Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ở ngoại vi thành Damascus, trong tòa lâu đài lớn bằng đá xanh mài bóng được bao bọc bởi những cây cọ lớn, có một người hết sức đặc biệt sống ở đó –ông Hafid, lúc này ông đã nghỉ hưu. Vương quốc thương mãi của ông một thời được xem như là không biên giới, trải rộng qua nhiều vùng đất, từ Parthia tới La Mã rồi đến Anh quốc và ông được tôn vinh ở mọi nơi như một người bán hàng vĩ đại nhất thế giới.

Vào lúc mà ông quyết định xa lìa khỏi thế giới buôn bán sau 26 năm lớn mạnh và lợi nhuận. Câu chuyện ấn tượng về ông Hafid từ một cậu bé chăn lạc đà trở thành một người đầy quyền lực và giàu có nhất thế giới đã ảnh hưởng đến khắp cả thế giới.

Trong thời kỳ hỗn độn và đầy biến động đó, trong khi hầu hết thế giới đều quỳ mọp dưới gót chân Ceasar và đoàn kỵ binh hung hãn của vị hoàng đế này, danh tiếng của Hafid vẫn đưa ông lên vị trí của một huyền thoại sống. Đặc biệt trong những người cùng khổ và thấp kém của Palestine, một vùng biên ở phía Đông đế quốc La Mã. Hafid của thành 104 Damascus được tôn vinh trong những bài hát, bài thơ như một ví dụ sáng ngời về khả năng thành đạt của một con người bất kể các chướng ngại hay thương tật.

Lúc này người đã tạo nên một tài sản to lớn và từng gom góp hàng triệu triệu đồng vàng, người bán hàng vĩ đại nhất thế giới, sống hầu như cô độc trong thời kỳ xế bóng của mình.

Vẫn như mọi ngày từ nhiều năm nay, Hafid vừa thức giấc, chầm chậm đi từ phía sau ngôi nhà của mình băng qua khu vườn rộng lớn của tòa lâu đài. Ông Hafid chừng như nghe thấy ngoài xa, một con gà trống đơn độc đang gáy lên đón chào tia nắng buổi đầu ngày đến từ phương đông, từ bên kia sa mạc.

Hafid dừng lại bên hồ nước bát giác với đáy bọc bằng đồng, ngồi nghỉ lấy lại hơi trên chiếc băng đá dài. Ông chậm chạp xiết lại dây lưng da, rồi đứng lên tiếp tục bước nặng nề cho đến khi đến cuối khu vườn. Ông ta đứng lại trước một ngôi mộ lớn xây bằng đá trắng đơn giản, không trang trí.

“Chào em, Lisha yêu dấu.” Ông nói nhỏ, tay ve vuốt tấm mộ bia. Ông buồn bã nhìn vào nơi lưu giữ di thể của người đàn bà yêu dấu, người đã từng chia sẻ tình yêu và cuộc đời với ông, cả những thử thách và vinh quang.

Hafid cảm được sức nặng của bàn tay đang ở trên vai ông và nghe giọng nói khàn khàn của người quản lý lâu năm và bạn đồng hành trung tín, Erasmus, ngay từ trước cả khi nghe thấy tiếng người quản lý trung thành của mình.

“Tha lỗi cho tôi. Thưa ông chủ.”

“Chào buổi sáng, ông bạn già.”

Erasmus mỉm cười chỉ vào mặt trời, lúc này đang ở ngay trên đầu họ: “Buổi sáng đã qua lâu rồi ông chủ. Chào buổi chiều.”

Hafid thở dài lắc đầu: “Lại một lầm lẫn nữa của tuổi già. Một người không ngủ trong đêm, trở dậy trước bình minh và rồi ngủ suốt cả ngày. Thật là vô lý.”

Erasmus khoanh tay gật đầu, chờ nghe tiếp bài nói về sự buồn chán của tuổi già. Nhưng sáng hôm nay thì khác, Hafid nhổm dậy, bước những bước dài về phía ngôi mộ, đưa tay lên chạm vào nó. Sau đó ông quay lại với Erasmus nói mạnh mẽ:

“Ta đã trở thành một kẻ ta thán cho số phận con người. Hãy nói thật thẳng thắn với ta, Erasmus. Bao lâu rồi ta đã trở thành như vậy, kể từ khi ta trở thành vị kỷ, khó chịu và luôn ta thán?”

Erasmus mở to mắt:

“Ông đã thay đổi bắt đầu từ khi ông mất bà Lisha và quyết định xoá bỏ các nhà buôn của mình. Đã 14 năm rồi, kể từ ngày ông quyết định quay lưng lại với thế giới.”

Mắt Hafid đẫm ướt: “Người anh em, người đồng hành của ta, làm sao ông có thể chịu đựng được những lối xử sự tệ hại đó từ bao lâu nay?”

Người quản lý già nhìn xuống tay mình: “Chúng ta đã ở bên nhau hơn bốn mươi năm qua và tình yêu của ông đối với tôi cũng như tình yêu của tôi dành cho ông là vô điều kiện. Tôi đã phục vụ ông trong những lúc vinh quang với thành công và hạnh phúc, và tôi cũng phục vụ ông lúc này, tự nguyện, mặc dù tôi cũng chán nản vô cùng với cái chết ngay trong khi đang sống này của ông. Ông không thể mang bà Lisha trở về với đời sống được, bởi vậy ông đã cố gắng một cách ngoan cố để nghĩ rằng ông sẽ được gặp lại bà trong ngôi mộ này. Hãy nhớ lại khi ông dạy tôi, từ nhiều năm trước, cách làm sống lại một bụi hồng dại và cách trồng nó vào đây cạnh những cây hồng trắng này một khi ông qua đời…”

“Aaà…,” Hafid đáp, “và ta cũng không quên lời hứa là toà lâu đài và tất cả chỗ này sẽ là của ông sau cái chết của ta như là một chút bồi đắp cho bao nhiêu năm trung thành và thân hữu của ông, cũng như cho những khó nhọc mà ông đã phải gánh chịu với ta kể từ ngày Lisha rời bỏ ta mà ra đi.”

Hafid với tay ngắt lấy một bông hoa trắng nhỏ, đem lại đặt vào tay Erasmus: “Tự thán là một căn bệnh khủng khiếp nhất, Erasmus ạ, và ta đã nhiễm phải nó quá lâu. Ta đã điên khùng quay mặt đi với thế giới bởi nỗi đau quá lớn của ta và tự biến mình thành cỏ dại bên cạnh nấm mồ này, nơi mà chúng ta đang sống. Đủ rồi! đã đến lúc phải đổi thay!”

“Nhưng đó không hề là những năm tháng hoài phí, thưa ông. Lòng bác ái của ông đối với những người cùng khổ ở Damascus…”

Hafid ngắt lời: “Tiền bạc ư? Có phải sự hy sinh đó là của ta? Mọi người giàu có đều cố gắng xoa dịu tinh thần khốn khổ của họ bằng quà tặng và tiền bạc cho những người nghèo khổ. Phần đóng góp của người giàu cũng chỉ bằng với phần bỏ ra của người nghèo và họ muốn chắc rằng thiên hạ tin vào sự rộng lượng của họ, mà cái họ bỏ ra đó cũng chỉ là một nắm những đồng xu. Không, ông bạn ơi, đừng tán thưởng lòng bác ái của tôi, thay vì vậy hãy chỉ trích vì tôi đã ích kỷ không muốn chia sẻ nhiều hơn…”

“Nhưng dù sao…” Erasmus chống chế, “ông đã hoàn thành được nhiều việc tốt, thưa ông. Không phải ông đã có một thư viện với nhiều tác phẩm lớn của thế giới và đã bỏ ra nhiều thời gian để học tập những tư tưởng và nguyên tắc trong đó?”

Hafid gật đầu: “Phải, ta đã cố gắng ngày đêm để học hỏi, điều mà ta không có được khi còn trẻ. Và điều này đã mở ra cho ta một thế giới tuyệt vời, cũng như cho ta biết rằng ta chẳng có được bao nhiêu thời gian để mà theo đuổi vàng bạc và thành công. Điều này vẫn chỉ là để cho ta mà thôi. Vẫn vậy, ta đã kéo dài nỗi đau của ta quá mức, quá dài. Thế giới này đã cho ta mọi thứ mà một con người có thể mơ ước. Đã đến lúc ta phải trả món nợ này, ta sẽ làm tất cả những gì có thể để tạo thành một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người khác quanh ta. Ta vẫn chưa sẵn sàng để biến vào với nơi yên nghỉ cuối cùng của ta, và loại hồng dại mà ta yêu cầu ngươi trồng ở đây, bên những cây hồng trắng của Lisha sau khi ta chết sẽ còn phải chờ đợi.”

Nước mắt vui sướng tràn ra trong mắt, trên môi má nhăn nheo của Erasmus, trong khi Hafid tiếp tục: “Livy viết cuốn lịch sử thành La Mã ở tuổi 75, Tiberius vẫn cai trị đế quốc khi gần 80. So với họ ta chỉ là một đứa trẻ… một đứa trẻ khoẻ mạnh ở tuổi 60

! Phổi của ta sạch, cơ bắp của ta còn chắc chắn, mắt ta nhìn còn tốt, trái tim ta còn khoẻ và trí não ta còn khôn ngoan như ở tuổi 20. Ta tin là ta đã sẵn sàng cho một cuộc sống thứ hai!”

“Điều này cứ như là một phép lạ!” Erasmus kêu lên, mắt ngước nhìn lên trời cao. “Sau bao nhiêu năm lo buồn, đau khổ trong im lặng vì tình trạng của ông, những lời cầu nguyện của tôi cuối cùng cũng được đáp lời. Hãy nói cho tôi biết, thưa ông, điều gì đã tạo ra sự hồi sinh bất ngờ này của một người từng được yêu mến và kính trọng ở khắp nơi.”

Hafid mỉm cười, mắt nhìn lên trời cao, ông lẩm bẩm để trả lời cho Erasmus nhưng cũng như để tự nói với mình:

“TÌNH YÊU.”

– HẾT –

Ở ngoại vi thành Damascus, trong tòa lâu đài lớn bằng đá xanh mài bóng được bao bọc bởi những cây cọ lớn, có một người hết sức đặc biệt sống ở đó –ông Hafid, lúc này ông đã nghỉ hưu. Vương quốc thương mãi của ông một thời được xem như là không biên giới, trải rộng qua nhiều vùng đất, từ Parthia tới La Mã rồi đến Anh quốc và ông được tôn vinh ở mọi nơi như một người bán hàng vĩ đại nhất thế giới.

Vào lúc mà ông quyết định xa lìa khỏi thế giới buôn bán sau 26 năm lớn mạnh và lợi nhuận. Câu chuyện ấn tượng về ông Hafid từ một cậu bé chăn lạc đà trở thành một người đầy quyền lực và giàu có nhất thế giới đã ảnh hưởng đến khắp cả thế giới.

Trong thời kỳ hỗn độn và đầy biến động đó, trong khi hầu hết thế giới đều quỳ mọp dưới gót chân Ceasar và đoàn kỵ binh hung hãn của vị hoàng đế này, danh tiếng của Hafid vẫn đưa ông lên vị trí của một huyền thoại sống. Đặc biệt trong những người cùng khổ và thấp kém của Palestine, một vùng biên ở phía Đông đế quốc La Mã. Hafid của thành 104 Damascus được tôn vinh trong những bài hát, bài thơ như một ví dụ sáng ngời về khả năng thành đạt của một con người bất kể các chướng ngại hay thương tật.

Lúc này người đã tạo nên một tài sản to lớn và từng gom góp hàng triệu triệu đồng vàng, người bán hàng vĩ đại nhất thế giới, sống hầu như cô độc trong thời kỳ xế bóng của mình.

Vẫn như mọi ngày từ nhiều năm nay, Hafid vừa thức giấc, chầm chậm đi từ phía sau ngôi nhà của mình băng qua khu vườn rộng lớn của tòa lâu đài. Ông Hafid chừng như nghe thấy ngoài xa, một con gà trống đơn độc đang gáy lên đón chào tia nắng buổi đầu ngày đến từ phương đông, từ bên kia sa mạc.

Hafid dừng lại bên hồ nước bát giác với đáy bọc bằng đồng, ngồi nghỉ lấy lại hơi trên chiếc băng đá dài. Ông chậm chạp xiết lại dây lưng da, rồi đứng lên tiếp tục bước nặng nề cho đến khi đến cuối khu vườn. Ông ta đứng lại trước một ngôi mộ lớn xây bằng đá trắng đơn giản, không trang trí.

“Chào em, Lisha yêu dấu.” Ông nói nhỏ, tay ve vuốt tấm mộ bia. Ông buồn bã nhìn vào nơi lưu giữ di thể của người đàn bà yêu dấu, người đã từng chia sẻ tình yêu và cuộc đời với ông, cả những thử thách và vinh quang.

Hafid cảm được sức nặng của bàn tay đang ở trên vai ông và nghe giọng nói khàn khàn của người quản lý lâu năm và bạn đồng hành trung tín, Erasmus, ngay từ trước cả khi nghe thấy tiếng người quản lý trung thành của mình.

“Tha lỗi cho tôi. Thưa ông chủ.”

“Chào buổi sáng, ông bạn già.”

Erasmus mỉm cười chỉ vào mặt trời, lúc này đang ở ngay trên đầu họ: “Buổi sáng đã qua lâu rồi ông chủ. Chào buổi chiều.”

Hafid thở dài lắc đầu: “Lại một lầm lẫn nữa của tuổi già. Một người không ngủ trong đêm, trở dậy trước bình minh và rồi ngủ suốt cả ngày. Thật là vô lý.”

Erasmus khoanh tay gật đầu, chờ nghe tiếp bài nói về sự buồn chán của tuổi già. Nhưng sáng hôm nay thì khác, Hafid nhổm dậy, bước những bước dài về phía ngôi mộ, đưa tay lên chạm vào nó. Sau đó ông quay lại với Erasmus nói mạnh mẽ:

“Ta đã trở thành một kẻ ta thán cho số phận con người. Hãy nói thật thẳng thắn với ta, Erasmus. Bao lâu rồi ta đã trở thành như vậy, kể từ khi ta trở thành vị kỷ, khó chịu và luôn ta thán?”

Erasmus mở to mắt:

“Ông đã thay đổi bắt đầu từ khi ông mất bà Lisha và quyết định xoá bỏ các nhà buôn của mình. Đã 14 năm rồi, kể từ ngày ông quyết định quay lưng lại với thế giới.”

Mắt Hafid đẫm ướt: “Người anh em, người đồng hành của ta, làm sao ông có thể chịu đựng được những lối xử sự tệ hại đó từ bao lâu nay?”

Người quản lý già nhìn xuống tay mình: “Chúng ta đã ở bên nhau hơn bốn mươi năm qua và tình yêu của ông đối với tôi cũng như tình yêu của tôi dành cho ông là vô điều kiện. Tôi đã phục vụ ông trong những lúc vinh quang với thành công và hạnh phúc, và tôi cũng phục vụ ông lúc này, tự nguyện, mặc dù tôi cũng chán nản vô cùng với cái chết ngay trong khi đang sống này của ông. Ông không thể mang bà Lisha trở về với đời sống được, bởi vậy ông đã cố gắng một cách ngoan cố để nghĩ rằng ông sẽ được gặp lại bà trong ngôi mộ này. Hãy nhớ lại khi ông dạy tôi, từ nhiều năm trước, cách làm sống lại một bụi hồng dại và cách trồng nó vào đây cạnh những cây hồng trắng này một khi ông qua đời…”

“Aaà…,” Hafid đáp, “và ta cũng không quên lời hứa là toà lâu đài và tất cả chỗ này sẽ là của ông sau cái chết của ta như là một chút bồi đắp cho bao nhiêu năm trung thành và thân hữu của ông, cũng như cho những khó nhọc mà ông đã phải gánh chịu với ta kể từ ngày Lisha rời bỏ ta mà ra đi.”

Hafid với tay ngắt lấy một bông hoa trắng nhỏ, đem lại đặt vào tay Erasmus: “Tự thán là một căn bệnh khủng khiếp nhất, Erasmus ạ, và ta đã nhiễm phải nó quá lâu. Ta đã điên khùng quay mặt đi với thế giới bởi nỗi đau quá lớn của ta và tự biến mình thành cỏ dại bên cạnh nấm mồ này, nơi mà chúng ta đang sống. Đủ rồi! đã đến lúc phải đổi thay!”

“Nhưng đó không hề là những năm tháng hoài phí, thưa ông. Lòng bác ái của ông đối với những người cùng khổ ở Damascus…”

Hafid ngắt lời: “Tiền bạc ư? Có phải sự hy sinh đó là của ta? Mọi người giàu có đều cố gắng xoa dịu tinh thần khốn khổ của họ bằng quà tặng và tiền bạc cho những người nghèo khổ. Phần đóng góp của người giàu cũng chỉ bằng với phần bỏ ra của người nghèo và họ muốn chắc rằng thiên hạ tin vào sự rộng lượng của họ, mà cái họ bỏ ra đó cũng chỉ là một nắm những đồng xu. Không, ông bạn ơi, đừng tán thưởng lòng bác ái của tôi, thay vì vậy hãy chỉ trích vì tôi đã ích kỷ không muốn chia sẻ nhiều hơn…”

“Nhưng dù sao…” Erasmus chống chế, “ông đã hoàn thành được nhiều việc tốt, thưa ông. Không phải ông đã có một thư viện với nhiều tác phẩm lớn của thế giới và đã bỏ ra nhiều thời gian để học tập những tư tưởng và nguyên tắc trong đó?”

Hafid gật đầu: “Phải, ta đã cố gắng ngày đêm để học hỏi, điều mà ta không có được khi còn trẻ. Và điều này đã mở ra cho ta một thế giới tuyệt vời, cũng như cho ta biết rằng ta chẳng có được bao nhiêu thời gian để mà theo đuổi vàng bạc và thành công. Điều này vẫn chỉ là để cho ta mà thôi. Vẫn vậy, ta đã kéo dài nỗi đau của ta quá mức, quá dài. Thế giới này đã cho ta mọi thứ mà một con người có thể mơ ước. Đã đến lúc ta phải trả món nợ này, ta sẽ làm tất cả những gì có thể để tạo thành một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người khác quanh ta. Ta vẫn chưa sẵn sàng để biến vào với nơi yên nghỉ cuối cùng của ta, và loại hồng dại mà ta yêu cầu ngươi trồng ở đây, bên những cây hồng trắng của Lisha sau khi ta chết sẽ còn phải chờ đợi.”

Nước mắt vui sướng tràn ra trong mắt, trên môi má nhăn nheo của Erasmus, trong khi Hafid tiếp tục: “Livy viết cuốn lịch sử thành La Mã ở tuổi 75, Tiberius vẫn cai trị đế quốc khi gần 80. So với họ ta chỉ là một đứa trẻ… một đứa trẻ khoẻ mạnh ở tuổi 60

! Phổi của ta sạch, cơ bắp của ta còn chắc chắn, mắt ta nhìn còn tốt, trái tim ta còn khoẻ và trí não ta còn khôn ngoan như ở tuổi 20. Ta tin là ta đã sẵn sàng cho một cuộc sống thứ hai!”

“Điều này cứ như là một phép lạ!” Erasmus kêu lên, mắt ngước nhìn lên trời cao. “Sau bao nhiêu năm lo buồn, đau khổ trong im lặng vì tình trạng của ông, những lời cầu nguyện của tôi cuối cùng cũng được đáp lời. Hãy nói cho tôi biết, thưa ông, điều gì đã tạo ra sự hồi sinh bất ngờ này của một người từng được yêu mến và kính trọng ở khắp nơi.”

Hafid mỉm cười, mắt nhìn lên trời cao, ông lẩm bẩm để trả lời cho Erasmus nhưng cũng như để tự nói với mình:

“TÌNH YÊU.”

– HẾT –

Bình luận