Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Long Lâu Yêu Quật

Chương 24: Tiên cảnh đoạt mệnh

Tác giả: Bắc Lĩnh Quỷ Đạo

Lâm Nam thấy hơi kì lạ bèn trả lời: “Vậy ý của cô muốn nói phán đoán của chúng ta ngay lúc đầu đã sai lầm? Không thể như vậy chứ? Cô có căn cứ gì? Mau nói ra để mọi người cùng phân tích xem nào!”

Những suy nghĩ trong đầu tôi vẫn còn rất rối loạn, chưa được rõ ràng, bèn dựa vào mạch suy nghĩ mà nói: “Căn cứ theo những ghi chép lịch sử, Tần Thủy Hoàng Doanh Chính sau khi kế vị được hai năm thì bắt đầu xây lăng viên, kéo dài suốt ba mươi chín năm, số người được huy động để xây dựng lúc đông nhất tới gần tám mươi vạn, cho đến tận lúc Tần Thủy Hoàng sắp chết vẫn chưa xây dựng xong. Nhị Thế hoàng đế kế vị, tiếp tục xây dựng trong hơn một tram năm nữa mới cơ bản hoàn thành. Những ghi chép này đều tương đối đáng tin cậy, từ đây có thể suy ra rằng năm đó khi Thủy Hoàng đế bắt đầu xây dựng lăng mộ này thì mới chỉ là một đứa trẻ mười ba tuổi.”

“Ở đây đã xuất hiện một vấn đề, một đứa trẻ mới mười ba tuổi vẫn chưa hoàn toàn nắm quyền trong tay làm sao có đủ khả năng quyết định vị trí xây lăng mộ cho mình được? Cần biết rằng Doanh Chính mãi đến năm hai mươi hai tuổi mới đội mũ lên ngôi, ở đây có một khoảng thời gian gián đoạn gần chín năm, vạn nhất người được mai táng trong lăng mộ ở Li Sơn không phải là Tần Thủy Hoàng thì sao?”

Lâm Nam trầm ngâm đáp: “Về vấn đề này, tôi đã từng tra cứu rất nhiều điển tích, có ba nguyên nhân chủ yếu khẳng định việc lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Li Sơn. Người đầu tiên đưa ra lời giải thích là Lệ Đạo Nguyên, tác giả của cuốn Thủy kinh chú thời Bắc Ngụy. Trong chương ‘Dịch thủy chú’ của cuốn Thủy kinh chú ông đã viết: “Tần Thủy Hoàng chủ trương chôn cất rất hậu hĩnh, xây dựng lăng mộ ở núi Li Nhung, tên là Lam Điền, dưới mặt đất thì có nhiều vàng, trên mặt đất thì có nhiều ngọc đẹp, Thủy Hoàng vì yêu thích nên đã an táng tại đây. Cách nói này có trọng lượng tương đối lớn trong giới học thuật, về sau chính Tư Mã Thiên cũng đã viết: ‘… đào ba dòng suối lớn để đổ đồng và đưa quách vào… dùng thủy ngân làm hàng trăm dòng sông, Hoàng Hà, Trường Giang và biển lớn, dùng máy móc để dẫn nước sông chảy vào nhau. Ở trên có đú thiên văn, ờ dưới có đủ địa lý…’. Dựa trên sự nghiêm túc của Tư Mã Thiên khi chép sử có thể khẳng định rằng không phải ông đã ghi chép những điều này mà không có căn cứ xác thực nào.”

Lâm Nam suy nghĩ một lát rồi tiếp tục nói: “Nguyên nhân thứ ba chính là chế độ lễ nghi khi đó. Tổ tiên của Tần Thủy Hoàng đã xác nhận được có Chiêu Tương vương, Trang Tương vương và Tuyên thái hậu được mai táng ở vùng Chi Dương phía Tây huyện Lâm Đồng. Việc Tần Thủy Hoàng lựa chọn xây lăng viên ở vùng Li Sơn phía Đông của Chi Dương phù hợp với chế độ lễ nghi thời đó là con cháu thì phải ở phía Đông, bởi lăng mộ của các vị hoàng đế thời cổ đại luôn phải căn cứ theo tôn ti trật tự sắp xếp của các đời trước. Trong các sách ‘Chu kí’, “Nhĩ nhã’ đều có ghi chép: ‘Hướng Nam, hướng Bắc, hướng Tây là bậc bề trên’, sách ‘Luận hằng’ thời Đông Hán càng nói rõ ràng hơn: ‘Phương Tây, là nơi của người cao tuổi, người tôn quý, còn kẻ thấp hèn, phận con cháu thì ở phương Đông… Mộ, là nơi chôn cất người chết; ruộng, là nơi người ta kiếm cái ăn; nhà, là nơi người ở; ba nơi đó đều nên trừ hung. Ngay cả Tuyên thái hậu ở Chỉ Dương cũng hi vọng rằng lăng mộ của mình được nằm giữa lăng mộ của chồng và con trai mình, bởi ‘Nhìn về chồng ở phía Tây, nhìn về con trai ở phía Đông’. Nếu lăng mộ của các vị tổ tiên đều nằm ở phía Tây huyện Lâm Đồng thì Tần Thủy Hoàng là phận con cháu đời sau chỉ có thể được chôn cất ở phía Đông của Chỉ Dương. Nếu đặt lăng mộ ở phía tây Chỉ Dương thì đương nhiên sẽ đi ngược lại lễ nghi truyền thống. Nguyên nhân này dựa trên chế độ lễ nghi càng khẳng định rõ hơn việc lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xác định nằm tại chân núi Li Sơn.”

Những lý luận phân tích của Lâm Nam đã dần dần định hình trong lòng tôi, dòng suy nghĩ của tôi cũng nhờ đó mà dần sáng tỏ: “Ba lý do mà anh nói nêu chỉ nhìn về bề ngoài thì dường như không có gì bất hợp lý, tuy nhiên nếu suy nghĩ kĩ thì lại khác. Trước tiên những điều mà Lệ Đạo Nguyên nói chỉ hoàn toàn dựa trên suy đoán, Tần Thủy Hoàng khi đó mới chỉ là một đứa trẻ mười ba tuổi, có biết được Lam Điền nổi tiếng về vàng ngọc hay không vẫn còn là một vấn để. Cho dù có biết được ở đó có nhiều vàng ngọc đẹp thì năm xưa khi lựa chọn vị trí xây lăng mộ e rằng ông ta cũng không thể căn cứ theo ý chí cá nhân của một mình mình để quyết định, huống hồ thừa tướng Lã Bất Vi trước khi Tan Thủy Hoàng đích thân nắm chính quyền thì vẫn còn nắm quyền hành trong tay!”

“Hơn nữa nếu công trình ở Li Sơn quả thực vĩ đại như Tư Mã Thiên đã nói thì công trình đó cần đến mấy chục vạn lao động làm việc khổ cực, mỗi ngày đám đông ô hợp đó phải lao động vô cùng gian khổ, vậy mà chỉ cần đốc công Chương Hàm ra một mệnh lệnh lập tức cầm vũ khí đứng lên đánh bại quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi sao? Vị Thiếu phủ lệnh Chương Hàm này tài giỏi đến mức ấy sao? Đám nhân công đó tôi thấy rất có khả năng vốn không phải là đi xây lăng mộ mà là quân mai phục bị ông Tần Thủy Hoàng đã chết kia thao túng. Trong sách ‘Tam phụ cố sự’ đã từng viết Sở bá vương Hạng Vũ sau khi vào Quan Trung đã cho ba mươi vạn người đi khai quật lăng mộ nhà Tần. Quy mô khai quật lớn như vậy, khoảng cách giữa hai thời đại cũng không quá lớn, những đồ châu báu được bổi táng chắc hẳn đã trả về cho người trong thiên hạ rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, chúng ta dùng kĩ thuật hiện đại vẫn có thể xác định được lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa bị đào trộm, điều này quả thật hết sức bất hợp lý.”

Có thể thấy Lâm Nam và Cáo con thường xuyên nghiên cứu thảo luận về lăng mộ Tẩn Thủy Hoàng, bởi Cáo con sau khi lắng nghe hết sức chăm chú liền nói: “Chị Sương, không cẩn biết chị phân tích có đúng hay không, dù sao thì em vẫn thấy rằng vùng Li Sơn này không may mắn. Cuối thời Tây Chu, Chu vương và ái thiếp Bao Tự đã từng diễn một vở bi kịch dùng lửa hiệu để trêu chọc chư hầu, kết quả đã hủy hoại vương triều Tây Chu. Còn có một câu chuyện thần thoại nói rằng Tần Thủy Hoàng lúc còn sống từng tới du ngoạn ở Li Sơn, lại trêu ghẹo thần nữ, thần nữ trong lúc tức giận đã nhổ nước bọt vào mặt ông ta, về sau Tần Thủy Hoàng bị lở loét khắp người. Một vùng đất dữ như vậy, e rằng Tần Thủy Hoàng cũng không muốn được an táng ở đó. Còn nữa, sau này Dương Quý phi từng tới đây tắm, vể sau bị bức thắt cổ chết ở gò Mã Ngôi, thời Dân Quôc Tưởng Giới Thạch cũng đã từng dừng chân tại đây, kết quả là bị đuổi ra một hòn đảo nhỏ ở phía Đông Nam! Việc lăng mộ nhà Tần ở Li Sơn là vùng đất phong thủy tuyệt đẹp, quả thật rất có khả năng chỉ là một vở kịch mà thôi!”

Đột nhiên tôi nhớ lại những ghi chép mà người môn khách của Lã Bất Vi để lại trên nắp quan tài, thấy vui mừng hết sức: “Đúng rồi, tôi còn có chứng cứ mới nhất đây, đó chính là cỗ quan tài mà chúng ta đã mở ra ở trong ao máu! Người môn khách đó tuy rằng chưa chứng minh được mối quan hệ giữa Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi nhưng đã để lại đầu mối. Ông ấy nói Lã Bất Vi lúc còn sống từng xây cho mình một ngôi mộ giả, lây một xác chết giả để lừa Tần vương, còn đề cập đến việc mình tham gia vào thiết kế lăng mộ cho Tần Thủy Hoàng ở Li Sơn, cuối cùng rất có khả năng đã bị giết người diệt khẩu, không thể có chuyện tuẫn táng trong lăng mộ của Lã Bất Vi. Anh còn bảo tôi phải để ý ghi nhớ cách thiết kế lăng mộ ở Li Sơn, nhưng những điều về lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Li Sơn mà vị pháp sư đó nhắc đến trong quan tài cũng giống với những ghi chép của Tư Mã Thiên, rõ ràng đều là những phát ngôn giống nhau của người làm quan. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là trong những hàng chữ của ông ta mang đầy vẻ hoài nghi đối với việc núi Phượng Hoàng liệu có phải là lăng mộ của Chu vương hay không, ông nghi ngờ công trình vĩ đại mà mình đôn đốc tu tạo tại núi Phượng Hoàng rất có khả năng chính là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Dựa vào những bản nháp về thiết kế lăng mộ Tẩn Thủy Hoàng mà ông tham gia thiết kế được đế lại, tôi thấy có nhiều chỗ rất giống với những cấu tạo kì lạ mà chúng ta đã gặp trên đường vào đây! Nghĩ theo hướng ngược lại thì nếu lăng mộ Tần vương ở Li Sơn là thật, vậy công tác bảo mật của Tần Thủy Hoàng quá là cẩu thả, những chi tiết về một lăng mộ ngàn đời mới có một mà lại bị bố cáo khắp thiên hạ, để Tư Mã Thiên ghi vào sử sách, e rằng chính bởi vì lăng mộ Tần vương ở Li Sơn vốn là giả, những phát ngôn cua người nhà quan như đào ba dòng suối để đổ đồng và đưa quách vào gì gì đó đều là những thứ do Tẩn Thủy Hoàng bịa ra để làm câu chuyện che mắt người trong thiên hạ mà thôi!”

Lâm Nam lặng yên lắng nghe tôi phân tích hết một thôi một hổi, vẫn không có vẻ gì là tin cả, bèn cười cười rồi nói: “Lẽ nào Tần Thủy Hoàng thật sự khôn ngoan tài giỏi đến như vậy? Có thể bịt được mắt hết mọi người trong thiên hạ? Tuy những điều cô phân tích ờ một mức độ nào đó cũng có lý nhưng lại không có chứng cứ xác thực, nếu quả thực giống như cô nói đó là một màn kịch thì e rằng Lã Bất Vi và vị pháp sư kia đều đã hoàn toàn bị qua mặt, Tần Thủy Hoàng mới là người cuối cùng chiến thắng, vị hoàng đế có một không hai trong lịch sử này quả thật là lợi hại! Tôi vẫn không thể hoàn toàn tin như vậy được.”

Cáo con hết sức hào hứng, hai mắt sáng rực lên: “Đừng nói nhiều như vậy nữa, cho dù là lăng mộ của Chu vương hay của Tần Thủy Hoàng thì chúng ta cũng phải tìm hiểu cho ra lẽ, cho dù là chỉ giải được một phần của câu đố nghìn năm này thì chúng ta cũng coi như đã không uổng phí chuyến đi này rồi! Đừng quên là chúng ta đã xác nhận được việc Lã Bất Vi được an táng ở đây, nếu như ông ta không hề có quan hệ huyết thống gì với Tần Thủy Hoàng thì em thấy ông ta cũng dám đào quan tài của tổ tiên Tần Thủy Hoàng tới cải táng ở đây lắm, bởi vậy chúng ta mau đi thôi, hành động nhanh lên!”

Cáo con vừa hào hứng nói xong, mới bước được một bước thì chợt nghe “binh” một tiếng, cô đã bị va đầu rất mạnh vào một bức tường. Dựa vào tiếng va đập thì có vẻ như có một bức tường bằng gỗ rỗng ruột ở phía trước. Chúng tôi đều hết sức kinh ngạc, lẽ nào do lúc nãy chỉ mải nói chuyện, chăm chú vào việc phân tích những điểm còn nghi vấn ở núi Phượng Hoàng mà lỡ sảy chân bước vào một thế trận bẫy ngầm của cung điện liên hoàn quái quỷ này rồi?

Ánh sáng của đèn pin chiếu ra đã không còn đủ xa, chúng tôi lờ mờ nhận thấy xung quanh dường như có rất nhiều vật kiến trúc. Chúng tôi không thể không đốt cháy một quả pháo sáng để xem rốt cuộc là có chuyện gì. Lúc này chúng tôi mới thật sự hết sức kinh ngạc, thì ra bốn phía xung quanh không biết từ lúc nào đã mọc lên một khoảng sân bằng đồng xanh cao chừng nửa mét, trên khoảng sân đó bày la liệt không biết bao nhiêu là những tác phẩm điêu khắc lập thể, nhìn chất liệu thì có một số được khắc bằng xương, một số đúc bằng đồng, có một số lại giống như chất liệu gỗ rất kì lạ.

Giữa các hình điêu khắc lập thể có núi có sông, giống như một bức bản đồ toàn cảnh thu nhỏ. Trước mặt chỗ tôi đứng là một mảng kiến trúc cung điện tương đối thấp, giống như là một cung điện tí hon vậy. Từ góc độ này tôi chỉ có thể nhìn thấy một bức tranh chữ thu nhỏ được treo trên tường, có vẻ được chế tạo từ da động vật, bên trên có vẽ một bức tranh sơn thủy, là thể loại tranh có sông núi đền đài lầu gác, nét vẽ đơn giản, bút pháp già dặn cứng cáp. Nếu nhìn kĩ một chút thì bức tranh này vẫn chưa vẽ xong, nhưng ở chỗ đề lạc khoản lại đã có mấy dòng chữ triện còn nhỏ hơn cả đầu con ruổi. Bên ngoài là một vườn hoa rất rộng, trong vườn có đủ loại kì hoa dị thảo, núi giả, đình gác, nước chảy; cẩu con, tùng trúc cỏ hoa, tất cả đều đầy đủ. Trong chất liệu làm nên tất cả cây cối và hoa cỏ trong vườn đều có trộn lẫn một loại mùi thơm không biết tên là gì, dù đã trải qua từng ấy thời gian rồi mà vẫn còn làm chúng tôi ngây ngất. Giữa thảm cỏ, rừng cây thậm chí còn khắc các loài chó săn, thỏ rừng, trâu bò, tuần lộc, tuy được chạm bằng chất liệu đặc biệt ở trên khoảng sân đồng nhưng nhìn vẫn sinh động như thật, dường như chúng chỉ cần nhấc chân là có thể chạy tới trước mặt chúng tôi vậy. Ngôi đình gần nhất trong vườn hoa có lan can đỏ, mái ngói vàng, còn có tượng hai cung nữ mặc áo đen đang nói chuyện hết sức tinh xảo, nhìn hấp dẫn như thật, chỉ có điều là đã bị thu nhỏ đi rất nhiều lần, giờ kích cỡ chỉ to bằng chiếc cốc uống rượu. Cả khoảng sân điêu khắc được mở rộng về tít đằng xa, tràn đầy không khí tĩnh mịch!

Bức tượng điêu khắc trước mặt Lâm Nam rõ ràng lại mang vẻ hùng vĩ dữ tợn hơn rất nhiều, cái đập vào mắt đầu tiên chính là một tòa điện lớn, cấu tạo hết sức hùng vĩ, phần mái hiên nhô ra của tòa điện đó đã cao gần bằng vai Lâm Nam. Tòa điện này được chia làm chính điện, phần điện phụ, chái nhà, phòng ngủ, hành lang trồng hoa, thậm chí có cả nhà bếp, đều có thể nhìn qua cửa sổ thây bố trí của đồ đạc ở bên trong, tỉ mỉ tới từng chi tiết, mỗi thứ đồ đạc trong mỗi căn phòng dường như đều căn cứ theo tỉ lệ của vật thật được thu nhỏ lại mà khắc thành.

Chính điện được bài trí giống như lều bạt của tướng quân hành quân đi đánh trận, có một chiếc ghế lớn phủ tấm da hổ, những sa bàn bằng đồng xanh lớn nhỏ khác nhau bày khắp nơi, còn có rất nhiều những binh lính mặc áo giáp đang giương đao tuốt kiếm, thẳng lưng ưỡn bụng đứng canh gác mọi ngả đường trọng yếu. Mặt sau của tòa điện hùng vĩ đó lại là những quả đồi nằm san sát, cờ bay rợp trời, có mấy chục người lính mặc áo giáp đang bày trận đối đầu, vị tướng chỉ huy của hai bên đều ngồi trên những cỗ xe ngựa bằng đồng, đang giữ thế trận chờ đợi, đằng xa thấp thoáng có sông hồ, thuyền bè ngang dọc, đang bận rộn vận chuyển hàng hóa lương thảo, có vẻ như một cuộc chiến khốc liệt sắp xảy ra.

Tôi đã qua cái tuổi thích chơi đồ hàng rồi, nhưng những hình điêu khắc lập thể hoàn mĩ này khiến tôi phải nhìn say sưa không chớp mắt, ngây ngất vô cùng, chỉ hận không thể thu nhỏ người mình lại để chui vào trong đó xem xét khắp nơi. Tôi nhìn sang bên thấy Cáo con mặt cắt không còn hột máu, chỉ còn lại đôi mắt là vẫn còn ánh lên vẻ vui mừng như một đứa trẻ, chỗ mà cô ấy đứng ở ngay đằng trước, đã đến phần điêu khắc cảnh núi non. Trong những dãy núi trùng trùng điệp điệp, từng ngọn núi đứng sừng sững cô độc, đâm thẳng vào giữa những đám mây, thỉnh thoảng lại điểm xuyết mây tòa quỳnh đài giữa cảnh tiên. Tiếng “binh” vừa nãy vang lên chính là do Cáo con đập đầu vào đỉnh một ngọn núi tuyết.

Mãi một lúc rất lâu sau đó Cáo con mới thở dài một cái rồi nói: “Thật là những tác phẩm điêu khắc quá đẹp mắt, quá kì vĩ! Nếu cả đời này có thể rong chơi thỏa thích ở trong này thì nhất định là không còn gì mơ ước hơn nữa! Chỉ đáng tiếc là trong trời đất này làm gì có ai có phép thần thông biến hóa khiến chúng ta có thể thu nhỏ lại may chục lần chứ!”

Lâm Nam từ nãy vẫn đứng ngây ra ngắm nhìn, giờ mới trầm ngâm lên tiếng: “Hai người cẩn thận đấy! Không đơn giản như vậy đâu, cho dù là ai thì cũng không rỗi rãi đến mức độ làm một công trình nghệ thuật kì vĩ như thế này ở dưới lòng đất đâu. Sương Nhi, cô thường có cao kiến hơn người, những đồ áo giáp và binh khí mà binh lính bên

chỗ tôi đang mặc đều là của quân nhà Tần, mọi người hãy tập trung tinh thần, chúng ta vẫn đang quanh quẩn trong sào huyệt của lão già Tần Thủy Hoàng đó. Cần hết sức cẩn thận kẻo lại trúng phải quỷ kế

Tôi ngó về phía sau của cảnh điêu khắc thu nhỏ, chỗ này nằm ngoài phạm vi chiếu sáng của pháo sáng, chỉ thấy những cảnh đình đài lầu gác, non nước sông hổ cứ kéo dài kéo dài ra mãi tít đằng xa. Chả trách lăng mộ này bị bịt kín cả ba mặt, chỉ còn để lại một mặt là có đường ra, thì ra là bị những tác phẩm điêu khắc đúc bằng đồng này chiếm hết cả vị trí. Lúc chúng tôi đang đứng ở chính giữa, chắc hẳn do mải bàn bạc với nhau không để ý nên những thứ này mới đột nhiên mọc ra từ dưới đất. Bức tranh bồng lai tiên cảnh bằng đồng xanh này bày ra trước mặt những kẻ người trần mắt thịt vừa trải qua trăm cay ngàn đắng như chúng tôi lại mang đầy vẻ yêu quái ma mị.

Cáo con đã nhìn tới mức mê muội nên lời cảnh báo của Lâm Nam chỉ như gió thoảng bên tai, không kiềm chế được bèn giơ tay ra sờ vào một con hạc đổng đang đậu trên ngọn cây. Ngay lập tức từ trong chốn bổng lai tiên cảnh thu nhỏ này phụt ra một màn hơi nước mờ mịt, càng mang đậm vẻ thần tiên huyền ảo, chỗ nào cũng mờ mờ ảo ảo như một bức tranh thủy mặc. Lâm Nam liền giơ tay giữ Cáo con đang ngẩn ngẩn ngơ ngơ lại, ba người chúng tôi đứng áp lưng vào nhau thành một vòng tròn. Lâm Nam nghiêm giọng bảo chúng tôi: ‘Tuyệt đôi không được sờ mó lung tung vào bất cứ thứ gì! Chốn bổng lai tiên cảnh này nêu không cẩn thận sẽ biến thành cái bẫy hại người đó!”

Lâm Nam vừa nói dứt lời, tôi chợt cảm thấy ngực mình như bị ép mạnh, hai mắt tối sầm, mũ bảo hiểm lăn tròn sang một bên, trong chốc lát cảm thấy như không thể nào thở nổi. Trước khi ngất đi, tôi lờ mờ nhận thấy Lâm Nam đang cúi gập người về phía trước, cố gắng hết sức với tay chạm vào trận pháp của những binh linh mặc áo giáp, rồi sau đó tôi không thể làm chủ bản thân mình nữa, cảm thấy ngòn ngọt trong cổ họng, không nói lên lời, thân người mềm nhũn đổ vật xuống đất.

Trong mơ hổ tôi đã hơi tỉnh lại, tuy vậy trong đầu lại đang nhớ tới những ngày trước đây. Hồi trước, sau khi kết thúc một ngày huấn luyện về đến kí túc xá, tắm nước nóng xong tôi cảm thấy rất dễ chịu, liền chui ngay vào giường. Sáng hôm sau lúc mở mắt ra, khắp người đều có một cảm giác rất thoải mái không thể nào diễn tả nổi, nằm ì ở trên giường, bên tai nghe thấy tiếng chim hót trên cây, thật là vô cùng vui vẻ.

Lần này tôi thức dậy cũng giống như vậy, chỉ cảm thấy mình ngủ thật là ngon, mở mắt ra đã hoàn toàn quên mất là mình đang ở đâu, đang làm việc gì, bên ngoài phòng ngủ những tia nắng sớm mai đã bắt đầu xuất hiện, bên trong phòng ngủ từng làn khói đang cuộn tròn bay lên, giống như mùi long diên hương thâm vào tận gan ruột, toàn thân nhẹ bẫng lâng lâng, vô cùng thoải mái, chỉ muốn giang rộng đôi cánh bay lượn giữa bầu trời.

Trong lúc mơ mơ màng màng đó, tôi cảm thây trong lòng rất ấm áp, rất hạnh phúc, những nỗi sợ hãi và kinh hoàng trong suốt hai mươi mấy năm trời trong phút giây này đều đã hoàn toàn bị đẩy lên tận chín tầng mây kia rồi.

Trên chiếc giường rộng còn có một người nữa đang nằm, đẹp như tranh vẽ, vẻ mặt nhìn hết sức ngọt ngào. Bất thình lình tôi nhận ra đó chính là Cáo con lúc nãy cũng bị hôn mê cùng với tôi!

Tôi khẽ đập nhẹ vào vai Cáo con, hoàn toàn quên mất tất cả những chuyện đáng sợ đã chứng kiến trong suốt mười mấy tiếng đồng hồ vừa rồi. Tôi mơ mơ màng màng vừa ngồi dậy vừa mỉm cười, trong gian phòng bên ngoài kia có bày một chiếc bàn kiểu dáng rất cổ xưa, trên bàn có một chiếc nghiên mực hình vuông cũng cổ xưa hết mức, một thỏi mực cổ hình trụ tròn, một cây bút lông sói hết sức tinh xảo, trên giá sách là từng cuộn sách bằng thẻ trúc nằm ngay ngắn, tất cả đều là những cổ vật thời Tiên Tần.

Tiếp sau đó tôi nhìn thấy trên tường có treo một bức tranh vẽ cảnh sông núi lầu gác vẫn chưa vẽ xong, một đầu bức tranh đang nằm cuộn tròn trên giá giống như một tâm da cừu thuộc…. Bức tranh vẽ cảnh sông núi lầu gác! Tôi chợt giật mình, ngay lập tức trên trán lấm tấm từng giọt mồ hôi lạnh toát, tôi đã nhớ ra mình đang ở đâu và đang làm gì rồi! Tôi đứng bên cạnh chiếc bàn, ngẩn ngơ một hồi lâu, loạng chà loạng choạng, toàn thân ướt đẫm mổ hôi.

Tôi thấy hoa mắt chóng mặt, quả thật đứng không vững nữa bèn ngồi phịch xuông đất. Không thể nào như vậv được, tôi không thể nào tin vào chính mắt mình được nữa.

Tôi không tin! Tôi bèn cố gắng hết sức đứng bật dậy, lao tới bên cạnh cửa sổ nhìn ra ngoài. Bên ngoài vườn hoa mặt trời đã lên cao, dòng nước chảy qua bên dưới cây cầu nhò đang lấp loáng phản chiếu ánh sáng mặt trời, tận cùng là một ngôi đình bát giác có lan can đỏ và mái ngói vàng, tại đó có hai cung nữ mặc áo đen đang ngồi uống trà trò chuyện. Giữa cảnh cây cối hoa cỏ muôn màu muôn vẻ được điểm xuyết bởi những chú thỏ rừng hay trâu bò gặm cỏ. Trong làn gió nhẹ thoảng qua thảm cỏ xanh có lẫn từng đợt mùi thơm ma mị.

Nhưng tôi đã sắp phát điên rồi, đây rõ ràng là cảnh vật thu nhỏ chúng tôi vừa nhìn thấy khi nãy, là những tượng điêu khắc lập thể bằng đồng xanh được khắc trên khoảng sân cơ mà! Tại sao tôi và Cáo con lại bị thu nhỏ đi như thế này? Lâm Nam đi đâu mât rồi?

Tôi quay trở về phòng ngủ lúc nãy mà tôi vừa thức dậy, Cáo con cũng đã tỉnh lại, đang nghi nghi hoặc hoặc xem xét cảnh tượng kì lạ xung quanh, tôi đột nhiên xuât hiện khiến cô ấy giật mình hét lên một tiếng, từ trên giường đứng bật dậy! Tôi không đủ thời gian để giải thích tỉ mỉ cho cô ấy mà còn bận đi lật tung các loại hòm tủ để tìm dụng cụ. Cũng may mà không thiếu thứ gì, chỉ có mỗi mũ bảo hiểm là không thấy đâu nữa, bùn đất và mồ hôi dính đầy trên người giờ cũng thấy sạch bong, thậm chí ngay cả tóc cũng có mùi thơm của thảo mộc. Cáo con bò trên giường nhìn tôi bận rộn chạy đi chạy lại, chẳng hề có vẻ lo lắng chút nào.

Tôi lắc lắc mái tóc trơn mượt, cảm thấy không đội mũ thật là thoải mái. Cáo con ngẩn người ra nhìn tôi có vẻ buồn cười lắm, thế là tôi bèn nghiêm giọng quát cô: “Còn không mau dậy thu dọn đổ đạc đi! Em đúng là có cái miệng quạ xui xẻo, còn khóc lóc kêu ca rằng cả đời này muốn được ngao du sơn thủy ở đây, bây giờ em đã hài lòng chưa? Còn làm liên lụy cả chị cũng bị thu nhỏ đi mấy chục lần! Phỉ phui cái mồm!”

Cáo con vừa nghe thấy tôi nói vậy dường như chợt nhớ ra điều gì, lập tức hoảng hốt bật dậy, miệng lầu bà lầu bầu: “Em chỉ là vừa nhận ra không ngờ chị Sương lại có thân hình đẹp như vậy! Không biết có phải ai đó đã muôn kết hôn rồi, đang định tìm chàng rể đây!” Tôi nghe xong vừa xâu hổ vừa tức giận, vớ lấy chiếc gối ở trên giường định ném Cáo con, đến lúc cầm trên tay rồi mới thây chiếc gối này nặng đến kinh ngạc, thì ra là một loại ngọc mềm cực kỳ hiếm gặp.

Cáo con đã nhảy từ trên giường xuống chạy về phía tôi, thì thầm cầu xin bên tai tôi: “Được rồi, đừng ném nữa chị Sương, em chỉ lỡ miệng nói vậy mà thôi, chị là con người rộng rãi đừng chấp em nhé, tha cho em được không?”

Nói xong lại dùng tay tóm lấy ngực tôi, ngay lập tức, hai chị em ôm lấy nhau lăn lên giường cười đùa ầm ĩ, cho đến tận lúc mệt lử thở không ra hơi nữa. Chúng tôi đã quên cả việc mình đang bị thu nhỏ ở trong chốn bồng lai tiên cảnh, sông chết còn chưa biết thế nào.

Nhìn sát tận mặt Cáo con tôi mới kinh hãi phát hiện ra ở đuôi mắt của Cáo con đã xuất hiện mây nếp nhăn rất nhỏ! Tôi giật mình sờ vào khóe miệng của mình cũng thấy có mấy nếp nhăn nổi lên! Sao chúng tôi lại bị già đi nhanh đến như vậy? Tôi chợt kinh hoàng nhớ ra những điều đáng sợ chúng tôi đã trải qua ở núi Phượng Hoàng, trong những đường hầm tăm tối, tà thuật điều khiển thây ma trẻ em ghê rợn, quần thể điêu khắc vĩ đại, ngay cả cơn tức ngực và tình cảnh lúc ngất đi đều lần lượt hiện ra trước mắt tôi!

Ở đây xem ra không phải chốn bồng lai tiên cảnh giữa nhân gian, càng không phải là giấc mộng thiên đường đẹp đẽ gì. Nếu không tìm cách thoát ra ngoài thì chúng tôi sẽ nhanh chóng già cả yếu đuôi. Lão già Tần Thủy Hoàng này không biết đã làm như thế nào, không những đã thu nhỏ cơ thể của chúng tôi mà còn làm tăng tốc độ lão hóa của chúng tôi nữa!

Bình luận