Thác nước kì vĩ – màn trình diễn ngoạn mục của thiên nhiên được tạo nên từ những mạch nước nhỏ chảy từ đỉnh núi hay cao nguyên. Những mạch nước này hợp nhau lại thành suối, xuyên qua các dãy núi đổ ra sông. Dòng sông vượt qua các chỏm đá và tích tụ nguồn năng lượng tĩnh tại cho đến một ngưỡng nào đó, điểm then chốt khi năng lượng được giải phóng sẽ tạo nên kỳ quan của tự nhiên – chính là những thác nước.
Chúng ta tạo ra hiện thực trong thế giới của mình theo đúng con đường này. Những suy nghĩ của bạn là các mạch nước nổi lên ở nơi này hay nơi khác. Bản chất của chúng dường như có vẻ quá nhỏ bé và không đáng kể nhưng cuối cùng, chúng hợp nhau lại tạo thành cảm xúc. Khi sức mạnh của cảm xúc lớn dần lên, năng lượng từ đó sẽ đạt đến ngưỡng lan tỏa ra thế giới và giống như thác nước dữ dội kia, chúng khẳng định sự hiện diện của mình.
Chúng ta thường bị mê hoặc bởi các câu chuyện về những thành công lớn nhưng lại hiếm khi quan tâm đến những bước đi nhỏ – những mạch nước ngầm trên núi – điều tạo nên thành công đó. Nếu có thể quan sát tất cả những suy nghĩ và cảm xúc dẫn tới thành công này, chúng ta sẽ nhận ra một sự thật rất đáng ngạc nhiên rằng: Cuộc sống được xây dựng từ chính cảm xúc của chúng ta còn cảm xúc thì bắt nguồn từ tư duy.
Bạn có thể thấy vai trò của chúng trong cuộc sống của chính mình. Nếu bạn soi mình vào suy nghĩ trong 10 năm qua, bạn sẽ thấy chúng chính là những gì đã đưa bạn tới chính xác vị trí hiện tại của mình. Nếu bạn nắm bắt được và cố gắng thay đổi chúng dù chỉ là những điểm rất nhỏ bé, bạn sẽ tìm thấy ngay những khác biệt lớn đáng kinh ngạc trong cuộc sống hiện tại của mình.
Tất cả suy nghĩ chúng ta gửi vào cảm xúc của mình sẽ đưa đến những quyết định sau này. Các bạn hãy nhớ rằng, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta càng có liên hệ liền mạch với nhau thì suy nghĩ sẽ càng trở nên dễ nắm bắt. Nhưng cảm xúc thì thật khó đoán nhận. Dù sao, cảm xúc để lại những dấu ấn mạnh mẽ hơn cả suy nghĩ – chúng là những gì tạo nên hiện thực của chúng ta.
Chúng ta thường nhận được những lời khuyên rằng hãy để cho cảm xúc dẫn dắt và thật sự chúng ta nên nói, hành động và quyết định dựa vào cảm xúc của mình. Cảm xúc có sức mạnh lớn hơn suy nghĩ; chúng chính xác hơn, sâu sắc hơn và thành thật hơn. Suy nghĩ cũng có tác dụng – chúng mang lại cảm xúc cho con người. Hãy sống bằng cảm xúc của mình, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
“Cảm xúc là năng lượng chuyển động. Khi con kích thích năng lượng, con sẽ tạo ra các hiệu ứng. Nếu con kích thích đủ năng lượng, con sẽ tạo nên kỳ tích”.
– “CHÚA”
trong Neale Donald Walsch,
Đối thoại với Chúa, quyển 1
Hầu hết những người thành đạt và đáng ngưỡng mộ đều biết Bí mật này. Họ đưa ra quyết định trong cuộc đời mình bằng tình cảm chứ không phải lý trí. Họ luôn đồng nhất lời nói và việc làm với cảm xúc của mình. Những đam mê của họ cộng hưởng với nhau, ghi lại dấu ấn trong họ và gây ảnh hưởng tích cực lên họ.
Mọi thành công dưới góc nhìn thông thường hay trong thế giới kinh doanh đều đòi hỏi kỹ năng này. Người thành đạt truyền cảm hứng và kích thích cảm xúc tích cực ở những người xung quanh họ. Một bậc thầy trong lĩnh vực này, người mà lời nói vẫn còn vang vọng nhiều năm sau cái chết của ông, chính là cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy (JFK). Rất nhiều người, bao gồm cả cựu tổng thống Bill Clinton, đã nói về khả năng thu hút đám đông và lay động lòng người của ông. Khi JFK nói, người nghe cảm thấy họ đang sống trong một kỳ tích. JFK thể hiện con người ông một cách hoàn hảo qua sáu giác quan, nhờ thế ông có thể thu hút sự chú ý và lòng ngưỡng mộ của người khác. Đức Dalai Lama thứ 14 cũng có năng lực này. Rất nhiều người nói rằng họ cảm thấy trái tim mình tràn ngập tình yêu và sự kính trọng khi gặp mặt ngài.
Chúng ta cũng nên cố gắng hết sức để gây ấn tượng như thế với người khác. Truyền cảm hứng cho những hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc về bản thân mình trong tâm trí người khác giúp chúng ta có thêm người ủng hộ mình. Nếu có thể làm được việc này, họ sẽ luôn có cảm xúc tích cực khi nhớ đến ta và vì thế giao tiếp với họ cũng dễ dàng hơn. Những người nổi tiếng đều biết hiệu quả của việc này. Đó là một phần lí do vì sao họ có được bao nhiêu sự ngưỡng mộ của người hâm mộ. Tất nhiên, không chỉ người nổi tiếng mới có thể thu được lợi ích từ kỹ năng này, chỉ cần gửi một tấm thiệp chúc mừng đến người thân của chúng ta trong dịp đặc biệt là một cách dễ dàng để giữ được ấn tượng tốt về bản thân mình trong tâm trí của người khác.
SUY NGHĨ HIỆU QUẢ HAY CHẤP NHẬN KẾT QUẢ
Hãy nói những lời từ trái tim. Nếu chúng ta phải làm tất cả các việc trong nhà và muốn được giúp đỡ, có thể bạn sẽ nói là: “Anh biết đấy, anh phải giúp đỡ em chứ,” nhưng câu nói này sẽ phản tác dụng vì chúng là một lời chỉ trích bắt nguồn từ suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, hãy nói rằng: “Anh giúp em được thì tốt quá.” Nó là một lựa chọn hiệu quả vì nó xuất phát từ sự trân trọng và những cảm giác chân thực của trái tim.
Suy nghĩ của chúng ta nhanh hơn lời nói. Chúng ta đều biết câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Tất nhiên chúng ta đều làm vậy nhưng ý nghĩa thực sự của nó là: “Hãy để những cảm xúc chân thành dẫn dắt bạn và hãy cân nhắc thật cẩn trọng lời nói của mình.”
“Tư duy là một công cụ siêu việt nếu được sử dụng đúng cách. Nếu sử dụng sai, nó sẽ trở thành những thảm họa.”
-ECKHART TOLLE,
Sức mạnh của Hiện tại
(The Power of Now)
Trung bình chúng ta có 60.000 suy nghĩ tích cực và tiêu cực mỗi ngày. Nhìn lại lịch sử loài người, với những bước tiến dài đáng kinh ngạc trong vài nghìn năm qua, chắc hẳn suy nghĩ của chúng ta phải hữu ích lắm. Tư duy con người là tác nhân chính trong các thành tựu ở các lĩnh vực như giao tiếp và y học, các lĩnh vực duy trì và phát triển chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, suy nghĩ tiêu cực cũng đã trút giận lên hành tinh này với những tàn phá kinh khủng: Bom nguyên tử hay hệ thống cai trị của Đức quốc xã đã vượt quá tư duy của loài người. Tư duy con người cũng phải chịu trách nhiệm trước những thảm họa môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Chỉ có một phương cách duy nhất để duy trì hạnh phúc trên hành tinh này: Phải để những suy nghĩ tích cực xuất phát từ tâm trí mình lấn át hoàn toàn những suy nghĩ tiêu cực.
“Giống như cung thủ lắp tên và kéo căng cánh cung, con người cũng định hướng những suy nghĩ đi lạc của mình như vậy.” – ĐỨC PHẬT
Thực tập thiền là một công cụ hữu ích để mang lại sức mạnh cho tư duy. Bản thân tư duy chỉ giống những mẩu sắt nhỏ hoạt động lộn xộn. Thiền sẽ có tác dụng tới tư duy như một chiếc nam châm: sắp xếp và tổ chức hoạt động cho chúng. Bằng cách thiền, chúng ta có thể định hướng đúng đắn cho tư duy của mình và mang lại cho chúng sức mạnh thu hút cần thiết để đưa tới những kết quả hữu hình.
Những bậc thầy là người có khả năng biến những gì họ nói thành sự thật vì họ dựa trên cảm xúc của mình. Nhà tiên tri vĩ đại hay các nhà ngoại cảm tài năng cũng luôn sử dụng kỹ năng này.
Có một sự khác biệt quan trọng giữa những người sống bằng cảm xúc với nhận thức đầy đủ về phương pháp này với những người chìm đắm trong thế giới tưởng tượng hoang đường của mình. Hiểu được chính mình là chìa khóa ở đây. Với sự nhận thức có chủ ý, chúng ta có thể biến suy nghĩ thành hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc và sử dụng chúng để mang lại thành công cho cuộc sống của mình. Những người lạc trong thế giới mộng mơ, không tự nhận thức được về bản thân sẽ không thành công được.
SUY NGHĨ KHÔNG THỂ TẠO RA SỨC MẠNH TỐI THƯỢNG CHO CẢM XÚC
Một vận động viên nghĩ rằng mình sẽ chiến thắng trên đường đua sẽ không thể chiến thắng cho đến khi anh ta đưa được những suy nghĩ của mình lên tầm cảm xúc để kích hoạt sức mạnh thu hút thực sự. Khi có sự tham gia của cảm xúc, tầm nhìn tương lai của anh ta sẽ rõ ràng hơn.
Bạn hãy nhớ rằng hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc chính là một bức tranh ghép hình hoàn chỉnh và suy nghĩ là những miếng ghép. Nếu đa số suy nghĩ của bạn là tiêu cực thì những cảm xúc tốt đẹp sẽ không xuất hiện. Nhưng nếu bạn suy nghĩ tích cực ngay cả khi bạn đang buồn, bạn vẫn có thể bắt đầu xây dựng những bức tranh tích cực trong tâm trí mình và chúng sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Có thể bạn vẫn giữ những bức tranh tiêu cực trong đầu nhưng nếu có các suy nghĩ tốt kháng cự lại nó, hình ảnh này sẽ yếu đi, bị bóp méo và sẽ mất dần những miếng ghép của nó.
Dù sao, sức mạnh cuối cùng nằm trong cảm xúc của chúng ta. Người nghiện thuốc không thể cai được nếu như chỉ thỉnh thoảng họ mới nghĩ tới việc ngừng hút; họ phải thực sự cảm thấy việc đó là một lựa chọn đúng đắn đối với mình.
Đôi tình nhân đang giận dỗi sẽ không thể chia tay nếu chỉ có lý trí nhắc nhở họ nên rời xa nhau trong khi tình cảm của họ vẫn còn mạnh mẽ.
“Nếu bạn không biết mình đang cảm thấy thế nào, bạn sẽ sáng tạo một cách vô thức.”
– GARY ZUKAV,
diễn giả Mỹ
90% cuộc đời chúng ta được hình thành nên từ cảm xúc. Nếu bạn yêu mến một ai đó, bạn sẽ có cách xử sự của mình, có thể là cưới họ chẳng hạn. Nếu một môn học nào đó cuốn hút bạn, khả năng lớn là bạn sẽ học giỏi môn đó. Nếu bạn giận một ai đó, bạn sẽ thường xuyên không bằng lòng với họ, từ đó dẫn tới cảm giác thù địch hay oán ghét.
Việc nhận thức được rằng suy nghĩ và cảm xúc dù thực tế có mối liên hệ chặt chẽ nhưng vẫn rất khác nhau rất quan trọng. Trong tương lai, chúng ta có thể tạo ra những siêu máy tính có thể suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực. Nhưng chúng ta không bao giờ có thể tạo ra được một chiếc máy tính biết cách cảm nhận như con người, bởi vì máy móc không thể có được cơ quan cảm giác như đầu óc của chúng ta để có thể thực sự thấu hiểu bản thân và thế giới xung quanh.
Rất nhiều nhà khoa học không tin vào sự tái sinh, kiếp luân hồi hay bất cứ một hình thức duy linh nào. Họ nỗ lực để tạo ra những chiếc máy tính có khả năng tham lam hay giận dữ như con người. Họ nói rằng điều đó chưa thực hiện được bởi vì tốc độ xử lý của CPU trong các máy tính ngày nay còn quá chậm. Khi những chiếc máy tính lượng tử ra đời, khoảng cách giữa máy tính và con người sẽ không còn tồn tại nữa và con người sẽ đạt được sự bất tử nhờ việc chuyển hóa ý thức của mình sang các robot lượng tử trước khi chết.
Những nhà khoa học này sẽ không bao giờ thành công được bởi vì họ không thể nắm bắt được nhân tố then chốt phân biệt con người với máy móc hay thậm chí các loài động vật khác đó là khả năng nhận thức từng thời khắc hiện tại: khả năng nắm bắt ngay lập tức những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Nó diễn ra ở một tầng ý thức cao hơn mà họ chưa thể nhận ra được.
Ý thức trao tặng cho chúng ta khả năng quan sát những cảm xúc nảy sinh trong mỗi con người. Máy tính không có được khả năng này và vì thế chúng không thể có được hay nhận ra được cảm xúc; chúng chỉ có thể phiên dịch và thể hiện những phản xạ vật lý. Tinh tinh có thể bắt chước giống gấp hàng triệu lần máy tính mà vẫn thiếu khả năng tự nhận thức và nắm bắt cảm xúc của mình. Chúng chỉ đơn giản là một đặc tính tự nhiên và tuân theo các quy luật tự nhiên mà thôi.
KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI – NƠI CHÚNG TA THẤU HIỂU SUY NGHĨ CỦA MÌNH
Cũng giống như nhiều suy nghĩ tập trung lại tạo nên những hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc, nhiều cảm giác hợp nhau lại sẽ tạo ra tâm trạng hay trạng thái tình cảm. Một cơn giận dữ được tạo nên từ sự sợ hãi, xấu hổ, căng thẳng và thiếu tự tin. Ngược lại, những cảm giác như sự thỏa mãn, quan tâm và thấu hiểu kết hợp với nhau sẽ mang lại một tình thương mến. Những tâm trạng lặp đi lặp lại sẽ xác định cách ứng xử và từ đó tạo thành thói quen rồi cuối cùng là cá tính của bạn. Khi một cá tính nào đó được hình thành thì việc thay đổi nó là vô cùng khó khăn và nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc đời bạn.
“Hãy giữ tâm mình tốt
vì tâm trí thể hiện thành lời nói của bạn.
Hãy giữ lời nói của mình tốt
vì lời nói hiện thân thành cách hành xử của bạn.
Hãy giữ cách hành xử của mình tốt
vì nó sẽ trở thành những thói quen của bạn.
Hãy giữ những thói quen tốt
vì nó tạo nên giá trị của bạn.
Hãy giữ những giá trị tốt
vì nó cấu thành số phận của bạn.”
-MAHATMA GANDHI,
nhà tư tưởng, chính trị gia Ấn Độ
May mắn thay, tự nhiên ban tặng cho chúng ta khả năng ý thức về bản thân mình và tập luyện nhận thức bên trong. Chúng ta là giống loài duy nhất có thể điều khiển bản thân, cũng là số phận của mình bằng khả năng ngay lập tức phân định giữa đúng và sai cũng như điều khiển các cảm giác theo sự phân định đó.
Đôi khi suy nghĩ đến việc làm hại người khác cũng không có hại gì nhiều. Nhưng nếu như toàn bộ suy nghĩ của chúng ta đều gợi lên khao khát muốn hại người, chắc chắn nó sẽ mang lại những hậu quả đi kèm. Vì thế, hãy cẩn trọng với suy nghĩ tiêu cực vì nó có thể nhanh chóng biến thành những cảm giác mà sau này chúng ta sẽ hối tiếc và chúng chắc chắn không tạo nên được tâm trạng tốt đẹp.
Đừng bao giờ nản chí nếu như bạn mới cố gắng suy nghĩ tích cực một vài lần và chưa đạt được những gì bạn muốn ngay lập tức. Đây là công việc hình thành thói quen. Bạn phải suy nghĩ tích cực thường xuyên và liên tục – chỉ khi đó suy nghĩ của bạn mới biến thành những miếng ghép tạo nên bức tranh tâm lý giàu cảm xúc hoàn chỉnh trong đầu và lúc ấy, nhất định nó sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc biến thành hiện thực.
Suy nghĩ mạnh mẽ nhất bạn có thể có được là những gì đang xảy ra ngay ở thời điểm này – chính khoảnh khắc hiện tại. Hãy nghĩ về nó như một chuyến đi dài. Ngay cả khi bạn đang trong một cuộc hành trình dài 1.000km thì quãng đường bạn cần lưu tâm nhất chính là 10m ngay trước mũi xe bởi vì đó là nơi mà hầu hết các tai nạn có thể xảy đến và nơi sự nhận thức khiến bạn tránh được chúng. Ngay cả khi bóng đêm đang vây quanh bạn, nếu như đèn pha chỉ có thể chiếu sáng một khoảng cách rất gần phía trước, chúng ta vẫn có thể đến đích thành công bằng cách này. Khả năng dẫn dắt cảm xúc của mình với sự nhận thức từng khoảnh khắc hiện tại cũng quan trọng tương tự như vậy.
Rất nhiều người trong chúng ta lập kế hoạch cho một thời gian dài trong cuộc sống; chúng ta hiểu, hoặc nghĩ là mình hiểu, nơi chúng ta sẽ có mặt trong một tháng nữa, một năm nữa hoặc đôi khi cả hàng chục năm nữa. Chúng ta cũng nghĩ về quá khứ, xem xét các tình huống, những đoạn hội thoại và rồi đôi khi nuối tiếc về những gì mình đã làm hoặc đã nói. Như thế, khoảnh khắc hiện tại đã bị bỏ qua. Khi đầu óc chúng ta nghẽn lại ở quá khứ hay tương lai, nỗi đau và sự khó chịu sẽ xảy đến ngay lập tức. Hồi tưởng lại quá khứ giống như bạn đang lái xe mà chỉ tập trung nhìn vào gương chiếu hậu, vào con đường bạn vừa đi qua. Rõ ràng chúng không hợp với trách nhiệm hiện tại của bạn là tiếp tục lái xe an toàn. Nếu cứ bận tâm với suy nghĩ về tình yêu đã mất hay những lỗi lầm mà mình mắc phải, chúng ta sẽ tạo nên những cảm xúc tiêu cực vô cùng mạnh mẽ trong bản thân mình. Chúng sẽ lưu lại rất lâu sau sự kiện và có thể khiến sự kiện đó lặp đi lặp lại. Khi đang đi trên đường cao tốc, tại sao lại cứ nhìn mãi vào những cái ổ gà làm bạn giật mình từ quãng đường đã đi qua?
Đầu óc chúng ta còn nhanh hơn cả những chiếc Ferrari và chúng ta cũng thường hay soi lại một trong những “cái ổ gà này”. Công việc của chúng ta là phát hiện ra khi nào đầu óc mình đang làm việc đó và nắm bắt những cảm xúc hình thành lúc ấy. Nếu có thể duy trì việc nắm bắt này và không phán xét những cảm xúc mà mình đón nhận, chúng sẽ tự lắng đi rất nhanh. Cảm xúc thật ra rất nhút nhát. Nếu ta nhìn chúng thật sát, chúng sẽ chạy trốn mất và chỉ quay lại khi đầu óc của chúng ta đang bận tâm vì một sự việc khác. Vậy nên nếu chúng ta giữ cho mình luôn tỉnh táo và luôn quan tâm đến những điều đang diễn ra, cảm xúc sẽ không thể lén lút lôi kéo chúng ta về lại những cái ổ gà trên con đường đã qua.
Chúng ta cũng cần phải cẩn trọng không để mình quá mải mê với những suy nghĩ tích cực về quá khứ. Như thế, chúng ta sẽ đặt hiện tại ở một vị trí kém hơn. Tại sao mọi người lại muốn làm thế? Một số người lưu giữ kỷ niệm, lời nhắn hay những món quà của người yêu cũ và vẫn nghĩ về quãng thời gian hạnh phúc xa xưa. Họ mắc kẹt trong quá khứ và so bì với hiện tại. Điều này làm họ, gia đình và những người xung quanh bị tổn thương. Khi cách cư xử này tồn tại dai dẳng, nỗi lo âu hỗn loạn, những ám ảnh có thể xuất hiện và trong vài trường hợp sẽ dẫn đến việc phải có sự can thiệp của các liệu pháp điều trị tâm thần.
SUY NGHĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Suy nghĩ không chỉ có tác động lên trạng thái cảm xúc mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến thể trạng của chúng ta. Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe Chopra ở California, người ta đã tiến hành một thí nghiệm để xác định xem bạch cầu phản ứng thế nào với suy nghĩ. Máu được lấy từ một nhóm đối tượng và đặt trong các ống nghiệm để có thể quan sát chi tiết. Những đối tượng này được yêu cầu cầm dao lên và tự cắt vào tay mình. Tế bào bạch cầu bắt đầu trở nên kích động và chống lại các vi khuẩn khi cơ thể bị thương. Thậm chí, thật kinh ngạc vì tế bào bạch cầu trong các ống nghiệm còn phản ứng lại trước khi con dao chạm đến cơ thể người. Thí nghiệm này đã chứng minh rõ ràng rằng các tế bào máu của chúng ta có phản ứng đối với suy nghĩ. Xa hơn nữa, sức mạnh của suy nghĩ đã được thể hiện liên tục trong thí nghiệm xác định rằng không phải chỉ có các tế bào bạch cầu mà cả hồng cầu, tế bào da, cơ và tế bào thần kinh hay các loại khác cũng có phản ứng tương tự.
Một thí nghiệm khác được nhắc đến trong cuốn Bí mật đã đo được mức độ phản ứng của tế bào cơ trong các vận động viên Olympic thực sự tham gia trên đường đua và những người chỉ ngồi trên khán đài và thực hiện một cuộc đua trong tâm trí. Kết quả thu được khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Trong cả hai trường hợp, các tế bào cơ đã phản ứng y hệt nhau. Thực chất, chúng ta có thể nhận thấy sức mạnh của suy nghĩ trong toàn bộ cơ thể mình – từ những tế bào nhỏ bé nhất đến những tổ chức cơ to lớn nhất.
“Tâm là chủ, thân xác chỉ là tôi đòi.”
-THÀNH NGỮ PHẬT GIÁO
Hãy tưởng tượng xem các phương thuốc hiện đại có thể hiệu quả đến thế nào nếu chúng có thể chữa được cả những vấn đề sinh lý lẫn các trạng thái cảm xúc của bệnh nhân. Mỗi bác sỹ đều biết rằng hơn 80% các căn bệnh có thể được chữa lành bởi hệ thống miễn dịch của bản thân người bệnh. Và theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Center for Disease Control and Prevention), gần 80% các ca khám bệnh ở Mỹ đều liên quan đến các bệnh lý trầm cảm. Ngay cả đối với những căn bệnh được coi là nan y như AIDS, một cái nhìn tích cực có thể giúp giảm bớt các cơn đau và làm cho những ngày cuối cùng trong cuộc sống của người bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn. Đến lúc phải ra đi, người bệnh có thể đối diện với cái chết với tâm trạng bình an và thanh thản. Những bác sĩ hiểu rõ bản chất của cái chết và giữ được tâm mình bình thản có thể nâng đỡ tinh thần người bệnh và cũng khuyến khích tác dụng của hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, một bác sĩ có được phong thái bình thản với mọi sự sẽ truyền được cảm giác chấp nhận thanh thản đến cho người thân của những người bệnh vừa qua đời.
Tác động của suy nghĩ lên cơ thể giúp giải thích vì sao các bác sĩ thường cảm thấy khó khăn khi phải tiết lộ những chẩn đoán về ung thư cho người bệnh. Đôi khi, việc biết được tình trạng thật của mình sẽ gây ra những ức chế tâm lý làm trầm trọng thêm bệnh tình, giảm thiểu tác dụng của hệ thống miễn dịch và tăng nhanh tốc độ lan truyền của các tế bào ung thư. Nhưng việc này cũng có thể mang lại những khía cạnh tích cực và bắt buộc người bệnh chấp nhận với một thái độ tích cực hơn cũng như thấu hiểu bản chất của mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Điều này có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và kéo dài sự sống cũng như chất lượng sống của người bệnh. Trong một số trường hợp cụ thể, những người bị ung thư có được cái nhìn tích cực này đã bất ngờ đẩy lùi được bệnh tật.
Hầu hết mọi người đều sẽ quen thuộc với những thí nghiệm có tác dụng trấn an. Ở một trong số các thí nghiệm này, người ta đưa ra những viên đường và bảo đây là thuốc ngủ có tác dụng ngay sau 20 phút. 70% trong số người thử nghiệm thực sự đã chìm vào giấc ngủ.
Nếu nhìn vào tác động của suy nghĩ lên cơ thể mình và những người xung quanh, chúng ta có thể hiểu tại sao chúng ta tự nhiên ưa thích những ai luôn hạnh phúc và suy nghĩ tích cực – cảm xúc ấm áp đó có thể lan truyền từ người này sang người khác thậm chí ở cấp độ tế bào. Vì vậy, những người chỉ giả vờ suy nghĩ tích cực trong khi thực chất đầu óc họ chất chứa toàn suy nghĩ tiêu cực sẽ không bao giờ đạt được thành công. Chỉ đơn giản là bạn không thể lừa dối những tế bào của bản thân mình hoặc của người khác.
Suy nghĩ tiêu cực làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin rõ ràng của các tế bào và tạo ra sự ngắt quãng. Trong khi đó, duy trì những suy nghĩ tích cực sẽ đảm bảo cho các tế bào của bạn luôn sẵn sàng đón nhận thông tin tích cực. Ví dụ như nếu bạn muốn học tiếng Tây Ban Nha, bạn phải nghĩ theo hướng tích cực về ngôn ngữ này; chỉ khi đó tế bào não bộ của bạn mới ở vị trí đón nhận nguồn thông tin.
Khi bạn đi khám bệnh, bạn sẽ nhận ra rằng nếu bạn đi với tâm niệm rằng căn bệnh của mình sẽ rất đau đớn thì rất có thể điều đó sẽ xảy ra. Suy nghĩ của bạn sẽ điều khiển các tế bào da thành trạng thái phản ứng và căn bệnh của bạn sẽ đau gấp hai đến ba lần so với khi bạn coi như sẽ chẳng đau đớn gì hết.
KHI CÁI TỐT VÀ CÁI XẤU HỘI NGỘ
Chúng ta biết rằng trong hóa học, ion dương và âm hút nhau để tạo thành phân tử trung tính. Ví dụ như khi ion dương Hydro phản ứng với ion âm Oxy, một phân tử nước hoàn hảo ra đời. Hiện tượng này cũng xảy ra trong con người. Năng lượng tiêu cực mạnh sẽ thẩm thấu một phần năng lượng tích cực nhưng không gây được ảnh hưởng rõ rệt. Tuy vậy, nếu năng lượng tích cực đủ mạnh, nó hoàn toàn có thể trung hòa năng lượng tiêu cực. Hãy lấy tính tham lam làm ví dụ, một người luôn bị điều khiển bởi năng lượng xấu, nếu người này được tác động bởi những năng lượng tích cực từ người khác thông qua quà tặng, lời khen hay sự giúp đỡ – phần tiêu cực trong con người họ sẽ trở nên trung hòa. Và cuối cùng, nếu những nỗ lực này vẫn tiếp tục được duy trì, người này sẽ vượt qua ngưỡng và chuyển từ một người xấu tính sang một người có cách hành xử tử tế hơn.
Người tiêu cực khi phạm sai lầm luôn đổ lỗi cho người khác. Họ chứa quá nhiều điều tiêu cực trong mình nên luôn có nhu cầu chia sẻ bớt chúng đi. Ngược lại, người suy nghĩ tích cực luôn chịu trách nhiệm trước những lỗi họ mắc phải vì họ không cần giải phóng bớt những điều tiêu cực trong mình. Họ sẽ tìm ra nguyên nhân gốc rễ của lỗi lầm và tìm cách sửa chữa chúng. Phẩm chất này giúp người suy nghĩ tích cực đạt được thành công. Người không tự chịu trách nhiệm cho sai lầm luôn gặp khó khăn trên con đường dẫn tới thành công vì họ không có khả năng nhận ra điểm yếu của mình. Những tính cách tiêu cực này làm họ không nhìn ra sự thật.
Người ích kỷ cũng khó nhận thức về bản thân mình và thường trách móc người khác vì những nhược điểm này kia. Người hay lợi dụng người khác và suy nghĩ tiêu cực cũng luôn sống trong màn đêm mụ mị này.
Hiệu ứng tốt xảy ra nhanh hơn khi những người tích cực giao tiếp với nhau vì không có sự tiêu cực nào ở đó để trung hòa những cảm xúc tốt đẹp giữa họ. Khi những người hào hiệp và nhân ái gặp nhau, họ sẽ cư xử theo một cách rất tích cực. Những người hay giúp đỡ người khác thường được đánh giá cao hơn những người đi trả ơn. Sức mạnh tích cực trong con người họ kích thích các tế bào trong cơ thể vốn đã sẵn tích cực, vì thế hiệu quả tốt đẹp được thể hiện ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Điều này cũng giúp lý giải vì sao khi bạn đang trong tâm trạng bực bội, dường như mọi người xung quanh đều có vẻ xấu tính hơn bình thường. Đặc biệt với những người luôn chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực, chúng ta gieo nhân nào thì sẽ nhận quả ấy, bạn sẽ nhận được đúng những gì mình cho đi. Đây là một quá trình đáng tiếc dẫn đến nguồn năng lượng tiêu cực rất mạnh mẽ phát triển trong một số nhóm người. Chúng ta thường chứng kiến những hiện tượng này xảy ra trong các cuộc tranh luận chính trị hoặc biểu tình thù địch.
Tuy nhiên, nếu xung quanh bạn đều là những người suy nghĩ tích cực thì ngay cả khi bạn cảm thấy tiêu cực, năng lượng của họ sẽ phản chiếu lên bạn và giúp tâm trạng của bạn trở nên tươi sáng hơn. Người có thể mang đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực này sẽ giúp bạn giải tỏa những điều tiêu cực trong con người mình. Đó chính là những người bạn thực sự.
Bây giờ, bạn đã có thể nhận thấy suy nghĩ có sức thu hút mạnh như thế nào. Nếu bạn nghĩ đến việc làm tổn thương một ai đó, các tế bào của bạn, đặc biệt trong hệ thống thần kinh sẽ nhanh chóng tiếp nhận và đưa ra phản ứng trong tế bào của những người xung quanh bạn. Vì thế, suy nghĩ bạo lực có thể cuốn hút bạo lực về phía chúng ta. Tính nghiêm trọng của sự việc sẽ chỉ còn phụ thuộc vào số lượng suy nghĩ tiêu cực ở người khác mà thôi. Nếu bạn yêu mến một ai đó, năng lượng này sẽ chuyển hóa thành chất endorphin(1) trong tế bào của bạn và của họ, và tất nhiên, câu trả lời cũng sẽ là tình yêu.
Định luật thứ ba của Newton về chuyển động đã chỉ ra rằng mỗi lực tác động đều nhận được một phản lực cân bằng. Định luật này có thể áp dụng cho cả những sự vật hiện tượng trừu tượng hay hiện tượng vật lý. Nếu bạn yêu mến một ai đó, bạn sẽ nhận được sự đáp trả. Nếu bạn có suy nghĩ tốt đẹp, những điều tốt đẹp sẽ đến với cuộc đời bạn. Và những điều tiêu cực cũng tương tự.
Hãy áp dụng định luật này cho kinh nghiệm mà hầu như chúng ta đều đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời: một cuộc chia tay tan nát. Khi chia tay người yêu, những suy nghĩ của chúng ta đều rất tiêu cực. Điều này có nghĩa là thời điểm đó chúng ta rất dễ dàng cuốn hút những người tiêu cực, vậy nên hãy tránh hẹn hò trở lại quá sớm. Càng đau đớn, bạn càng dễ gặp rủi ro khi tìm kiếm một người yêu mới. Vậy nên khi đang dằn vặt vì một mối tình tan vỡ, hãy giữ cho mình bình yên và kiên nhẫn. Chuyện gì đến sẽ đến. Chỉ khi nào bạn cảm thấy bình ổn hơn và có thể thực sự yêu thương lại một lần nữa thì hãy tìm kiếm tình yêu mới.
TÌM KIẾM NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP NGAY CẢ TRONG HOÀN CẢNH TỒI TỆ
“Hãy tươi cười, mọi người sẽ mỉm cười với bạn” và “Hãy tôn trọng mọi người và họ sẽ tôn trọng bạn.” Những lời nói rập khuôn này cũng ẩn chứa sự thật trong đó ở khía cạnh tư duy tích cực. Nếu chúng ta trao cho thế giới một nụ cười thật sự chân thành, thế giới xung quanh sẽ chẳng có cách nào khác ngoài việc mỉm cười với bạn. Những người hiểu được quy luật tự nhiên này hoàn toàn có thể tin cậy nó, chắc chắn như thể nếu bạn trồng một cây táo thì cây sẽ cho ra quả táo chứ không thể là quả chuối.
Những người thực sự thấu hiểu quy luật này sẽ có được niềm vui lớn từ suy nghĩ bởi vì họ hiểu sức mạnh cuốn hút của mình. Bằng cách vui vẻ với suy nghĩ, họ có thể gia tăng thêm sức mạnh. Họ thường ngỡ ngàng trước những thành tựu mình đạt được cho đến khi nhận ra rằng chính suy nghĩ của họ đã tạo nên mọi thứ trong cuộc đời họ.
Suy nghĩ của con người mạnh đến mức chúng ta có thể soạn ra hàng triệu bài hát tuyệt vời chỉ với bảy nốt nhạc. Tương tự như vậy, từ ba màu sắc cơ bản, chúng ta có được đầy đủ mọi gam màu trong quang phổ và những sắc thái pha trộn giữa chúng rồi sử dụng chúng để vẽ nên những bức tranh ngoạn mục. Không thể không kinh ngạc trước những gì chúng ta tạo nên từ suy nghĩ và trí tưởng tượng của mình. Những nghệ sĩ thiên tài thực sự có thể sử dụng bất cứ nguyên liệu nào có trong tay để tạo nên những tác phẩm kinh điển.
“Vì chính con là người tạo ra hiện thực của mình nên cuộc sống không thể khác đi so với những gì con hình dung về nó.”
-“CHÚA”
trong Neale Donald Walsch,
Đối thoại của Chúa, quyển 1
Người suy nghĩ tích cực có thể tìm thấy cơ hội trong mọi tình huống, ngay cả khi có chiều hướng xấu. Người tiêu cực thì ngược lại, họ chỉ nhìn thấy bóng tối ngay cả trong những ngày đẹp trời. Khi còn trẻ, Walt Disney rất nghèo và phải sống trong gara của một nhà thờ. Trong gara có hàng đàn chuột chạy qua chạy lại và Disney thường xuyên phải xua chúng đi chỗ khác. Nhưng thay vì than khóc hay bi quan về số phận nghèo hèn của mình, ông đã suy nghĩ một cách tích cực về những con chuột. Sau này, khi đang đi trên một chuyến tàu, những hình ảnh tươi sáng về các chú chuột đó đã giúp ông tạo ra nhân vật chuột Mickey huyền thoại đã chiếm được trái tim của hàng trăm triệu trẻ em.
Alexander Fleming, người sáng chế ra thuốc kháng sinh đã tình cờ tạo ra khám phá lịch sử của mình. Khi ông đang nuôi cấy một số loại vi khuẩn cho một thí nghiệm thì nấm bắt đầu làm chúng bị hỏng. Đây là một mối phiền toái quen thuộc đối với hầu hết các nhà khoa học vì chúng sẽ làm hỏng các nghiên cứu của họ – nấm sẽ triệt tiêu vi khuẩn. Nhưng Fleming lại nhìn hiện tượng này theo cách không một đồng nghiệp nào của ông có được và băn khoăn không hiểu nấm có thể chống lại sự lây nhiễm trên cơ thể người hay không. Từ suy nghĩ này, thuốc kháng sinh đã mang lại lợi ích không thể tả xiết cho loài người từ trước đến nay.
Rất nhiều hiệu sách hiện nay được thiết kế theo chiều hướng khuyến khích người đọc dành nhiều thời gian loanh quanh giữa các giá sách và đọc chúng, với những chiếc ghế bành êm ái và một tiệm cà phê mang lại cảm giác thoải mái như ở nhà. Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng nếu mọi người có thể đọc sách ở cửa hàng thì họ sẽ không mua chúng nữa. Ngày nay, những người kinh doanh sách đã hiểu ra được rằng đi ngược lại mới là lựa chọn đúng; bây giờ họ khuyến khích niềm ham thích đọc sách của mọi người. Ngành kinh doanh sách đã phát triển rộng và phổ biến hơn rất nhiều nhờ cách nhìn nhận tích cực này. Một nhà kinh doanh có thể có những bước đi đúng đắn hoặc sai lầm trong kế hoạch của mình. Hi vọng rằng bạn sẽ bắt đầu nhìn nhận rõ ràng xem bước đi nào luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất.
Suy nghĩ tích cực và sự tinh ý luôn song hành với nhau. Không khó khăn gì để tìm những điểm tích cực trong hoàn cảnh tốt đẹp nhưng để tìm được chúng trong những tình huống tưởng chừng tiêu cực đòi hỏi sự tỉnh táo của bạn. Nếu bạn đọc tiểu sử của những bộ óc vĩ đại nhất thế giới, bạn sẽ phát hiện ra rằng họ luôn cố gắng tìm ra những điều tốt đẹp ở nơi người khác không thể tìm được.
Thomas Edison đã thất bại trong vô số thí nghiệm trước khi đạt được chiến thắng cuối cùng của mình. Ông nói rằng ông luôn học được một điều gì đó từ mỗi thí nghiệm mới. “Kết quả!”, ông đã từng nói, “Tại sao mọi người lại thấy tôi không được gì, tôi đã có vô số kết quả. Tôi biết là có vài nghìn thứ không hoạt động.” Khả năng tìm thấy ánh sáng ở cuối mọi đường hầm đã phân biệt giữa vĩ nhân và người bình thường và sức mạnh bất tận của khả năng này giúp họ đạt được những thành công vĩ đại nhất.
TƯ DUY SÁNG TẠO BẮT NGUỒN TỪ SỰ TÍCH LŨY NHỮNG SUY NGHĨ TÍCH CỰC
Nếu suy nghĩ của chúng ta luôn luôn tích cực, hàng chục ngàn tế bào thần kinh trong não bộ sẽ tạo thành dây thần kinh kết nối với nhau thành mạng lưới mạnh mẽ. Đến lượt mạng lưới thần kinh này sẽ tiếp tục tạo ra nhiều dây thần kinh hơn và lại kết nối thành nhiều mạng lưới thần kinh nữa. Những suy nghĩ tích cực được gia cố theo cách này. Mỗi dây thần kinh mang lại nhiều thông tin khác nhau và khi một lượng lớn các thông tin tích cực liên kết với nhau qua mạng lưới thần kinh này, những ý tưởng sáng tạo sẽ được định hình và xuất hiện.
Người làm công tác quản lý luôn tỏ ra xuất chúng trong việc nhận ra những điểm tích cực cần thiết cho công việc của mình và kết hợp chúng với thái độ tích cực của người dưới quyền. Nếu họ nhìn mọi thứ dưới lăng kính tiêu cực và chỉ thấy toàn điểm yếu của những người làm việc cùng mình, họ sẽ không thể trụ lại ở vị trí đó lâu dài. Những người quản lý vĩ đại của các đội bóng chày, ví dụ như Joe Torre – cựu quản lý của đội New York Yankees, đã đạt được thành công lớn nhờ khả năng kết hợp kỹ năng của từng người với những yêu cầu cần có trong công việc của họ. Những huấn luyện viên xếp đặt vị trí các tuyển thủ để tận dụng tối đa sức mạnh chứ không phải giảm đến mức tối thiểu điểm yếu của họ đều đang sử dụng suy nghĩ tích cực để xây dựng nên một đội chiến thắng.
Não bộ của chúng ta là sản phẩm của thói quen. Tư duy tiêu cực sẽ sản sinh các mạng lưới thần kinh mạnh tạo ra thói quen suy nghĩ tiêu cực. Não bộ sẽ dùng đi dùng lại chính những dây thần kinh này và tạo ra những cái nhìn buồn thảm. Và tư duy tích cực cũng sẽ như vậy – nó sẽ trở thành thói quen và làm cuộc sống tốt đẹp hơn, những dây thần kinh chứa tư duy tiêu cực sẽ dần dần bị loại bỏ. Mạng lưới các dây thần kinh tích cực này không chỉ được tạo ra trong bản thân chúng ta mà còn trong đầu óc của những người thân với ta – ví dụ như giữa mẹ và con chẳng hạn.
Người tư duy tích cực luôn sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội và tận dụng chúng ngay khi có thể. Người suy nghĩ tiêu cực không trông đợi các cơ hội nên khi nó xuất hiện đúng thời điểm, họ cũng không sẵn sàng đón nhận vì thế không thể nắm bắt được khoảnh khắc đó.
Con đường đến với các cơ hội không được trải hoa hồng. Cuộc sống luôn chứa đựng thử thách. Tuy nhiên khả năng nhận thức đúng đắn và suy nghĩ tích cực về mọi thứ diễn ra trên con đường này sẽ đưa khát vọng của các bạn đến đích. Tương lai luôn thay đổi và không thể xác định trước được. Cơ hội luôn xuất hiện và người nào tập trung vào chúng sẽ nhận ra và nắm bắt được cơ hội của mình.
BẠN CÓ TÍCH CỰC NHƯ SUY NGHĨ CỦA MÌNH KHÔNG?
Rất nhiều suy nghĩ tưởng như tích cực hóa ra lại là tiêu cực. Ví dụ như nếu bạn nghĩ rằng mình là người thông minh hay đặc biệt, đó là dấu hiệu chứng minh rằng bạn hoàn toàn không phải thế. Bạn đánh giá bản thân mình trong mối quan hệ với mọi người, đó cũng là một điều không tốt vì như vậy chứng tỏ bạn cảm thấy bất an và không tự tin. Tâm trạng bạn dao động phụ thuộc vào ý kiến của bạn về bản thân trong mối quan hệ với người khác ở thời điểm xác định. Bạn sẽ hạnh phúc khi nhận ra rằng ngôi nhà của mình đẹp hơn hàng xóm, nhưng rồi lại nhanh chóng thất vọng khi phát hiện ra người hàng xóm đó lại có chiếc xe đắt tiền hơn mình. Bạn sẽ bị những vấn đề thế này kích động và bắt đầu tự dằn vặt mình bởi những câu hỏi về người khác – họ kiếm được bao nhiêu tiền, họ đã làm được gì, gia đình họ như thế nào – những điều này hiển nhiên sẽ làm bạn khó chịu và thất vọng. Những điều này cùng với sự quan tâm quá mức đến việc chúng ta được người xung quanh ghi nhận như thế nào sẽ mang lại tâm lý tiêu cực. Hãy nhớ, nếu bạn nghĩ rằng bạn yếu kém, ngốc nghếch hay kém hấp dẫn và những suy nghĩ này biến thành cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ tự hạn chế khả năng thành công của chính mình.
Phật giáo quan niệm hạnh phúc bắt nguồn từ những tác động bên ngoài là sự tích cực sai lầm. Hạnh phúc thực sự không bao giờ có thể đến từ những điều như vậy, chúng sẽ thay đổi, tàn lụi và rồi nỗi đau xuất hiện là điều hiển nhiên. Nhiều người không thấu hiểu lời dạy này tin rằng đó là cách nhìn nhận bi quan. Vì thế họ tiếp tục theo đuổi khát vọng của mình, nỗ lực không ngừng để tìm thấy hạnh phúc lâu dài từ những nơi chúng không thể tồn tại – đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Hãy tự hỏi bản thân: Liệu những tình huống vui vẻ trong thế giới hiện đại có mang lại hạnh phúc thực sự cho bạn không? Thổ dân da đỏ ở Mỹ hạnh phúc hơn nhiều thế hệ hiện nay, mặc dù họ không hề có trong tay những chiếc xe thể thao, đồ ăn nhanh ở bất kỳ góc phố nào và những tiện ích xa xỉ khác bảo đảm cho cuộc sống.
Giữ cho mình tính tích cực chắc chắn sẽ là điều bạn quan tâm nhất nhưng hãy thận trọng khi luôn nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng. Làm như vậy sẽ khiến bạn liều lĩnh tin rằng điều gì đó thật tốt đẹp trong khi nó không như vậy. Chúng ta đều biết đến “tình yêu mù quáng”, và kết cục của nó luôn đau đớn khi sự thật sáng tỏ. Chúng ta phải nhìn nhận cuộc đời mình qua lăng kính rõ ràng và khách quan bằng sự sáng suốt của lý trí. Khi ấy, những suy nghĩ tích cực sẽ xuất hiện một cách tự nhiên.
Một cuộn phim chưa được rửa ra, hay còn gọi là “âm bản”, làm cho bức tranh về thế giới xung quanh toàn những sắc màu đen tối và đáng ngại. “Dương bản”, những bức ảnh cuối cùng, lại huy hoàng và phản chiếu vẻ đẹp cũng như sự phong phú trong cuộc sống của chúng ta. Hãy suy nghĩ tích cực để xây dựng những hình ảnh tâm lý xán lạn giàu cảm xúc và xem chúng thắp sáng cuộc sống của bạn như thế nào.
Chương 3: Những điều tối mật
TƯ DUY VÀ CẢM XÚC SUỐI NGUỒN CỦA HIỆN THỰC
-
Suy nghĩ tích cực sẽ mang tới vô vàn khả năng. Suy nghĩ tiêu cực triệt tiêu chúng.
-
Khi suy nghĩ đã trở thành cảm xúc, chúng sẽ được bộc bạch ra thế giới bên ngoài. Cuộc sống sẽ không bị bó buộc nữa nhờ cảm xúc của bạn.
-
Những bức tranh tâm lý và cảm xúc được tạo nên từ sự tích lũy các suy nghĩ. Cảm xúc kết hợp với nhau tạo thành tâm trạng. Nếu chúng trở thành thói quen, chúng sẽ là một phần cá tính của bạn. Hãy chắc chắn rằng suy nghĩ của bạn luôn tích cực.
-
Tất cả mọi điều đều có hai mặt của nó. Hãy nhìn vào mặt tốt, ngay cả trong những tình huống tồi tệ nhất.
-
Các vĩ nhân luôn nhận ra sự tích cực kể cả trong cơn khủng hoảng. Bạn cũng hãy luyện tập việc này cho đến khi nó trở thành một phần tính cách của bạn.
-
Cố gắng tránh việc so sánh mình với người khác. Làm như vậy có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ trong một khoảng thời gian nào đó nhưng cuối cùng nó sẽ làm giảm tính tự tôn của bạn. Hãy cố gắng nhìn nhận mọi thứ như nó vốn có.
-
Nếu bạn giận ai đó, hãy nghĩ đến những điểm tốt của họ và cơn giận sẽ lắng xuống. Đó là lựa chọn của bạn: Bạn có muốn đổ thêm dầu vào lửa hay không?
-
Gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy. Nếu chúng ta làm việc xấu, chúng ta sẽ nhận phải điều xấu. Điều tốt cũng vậy. Bạn chia sẻ càng nhiều kiến thức, bạn sẽ càng thấu hiểu chúng hơn. Bạn càng tạo cho mọi người cảm giác thoải mái bao nhiêu, tinh thần bạn cũng sẽ tự do bấy nhiêu.
-
Hãy sử dụng khả năng nhận thức về bản thân để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp cho mình bằng cách nắm bắt những suy nghĩ và cảm xúc vừa xuất hiện cũng như phân biệt rõ chúng là tốt hay xấu. Với việc luyện tập này, nhận thức về các yếu tố bên trong con người mình sẽ nhanh chóng giúp bạn kiểm soát suy nghĩ hay cảm xúc không mong muốn. Khi ấy, bạn sẽ có thể lựa chọn và tạo ra những gì tương xứng với mơ ước của mình.
-
Số phận nằm trong tay bạn. Hãy luôn suy nghĩ tích cực để loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực đã và đang đè nặng lên cuộc sống của bạn.
Thác nước kì vĩ – màn trình diễn ngoạn mục của thiên nhiên được tạo nên từ những mạch nước nhỏ chảy từ đỉnh núi hay cao nguyên. Những mạch nước này hợp nhau lại thành suối, xuyên qua các dãy núi đổ ra sông. Dòng sông vượt qua các chỏm đá và tích tụ nguồn năng lượng tĩnh tại cho đến một ngưỡng nào đó, điểm then chốt khi năng lượng được giải phóng sẽ tạo nên kỳ quan của tự nhiên – chính là những thác nước.
Chúng ta tạo ra hiện thực trong thế giới của mình theo đúng con đường này. Những suy nghĩ của bạn là các mạch nước nổi lên ở nơi này hay nơi khác. Bản chất của chúng dường như có vẻ quá nhỏ bé và không đáng kể nhưng cuối cùng, chúng hợp nhau lại tạo thành cảm xúc. Khi sức mạnh của cảm xúc lớn dần lên, năng lượng từ đó sẽ đạt đến ngưỡng lan tỏa ra thế giới và giống như thác nước dữ dội kia, chúng khẳng định sự hiện diện của mình.
Chúng ta thường bị mê hoặc bởi các câu chuyện về những thành công lớn nhưng lại hiếm khi quan tâm đến những bước đi nhỏ – những mạch nước ngầm trên núi – điều tạo nên thành công đó. Nếu có thể quan sát tất cả những suy nghĩ và cảm xúc dẫn tới thành công này, chúng ta sẽ nhận ra một sự thật rất đáng ngạc nhiên rằng: Cuộc sống được xây dựng từ chính cảm xúc của chúng ta còn cảm xúc thì bắt nguồn từ tư duy.
Bạn có thể thấy vai trò của chúng trong cuộc sống của chính mình. Nếu bạn soi mình vào suy nghĩ trong 10 năm qua, bạn sẽ thấy chúng chính là những gì đã đưa bạn tới chính xác vị trí hiện tại của mình. Nếu bạn nắm bắt được và cố gắng thay đổi chúng dù chỉ là những điểm rất nhỏ bé, bạn sẽ tìm thấy ngay những khác biệt lớn đáng kinh ngạc trong cuộc sống hiện tại của mình.
Tất cả suy nghĩ chúng ta gửi vào cảm xúc của mình sẽ đưa đến những quyết định sau này. Các bạn hãy nhớ rằng, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta càng có liên hệ liền mạch với nhau thì suy nghĩ sẽ càng trở nên dễ nắm bắt. Nhưng cảm xúc thì thật khó đoán nhận. Dù sao, cảm xúc để lại những dấu ấn mạnh mẽ hơn cả suy nghĩ – chúng là những gì tạo nên hiện thực của chúng ta.
Chúng ta thường nhận được những lời khuyên rằng hãy để cho cảm xúc dẫn dắt và thật sự chúng ta nên nói, hành động và quyết định dựa vào cảm xúc của mình. Cảm xúc có sức mạnh lớn hơn suy nghĩ; chúng chính xác hơn, sâu sắc hơn và thành thật hơn. Suy nghĩ cũng có tác dụng – chúng mang lại cảm xúc cho con người. Hãy sống bằng cảm xúc của mình, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
“Cảm xúc là năng lượng chuyển động. Khi con kích thích năng lượng, con sẽ tạo ra các hiệu ứng. Nếu con kích thích đủ năng lượng, con sẽ tạo nên kỳ tích”.
– “CHÚA”
trong Neale Donald Walsch,
Đối thoại với Chúa, quyển 1
Hầu hết những người thành đạt và đáng ngưỡng mộ đều biết Bí mật này. Họ đưa ra quyết định trong cuộc đời mình bằng tình cảm chứ không phải lý trí. Họ luôn đồng nhất lời nói và việc làm với cảm xúc của mình. Những đam mê của họ cộng hưởng với nhau, ghi lại dấu ấn trong họ và gây ảnh hưởng tích cực lên họ.
Mọi thành công dưới góc nhìn thông thường hay trong thế giới kinh doanh đều đòi hỏi kỹ năng này. Người thành đạt truyền cảm hứng và kích thích cảm xúc tích cực ở những người xung quanh họ. Một bậc thầy trong lĩnh vực này, người mà lời nói vẫn còn vang vọng nhiều năm sau cái chết của ông, chính là cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy (JFK). Rất nhiều người, bao gồm cả cựu tổng thống Bill Clinton, đã nói về khả năng thu hút đám đông và lay động lòng người của ông. Khi JFK nói, người nghe cảm thấy họ đang sống trong một kỳ tích. JFK thể hiện con người ông một cách hoàn hảo qua sáu giác quan, nhờ thế ông có thể thu hút sự chú ý và lòng ngưỡng mộ của người khác. Đức Dalai Lama thứ 14 cũng có năng lực này. Rất nhiều người nói rằng họ cảm thấy trái tim mình tràn ngập tình yêu và sự kính trọng khi gặp mặt ngài.
Chúng ta cũng nên cố gắng hết sức để gây ấn tượng như thế với người khác. Truyền cảm hứng cho những hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc về bản thân mình trong tâm trí người khác giúp chúng ta có thêm người ủng hộ mình. Nếu có thể làm được việc này, họ sẽ luôn có cảm xúc tích cực khi nhớ đến ta và vì thế giao tiếp với họ cũng dễ dàng hơn. Những người nổi tiếng đều biết hiệu quả của việc này. Đó là một phần lí do vì sao họ có được bao nhiêu sự ngưỡng mộ của người hâm mộ. Tất nhiên, không chỉ người nổi tiếng mới có thể thu được lợi ích từ kỹ năng này, chỉ cần gửi một tấm thiệp chúc mừng đến người thân của chúng ta trong dịp đặc biệt là một cách dễ dàng để giữ được ấn tượng tốt về bản thân mình trong tâm trí của người khác.
SUY NGHĨ HIỆU QUẢ HAY CHẤP NHẬN KẾT QUẢ
Hãy nói những lời từ trái tim. Nếu chúng ta phải làm tất cả các việc trong nhà và muốn được giúp đỡ, có thể bạn sẽ nói là: “Anh biết đấy, anh phải giúp đỡ em chứ,” nhưng câu nói này sẽ phản tác dụng vì chúng là một lời chỉ trích bắt nguồn từ suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, hãy nói rằng: “Anh giúp em được thì tốt quá.” Nó là một lựa chọn hiệu quả vì nó xuất phát từ sự trân trọng và những cảm giác chân thực của trái tim.
Suy nghĩ của chúng ta nhanh hơn lời nói. Chúng ta đều biết câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Tất nhiên chúng ta đều làm vậy nhưng ý nghĩa thực sự của nó là: “Hãy để những cảm xúc chân thành dẫn dắt bạn và hãy cân nhắc thật cẩn trọng lời nói của mình.”
“Tư duy là một công cụ siêu việt nếu được sử dụng đúng cách. Nếu sử dụng sai, nó sẽ trở thành những thảm họa.”
-ECKHART TOLLE,
Sức mạnh của Hiện tại
(The Power of Now)
Trung bình chúng ta có 60.000 suy nghĩ tích cực và tiêu cực mỗi ngày. Nhìn lại lịch sử loài người, với những bước tiến dài đáng kinh ngạc trong vài nghìn năm qua, chắc hẳn suy nghĩ của chúng ta phải hữu ích lắm. Tư duy con người là tác nhân chính trong các thành tựu ở các lĩnh vực như giao tiếp và y học, các lĩnh vực duy trì và phát triển chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, suy nghĩ tiêu cực cũng đã trút giận lên hành tinh này với những tàn phá kinh khủng: Bom nguyên tử hay hệ thống cai trị của Đức quốc xã đã vượt quá tư duy của loài người. Tư duy con người cũng phải chịu trách nhiệm trước những thảm họa môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Chỉ có một phương cách duy nhất để duy trì hạnh phúc trên hành tinh này: Phải để những suy nghĩ tích cực xuất phát từ tâm trí mình lấn át hoàn toàn những suy nghĩ tiêu cực.
“Giống như cung thủ lắp tên và kéo căng cánh cung, con người cũng định hướng những suy nghĩ đi lạc của mình như vậy.” – ĐỨC PHẬT
Thực tập thiền là một công cụ hữu ích để mang lại sức mạnh cho tư duy. Bản thân tư duy chỉ giống những mẩu sắt nhỏ hoạt động lộn xộn. Thiền sẽ có tác dụng tới tư duy như một chiếc nam châm: sắp xếp và tổ chức hoạt động cho chúng. Bằng cách thiền, chúng ta có thể định hướng đúng đắn cho tư duy của mình và mang lại cho chúng sức mạnh thu hút cần thiết để đưa tới những kết quả hữu hình.
Những bậc thầy là người có khả năng biến những gì họ nói thành sự thật vì họ dựa trên cảm xúc của mình. Nhà tiên tri vĩ đại hay các nhà ngoại cảm tài năng cũng luôn sử dụng kỹ năng này.
Có một sự khác biệt quan trọng giữa những người sống bằng cảm xúc với nhận thức đầy đủ về phương pháp này với những người chìm đắm trong thế giới tưởng tượng hoang đường của mình. Hiểu được chính mình là chìa khóa ở đây. Với sự nhận thức có chủ ý, chúng ta có thể biến suy nghĩ thành hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc và sử dụng chúng để mang lại thành công cho cuộc sống của mình. Những người lạc trong thế giới mộng mơ, không tự nhận thức được về bản thân sẽ không thành công được.
SUY NGHĨ KHÔNG THỂ TẠO RA SỨC MẠNH TỐI THƯỢNG CHO CẢM XÚC
Một vận động viên nghĩ rằng mình sẽ chiến thắng trên đường đua sẽ không thể chiến thắng cho đến khi anh ta đưa được những suy nghĩ của mình lên tầm cảm xúc để kích hoạt sức mạnh thu hút thực sự. Khi có sự tham gia của cảm xúc, tầm nhìn tương lai của anh ta sẽ rõ ràng hơn.
Bạn hãy nhớ rằng hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc chính là một bức tranh ghép hình hoàn chỉnh và suy nghĩ là những miếng ghép. Nếu đa số suy nghĩ của bạn là tiêu cực thì những cảm xúc tốt đẹp sẽ không xuất hiện. Nhưng nếu bạn suy nghĩ tích cực ngay cả khi bạn đang buồn, bạn vẫn có thể bắt đầu xây dựng những bức tranh tích cực trong tâm trí mình và chúng sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Có thể bạn vẫn giữ những bức tranh tiêu cực trong đầu nhưng nếu có các suy nghĩ tốt kháng cự lại nó, hình ảnh này sẽ yếu đi, bị bóp méo và sẽ mất dần những miếng ghép của nó.
Dù sao, sức mạnh cuối cùng nằm trong cảm xúc của chúng ta. Người nghiện thuốc không thể cai được nếu như chỉ thỉnh thoảng họ mới nghĩ tới việc ngừng hút; họ phải thực sự cảm thấy việc đó là một lựa chọn đúng đắn đối với mình.
Đôi tình nhân đang giận dỗi sẽ không thể chia tay nếu chỉ có lý trí nhắc nhở họ nên rời xa nhau trong khi tình cảm của họ vẫn còn mạnh mẽ.
“Nếu bạn không biết mình đang cảm thấy thế nào, bạn sẽ sáng tạo một cách vô thức.”
– GARY ZUKAV,
diễn giả Mỹ
90% cuộc đời chúng ta được hình thành nên từ cảm xúc. Nếu bạn yêu mến một ai đó, bạn sẽ có cách xử sự của mình, có thể là cưới họ chẳng hạn. Nếu một môn học nào đó cuốn hút bạn, khả năng lớn là bạn sẽ học giỏi môn đó. Nếu bạn giận một ai đó, bạn sẽ thường xuyên không bằng lòng với họ, từ đó dẫn tới cảm giác thù địch hay oán ghét.
Việc nhận thức được rằng suy nghĩ và cảm xúc dù thực tế có mối liên hệ chặt chẽ nhưng vẫn rất khác nhau rất quan trọng. Trong tương lai, chúng ta có thể tạo ra những siêu máy tính có thể suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực. Nhưng chúng ta không bao giờ có thể tạo ra được một chiếc máy tính biết cách cảm nhận như con người, bởi vì máy móc không thể có được cơ quan cảm giác như đầu óc của chúng ta để có thể thực sự thấu hiểu bản thân và thế giới xung quanh.
Rất nhiều nhà khoa học không tin vào sự tái sinh, kiếp luân hồi hay bất cứ một hình thức duy linh nào. Họ nỗ lực để tạo ra những chiếc máy tính có khả năng tham lam hay giận dữ như con người. Họ nói rằng điều đó chưa thực hiện được bởi vì tốc độ xử lý của CPU trong các máy tính ngày nay còn quá chậm. Khi những chiếc máy tính lượng tử ra đời, khoảng cách giữa máy tính và con người sẽ không còn tồn tại nữa và con người sẽ đạt được sự bất tử nhờ việc chuyển hóa ý thức của mình sang các robot lượng tử trước khi chết.
Những nhà khoa học này sẽ không bao giờ thành công được bởi vì họ không thể nắm bắt được nhân tố then chốt phân biệt con người với máy móc hay thậm chí các loài động vật khác đó là khả năng nhận thức từng thời khắc hiện tại: khả năng nắm bắt ngay lập tức những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Nó diễn ra ở một tầng ý thức cao hơn mà họ chưa thể nhận ra được.
Ý thức trao tặng cho chúng ta khả năng quan sát những cảm xúc nảy sinh trong mỗi con người. Máy tính không có được khả năng này và vì thế chúng không thể có được hay nhận ra được cảm xúc; chúng chỉ có thể phiên dịch và thể hiện những phản xạ vật lý. Tinh tinh có thể bắt chước giống gấp hàng triệu lần máy tính mà vẫn thiếu khả năng tự nhận thức và nắm bắt cảm xúc của mình. Chúng chỉ đơn giản là một đặc tính tự nhiên và tuân theo các quy luật tự nhiên mà thôi.
KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI – NƠI CHÚNG TA THẤU HIỂU SUY NGHĨ CỦA MÌNH
Cũng giống như nhiều suy nghĩ tập trung lại tạo nên những hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc, nhiều cảm giác hợp nhau lại sẽ tạo ra tâm trạng hay trạng thái tình cảm. Một cơn giận dữ được tạo nên từ sự sợ hãi, xấu hổ, căng thẳng và thiếu tự tin. Ngược lại, những cảm giác như sự thỏa mãn, quan tâm và thấu hiểu kết hợp với nhau sẽ mang lại một tình thương mến. Những tâm trạng lặp đi lặp lại sẽ xác định cách ứng xử và từ đó tạo thành thói quen rồi cuối cùng là cá tính của bạn. Khi một cá tính nào đó được hình thành thì việc thay đổi nó là vô cùng khó khăn và nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc đời bạn.
“Hãy giữ tâm mình tốt
vì tâm trí thể hiện thành lời nói của bạn.
Hãy giữ lời nói của mình tốt
vì lời nói hiện thân thành cách hành xử của bạn.
Hãy giữ cách hành xử của mình tốt
vì nó sẽ trở thành những thói quen của bạn.
Hãy giữ những thói quen tốt
vì nó tạo nên giá trị của bạn.
Hãy giữ những giá trị tốt
vì nó cấu thành số phận của bạn.”
-MAHATMA GANDHI,
nhà tư tưởng, chính trị gia Ấn Độ
May mắn thay, tự nhiên ban tặng cho chúng ta khả năng ý thức về bản thân mình và tập luyện nhận thức bên trong. Chúng ta là giống loài duy nhất có thể điều khiển bản thân, cũng là số phận của mình bằng khả năng ngay lập tức phân định giữa đúng và sai cũng như điều khiển các cảm giác theo sự phân định đó.
Đôi khi suy nghĩ đến việc làm hại người khác cũng không có hại gì nhiều. Nhưng nếu như toàn bộ suy nghĩ của chúng ta đều gợi lên khao khát muốn hại người, chắc chắn nó sẽ mang lại những hậu quả đi kèm. Vì thế, hãy cẩn trọng với suy nghĩ tiêu cực vì nó có thể nhanh chóng biến thành những cảm giác mà sau này chúng ta sẽ hối tiếc và chúng chắc chắn không tạo nên được tâm trạng tốt đẹp.
Đừng bao giờ nản chí nếu như bạn mới cố gắng suy nghĩ tích cực một vài lần và chưa đạt được những gì bạn muốn ngay lập tức. Đây là công việc hình thành thói quen. Bạn phải suy nghĩ tích cực thường xuyên và liên tục – chỉ khi đó suy nghĩ của bạn mới biến thành những miếng ghép tạo nên bức tranh tâm lý giàu cảm xúc hoàn chỉnh trong đầu và lúc ấy, nhất định nó sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc biến thành hiện thực.
Suy nghĩ mạnh mẽ nhất bạn có thể có được là những gì đang xảy ra ngay ở thời điểm này – chính khoảnh khắc hiện tại. Hãy nghĩ về nó như một chuyến đi dài. Ngay cả khi bạn đang trong một cuộc hành trình dài 1.000km thì quãng đường bạn cần lưu tâm nhất chính là 10m ngay trước mũi xe bởi vì đó là nơi mà hầu hết các tai nạn có thể xảy đến và nơi sự nhận thức khiến bạn tránh được chúng. Ngay cả khi bóng đêm đang vây quanh bạn, nếu như đèn pha chỉ có thể chiếu sáng một khoảng cách rất gần phía trước, chúng ta vẫn có thể đến đích thành công bằng cách này. Khả năng dẫn dắt cảm xúc của mình với sự nhận thức từng khoảnh khắc hiện tại cũng quan trọng tương tự như vậy.
Rất nhiều người trong chúng ta lập kế hoạch cho một thời gian dài trong cuộc sống; chúng ta hiểu, hoặc nghĩ là mình hiểu, nơi chúng ta sẽ có mặt trong một tháng nữa, một năm nữa hoặc đôi khi cả hàng chục năm nữa. Chúng ta cũng nghĩ về quá khứ, xem xét các tình huống, những đoạn hội thoại và rồi đôi khi nuối tiếc về những gì mình đã làm hoặc đã nói. Như thế, khoảnh khắc hiện tại đã bị bỏ qua. Khi đầu óc chúng ta nghẽn lại ở quá khứ hay tương lai, nỗi đau và sự khó chịu sẽ xảy đến ngay lập tức. Hồi tưởng lại quá khứ giống như bạn đang lái xe mà chỉ tập trung nhìn vào gương chiếu hậu, vào con đường bạn vừa đi qua. Rõ ràng chúng không hợp với trách nhiệm hiện tại của bạn là tiếp tục lái xe an toàn. Nếu cứ bận tâm với suy nghĩ về tình yêu đã mất hay những lỗi lầm mà mình mắc phải, chúng ta sẽ tạo nên những cảm xúc tiêu cực vô cùng mạnh mẽ trong bản thân mình. Chúng sẽ lưu lại rất lâu sau sự kiện và có thể khiến sự kiện đó lặp đi lặp lại. Khi đang đi trên đường cao tốc, tại sao lại cứ nhìn mãi vào những cái ổ gà làm bạn giật mình từ quãng đường đã đi qua?
Đầu óc chúng ta còn nhanh hơn cả những chiếc Ferrari và chúng ta cũng thường hay soi lại một trong những “cái ổ gà này”. Công việc của chúng ta là phát hiện ra khi nào đầu óc mình đang làm việc đó và nắm bắt những cảm xúc hình thành lúc ấy. Nếu có thể duy trì việc nắm bắt này và không phán xét những cảm xúc mà mình đón nhận, chúng sẽ tự lắng đi rất nhanh. Cảm xúc thật ra rất nhút nhát. Nếu ta nhìn chúng thật sát, chúng sẽ chạy trốn mất và chỉ quay lại khi đầu óc của chúng ta đang bận tâm vì một sự việc khác. Vậy nên nếu chúng ta giữ cho mình luôn tỉnh táo và luôn quan tâm đến những điều đang diễn ra, cảm xúc sẽ không thể lén lút lôi kéo chúng ta về lại những cái ổ gà trên con đường đã qua.
Chúng ta cũng cần phải cẩn trọng không để mình quá mải mê với những suy nghĩ tích cực về quá khứ. Như thế, chúng ta sẽ đặt hiện tại ở một vị trí kém hơn. Tại sao mọi người lại muốn làm thế? Một số người lưu giữ kỷ niệm, lời nhắn hay những món quà của người yêu cũ và vẫn nghĩ về quãng thời gian hạnh phúc xa xưa. Họ mắc kẹt trong quá khứ và so bì với hiện tại. Điều này làm họ, gia đình và những người xung quanh bị tổn thương. Khi cách cư xử này tồn tại dai dẳng, nỗi lo âu hỗn loạn, những ám ảnh có thể xuất hiện và trong vài trường hợp sẽ dẫn đến việc phải có sự can thiệp của các liệu pháp điều trị tâm thần.
SUY NGHĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Suy nghĩ không chỉ có tác động lên trạng thái cảm xúc mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến thể trạng của chúng ta. Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe Chopra ở California, người ta đã tiến hành một thí nghiệm để xác định xem bạch cầu phản ứng thế nào với suy nghĩ. Máu được lấy từ một nhóm đối tượng và đặt trong các ống nghiệm để có thể quan sát chi tiết. Những đối tượng này được yêu cầu cầm dao lên và tự cắt vào tay mình. Tế bào bạch cầu bắt đầu trở nên kích động và chống lại các vi khuẩn khi cơ thể bị thương. Thậm chí, thật kinh ngạc vì tế bào bạch cầu trong các ống nghiệm còn phản ứng lại trước khi con dao chạm đến cơ thể người. Thí nghiệm này đã chứng minh rõ ràng rằng các tế bào máu của chúng ta có phản ứng đối với suy nghĩ. Xa hơn nữa, sức mạnh của suy nghĩ đã được thể hiện liên tục trong thí nghiệm xác định rằng không phải chỉ có các tế bào bạch cầu mà cả hồng cầu, tế bào da, cơ và tế bào thần kinh hay các loại khác cũng có phản ứng tương tự.
Một thí nghiệm khác được nhắc đến trong cuốn Bí mật đã đo được mức độ phản ứng của tế bào cơ trong các vận động viên Olympic thực sự tham gia trên đường đua và những người chỉ ngồi trên khán đài và thực hiện một cuộc đua trong tâm trí. Kết quả thu được khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Trong cả hai trường hợp, các tế bào cơ đã phản ứng y hệt nhau. Thực chất, chúng ta có thể nhận thấy sức mạnh của suy nghĩ trong toàn bộ cơ thể mình – từ những tế bào nhỏ bé nhất đến những tổ chức cơ to lớn nhất.
“Tâm là chủ, thân xác chỉ là tôi đòi.”
-THÀNH NGỮ PHẬT GIÁO
Hãy tưởng tượng xem các phương thuốc hiện đại có thể hiệu quả đến thế nào nếu chúng có thể chữa được cả những vấn đề sinh lý lẫn các trạng thái cảm xúc của bệnh nhân. Mỗi bác sỹ đều biết rằng hơn 80% các căn bệnh có thể được chữa lành bởi hệ thống miễn dịch của bản thân người bệnh. Và theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Center for Disease Control and Prevention), gần 80% các ca khám bệnh ở Mỹ đều liên quan đến các bệnh lý trầm cảm. Ngay cả đối với những căn bệnh được coi là nan y như AIDS, một cái nhìn tích cực có thể giúp giảm bớt các cơn đau và làm cho những ngày cuối cùng trong cuộc sống của người bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn. Đến lúc phải ra đi, người bệnh có thể đối diện với cái chết với tâm trạng bình an và thanh thản. Những bác sĩ hiểu rõ bản chất của cái chết và giữ được tâm mình bình thản có thể nâng đỡ tinh thần người bệnh và cũng khuyến khích tác dụng của hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, một bác sĩ có được phong thái bình thản với mọi sự sẽ truyền được cảm giác chấp nhận thanh thản đến cho người thân của những người bệnh vừa qua đời.
Tác động của suy nghĩ lên cơ thể giúp giải thích vì sao các bác sĩ thường cảm thấy khó khăn khi phải tiết lộ những chẩn đoán về ung thư cho người bệnh. Đôi khi, việc biết được tình trạng thật của mình sẽ gây ra những ức chế tâm lý làm trầm trọng thêm bệnh tình, giảm thiểu tác dụng của hệ thống miễn dịch và tăng nhanh tốc độ lan truyền của các tế bào ung thư. Nhưng việc này cũng có thể mang lại những khía cạnh tích cực và bắt buộc người bệnh chấp nhận với một thái độ tích cực hơn cũng như thấu hiểu bản chất của mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Điều này có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và kéo dài sự sống cũng như chất lượng sống của người bệnh. Trong một số trường hợp cụ thể, những người bị ung thư có được cái nhìn tích cực này đã bất ngờ đẩy lùi được bệnh tật.
Hầu hết mọi người đều sẽ quen thuộc với những thí nghiệm có tác dụng trấn an. Ở một trong số các thí nghiệm này, người ta đưa ra những viên đường và bảo đây là thuốc ngủ có tác dụng ngay sau 20 phút. 70% trong số người thử nghiệm thực sự đã chìm vào giấc ngủ.
Nếu nhìn vào tác động của suy nghĩ lên cơ thể mình và những người xung quanh, chúng ta có thể hiểu tại sao chúng ta tự nhiên ưa thích những ai luôn hạnh phúc và suy nghĩ tích cực – cảm xúc ấm áp đó có thể lan truyền từ người này sang người khác thậm chí ở cấp độ tế bào. Vì vậy, những người chỉ giả vờ suy nghĩ tích cực trong khi thực chất đầu óc họ chất chứa toàn suy nghĩ tiêu cực sẽ không bao giờ đạt được thành công. Chỉ đơn giản là bạn không thể lừa dối những tế bào của bản thân mình hoặc của người khác.
Suy nghĩ tiêu cực làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin rõ ràng của các tế bào và tạo ra sự ngắt quãng. Trong khi đó, duy trì những suy nghĩ tích cực sẽ đảm bảo cho các tế bào của bạn luôn sẵn sàng đón nhận thông tin tích cực. Ví dụ như nếu bạn muốn học tiếng Tây Ban Nha, bạn phải nghĩ theo hướng tích cực về ngôn ngữ này; chỉ khi đó tế bào não bộ của bạn mới ở vị trí đón nhận nguồn thông tin.
Khi bạn đi khám bệnh, bạn sẽ nhận ra rằng nếu bạn đi với tâm niệm rằng căn bệnh của mình sẽ rất đau đớn thì rất có thể điều đó sẽ xảy ra. Suy nghĩ của bạn sẽ điều khiển các tế bào da thành trạng thái phản ứng và căn bệnh của bạn sẽ đau gấp hai đến ba lần so với khi bạn coi như sẽ chẳng đau đớn gì hết.
KHI CÁI TỐT VÀ CÁI XẤU HỘI NGỘ
Chúng ta biết rằng trong hóa học, ion dương và âm hút nhau để tạo thành phân tử trung tính. Ví dụ như khi ion dương Hydro phản ứng với ion âm Oxy, một phân tử nước hoàn hảo ra đời. Hiện tượng này cũng xảy ra trong con người. Năng lượng tiêu cực mạnh sẽ thẩm thấu một phần năng lượng tích cực nhưng không gây được ảnh hưởng rõ rệt. Tuy vậy, nếu năng lượng tích cực đủ mạnh, nó hoàn toàn có thể trung hòa năng lượng tiêu cực. Hãy lấy tính tham lam làm ví dụ, một người luôn bị điều khiển bởi năng lượng xấu, nếu người này được tác động bởi những năng lượng tích cực từ người khác thông qua quà tặng, lời khen hay sự giúp đỡ – phần tiêu cực trong con người họ sẽ trở nên trung hòa. Và cuối cùng, nếu những nỗ lực này vẫn tiếp tục được duy trì, người này sẽ vượt qua ngưỡng và chuyển từ một người xấu tính sang một người có cách hành xử tử tế hơn.
Người tiêu cực khi phạm sai lầm luôn đổ lỗi cho người khác. Họ chứa quá nhiều điều tiêu cực trong mình nên luôn có nhu cầu chia sẻ bớt chúng đi. Ngược lại, người suy nghĩ tích cực luôn chịu trách nhiệm trước những lỗi họ mắc phải vì họ không cần giải phóng bớt những điều tiêu cực trong mình. Họ sẽ tìm ra nguyên nhân gốc rễ của lỗi lầm và tìm cách sửa chữa chúng. Phẩm chất này giúp người suy nghĩ tích cực đạt được thành công. Người không tự chịu trách nhiệm cho sai lầm luôn gặp khó khăn trên con đường dẫn tới thành công vì họ không có khả năng nhận ra điểm yếu của mình. Những tính cách tiêu cực này làm họ không nhìn ra sự thật.
Người ích kỷ cũng khó nhận thức về bản thân mình và thường trách móc người khác vì những nhược điểm này kia. Người hay lợi dụng người khác và suy nghĩ tiêu cực cũng luôn sống trong màn đêm mụ mị này.
Hiệu ứng tốt xảy ra nhanh hơn khi những người tích cực giao tiếp với nhau vì không có sự tiêu cực nào ở đó để trung hòa những cảm xúc tốt đẹp giữa họ. Khi những người hào hiệp và nhân ái gặp nhau, họ sẽ cư xử theo một cách rất tích cực. Những người hay giúp đỡ người khác thường được đánh giá cao hơn những người đi trả ơn. Sức mạnh tích cực trong con người họ kích thích các tế bào trong cơ thể vốn đã sẵn tích cực, vì thế hiệu quả tốt đẹp được thể hiện ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Điều này cũng giúp lý giải vì sao khi bạn đang trong tâm trạng bực bội, dường như mọi người xung quanh đều có vẻ xấu tính hơn bình thường. Đặc biệt với những người luôn chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực, chúng ta gieo nhân nào thì sẽ nhận quả ấy, bạn sẽ nhận được đúng những gì mình cho đi. Đây là một quá trình đáng tiếc dẫn đến nguồn năng lượng tiêu cực rất mạnh mẽ phát triển trong một số nhóm người. Chúng ta thường chứng kiến những hiện tượng này xảy ra trong các cuộc tranh luận chính trị hoặc biểu tình thù địch.
Tuy nhiên, nếu xung quanh bạn đều là những người suy nghĩ tích cực thì ngay cả khi bạn cảm thấy tiêu cực, năng lượng của họ sẽ phản chiếu lên bạn và giúp tâm trạng của bạn trở nên tươi sáng hơn. Người có thể mang đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực này sẽ giúp bạn giải tỏa những điều tiêu cực trong con người mình. Đó chính là những người bạn thực sự.
Bây giờ, bạn đã có thể nhận thấy suy nghĩ có sức thu hút mạnh như thế nào. Nếu bạn nghĩ đến việc làm tổn thương một ai đó, các tế bào của bạn, đặc biệt trong hệ thống thần kinh sẽ nhanh chóng tiếp nhận và đưa ra phản ứng trong tế bào của những người xung quanh bạn. Vì thế, suy nghĩ bạo lực có thể cuốn hút bạo lực về phía chúng ta. Tính nghiêm trọng của sự việc sẽ chỉ còn phụ thuộc vào số lượng suy nghĩ tiêu cực ở người khác mà thôi. Nếu bạn yêu mến một ai đó, năng lượng này sẽ chuyển hóa thành chất endorphin(1) trong tế bào của bạn và của họ, và tất nhiên, câu trả lời cũng sẽ là tình yêu.
Định luật thứ ba của Newton về chuyển động đã chỉ ra rằng mỗi lực tác động đều nhận được một phản lực cân bằng. Định luật này có thể áp dụng cho cả những sự vật hiện tượng trừu tượng hay hiện tượng vật lý. Nếu bạn yêu mến một ai đó, bạn sẽ nhận được sự đáp trả. Nếu bạn có suy nghĩ tốt đẹp, những điều tốt đẹp sẽ đến với cuộc đời bạn. Và những điều tiêu cực cũng tương tự.
Hãy áp dụng định luật này cho kinh nghiệm mà hầu như chúng ta đều đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời: một cuộc chia tay tan nát. Khi chia tay người yêu, những suy nghĩ của chúng ta đều rất tiêu cực. Điều này có nghĩa là thời điểm đó chúng ta rất dễ dàng cuốn hút những người tiêu cực, vậy nên hãy tránh hẹn hò trở lại quá sớm. Càng đau đớn, bạn càng dễ gặp rủi ro khi tìm kiếm một người yêu mới. Vậy nên khi đang dằn vặt vì một mối tình tan vỡ, hãy giữ cho mình bình yên và kiên nhẫn. Chuyện gì đến sẽ đến. Chỉ khi nào bạn cảm thấy bình ổn hơn và có thể thực sự yêu thương lại một lần nữa thì hãy tìm kiếm tình yêu mới.
TÌM KIẾM NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP NGAY CẢ TRONG HOÀN CẢNH TỒI TỆ
“Hãy tươi cười, mọi người sẽ mỉm cười với bạn” và “Hãy tôn trọng mọi người và họ sẽ tôn trọng bạn.” Những lời nói rập khuôn này cũng ẩn chứa sự thật trong đó ở khía cạnh tư duy tích cực. Nếu chúng ta trao cho thế giới một nụ cười thật sự chân thành, thế giới xung quanh sẽ chẳng có cách nào khác ngoài việc mỉm cười với bạn. Những người hiểu được quy luật tự nhiên này hoàn toàn có thể tin cậy nó, chắc chắn như thể nếu bạn trồng một cây táo thì cây sẽ cho ra quả táo chứ không thể là quả chuối.
Những người thực sự thấu hiểu quy luật này sẽ có được niềm vui lớn từ suy nghĩ bởi vì họ hiểu sức mạnh cuốn hút của mình. Bằng cách vui vẻ với suy nghĩ, họ có thể gia tăng thêm sức mạnh. Họ thường ngỡ ngàng trước những thành tựu mình đạt được cho đến khi nhận ra rằng chính suy nghĩ của họ đã tạo nên mọi thứ trong cuộc đời họ.
Suy nghĩ của con người mạnh đến mức chúng ta có thể soạn ra hàng triệu bài hát tuyệt vời chỉ với bảy nốt nhạc. Tương tự như vậy, từ ba màu sắc cơ bản, chúng ta có được đầy đủ mọi gam màu trong quang phổ và những sắc thái pha trộn giữa chúng rồi sử dụng chúng để vẽ nên những bức tranh ngoạn mục. Không thể không kinh ngạc trước những gì chúng ta tạo nên từ suy nghĩ và trí tưởng tượng của mình. Những nghệ sĩ thiên tài thực sự có thể sử dụng bất cứ nguyên liệu nào có trong tay để tạo nên những tác phẩm kinh điển.
“Vì chính con là người tạo ra hiện thực của mình nên cuộc sống không thể khác đi so với những gì con hình dung về nó.”
-“CHÚA”
trong Neale Donald Walsch,
Đối thoại của Chúa, quyển 1
Người suy nghĩ tích cực có thể tìm thấy cơ hội trong mọi tình huống, ngay cả khi có chiều hướng xấu. Người tiêu cực thì ngược lại, họ chỉ nhìn thấy bóng tối ngay cả trong những ngày đẹp trời. Khi còn trẻ, Walt Disney rất nghèo và phải sống trong gara của một nhà thờ. Trong gara có hàng đàn chuột chạy qua chạy lại và Disney thường xuyên phải xua chúng đi chỗ khác. Nhưng thay vì than khóc hay bi quan về số phận nghèo hèn của mình, ông đã suy nghĩ một cách tích cực về những con chuột. Sau này, khi đang đi trên một chuyến tàu, những hình ảnh tươi sáng về các chú chuột đó đã giúp ông tạo ra nhân vật chuột Mickey huyền thoại đã chiếm được trái tim của hàng trăm triệu trẻ em.
Alexander Fleming, người sáng chế ra thuốc kháng sinh đã tình cờ tạo ra khám phá lịch sử của mình. Khi ông đang nuôi cấy một số loại vi khuẩn cho một thí nghiệm thì nấm bắt đầu làm chúng bị hỏng. Đây là một mối phiền toái quen thuộc đối với hầu hết các nhà khoa học vì chúng sẽ làm hỏng các nghiên cứu của họ – nấm sẽ triệt tiêu vi khuẩn. Nhưng Fleming lại nhìn hiện tượng này theo cách không một đồng nghiệp nào của ông có được và băn khoăn không hiểu nấm có thể chống lại sự lây nhiễm trên cơ thể người hay không. Từ suy nghĩ này, thuốc kháng sinh đã mang lại lợi ích không thể tả xiết cho loài người từ trước đến nay.
Rất nhiều hiệu sách hiện nay được thiết kế theo chiều hướng khuyến khích người đọc dành nhiều thời gian loanh quanh giữa các giá sách và đọc chúng, với những chiếc ghế bành êm ái và một tiệm cà phê mang lại cảm giác thoải mái như ở nhà. Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng nếu mọi người có thể đọc sách ở cửa hàng thì họ sẽ không mua chúng nữa. Ngày nay, những người kinh doanh sách đã hiểu ra được rằng đi ngược lại mới là lựa chọn đúng; bây giờ họ khuyến khích niềm ham thích đọc sách của mọi người. Ngành kinh doanh sách đã phát triển rộng và phổ biến hơn rất nhiều nhờ cách nhìn nhận tích cực này. Một nhà kinh doanh có thể có những bước đi đúng đắn hoặc sai lầm trong kế hoạch của mình. Hi vọng rằng bạn sẽ bắt đầu nhìn nhận rõ ràng xem bước đi nào luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất.
Suy nghĩ tích cực và sự tinh ý luôn song hành với nhau. Không khó khăn gì để tìm những điểm tích cực trong hoàn cảnh tốt đẹp nhưng để tìm được chúng trong những tình huống tưởng chừng tiêu cực đòi hỏi sự tỉnh táo của bạn. Nếu bạn đọc tiểu sử của những bộ óc vĩ đại nhất thế giới, bạn sẽ phát hiện ra rằng họ luôn cố gắng tìm ra những điều tốt đẹp ở nơi người khác không thể tìm được.
Thomas Edison đã thất bại trong vô số thí nghiệm trước khi đạt được chiến thắng cuối cùng của mình. Ông nói rằng ông luôn học được một điều gì đó từ mỗi thí nghiệm mới. “Kết quả!”, ông đã từng nói, “Tại sao mọi người lại thấy tôi không được gì, tôi đã có vô số kết quả. Tôi biết là có vài nghìn thứ không hoạt động.” Khả năng tìm thấy ánh sáng ở cuối mọi đường hầm đã phân biệt giữa vĩ nhân và người bình thường và sức mạnh bất tận của khả năng này giúp họ đạt được những thành công vĩ đại nhất.
TƯ DUY SÁNG TẠO BẮT NGUỒN TỪ SỰ TÍCH LŨY NHỮNG SUY NGHĨ TÍCH CỰC
Nếu suy nghĩ của chúng ta luôn luôn tích cực, hàng chục ngàn tế bào thần kinh trong não bộ sẽ tạo thành dây thần kinh kết nối với nhau thành mạng lưới mạnh mẽ. Đến lượt mạng lưới thần kinh này sẽ tiếp tục tạo ra nhiều dây thần kinh hơn và lại kết nối thành nhiều mạng lưới thần kinh nữa. Những suy nghĩ tích cực được gia cố theo cách này. Mỗi dây thần kinh mang lại nhiều thông tin khác nhau và khi một lượng lớn các thông tin tích cực liên kết với nhau qua mạng lưới thần kinh này, những ý tưởng sáng tạo sẽ được định hình và xuất hiện.
Người làm công tác quản lý luôn tỏ ra xuất chúng trong việc nhận ra những điểm tích cực cần thiết cho công việc của mình và kết hợp chúng với thái độ tích cực của người dưới quyền. Nếu họ nhìn mọi thứ dưới lăng kính tiêu cực và chỉ thấy toàn điểm yếu của những người làm việc cùng mình, họ sẽ không thể trụ lại ở vị trí đó lâu dài. Những người quản lý vĩ đại của các đội bóng chày, ví dụ như Joe Torre – cựu quản lý của đội New York Yankees, đã đạt được thành công lớn nhờ khả năng kết hợp kỹ năng của từng người với những yêu cầu cần có trong công việc của họ. Những huấn luyện viên xếp đặt vị trí các tuyển thủ để tận dụng tối đa sức mạnh chứ không phải giảm đến mức tối thiểu điểm yếu của họ đều đang sử dụng suy nghĩ tích cực để xây dựng nên một đội chiến thắng.
Não bộ của chúng ta là sản phẩm của thói quen. Tư duy tiêu cực sẽ sản sinh các mạng lưới thần kinh mạnh tạo ra thói quen suy nghĩ tiêu cực. Não bộ sẽ dùng đi dùng lại chính những dây thần kinh này và tạo ra những cái nhìn buồn thảm. Và tư duy tích cực cũng sẽ như vậy – nó sẽ trở thành thói quen và làm cuộc sống tốt đẹp hơn, những dây thần kinh chứa tư duy tiêu cực sẽ dần dần bị loại bỏ. Mạng lưới các dây thần kinh tích cực này không chỉ được tạo ra trong bản thân chúng ta mà còn trong đầu óc của những người thân với ta – ví dụ như giữa mẹ và con chẳng hạn.
Người tư duy tích cực luôn sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội và tận dụng chúng ngay khi có thể. Người suy nghĩ tiêu cực không trông đợi các cơ hội nên khi nó xuất hiện đúng thời điểm, họ cũng không sẵn sàng đón nhận vì thế không thể nắm bắt được khoảnh khắc đó.
Con đường đến với các cơ hội không được trải hoa hồng. Cuộc sống luôn chứa đựng thử thách. Tuy nhiên khả năng nhận thức đúng đắn và suy nghĩ tích cực về mọi thứ diễn ra trên con đường này sẽ đưa khát vọng của các bạn đến đích. Tương lai luôn thay đổi và không thể xác định trước được. Cơ hội luôn xuất hiện và người nào tập trung vào chúng sẽ nhận ra và nắm bắt được cơ hội của mình.
BẠN CÓ TÍCH CỰC NHƯ SUY NGHĨ CỦA MÌNH KHÔNG?
Rất nhiều suy nghĩ tưởng như tích cực hóa ra lại là tiêu cực. Ví dụ như nếu bạn nghĩ rằng mình là người thông minh hay đặc biệt, đó là dấu hiệu chứng minh rằng bạn hoàn toàn không phải thế. Bạn đánh giá bản thân mình trong mối quan hệ với mọi người, đó cũng là một điều không tốt vì như vậy chứng tỏ bạn cảm thấy bất an và không tự tin. Tâm trạng bạn dao động phụ thuộc vào ý kiến của bạn về bản thân trong mối quan hệ với người khác ở thời điểm xác định. Bạn sẽ hạnh phúc khi nhận ra rằng ngôi nhà của mình đẹp hơn hàng xóm, nhưng rồi lại nhanh chóng thất vọng khi phát hiện ra người hàng xóm đó lại có chiếc xe đắt tiền hơn mình. Bạn sẽ bị những vấn đề thế này kích động và bắt đầu tự dằn vặt mình bởi những câu hỏi về người khác – họ kiếm được bao nhiêu tiền, họ đã làm được gì, gia đình họ như thế nào – những điều này hiển nhiên sẽ làm bạn khó chịu và thất vọng. Những điều này cùng với sự quan tâm quá mức đến việc chúng ta được người xung quanh ghi nhận như thế nào sẽ mang lại tâm lý tiêu cực. Hãy nhớ, nếu bạn nghĩ rằng bạn yếu kém, ngốc nghếch hay kém hấp dẫn và những suy nghĩ này biến thành cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ tự hạn chế khả năng thành công của chính mình.
Phật giáo quan niệm hạnh phúc bắt nguồn từ những tác động bên ngoài là sự tích cực sai lầm. Hạnh phúc thực sự không bao giờ có thể đến từ những điều như vậy, chúng sẽ thay đổi, tàn lụi và rồi nỗi đau xuất hiện là điều hiển nhiên. Nhiều người không thấu hiểu lời dạy này tin rằng đó là cách nhìn nhận bi quan. Vì thế họ tiếp tục theo đuổi khát vọng của mình, nỗ lực không ngừng để tìm thấy hạnh phúc lâu dài từ những nơi chúng không thể tồn tại – đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Hãy tự hỏi bản thân: Liệu những tình huống vui vẻ trong thế giới hiện đại có mang lại hạnh phúc thực sự cho bạn không? Thổ dân da đỏ ở Mỹ hạnh phúc hơn nhiều thế hệ hiện nay, mặc dù họ không hề có trong tay những chiếc xe thể thao, đồ ăn nhanh ở bất kỳ góc phố nào và những tiện ích xa xỉ khác bảo đảm cho cuộc sống.
Giữ cho mình tính tích cực chắc chắn sẽ là điều bạn quan tâm nhất nhưng hãy thận trọng khi luôn nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng. Làm như vậy sẽ khiến bạn liều lĩnh tin rằng điều gì đó thật tốt đẹp trong khi nó không như vậy. Chúng ta đều biết đến “tình yêu mù quáng”, và kết cục của nó luôn đau đớn khi sự thật sáng tỏ. Chúng ta phải nhìn nhận cuộc đời mình qua lăng kính rõ ràng và khách quan bằng sự sáng suốt của lý trí. Khi ấy, những suy nghĩ tích cực sẽ xuất hiện một cách tự nhiên.
Một cuộn phim chưa được rửa ra, hay còn gọi là “âm bản”, làm cho bức tranh về thế giới xung quanh toàn những sắc màu đen tối và đáng ngại. “Dương bản”, những bức ảnh cuối cùng, lại huy hoàng và phản chiếu vẻ đẹp cũng như sự phong phú trong cuộc sống của chúng ta. Hãy suy nghĩ tích cực để xây dựng những hình ảnh tâm lý xán lạn giàu cảm xúc và xem chúng thắp sáng cuộc sống của bạn như thế nào.
Chương 3: Những điều tối mật
TƯ DUY VÀ CẢM XÚC SUỐI NGUỒN CỦA HIỆN THỰC
Suy nghĩ tích cực sẽ mang tới vô vàn khả năng. Suy nghĩ tiêu cực triệt tiêu chúng.
Khi suy nghĩ đã trở thành cảm xúc, chúng sẽ được bộc bạch ra thế giới bên ngoài. Cuộc sống sẽ không bị bó buộc nữa nhờ cảm xúc của bạn.
Những bức tranh tâm lý và cảm xúc được tạo nên từ sự tích lũy các suy nghĩ. Cảm xúc kết hợp với nhau tạo thành tâm trạng. Nếu chúng trở thành thói quen, chúng sẽ là một phần cá tính của bạn. Hãy chắc chắn rằng suy nghĩ của bạn luôn tích cực.
Tất cả mọi điều đều có hai mặt của nó. Hãy nhìn vào mặt tốt, ngay cả trong những tình huống tồi tệ nhất.
Các vĩ nhân luôn nhận ra sự tích cực kể cả trong cơn khủng hoảng. Bạn cũng hãy luyện tập việc này cho đến khi nó trở thành một phần tính cách của bạn.
Cố gắng tránh việc so sánh mình với người khác. Làm như vậy có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ trong một khoảng thời gian nào đó nhưng cuối cùng nó sẽ làm giảm tính tự tôn của bạn. Hãy cố gắng nhìn nhận mọi thứ như nó vốn có.
Nếu bạn giận ai đó, hãy nghĩ đến những điểm tốt của họ và cơn giận sẽ lắng xuống. Đó là lựa chọn của bạn: Bạn có muốn đổ thêm dầu vào lửa hay không?
Gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy. Nếu chúng ta làm việc xấu, chúng ta sẽ nhận phải điều xấu. Điều tốt cũng vậy. Bạn chia sẻ càng nhiều kiến thức, bạn sẽ càng thấu hiểu chúng hơn. Bạn càng tạo cho mọi người cảm giác thoải mái bao nhiêu, tinh thần bạn cũng sẽ tự do bấy nhiêu.
Hãy sử dụng khả năng nhận thức về bản thân để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp cho mình bằng cách nắm bắt những suy nghĩ và cảm xúc vừa xuất hiện cũng như phân biệt rõ chúng là tốt hay xấu. Với việc luyện tập này, nhận thức về các yếu tố bên trong con người mình sẽ nhanh chóng giúp bạn kiểm soát suy nghĩ hay cảm xúc không mong muốn. Khi ấy, bạn sẽ có thể lựa chọn và tạo ra những gì tương xứng với mơ ước của mình.
Số phận nằm trong tay bạn. Hãy luôn suy nghĩ tích cực để loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực đã và đang đè nặng lên cuộc sống của bạn.