Em nhớ anh khi điều gì đó thật sự tốt đẹp xảy ra, bởi anh là người em muốn chia sẽ. Em nhớ anh khi điều gì đó làm em sầu não, bởi anh là người rất hiểu em. Em nhớ anh khi em cười và khóc, bở em biết anh có thể giúp em nhân lên nụ cười và lao đi nước mắt. Lúc nào em cũng nhớ anh, nhưng nhớ nhất là khi em thao thức trong đêm, nghĩ về tất cả những khoảng thời gian tuyệt vời mà chúng ta ở bên nhau.
(Khuyết danh)
Tôi giam mình trong căng phòng rộng 25 m2 nhiều ngày trời, chỉ để cho sự im lặng, trống rỗng mà P đã để lại trong tôi không thể rộng lớn hơn nữa.
Tôi ngược đãi tâm hồn và thể xác bằng những bữa ăn thất thường và giấc ngủ chập chờn vì tôi vẫn tin nếu làm thế, nhất định P sẽ trở về, và nói với tôi rằng: “Di à! Di phải giữ gìn sức khỏe chứ. Cậu vốn rất yếu mà.”
Cuộc sống của tôi không có nhiều niềm vui từ khi mẹ bỏ lại tôi đơn độc trên thế gian này với quá nhiều bỡ ngỡ. Tôi vẫn không hiểu vì sao mình sống sót cho đến khi gặp P và nghe P nói: “Hãy đợi tới, P nhé!” P không bao giờ nói một câu dài, nhưng đủ ấm để tôi tin rằng P rất đỗi chân thực,
Vì thế, khi mọi người nghĩ rằng tôi không cần P nữa, và P cũng không cần tôi nữa, chúng tôi đã đi trên hai con đường song song, thì cảm giác trống rỗng lại ùa về, khi nghe tin P đi xa, xa lắm, xa hơn Trái Đất này. Tinh cầu tuyệt đẹp mang tên P đã rớt khỏi nhân gian. Và tôi đã hoang mang đi lạc trên trang giấy trắng của mình.
Nhiều ngày này, tâm hồn tôi chỉ như những trang giấy trắng, trống trải! Tôi không biết viết gì, nghĩ gì, nói gì, làm gì khi chạm vào đâu cũng thấy nụ cười P rực rỡ.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Trang giấy trắng ấy, đã nhiều lần thấm ướt sự nuối tiếc của tôi. Cho đến một ngày đủ tự tin sắp xếp ngăn nắp những kỷ niệm đẹp và dịu dàng về P trong ngăn tủ ký ức, thì tôi lại gặp M. M làm tôi nhớ đến sự dịu dàng, chu đáo, tận tâm lẫn những điểm giống nhau giữa M và P, và cả những câu nói dịu dàng, nhỏ nhẹ qua điện thoại: “Di à, anh đây!”
M bảo với tôi rằng, cuộc sống của M khi đến bất kỳ thành phố nào, kể cả X, hay Y, hoặc trở về Hà Nội, cũng đều giống nhau cả. Bởi cả gia đình M vẫn sống ở quê nên M không có cảm giác nhớ Hà Nội khắc khoải như tôi, khi mà tôi đã đáng cược cả tuổi thanh xuân đẹp đẽ của mình cho Hà Nội, để có thể trụ lại với nghề. Hà Nội yên bình. Hà Nội mang trong minh những tâm sự u uẩn, dai dẳng như ca khúc của Phú Quang. Và Hà Nội từng có P – Những ký ức dịu hiền, tươi đẹp của tôi.
Tôi nhìn M, nhìn nụ cười thân thương của M, nhìn cái cách M đã sống lãng tử với chinh cuộc đời minh – dám dấn thân đến bất cứ đâu, chỉ với một chiếc túi xách, và dép lê lên đường bất cứ lúc nào. Tôi thấy M đẹp và gần gũi. Tôi hãnh diện vì là đồng hương thân thiết của M. Rời khỏi quê hương, tôi thấy nhiều điều lớn lao, đẹp đẽ, và M là niềm tự hào của tôi trong khoảng khắc ở thành phố X, thành phố Y, khi xung quanh là đồng nghiệp của M và cả biển người xa lạ.
M này, em tự hào vì là đồng hương của anh. Cố lên M nhé!
M gật đầu. Tôi nắm chặt bàn tay M, như sợ nếu buông ra, M sẽ biến mất và niềm tự hào của tôi cũng sẽ tiêu tan.
Tôi khẽ ngả đầu vào vai M, không phải vì giữa tôi và M đã xác thực một cảm xúc rõ rệt ở thành phố Y. Mà đơn giản vì, ở giữa biển người xa lạ, tôi thấy minh tin cậy và yên nhiên khi ở bên M.
Rồi một ngày sau khi rời khỏi thành phố X, với tất cả tự tin, can đảm, tôi đã viết cho M một bức thư rất dài. M im lặng, không hồi âm. Tôi đã nhẫn nại chờ đợi trong vô vàn khắc khoải. Bởi tôi vẫn tin rằng nếu M còn sống, nhất định M sẽ hồi âm cho tôi. Hà Nội dẫu ngập lụt, cũng đâu dễ cuốn trôi một thanh niên cao 1m80 và nặng gần 70kg như M?
Nếu cơn mưa không lớn không cuốn trôi M, nhất định M sẽ hồi âm chứ! Và tôi lại nhủ lòng đợi M thêm ngày nữa.
Cuối cùng, M cũng gọi điện cho tôi. Với giọng rất mỏi mệt, “Di à, anh đây!” Tôi dường như không đủ kiên nhẫn trước sự dịu dàng của M thêm nữa. Tôi muốn hét lên trong điện thoại, nhưng vẫn có gắng giữ bình tĩnh, nhỏ nhẹ. “Anh đang ở đâu vậy, M?”
Anh đang sốt, đã nghỉ làm hai hôm nay rồi. Anh không đến cơ quan, không đọc email và không cầm điên thoại.
Giọng chân thật của người ốm hay sự chân thật của M, kiến tôi nhói lòng. Cảm giác có một chiếc lá rụng xuống khoảng trống hoác trong lòng mình, tôi thấy hơi rung. M à, em có thể giúp gì cho anh được không?
M im lặng và không thể nói với tôi nhiều hơn những điều tôi chờ đợi.
Tôi lại cuống quýt trong cảm giác bị đối xử tệ bạc. Tôi đã về Hà Nội. Tôi từng nói, tôi nhớ Hà Nội điên cuồng khi chuyến công tác dài dằng dặc.
M, em nhớ anh như đã từng nhớ Hà Nội, tôi thì thầm kìm giấu cảm xúc, sợ ai đó sẽ nhìn thấy hình thù của nỗi nhớ ấy. Có là gì đâu, vì nổi nhớ nào cũng xin đẹp và đầy trắc ẩn.
Ngày hôm sau, M nhắn cho tôi biết rằng, M đã khỏe và đi làm trở lại. Tôi đã háo hức muốn tạo ra một bất ngờ lãng mạn cho M. Tôi đợi M ở cổng bệnh viện, với một bó hoa xin xắn, nếu gặp M, nhất định tôi sẽ cùng M vào quán cà phê tầng 2, của Mimoza, nhìn ra con phố Nguyễn Chí Thanh, và nói rằng: “M à, anh phải khỏe nhé, vì anh đến Trái Đất này để làm bác sĩ mà.”
Lúc tôi còn đang lúng túng giấu bó hoa thì M xuất hiện.Cảm giác kỳ lạ lắm. Không giống với M ở thành phố X, thành phố Y, M mà tôi gặp ở Mimoza rụt rè, e ngại và thiếu sự yên nhiên. Khiến tôi trong phút chốt thấy hoang mang, không biết ngồi ở Mimoza với M thế này, tôi sẽ nói gì? Và liệu M có muốn nghe tôi nói rằng: “M à, anh phải khỏe nhé, vì anh đến Trái Đất này để làm bác sĩ mà.”
M vừa ngồi xuống thì điện thoại réo rắt, tôi không biêt ai gọi M. M xin phép tôi rồi vội vã ra ngoài nghe điện thoại, còn tôi với chiếc điện thoại còn lại của M ở trên bàn. Trong phút chốc tôi thấy tin nhắn hiện lên trên điện thoại của M, từ một cô gái: Em nhớ anh. Mai Liên.
Một tin nhắn khác, đến ngay sau đó ít phút: Một bữa tối lãng mạn đang chờ anh yêu trở về. Tôi nhìn vội trên danh bạ điện thoại của M, tin nhắn lưu hai chữ: Mai Liên.
Tôi bị đứng tim vài giây trước hai chữ: Mai Liên. Cảm giác của tôi lúc này, thật giống một câu chuyện buồn day dứt mà Phan Ý Yên đã viết: “Ai cùng đã từng thấy mình không thuộc về bất cứ đâu. Ai cũng đã từng có lúc hằng đêm nghe tiếng hòn đá rơi xuống tim minh. Ai cũng đã từng có lúc rơi mãi, rơi mãi mà không thể tìm thấy điểm dừng. Ai cũng có lúc băn khoăn vì hình như minh không nói chung thứ ngôn ngữ với thế giới xung quanh.”
Vì thế, M nhỉ, tôi viết cho M mấy dòng, rồi nhờ lễ tân chuyển cho M cùng chiếc điện thoại. Không có quá nhiều thời gian để nắn nót cảm xúc của minh, tôi viết: “Cảm ơn M, chúc phúc cho anh. Nhưng dù anh đến Trái Đất này để đến với bất kỳ người con gái nào, thì với em, anh vẫn là bác sĩ M.”
Tôi rơi tỏm giữa dòng người, ô tô, xe bus, xe máy, xe đạp…Những bước chân hụt hẫng. Tôi ngồi bệt xuống đất, giấu mặt vào mười đầu ngón tay, nghe thấy lồng ngực bật ra tiếng rưng rức.
P à, tớ rất tội tinh, đúng không? P đã dặn tới rồi, khi bước ra ngoai cuộc sống, riết là không được tin ai, và chớ có hoang phí cảm xúc của minh. Sẽ vỡ.
Tớ không sao mà, P. Dù thế nào, gặp được M cũng là một nhân duyên, để tớ thấy rằng một người như P không thể dễ tìm, dù M đến Trái Đất này hơn ba mươi năm về trước và mới gặp tớ chưa được ba mươi ngày.
Thế nên, chỉ có thể tin vào những gì đẹp đẽ đã trở thành hồi ức dai dẳng thôi, P nhỉ.