buồn.

Thay bằng việc cực lực bảo vệ cảm xúc của mình và làm hỏng buổi tối của họ, Bill đã quyết định sáng suốt dành ra 10 phút và viết một bức thư. Khi hoàn thành, anh đã trở về ôm chặt vợ và nói: “Anh xin lỗi vì đã không mang thư về. Anh ước gì mình đọc được lời nhắn đó. Dù gì chăng nữa em vẫn yêu anh chứ?” Jean đáp lại anh bằng tình yêu thương và sự đánh giá cao, họ đã có một buổi tối vui vẻ bên nhau thay bằng một cuộc chiến tranh lạnh.

Đây là bức thư của Bill:

Jean yêu quí,

1. Sự giận dữ: Anh không muốn khi thấy em buồn. Anh không thích khi em đổ lỗi cho anh. Anh giận rằng em không vui, không vui ngay cả khi nhìn thấy anh. Anh cũng chẳng hài lòng khi không hoàn thành trách nhiệm. Anh muốn em đánh giá cao và vui vẻ khi nhìn thấy anh.

2. Nỗi buồn: Anh buồn rằng em đã quá giận dữ và thất vọng. Anh buồn vì em không vui vẻ với anh. Anh muốn em hạnh phúc. Anh buồn vì công việc luôn luôn len lỏi vào cuộc sóng của hai ta. Anh buồn rằng em đã không coi trọng những điều tuyệt vời mà chúng ta đã có với nhau trong cuộc sống. Anh buồn vì đã không về nhà cùng với những bức thư mà em cần.

3. Nỗi sợ: Anh sợ rằng anh không thể làm cho em hạnh phúc. Anh sợ rằng em sẽ không vui cả tối nay. Anh sợ cả việc cởi mở hay khép lòng với em. Anh sợ rằng anh cần tình yêu của em. Anh sợ mình không tốt. Anh sợ rằng em cứ khăng khăng điều này để chống lại anh.

4. Sự hối tiếc: Anh xin lỗi vì đã không mang bức thư về nhà. Anh tiếc rằng em đã quá buồn rầu. Anh tiếc rằng mình đã không có ý nghĩ là sẽ gọi em. Anh không muốn làm cho em buồn. Anh muốn em vui vẻ khi nhìn thấy anh. Chúng ta có kỳ nghỉ bốn ngày và anh muốn nó trở nên đặc biệt.

5. Tình yêu: Anh yêu em. Anh muốn em hạnh phúc. Anh biết bằng em đang buồn. Anh hiểu rằng em cần có thời gian một mình. Anh biết rằng em không cố tình làm cho anh buồn. Em chỉ muốn anh ôm em và thông cảm với em. Anh xin lỗi. Đôi khi anh không biết mình phải làm gì và đã khiến cho em hành động sai lầm. Cảm ơn em vì em là vợ anh. Anh yêu em rất nhiều. Anh không hoàn hảo và không hạnh phúc. Anh biết rằng em buồn về lá thứ.

Anh yêu em, Bill.

Tái bút: Lời anh muốn nghe là: “Em yêu anh Bill. Em đánh giá cao những điều mà anh đã làm cho em. Cám ơn người chồng của em”.

BƯỚC 2: VIẾT MỘT LÁ THƯ HỒI ÂM

Đây là bước thứ hai của phương pháp viết thư tình. Một khi bạn đã bày tỏ cả những cảm xúc rối bời và đích thực thì bạn hãy rành ra 3 đến 5 phút để viết một lá thư hồi âm – có thể đó là một quá trình hàn gắn. Trong bức thư này bạn sẽ viết lời đáp lại mong muốn của bạn đời.

Công việc cụ thể như sau: Tưởng tượng rằng người bạn đời của bạn có thể đáp lại đầy yêu thương những cảm xúc bị tổn thương của bạn – những điều mà bạn đã bộc lộ ở bức thư đầu tiên. Hãy viết một lá thư ngắn gọn cho chính bạn, giả vờ rằng đó là bức thư người bạn đời viết cho bạn. Lá thư này bao gồm những điều mà bạn muốn nghe từ người đó về những sự tổn thương mà bạn đã đề cập. Những cụm từ sau có thể giúp bạn bắt đầu:

• Cảm ơn em vì ……

• Anh hiểu rằng…….

• Anh rất tiếc ………

• Anh xứng đáng …..

• Anh muốn ………..

• Anh yêu …………

Đôi khi viết một lá thư hồi âm thậm chí hiệu quả hơn việc viết một bức thư tình. Viết ra những điều mà chúng ta thực sự muốn và cần sẽ làm tăng sự cởi mở của lòng mình khi nhận được những lời ủng hộ mà chúng ta đáng nhận được. Thêm vào đó, khi chúng ta tưởng tượng người bạn đời của mình hồi âm một cách âu yếm, chúng ta thực sự giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.

Một số người rất khá trong việc viết ra những cảm xúc phủ nhận nhưng lại rất khó khi tìm kiếm cảm nhận về tình yêu. Đối với những người này, viết thư hồi âm và chờ đợi điều họ muốn đáp lại ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hãy khẳng định để thấy được phản ứng của chính bạn khi cho phép người bạn đời có thể ủng hộ bạn. Điều này sẽ giúp bạn có nhận thức đúng đắn về việc khó khăn biết bao khi người kia phải cư xử một cách thân mật vào những lúc như vậy.

Chúng ta có thể biết được nhu cầu của bạn đời như thế nào

Đôi khi phụ nữ phản đối viết thư hồi âm. Họ hy vọng người bạn đời của mình biết phải nói gì. Họ che giấu điều đó bằng cách nói rằng “Tôi không muốn nói với anh ấy điều mà tôi cần; nếu anh ấy yêu tôi thì anh ấy sẽ biết phải làm gì’. Trong trường hợp này người phụ nữ cần nhớ rằng đàn ông đến từ Sao Hỏa và không biết được điều phụ nữ cần, họ phải được phụ nữ chỉ dẫn cho.

Lời đáp lại của người đàn ông phản ánh hành tinh của anh ta nhiều hơn là phản ánh việc anh ta yêu một người phụ nữ như thế nào. Nếu anh ta là người Sao Kim, anh ta sẽ biết nói điều gì, nhưng sự thực lại không phải vậy. Đàn ông thực sự không biết đáp lại tình cảm của người phụ nữ như thế nào. Lí do lớn nhất là vì văn hóa của họ đã không dạy cho họ biết điều mà phụ nữ mong muốn.

Nếu người đàn ông được chứng kiến và lắng nghe lời đáp lại của bố mình bằng tình yêu thương đối với nỗi buồn của mẹ anh ta thì anh ta sẽ không phải đắn đo là phải làm gì. Ngược lại, anh ta sẽ không biết bởi vì anh ta không được dạy điều đó. Những lá thư hồi âm là cách tốt nhất để chỉ cho một người đàn ông thấy mong muốn của người phụ nữ. Dần dần nhưng chắc chắn, anh ta sẽ biết.

Những lá thư hồi âm là cách tốt nhất để chỉ cho một người đàn ông thấy mong muốn của người phụ nữ.

Đôi khi phụ nữ hỏi tôi: “Nếu tôi nói với anh ta điều tôi muốn lắng nghe thì anh ta sẽ nói nhưng làm thế nào tôi biết được anh ta không chỉ nói điều đó? Tôi e rằng anh ta thực sự không có ý định đó”.

Đây là một câu hỏi quan trọng. Nếu một người đàn ông không yêu một người phụ nữ thì anh ta sẽ không băn khoăn về việc phải trao cho cô ấy những mong muốn đó. Thậm chí anh ta cố gắng gửi lời đáp lại tương tự như lời của cô ấy. rất hiếm khi anh ta thực sự cố gắng hồi âm.

Nếu anh ta có vẻ không chân thật, đó chính là bởi vì anh ta đang học những điều mới mẻ. Biết một cách hồi âm mới là vô cùng khó khăn. Đối với anh ta, điều này có thể gây yếu đuối. Đây là thời điểm khủng hoảng. Anh ta cần nhiều lời động viên và khuyến khích. Anh ta cần có ý kiến phản hồi cho biết anh ta đang đi trên con đường đúng.

Nếu mọi nỗ lực của anh ta ủng hộ cô dường như giả dối, thường là vì anh ta sợ rằng những cố gắng đó không hiệu quả. Nếu một người phụ nữ đánh giá cao nỗ lực của anh ta thì sau này anh ta sẽ cảm thấy an tâm hơn và như thế anh ta sẽ chân thành hơn. Người đàn ông đó không vụng về. Khi anh ta cảm thấy rằng người phụ nữ tiếp nhận anh ta và anh ta có thể đáp lại theo cách tạo ra một sự khác biệt đích thực, anh ta sẽ thực hiện nó. Hãy cho anh ấy thời gian.

Phụ nữ cũng có thể biết rất nhiều về nam giới và những gì họ cần bằng cách lắng nghe thư hồi âm của một người đàn ông. Nói chung phụ nữ thường bị lúng túng trước phản ứng của đàn ông đối với cô ta. Cô ấy thường không có ý kiến giải thích tại sao đàn ông lại bác bỏ mọi nỗ lực của cô ấy ủng hộ anh ta. Cô ta hiểu lầm những gì anh ta cần. Đôi khi cô ta bác bỏ anh ấy bởi vì nghĩ rằng anh ta muốn cô ấy phải từ bỏ chính mình. Trong nhiều trường hợp, người đàn ông thực sự muốn phụ nữ tin tưởng, đánh giá cao và chấp nhận anh ta.

Để nhận được sự đồng tình, chúng ta không chỉ phải cho người bạn đời biết những gì chúng ta cần mà còn phải sẵn lòng ủng hộ họ. Những lá thư hồi âm đảm bảo rằng một người sẽ mở lòng để được chấp nhận. Nếu không thì sự truyền đạt sẽ không có tác dụng. Thái độ chia sẻ những cảm xúc bị tổn thương nói lên rằng “Chẳng có gì anh/em nói có thể làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn” song nó không chỉ phản tác dụng mà còn làm tổn thương tới người bạn đời. Tốt hơn hết là không nên nói vào những lúc này.

Đây là một ví dụ một bức thư tình và lá thư hồi âm của nó. Chú ý là lời hồi âm vẫn ở bên dưới phần tái bút, nhưng nó dài hơn một chút và chi tiết hơn những điều đã nói ở trên.

Một bức thư tình và thư hồi âm về sự phản đối của người đàn ông

Khi Theresa muốn chồng mình, Paul, ủng hộ mình, anh ta phản đối và có vẻ bị áp lực với yêu cầu của cô.

Paul thân yêu,

1. Sự giận hờn: Em giận vì anh phản đối lại em. Em giận rằng anh không đưa ra ý kiến giúp em. Em giận vì em luôn phải thắc mắc. Em thực sự phải làm điều đó quá nhiều với anh. Em cần sự giúp đỡ của anh.

2. Nỗi buồn: Em buồn vì anh không muốn giúp em. Em buồn vì em cảm thấy cô đơn. Em muốn làm nhiều thứ cùng một lúc. Em không có được sự đồng tìn của anh.

3. Sự sợ hãi: Em sợ phải yêu cầu sự giúp đỡ của anh. Em sợ cơn giận dữ của anh. Em sợ anh từ chối và em lại thấy bị tổn thương.

4. Sự hối tiếc: Em xin lỗi vì bực tức với anh. Em xin lỗi vì đã cằn nhằn và chỉ trích anh. Em tiếc rằng mình đã không thông cảm với anh nhiều hơn. Em xin lỗi em đã cho quá nhiều và cũng đòi hỏi anh như vậy.

5. Tình yêu: Em yêu anh. Em biết rằng anh đang cố hết sức mình. Em biết anh thực sự quan tâm đến em. Em muốn nói chuyện với anh theo cách thân mật hơn. Anh cũng là một người cha đáng yêu của con chúng ta.

Em yêu anh. Theresa.

Hồi âm:

Theresa thân yêu,

Cảm ơn em đã yêu anh nhiều đến vậy. Cảm ơn em vì đã chia sẻ cảm xúc với anh. Anh hiểu rằng anh đã làm em tổn thương khi hành động như thể là mọi yêu cầu của em là quá đòi hỏi. Anh cũng hiểu em bị tổn thương khi phản đối em. Anh xin lỗi vì không giúp em thường xuyên hơn. Em xứng đáng được nhận sự đồng tình của anh và anh muốn ủng hộ em nhiều hơn. Anh thực sự yêu em và anh cảm thấy hạnh phúc khi có em làm vợ.

Anh yêu em, Paul.

BƯỚC 3: CHIA SẺ BỨC THƯ TÌNH VÀ LÁ THƯ HỒI ÂM CỦA BẠN Việc chia sẻ những bức thư của bạn là rất quan trọng vì những lý do sau:

• Tạo cho người bạn đời một cơ hội được giúp đỡ bạn.

• Cho phép bạn hiểu mong muốn của chính mình.

• Điều này làm cho người bạn đời của bạn có ý kiến phản hồi một cách thân mật và tôn trọng hơn.

• Nó thúc đẩy sự thay đổi trong quan hệ.

• Tạo ra sự mật thiết và đam mê.

• Điều này chỉ cho người bạn đời của bạn biết điều gì là quan trọng đối với bạn và ủng hộ bạn thì sẽ thành công như thế nào.

• Nó giúp cho các cặp vợ chồng có thể tái đối thoại khi cuộc nói chuyện không thành công.

• Điều đó chỉ cho chúng ta biết làm thế nào để lắng nghe những cảm nhận phản đối một cách an toàn.

Có năm cách chia sẻ những bức thư của bạn được phác thảo dưới đây. Trong trường hợp này, cô ấy đã viết thư và cách thức này có lợi ích như thể anh ta đã làm điều đó.

1. Anh ấy đọc to cả hai bức thư khi cô ta hiện diện. Sau đó anh ôm cô ấy vào lòng và trao lời đáp lại yêu thương của chính mình vì hiểu rằng đó là điều cô muốn lắng nghe.

2. Cô ta đọc to cả hai bức thư cho anh ta nghe. Và anh ta vẫn hành động như vậy.

3. Trước tiên anh ta đọc lớn bức thư hồi âm cho cô gái nghe. Sau đó lại đọc bức thư tình của cô. Người đàn ông sẽ dễ dàng hơn nhiều khi lắng nghe cảm xúc của đối phương, anh ta sẽ biết đáp lại như thế nào. Hãy cho người đàn ông biết những gì yêu cầu ở anh ta. Anh ta sẽ không cảm thấy hoang mang nhiều lắm khi biết những gì yêu cầu ở anh ta. Sau khi anh ta đọc bức thư tình của cô ấy, anh ta sẽ ôm cô ấy vào lòng và trao cho cô những gì mà cô ấy mong muốn ở anh.

4. Trước tiên cô ấy sẽ đọc bức thư hồi âm của mình cho anh ta nghe. Sau đó cô lại đọc bức thư tình lên. Cuối cùng anh ta cũng hành động tương tự.

5. Cô ấy đưa những bức thư của mình trao cho anh ta để anh ta đọc chúng riêng trong vòng 24 tiếng. Sau đó anh ấy sẽ cảm ơn cô ta vì đã viết những bức thư đó đồng thời trao cho cô ta những điều cô mong muốn.

Phải làm gì nếu người bạn đời của bạn không hồi âm lại theo cách yêu thương thân mật

Dựa trên những kinh nghiệm từng trải trong quá khứ cho thấy một số người gặp nhiều khó khăn khi nghe những bức thư tình. Trong trường hợp này họ không hy vọng là sẽ đọc chúng. Thậm chí khi người bạn đời muốn nghe một bức thư thôi thì họ cũng không thể đáp lại đúng cách đầy âu yếm. Hãy lấy trường hợp Paul và Theresa làm ví dụ.

Nếu Paul không cảm thấy yêu thương hơn sau khi anh ta lắng nghe bức thư của người bạn đời, đó là bởi vì anh ta không thể đáp lại tình yêu vào thời điểm đó. Nhưng sau này, suy nghĩ của anh ta sẽ thay đổi.

Khi đọc những bức thư này, người đàn ông có thể cảm thấy phải chịu đựng cơn giận dữ và đau đớn cuối cùng cũng trở nên bảo thủ. Những lúc này, anh ta cần có thời gian suy nghĩ về những điều mà mình đã được nghe.

Đôi khi một người nghe một bức thư tình chỉ bằng thái độ giận dữ, phải mất một lúc họ mới có thể hiểu được tình yêu. Sau khoảng thời gian đó anh ta sẽ đọc lại và sẽ cảm thấy hối hận và yêu thương đặc biệt. Trước khi tôi đọc một bức thư tình của vợ mình, tôi đọc lời yêu thương trước nhất và rồi mới đọc cả lá thư.

Nếu một người đàn ông thấy buồn sau khi đọc thư, anh ta cũng có thể hồi âm bức thư đó, cho phép anh ta tìm hiểu những cảm xúc đang tới. Tôi không thể biết điều gì đang làm tôi phiền muộn cho đến khi vợ tôi chia sẻ thư tình với mình, và đột nhiên tôi có cảm xúc viết thư. Bằng cách này, tôi có thể tìm lại tình yêu của mình và lắng nghe tâm sự của cô ấy.

Nếu người đàn ông ngay lập tức không thể đáp lại tình yêu, anh ta cần biết rằng mọi thứ đều ổn cả và điều này không đáng bị chê trách. Người bạn đời của anh ta cần phải hiểu và chấp nhận yêu cầu của chồng mình để suy nghĩ về mọi thứ trong giây lát. Có lẽ là để ủng hộ người bạn đời, anh ta có thể nói một điều như sau: “Cảm ơn em vì đã viết bức thư này. Anh muốn có một khoảng thời gian để suy nghĩ về nó và chúng ta sẽ nói chuyện sau”. Điều quan trọng là anh ta không bộc lộ ý kiến phản đối bức thư đó. Việc chia sẻ những bức thư cần có một khoảng thời gian đúng lúc.

Tất cả những lời gợi ý trên áp dụng cho cả nữ giới. Tôi muốn khuyên rằng những cặp vợ chồng nên đọc những bức thư mà họ viết cho nhau nghe, công việc này rất hiệu quả bởi vì nó giúp cho họ biết lắng nghe đối phương. Đây là kinh nghiệm cho cả hai giới và hãy nhìn nhận những điều phù hợp với bạn.

THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG BỨC THƯ TÌNH

Việc chia sẻ những bức thư tình có thể gây sự sợ hãi, ngượng ngùng. Một người đang viết những cảm xúc thực của chính mình thường sẽ cảm thấy bị tổn thương. Nếu người bạn đời của họ bác bỏ, điều này có thể rất đau đớn. Mục đích của việc chia sẻ những bức thư là để cởi mở tấm lòng sao cho những đôi vợ chồng có thể gần nhau hơn. Nó sẽ có hiệu quả nếu tiến trình này được tiến hành an toàn. Những người nhận được thư tình cần phải tôn trọng tâm trạng của người viết thư. Nếu họ không ủng hộ thật sự và tôn trọng thì họ không xứng đáng để lắng nghe những điều đó.

Cần phải thực hiện việc chia sẻ những bức thư với một ý nghĩ đúng đắn theo tinh thần của hai lời phát biểu sau:

Sự bày tỏ mục đích muốn viết và chia sẻ một bức thư tình

Tôi đã viết bức thư này để tìm thấy những cảm xúc đích thực và trao cho bạn tình yêu mà bạn xứng đáng được nhận. Với tư cách là một phần của quá trình đó, tôi muốn chia sẻ với bạn những cảm xúc phủ định trong lòng mình, những điều mà tôi ấp ủ bấy lâu.

Sự thông cảm của bạn sẽ giúp tôi cởi mở tấm lòng và tiếp tục công việc của chính mình. Tôi tin rằng bạn thực sự quan tâm và đáp lại tình cảm của chính mình theo cách tốt nhất bạn có thể.

Tôi đánh giá cao tấm lòng của bạn đã lắng nghe và ủng hộ tôi. Thêm vào đó tôi hy vọng là bức thư này sẽ giúp bạn thấu hiểu được mong muốn, nhu cầu và ước mơ của chính mình.

Còn người đang nghe bức thư này lại cần phải tìm hiểu tinh thần của sự bày tỏ sau:

Bày tỏ ý định muốn lắng nghe một bức thư

Tôi hứa sẽ làm hết sức mình để hiểu được giá trị cảm xúc của bạn, để chấp nhận những điểm khác biệt của chúng ta, để tôn trọng yêu cầu của bạn như thể là tôi làm cho chính mình. Và tôi đánh giá cao rằng bạn đã cố gắng hết sức mình để truyền đạt tình yêu của bạn. Tôi xin hứa sẽ lắng nghe và không chỉnh sửa hay từ chối cảm xúc của bạn. Tôi hứa sẽ tiếp nhận và không cố thay đổi bạn. Tôi sẵn sàng lắng nghe bởi vì tôi thật sự quan tâm và tin rằng chúng ta có thể giải quyết công việc này.

Vài lần đầu tiên khi bạn thực hành phương pháp viết thư, sẽ chắn chắn hơn nếu bạn thực sự đọc to những lời bày tỏ này. Chúng sẽ giúp bạn ghi nhớ sẽ tôn trọng cảm xúc người bạn đời của mình và đáp lại bằng sự yêu thương và thận trọng.

NHỮNG BỨC THƯ TÌNH NGẮN GỌN

Nếu bạn buồn và không có đủ 20 phút để viết thư tình, bạn có thể viết một bức thư ngắn gọn. Mất khoảng 3 đến 5 phút và nó rất hữu ích. Đây là một vài ví dụ:

Max thân yêu,

1. Em giận vì anh trễ hẹn!

2. Em buồn vì anh đã lãng quên em.

3. Em sợ rằng anh không thực sự quan tâm đến em.

4. Em xin lỗi là em đã sao lãng.

5. Em yêu anh và em tha thứ cho anh vì trễ hẹn. Em biết anh thực sự yêu em. Cảm ơn anh vì đã cố gắng.

Yêu anh, Sandie.

Henry thân yêu,

1. Em giận rằng anh đã quá mệt mỏi. Em giận rằng anh chỉ mải xem tivi.

2. Em buồn vì anh không nói chuyện với em.

3. Em sợ rằng chúng ta sẽ đi về hai phía. Em sợ em đã làm cho anh giận dữ.

4. Em xin lỗi vì đã bác bỏ anh trong bữa cơm tối nay. Em xin lỗi anh vì đã trách anh vì những vấn đề của hai ta.

5. Em mong nhớ tình yêu của anh. Anh có thể dành cho em 1 giờ đêm nay và anh có thể ngay lập tức chia sẻ với em những điều tiếp tục xảy ra trong cuộc đời của mình được không?

Yêu anh, Lesley.

Tái bút: Điều em muốn lắng nghe ở anh là:

Lesley yêu quí,

Cám ơn em vì đã viết thư cho anh bày tỏ cảm xúc của chính mình. Anh hiểu rằng em rất nhớ anh. Đêm nay chúng ta có khoảng thời gian đặc biệt giữa 8h và 9h.

Yêu em, Henry.

THỜI ĐIỂM ĐỂ VIẾT NHỮNG LÁ THƯ TÌNH

Thời điểm thích hợp để viết những bức thư tình là bất kì khi nào bạn cảm thấy chán nản và muốn cảm thấy thoải mái hơn. Dưới đây là một số cách thông thường mà bạn có thể tham khảo để viết những lá thư tình.

1. Viết thư tình cho một người bạn thân.

2. Viết thư tình cho một người bạn, một đứa trẻ hay một thành viên trong gia đình bạn.

3. Thư tình cảm gửi cho một khách hàng hay một đồng nghiệp. Thay cho cau anh yêu em ở cuối thư. Bạn có thể lựa chọn những câu kiểu như: “Tôi đánh giá cao”, và “Tôi tôn trọng”. Trong hầu hết các tình huống, tôi không ủng hộ việc chia sẻ bức thư này.

4. Thư tình dành cho chính bản thân bạn.

5. Thư tình cảm dành cho Chúa Trời hay Đấng Tối Cao. Hãy chia sẻ những nỗi ưu phiền của bạn trong cuộc sống này và hãy cầu xin Người giúp đỡ.

6. Thư tình yêu hoán đổi vai trò nếu bạn thấy khó tha thứ cho một ai đó. Gỉa vờ là họ trong vài phút, hãy viết một lá thư tình với tư cách là bản thân họ rồi gửi cho chính bạn. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì bạn trở nên độ lượng một cách nhanh chóng.

7. Thư cho quỷ dữ. Nếu bạn thực sự thấy buồn chán, những cảm xúc của bạn lại rất ích kỉ và đáng lên án, thì bạn hãy trút hết những cảm xúc ấy vào một bức thư, sau đó đốt luôn bức thư áy đi. Đừng trông mong gì vào việc đối phương sẽ đọc được lá thư ấy nếu như cả hai người đều có thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực và cả hai đều sẵn sàng làm việc này. Trong tình huống đó, ngay cả những bức thư dành cho quỷ cũng tỏ ra rất hữu ích.

8. Thư tình hoán đổi vị trí. Khi cuộc sống hiện tại khiến bạn cảm thấy chán nản và bạn luôn hoài niệm về những cảm xúc mơ hồ thời thơ bé, hãy tưởng tượng bạn có thể quay ngược thời gian và viết một lá thư cho cha hoặc mẹ của bạn để chia sẻ tâm tư của mình cũng như nhờ họ giúp đỡ.

LÍ DO KHIẾN CHÚNG TA CẦN VIẾT NHỮNG LÁ THƯ TÌNH

Khi chúng ta đọc xong cuốn sách này, ta sẽ hiểu rằng đối với nữ giới, việc chia sẻ những cảm xúc của họ cũng như việc cảm thấy được quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng từ phái người đàn ông, là điều cực kì quan trọng. Đối với người đàn ông, thì sự chấp nhận và lòng tin của người đàn bà cũng quan trọng như thế. Rắc tối lớn nhất trong các mối quan hệ xảy ra khi người đàn bà chia sẻ những cảm xúc buồn của họ mà kết quả thì người đàn ông lại cảm thấy họ không được yêu thương.

Đối với người đàn ông, thì những cảm xúc tiêu cực của người đàn bà có vẻ như là sự chỉ trích, trách móc, khắt khe và phẫn nộ. Một người đàn ông hắt hủi những cảm xúc đó của người đàn bà, thì cô ta sẽ cảm thấy người đàn ông không yêu thương mình. Sự thành công trong mỗi mối quan hệ chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố. Việc chờ đợi sự giãi bày hoàn mĩ là một điều phi thực tế. Cũng may, giữa hiện thực và sự hoàn mĩ không còn chỗ trống dành cho sự tăng trưởng.

Những mong muốn phải mang tính thực tế

Mong chờ sự giãi bày diễn ra suôn sẻ là một điều phi thực tế vì có một vài cảm xúc cực kì khó bộc lộ mà lại không làm tổn thương đến người nghe. Ngay cả những cặp có nhiều mối quan hệ tình cảm lí tưởng thì đôi khi cũng tỏ ra băn khoăn không biết nên giãi bày cảm xúc như thế nào cho có hiệu quả đối với cả hai. Thực sự mà nói, thấu hiểu quan điểm của người khác là điều cực kì khó khăn, đặc biệt là khi anh ta hoặc cô ta lại chẳng thèm đả động gì đến những chuyện mà bạn muốn nghe. Cũng rất khó tôn trọng quan điểm của người khác một khi tình cảm của bạn đang bị tổn thương.

Có rất nhiều đôi đã nghĩ lầm rằng việc họ thiếu khả năng giãi bày cảm xúc một cách thành công đồng nghĩa với chuyện họ yêu nhau chưa đủ. Tất nhiên tình yêu có nhiều cách để giãi bày nhưng kĩ năng giãi bày còn quan trọng hơn nhiều. Cũng may kĩ năng này có thể học được.

Học cách giao tiếp như thế nào

Trong nhiều thế hệ trước đây, cái gọi là thổ lộ lòng mình thường bị coi là chạy trốn những cảm xúc tiêu cực. Chuyện này diễn ra cũng khá thường xuyên cứ như thể những cảm xúc tiêu cực này là một điều gì đó ủy mị, đáng xấu hổ và nên được giữ kín.

Ở các gia đình ít hiểu biết hơn, thì những điều bị cho là bộc lộ tình cảm bao gồm cả việc giả vờ hay viện cớ vào những cảm xúc tiêu cực thông qua những hình phạt về mặt thể xác như những lời chỉ trích, măng chửi, đánh đòn, quất bằng roi và tất cả những kiểu lạm dụng lời nói… Tất cả đều vì mục đích giúp lũ trẻ học được những điều hay lẽ phải thông qua những điều sai trái.

Nếu cha mẹ chúng ta học được cách giãi bày tình cảm mà chẳng cần kìm nén những cảm xúc tiêu cực, khi còn nhỏ, chúng ta đã rất an tâm để có thể khám phá và phát hiện những cảm xúc cũng như những phản ứng tiêu cực của bản thân mình thông qua việc làm đi làm lại và tiếp tục mắc lỗi. Và thông qua những lần giãi bày tình cảm tích cực, hẳn là chúng ta sẽ rút ra được cách giãi bày tình cảm một cách thành công nhất là đối với những cảm xúc khó diễn tả. Kết quả của 18 năm liên tục thử nghiệm và thất bại, dần dần chúng ta cũng đúc rút được kinh nghiệm để bộc lộ cảm xúc của mình một cách tôn trọng và đánh giá cao người nghe. Nếu như tình huống này đã xảy ra, thì chúng ta cũng chẳng cần đến kĩ thuật viết thư tình làm gì.

Giá như quá khứ của chúng ta mà khác

Giá như quá khứ của chúng ta mà khác, thì chúng ta sẽ quan sát một cách thành công và lắng nghe chăm chú xem mẹ ta giãi bày và bộc lộ những nỗi bực dọc, thất vọng của bà như thế nào. Hàng ngày chúng ta cũng quan sát được cách cha mình yêu thương và thấu hiểu mẹ những thứ mà bà cần từ phía người chồng thân yêu của mình. Chúng ta sẽ thấy mẹ tin tưởng cha và chia sẻ những cảm xúc của bà một cách cởi mở mà chẳng hề phản đối và buộc tội ông. Chúng ta cũng sẽ hiểu ra được làm thế nào để một người dù chán nản nhưng không hề xa lánh người khác thông qua những biểu hiện như đánh mất lòng tin, kìm hãm cảm xúc, trốn tránh, bất đồng về tình cảm hoặc là lạnh nhạt thờ ơ.

Qua 18 năm trưởng thành trong gia đình, chúng ta dần dần có thể làm chủ được cảm xúc chỉ khi chúng ta làm chủ được những họat động khác như đi dạo, làm toán. Giãi bày tình cảm cũng là một kĩ năng yêu cầu bạn phải học hỏi giống như chuyện đi dạo, nhảy xa, hát hò, đọc sách và cân đối chuyện tiền nong chi tiêu.

Nhưng điều này lại không hề xảy ra theo đúng cách đó đối với hầu hết chúng ta. Thay vào đó, chúng ta lại dùng 18 năm ấy để học lấy cách giãi bày thất bại. Bởi vì chúng ta thiếu sự dạy dỗ, chỉ bảo về cách giãi bày tình cảm. Việc giãi bày tình cảm quả thực là một nhiệm vụ khó khăn và dường như không thể thực hiện được nhất là khi ai đó trong số chúng ta cũng đều có nhiều tình cảm tiêu cực.

Để có thể nhận thức điều này khó đến mức nào, hãy cân nhắcn kĩ lưỡng câu trả lời cho những câu hỏi sau:

1. Khi bạn cảm thấy tức giận hay phẫn nộ, bạn sẽ bộc lộ cảm xúc này như thế nào nếu như hồi nhỏ cha mẹ bạn hoặc là hay cãi lộn hoặc là cùng nhau né tránh việc tranh cãi.

2. Bạn sẽ làm như thế nào để khiến lũ trẻ chịu lắng nghe mà bạn không cần gào thét hay trừng phạt chúng, nếu như cha mẹ bạn vẫn thường gào thét và phạt bạn để duy trì quyền kiểm sóat của họ.

3. Bạn sẽ yêu cầu người khác giúp đỡ bạn như thế nào nếu như hồi nhỏ bạn liên tục cảm thấy bị phớt lờ và thất vọng.

4. Bạn mở lòng và chia sẻ những cảm xúc của mình như thế nào nếu như bạn ngại người ta từ chối bạn.

5. Bạn sẽ nói chuyện với đối phương như thế nào đây nếu như bạn căm thù họ.

6. Bạn sẽ nói câu “Tôi xin lỗi” như thế nào đây nếu như hồi nhỏ bạn rất hay mắc lỗi lầm.

7. Bạn có thể chấp nhận những lỗi lầm của bản thân như thế nào đây nếu như bạn ngại sự trừng phạt và sự từ chối.

8. Bạn có thể bộc lộ cảm xúc của bạn như thế nào đây nếu như người ta liên tục từ chối và mắng mỏ vì bạn hay buồn và hay khóc.

9. Bạn định yêu cầu điều bạn muốn như thế nào nếu hồi nhỏ người ta liên tục đổ lỗi cho bạn mỗi khi bạn muốn yêu cầu thêm điều gì đó.

10. Làm thế nào để bạn có thể hiểu được những điều bạn đang cảm nhận, nếu như mẹ của bạn không có thời gian, sự kiên trì để hỏi xem bạn cảm thấy ra sao hay điều gì đang khiến bạn bận tâm.

11. Làm thế nào để bạn có thể chấp nhận những nhược điểm của cha mẹ, nếu như hồi nhỏ bạn luôn phải cố tỏ ra hoàn hảo để xứng đáng với tình yêu.

12. Làm thế nào để bạn có thể lắng nghe nỗi niềm của người khác nếu như chẳng có ai buồn lắng nghe nỗi niềm của bạn.

13. Làm thế nào để bạn có thể tha thứ cho người khác nếu như chẳng ai làm thế với bạn.

14. Bạn sẽ khóc như thế nào và hàn gắn nỗi niềm ra sao nếu như hồi nhỏ người ta liên tục yêu cầu bạn không được khóc, “Khi nào thì mày mới lớn đây hả?” hay “Chỉ có bọn con nít mới khóc thôi”.

15. Làm thế nào để bạn có thể cảm nhận thấy nỗi thất vọng của đối phương nếu như hồi nhỏ bạn phải nhận lỗi với mẹ mặc dù trước đó bạn hiểu rất rõ rằng bạn chẳng có tội tình gì cả.

16. Làm thế nào để bạn có thể hiểu được cơn thịnh nộ của đối phương nếu như hồi nhỏ cha mẹ bạn vẫn thường trút hết giận dữ lên đầu bạn thông qua việc quát tháo và trách móc bạn.

17. Làm thế nào để bạn có thể mở rộng tấm lòng và tin tưởng vào đối phương nếu như người đầu tiên bạn rất tin tưởng một cách hồn nhiên lại quay lại lừa dối bạn ở một phương diện nào đó.

18. Bạn sẽ giãi bày cảm xúc của mình một cách tình cảm và tôn trọng người khác như thế nào đây nếu như bạn không có 18 năm luyện tập mà không hề gặp phải sự đe dọa sẽ bị từ chối hay xa lánh nào.

Câu trả lời cho tất cả 18 tình huống trên đều giống nhau: Có thể học cách giãi bày tình cảm nhưng chúng ta cần phải thực hiện một cách có hiệu quả. Chúng ta phải bù lại 18 năm sao nhãng kia. Cha mẹ chúng ta có hoàn mĩ đến đâu đi chăng nữa cũng không thành vấn đề, vì có ai thực sự hoàn mĩ đâu. Nếu như bạn gặp rắc rối khi giãi bày tình cảm, chuyện này không phải là lời nguyền hay lỗi của đối phương. Chỉ đơn giản là bạn rèn luyện vẫn chưa đủ và còn thiếu sự an toàn để luyện tập.

Khi đọc những câu hỏi trên đây, bạn có thể trào dâng nhiều cảm xúc. Đừng lãng phí cơ hội đặc biệt này để có thể hàn gắn những cảm xúc của chính bạn. Ngay bây giờ hãy viết cho cha hoặc mẹ bạn một lá thư thật tình cảm. Đơn giản bạn chỉ cần cầm lấy một chiếc bít, vài ba tời giấy và bắt đầu bộc lộ cảm xúc của mình, hãy nhớ phải sử dụngthể thư thật tình cảm. Giờ thì hãy thử ngay đi và bạn sẽ rất ngạc nhiên với kết quả cho mà xem.

THỔ LỘ TOÀN BỘ SỰ THẬT

Những bức thư tình rất có hiệu quả vì chúng giúp bạn thổ lộ toàn bộ sự thực. Chỉ mới khám phá một phần cảm xúc trong con người bạn thì cũng không thể đem lại hiệu quả hàn gắn như mong muốn.

1. Giận dữ không thể giúp bạn được điều gì. Nó chỉ có thể khiến bạn cáu kỉnh hơn, bạn càng chìm sâu vào cơn giận, bạn sẽ càng trở nên thất vọng hơn.

2. Chỉ riêng việc sợ hãi thậm chí cũng khiến bạn sợ hãi hơn.

3. Khóc lóc hàng tiếng đồng hồ cũng chỉ có thể làm bạn cảm thấy trống rỗng và mệt nhoài nếu như bạn chưa bao giờ vượt qua được nỗi buồn.

4. Nuối tiếc mà không thông suốt có thể khiến bạn cảm thấy có tội và xấu hổ thậm chí còn gây hại cho bản thân bạn.

5. Cố tỏ ra lúc nào cũng vui vẻ để che giấu đi những cảm xúc tiêu cực của chính mình sẽ khiến bạn trở nên tê liệt và vô cảm.

Những bức thư tình phát huy công dụng vì chúng hướng dẫn cho bạn cách viết hết ra toàn bộ sự thực về cảm xúc. Để hàn gắn được những vết thương ở nội tâm, chúng ta cần cảm nhận được một trong 4 biểu hiện cơ bản của nỗi đâu tinh thần. Đó là sự giận dữ, sự buồn rầu, nỗi sợ hãi và cả sự căm giận.

Tại sao những bức thư tình lại phát huy công dụng

Thông qua một trong 4 cấp độ của nỗi đau tinh thần, thì nỗi đau của chúng ta sẽ được giải tỏa. Chỉ viết ra một hoặc hai cảm xúc của mình thì cũng chẳng có tác dụng gì. Bởi vì nhiều phản ứng tình cảm tiêu cực của chúng ta không phải là cảm xúc thực sự nhưng lại là cơ chế phòng thủ mà chúng ta đã vô hình dùng để trốn chạy nhiều cảm xúc thực của mình.

Ví dụ như:

1. Nhìn chung thì những người dễ cáu giận thường cố che đậy nỗi đau, nỗi buồn của họ, nỗi sợ hãi hay sự ân hận của mình. Khi họ cảm nhận thấy được những tình cảm dịu dàng, thì cơn giận dữ sẽ tiêu tan và họ sẽ sống tình cảm hơn.

2. Nhìn chung những người dễ khóc thường dễ nóng nảy. Nhưng nếu chúng ta giúp bộc lộ hết cơn giận, họ sẽ sống vui vẻ và tình cảm hơn.

3. Nhìn chung những người hay sợ hãi cần phải bộc lộ được cơn giận dữ sau đó thì nỗi ám ảnh sẽ biến mất.

4. Nhìn chung những người hay nuối tiếc và hay cảm thấy mình có tội thì cần phải cảm nhận và bộc lộ ra hết nỗi đau và cơn giận dữ của mình trước khi họ biết cách tôn trọng lấy bản thân – điều họ xứng đáng nhận được.

5. Nhìn chung những người sống tình cảm lại thường hay băn khoăn vì sao mình lại thất vọng và hay lãnh cảm thì họ nên hỏi bản thân câu hỏi này “Nếu mình thất vọng và giận dữ về một điều gì đó, thì điều ấy là gì?”. Hãy viết ra những câu trả lời. Điều này có thể giúp họ đến được với những cảm xúc bị che đậy đằng sau sự thất vọng và lãnh cảm. Những bức thư tình có thể được sử dụng trong tình huống này.

Làm thế nào để cảm xúc này có thể che đậy được những cảm xúc khác

Sau đây là một vài ví dụ về việc đàn bà và đàn ông lạm dụng những tình cảm tiêu cực của họ như thế nào, để tránh né và che giấu đi nỗi đau thực sự của họ. Hãy nhớ rằng quá trình này là quá trình vô thức. Chúng ta thường không ý thức được rằng quá trình này đang diễn ra.

Hãy suy xét một chút những câu hỏi sau đây:

• Bạn đã bao giờ mỉm cười hay chưa khi bạn đang thật sự giận dữ?

• Bạn đã bao giờ cố tình giận dữ khi trong lòng thật ra bạn đang e ngại?

• Bạn có cười và nói dối không khi bạn buồn và bị tổn thương?

• Bạn có bao giờ vội vã đổ tội cho người khác khi bạn thấy mình có tội hoặc sợ sệt?

Biểu đồ sau đây sẽ chỉ rõ đàn ông và đàn bà thường chối bỏ những cảm xúc thực sự của mình như thế nào. Tất nhiên không phải mọi người đàn ông đều đúng với sự mô tả dành cho nam giới cũng như không phải tất cả đàn bà đều đúng với sự mô tả dành cho nữ giới. Biểu đồ này chỉ cho chúng ta biết cách chúng ta duy trì những cảm xúc xa lạ thay vì những cảm xúc thực sự.

NHỮNG CÁCH MÀ CHÚNG TA CỐ CHE GIẤU CẢM XÚC THỰC CỦA MÌNH

Đàn ông che đậy những nỗi đau của họ như thế nào (Nhìn chung quá trình này là vô thức):

1. Đàn ông có thể dùng cơn giận dữ để che khuất nỗi buồn, sự đau đớn, sự chán chường, tội lỗi và cả sự sợ hãi.

2. Đàn ông trưng dụng sự bàng quan và sự nản chí như một cách để che lấp sự giận dữ.

3 .Đàn ông dùng cảm giác bực dọc như một phương tiện để che đậy cảm giác bị tổn thương

4. Đàn ông có thể dùng cơn giận dữ và chính trực của mình như một phương thức để che lấp cảm giác sợ hãi hoặc cảm giác không chắc chắn.

5. Đàn ông có thể cảm thấy xấu hổ để che giấu đi sự giận dữ và sự đau khổ.

6. Đàn ông có thể sử dụng sự im lặng như một phương thức để che đậy sự giận dữ, nỗi sợ hãi, nỗi thất vọng, sự nhụt chí và thất vọng.

7. Đàn ông có thể sử dụng sự tự tin để che đậy cảm giác không phù hợp.

8. Đàn ông có thể dùng tính hiếu chiến để che lấp cảm giác e ngại.

Đàn bà che đậy những nỗi đau của họ như thế nào (Nhìn chung quá trình này là vô thức):

1. Đàn bà có thể dùng sự quan tâm và lo lắng như một cách để che đậy những cảm xúc giận dữ, tội lỗi, nỗi sợ hãi và sự thất vọng.

2. Đàn bà có thể rơi vào tình trạng lúng túng như một phương thức để che lấp cơn giận dữ, sự nóng nảy và nỗi bực dọc.

3. Đàn bà thường sử dụng cảm giác buồn rầu như một cách thức để cje giấu sự bối rôi, cơn giận dữ, nỗi đau, sự buồn bã và cả sự ân hận.

4. Đàn bà có thể sử dụng nỗi sợ hãi như một phương thức che đậy cơn giận dữ, nỗi đau, sự buồn bã và cả sự ân hận.

5. Đàn bà sử dụng nỗi đau khổ để che lấp cảm giác giận dữ và sợ hãi.

6. Đàn bà có thể sử dụng niềm hi vọng như một cách thức để che giấu cơn giận dữ, nỗi buồn rầu và sự đau khổ.

7. Đàn bà có thể sử dụng niềm hi vọng và biết ơn để che lấp nỗi buồn và thất vọng.

8. Đàn bà có thể sử dụng tình yêu và cả sự khoan dung để che đậy cảm giác đau khổ và giận dữ.

HÀN GẮN NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

Thấu hiểu và chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của người khác là rất khó nếu như người ta không nghe thấy và ủng hộ những cảm xúc của bạn. Bạn càng có thể hàn gắn những cảm xúc mông lung trong tuổi thơ bao nhiêu thì bạn càng có thể chia sẻ và lắng nghe cảm xúc của đối phương một cách có trách nhiệm bấy nhiêu mà không hề bị tổn thương, mất kiên nhẫn, bực dọc hay là chán nản.

Bạn càng kìm nén nỗi đau nội tâm của bạn bao nhiêu thì bạn càng phải chịu đựng khi lắng nghe những cảm xúc của người khác bấy nhiêu. Nếu bạn cảm thấy mất kiên nhẫn và không thể độ lượng với người khác khi họ bộc lộ những cảm xúc rất trẻ con, thì đây chính là dấu hiệu chỉ ra bạn cư xử như thế nào đối với bản thân bạn.

Để có thể tự rèn luyện bản thân, chúng ta cần phải kiểm soát được bản thân. Chúng ta phải ý thức được rằng bên trong mỗi chúng ta có một con người tình cảm rất dễ buồn ngay cả khi chẳng có lí do gì phải buồn rầu cả. Chúng ta phải tách biệt được phần tình cảm đó ra và chúng ta sẽ trở thành chủ thể đối với phần đó. Chúng ta cầm phải tự hỏi bảm thân “Có chuyện gì vậy? Bạn đau khổ sao? Bạn đang cảm thấy điều gì? Chuyện gì đã xảy ra mà bạn thất vọng vậy? Điều gì khiến bạn buồn vậy? Bạn ngại điều gì? Bạn muốn điều gì?”

Nếu chúng ta biết lắng nghe những cảm xúc của mình một cách yêu thương thì những cảm xúc ấy sẽ được hàn gắn một cách khá kì diệu và chúng ta cũng có thể xử xự với các tình huống khác một cách thân thương và tôn trọng hơn. Bằng việc thấu hiểu được những cảm xúc rất thơ dại của bản thân, chúng ta dần dần mở được cánh cửa để tình yêu thương tràn ngập vào lời nói của ta.

Nếu như hồi nhỏ người ta luôn luôn lắng nghe và đánh giá những cảm xúc nội tâm của chúng ta, thì khi trưởng thành chúng ta sẽ không bị mắc kẹt vào giữa những cảm xúc tiêu cực. Nhưng hầu hết mọi người đã không khích lệ chúng ta theo cách này khi chúng ta còn nhỏ, vậy nên chúng ta phải tự làm điều này cho bản thân.

Quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến bạn trong hiện tại

Chắc chắn là những cảm xúc tiêu cực đã từng dày vò bạn. Đây là một số cách thông thường mà những cảm xúc mơ hồ hồi bé có thể ảnh hưởng đến chúng ta ở hiện tại, khi chúng ta phải đối mặt với sự căng thẳng của người trưởng thành.

1. Khi có một điều gì đó nản lòng, chúng ta vẫn bị kẹt trong những cảm giác giận

dữ, bực mình, thậm chí ngay cả khi phần người lớn mách bảo chúng ta nên bình tĩnh, yêu thương và hòa hợp.

2. Khi có một điều gì đó rất thất vọng, chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong cảm giác buồn rầu, đau đớn, thậm chí ngay cả khi phần người lớn mách bảo chúng ta nên thông cảm, hạnh phúc và hi vọng.

3. Khi có một điều gì đó buồn phiền xảy ra, chúng ta vẫn còn bị kẹt trong nỗi sợ hãi và lo lắng, thậm chi ngay cả khi phần người lớn mách bảo rằng chúng ta nên cảm thấy an toàn, tự tin và biết ơn.

4. Khi có một điều gì đó lúng túng, chúng ta vẫn bị mắc trong nỗi nuối tiếc và xấu hổ thậm chí ngay cả khi phần người lớn mách bảo rằng chúng ta nên yên tâm, vui vẻ.

Giữ kín cảm xúc của bạn nhờ chất kích thích

Khi trưởng thành, nhìn chung chúng ta đều cố gắng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực này thông qua việc che đậy chúng. Và chúng ta cũng thường sử dụng chất kích thích để giữ kín cảm giác đau khổ và cả những nhu cầu không được đáp ứng. Sau mỗi cốc rượu, nỗi đau có thể tan biến được phút chốc. Nhưng sau đó nó lại quay trở về.

Mỉa mai thay, chính hành động che đậy những cảm xúc tiêu cực lại đem đến cho chúng ta sức mạnh để kiểm soát được cuộc sống của mình. Bằng việc lắng nghe và nuôi dưỡng những cảm xúc nội tâm, chúng ta dần dần đánh mất cả sự tự chủ.

Mỉa mai thay, chính hành động che đậy những cảm xúc tiêu cực lại đem đến cho chúng ta sức mạnh để kiểm soát được cuộc sống của mình.

Khi chúng ta buồn bã, tất nhiên là chúg ta không thể giãi bày tình cảm hiệu quả như mong muốn. Vào chính những thời điểm như vậy, những cảm xúc mơ hồ trong quá khứ lại quay về. Những cảm xúc ấy giống như một đứa trẻ cứ như thể chưa bao giờ được phép hờn dỗi thì giờ đây lại được phép để rồi một lần nữa lại bị kìm nén.

Những cảm xúc hồi nhỏ của chúng ta có sức mạnh kiểm soát chúng ta bằng cách hạn chế sự nhận thức chín chắn và ngăn cản sự giãi bày tình cảm. Cho đến khi chúng ta lắng nghe thật chăm chú những cảm xúc dường như không có lí trí này của quá khứ (Điều này dường như đã xâm nhập vào trong cuộc sống của chúng ta, trong khi phần lớn ta lại cần đến sự minh mẫn), chúng sẽ cản trở sự giãi bày tình cảm của chúng ta.

Bí quyết để giãi bày những cảm xúc khó diễn rả nằm trong việc chúng ta có đủ khôn ngoan và thực lòng để lộ những cảm xúc tiêu cực bằng cách viết ra hay không nhằm giúp ta có thể nhận thức được những cảm xúc tích cực hơn. Chúng ta càng giãi bày với đối phương một cách trìu mến theo cách họ xứng đáng nhận được thì các mối quan hệ của chúng ta ngày càng tốt đẹp. Một khi bạn càng có thể chia sẻ một cách yêu thương những cảm xúc buồn bực với đối phương, thì đối phương càng dễ dàng ủng hộ bạn.

BÍ QUYẾT TỰ GIÚP ĐỠ BẢN THÂN

Viết một bức thư tình là phương thức tự giúp đỡ bản thân mình một cách tuyệt vời, nhưng nếu bạn không rèn luyện thói quen viết thư thì có thể bạn sẽ quên mất kĩ năng này. Tôi gợi ý ít nhất một tuần một lần khi có một điều gì đó làm bạn thấy phiền lòng, thì bạn hãy ngồi xuống và viết lấy một lá thư tình.

Nhưng bức thư tình rất hữu hiệu không chỉ khi bạn cảm thấy bực giận đối phương trong một mối quan hệ mà còn hữu hiệu trong bất kì tình huống nào bạn cảm thấy buông. Viết thư tình giúp bạn rất nhiều khi bạn bực tức, bất hạnh, lo lắng, thất vọng, buồn bực, mệt mỏi, bế tắc hoặc đơn giản là khi bạn căng thẳng. Bất kì khi nào bạn muốn cảm thấy thoải mái hơn, hãy viết một bức thư tình. Chuyện này không phải bao giờ cũng cải thiện được tâm trạng của bạn nhưng nó giúp bạn quay trở về đúng hướng mà bạn đang đi.

Trong cuốn sách đầu tiên của mình Những điều mà bạn cảm nhận thấy, bạn có thể hàn gắn được, tôi có đề cập toàn diện hơn về tầm quan trọng của vấn đề khám phá những cảm xúc và viết những lá thư tình. Bên cạnh đó trong những cuộc bằng Hàn gắn trái tim, tôi đã chia sẻ cùng các bạn việc hàn gắn trí tưởng tượng và cũng đưa ra những bài tập đặt nền tảng vào kĩ thuật viết thư tình để có thể vượt qua lo lắng, giải tỏa cơn giận dữ, tìm thấy đức hi sinh, yêu thương phần trẻ dại của nội tâm, và làm lành những vết thương cảm xúc trong quá khứ.

Thêm vào đó, cũng có nhiều tác giả khác đã và đang viết thêm nhiều sách lí thuyết và bài tập về đề tài này. Đọc những cuốn sách này rất quan trọng vì chúng giúp bạn nắm bắt được những cảm xúc nội tâm của mình và hàn gắn chúng. Nhưng phải nhớ rằng, nếu như bạn không để phần tình cảm trong bạn lên tiếng, thì những vết thương cảm xúc ấy không thể được hàn gắn được. Những cuốn sách này khơi nguồn cảm hứng để bạn yêu thương bản thân hơn, nhưng bằng việc lắng nghe, viết ra hết và thổ lộ bằng lời những cảm xúc của mình, dần dần bạn mới có thể thực sự yêu thương bản thân.

Những cuốn sách này khơi nguồn cảm hứng để bạn yêu thương bản thân hơn, nhưng bằng việc lắng nghe, viết ra hết và thổ lộ bằng lời những cảm xúc của mình, dần dần bạn mới có thể thực sự yêu thương bản thân.

Khi bạn rèn luyện kĩ thuật viết thư tình, bạn sẽ chiêm nghiệm ra được phần nào trong con người bạn cần tình yêu thương nhất. Bằng việc lắng nghe và khám phá những cảm xúc của mình, bạn đang giúp cho phần tình cảm trong con người bạn trưởng thành và lớn mạnh.

Khi phần tình cảm trong con người bạn nhận được tình yeu thương và cả sự thấu hiểu mà nó cần, thì dần dần bạn sẽ giãi bày tình cảm tốt hơn. Bạn sẽ có thể đáp ứng lại nhiều tình huống một cách yêu thương hơn. Thậm chí ngay cả khi chúng ta đã có kế hoạch che đậy những cảm xúc của mình và phản ứng một cách tự vệ mà không hề có tính chất tình cảm, thì chúng ta vẫn có thể tự rèn luyện bản thân. Đây là cả một niềm hy vọng to lớn.

Để có thể rèn luyện bản thân, bạn cần phải lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc mông lung chưa từng có cơ hội được hàn gắn. Phần này trong con người bạn cần được cảm nhận, lắng nghe, thấu hiểu và sau đó sẽ được hàn gắn.

Rèn luyện kĩ năng viết thư tình là một cách an toan để bạn có thể bộc lộ ra những cảm xúc mơ hồ, những cảm xúc tiêu cực và cả những mong muốn mà không hề bị chỉ trích và từ chối. Trong thực tế, việc lắng nghe những cảm xúc cũng có nghĩa là chúng ta đang xử xự một cách khôn ngoan với phàn tình cảm bên trong giống như một đứa trẻ nhỏ đang khóc trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Bằng việckhám phá toàn bộ sự thực những cảm xúc của chính mình, chúng ta đã tự cho phép mình nắm bắt được những cảm xúc đó. Thông qua cách cư xử tôn trọng và yêu thương với phần thơ dại trong con người chúng ta, những vết thương tình cảm mông lung ấy của quá khứ dần dần sẽ lành lặn.

Có nhiều người già rất sớm bởi vì họ từ chối và che giấu những cảm xúc của mình. Nhưng bên trong con người họ, nỗi đau tinh thần rất mơ hồ ây luôn trực sẵn để trào dâng, để được hàn gắn và yêu thương. Mặc dù họ có thể che đậy những cảm xúc của chính mình, nhưng nỗi đau và cả nỗi bất hạnh vẫn tiếp tục dằn vặt họ.

Giờ đây người ta đã công nhận rằng phần lớn các căn bênh về mặt thể chất đều liên quan trực tiếp đến nỗi đau tinh thần mơ hồ. Nhìn chung, khi nỗi đau cảm xúc bị dồn nén, nó sẽ trở thành nỗi đau về mặt thể xác hay sự ốm yếu và còn có thể là nguyên nhân gây ra sự chết yểu. Thêm vào đó, thì sự dồn nén, nỗi ám ảnh, và chất kích thích có tính chất hủy hoại chính là những biểu hiện của những vết thương nội tâm.

Nỗi ám ảnh thông thường của một người đàn ông cùng với sự thành công chính là nỗ lực tuyệt vọng của anh ta để chinh phục được tình yêu với hi vọng sẽ làm vơi bớt đi sự rối loạn và nỗi đau nội tâm của chính mình. Nỗi ám ảnh của mỗi người đàn bà về sự hoàn mĩ chính là nỗ lực của họ để xứng đáng với tình yêu và làm vơi bớt nỗi đau tình cảm. Bất kì điều gì chúng ta đi quá giới hạn cũng có thể trở thành một lọat những phương thức để làm tê liệt nỗi đau trong quá khứ.

Xã hội của chúng ta ngày nay tràn ngập những trò tiêu khiển nhằm giúp chúng ta trốn tránh nỗi đau của bản thân. Tuy nhiên, những bức thư tình lại giúp bạn nhìn thằng vào nỗi đau, cảm nhạn và hàn gắn nó. Bất cứ khi nào bạn viết một lá thư tình thì cũng có nghĩa là bạn đang đem đến cho phần bị tổn thương trong bạn tình yêu, sự thấu hiểu và cả sự quan tâm để chúng ta có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Sức mạnh của đời sống riêng tư

Thỉnh thoảng bằng việc ngồi một mình và viết hết ra những cảm xúc của bản thân, bạn sẽ khám phá ra những cấp độ sâu sắc hơn của cảm xúc, điều này bạn sẽ không thể cảm nhận được nếu như có mặt người khác ở đó. Để chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc hơn, đời sống riêng tư tòan diện tạo ra sự an toàn. Thậm chi ngay cả khi bạn đang
ở trong một mối quan hệ mà bạn cảm thấy có thể bộc lộ hết mọi chuyện thì tôi vẫn muốn khuyên các bạn thỉnh thoảng cũng nên viết ra những cảm xúc của mình. Ngồi một mình viết thư tình cũng rất tốt vì viết thư tạo ra một khoảnh khắc để bạn trở về với chính bản thân mà không hề phụ thuộc vào bất kì ai khác.

Tôi khuyên bạn nên cất giữ một tập san gồm những lá thư tình hay bảo quản chúng thành một tệp. Để việc viết thư tình dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo bức thư tình mẫu mà chúng tôi đã đưa ra ở phần trước của chương này. Những bức thư tình mẫu này có thể giúp bạn ghi nhớ những bước khác nhau của một bức thư tình và đưa ra một vài đoạn mở đầu khi bị mắc kẹt.

Nếu bạn có một chiếc máy tính cá nhân thì hãy đánh mẫu thư tình vào đó và dùng đi dùng lại nó. Một cách đơn gian, bạn hãy mở tệp đó ra bất kì khi nào bạn viết thư và khi bạn đã viết xong thì hãy lưu nó lại và đánh dấu bằng ngày tháng. Hãy in nó ra nếu bạn muốn chia sẻ nó với một ai đó.

Bên cạnh việc viết thư, tôi khuyên bạn nên giữ lấy một tệp riêng dành cho những lá thư. Thỉnh thoảng hãy đọc những lá thư này khi bạn không buồn bã bởi vì đó là thời khắc bạn có thể nhìn lại những cảm xúc của chính mình một cách khách quan. Sự khách quan này giúp bạn sau này có thể bộc lộ những cảm xúc buồn chán một cách thận trọng hơn. Thêm vào đó, nếu bạn đã viết một lá thư tình mà vẫn cảm thấy buồn, thì bằng việc đọc lại lá thư này có thể bạn sẽ cảm thấy khuây khỏa hơn.

Để giúp mọi người viết thư tình, khám phá và bộc lộ những cảm xúc của bản thân theo một cách riêng, tôi đã phát triển một chương trình vi tính gọi là Private Session – Phần riêng tư. Theo một cách riêng, máy tính sẽ sử dụng những hình ảnh, những bức đồ họa, những câu hỏi và những mẫu thư tình khác nhau để giúp bạn nắm bắt được những cảm xúc của bản thận. Thậm chí chương trình này còn đưa ra nhiều đoạn mở đầu nhằm giúp bạn phác thảo và bộc lộ những cảm xúc đặc biệt. Thêm vào đó, chương trình này cũng lưu giữ những bức thư của bạn và mang chúng ra đúng lúc và đọc những lá thư này có thể giúp bạn bộc lộ đầy đủ hơn những cảm xúc của bản thân.

Việc sử dụng máy tính để giúp bạn bộc lộ những cảm xúc của chính mình có thể khắc phục sự kìm nén thông thường mà mọi người thường mắc phải khi viết thư. Đàn ông thường kiên trì hơn với quá trình này và được khích lệ làm điều này hơn nếu như họ có thể ngồi một mình trước màn hình máy tính.

Sức mạnh của tình bạn

Bản thân việc ngồi một mình viết thư tình cũng có ý nghĩa hàn gắn, nhưng không thể thay thế được cho nhu cầu cần được người khác lắng nghe và thấu hiểu. Khi bạn viết một bức thư tình thì có nghĩa là ạn đang yêu thương bản thân nhưng khi bạn chia sẻ bức thư ấy với một ai đó thì có nghĩa bạn đang được người ta yêu thương. Để có thể yêu lấy bản thân mình, chúng ta cũng cần nhận được tình yêu từ phía người khác. Việc chia sẻ sự thực với người nào khác mở ra cánh cửa của tình thân mà thông qua đó tính yêu có thể ùa vào.

Để có thể yêu lấy bản thân mình, chúng ta cũng cần nhận được tình yêu từ phía người khác.

Để có thể nhận được nhiều tình yêu hơn nữa, chúng ta phải có nhiều bạn bè trong cuộc đời để có thể chia sẻ những cảm xúc của mình với họ một cách cởi mở và an toàn. Rất có ích nếu chúng ta lựa chọn được một vài người để có thể chia sẻ với họ những cảm xúc của mình và có thể tin rằng họ vẫn yêu thương bạn và không làm bạn bị tổn thương với những lời chỉ trích, buộc tội hay từ chối.

Khi bạn có thể chia sẻ với họ chuyện bạn là ai và bạn cảm thấy như thế nào, thì khi đó bạn sẽ nhận được tình yêu một cách đầy đủ. Nếu bạn có được tình cảm này, thì việc giải tỏa những cảm xúc tiêu cục như cáu giận, bực tức, sợ hãi… vân vân cũng dễ dàng hơn. Điều này không có nghĩa là bạn phải chia sẻ mọi thứ mà bạn cảm nhận và khám phá được với họ. Nhưng nếu có những cảm xúc mà bạn ngại chia sẻ, thì dần dần những nỗi sợ hãi đó cũng được hàn gắn.

Một bác sĩ chuyên khoa tâm lí hay một người bạn thân có thể là một nguồn tình cảm to lớn và có thể hàn gắn những cảm xúc của bạn nếu như bạn có thể chia sẻ những cảm xúc nội tâm và sâu kín nhất của bản thân. Nếu bạn không có một bác sĩ tâm lí thì có được một người bạn để họ đọc những lá thư của bạn thì đôi khi cũn rất có ích. Ngồi một mình viết thư sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhưng thỉnh thoảng việc chia sẻ những lá thư đó với một người quan tâm đến bạn và có thể hiểu bạn cũng là điều rất cần thiết.

Sức mạnh của tập thể

Sức mạnh giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm là một điều gì đó không thể diễn ta mà phải trải qua thì mới hiểu được. Một nhóm có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau và yêu thương lẫn nhau có thể làm được những điều kì lạ để giúp chúng ta nắm bắt dễ dàng hơn những cảm giác sâu sắc của mình. Chia sẻ những cảm xúc của mình với một nhóm thì có nghĩa là càng có nhiều người sẵn sàng yêu thương bạn. Khả năng gia tăng tình yêu ấy được nhân lên thông qua quy mô của nhóm. Ngay cả khi bạn không thổ lộ trong nhóm, thì ít ra bằng việc lắng nghe những thành viên khác trong nhóm giãi bày cảm xúc của họ một cách cởi mở và thành thực, thì nhận thức và tầm hiểu biết của bạn cũng vì thế mà được mở rộng.

Khi tôi dẫn đầu những cuộc hội thảo nhóm trên khắp đất nước, tôi liên tục chiêm nghiệm thấy những phần tình cảm thầm kín trong con người tôi cần lắng nghe và thấu hiểu. Khi mọi người đứng cạnh nhau và chia sẻ những cảm xúc thì đột nhiên tôi thấy mình nhớ tới một điều gì đó hay cảm nhận thấy một điều gì đó trong con người mình. Tôi đã dành được những nhận thức mới mẻ và có giá trị về bản thân và những người khác. Ở cuối mỗi buổi hội thảo, tôi thấy mình nhẹ nhõm hơn và yêu đời hơn.

Ở mọi nơi tôi đến, những nhóm nhỏ có tính thần giúp đỡ lẫn nhau ở hầu như mọi chủ đề thường gặp gỡ nhau hàng tuần để giúp đỡ các thành viên khác cũng như nhờ họ giúp đỡ. Sự giúp đỡ mang tính tập thể đặc biệt có ích nếu như hồi nhỏ chúng ta không cảm thấy yên tâm khi thể hiện bản thân mình trước tập thể và gia đình. Trong khi bất kì một họat động tích cực mang tính chất tập thể nào cũng đều rất hữu ích thì bản thân việc giãi bày và lắng nghe trong một tập thể có tinh thần yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau cũng mang ý nghĩa hàn gắn.

Tôi thường xuyên gặp gỡ các thành viên trong nhóm nhỏ giúp đỡ nhau dành cho đàn ông và vợ tôi – Bonnie lại hay gặp gỡ với nhóm giúp đỡ nhau dành cho phụ nữ. Việc tiếp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài củng cố to lớn mối quan hệ của chúng ta. Nó cho phép chúng ta coi người khác như nguồn giúp đỡ duy nhất. Thêm vào đo, bằng việc lắng nghe người khác chia sẻ những thành công cũng như thất bại của họ, thì những rắc rối của chúng ta phần nào cũng được hạn chế.

Dành thời gian để lắng nghe

Nếu như bạn ngồi một mình ghi chép những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân vào máy tính hay sẻ chia chúng bằng một liệu pháp tâm lí trong những mối quan hệ hay một tập thể có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, thì có nghĩa là bạn đang áp dụng một biện pháp quan trọng cho bản thân. Khi bạn dành thời gian để lắng nghe cảm xúc của bản thân, thì trên thực tế bạn đang mách bảo với phần tình cảm bên trong con người bạn rằng “Bạn rất quan trọng. Bạn xứng đáng được lắng nghe và thấu hiểu. Tôi rất quan tâm đến việc lắng nghe bạn.

Khi bạn dành thời gian để lắng nghe cảm xúc của bản thân, thì trên thực tế bạn đang mách bảo với phần tình cảm bên trong con người bạn rằng “Bạn rất quan trọng. Bạn xứng đáng được lắng nghe và thấu hiểu. Tôi rất quan tâm đến việc lắng nghe bạn.

Tôi hi vọng bạn sẽ sử dụng kĩ thuật viết thư tình này vì tôi từng chứng kiến kĩ thuật này đã thay đổi sinh mạng của hàng nghìn con người trong đó có cả bản thân tôi. Khi bạn càng viết nhiều bức thư tình thì kĩ thuật này cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Kĩ thuật này đòi hỏi phải rèn luyện, nhưng như thế cũng xứng đáng.

Khi chúng ta buồn bã, thất vọng, thất bại hay tức giận, thật khó để xử sự một cách dịu dàng, tình cảm. Khi những cảm xúc tiêu cực xuất hiện, trong chốc lát, chúng ta có xu hướng đánh mất những cảm giác tin tưởng, quan tâm, thấu hiểu, chấp nhận và tôn trọng. Những lúc như vậy, kể cả với những ý định tốt nhất thì cuộc nói chuyện cũng sẽ biến thành tranh cãi. Trong khoảnh khắc nóng giận đó, chúng ta không thể nhớ cách cư xử vừa có lợi cho đối phương vừa có lợi cho chúng ta.

Những lúc như thế, phụ nữ thường có ý định đổ lỗi cho đàn ông một cách không hiểu biết và khiến đàn ông cảm thấy tội lỗi vì hành động của mình. Thay vì ghi nhớ rằng người bạn đời của mình đang cố gắng hết sức, có thể người phụ nữ lại nghĩ về điều tồi tệ nhất và tưởng như đó là những lời chỉ trích và phật ý. Khi phụ nữ cảm thấy những cảm xúc tiêu cực dâng trào, đối với họ, xử sự một cách đáng trân trọng, chấp nhận và tin tưởng là đặc biệt khó khăn. Cô ấy không nhận ra được thái độ của mình làm phiền lòng và gây tổn thương cho người bạn đời đến mức nào.

Khi người đàn ông buồn bã, thất vọng, họ có xu hướng hay phán xét phụ nữ và những cảm xúc của phụ nữ. Thay vì ghi nhớ rằng người bạn đời của anh nhạy cảm và dễ bị tổn thương, người đàn ông lại quên béng những nhu cầu của cô ấy và tưởng rằng điều đó thật ích kỷ và thiếu sự quan tâm. Khi những cảm xúc tiêu cực dâng trào, đối với người đàn ông, xử sự một cách quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng là đặc biệt khó khăn. Anh ấy không nhận ra được thái độ tiêu cực của anh ấy đã làm tổn thương người bạn đời của mình như thế nào.

Đây là khoảng thời gian mà việc trò chuyện không có tác dụng. Thật may mắn làm sao, vẫn còn có giải pháp khác. Thay vì chia sẻ những xúc cảm của bạn với ngừoi bạn đời của mình bằng lời nói, hãy viết thư cho anh ấy hay cô ấy. Viết thư là cách để bạn lắng nghe những cảm xúc của chính mình mà không phải lo lắng sẽ làm tổn thương người bạn đời của mình. Bằng cách bộc lộ tất cả và lắng nghe những xúc cảm của bản thân mình, tự nhiên bạn sẽ trở nên bình tĩnh và tình cảm hơn. Khi đàn ông viết thư, họ trở nên quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng hơn; khi phụ nữ viết thư, họ trở nên tin tưởng, chấp nhận và trân trọng hơn.

Viết ra những cảm xúc tiêu cực của bản thân mình là một cách tuyệt vời đẻ nhận biết được bạn thật không đáng yêu đến mức nào. Với sự nhận thức rõ ràng hơn này, bạn có thể điều chỉnh cách cư xử của mình. Thêm vào đó, khi viết ra những cảm xúc tiêu cực, sự dồn dập của cảm xúc sẽ nhẹ bớt, điều đó sẽ tạo ra khoảng không cho những tình cảm tích cực dần trở lại. Khi trở nên bình tĩnh hơn, bạn có thể gặp người bạn đời của mình, nói chuyện với anh ấy hay cô ấy một cách tình cảm hơn – cách chứa đựng ít sự phán xét và buộc tội hơn. Kết quả là cơ hội được hiểu và chấp nhận của bạn sẽ nhiều hơn nhiều.

Sau khi viết thư xong, có thể bạn sẽ cảm thấy không cần nói chuyện nữa. Thay vì điều đó, có thể bạn lại rất muốn làm một cái gì đó thật tình cảm cho người bạn đời của mình. Bạn có sẻ chia những cảm xúc của mình trong bức thư hay bạn phải viết một bức thư chỉ để cảm thấy vơi bớt nhưng viết ra những cảm xúc của mình lại là một công cụ quan trọng.

Bạn có sẻ chia những cảm xúc của mình trong bức thư hay bạn phải viết một bức thư chỉ để cảm thấy vơi bớt nhưng viết ra những cảm xúc của mình lại là một công cụ quan trọng.

Thay vì viết ra những xúc cảm của mình bạn cũng có thể chọn một phương pháp tương tự diễn ra trong đầu bạn. Đơn giản chỉ là tái hiện cuộc nói chuyện để thấy được toàn bộ những gì đã xảy ra. Trong trí tưởng tượng của bạn, hãy hình dung bạn đang nói ra những gì bạn cảm nhận, suy nghĩ và mong muốn – không cần điều khiển bản thân theo bất cứ cách nào. Bằng cách tiếp tục một cuộc đối thoại trong tâm trí, thể hiện thật sự những cảm xúc trong tâm hồn bạn, bạn sẽ đột nhiên được giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực. Liệu rằng bạn có viết những điều đó ra hay chỉ nghĩ về chúng ở trong đầu thì việc khám phá, cảm xúc và bộc lộ sẽ khiến cho những cảm xúc tiêu cực của bạn mất đi sức mạnh của chúng và những cảm xúc tích cực nảy sinh. Những lá thư tình, những kỹ năng lại làm gia tăng thứ quyền lực này và hiệu quả của tiến trình đó rất lớn. Mặc dù đây là những kỹ năng viết nhưng chúng cũng là những kỹ năng về trí tuệ nữa.

KỸ NĂNG VIẾT THƯ TÌNH

Một trong những cách tốt nhất để giải quyết những rắc rối và truyền đạt nó theo một cách đầy yêu thương đó là sử dụng phương pháp viết thư tình. Bằng cách viết ra những cảm xúc theo lối riêng, những cảm nhận rối bời đó sẽ tự nhiên giảm đi và những cảm xúc đích thực sẽ tăng lên. Phương pháp viết thư tình sẽ thúc đẩy quá trình viết thư. Có ba khía cacnhj hay còn gọi là 3 phần của phương pháp này.

1. Viết một bức thư bày tỏ cảm nhận của bạn: Giận hờn, buồn rầu, sợ hãi, hối hận và yêu thương.

2. Viết một lá thư hồi âm bày tỏ điều bạn muốn lắng nghe từ người bạn đời của mình.

3. Chia sẻ bức thư tình và lá thư hồi âm của bạn với người bạn đời.

Phương pháp viết thư tình khá linh hoạt. Bạn có thể lựa chọn thực hiện tất cả ba bước hay bạn chỉ cần làm một hoặc hai bước mà thôi. Ví dụ, bạn có thể thực hành các bước một và hai để cảm thấy tập trung và si tình hơn, sau đó bạn có một cuộc đối thoại trực tiếp với người bạn đời mà không quá xúc động với cơn bực tức hay niềm oán trách. Vào những thời điểm khác bạn có thể thực hiện tất cả ba bước và chia sẻ cả hai lá thư với đối phương.

Làm được cả ba bước là một trải nghiệm có tính hiệu lực và gắn kết đối với cả hai bạn. Tuy nhiên thực hiện cả ba bước phải tốn thời gian bận tâm và đôi lúc không phù hợp. Trong một số tình huống, phương pháp hiệu quả nhất là làm ngay bước một và viết một bức thư. Hãy tham khảo một vài ví dụ sau để biết được viết một bức thư tình như thế nào.

BƯỚC 1: VIẾT MỘT BỨC THƯ TÌNH

Để viết một bức thư tình, hãy tìm một điểm đặc biệt và viết thư cho người bạn đời của bạn. Trong mỗi lá thư, hãy bày tỏ những cảm xúc của bạn như giận hờn, buồn bã, sợ hãi, hối hận và sau cùng là yêu thương. Cách thức này cho phép bạn hoàn toàn có thể bày tỏ và thấu hiểu tất cả cảm xúc của chính mình. Kết quả là bạn có thể truyền đạt với người bạn đời tập trung và thân mật hơn.

Khi chúng ta buồn, chúng ta thường có nhiều cảm xúc lẫn lộn cùng một lúc. Ví dụ, khi người bạn đời khiến bạn thất vọng, bạn có thể cảm thấy giận dữ vì anh ấy thiếu nhạy cảm, vì cô ấy không biết đề cao bạn, buồn vì anh ấy bị công việc thu hút quá nhiều, buồn rằng dường như cô ấy không tin bạn, sợ rằng cô ấy không tha thứ cho bạn, sợ rằng anh ta không quan tâm nhiều đến bạn, nuối tiếc vì bạn đã che giấu tình yêu của mình dành cho anh ấy hoặc cô ấy. Nhưng cùng lúc đó, bạn cảm thấy yêu thương vì người ấy là bạn đời của mình và bạn muốn tình yêu và sự chú ý của đối phương.

Để tìm thấy những cảm xúc yêu thương của chính mình, nhiều khi chúng ta cần phải cảm nhận cả những cảm xúc rối bời đó. Sau khi thổ lộ bốn mức độ cảm xúc (giận hờn, buồn bã, sợ hãi, hối hận), chúng ta có thể hoàn toàn cảm nhận được những cảm xúc yêu thương của mình. Việc viết một bức thư tự nhiên sẽ giảm đi những xúc cảm lẫn lộn đó và cho phép chúng ta hiểu được những cảm xúc đích thực. Đây là những điểm nổi bật của một bức thư cơ bản:

1. Hãy ghi địa chỉ lá thư của đối phương. Giả bộ rằng anh ấy hay cô ấy đang lắng nghe bạn nói với lòng yêu thương và sự thấu hiểu.

2. Hãy bắt đầu bằng cơn giận dữ, sau đó là nỗi buồn, rồi sợ hãi và cuối cùng là yêu thương. Bao gồm năm điều này trong mỗi bức thư.

3. Viết một vài câu dành cho mỗi cảm xúc, hãy giữ đều cùng một độ dài gần bằng nhau. Hãy nói theo một cách đơn giản.

4. Sau mỗi điều hãy dừng lại và chú ý đến cảm xúc tiếp theo đang tới. Hãy viết về cảm giác đó.

5. Đừng ngắt quãng bức thư cho đến khi bạn cảm thấy được tình yêu, hãy kiên nhẫn và chờ đợi tình yêu được bộc lộ.

6. Hãy ký tên bạn cuối cùng. Dành vài giây để nghĩ về điều bạn muốn và bạn cần. Hãy viết nó ở mục tái bút.

Để đơn giản hóa việc viết thư, bạn có thể tham khảo trang sau để dùng như một lời hướng dẫn khi viết những lá thư của chính mình. Trong từng mục một, số cụm từ đầu tiên sẽ được gộp vào để giúp bạn bộc lộ cảm xúc của mình. Bạn có thể dùng ngay những cụm từ này hoặc là dùng tất cả. Nói chung những cụm từ dùng để giãi bày hài lòng nhất là: “Anh đang giận”, “Anh buồn”, “Anh sợ”, “Anh xin lỗi”, “Anh muốn”, và “Anh yêu”. Bất kỳ cụm từ nào cũng bày tỏ cảm xúc của bạn có hiệu quả. Thường mất 20 phút để hoàn thành một bức thư.

Một bức thư tình

Thân gửi______________ Ngày_________________

Anh viết bức thư này để chia sẻ những cảm xúc của mình với em.

1. Sự giận hờn:

• Anh không thích điều đó………

• Anh thấy tức giận……………..

• Anh giận rằng…………………

• Anh cảm thấy bực mình………

• Anh muốn…………………….

2. Nỗi buồn rầu:

• Anh cảm thấy thất vọng………

• Anh buồn vì…………………..

• Anh thấy bị tổn thương………

• Anh muốn……………………

3. Nỗi sợ hãi:

• Anh cảm thấy lo lắng………

• Anh sợ………………………

• Anh cảm thấy hoang mang…

• Anh cần…………………….

• Anh muốn………………….

4. Sự hối hận:

• Anh cảm thấy ngại ngùng….

• Anh rất tiếc…………………

• Anh cảm thấy ngượng ngùng.

• Anh muốn…………………..

5. Tình yêu:

• Anh yêu…………………….

• Anh muốn………………….

• Anh hiểu……………………

• Anh tha thứ…………………

• Anh đánh giá cao…………..

• Anh cảm ơn vì……………..

• Anh biết……………………

Tái bút: Lời hồi âm anh muốn nghe ở em là…………

Đây là những tình huống phổ biến và một vài ví dụ sẽ giúp bạn hiểu được phương pháp này.

Một bức thư về tính hay quên

Khi Tom chợp mắt quá thời gian anh dự định và quên cho Hayley – con gái của anh ta đến nha sĩ, vợ anh Samantha rất giận dữ. Thay bằng việc giáp mặt với Tom bằng cơn thịnh nộ và không hài lòng, cô đã ngồi xuống và viết một bức thư. Sau này cô có thể nói chuyện với Tom theo cách tập trung và hài lòng hơn.

Bởi vì cô viết bức thư này, Samantha sẽ không gây ra một cuộc gây gổ hay bác bỏ chồng. Họ đã có một buổi tối vui vẻ đầy yêu thương sẽ thay thế cho một cuộc cãi cọ.

Tuần sau đó Tom đã chắc chắn thực hiện được việc đưa Hayley đến nha sĩ.

Đây là bức thư của Samantha:

Tom thân mến,

1. Sự tức giận: Em giận rằng anh đã lãng quên. Em giận rằng anh đã ngủ quá giấc. Em ghét anh ngủ và quên tất cả. Em mệt mỏi khi phải chịu trách nhiệm với mọi điều. Anh hy vọng rằng em sẽ làm tất cả và em mệt mỏi vì điều này lắm.

2. Nỗi buồn rầu: Em buồn rằng Hayley đã làm lỡ cuộc hẹn của con bé. Em buồn vì anh đã quên. Em buồn vì em cảm thấy em không thể dựa vào anh. Em buồn vì anh làm việc quá vất vả. Em buồn vì anh quá mệt. Em buồn vì anh dành ít thời gian cho em. Em cảm thấy đáng thương khi anh không thích nhìn em. Em cảm thấy tổn thương khi anh quên nhiều thứ. Em cảm thấy hình như anh không quan tâm.

3. Nỗi sợ hãi: Em sợ em phải làm tất cả. Em sợ phải tin anh. Em sợ rằng anh không quan tâm. Em sợ rằng em phải chịu trách nhiệm sau này nữa. Em không muốn làm tất cả. Em sợ rằng anh sẽ không bao giờ có trách nhiệm. Và em cũng sợ anh đang làm việc quá vất vả và anh lại ốm.

4. Sự hối hận: Em cảm thấy ngại ngùng khi anh lỡ hẹn, thấy bối rối khi anh muộn màng. Em tiếc rằng em đã không nhắc nhở anh. Em xin lỗi em không thể chấp nhận hơn được nữa. Em thấy hổ thẹn vì em không thể yêu thương được nữa. Em không muốn cự tuyệt anh.

5. Tình yêu: Em yêu anh. Em hiểu rằng anh rất mệt mỏi. Anh làm việc rất vất vả. Em biết anh đang cố hết sức mình. Em tha thứ cho anh vì tính lãng quên. Cảm ơn anh đã sắp xếp một cuộc hẹn khác. Cảm ơn anh về việc đưa Hayley đến nha sĩ. Em biết anh thực sự rất quan tâm. Em biết anh yêu em. Em thấy mình may mắn khi có anh trong đời. Em muốn cùng anh có một buổi tối đầy yêu thương.

Yêu anh, Samantha.

Tái bút: Em muốn biết anh sẽ có trách nhiệm đưa Hayley đến nha sĩ vào tuần sau.

Một bức thư về sự lãnh đạm

Sáng hôm sau Jim sẽ phải đi công tác. Tối hôm trước đó, vợ của anh Virginia cố gắng để gần gũi chồng. Cô đã mang một quả xoài vào phòng ngủ của hai người và đã mời anh một miếng. Jim chăm chú đọc sách ở trên giường và nói rằng anh không đói. Virginia cảm thấy bị từ chối và bỏ đi. Trong lòng mình cô cảm thấy đau đớn và giận hờn. Cô không quay lại phòng để phàn nàn về thái độ thiếu nhạy cảm của anh mà cô viết một bức thư.

Sau khi viết thư xong, Virginia cảm thấy bình tĩnh hơn và tha thứ; cô quay lại phòng ngủ và nói: “Đây là đêm cuối cùng của hai ta trước khi anh đi, hãy giành chút thời gian đặc biệt cho nhau anh nhé”. Jim đã đặt cuốn sách xuống và họ có buổi tối nồng nàn bên nhau. Bức thư đó đã cho Virginia sức mạnh và dũng cảm để gây sự chú ý của chồng. Thậm chí cô không cần chia sẻ bức thư với người bạn đời của mình. Đây là bức thư của cô:

Jim yêu mến,

1. Sự giận dữ: Em giận rằng anh lại muốn đọc sách và đây lại là buổi cuối cùng của hai ta trước khi anh đi. Em giận rằng anh đã thờ ơ với em. Em giận vì chúng ta không giành thời gian nhiều cho nhau. Luôn luôn có cái gì đó quan trọng hơn em. Em muốn cảm nhận rằng anh yêu em.

2. Nỗi buồn: Em buồn vì anh không muốn gần em. Em buồn vì anh làm việc quá hăng say. Nếu em không ở đây mà anh không để tâm thì chẳng có gì để nói. Em buồn vì anh luôn luôn bận rộn. Anh không muốn nói chuyện với em. Em thấy bị tổn thương khi anh không quan tâm đến. Em cảm thấy mình không là người đặc biệt.

3. Nỗi sợ: Em sợ rằng thậm chí anh cũng không biết tại sao em buồn. Em sợ anh không quan tâm. Em sợ phải chia sẻ những cảm xúc của mình với anh. Em sợ anh sẽ lãng quên em. Em sợ chúng ta sẽ trôi xa về hai phía. Em lo sợ rằng em không thể làm gì về điều đó. Em sợ mình đang chán nản. Em lo sợ rằng anh sẽ không yêu em.

4. Hối hận: Em thấy ngượng ngùng khi muốn anh giành thời gian cho em trong khi thậm chí anh còn không để ý. Em lúng túng khi cảm thấy buồn rầu đến mức này. Em tiếc rằng nếu điều này nghe có vẻ như một lời yêu cầu. Em xin lỗi vì em không cảm thấy sự yêu thương và chấp nhận anh nhiều hơn. Em thấy lạnh lẽo khi anh không dành thời gian cho em. Em tiếc rằng em đã không cho anh cơ hội. Em xin lỗi vì em đã không tin tưởng vào tình yêu của mình.

5. Lòng yêu thương: Em thực sự yêu anh. Điều đó giải thích tại sao em mang quả xoài đến phòng. Em muốn có cái gì đó để làm anh hài lòng. Em móng muốn chúng ta có thời gian để yêu nhau. Em vẫn muốn có một buổi tối đặc biệt. Em tha thứ vì anh đã không đáp lại tình cảm của em. Em hiểu rằng anh đang chăm chú đọc sách. Hãy để cho chúng ta có một buổi tối đầy ái ân anh nhé.

Em yêu anh, Virginia.

Tái bút: Lời hồi âm em muốn lắng nghe là: “Anh yêu em, Virginia, và anh cũng mong muốn có một buổi tối ái ân cùng em. Anh rất nhớ em”.

Một bức thư về sự tranh cãi

Michael và Vanessa không đồng tình với nhau về một quyết định tài chính. Trong một vài phút họ xảy ra xích mích. Khi Michael để ý rằng mình sắp hét lên thì anh đã kiềm chế, hít sâu và sau đó nói rằng: “Anh cần có một chút thời gian để suy nghĩ về điều này và chúng ta nói chuyện sau”. Anh đã đi vào một phòng khác và viết cảm xúc của mình vào một bức thư.

Sau khi hoàn thành bức thư anh có thể quay lại và bàn bạc vấn đề theo cách thấu hiểu hơn. Kết quả là họ cùng nhau giải quyết vấn đề đó.

Đây là bức thư của anh ta:

Vanessa yêu quí,

1. Sự giận dữ: Anh giận rằng em đã quá xúc động và cứ liên tục hiểu lầm anh. Em đã không giữ được bình tĩnh khi chúng ta nói chuyện. Anh giận vì em đã không tinh tế và dễ bị tổn thương. Anh giận vì em không tin tưởng và bác bỏ anh.

2. Nỗi buồn: Anh buồn vì chúng ta đã cãi nhau. Thật đau lòng khi anh cảm thấy sự nghi ngờ và sự không tin tưởng ở em đối với anh. Nó gây tổn thương tình yêu của em dành cho anh. Anh buồn vì chúng ta đã tranh cãi. Anh tiếc rằng chúng ta không đồng tình với nhau.

3. Nỗi sợ: Anh sợ anh đã mắc sai lầm. Anh sợ anh không thể thực hiện điều mình muốn mà lại làm cho em buồn thêm. Anh sợ chia sẻ cảm xúc của mình. Anh sợ em đã làm cho anh cảm thấy mình sai lầm. Anh sợ rằng mình trở nên bất lực. Em đã không đánh giá cao năng lực của anh. Anh không biết nói gì.

4. Hối tiếc: Anh xin lỗi vì đã làm tổn thương em. Anh tiếc rằng anh đã không đồng ý với em. Anh xin lỗi vì anh đã trở nên lạnh lùng. Anh xin lỗi anh đã phản đối lại ý kiến của em. Anh đã quá vội vã làm những điều mình muốn. Anh tiếc rằng anh đã làm tổn thương cảm nhận của em. Anh không hài lòng khi bị đối xử như vậy. Anh xin lỗi vì đã độc đoán với em.

5. Tình yêu thương: Anh yêu em và anh muốn giải quyết việc này. Anh nghĩ bây giờ mình có thể lắng nghe cảm xúc của em. Anh xin lỗi vì anh đã gạt bỏ điều đó. Thực sự anh yêu em rất nhiều. Anh muốn là người hùng của em và anh không muốn ngay lập tức lại đồng ý tất cả. Anh mong muốn em sẽ ngưỡng mộ anh. Anh vẫn là anh và anh ủng hộ em thật lòng. Anh yêu em. Lúc này chúng ta nói chuyện thì anh sẽ kiên nhẫn và thấu hiểu hơn. Anh hài lòng về điều đó.

Anh yêu em, Michael.

Tái bút: Điều anh muốn lắng nghe là: “Em yêu anh, Michael. Em thật sự đánh giá cao những điều mà người đàn ông như anh quan tâm và thấu hiểu. Em tin anh có thể giải quyết được công việc”.

Một bức thư về sự không hài lòng và thất vọng

Jean đã để lại một lời nhắn cho chồng mình, Bill, nói rằng cô ấy muốn Bill mang một số bức thư quan trọng về nhà. Song Bill không được đọc lời nhắn đó. Khi anh về nhà mà không có thư, phản ứng của Jean rất giận và thất vọng.

Mặc dù Bill không có lỗi, nhưng Jean vẫn tiếp tục phàn nàn rằng cô ấy cần có những bức thư đó biết bao và cô thất vọng thế nào. Anh bắt đầu cảm thấy bị đổ lỗi và bị chỉ trích. Jean không nhận thấy Bill đang chịu đựng tất cả sự giận dữ và thất vọng của cô. Bill thực sự bị ức chế và cho rằng cô ta đã sai vì làm anh buồn.

Thay bằng việc cực lực bảo vệ cảm xúc của mình và làm hỏng buổi tối của họ, Bill đã quyết định sáng suốt dành ra 10 phút và viết một bức thư. Khi hoàn thành, anh đã trở về ôm chặt vợ và nói: “Anh xin lỗi vì đã không mang thư về. Anh ước gì mình đọc được lời nhắn đó. Dù gì chăng nữa em vẫn yêu anh chứ?” Jean đáp lại anh bằng tình yêu thương và sự đánh giá cao, họ đã có một buổi tối vui vẻ bên nhau thay bằng một cuộc chiến tranh lạnh.

Đây là bức thư của Bill:

Jean yêu quí,

1. Sự giận dữ: Anh không muốn khi thấy em buồn. Anh không thích khi em đổ lỗi cho anh. Anh giận rằng em không vui, không vui ngay cả khi nhìn thấy anh. Anh cũng chẳng hài lòng khi không hoàn thành trách nhiệm. Anh muốn em đánh giá cao và vui vẻ khi nhìn thấy anh.

2. Nỗi buồn: Anh buồn rằng em đã quá giận dữ và thất vọng. Anh buồn vì em không vui vẻ với anh. Anh muốn em hạnh phúc. Anh buồn vì công việc luôn luôn len lỏi vào cuộc sóng của hai ta. Anh buồn rằng em đã không coi trọng những điều tuyệt vời mà chúng ta đã có với nhau trong cuộc sống. Anh buồn vì đã không về nhà cùng với những bức thư mà em cần.

3. Nỗi sợ: Anh sợ rằng anh không thể làm cho em hạnh phúc. Anh sợ rằng em sẽ không vui cả tối nay. Anh sợ cả việc cởi mở hay khép lòng với em. Anh sợ rằng anh cần tình yêu của em. Anh sợ mình không tốt. Anh sợ rằng em cứ khăng khăng điều này để chống lại anh.

4. Sự hối tiếc: Anh xin lỗi vì đã không mang bức thư về nhà. Anh tiếc rằng em đã quá buồn rầu. Anh tiếc rằng mình đã không có ý nghĩ là sẽ gọi em. Anh không muốn làm cho em buồn. Anh muốn em vui vẻ khi nhìn thấy anh. Chúng ta có kỳ nghỉ bốn ngày và anh muốn nó trở nên đặc biệt.

5. Tình yêu: Anh yêu em. Anh muốn em hạnh phúc. Anh biết bằng em đang buồn. Anh hiểu rằng em cần có thời gian một mình. Anh biết rằng em không cố tình làm cho anh buồn. Em chỉ muốn anh ôm em và thông cảm với em. Anh xin lỗi. Đôi khi anh không biết mình phải làm gì và đã khiến cho em hành động sai lầm. Cảm ơn em vì em là vợ anh. Anh yêu em rất nhiều. Anh không hoàn hảo và không hạnh phúc. Anh biết rằng em buồn về lá thứ.

Anh yêu em, Bill.

Tái bút: Lời anh muốn nghe là: “Em yêu anh Bill. Em đánh giá cao những điều mà anh đã làm cho em. Cám ơn người chồng của em”.

BƯỚC 2: VIẾT MỘT LÁ THƯ HỒI ÂM

Đây là bước thứ hai của phương pháp viết thư tình. Một khi bạn đã bày tỏ cả những cảm xúc rối bời và đích thực thì bạn hãy rành ra 3 đến 5 phút để viết một lá thư hồi âm – có thể đó là một quá trình hàn gắn. Trong bức thư này bạn sẽ viết lời đáp lại mong muốn của bạn đời.

Công việc cụ thể như sau: Tưởng tượng rằng người bạn đời của bạn có thể đáp lại đầy yêu thương những cảm xúc bị tổn thương của bạn – những điều mà bạn đã bộc lộ ở bức thư đầu tiên. Hãy viết một lá thư ngắn gọn cho chính bạn, giả vờ rằng đó là bức thư người bạn đời viết cho bạn. Lá thư này bao gồm những điều mà bạn muốn nghe từ người đó về những sự tổn thương mà bạn đã đề cập. Những cụm từ sau có thể giúp bạn bắt đầu:

• Cảm ơn em vì ……

• Anh hiểu rằng…….

• Anh rất tiếc ………

• Anh xứng đáng …..

• Anh muốn ………..

• Anh yêu …………

Đôi khi viết một lá thư hồi âm thậm chí hiệu quả hơn việc viết một bức thư tình. Viết ra những điều mà chúng ta thực sự muốn và cần sẽ làm tăng sự cởi mở của lòng mình khi nhận được những lời ủng hộ mà chúng ta đáng nhận được. Thêm vào đó, khi chúng ta tưởng tượng người bạn đời của mình hồi âm một cách âu yếm, chúng ta thực sự giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.

Một số người rất khá trong việc viết ra những cảm xúc phủ nhận nhưng lại rất khó khi tìm kiếm cảm nhận về tình yêu. Đối với những người này, viết thư hồi âm và chờ đợi điều họ muốn đáp lại ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hãy khẳng định để thấy được phản ứng của chính bạn khi cho phép người bạn đời có thể ủng hộ bạn. Điều này sẽ giúp bạn có nhận thức đúng đắn về việc khó khăn biết bao khi người kia phải cư xử một cách thân mật vào những lúc như vậy.

Chúng ta có thể biết được nhu cầu của bạn đời như thế nào

Đôi khi phụ nữ phản đối viết thư hồi âm. Họ hy vọng người bạn đời của mình biết phải nói gì. Họ che giấu điều đó bằng cách nói rằng “Tôi không muốn nói với anh ấy điều mà tôi cần; nếu anh ấy yêu tôi thì anh ấy sẽ biết phải làm gì’. Trong trường hợp này người phụ nữ cần nhớ rằng đàn ông đến từ Sao Hỏa và không biết được điều phụ nữ cần, họ phải được phụ nữ chỉ dẫn cho.

Lời đáp lại của người đàn ông phản ánh hành tinh của anh ta nhiều hơn là phản ánh việc anh ta yêu một người phụ nữ như thế nào. Nếu anh ta là người Sao Kim, anh ta sẽ biết nói điều gì, nhưng sự thực lại không phải vậy. Đàn ông thực sự không biết đáp lại tình cảm của người phụ nữ như thế nào. Lí do lớn nhất là vì văn hóa của họ đã không dạy cho họ biết điều mà phụ nữ mong muốn.

Nếu người đàn ông được chứng kiến và lắng nghe lời đáp lại của bố mình bằng tình yêu thương đối với nỗi buồn của mẹ anh ta thì anh ta sẽ không phải đắn đo là phải làm gì. Ngược lại, anh ta sẽ không biết bởi vì anh ta không được dạy điều đó. Những lá thư hồi âm là cách tốt nhất để chỉ cho một người đàn ông thấy mong muốn của người phụ nữ. Dần dần nhưng chắc chắn, anh ta sẽ biết.

Những lá thư hồi âm là cách tốt nhất để chỉ cho một người đàn ông thấy mong muốn của người phụ nữ.

Đôi khi phụ nữ hỏi tôi: “Nếu tôi nói với anh ta điều tôi muốn lắng nghe thì anh ta sẽ nói nhưng làm thế nào tôi biết được anh ta không chỉ nói điều đó? Tôi e rằng anh ta thực sự không có ý định đó”.

Đây là một câu hỏi quan trọng. Nếu một người đàn ông không yêu một người phụ nữ thì anh ta sẽ không băn khoăn về việc phải trao cho cô ấy những mong muốn đó. Thậm chí anh ta cố gắng gửi lời đáp lại tương tự như lời của cô ấy. rất hiếm khi anh ta thực sự cố gắng hồi âm.

Nếu anh ta có vẻ không chân thật, đó chính là bởi vì anh ta đang học những điều mới mẻ. Biết một cách hồi âm mới là vô cùng khó khăn. Đối với anh ta, điều này có thể gây yếu đuối. Đây là thời điểm khủng hoảng. Anh ta cần nhiều lời động viên và khuyến khích. Anh ta cần có ý kiến phản hồi cho biết anh ta đang đi trên con đường đúng.

Nếu mọi nỗ lực của anh ta ủng hộ cô dường như giả dối, thường là vì anh ta sợ rằng những cố gắng đó không hiệu quả. Nếu một người phụ nữ đánh giá cao nỗ lực của anh ta thì sau này anh ta sẽ cảm thấy an tâm hơn và như thế anh ta sẽ chân thành hơn. Người đàn ông đó không vụng về. Khi anh ta cảm thấy rằng người phụ nữ tiếp nhận anh ta và anh ta có thể đáp lại theo cách tạo ra một sự khác biệt đích thực, anh ta sẽ thực hiện nó. Hãy cho anh ấy thời gian.

Phụ nữ cũng có thể biết rất nhiều về nam giới và những gì họ cần bằng cách lắng nghe thư hồi âm của một người đàn ông. Nói chung phụ nữ thường bị lúng túng trước phản ứng của đàn ông đối với cô ta. Cô ấy thường không có ý kiến giải thích tại sao đàn ông lại bác bỏ mọi nỗ lực của cô ấy ủng hộ anh ta. Cô ta hiểu lầm những gì anh ta cần. Đôi khi cô ta bác bỏ anh ấy bởi vì nghĩ rằng anh ta muốn cô ấy phải từ bỏ chính mình. Trong nhiều trường hợp, người đàn ông thực sự muốn phụ nữ tin tưởng, đánh giá cao và chấp nhận anh ta.

Để nhận được sự đồng tình, chúng ta không chỉ phải cho người bạn đời biết những gì chúng ta cần mà còn phải sẵn lòng ủng hộ họ. Những lá thư hồi âm đảm bảo rằng một người sẽ mở lòng để được chấp nhận. Nếu không thì sự truyền đạt sẽ không có tác dụng. Thái độ chia sẻ những cảm xúc bị tổn thương nói lên rằng “Chẳng có gì anh/em nói có thể làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn” song nó không chỉ phản tác dụng mà còn làm tổn thương tới người bạn đời. Tốt hơn hết là không nên nói vào những lúc này.

Đây là một ví dụ một bức thư tình và lá thư hồi âm của nó. Chú ý là lời hồi âm vẫn ở bên dưới phần tái bút, nhưng nó dài hơn một chút và chi tiết hơn những điều đã nói ở trên.

Một bức thư tình và thư hồi âm về sự phản đối của người đàn ông

Khi Theresa muốn chồng mình, Paul, ủng hộ mình, anh ta phản đối và có vẻ bị áp lực với yêu cầu của cô.

Paul thân yêu,

1. Sự giận hờn: Em giận vì anh phản đối lại em. Em giận rằng anh không đưa ra ý kiến giúp em. Em giận vì em luôn phải thắc mắc. Em thực sự phải làm điều đó quá nhiều với anh. Em cần sự giúp đỡ của anh.

2. Nỗi buồn: Em buồn vì anh không muốn giúp em. Em buồn vì em cảm thấy cô đơn. Em muốn làm nhiều thứ cùng một lúc. Em không có được sự đồng tìn của anh.

3. Sự sợ hãi: Em sợ phải yêu cầu sự giúp đỡ của anh. Em sợ cơn giận dữ của anh. Em sợ anh từ chối và em lại thấy bị tổn thương.

4. Sự hối tiếc: Em xin lỗi vì bực tức với anh. Em xin lỗi vì đã cằn nhằn và chỉ trích anh. Em tiếc rằng mình đã không thông cảm với anh nhiều hơn. Em xin lỗi em đã cho quá nhiều và cũng đòi hỏi anh như vậy.

5. Tình yêu: Em yêu anh. Em biết rằng anh đang cố hết sức mình. Em biết anh thực sự quan tâm đến em. Em muốn nói chuyện với anh theo cách thân mật hơn. Anh cũng là một người cha đáng yêu của con chúng ta.

Em yêu anh. Theresa.

Hồi âm:

Theresa thân yêu,

Cảm ơn em đã yêu anh nhiều đến vậy. Cảm ơn em vì đã chia sẻ cảm xúc với anh. Anh hiểu rằng anh đã làm em tổn thương khi hành động như thể là mọi yêu cầu của em là quá đòi hỏi. Anh cũng hiểu em bị tổn thương khi phản đối em. Anh xin lỗi vì không giúp em thường xuyên hơn. Em xứng đáng được nhận sự đồng tình của anh và anh muốn ủng hộ em nhiều hơn. Anh thực sự yêu em và anh cảm thấy hạnh phúc khi có em làm vợ.

Anh yêu em, Paul.

BƯỚC 3: CHIA SẺ BỨC THƯ TÌNH VÀ LÁ THƯ HỒI ÂM CỦA BẠN Việc chia sẻ những bức thư của bạn là rất quan trọng vì những lý do sau:

• Tạo cho người bạn đời một cơ hội được giúp đỡ bạn.

• Cho phép bạn hiểu mong muốn của chính mình.

• Điều này làm cho người bạn đời của bạn có ý kiến phản hồi một cách thân mật và tôn trọng hơn.

• Nó thúc đẩy sự thay đổi trong quan hệ.

• Tạo ra sự mật thiết và đam mê.

• Điều này chỉ cho người bạn đời của bạn biết điều gì là quan trọng đối với bạn và ủng hộ bạn thì sẽ thành công như thế nào.

• Nó giúp cho các cặp vợ chồng có thể tái đối thoại khi cuộc nói chuyện không thành công.

• Điều đó chỉ cho chúng ta biết làm thế nào để lắng nghe những cảm nhận phản đối một cách an toàn.

Có năm cách chia sẻ những bức thư của bạn được phác thảo dưới đây. Trong trường hợp này, cô ấy đã viết thư và cách thức này có lợi ích như thể anh ta đã làm điều đó.

1. Anh ấy đọc to cả hai bức thư khi cô ta hiện diện. Sau đó anh ôm cô ấy vào lòng và trao lời đáp lại yêu thương của chính mình vì hiểu rằng đó là điều cô muốn lắng nghe.

2. Cô ta đọc to cả hai bức thư cho anh ta nghe. Và anh ta vẫn hành động như vậy.

3. Trước tiên anh ta đọc lớn bức thư hồi âm cho cô gái nghe. Sau đó lại đọc bức thư tình của cô. Người đàn ông sẽ dễ dàng hơn nhiều khi lắng nghe cảm xúc của đối phương, anh ta sẽ biết đáp lại như thế nào. Hãy cho người đàn ông biết những gì yêu cầu ở anh ta. Anh ta sẽ không cảm thấy hoang mang nhiều lắm khi biết những gì yêu cầu ở anh ta. Sau khi anh ta đọc bức thư tình của cô ấy, anh ta sẽ ôm cô ấy vào lòng và trao cho cô những gì mà cô ấy mong muốn ở anh.

4. Trước tiên cô ấy sẽ đọc bức thư hồi âm của mình cho anh ta nghe. Sau đó cô lại đọc bức thư tình lên. Cuối cùng anh ta cũng hành động tương tự.

5. Cô ấy đưa những bức thư của mình trao cho anh ta để anh ta đọc chúng riêng trong vòng 24 tiếng. Sau đó anh ấy sẽ cảm ơn cô ta vì đã viết những bức thư đó đồng thời trao cho cô ta những điều cô mong muốn.

Phải làm gì nếu người bạn đời của bạn không hồi âm lại theo cách yêu thương thân mật

Dựa trên những kinh nghiệm từng trải trong quá khứ cho thấy một số người gặp nhiều khó khăn khi nghe những bức thư tình. Trong trường hợp này họ không hy vọng là sẽ đọc chúng. Thậm chí khi người bạn đời muốn nghe một bức thư thôi thì họ cũng không thể đáp lại đúng cách đầy âu yếm. Hãy lấy trường hợp Paul và Theresa làm ví dụ.

Nếu Paul không cảm thấy yêu thương hơn sau khi anh ta lắng nghe bức thư của người bạn đời, đó là bởi vì anh ta không thể đáp lại tình yêu vào thời điểm đó. Nhưng sau này, suy nghĩ của anh ta sẽ thay đổi.

Khi đọc những bức thư này, người đàn ông có thể cảm thấy phải chịu đựng cơn giận dữ và đau đớn cuối cùng cũng trở nên bảo thủ. Những lúc này, anh ta cần có thời gian suy nghĩ về những điều mà mình đã được nghe.

Đôi khi một người nghe một bức thư tình chỉ bằng thái độ giận dữ, phải mất một lúc họ mới có thể hiểu được tình yêu. Sau khoảng thời gian đó anh ta sẽ đọc lại và sẽ cảm thấy hối hận và yêu thương đặc biệt. Trước khi tôi đọc một bức thư tình của vợ mình, tôi đọc lời yêu thương trước nhất và rồi mới đọc cả lá thư.

Nếu một người đàn ông thấy buồn sau khi đọc thư, anh ta cũng có thể hồi âm bức thư đó, cho phép anh ta tìm hiểu những cảm xúc đang tới. Tôi không thể biết điều gì đang làm tôi phiền muộn cho đến khi vợ tôi chia sẻ thư tình với mình, và đột nhiên tôi có cảm xúc viết thư. Bằng cách này, tôi có thể tìm lại tình yêu của mình và lắng nghe tâm sự của cô ấy.

Nếu người đàn ông ngay lập tức không thể đáp lại tình yêu, anh ta cần biết rằng mọi thứ đều ổn cả và điều này không đáng bị chê trách. Người bạn đời của anh ta cần phải hiểu và chấp nhận yêu cầu của chồng mình để suy nghĩ về mọi thứ trong giây lát. Có lẽ là để ủng hộ người bạn đời, anh ta có thể nói một điều như sau: “Cảm ơn em vì đã viết bức thư này. Anh muốn có một khoảng thời gian để suy nghĩ về nó và chúng ta sẽ nói chuyện sau”. Điều quan trọng là anh ta không bộc lộ ý kiến phản đối bức thư đó. Việc chia sẻ những bức thư cần có một khoảng thời gian đúng lúc.

Tất cả những lời gợi ý trên áp dụng cho cả nữ giới. Tôi muốn khuyên rằng những cặp vợ chồng nên đọc những bức thư mà họ viết cho nhau nghe, công việc này rất hiệu quả bởi vì nó giúp cho họ biết lắng nghe đối phương. Đây là kinh nghiệm cho cả hai giới và hãy nhìn nhận những điều phù hợp với bạn.

THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG BỨC THƯ TÌNH

Việc chia sẻ những bức thư tình có thể gây sự sợ hãi, ngượng ngùng. Một người đang viết những cảm xúc thực của chính mình thường sẽ cảm thấy bị tổn thương. Nếu người bạn đời của họ bác bỏ, điều này có thể rất đau đớn. Mục đích của việc chia sẻ những bức thư là để cởi mở tấm lòng sao cho những đôi vợ chồng có thể gần nhau hơn. Nó sẽ có hiệu quả nếu tiến trình này được tiến hành an toàn. Những người nhận được thư tình cần phải tôn trọng tâm trạng của người viết thư. Nếu họ không ủng hộ thật sự và tôn trọng thì họ không xứng đáng để lắng nghe những điều đó.

Cần phải thực hiện việc chia sẻ những bức thư với một ý nghĩ đúng đắn theo tinh thần của hai lời phát biểu sau:

Sự bày tỏ mục đích muốn viết và chia sẻ một bức thư tình

Tôi đã viết bức thư này để tìm thấy những cảm xúc đích thực và trao cho bạn tình yêu mà bạn xứng đáng được nhận. Với tư cách là một phần của quá trình đó, tôi muốn chia sẻ với bạn những cảm xúc phủ định trong lòng mình, những điều mà tôi ấp ủ bấy lâu.

Sự thông cảm của bạn sẽ giúp tôi cởi mở tấm lòng và tiếp tục công việc của chính mình. Tôi tin rằng bạn thực sự quan tâm và đáp lại tình cảm của chính mình theo cách tốt nhất bạn có thể.

Tôi đánh giá cao tấm lòng của bạn đã lắng nghe và ủng hộ tôi. Thêm vào đó tôi hy vọng là bức thư này sẽ giúp bạn thấu hiểu được mong muốn, nhu cầu và ước mơ của chính mình.

Còn người đang nghe bức thư này lại cần phải tìm hiểu tinh thần của sự bày tỏ sau:

Bày tỏ ý định muốn lắng nghe một bức thư

Tôi hứa sẽ làm hết sức mình để hiểu được giá trị cảm xúc của bạn, để chấp nhận những điểm khác biệt của chúng ta, để tôn trọng yêu cầu của bạn như thể là tôi làm cho chính mình. Và tôi đánh giá cao rằng bạn đã cố gắng hết sức mình để truyền đạt tình yêu của bạn. Tôi xin hứa sẽ lắng nghe và không chỉnh sửa hay từ chối cảm xúc của bạn. Tôi hứa sẽ tiếp nhận và không cố thay đổi bạn. Tôi sẵn sàng lắng nghe bởi vì tôi thật sự quan tâm và tin rằng chúng ta có thể giải quyết công việc này.

Vài lần đầu tiên khi bạn thực hành phương pháp viết thư, sẽ chắn chắn hơn nếu bạn thực sự đọc to những lời bày tỏ này. Chúng sẽ giúp bạn ghi nhớ sẽ tôn trọng cảm xúc người bạn đời của mình và đáp lại bằng sự yêu thương và thận trọng.

NHỮNG BỨC THƯ TÌNH NGẮN GỌN

Nếu bạn buồn và không có đủ 20 phút để viết thư tình, bạn có thể viết một bức thư ngắn gọn. Mất khoảng 3 đến 5 phút và nó rất hữu ích. Đây là một vài ví dụ:

Max thân yêu,

1. Em giận vì anh trễ hẹn!

2. Em buồn vì anh đã lãng quên em.

3. Em sợ rằng anh không thực sự quan tâm đến em.

4. Em xin lỗi là em đã sao lãng.

5. Em yêu anh và em tha thứ cho anh vì trễ hẹn. Em biết anh thực sự yêu em. Cảm ơn anh vì đã cố gắng.

Yêu anh, Sandie.

Henry thân yêu,

1. Em giận rằng anh đã quá mệt mỏi. Em giận rằng anh chỉ mải xem tivi.

2. Em buồn vì anh không nói chuyện với em.

3. Em sợ rằng chúng ta sẽ đi về hai phía. Em sợ em đã làm cho anh giận dữ.

4. Em xin lỗi vì đã bác bỏ anh trong bữa cơm tối nay. Em xin lỗi anh vì đã trách anh vì những vấn đề của hai ta.

5. Em mong nhớ tình yêu của anh. Anh có thể dành cho em 1 giờ đêm nay và anh có thể ngay lập tức chia sẻ với em những điều tiếp tục xảy ra trong cuộc đời của mình được không?

Yêu anh, Lesley.

Tái bút: Điều em muốn lắng nghe ở anh là:

Lesley yêu quí,

Cám ơn em vì đã viết thư cho anh bày tỏ cảm xúc của chính mình. Anh hiểu rằng em rất nhớ anh. Đêm nay chúng ta có khoảng thời gian đặc biệt giữa 8h và 9h.

Yêu em, Henry.

THỜI ĐIỂM ĐỂ VIẾT NHỮNG LÁ THƯ TÌNH

Thời điểm thích hợp để viết những bức thư tình là bất kì khi nào bạn cảm thấy chán nản và muốn cảm thấy thoải mái hơn. Dưới đây là một số cách thông thường mà bạn có thể tham khảo để viết những lá thư tình.

1. Viết thư tình cho một người bạn thân.

2. Viết thư tình cho một người bạn, một đứa trẻ hay một thành viên trong gia đình bạn.

3. Thư tình cảm gửi cho một khách hàng hay một đồng nghiệp. Thay cho cau anh yêu em ở cuối thư. Bạn có thể lựa chọn những câu kiểu như: “Tôi đánh giá cao”, và “Tôi tôn trọng”. Trong hầu hết các tình huống, tôi không ủng hộ việc chia sẻ bức thư này.

4. Thư tình dành cho chính bản thân bạn.

5. Thư tình cảm dành cho Chúa Trời hay Đấng Tối Cao. Hãy chia sẻ những nỗi ưu phiền của bạn trong cuộc sống này và hãy cầu xin Người giúp đỡ.

6. Thư tình yêu hoán đổi vai trò nếu bạn thấy khó tha thứ cho một ai đó. Gỉa vờ là họ trong vài phút, hãy viết một lá thư tình với tư cách là bản thân họ rồi gửi cho chính bạn. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì bạn trở nên độ lượng một cách nhanh chóng.

7. Thư cho quỷ dữ. Nếu bạn thực sự thấy buồn chán, những cảm xúc của bạn lại rất ích kỉ và đáng lên án, thì bạn hãy trút hết những cảm xúc ấy vào một bức thư, sau đó đốt luôn bức thư áy đi. Đừng trông mong gì vào việc đối phương sẽ đọc được lá thư ấy nếu như cả hai người đều có thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực và cả hai đều sẵn sàng làm việc này. Trong tình huống đó, ngay cả những bức thư dành cho quỷ cũng tỏ ra rất hữu ích.

8. Thư tình hoán đổi vị trí. Khi cuộc sống hiện tại khiến bạn cảm thấy chán nản và bạn luôn hoài niệm về những cảm xúc mơ hồ thời thơ bé, hãy tưởng tượng bạn có thể quay ngược thời gian và viết một lá thư cho cha hoặc mẹ của bạn để chia sẻ tâm tư của mình cũng như nhờ họ giúp đỡ.

LÍ DO KHIẾN CHÚNG TA CẦN VIẾT NHỮNG LÁ THƯ TÌNH

Khi chúng ta đọc xong cuốn sách này, ta sẽ hiểu rằng đối với nữ giới, việc chia sẻ những cảm xúc của họ cũng như việc cảm thấy được quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng từ phái người đàn ông, là điều cực kì quan trọng. Đối với người đàn ông, thì sự chấp nhận và lòng tin của người đàn bà cũng quan trọng như thế. Rắc tối lớn nhất trong các mối quan hệ xảy ra khi người đàn bà chia sẻ những cảm xúc buồn của họ mà kết quả thì người đàn ông lại cảm thấy họ không được yêu thương.

Đối với người đàn ông, thì những cảm xúc tiêu cực của người đàn bà có vẻ như là sự chỉ trích, trách móc, khắt khe và phẫn nộ. Một người đàn ông hắt hủi những cảm xúc đó của người đàn bà, thì cô ta sẽ cảm thấy người đàn ông không yêu thương mình. Sự thành công trong mỗi mối quan hệ chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố. Việc chờ đợi sự giãi bày hoàn mĩ là một điều phi thực tế. Cũng may, giữa hiện thực và sự hoàn mĩ không còn chỗ trống dành cho sự tăng trưởng.

Những mong muốn phải mang tính thực tế

Mong chờ sự giãi bày diễn ra suôn sẻ là một điều phi thực tế vì có một vài cảm xúc cực kì khó bộc lộ mà lại không làm tổn thương đến người nghe. Ngay cả những cặp có nhiều mối quan hệ tình cảm lí tưởng thì đôi khi cũng tỏ ra băn khoăn không biết nên giãi bày cảm xúc như thế nào cho có hiệu quả đối với cả hai. Thực sự mà nói, thấu hiểu quan điểm của người khác là điều cực kì khó khăn, đặc biệt là khi anh ta hoặc cô ta lại chẳng thèm đả động gì đến những chuyện mà bạn muốn nghe. Cũng rất khó tôn trọng quan điểm của người khác một khi tình cảm của bạn đang bị tổn thương.

Có rất nhiều đôi đã nghĩ lầm rằng việc họ thiếu khả năng giãi bày cảm xúc một cách thành công đồng nghĩa với chuyện họ yêu nhau chưa đủ. Tất nhiên tình yêu có nhiều cách để giãi bày nhưng kĩ năng giãi bày còn quan trọng hơn nhiều. Cũng may kĩ năng này có thể học được.

Học cách giao tiếp như thế nào

Trong nhiều thế hệ trước đây, cái gọi là thổ lộ lòng mình thường bị coi là chạy trốn những cảm xúc tiêu cực. Chuyện này diễn ra cũng khá thường xuyên cứ như thể những cảm xúc tiêu cực này là một điều gì đó ủy mị, đáng xấu hổ và nên được giữ kín.

Ở các gia đình ít hiểu biết hơn, thì những điều bị cho là bộc lộ tình cảm bao gồm cả việc giả vờ hay viện cớ vào những cảm xúc tiêu cực thông qua những hình phạt về mặt thể xác như những lời chỉ trích, măng chửi, đánh đòn, quất bằng roi và tất cả những kiểu lạm dụng lời nói… Tất cả đều vì mục đích giúp lũ trẻ học được những điều hay lẽ phải thông qua những điều sai trái.

Nếu cha mẹ chúng ta học được cách giãi bày tình cảm mà chẳng cần kìm nén những cảm xúc tiêu cực, khi còn nhỏ, chúng ta đã rất an tâm để có thể khám phá và phát hiện những cảm xúc cũng như những phản ứng tiêu cực của bản thân mình thông qua việc làm đi làm lại và tiếp tục mắc lỗi. Và thông qua những lần giãi bày tình cảm tích cực, hẳn là chúng ta sẽ rút ra được cách giãi bày tình cảm một cách thành công nhất là đối với những cảm xúc khó diễn tả. Kết quả của 18 năm liên tục thử nghiệm và thất bại, dần dần chúng ta cũng đúc rút được kinh nghiệm để bộc lộ cảm xúc của mình một cách tôn trọng và đánh giá cao người nghe. Nếu như tình huống này đã xảy ra, thì chúng ta cũng chẳng cần đến kĩ thuật viết thư tình làm gì.

Giá như quá khứ của chúng ta mà khác

Giá như quá khứ của chúng ta mà khác, thì chúng ta sẽ quan sát một cách thành công và lắng nghe chăm chú xem mẹ ta giãi bày và bộc lộ những nỗi bực dọc, thất vọng của bà như thế nào. Hàng ngày chúng ta cũng quan sát được cách cha mình yêu thương và thấu hiểu mẹ những thứ mà bà cần từ phía người chồng thân yêu của mình. Chúng ta sẽ thấy mẹ tin tưởng cha và chia sẻ những cảm xúc của bà một cách cởi mở mà chẳng hề phản đối và buộc tội ông. Chúng ta cũng sẽ hiểu ra được làm thế nào để một người dù chán nản nhưng không hề xa lánh người khác thông qua những biểu hiện như đánh mất lòng tin, kìm hãm cảm xúc, trốn tránh, bất đồng về tình cảm hoặc là lạnh nhạt thờ ơ.

Qua 18 năm trưởng thành trong gia đình, chúng ta dần dần có thể làm chủ được cảm xúc chỉ khi chúng ta làm chủ được những họat động khác như đi dạo, làm toán. Giãi bày tình cảm cũng là một kĩ năng yêu cầu bạn phải học hỏi giống như chuyện đi dạo, nhảy xa, hát hò, đọc sách và cân đối chuyện tiền nong chi tiêu.

Nhưng điều này lại không hề xảy ra theo đúng cách đó đối với hầu hết chúng ta. Thay vào đó, chúng ta lại dùng 18 năm ấy để học lấy cách giãi bày thất bại. Bởi vì chúng ta thiếu sự dạy dỗ, chỉ bảo về cách giãi bày tình cảm. Việc giãi bày tình cảm quả thực là một nhiệm vụ khó khăn và dường như không thể thực hiện được nhất là khi ai đó trong số chúng ta cũng đều có nhiều tình cảm tiêu cực.

Để có thể nhận thức điều này khó đến mức nào, hãy cân nhắcn kĩ lưỡng câu trả lời cho những câu hỏi sau:

1. Khi bạn cảm thấy tức giận hay phẫn nộ, bạn sẽ bộc lộ cảm xúc này như thế nào nếu như hồi nhỏ cha mẹ bạn hoặc là hay cãi lộn hoặc là cùng nhau né tránh việc tranh cãi.

2. Bạn sẽ làm như thế nào để khiến lũ trẻ chịu lắng nghe mà bạn không cần gào thét hay trừng phạt chúng, nếu như cha mẹ bạn vẫn thường gào thét và phạt bạn để duy trì quyền kiểm sóat của họ.

3. Bạn sẽ yêu cầu người khác giúp đỡ bạn như thế nào nếu như hồi nhỏ bạn liên tục cảm thấy bị phớt lờ và thất vọng.

4. Bạn mở lòng và chia sẻ những cảm xúc của mình như thế nào nếu như bạn ngại người ta từ chối bạn.

5. Bạn sẽ nói chuyện với đối phương như thế nào đây nếu như bạn căm thù họ.

6. Bạn sẽ nói câu “Tôi xin lỗi” như thế nào đây nếu như hồi nhỏ bạn rất hay mắc lỗi lầm.

7. Bạn có thể chấp nhận những lỗi lầm của bản thân như thế nào đây nếu như bạn ngại sự trừng phạt và sự từ chối.

8. Bạn có thể bộc lộ cảm xúc của bạn như thế nào đây nếu như người ta liên tục từ chối và mắng mỏ vì bạn hay buồn và hay khóc.

9. Bạn định yêu cầu điều bạn muốn như thế nào nếu hồi nhỏ người ta liên tục đổ lỗi cho bạn mỗi khi bạn muốn yêu cầu thêm điều gì đó.

10. Làm thế nào để bạn có thể hiểu được những điều bạn đang cảm nhận, nếu như mẹ của bạn không có thời gian, sự kiên trì để hỏi xem bạn cảm thấy ra sao hay điều gì đang khiến bạn bận tâm.

11. Làm thế nào để bạn có thể chấp nhận những nhược điểm của cha mẹ, nếu như hồi nhỏ bạn luôn phải cố tỏ ra hoàn hảo để xứng đáng với tình yêu.

12. Làm thế nào để bạn có thể lắng nghe nỗi niềm của người khác nếu như chẳng có ai buồn lắng nghe nỗi niềm của bạn.

13. Làm thế nào để bạn có thể tha thứ cho người khác nếu như chẳng ai làm thế với bạn.

14. Bạn sẽ khóc như thế nào và hàn gắn nỗi niềm ra sao nếu như hồi nhỏ người ta liên tục yêu cầu bạn không được khóc, “Khi nào thì mày mới lớn đây hả?” hay “Chỉ có bọn con nít mới khóc thôi”.

15. Làm thế nào để bạn có thể cảm nhận thấy nỗi thất vọng của đối phương nếu như hồi nhỏ bạn phải nhận lỗi với mẹ mặc dù trước đó bạn hiểu rất rõ rằng bạn chẳng có tội tình gì cả.

16. Làm thế nào để bạn có thể hiểu được cơn thịnh nộ của đối phương nếu như hồi nhỏ cha mẹ bạn vẫn thường trút hết giận dữ lên đầu bạn thông qua việc quát tháo và trách móc bạn.

17. Làm thế nào để bạn có thể mở rộng tấm lòng và tin tưởng vào đối phương nếu như người đầu tiên bạn rất tin tưởng một cách hồn nhiên lại quay lại lừa dối bạn ở một phương diện nào đó.

18. Bạn sẽ giãi bày cảm xúc của mình một cách tình cảm và tôn trọng người khác như thế nào đây nếu như bạn không có 18 năm luyện tập mà không hề gặp phải sự đe dọa sẽ bị từ chối hay xa lánh nào.

Câu trả lời cho tất cả 18 tình huống trên đều giống nhau: Có thể học cách giãi bày tình cảm nhưng chúng ta cần phải thực hiện một cách có hiệu quả. Chúng ta phải bù lại 18 năm sao nhãng kia. Cha mẹ chúng ta có hoàn mĩ đến đâu đi chăng nữa cũng không thành vấn đề, vì có ai thực sự hoàn mĩ đâu. Nếu như bạn gặp rắc rối khi giãi bày tình cảm, chuyện này không phải là lời nguyền hay lỗi của đối phương. Chỉ đơn giản là bạn rèn luyện vẫn chưa đủ và còn thiếu sự an toàn để luyện tập.

Khi đọc những câu hỏi trên đây, bạn có thể trào dâng nhiều cảm xúc. Đừng lãng phí cơ hội đặc biệt này để có thể hàn gắn những cảm xúc của chính bạn. Ngay bây giờ hãy viết cho cha hoặc mẹ bạn một lá thư thật tình cảm. Đơn giản bạn chỉ cần cầm lấy một chiếc bít, vài ba tời giấy và bắt đầu bộc lộ cảm xúc của mình, hãy nhớ phải sử dụngthể thư thật tình cảm. Giờ thì hãy thử ngay đi và bạn sẽ rất ngạc nhiên với kết quả cho mà xem.

THỔ LỘ TOÀN BỘ SỰ THẬT

Những bức thư tình rất có hiệu quả vì chúng giúp bạn thổ lộ toàn bộ sự thực. Chỉ mới khám phá một phần cảm xúc trong con người bạn thì cũng không thể đem lại hiệu quả hàn gắn như mong muốn.

1. Giận dữ không thể giúp bạn được điều gì. Nó chỉ có thể khiến bạn cáu kỉnh hơn, bạn càng chìm sâu vào cơn giận, bạn sẽ càng trở nên thất vọng hơn.

2. Chỉ riêng việc sợ hãi thậm chí cũng khiến bạn sợ hãi hơn.

3. Khóc lóc hàng tiếng đồng hồ cũng chỉ có thể làm bạn cảm thấy trống rỗng và mệt nhoài nếu như bạn chưa bao giờ vượt qua được nỗi buồn.

4. Nuối tiếc mà không thông suốt có thể khiến bạn cảm thấy có tội và xấu hổ thậm chí còn gây hại cho bản thân bạn.

5. Cố tỏ ra lúc nào cũng vui vẻ để che giấu đi những cảm xúc tiêu cực của chính mình sẽ khiến bạn trở nên tê liệt và vô cảm.

Những bức thư tình phát huy công dụng vì chúng hướng dẫn cho bạn cách viết hết ra toàn bộ sự thực về cảm xúc. Để hàn gắn được những vết thương ở nội tâm, chúng ta cần cảm nhận được một trong 4 biểu hiện cơ bản của nỗi đâu tinh thần. Đó là sự giận dữ, sự buồn rầu, nỗi sợ hãi và cả sự căm giận.

Tại sao những bức thư tình lại phát huy công dụng

Thông qua một trong 4 cấp độ của nỗi đau tinh thần, thì nỗi đau của chúng ta sẽ được giải tỏa. Chỉ viết ra một hoặc hai cảm xúc của mình thì cũng chẳng có tác dụng gì. Bởi vì nhiều phản ứng tình cảm tiêu cực của chúng ta không phải là cảm xúc thực sự nhưng lại là cơ chế phòng thủ mà chúng ta đã vô hình dùng để trốn chạy nhiều cảm xúc thực của mình.

Ví dụ như:

1. Nhìn chung thì những người dễ cáu giận thường cố che đậy nỗi đau, nỗi buồn của họ, nỗi sợ hãi hay sự ân hận của mình. Khi họ cảm nhận thấy được những tình cảm dịu dàng, thì cơn giận dữ sẽ tiêu tan và họ sẽ sống tình cảm hơn.

2. Nhìn chung những người dễ khóc thường dễ nóng nảy. Nhưng nếu chúng ta giúp bộc lộ hết cơn giận, họ sẽ sống vui vẻ và tình cảm hơn.

3. Nhìn chung những người hay sợ hãi cần phải bộc lộ được cơn giận dữ sau đó thì nỗi ám ảnh sẽ biến mất.

4. Nhìn chung những người hay nuối tiếc và hay cảm thấy mình có tội thì cần phải cảm nhận và bộc lộ ra hết nỗi đau và cơn giận dữ của mình trước khi họ biết cách tôn trọng lấy bản thân – điều họ xứng đáng nhận được.

5. Nhìn chung những người sống tình cảm lại thường hay băn khoăn vì sao mình lại thất vọng và hay lãnh cảm thì họ nên hỏi bản thân câu hỏi này “Nếu mình thất vọng và giận dữ về một điều gì đó, thì điều ấy là gì?”. Hãy viết ra những câu trả lời. Điều này có thể giúp họ đến được với những cảm xúc bị che đậy đằng sau sự thất vọng và lãnh cảm. Những bức thư tình có thể được sử dụng trong tình huống này.

Làm thế nào để cảm xúc này có thể che đậy được những cảm xúc khác

Sau đây là một vài ví dụ về việc đàn bà và đàn ông lạm dụng những tình cảm tiêu cực của họ như thế nào, để tránh né và che giấu đi nỗi đau thực sự của họ. Hãy nhớ rằng quá trình này là quá trình vô thức. Chúng ta thường không ý thức được rằng quá trình này đang diễn ra.

Hãy suy xét một chút những câu hỏi sau đây:

• Bạn đã bao giờ mỉm cười hay chưa khi bạn đang thật sự giận dữ?

• Bạn đã bao giờ cố tình giận dữ khi trong lòng thật ra bạn đang e ngại?

• Bạn có cười và nói dối không khi bạn buồn và bị tổn thương?

• Bạn có bao giờ vội vã đổ tội cho người khác khi bạn thấy mình có tội hoặc sợ sệt?

Biểu đồ sau đây sẽ chỉ rõ đàn ông và đàn bà thường chối bỏ những cảm xúc thực sự của mình như thế nào. Tất nhiên không phải mọi người đàn ông đều đúng với sự mô tả dành cho nam giới cũng như không phải tất cả đàn bà đều đúng với sự mô tả dành cho nữ giới. Biểu đồ này chỉ cho chúng ta biết cách chúng ta duy trì những cảm xúc xa lạ thay vì những cảm xúc thực sự.

NHỮNG CÁCH MÀ CHÚNG TA CỐ CHE GIẤU CẢM XÚC THỰC CỦA MÌNH

Đàn ông che đậy những nỗi đau của họ như thế nào (Nhìn chung quá trình này là vô thức):

1. Đàn ông có thể dùng cơn giận dữ để che khuất nỗi buồn, sự đau đớn, sự chán chường, tội lỗi và cả sự sợ hãi.

2. Đàn ông trưng dụng sự bàng quan và sự nản chí như một cách để che lấp sự giận dữ.

3 .Đàn ông dùng cảm giác bực dọc như một phương tiện để che đậy cảm giác bị tổn thương

4. Đàn ông có thể dùng cơn giận dữ và chính trực của mình như một phương thức để che lấp cảm giác sợ hãi hoặc cảm giác không chắc chắn.

5. Đàn ông có thể cảm thấy xấu hổ để che giấu đi sự giận dữ và sự đau khổ.

6. Đàn ông có thể sử dụng sự im lặng như một phương thức để che đậy sự giận dữ, nỗi sợ hãi, nỗi thất vọng, sự nhụt chí và thất vọng.

7. Đàn ông có thể sử dụng sự tự tin để che đậy cảm giác không phù hợp.

8. Đàn ông có thể dùng tính hiếu chiến để che lấp cảm giác e ngại.

Đàn bà che đậy những nỗi đau của họ như thế nào (Nhìn chung quá trình này là vô thức):

1. Đàn bà có thể dùng sự quan tâm và lo lắng như một cách để che đậy những cảm xúc giận dữ, tội lỗi, nỗi sợ hãi và sự thất vọng.

2. Đàn bà có thể rơi vào tình trạng lúng túng như một phương thức để che lấp cơn giận dữ, sự nóng nảy và nỗi bực dọc.

3. Đàn bà thường sử dụng cảm giác buồn rầu như một cách thức để cje giấu sự bối rôi, cơn giận dữ, nỗi đau, sự buồn bã và cả sự ân hận.

4. Đàn bà có thể sử dụng nỗi sợ hãi như một phương thức che đậy cơn giận dữ, nỗi đau, sự buồn bã và cả sự ân hận.

5. Đàn bà sử dụng nỗi đau khổ để che lấp cảm giác giận dữ và sợ hãi.

6. Đàn bà có thể sử dụng niềm hi vọng như một cách thức để che giấu cơn giận dữ, nỗi buồn rầu và sự đau khổ.

7. Đàn bà có thể sử dụng niềm hi vọng và biết ơn để che lấp nỗi buồn và thất vọng.

8. Đàn bà có thể sử dụng tình yêu và cả sự khoan dung để che đậy cảm giác đau khổ và giận dữ.

HÀN GẮN NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

Thấu hiểu và chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của người khác là rất khó nếu như người ta không nghe thấy và ủng hộ những cảm xúc của bạn. Bạn càng có thể hàn gắn những cảm xúc mông lung trong tuổi thơ bao nhiêu thì bạn càng có thể chia sẻ và lắng nghe cảm xúc của đối phương một cách có trách nhiệm bấy nhiêu mà không hề bị tổn thương, mất kiên nhẫn, bực dọc hay là chán nản.

Bạn càng kìm nén nỗi đau nội tâm của bạn bao nhiêu thì bạn càng phải chịu đựng khi lắng nghe những cảm xúc của người khác bấy nhiêu. Nếu bạn cảm thấy mất kiên nhẫn và không thể độ lượng với người khác khi họ bộc lộ những cảm xúc rất trẻ con, thì đây chính là dấu hiệu chỉ ra bạn cư xử như thế nào đối với bản thân bạn.

Để có thể tự rèn luyện bản thân, chúng ta cần phải kiểm soát được bản thân. Chúng ta phải ý thức được rằng bên trong mỗi chúng ta có một con người tình cảm rất dễ buồn ngay cả khi chẳng có lí do gì phải buồn rầu cả. Chúng ta phải tách biệt được phần tình cảm đó ra và chúng ta sẽ trở thành chủ thể đối với phần đó. Chúng ta cầm phải tự hỏi bảm thân “Có chuyện gì vậy? Bạn đau khổ sao? Bạn đang cảm thấy điều gì? Chuyện gì đã xảy ra mà bạn thất vọng vậy? Điều gì khiến bạn buồn vậy? Bạn ngại điều gì? Bạn muốn điều gì?”

Nếu chúng ta biết lắng nghe những cảm xúc của mình một cách yêu thương thì những cảm xúc ấy sẽ được hàn gắn một cách khá kì diệu và chúng ta cũng có thể xử xự với các tình huống khác một cách thân thương và tôn trọng hơn. Bằng việc thấu hiểu được những cảm xúc rất thơ dại của bản thân, chúng ta dần dần mở được cánh cửa để tình yêu thương tràn ngập vào lời nói của ta.

Nếu như hồi nhỏ người ta luôn luôn lắng nghe và đánh giá những cảm xúc nội tâm của chúng ta, thì khi trưởng thành chúng ta sẽ không bị mắc kẹt vào giữa những cảm xúc tiêu cực. Nhưng hầu hết mọi người đã không khích lệ chúng ta theo cách này khi chúng ta còn nhỏ, vậy nên chúng ta phải tự làm điều này cho bản thân.

Quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến bạn trong hiện tại

Chắc chắn là những cảm xúc tiêu cực đã từng dày vò bạn. Đây là một số cách thông thường mà những cảm xúc mơ hồ hồi bé có thể ảnh hưởng đến chúng ta ở hiện tại, khi chúng ta phải đối mặt với sự căng thẳng của người trưởng thành.

1. Khi có một điều gì đó nản lòng, chúng ta vẫn bị kẹt trong những cảm giác giận

dữ, bực mình, thậm chí ngay cả khi phần người lớn mách bảo chúng ta nên bình tĩnh, yêu thương và hòa hợp.

2. Khi có một điều gì đó rất thất vọng, chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong cảm giác buồn rầu, đau đớn, thậm chí ngay cả khi phần người lớn mách bảo chúng ta nên thông cảm, hạnh phúc và hi vọng.

3. Khi có một điều gì đó buồn phiền xảy ra, chúng ta vẫn còn bị kẹt trong nỗi sợ hãi và lo lắng, thậm chi ngay cả khi phần người lớn mách bảo rằng chúng ta nên cảm thấy an toàn, tự tin và biết ơn.

4. Khi có một điều gì đó lúng túng, chúng ta vẫn bị mắc trong nỗi nuối tiếc và xấu hổ thậm chí ngay cả khi phần người lớn mách bảo rằng chúng ta nên yên tâm, vui vẻ.

Giữ kín cảm xúc của bạn nhờ chất kích thích

Khi trưởng thành, nhìn chung chúng ta đều cố gắng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực này thông qua việc che đậy chúng. Và chúng ta cũng thường sử dụng chất kích thích để giữ kín cảm giác đau khổ và cả những nhu cầu không được đáp ứng. Sau mỗi cốc rượu, nỗi đau có thể tan biến được phút chốc. Nhưng sau đó nó lại quay trở về.

Mỉa mai thay, chính hành động che đậy những cảm xúc tiêu cực lại đem đến cho chúng ta sức mạnh để kiểm soát được cuộc sống của mình. Bằng việc lắng nghe và nuôi dưỡng những cảm xúc nội tâm, chúng ta dần dần đánh mất cả sự tự chủ.

Mỉa mai thay, chính hành động che đậy những cảm xúc tiêu cực lại đem đến cho chúng ta sức mạnh để kiểm soát được cuộc sống của mình.

Khi chúng ta buồn bã, tất nhiên là chúg ta không thể giãi bày tình cảm hiệu quả như mong muốn. Vào chính những thời điểm như vậy, những cảm xúc mơ hồ trong quá khứ lại quay về. Những cảm xúc ấy giống như một đứa trẻ cứ như thể chưa bao giờ được phép hờn dỗi thì giờ đây lại được phép để rồi một lần nữa lại bị kìm nén.

Những cảm xúc hồi nhỏ của chúng ta có sức mạnh kiểm soát chúng ta bằng cách hạn chế sự nhận thức chín chắn và ngăn cản sự giãi bày tình cảm. Cho đến khi chúng ta lắng nghe thật chăm chú những cảm xúc dường như không có lí trí này của quá khứ (Điều này dường như đã xâm nhập vào trong cuộc sống của chúng ta, trong khi phần lớn ta lại cần đến sự minh mẫn), chúng sẽ cản trở sự giãi bày tình cảm của chúng ta.

Bí quyết để giãi bày những cảm xúc khó diễn rả nằm trong việc chúng ta có đủ khôn ngoan và thực lòng để lộ những cảm xúc tiêu cực bằng cách viết ra hay không nhằm giúp ta có thể nhận thức được những cảm xúc tích cực hơn. Chúng ta càng giãi bày với đối phương một cách trìu mến theo cách họ xứng đáng nhận được thì các mối quan hệ của chúng ta ngày càng tốt đẹp. Một khi bạn càng có thể chia sẻ một cách yêu thương những cảm xúc buồn bực với đối phương, thì đối phương càng dễ dàng ủng hộ bạn.

BÍ QUYẾT TỰ GIÚP ĐỠ BẢN THÂN

Viết một bức thư tình là phương thức tự giúp đỡ bản thân mình một cách tuyệt vời, nhưng nếu bạn không rèn luyện thói quen viết thư thì có thể bạn sẽ quên mất kĩ năng này. Tôi gợi ý ít nhất một tuần một lần khi có một điều gì đó làm bạn thấy phiền lòng, thì bạn hãy ngồi xuống và viết lấy một lá thư tình.

Nhưng bức thư tình rất hữu hiệu không chỉ khi bạn cảm thấy bực giận đối phương trong một mối quan hệ mà còn hữu hiệu trong bất kì tình huống nào bạn cảm thấy buông. Viết thư tình giúp bạn rất nhiều khi bạn bực tức, bất hạnh, lo lắng, thất vọng, buồn bực, mệt mỏi, bế tắc hoặc đơn giản là khi bạn căng thẳng. Bất kì khi nào bạn muốn cảm thấy thoải mái hơn, hãy viết một bức thư tình. Chuyện này không phải bao giờ cũng cải thiện được tâm trạng của bạn nhưng nó giúp bạn quay trở về đúng hướng mà bạn đang đi.

Trong cuốn sách đầu tiên của mình Những điều mà bạn cảm nhận thấy, bạn có thể hàn gắn được, tôi có đề cập toàn diện hơn về tầm quan trọng của vấn đề khám phá những cảm xúc và viết những lá thư tình. Bên cạnh đó trong những cuộc bằng Hàn gắn trái tim, tôi đã chia sẻ cùng các bạn việc hàn gắn trí tưởng tượng và cũng đưa ra những bài tập đặt nền tảng vào kĩ thuật viết thư tình để có thể vượt qua lo lắng, giải tỏa cơn giận dữ, tìm thấy đức hi sinh, yêu thương phần trẻ dại của nội tâm, và làm lành những vết thương cảm xúc trong quá khứ.

Thêm vào đó, cũng có nhiều tác giả khác đã và đang viết thêm nhiều sách lí thuyết và bài tập về đề tài này. Đọc những cuốn sách này rất quan trọng vì chúng giúp bạn nắm bắt được những cảm xúc nội tâm của mình và hàn gắn chúng. Nhưng phải nhớ rằng, nếu như bạn không để phần tình cảm trong bạn lên tiếng, thì những vết thương cảm xúc ấy không thể được hàn gắn được. Những cuốn sách này khơi nguồn cảm hứng để bạn yêu thương bản thân hơn, nhưng bằng việc lắng nghe, viết ra hết và thổ lộ bằng lời những cảm xúc của mình, dần dần bạn mới có thể thực sự yêu thương bản thân.

Những cuốn sách này khơi nguồn cảm hứng để bạn yêu thương bản thân hơn, nhưng bằng việc lắng nghe, viết ra hết và thổ lộ bằng lời những cảm xúc của mình, dần dần bạn mới có thể thực sự yêu thương bản thân.

Khi bạn rèn luyện kĩ thuật viết thư tình, bạn sẽ chiêm nghiệm ra được phần nào trong con người bạn cần tình yêu thương nhất. Bằng việc lắng nghe và khám phá những cảm xúc của mình, bạn đang giúp cho phần tình cảm trong con người bạn trưởng thành và lớn mạnh.

Khi phần tình cảm trong con người bạn nhận được tình yeu thương và cả sự thấu hiểu mà nó cần, thì dần dần bạn sẽ giãi bày tình cảm tốt hơn. Bạn sẽ có thể đáp ứng lại nhiều tình huống một cách yêu thương hơn. Thậm chí ngay cả khi chúng ta đã có kế hoạch che đậy những cảm xúc của mình và phản ứng một cách tự vệ mà không hề có tính chất tình cảm, thì chúng ta vẫn có thể tự rèn luyện bản thân. Đây là cả một niềm hy vọng to lớn.

Để có thể rèn luyện bản thân, bạn cần phải lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc mông lung chưa từng có cơ hội được hàn gắn. Phần này trong con người bạn cần được cảm nhận, lắng nghe, thấu hiểu và sau đó sẽ được hàn gắn.

Rèn luyện kĩ năng viết thư tình là một cách an toan để bạn có thể bộc lộ ra những cảm xúc mơ hồ, những cảm xúc tiêu cực và cả những mong muốn mà không hề bị chỉ trích và từ chối. Trong thực tế, việc lắng nghe những cảm xúc cũng có nghĩa là chúng ta đang xử xự một cách khôn ngoan với phàn tình cảm bên trong giống như một đứa trẻ nhỏ đang khóc trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Bằng việckhám phá toàn bộ sự thực những cảm xúc của chính mình, chúng ta đã tự cho phép mình nắm bắt được những cảm xúc đó. Thông qua cách cư xử tôn trọng và yêu thương với phần thơ dại trong con người chúng ta, những vết thương tình cảm mông lung ấy của quá khứ dần dần sẽ lành lặn.

Có nhiều người già rất sớm bởi vì họ từ chối và che giấu những cảm xúc của mình. Nhưng bên trong con người họ, nỗi đau tinh thần rất mơ hồ ây luôn trực sẵn để trào dâng, để được hàn gắn và yêu thương. Mặc dù họ có thể che đậy những cảm xúc của chính mình, nhưng nỗi đau và cả nỗi bất hạnh vẫn tiếp tục dằn vặt họ.

Giờ đây người ta đã công nhận rằng phần lớn các căn bênh về mặt thể chất đều liên quan trực tiếp đến nỗi đau tinh thần mơ hồ. Nhìn chung, khi nỗi đau cảm xúc bị dồn nén, nó sẽ trở thành nỗi đau về mặt thể xác hay sự ốm yếu và còn có thể là nguyên nhân gây ra sự chết yểu. Thêm vào đó, thì sự dồn nén, nỗi ám ảnh, và chất kích thích có tính chất hủy hoại chính là những biểu hiện của những vết thương nội tâm.

Nỗi ám ảnh thông thường của một người đàn ông cùng với sự thành công chính là nỗ lực tuyệt vọng của anh ta để chinh phục được tình yêu với hi vọng sẽ làm vơi bớt đi sự rối loạn và nỗi đau nội tâm của chính mình. Nỗi ám ảnh của mỗi người đàn bà về sự hoàn mĩ chính là nỗ lực của họ để xứng đáng với tình yêu và làm vơi bớt nỗi đau tình cảm. Bất kì điều gì chúng ta đi quá giới hạn cũng có thể trở thành một lọat những phương thức để làm tê liệt nỗi đau trong quá khứ.

Xã hội của chúng ta ngày nay tràn ngập những trò tiêu khiển nhằm giúp chúng ta trốn tránh nỗi đau của bản thân. Tuy nhiên, những bức thư tình lại giúp bạn nhìn thằng vào nỗi đau, cảm nhạn và hàn gắn nó. Bất cứ khi nào bạn viết một lá thư tình thì cũng có nghĩa là bạn đang đem đến cho phần bị tổn thương trong bạn tình yêu, sự thấu hiểu và cả sự quan tâm để chúng ta có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Sức mạnh của đời sống riêng tư

Thỉnh thoảng bằng việc ngồi một mình và viết hết ra những cảm xúc của bản thân, bạn sẽ khám phá ra những cấp độ sâu sắc hơn của cảm xúc, điều này bạn sẽ không thể cảm nhận được nếu như có mặt người khác ở đó. Để chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc hơn, đời sống riêng tư tòan diện tạo ra sự an toàn. Thậm chi ngay cả khi bạn đang
ở trong một mối quan hệ mà bạn cảm thấy có thể bộc lộ hết mọi chuyện thì tôi vẫn muốn khuyên các bạn thỉnh thoảng cũng nên viết ra những cảm xúc của mình. Ngồi một mình viết thư tình cũng rất tốt vì viết thư tạo ra một khoảnh khắc để bạn trở về với chính bản thân mà không hề phụ thuộc vào bất kì ai khác.

Tôi khuyên bạn nên cất giữ một tập san gồm những lá thư tình hay bảo quản chúng thành một tệp. Để việc viết thư tình dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo bức thư tình mẫu mà chúng tôi đã đưa ra ở phần trước của chương này. Những bức thư tình mẫu này có thể giúp bạn ghi nhớ những bước khác nhau của một bức thư tình và đưa ra một vài đoạn mở đầu khi bị mắc kẹt.

Nếu bạn có một chiếc máy tính cá nhân thì hãy đánh mẫu thư tình vào đó và dùng đi dùng lại nó. Một cách đơn gian, bạn hãy mở tệp đó ra bất kì khi nào bạn viết thư và khi bạn đã viết xong thì hãy lưu nó lại và đánh dấu bằng ngày tháng. Hãy in nó ra nếu bạn muốn chia sẻ nó với một ai đó.

Bên cạnh việc viết thư, tôi khuyên bạn nên giữ lấy một tệp riêng dành cho những lá thư. Thỉnh thoảng hãy đọc những lá thư này khi bạn không buồn bã bởi vì đó là thời khắc bạn có thể nhìn lại những cảm xúc của chính mình một cách khách quan. Sự khách quan này giúp bạn sau này có thể bộc lộ những cảm xúc buồn chán một cách thận trọng hơn. Thêm vào đó, nếu bạn đã viết một lá thư tình mà vẫn cảm thấy buồn, thì bằng việc đọc lại lá thư này có thể bạn sẽ cảm thấy khuây khỏa hơn.

Để giúp mọi người viết thư tình, khám phá và bộc lộ những cảm xúc của bản thân theo một cách riêng, tôi đã phát triển một chương trình vi tính gọi là Private Session – Phần riêng tư. Theo một cách riêng, máy tính sẽ sử dụng những hình ảnh, những bức đồ họa, những câu hỏi và những mẫu thư tình khác nhau để giúp bạn nắm bắt được những cảm xúc của bản thận. Thậm chí chương trình này còn đưa ra nhiều đoạn mở đầu nhằm giúp bạn phác thảo và bộc lộ những cảm xúc đặc biệt. Thêm vào đó, chương trình này cũng lưu giữ những bức thư của bạn và mang chúng ra đúng lúc và đọc những lá thư này có thể giúp bạn bộc lộ đầy đủ hơn những cảm xúc của bản thân.

Việc sử dụng máy tính để giúp bạn bộc lộ những cảm xúc của chính mình có thể khắc phục sự kìm nén thông thường mà mọi người thường mắc phải khi viết thư. Đàn ông thường kiên trì hơn với quá trình này và được khích lệ làm điều này hơn nếu như họ có thể ngồi một mình trước màn hình máy tính.

Sức mạnh của tình bạn

Bản thân việc ngồi một mình viết thư tình cũng có ý nghĩa hàn gắn, nhưng không thể thay thế được cho nhu cầu cần được người khác lắng nghe và thấu hiểu. Khi bạn viết một bức thư tình thì có nghĩa là ạn đang yêu thương bản thân nhưng khi bạn chia sẻ bức thư ấy với một ai đó thì có nghĩa bạn đang được người ta yêu thương. Để có thể yêu lấy bản thân mình, chúng ta cũng cần nhận được tình yêu từ phía người khác. Việc chia sẻ sự thực với người nào khác mở ra cánh cửa của tình thân mà thông qua đó tính yêu có thể ùa vào.

Để có thể yêu lấy bản thân mình, chúng ta cũng cần nhận được tình yêu từ phía người khác.

Để có thể nhận được nhiều tình yêu hơn nữa, chúng ta phải có nhiều bạn bè trong cuộc đời để có thể chia sẻ những cảm xúc của mình với họ một cách cởi mở và an toàn. Rất có ích nếu chúng ta lựa chọn được một vài người để có thể chia sẻ với họ những cảm xúc của mình và có thể tin rằng họ vẫn yêu thương bạn và không làm bạn bị tổn thương với những lời chỉ trích, buộc tội hay từ chối.

Khi bạn có thể chia sẻ với họ chuyện bạn là ai và bạn cảm thấy như thế nào, thì khi đó bạn sẽ nhận được tình yêu một cách đầy đủ. Nếu bạn có được tình cảm này, thì việc giải tỏa những cảm xúc tiêu cục như cáu giận, bực tức, sợ hãi… vân vân cũng dễ dàng hơn. Điều này không có nghĩa là bạn phải chia sẻ mọi thứ mà bạn cảm nhận và khám phá được với họ. Nhưng nếu có những cảm xúc mà bạn ngại chia sẻ, thì dần dần những nỗi sợ hãi đó cũng được hàn gắn.

Một bác sĩ chuyên khoa tâm lí hay một người bạn thân có thể là một nguồn tình cảm to lớn và có thể hàn gắn những cảm xúc của bạn nếu như bạn có thể chia sẻ những cảm xúc nội tâm và sâu kín nhất của bản thân. Nếu bạn không có một bác sĩ tâm lí thì có được một người bạn để họ đọc những lá thư của bạn thì đôi khi cũn rất có ích. Ngồi một mình viết thư sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhưng thỉnh thoảng việc chia sẻ những lá thư đó với một người quan tâm đến bạn và có thể hiểu bạn cũng là điều rất cần thiết.

Sức mạnh của tập thể

Sức mạnh giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm là một điều gì đó không thể diễn ta mà phải trải qua thì mới hiểu được. Một nhóm có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau và yêu thương lẫn nhau có thể làm được những điều kì lạ để giúp chúng ta nắm bắt dễ dàng hơn những cảm giác sâu sắc của mình. Chia sẻ những cảm xúc của mình với một nhóm thì có nghĩa là càng có nhiều người sẵn sàng yêu thương bạn. Khả năng gia tăng tình yêu ấy được nhân lên thông qua quy mô của nhóm. Ngay cả khi bạn không thổ lộ trong nhóm, thì ít ra bằng việc lắng nghe những thành viên khác trong nhóm giãi bày cảm xúc của họ một cách cởi mở và thành thực, thì nhận thức và tầm hiểu biết của bạn cũng vì thế mà được mở rộng.

Khi tôi dẫn đầu những cuộc hội thảo nhóm trên khắp đất nước, tôi liên tục chiêm nghiệm thấy những phần tình cảm thầm kín trong con người tôi cần lắng nghe và thấu hiểu. Khi mọi người đứng cạnh nhau và chia sẻ những cảm xúc thì đột nhiên tôi thấy mình nhớ tới một điều gì đó hay cảm nhận thấy một điều gì đó trong con người mình. Tôi đã dành được những nhận thức mới mẻ và có giá trị về bản thân và những người khác. Ở cuối mỗi buổi hội thảo, tôi thấy mình nhẹ nhõm hơn và yêu đời hơn.

Ở mọi nơi tôi đến, những nhóm nhỏ có tính thần giúp đỡ lẫn nhau ở hầu như mọi chủ đề thường gặp gỡ nhau hàng tuần để giúp đỡ các thành viên khác cũng như nhờ họ giúp đỡ. Sự giúp đỡ mang tính tập thể đặc biệt có ích nếu như hồi nhỏ chúng ta không cảm thấy yên tâm khi thể hiện bản thân mình trước tập thể và gia đình. Trong khi bất kì một họat động tích cực mang tính chất tập thể nào cũng đều rất hữu ích thì bản thân việc giãi bày và lắng nghe trong một tập thể có tinh thần yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau cũng mang ý nghĩa hàn gắn.

Tôi thường xuyên gặp gỡ các thành viên trong nhóm nhỏ giúp đỡ nhau dành cho đàn ông và vợ tôi – Bonnie lại hay gặp gỡ với nhóm giúp đỡ nhau dành cho phụ nữ. Việc tiếp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài củng cố to lớn mối quan hệ của chúng ta. Nó cho phép chúng ta coi người khác như nguồn giúp đỡ duy nhất. Thêm vào đo, bằng việc lắng nghe người khác chia sẻ những thành công cũng như thất bại của họ, thì những rắc rối của chúng ta phần nào cũng được hạn chế.

Dành thời gian để lắng nghe

Nếu như bạn ngồi một mình ghi chép những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân vào máy tính hay sẻ chia chúng bằng một liệu pháp tâm lí trong những mối quan hệ hay một tập thể có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, thì có nghĩa là bạn đang áp dụng một biện pháp quan trọng cho bản thân. Khi bạn dành thời gian để lắng nghe cảm xúc của bản thân, thì trên thực tế bạn đang mách bảo với phần tình cảm bên trong con người bạn rằng “Bạn rất quan trọng. Bạn xứng đáng được lắng nghe và thấu hiểu. Tôi rất quan tâm đến việc lắng nghe bạn.

Khi bạn dành thời gian để lắng nghe cảm xúc của bản thân, thì trên thực tế bạn đang mách bảo với phần tình cảm bên trong con người bạn rằng “Bạn rất quan trọng. Bạn xứng đáng được lắng nghe và thấu hiểu. Tôi rất quan tâm đến việc lắng nghe bạn.

Tôi hi vọng bạn sẽ sử dụng kĩ thuật viết thư tình này vì tôi từng chứng kiến kĩ thuật này đã thay đổi sinh mạng của hàng nghìn con người trong đó có cả bản thân tôi. Khi bạn càng viết nhiều bức thư tình thì kĩ thuật này cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Kĩ thuật này đòi hỏi phải rèn luyện, nhưng như thế cũng xứng đáng.

Bình luận