Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hành Trình Về Phương Đông

Chương X: Hành trình về phương Đông

Tác giả: Dr. Blair T. Spalding
Thể loại: Văn Hóa - Tôn Giáo

“Yêu cầu chấm dứt cuộc du khảo. Mọi tài trợ cắt đứt. Trở về Luân đôn ngay.”

Bức điện tính đến bất ngờ, làm phái đoàn hết sức sửng sốt. Bác sĩ Kavir cho biết một tờ báo ở Luân đôn đã ghi nhận rằng phái đoàn khoa học ưu tú nhất Anh quốc, đã quỳ mọp bên cạnh những đạo sĩ “trần truồng” xứ Ấn để nghe dạy bảo.

Dư luận quần chúng hết sức phẩn nộ, đòi đại học Oxford phải ngưng ngay các cuộc du khảo và triệu hồi phái đoàn trở về để giải thích. Phái đoàn lập tức lấy xe lửa trở về Bomby.

(Ghi chú : Khi đó Ấn độ đang là thuộc địa của Anh, và vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp còn rất mạnh)

Nhật ký của giáo sư Spalding :

“Thật là bất ngờ khi chúng tôi nhận được bức điện tín, kèm theo đó là một bức thư của Lãnh sự quán Bombay cùng những mẫu báo nói về những giáo sư đại học của Hoàng gia đã “quỳ mọp” bên cạnh những phù thuỷ Ấn mang rợ để nghe dạy bảo. Lời tường thuật đầy ác ý của một ký giả thiếu sáng suốt, đã phá hoại công trình sưu tầm nghiên cứu đang diễn ra tốt đẹp. Làm sao có thể giải thích cho quần chúng hiểu rằng ngoài các phong tục, tôn giáo hỗn độn, phức tạp, hoang đường, mê tín dị đoan còn ẩn dấu các chân lý cao đẹp mà người Âu cần nghiên cứu. Đành rằng Ấn độ đã ngủ say trong bao thế kỷ nay, nhưng trong sự suy đồi vật chất vẫn tiềm tàng một sinh lực tâm linh mãnh liệt đang chờ đợi được đánh thức.

Chúng tôi đã học hỏi nhiều trong cuộc du khảo này, bài học đầu tiên do một người

Anh, thương gia Keymakers đã dạy :

– Để nghiên cứu một cách vô tư và khoa học, người Âu cần gạt bỏ lòng tự kiêu, thành

kiến văn hoá, chỉ giữ gìn một đầu óc khoa học, phê bình chặt chẽ để có thể xuyên qua rừng người mê tín tìm đến sự thật.

Như một viên ngọc quý cần phải được mài dũa, cuộc đi tìm chân lý cũng thế, chúng tôi đã mất mấy năm trời tìm tòi, gạn lọc mới gặp được các vị đạo sư tiêu biểu cho đời sống tâm linh thực sự của xứ Ấn. Nhờ những may mắn tình cờ, chúng tôi đã gặp các sinh hoạt tâm linh cao thượng mà ít người Âu nào có diễm phúc khám phá. Tất cả những chân lý từ trước đến nay chỉ được truyền bá một cách hết sức bí mật, thận trọng, đã được tiết lộ cho chúng tôi. Là một phái đoàn khoa học, chúng tôi đã phân tách kỹ lưõong, kiểm soát cẩn thận, phê bình chặt chẽ và đặt câu hỏi cho đến khi thật rõ ràng. Mỗi người chúng tôi đều ghi chép vào sổ tay cá nhân riêng những sự kiện quan sát, sau đó chúng tôi cùng nhau kiểm điểm, bàn luận và kiểm chứng lại tài liệu này cho đến khi tất cả đồng ý là chính xác, mới ghi vào hồ sơ chính. Nhờ phương thức này, chúng tôi quả quyết rằng tài liệu ghi nhận hoàn toàn đặt căn bản trên nền tảng khoa học chứ không phải sự tin tưởng hay hiểu biết của một cá nhân.

Chúng tôi hy vọng khi công bố, các kết quả này sẽ là một nhịp cầu thông cảm giữa hai văn hoá và thúc đẩy những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn. Sự kiện vừa qua đã thay đổi tất cả và làm sụp đổ mọi kỳ vọng khiêm tốn nhất. Giáo sư Allen tin rằng nếu chúng tôi trở lại Luân đôn tuyên bố những điều khám phá và giải thích lý do một cách rõ ràng có thể quần chúng sẽ có thiện cảm hơn chăng ? Tôi không nghĩ như thế, hiện tại còn quá sớm để thay đổi một dư luận bắt nguồn từ những quan niệm hẹp hòi, những thành kiến và sự tự hào mù quáng.

Người Âu chỉ nhìn Ấn độ như một xứ chậm tiến, một thuộc địa dốt nát, mê tín đầy những kẻ thất học, chứ nào thấy được những giá trị tinh vi, những khoa học tiến bộ được che dấu cẩn thận dưới ánh nắng thiêu đốt miền nhiệt đới.

Giáo sư Mortimer và nhóm khoa học gia Hoa kỳ có ý muốn tách riêng và tiếp tục cuộc nghiên cứu vì xứ Hoa kỳ dù sao cũng ít thành kiến hơn. Đại học Yale và Harvard

sẵn sàng bảo trợ cuộc du khảo, nhất là khi nó đã có kết quả. Với tư cách trưởng phái đoàn, tôi không muốn thấy công trình tốt đẹp bị gián đoạn nhưng cũng không muốn đại học Hoa kỳ hưởng hết kết quả, dù sao tôi cũng là một người Anh, với mọi tự hào về truyền thống Oxford đã đào tạo ra chúng tôi, và chúng tôi muốn tên tuổi nó trong cuộc khảo cứu tiền phong này.

Viên lãnh sự lạnh nhạt tiếp đãi phái đoàn trong căn phòng nhỏ. Y chỉ mẫu báo nói về cuộc nghiên cứu đang trở nên một đề tài hấp dẫn, được báo chí khai thác triệt để :

– Các ông nên biết điều một chút, dù sao các ông cũng là những khoa học gia, giáo sư đại học lừng lẫy, có chân trong hội Khoa học Hoàng gia. Các ông là đại diện cho thành phần danh dự, ưu tú nhất nước Anh… Các ông đã làm mất uy tín Hoàng gia, tại sao các ông không chịu ngồi yên ở Oxford ? Cái xứ nóng bực này có gì đâu để khảo cứu….

Giaó sư Oliver nổi nóng :

– Đó là việc riêng của chúng tôi, anh biết gì mà nói … Viên lãnh sự nhếch miệng cười nhạt :
– Đó không phải việc riêng của các ông nữa, nó liên quan đến danh dự Hoàng gia, danh dự Oxford. Các ông nên biết tôi cũng xuất thân từ Oxford….

Giáo sư Oliver buột miệng :

– Nếu anh xuất thân từ Oxford thì anh phải biết cuộc khảo cứu này sẽ làm rạng danh đại học của chúng ta. Một ngày nào đó, người ta sẽ nói rằng chính Oxford đã tiên phong trong việc khảo cứu các hiện tượng huyền bí, các môn Yoga….

– Yoga ? Yoga là cái gì ? Ông muốn nói đến một loài thú nào chăng ?

Giáo sư Oliver há hốc miệng, không nói thêm lời nào. Một sự ngờ nghệch như vậy có thể tha thứ được đối với một công dân tầm thường, vô học, chỉ quanh quẩn nơi xó nhà, chưa hề ra khỏi tầm chuông nhà thờ Westminster… Đằng này y là một lãnh sự, đại diện cho Hoàng gia, xuất thân từ Oxford và đã sống ở Ấn độ hơn 6 năm nay. Viên lãnh sự xem xét thông hành và cho biết phái đoàn phải rời Ấn độ ngay trong tuần lễ sau.

***

Nhật ký của giáo sư Spalding :

Trong khi mọi người trở về khách sạn, chờ đợi ngày lên tàu trở về Luân đôn. Tôi vẫn linh cảm sẽ có một chuyện gì xảy ra. Tôi lang thang trong khu phố Bombay đông đúc, đầu óc mơ hồ, không biết phải làm gì. Tôi cố ôn lại những việc xảy ra trong vòng nửa năm qua. Quả thế, từ hôm thất vọng đi lang thang như thế này trong thành Benares. Tôi đã gặp một người Ấn cao lớn, khác thường đã chuyển giao thông điệp của một Chân Sư. Từ đó khắp mọi nơi, phái đoàn luôn luôn được che chở và may mắn gặp gỡ những người dành trọn đời cho việc đi tìm chân lý, những người đã thắng đoạt thiên nhiên, đã chinh phục được các sức mạnh vô hình trong trời đất, đã có quyền năng phi thường… Đúng như lời người đó nói, sự nghiên cứu đã vén mở được những điều phái đoàn muốn tìm kiếm, nhưng mọi người vẫn chưa hài lòng. Chúng tôi ao ước được gặp vị Chân Sư bí mật, một người mà tôi có cảm giác đã quen, đã biết từ một tiềm thức xa xôi nào. Trong giây phút đó, tôi bỗng có một ý tưởng lạ lùng, bằng tất cả sức mạnh tư tưởng tôi ao ước vị Chân Sư bí mật này hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy cho chúng tôi gặp mặt.

Đang đắm chìm trong dòng tư tưởng triền miên bỗng tôi giật mình, một cảm giác lạ lùng như một luồng điện chạy dọc theo xương sống, khiến tôi mở choàng mắt ra.

Dưới chân một cây cổ thụ cao lớn, cành lá xum xuê, một người Ấn với khuôn mặt phương phi, quai hàm rộng, trán cao, cặp mắt tinh anh có khả năng thu hút người khác. Còn ai vào đây nữa, chính người Ấn lúc đầu mà tôi đã gặp tại thành Benares. Chính người này đã mang thông điệp đầu tiên cho phái đoàn. Tôi vội vã chạy đến mừng như gặp bạn cố tri. Người Ấn mỉm cười :

– Thế nào ? Việc nghiên cứu của các ông tốt đẹp chứ ? Tôi hy vọng Brahmananda, Sudeih Babu, Mahasaya, Harishinanda, Hamud El Sari… không làm các ông thất vọng.

Tôi há hốc miệng, không nói được câu nào. Tại sao người này dường như biết tất cả ?

Người Ấn mỉm cười :

– Bạn mến, cách đây nửa năm, bạn có hỏi tôi rằng, các bậc Chân Sư có thật hay không ? Nếu có thật tại sao các ngài không xuất hiện dạy dỗ quần chúng ? Sự ẩn dật đâu có lợi ích gì ? Lúc đó, trong lòng bạn thật sự không lấy gì tin tưởng về sự hiện hữu của những cá nhân đã tiến xa trên con đường đạo. Tôi đã trả lời rằng, vì không biết rõ các ngài nên quan niệm thông thường không thể xét đoán các ngài một cách đứng đắn. Thực ra các bậc toàn thiện luôn luôn xuất hiện để giúp đỡ thế gian một cách lặng lẽ, âm thầm. Đa số mọi người tin rằng các ngài phải hiện ra trong hào quang rực rỡ, với các phép thần thông biến cõi trần đau khổ này thành một cõi thiên đàng. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra…. Khi đó bạn không hoàn toàn đồng ý, là một người Thiên chúa giáo, bạn vẫn nghĩ rằng, đấng Christ đã hứa sẽ trở lại cứu rỗi tất cả… Thực ra đấng Christ có bao giờ rời bỏ chúng ta đâu. Lúc nào ngài chả luôn bên cạnh ta, giúp đỡ chúng ta. Sự tin tưởng rằng ngài sẽ trở lại trong một vầng hào quang sáng chói là một điều không đúng. Chúng ta chỉ quen tìm kiếm thượng đế bên ngoài như một đấng toàn năng có thể giúp ta thoả mãn những điều mong ước, chứ không chịu tìm kiếm ở nội tâm, nơi ngài luôn ngự trị. Tôi hy vọng sự tiếp xúc với các đạo sĩ trong thời gian qua sẽ giúp bạn một căn bản vững chắc, một niềm tin mãnh liệt để có thể tiếp tục việc

nghiên cứu.

Tôi kinh ngạc đến sững người, không những người Ấn này biết rõ tất cả mà dường như còn đọc được tư tưởng người khác. Người Ấn mỉm cười hiểu ý :

– Các bạn đã được chỉ dẫn về khoa Yoga, các phương pháp dưỡng sinh, cõi giới vô hình, môn chiêm tinh bí truyền, các luật vũ trụ, quan niệm về Phàm Ngã và Chân Ngã…. Các bạn đã tỏ ra say mê, thích thú vì đó là điều khao khát bấy lâu nay, đúng không ?

– Tại sao….tại sao ông lại biết rõ như vậy ?

Người Ấn dịu dàng :

– Vì tôi là người được chỉ thị phải giúp đỡ các bạn. Chính tôi đã theo dõi tư tưởng các bạn từ khi phái đoàn vừa đặt chân đến xứ này. Tôi hết sức thông cảm sự bất mãn, buồn phiền, chán nản suốt hai năm đầu , khi các bạn đến thăm các đền đài nguy nga, tiếp xúc với các đạo sĩ nổi tiếng nhưng không học hỏi được điều gì mới lạ. Thay vì gặp các bậc hiền triết, các bạn gặp toàn những kẻ bịp đời, những người giữ chức tước, địa vị thật cao mà công phu tu hành, trì giới lại rất thấp. Thay vì gặp những đạo sư có kinh nghiệm tâm linh, các bạn gặp những tu sĩ miệng nói thao thao như nước chảy mà chả biết mình đang nói gì, hình như chân lý cao siêu mà y trích dẫn từ kinh điển không dính dáng gì đến đời sống an nhà, sung sướng trong các đền thờ đồ sộ của y cả. Tất cả đều là những thử thách cho sự nghiên cứu của các bạn. Một chân lý có giá trị thực sự phải chịu nổi các thử thách của thời gian. Cuộc đi tìm chân lý cũng thế, nó đòi hỏi một sự cố gắng và một tinh thần khoa học, suy xét để gạt bỏ các điều mê tín, các thành kiến. Các bạn đã xứng đáng được truyền dạy những chân lý cao đẹp đó, tôi mới đến gặp bạn tại Benares và chuyển giao thông điệp của một vị Chân Sư. Nhờ thế các bạn mới thực sự gặp được những người tiêu biểu cho nền minh triết của Á châu. Tuy nhiên, như tôi đã nói nếu bạn muốn đi xa hơn để gặp các bậc chân sư thì lại

khác….

– Ông tin rằng chúng tôi có thể gặp các ngài ?

– Dĩ nhiên, nếu các bạn chọn con đường này, nó sẽ là một cuộc hành trình khác hẳn cuộc hành trình vừa qua. Các bạn sẽ không thể đứng bên ngoài mà nhìn vào, để nghiên cứu, ghi nhận như một khách bàng quang. Cuộc hành trình này phải là một kinh nghiệm cá nhân. Một sự hiểu biết mà không do mình tìm ra. Kinh nghiệm thật ra chỉ là một hiểu biết hời hợt, nông cạn. Sự hiểu biết do người khác mang lại, dù bằng bất cứ phương tiện nào, cũng chỉ là kinh nghiệm của người đó. Ta không thể trông đợi một chân lý đến từ bên ngoài, mà phải biết thế nào là đủ để dừng lại, để trở về. Đi xa tức là trở về, đó mới là con đường đứng đắn. Cuộc hành trình này không như lần trước “đi ra ngoài”, tiếp xúc với các đạo sư, ghi nhận những tinh hoa, soạn thảo tài liệu, mà phải là một cuộc hành trình “trở về”, một cuộc hành trình về phương đông. Các bạn không thể nhân danh phái đoàn đi quan sát, ghi nhận nữa, mà phải là một nhóm người đi tìm chân lý và sống với chân lý đã học được. Trong cuộc hành trình này, các bạn sẽ không được công nhận bởi các đại học, dư luận quần chúng. Danh vọng của bạn có thể bị xuyên tạc, điều bạn học hỏi có thể bị chế nhạo, nghi ngờ. Các bạn sẽ hết sức cô đơn, nản lòng, thối chí, có lúc bạn sẽ sợ hãi và đâm ra nghi ngờ những điều đã xảy ra. Tóm lại, các bạn cần suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định. Nếu trở về Luân đôn một thời gian, đợi dư luận lắng dịu, các bạn có thể công bố những điều ghi nhận, nhưng mọi người có tin hay không lại là chuyện khác. Nếu muốn tiếp tục, các bạn phải rời bỏ tất cả để làm một cuộc hành trình lên Tuyết Sơn . Đây là giây phút quyết định.

– Nếu chúng tôi muốn tiếp túc cuộc hành trình thì phải làm thế nào ?

Người Ấn mỉm cười :

– Tại sao bạn lại cứ hỏi tôi, phải làm gì ? Tôi phải làm thế nào ? Nếu muốn các bạn chỉ

việc lên đường, có thế thôi.

Định mệnh con người luôn luôn có những thay đổi lớn, mặc dù không thấy rõ nhưng chúng ta vẫn vô tình tiến đến mục tiêu đã vạch sẵn. Không đầy hai tuần lễ sau, chúng tôi đã đứng trong làng Potar, ngay sát chân dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ. Chúng tôi đã bỏ lại tất cả, danh vọng, địa vị, đoạn tuyệt với thành kiến, tự ái cố hữu của người Tây phương .

Cuộc hành trình về phương Đông của chúng tôi bắt đầu .

HẾT

“Yêu cầu chấm dứt cuộc du khảo. Mọi tài trợ cắt đứt. Trở về Luân đôn ngay.”

Bức điện tính đến bất ngờ, làm phái đoàn hết sức sửng sốt. Bác sĩ Kavir cho biết một tờ báo ở Luân đôn đã ghi nhận rằng phái đoàn khoa học ưu tú nhất Anh quốc, đã quỳ mọp bên cạnh những đạo sĩ “trần truồng” xứ Ấn để nghe dạy bảo.

Dư luận quần chúng hết sức phẩn nộ, đòi đại học Oxford phải ngưng ngay các cuộc du khảo và triệu hồi phái đoàn trở về để giải thích. Phái đoàn lập tức lấy xe lửa trở về Bomby.

(Ghi chú : Khi đó Ấn độ đang là thuộc địa của Anh, và vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp còn rất mạnh)

Nhật ký của giáo sư Spalding :

“Thật là bất ngờ khi chúng tôi nhận được bức điện tín, kèm theo đó là một bức thư của Lãnh sự quán Bombay cùng những mẫu báo nói về những giáo sư đại học của Hoàng gia đã “quỳ mọp” bên cạnh những phù thuỷ Ấn mang rợ để nghe dạy bảo. Lời tường thuật đầy ác ý của một ký giả thiếu sáng suốt, đã phá hoại công trình sưu tầm nghiên cứu đang diễn ra tốt đẹp. Làm sao có thể giải thích cho quần chúng hiểu rằng ngoài các phong tục, tôn giáo hỗn độn, phức tạp, hoang đường, mê tín dị đoan còn ẩn dấu các chân lý cao đẹp mà người Âu cần nghiên cứu. Đành rằng Ấn độ đã ngủ say trong bao thế kỷ nay, nhưng trong sự suy đồi vật chất vẫn tiềm tàng một sinh lực tâm linh mãnh liệt đang chờ đợi được đánh thức.

Chúng tôi đã học hỏi nhiều trong cuộc du khảo này, bài học đầu tiên do một người

Anh, thương gia Keymakers đã dạy :

– Để nghiên cứu một cách vô tư và khoa học, người Âu cần gạt bỏ lòng tự kiêu, thành

kiến văn hoá, chỉ giữ gìn một đầu óc khoa học, phê bình chặt chẽ để có thể xuyên qua rừng người mê tín tìm đến sự thật.

Như một viên ngọc quý cần phải được mài dũa, cuộc đi tìm chân lý cũng thế, chúng tôi đã mất mấy năm trời tìm tòi, gạn lọc mới gặp được các vị đạo sư tiêu biểu cho đời sống tâm linh thực sự của xứ Ấn. Nhờ những may mắn tình cờ, chúng tôi đã gặp các sinh hoạt tâm linh cao thượng mà ít người Âu nào có diễm phúc khám phá. Tất cả những chân lý từ trước đến nay chỉ được truyền bá một cách hết sức bí mật, thận trọng, đã được tiết lộ cho chúng tôi. Là một phái đoàn khoa học, chúng tôi đã phân tách kỹ lưõong, kiểm soát cẩn thận, phê bình chặt chẽ và đặt câu hỏi cho đến khi thật rõ ràng. Mỗi người chúng tôi đều ghi chép vào sổ tay cá nhân riêng những sự kiện quan sát, sau đó chúng tôi cùng nhau kiểm điểm, bàn luận và kiểm chứng lại tài liệu này cho đến khi tất cả đồng ý là chính xác, mới ghi vào hồ sơ chính. Nhờ phương thức này, chúng tôi quả quyết rằng tài liệu ghi nhận hoàn toàn đặt căn bản trên nền tảng khoa học chứ không phải sự tin tưởng hay hiểu biết của một cá nhân.

Chúng tôi hy vọng khi công bố, các kết quả này sẽ là một nhịp cầu thông cảm giữa hai văn hoá và thúc đẩy những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn. Sự kiện vừa qua đã thay đổi tất cả và làm sụp đổ mọi kỳ vọng khiêm tốn nhất. Giáo sư Allen tin rằng nếu chúng tôi trở lại Luân đôn tuyên bố những điều khám phá và giải thích lý do một cách rõ ràng có thể quần chúng sẽ có thiện cảm hơn chăng ? Tôi không nghĩ như thế, hiện tại còn quá sớm để thay đổi một dư luận bắt nguồn từ những quan niệm hẹp hòi, những thành kiến và sự tự hào mù quáng.

Người Âu chỉ nhìn Ấn độ như một xứ chậm tiến, một thuộc địa dốt nát, mê tín đầy những kẻ thất học, chứ nào thấy được những giá trị tinh vi, những khoa học tiến bộ được che dấu cẩn thận dưới ánh nắng thiêu đốt miền nhiệt đới.

Giáo sư Mortimer và nhóm khoa học gia Hoa kỳ có ý muốn tách riêng và tiếp tục cuộc nghiên cứu vì xứ Hoa kỳ dù sao cũng ít thành kiến hơn. Đại học Yale và Harvard

sẵn sàng bảo trợ cuộc du khảo, nhất là khi nó đã có kết quả. Với tư cách trưởng phái đoàn, tôi không muốn thấy công trình tốt đẹp bị gián đoạn nhưng cũng không muốn đại học Hoa kỳ hưởng hết kết quả, dù sao tôi cũng là một người Anh, với mọi tự hào về truyền thống Oxford đã đào tạo ra chúng tôi, và chúng tôi muốn tên tuổi nó trong cuộc khảo cứu tiền phong này.

Viên lãnh sự lạnh nhạt tiếp đãi phái đoàn trong căn phòng nhỏ. Y chỉ mẫu báo nói về cuộc nghiên cứu đang trở nên một đề tài hấp dẫn, được báo chí khai thác triệt để :

– Các ông nên biết điều một chút, dù sao các ông cũng là những khoa học gia, giáo sư đại học lừng lẫy, có chân trong hội Khoa học Hoàng gia. Các ông là đại diện cho thành phần danh dự, ưu tú nhất nước Anh… Các ông đã làm mất uy tín Hoàng gia, tại sao các ông không chịu ngồi yên ở Oxford ? Cái xứ nóng bực này có gì đâu để khảo cứu….

Giaó sư Oliver nổi nóng :

– Đó là việc riêng của chúng tôi, anh biết gì mà nói … Viên lãnh sự nhếch miệng cười nhạt :
– Đó không phải việc riêng của các ông nữa, nó liên quan đến danh dự Hoàng gia, danh dự Oxford. Các ông nên biết tôi cũng xuất thân từ Oxford….

Giáo sư Oliver buột miệng :

– Nếu anh xuất thân từ Oxford thì anh phải biết cuộc khảo cứu này sẽ làm rạng danh đại học của chúng ta. Một ngày nào đó, người ta sẽ nói rằng chính Oxford đã tiên phong trong việc khảo cứu các hiện tượng huyền bí, các môn Yoga….

– Yoga ? Yoga là cái gì ? Ông muốn nói đến một loài thú nào chăng ?

Giáo sư Oliver há hốc miệng, không nói thêm lời nào. Một sự ngờ nghệch như vậy có thể tha thứ được đối với một công dân tầm thường, vô học, chỉ quanh quẩn nơi xó nhà, chưa hề ra khỏi tầm chuông nhà thờ Westminster… Đằng này y là một lãnh sự, đại diện cho Hoàng gia, xuất thân từ Oxford và đã sống ở Ấn độ hơn 6 năm nay. Viên lãnh sự xem xét thông hành và cho biết phái đoàn phải rời Ấn độ ngay trong tuần lễ sau.

***

Nhật ký của giáo sư Spalding :

Trong khi mọi người trở về khách sạn, chờ đợi ngày lên tàu trở về Luân đôn. Tôi vẫn linh cảm sẽ có một chuyện gì xảy ra. Tôi lang thang trong khu phố Bombay đông đúc, đầu óc mơ hồ, không biết phải làm gì. Tôi cố ôn lại những việc xảy ra trong vòng nửa năm qua. Quả thế, từ hôm thất vọng đi lang thang như thế này trong thành Benares. Tôi đã gặp một người Ấn cao lớn, khác thường đã chuyển giao thông điệp của một Chân Sư. Từ đó khắp mọi nơi, phái đoàn luôn luôn được che chở và may mắn gặp gỡ những người dành trọn đời cho việc đi tìm chân lý, những người đã thắng đoạt thiên nhiên, đã chinh phục được các sức mạnh vô hình trong trời đất, đã có quyền năng phi thường… Đúng như lời người đó nói, sự nghiên cứu đã vén mở được những điều phái đoàn muốn tìm kiếm, nhưng mọi người vẫn chưa hài lòng. Chúng tôi ao ước được gặp vị Chân Sư bí mật, một người mà tôi có cảm giác đã quen, đã biết từ một tiềm thức xa xôi nào. Trong giây phút đó, tôi bỗng có một ý tưởng lạ lùng, bằng tất cả sức mạnh tư tưởng tôi ao ước vị Chân Sư bí mật này hãy giúp đỡ chúng tôi, hãy cho chúng tôi gặp mặt.

Đang đắm chìm trong dòng tư tưởng triền miên bỗng tôi giật mình, một cảm giác lạ lùng như một luồng điện chạy dọc theo xương sống, khiến tôi mở choàng mắt ra.

Dưới chân một cây cổ thụ cao lớn, cành lá xum xuê, một người Ấn với khuôn mặt phương phi, quai hàm rộng, trán cao, cặp mắt tinh anh có khả năng thu hút người khác. Còn ai vào đây nữa, chính người Ấn lúc đầu mà tôi đã gặp tại thành Benares. Chính người này đã mang thông điệp đầu tiên cho phái đoàn. Tôi vội vã chạy đến mừng như gặp bạn cố tri. Người Ấn mỉm cười :

– Thế nào ? Việc nghiên cứu của các ông tốt đẹp chứ ? Tôi hy vọng Brahmananda, Sudeih Babu, Mahasaya, Harishinanda, Hamud El Sari… không làm các ông thất vọng.

Tôi há hốc miệng, không nói được câu nào. Tại sao người này dường như biết tất cả ?

Người Ấn mỉm cười :

– Bạn mến, cách đây nửa năm, bạn có hỏi tôi rằng, các bậc Chân Sư có thật hay không ? Nếu có thật tại sao các ngài không xuất hiện dạy dỗ quần chúng ? Sự ẩn dật đâu có lợi ích gì ? Lúc đó, trong lòng bạn thật sự không lấy gì tin tưởng về sự hiện hữu của những cá nhân đã tiến xa trên con đường đạo. Tôi đã trả lời rằng, vì không biết rõ các ngài nên quan niệm thông thường không thể xét đoán các ngài một cách đứng đắn. Thực ra các bậc toàn thiện luôn luôn xuất hiện để giúp đỡ thế gian một cách lặng lẽ, âm thầm. Đa số mọi người tin rằng các ngài phải hiện ra trong hào quang rực rỡ, với các phép thần thông biến cõi trần đau khổ này thành một cõi thiên đàng. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra…. Khi đó bạn không hoàn toàn đồng ý, là một người Thiên chúa giáo, bạn vẫn nghĩ rằng, đấng Christ đã hứa sẽ trở lại cứu rỗi tất cả… Thực ra đấng Christ có bao giờ rời bỏ chúng ta đâu. Lúc nào ngài chả luôn bên cạnh ta, giúp đỡ chúng ta. Sự tin tưởng rằng ngài sẽ trở lại trong một vầng hào quang sáng chói là một điều không đúng. Chúng ta chỉ quen tìm kiếm thượng đế bên ngoài như một đấng toàn năng có thể giúp ta thoả mãn những điều mong ước, chứ không chịu tìm kiếm ở nội tâm, nơi ngài luôn ngự trị. Tôi hy vọng sự tiếp xúc với các đạo sĩ trong thời gian qua sẽ giúp bạn một căn bản vững chắc, một niềm tin mãnh liệt để có thể tiếp tục việc

nghiên cứu.

Tôi kinh ngạc đến sững người, không những người Ấn này biết rõ tất cả mà dường như còn đọc được tư tưởng người khác. Người Ấn mỉm cười hiểu ý :

– Các bạn đã được chỉ dẫn về khoa Yoga, các phương pháp dưỡng sinh, cõi giới vô hình, môn chiêm tinh bí truyền, các luật vũ trụ, quan niệm về Phàm Ngã và Chân Ngã…. Các bạn đã tỏ ra say mê, thích thú vì đó là điều khao khát bấy lâu nay, đúng không ?

– Tại sao….tại sao ông lại biết rõ như vậy ?

Người Ấn dịu dàng :

– Vì tôi là người được chỉ thị phải giúp đỡ các bạn. Chính tôi đã theo dõi tư tưởng các bạn từ khi phái đoàn vừa đặt chân đến xứ này. Tôi hết sức thông cảm sự bất mãn, buồn phiền, chán nản suốt hai năm đầu , khi các bạn đến thăm các đền đài nguy nga, tiếp xúc với các đạo sĩ nổi tiếng nhưng không học hỏi được điều gì mới lạ. Thay vì gặp các bậc hiền triết, các bạn gặp toàn những kẻ bịp đời, những người giữ chức tước, địa vị thật cao mà công phu tu hành, trì giới lại rất thấp. Thay vì gặp những đạo sư có kinh nghiệm tâm linh, các bạn gặp những tu sĩ miệng nói thao thao như nước chảy mà chả biết mình đang nói gì, hình như chân lý cao siêu mà y trích dẫn từ kinh điển không dính dáng gì đến đời sống an nhà, sung sướng trong các đền thờ đồ sộ của y cả. Tất cả đều là những thử thách cho sự nghiên cứu của các bạn. Một chân lý có giá trị thực sự phải chịu nổi các thử thách của thời gian. Cuộc đi tìm chân lý cũng thế, nó đòi hỏi một sự cố gắng và một tinh thần khoa học, suy xét để gạt bỏ các điều mê tín, các thành kiến. Các bạn đã xứng đáng được truyền dạy những chân lý cao đẹp đó, tôi mới đến gặp bạn tại Benares và chuyển giao thông điệp của một vị Chân Sư. Nhờ thế các bạn mới thực sự gặp được những người tiêu biểu cho nền minh triết của Á châu. Tuy nhiên, như tôi đã nói nếu bạn muốn đi xa hơn để gặp các bậc chân sư thì lại

khác….

– Ông tin rằng chúng tôi có thể gặp các ngài ?

– Dĩ nhiên, nếu các bạn chọn con đường này, nó sẽ là một cuộc hành trình khác hẳn cuộc hành trình vừa qua. Các bạn sẽ không thể đứng bên ngoài mà nhìn vào, để nghiên cứu, ghi nhận như một khách bàng quang. Cuộc hành trình này phải là một kinh nghiệm cá nhân. Một sự hiểu biết mà không do mình tìm ra. Kinh nghiệm thật ra chỉ là một hiểu biết hời hợt, nông cạn. Sự hiểu biết do người khác mang lại, dù bằng bất cứ phương tiện nào, cũng chỉ là kinh nghiệm của người đó. Ta không thể trông đợi một chân lý đến từ bên ngoài, mà phải biết thế nào là đủ để dừng lại, để trở về. Đi xa tức là trở về, đó mới là con đường đứng đắn. Cuộc hành trình này không như lần trước “đi ra ngoài”, tiếp xúc với các đạo sư, ghi nhận những tinh hoa, soạn thảo tài liệu, mà phải là một cuộc hành trình “trở về”, một cuộc hành trình về phương đông. Các bạn không thể nhân danh phái đoàn đi quan sát, ghi nhận nữa, mà phải là một nhóm người đi tìm chân lý và sống với chân lý đã học được. Trong cuộc hành trình này, các bạn sẽ không được công nhận bởi các đại học, dư luận quần chúng. Danh vọng của bạn có thể bị xuyên tạc, điều bạn học hỏi có thể bị chế nhạo, nghi ngờ. Các bạn sẽ hết sức cô đơn, nản lòng, thối chí, có lúc bạn sẽ sợ hãi và đâm ra nghi ngờ những điều đã xảy ra. Tóm lại, các bạn cần suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định. Nếu trở về Luân đôn một thời gian, đợi dư luận lắng dịu, các bạn có thể công bố những điều ghi nhận, nhưng mọi người có tin hay không lại là chuyện khác. Nếu muốn tiếp tục, các bạn phải rời bỏ tất cả để làm một cuộc hành trình lên Tuyết Sơn . Đây là giây phút quyết định.

– Nếu chúng tôi muốn tiếp túc cuộc hành trình thì phải làm thế nào ?

Người Ấn mỉm cười :

– Tại sao bạn lại cứ hỏi tôi, phải làm gì ? Tôi phải làm thế nào ? Nếu muốn các bạn chỉ

việc lên đường, có thế thôi.

Định mệnh con người luôn luôn có những thay đổi lớn, mặc dù không thấy rõ nhưng chúng ta vẫn vô tình tiến đến mục tiêu đã vạch sẵn. Không đầy hai tuần lễ sau, chúng tôi đã đứng trong làng Potar, ngay sát chân dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ. Chúng tôi đã bỏ lại tất cả, danh vọng, địa vị, đoạn tuyệt với thành kiến, tự ái cố hữu của người Tây phương .

Cuộc hành trình về phương Đông của chúng tôi bắt đầu .

HẾT

Bình luận