Hồi Kết – Túi Từ Bi Rộng Lớn, Sắc Quỷ Gian Hùng Đều Thu Lại
Lại nói về Cô phong trưởng lão, từ khi không thu phục được Bán dạ sinh, cũng tự trách, nói:
“Vì đạo hạnh ta không cao, tài thuyết giảng không sâu, nên không khống chế được con quỷ dâm dục lảng vảng trước mặt, lại để nó đi gây họa chốn khuê môn, đó không phải là cái lỗi của bản thân ta, mà là cái tội của lão hòa thượng. Ðã không thu phục được ma quỷ, thì cái bi da treo ngoài cổng có ích gì?”
Trên ngọn cây tùng, lão trượng cho vót một miếng ván nhỏ, trên có ghi mấy dòng tiểu tự:
Ngày nào Bán dạ sinh chưa đến, thì ngày đó vẫn để nguyên bị da.
Ngày nào bị da không rách, thì ngày đó trưởng lão hòa thượng không chết.
Chỉ mong sớm dẹp bị da, để khỏi cứ phải ngồi trên nhục bồ đoàn.
Cũng lạ là cái bị kia treo trên ngọn cây tùng từ ngày Bán dạ sinh ra đi đến nay đã ba năm, nghĩa là dầm sương giãi nắng đẵ một ngàn mấy trăm ngày, không những không rách mà cũng không hư hao chút nào, như đợi đến khi túm được cổ kẻ dâm dục kia mới thôi.
Bán dạ sinh trở lại núi cũ tìm hòa thượng, nhìn thấy túi da còn treo, biết là hòa thượng còn chờ mình, Sinh ứa nước mắt bước vào chính điện, rạp mình xuống mà lạy, lạy rồi quay ra cửa, leo lên cây, tháo túi da đem xuống.
Trở vào trong, thì hòa thượng còn đang xếp bằng tham thiền. Bèn ạp đầu hướng về hoà thượng đảnh lễ, lạy đủ trăm lần, xong rồi ngồi im mà đợi. cho đến ba khắc sau hòa thượng mới xuắt thiền, ra dấu bảo Sinh lại gần.
Sinh thưa:
“Nay con đã trở về. Nếm đủ mùi đời lòng mới biết hối. xin hòa thượng dung nạp cho.”
Cô phong hòa thượng bảo:
“Ta rất sẳn lòng, chỉ ngại con bất quyết đó thôi. Chốn bụi hồng còn làm lư luyến tâm con không? Cái túi da mưa nắng mà trơ trơ, lòng con có được bền vững như thế về sau không?”
Bán dạ sinh thưa:
“Kính xin sư phụ nhận lời cho con quy y, lòng con nay đã quyết.”
Sinh được cạo đầu, lấy tên Ngu sa, ý nói hạt cát ngu si trong đời, tự răn mình đã khoe mẽ kiến văn lúc trước, một lòng học đạo.
Lúc mới tu tập, huyết khí phương cường, không xua hết dục vọng quá khứ, thỉnh thoảng trở lại những lúc nằm ngồi một mình, phải nghiến răng chịu đựng, dằn nén lửa dục chưa tàn.
Có khi trong mộng, vẫn thấy đủ sáu giai nhân cùng hiện đến, cười cợt vẫy gọi, như rủ gọi Sinh trở về với thú nguyệt hoa. Các nàng nõn nà da thịt nằm ngổn ngang trên bồ đoàn, trong cơn mơ xuất hiện, tươi cười lôi kéo. Ngu sa chợt hoảng hốt tỉnh giấc, tự thống trách mình sao còn vướng víu của nợ trong thân, trời chưa sáng đã thắp đèn vào nhà sau, lấy dao nghiến răng chặt đứt cái của tự coi là bửu bối bấy lâu. Cũng may máu chảy chan hòa mà cơn đau, lạ thay, không hành hạ cho chết đi sống lại.
Ngày qua tháng lại, tiếng tăm lão hòa thượng là bậc chân tu, nhiều người cầu đạo tìm đến bái yết, sư thu thập được khoảng hai mươi đệ tử. Một hôm, sư họp chúng, cùng làm buổi sám hối. Ngu sa được dự chỗ thấp nhất, vì thời gian tu tập chưa là bao, ngồi nghe các lời thú tội, thấy rõ ai ai không ít thì nhiều cũng vì tham sân si mà phạm tội cả. Ðền phiên một tu sinh trunh niên, thú rằng đã quyến rũ vợ người, còn đem luôn cả con hầu bán cho nhà chứa để trả thù riêng, xin được minh hối. Ngu sa nghe chuyện xúc động, lên tiếng hỏi chi tiết tên xứ tên người, hóa ra đây đúng là người rù quyến rồi đem bán vợ mình, mà mình cũng từng gian dâm vợ người này hồi xưa. Quả đây chính là Quyền lão thực. Bèn cùng ăn năn tội mình.
Ngu sa tiểu tăng mới tỏ ý lo ngại cho số mạng mấy đứa con do nghiệp chướng mình tạo ra, sợ chúng tạo ngiệt về sau, một hôm chảy nước mắt mà xin thầy cho về quê giết chúng, cũng là giải thoát cho chúng.
Hòa thượng chắp tay, niệm A di đà phật, mà bảo Sinh chớ có sai lầm:
“Vòng luân hồi không ngừng nghỉ. Nay con xuất gia sao dám nghĩ đến chuyện giết người? Oan ai người ấy trả, nghiệp ai người ấy chịu. Các con của con khi nào hết nợ, sẽ có số phần riêng của chúng.”
Nga sa sợ hãi mà tỉnh ngộ. Bỗng thời gian sau, khoảng nửa năm, một khách lạ vạm vỡ tới viếng chùa, vào lễ nơi chíng điện, Ngu sa nhìn kỹ, không ai khác hơn là Tái côn lôn. Hai anh em nắm tay nhau mà nghẹn ngào.
Tái côn lôn lên trình hòa thượng rằng:
“Tội con rất nhiều, toàn là trộm đạo. Xin cửa từ bi rộng mở, cho con được kính lễ bậc cao tăng.” Nói rồi bèn đảnh lễ.
Xong xuôi quay sang Nga sa mà thuật chuyện nhà:
“Hai con gái của tiểu đệ mới đột ngột qua đòi. Ðang khỏe mạnh bỗng một đêm cùng lăn ra chết một lượt. Hai người vú đêm trước còn nghe trêm không có tiếng gọi chúng rằng: “Nghiệt chướng trả xong, các con đi thôi”. Thế là chúng chết.
Còn Diễm phương thì theo trai, ca ca phải lùng kiếm khắp nơi, mãi rồi mới biết họ xây tổ uyên ương nơi một bìa rừng hoang vắng”
Nga Sa hỏi:
“Ðại ca sao biết được tận chỗ xa xôi như thế?”
Tái côn lôn đáp:
“Bởi vì đại ca nghe đồn vùng ấy có sư hổ mang mới hóa thàng cướp cạn lẫy lừng, nên tìm cho được để so tài. Trộm ggặp cớp mới xứng tài phỉ sức. Quả thật bên trong sào huyệt rất tiện nghi, chiếu rèm phong lưu, không thua nhà quyền quý. Nửa đêm lắng nghe thì ra đôi trai gái trên giường đang tâm sự. Khi người đàn bà kể chuyện đời mình, có nhắc cả tên em, cả tên Quyền lão thực, quả thật thị đích thị Diễm phương. Thị oán hờn hai hồng cũ của thị không đễ đâu cho hết. Ca ca nghe vậy, lửa giận phừng phừng, tuốt gươm chém chết luôn hai đứa, lại lấy được hai ngàn lượng bạc, nổi lửa đốt sạch cả động”
Nói rồi quay sang lão hòa thượng hỏi:
“Xin dám trình hòa thượng, con làm vậy có phải hay không? Còn số tiền phi nghĩa ấy, con lấy có đúng không?”
Sư trả lời:
“Hai người ấy tuy tội đáng chết, nhưng con không nên ra tay giết họ. Còn số tiền lẽ ra cũng không được lấy đi. Nhưng nghiệt chướng này sợ rằng chỉ tạo nặng thêm nghiệt chướng kia mà thôi, lưới trời thưa mà khó lọt. con nghĩ có phải chăng?” Nói rồi hòa thượng đem thuyết luân hồi ra giảng.
Vốn là người khí phách ngang tàng, khó ai thuyết phục, những lời từ bi của vị cao tăng, lạ thay cảm hóa được Tái côn lôn. Thế là ba oan nghiệt tu cùng một nơi, đêm ngày theo đạo, dứt hẳn chuyện đời.
Sau khi xuất gia vào cửa thiền, ba mươi năm sau, một đại đạo cũng chứng quả.