Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Những người thích đùa

Thanh Tra Sắp Đến

Tác giả: Azit Nesin

Sở chúng tôi có 29 thầy phán và gần 20 loong toong. Chắc hẳn các bạn có nghe nói về hưu trí được hưởng nguyên lương. Tất cả mọi người chúng tôi đều ra sức thực hiện câu châm ngôn đó. Không, chúng tôi không có ai bỏ việc và trong giờ chính quyền mỗi người đàng hoàng một ghế… Có điều, thế có gọi là là làm việc hay không thì chưa biết? Làm lụng quái gì! Tôi ở Sở này được 9 năm mà không nhớ là có làm được việc gì hữu hiệu hay không. Xem chứng thượng cấp cũng quên chúng tôi. Có chúng tôi hay không có chúng tôi điều ấy thượng quan không cần biết. Ðúng ra, cũng có một dạo Sở tôi làm việc. Một vị “tai to mặt nhớn” có đến nhưng rồi biến ngay. Từ đó không hiểu sao chúng tôi bị trên cũng quên mà dưới cũng chẳng nhớ. Tất nhiên, đúng lề đúng thói, thỉnh thoảng cũng thấy dội từ trên xuống mấy cái thông tri, vài cái trát đòi. Nhưng đến một hôm có trát đòi mà không có phục tín. Quan đốc Sở tôi, một người có đầu óc rất mực thực tế, đã không thèm nhìn nhận đến trát đòi của quan trên nữa. Còn quan trên thì cũng chẳng muốn quản ngại đến chúng tôi làm gì. Sở tôi muốn sao thì sao, các vị phủi tay hết. Người ta quên chúng tôi, tựa hồ chúng tôi không có mặt trên đời. Nhưng giải tán Sở này thì không ai nói đến nửa lời. Mà thực ra, làm sao giải tán được một công sở quốc gia to tát như thế chỉ vì nó không đáp ứng mấy cái trát đòi của quan trên?…

Cuộc đời quan phán từng ấy năm dài đã mở mắt cho tôi nhìn ra được một chân lý. Tôi hiểu rằng ai làm nhiều, kẻ ấy bị tống thêm việc. Hy vọng làm cho chóng xong, tên viên chức khốn khổ kia ra sức mà cố gắng, nhưng liền ngay đó hắn bị giao thêm việc mới. Ngược lại, càng lười, càng thờ ơ, người ta càng ít muốn giao việc. “Thằng ấy đù đờ, bất tài lắm”. Còn anh nào cố gắng thì tất nhiên người ta cũng càng cố gắng giao thêm nhiều việc. Xoay xở hết việc này việc kia, thế nào chẳng có sai sót. Thế là anh chàng phát bực, tính tình sinh ra cáu bẳn… ở đời bao giờ chả thế: làm nhiều thì có sai sót và tất nhiên người ta càng dễ công kích. Con người không làm gì thì lỗi lầm không có. Tâm hồn anh ta bao giờ cũng được thanh thản.

Các công sở cũng thế mà thôi. Chẳng hạn có hai cơ quan: bệnh viện thú ý và sở hợp đồng thương mại. Sở này làm ăn tấp nập, ngược lại, bệnh viện thú ý chẳng làm gì hết.

Thế thì sao, cuối cùng sự nghiệp thú ý nước nhà cũng chẳng đình đốn chỉ vì cái bệnh viện ấy ăn không ngồi rồi. Các bạn hãy tin rằng hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có điều là những công việc dành cho bệnh viện thú ý sẽ chồng chất lên vai cái sở hợp đồng thương mại rất năng nổ và mẫn cán đó.

Có thể có người biết một công sở siêng năng nào đó đang phải làm những phần việc của chúng tôi chăng? Cũng có thể chẳng ai làm thay chúng tôi vì chẳng ai cần đến chúng tôi cả!

Cầu trời độ trì cho ngài quan đốc đã giúp cấp trên quên đi sự tồn tại của lũ chúng tôi.

-Thế được rồi, nhưng cấp trên vẫn không quên trả lương các anh đấy chứ?

-Khô… ô… ng! Việc đó chúng tôi giải quyết đến mức xuất sắc. Người ta không thể quên chúng tôi được. Giá chúng tôi cứ bỏ lỡ đi một hai tháng thì có lẽ người ta cũng quên thật. Nhưng tháng nào chúng tôi chả đi lĩnh lương. Kế toán thì lên sổ sách, chúng tôi thì ký tên. Một đại diện đến sở tài chính lĩnh tiền về chia. Nhân đây xin nói rằng ở Sở chúng tôi ký tên vào sổ đã được coi là công việc nặng nhọc nhất. Nếu không có cái khoản chức phận đó thì có thể cho rằng tiền lương ấy là tiền biếu không chúng tôi.

Các bạn có biết những ý nghĩ gì thường nảy ra trong đầu mỗi khi tôi nghĩ đến Sở tôi, nơi tôi đã làm việc 9 năm hay không? Tôi thường tự bảo, giá cấp trên không quên hẳn chúng tôi thì không hiểu công việc có nhích lên chút nào hay không? Hay một trường hợp khác. Các bạn thử nghĩ, liệu có gì thay đổi không, nếu cấp trên quên hẳn đi một vài sở nữa, như họ đã quên chúng tôi? Trật tự trên trái đất liệu có bị phá vỡ không? Hay mọi sự vẫn như xưa? Hay biết đâu công việc lại chạy hơn! Tôi rất khao khát biết những điều ấy.

Nhưng sự đời cái gì rồi cũng chấm dứt. Cuộc sống dông dài của chúng tôi kết thúc khi quan đốc tôi về hưu và có ngài Xápphét về thay. Tôi chỉ băn khoăn một điều: làm sao người ta biết được có cái ghế bỏ trống khi quan đốc tôi về hưu? Không những người ta biết mà còn cử được quan đốc khác đến ngồi cái ghế ấy! Thế mà trước đây tôi cứ tưởng rằng viễn cảnh cuối cùng của Sở tôi là lũ chúng tôi lần lượt xếp bút về hưu, không còn ai đến thay chỗ chúng tôi nữa. Rồi cùng với thầy phán nào về hưu cuối cùng, cả cái sở này sẽ nhắm mắt yên giấc vĩnh hằng.

Bây giờ thì hoá ra quan trên không quên hẳn chúng tôi, một khi còn cử được về một quan đốc mới! Ngài Xápphét lập tức hăng hái bắt tay vào việc. Việc đầu tiên là ngài khiển trách bác làm vườn, anh thường trực, cậu loong-toong và bác gác cổng.

Ðúng 9h sáng ngài đến sở. Hiển nhiên là chưa ai đến. Không một bóng người. Các bạn nghĩ xem, mới 9h sáng!… Có ai đi làm giờ này? Tất nhiên, đến cũng được, nhưng đến làm gì? Giá thử có việc gì đó thì tôi xin lấy mạng sống tôi ra mà thề… anh em chúng tôi có thể đến được từ 8h chứ chẳng phải 9h đâu.

Lại nói, ông ta đến lúc 9h, cửa còn khoá. Quan đốc phải đứng ngoài đợi. 10h bác gác cổng Maxta mới đến, bác ta đang định mở cổng thì quan đốc hỏi:

-Bác là ai?

Cần phải nói rằng Sở chúng tôi vẫn thường đảm bảo dân chủ tuyệt đối. Chẳng hạn, quan đốc cũng thế, nhân viên gác công cũng thế, ai cũng bình đẳng như ai. Vì vậy câu hỏi kia làm bác Muxta kinh ngạc. Vả lại, không kể những chuyện khác, đã nhiều năm nay trong Sở cũng như gần Sở, bác ta có gặp người lạ mặt bao giờ đâu. Vì thế, bác ta cũng hỏi lại đúng cái câu đó:

-Vậy bác là ai?

-Bác làm gì ở đây? – Quan đốc lên giọng.

-Việc gì chẳng được! Còn bác làm gì ở đây? – Bác gác cổng ngỡ là gần Sở mới có một thằng ma cà bông lạ mặt, hoặc có thể là một gã mật thám, nên suýt nữa tóm cổ quan đốc mới vào đồn. Cũng may quan đốc kịp đoán ra:

-Trước mặt nhà bác là quan đốc mới Sở này!

-Còn trước mặt ngài là người gác cổng Sở này với 14 năm nghiệp vụ thâm niệm. Xin chào! – bác Muxta đáp lại.

-Thế, ngoài bác ra ở đây không còn ai hay sao?

-Sao lại không, tất nhiên là có chứ!

Sau này hỏi bác Muxta, chúng tôi mới biết là ngài Xápphét còn hỏi thêm bác một câu:

-Bây giờ 9h mà cửa còn khoá. Nếu nhân viên đến sớm hơn thì làm sao vào được?

-Mỗi người họ có một chìa riêng. Ai đến sớm, người ấy tự mở. Ngài đừng lo, hôm nay tôi sẽ thửa riêng cho ngài một chìa.

Lúc tôi đến nơi, không khí toàn Sở im lặng như trong huyệt mộ.

-Xin chào các người anh em, có chuyện gì vậy? – tôi hỏi mọi người.

-Gay rồi. Người ta đặt lên đầu chúng ta một lão quan đốc tởm tợm.

Chúng tôi chưa kịp đôi hồi thì bác Muxta đã vào phòng bảo tôi:

-Quan đốc gọi anh.

Tôi lên phòng quan.

Trước mắt tôi là một người mặt dài ngoẵng. Ông ta ngồi chống cùi tay lên tấm kính mặt bàn.

-Tôi lấy làm hân hạnh được gặp ngài! – Tôi nói và đưa tay trước.

Quan lưỡng lự giây lát ra chiều suy nghĩ có nên đưa tay ra không, cuối cùng ngài bắt tay tôi.

-Công việc của ông là gì? – ngài hỏi.

-Tôi ấy ạ, bẩm ngài?

-Phải.

-Dạ, nhân viên văn phòng.

-“Nhân viên” là thế nào?

Câu hỏi ngốc ơi là ngốc!

-Dạ, tức là phán chức.

-Tôi hiểu rồi, thưa ông, nhưng ông là phán chức gì? Ông đảm lãnh công việc gì?

-Dạ, lạy trời, anh em chúng tôi không có sự phân biệt. Vậy nên…

-Hàng ngày ông đến Sở lúc mấy giờ?

-Tôi không dám nói chắc, nhưng bao giờ cũng trước bữa ăn trưa ạ.

-Thế các ông không phải đến lúc chín giờ à?

-Ðến làm gì ạ, thưa ngài? Ðến sớm thế tôi biết làm việc gì được?

-Nếu vậy ông cứ ngồi nhà. Ðừng bao giờ đến nữa.

-Bẩm ngài xá cho, có thể nào người ta từ sáng đến tối chịu được tiếng vợ con eo xèo! ít lâu nữa ngài sẽ phải thừa nhận rằng khó có thể ngồi nhà được từ sáng đến tối. Thế nào ngài cũng phải mò đến Sở làm việc.

Quan đốc không mời tôi ngồi, nhưng để ngài khỏi ngượng vì bất lịch sự, tôi bèn ngồi xuống ghế bành.

Rồi tôi rút bao thuốc bóc ra đưa mời.

Nhưng quan bảo:

-Ông về được rồi.

Lão ta tệ hại thật! Tôi đút thuốc vào túi, bước ra.

Lão Xápphét không cho chúng tôi yên. Ðầu tiên lão nghĩ ra (chết cha chúng tôi!) một kiểu điểm danh mới. Ai cũng phải đến đúng 9h sáng và không ai được về trước 5h chiều. Phút đầu và phút cuối phải ghi sổ.

Lão tính rằng bằng cách đó lão sẽ phát hiện được ai đi làm, ai đi chơi, ai đi đúng giờ, ai đến muộn. Nhưng sổ ấy của lão Xápphét không đạt yêu cầu: chẳng ai buồn ghi vào cả.

-Quét mạng nhện đi!

-Lau cửa kính đi! – thỉnh thoảng lại thấy vang lên những tiếng quát lợm giọng của quan đốc. Ai quát nấy nghe. Chẳng ai để tai đến cả.

-Ghi phiếu công vụ đi!

-Phiếu công vụ là gì ạ?

-Tất cả nhân viên đều phải làm lý lịch và nộp cho tôi!

Lý lịch? Bố ai biết được đã bao nhiêu lâu rồi tôi chẳng làm một thứ lý lịch nào cả. Bụi trong tủ đầy đến đốt ngón tay.

Mỗi ngày lão nghĩ ra một trò làm khổ chúng tôi.

-Chúng ta sẽ lập một sổ đăng ký công văn!… Chúng ta sẽ lập một sổ kiểm tra hành chính.

-Lạy trời, sổ đăng ký là cái quái gì? Chúng ta làm gì có công văn. Có gì mà đăng với ký?

Ngày nào lão cũng có một tối kiến gì đó. Mặc xác lão! Chẳng ai để ý! Lão làm việc lão, chúng tôi làm việc chúng tôi. Một bữa, các bạn đồng sự yêu cầu tôi:

-Cậu đi giải thích cho cái lão ấy biết nội tình của chúng ta chứ.

Tôi đi luôn.

-Thưa ngài – tôi nói – Ngài thật hoài công làm khổ chúng tôi. Sở này có như các Sở khác đâu. ở đây không có việc làm! Ngài bày việc ra làm gì!

-Các ông có ăn lương không đấy? – lão hỏi.

-Có chứ ạ – tôi đáp.

-Vì sao các ông hưởng lương?

-Thưa ngài, chúng tôi phụng sự quốc gia thì tất phải được tiền chứ ạ. Chẳng lẽ mang tiếng là nhân viên nhà nước mà lại không lương à?

-Nếu vậy các ông phải làm việc!

-Chẳng lẽ có việc mà chúng tôi không làm hay sao? Cái Sở này đã bị quên rồi, thậm chí chẳng còn ai biết đến nó nữa.

Quan đốc giận tím mặt. Ngài vung tay, gầm lên:

-Việc nước phải cho ra việc nước. Tôi bắt các ông phải phục tùng tôi!

Ông ấy cứ bắt đi mà xem! Có điều ông ấy phải lo thân trước đã.

-Tôi sẽ phê vào lý lịch của ông…

Ông cứ phê đi mà xem!…

-Tôi sẽ bẩm lên thượng cấp!

Ông cứ bẩm đi! Sợ gì?

Ông ấy có làm gì cũng chẳng ăn thua. Không sao xoay nổi chúng tôi. Mạng nhện trên trần không quét được, bụi trong tủ không lau được. Vẫn như xưa, chẳng ai nhớ phải đi làm mấy giờ, tan sở mấy giờ, sổ kiểm danh cũng chẳng ai ghi. Rồi đến ưức chúng tôi phải gửi giấy lên quan đốc:

“Ông cứ kệ thây chúng tôi. Ông cứ ngồi đâu ngồi đấy. Nếu ông không nhượng, chúng tôi sẽ đồng tình làm đơn khiếu ông.”

-Các ông muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không bao giờ thò mũi vào việc các ông nữa! – cuối cùng ngài Xápphét khoát tay nói.

Chúng tôi lại trở lại cuộc đời xưa. Có quan đốc hay không, không ai cần biết. Thực ra, ngày nào ông cũng vẫn đến Sở đúng 9h sáng và ra về đúng 5h chiều. Cái lão khốn khổ ấy cứ ngồi từ sáng đến chiều thu lu trong văn phòng của mình. Lão làm gì chúng tôi không ai hay biết!

Một hôm người đưa thư mang đến Sở một bì công văn màu vàng. Ala! Lạy thánh Ala! ở đâu thế này? Chúng tôi bối rối không biết làm gì. Mọi người xúm lại bảo nhau: “Anh bóc ra xem!” Nhưng không ai dám bóc cả.

Ông Mucxin bảo bác Huyxammettin:

-Nào, bác bóc ra đi!

Bác Huyxammettin hoảng sợ, kêu lên:

-Sao ông không làm mà lại xúi tôi?

-Trời ơi, nhưng bác là phần văn thư kia mà!

-Sao ông biết?

Ðể khỏi cãi nhau, tôi cầm lấy phong bì, bảo:

-Chúng ta bóc làm gì? Chỉ tổ mang thêm trách nhiệm. Cứ để cho quan đốc bóc lấy.

Chúng tôi kéo nhau đến, tôi đi trước, anh em đi sau.

-Thưa quan đốc – tôi nói – ngài có thư ạ.

Quan đốc dùgn dao cắt giấy mở phong bì ngay trước mắt chúng tôi. Cái gì bên trong thế nhỉ? Quỉ thật! Mọi người chúng tôi đều hồi hộp chờ đợi một con thỏ nhảy chồm ra hay một con bồ câu bay vụt lên. Và lao quan nào là người nghĩ ra cái trò gửi công văn về Sở chúng tôi thế nhỉ? Cuối cùng, quan đốc lôi được trong phong bì ra một tờ công văn, liếc mắt rồi đọc:

-Sở chúng ta xếp vào khu thanh tra thứ ba. Trong tháng 4 sẽ có kiểm tra công việc.

-Trời ơi – ông Mucxim kêu lên.

-Kiểm tra? Thanh tra sắp đến? – bác Huyxammettin không tin lỗ tai mình, lắp bắp – Cơ khổ!

-Chẳng lẽ tháng 4 đã về?

-Làm sao bây giờ, các người anh em?

Chỉ riêng quan đốc còn giữ được vẻ bình thản:

-Thanh tra chứ có phải thánh Ala đâu. Hắn chẳng làm gì chúng ta được.

-Trời ơi, ngài Xápphét, ngài nói gì vậy. Hay là trong đời ngài chưa thấy thanh tra lần nào? Ngày xưa đã có lần thanh tra đến đây…

-Thì lão ấy cũng không phải là Thần chết… Sao, lão ấy cắt cổ chúng ta à?

-Chao ôi, nếu thế thì đã phúc tổ… đằng này lão ấy hành hạ còn chán. Lão ấy sẽ đuổi cổ chúng ta đi xa, sẽ ném chúng ta đi mỗi người một xứ như xua chim non vậy.

-Tôi đã sắp đến kỳ tăng lương. Nếu phải đi tỉnh khác thì hỏng bét cả.

-Tôi cũng vậy. Thằng cháu trai đang học trung học, còn cháu gái đại học!

-Cái bọn thanh tra có bao giờ chịu hiểu hoàn cảnh người khác, chúng chỉ biết thải người cho gọn tay!

Nhưng còn quan đốc thì sao? Tựa hồ lão ta chả can hệ gì.

-Thanh tra thì mặc thanh tra! Họ chẳng làm gì được đâu. Nghĩ đến làm gì…

Không, các bạn thử nhìn mặt thanh tra mà xem. Mỗi người chúng tôi đều còn nhớ những chuyện ngày xưa rắc rối vì cái lũ thanh tra ấy.

-Ngày xưa có một lão thanh tra đến Sở mình. Các bạn nhớ lại mà xem, lão đuổi thẳng cánh ngay một thầy phán, cầu trời cho thầy Xulâyman ấy được mạnh giỏi chỉ vì thầy ấy có pha cà phê trong giờ làm việc.

-Bọn thanh tra ấy có biết thương ai bao giờ. Có một lần chúng đến chỗ bọn mình…

Nhưng lão quan đốc vẫn cứ bình chân như vại. Làm sao bây giờ? Chúng tôi đành xắn tay lên làm vệ sinh. Ala, lạy thánh Ala, bẩn ơi là bẩn. Rác rưởi chở đi hết xe này đến xe khác. Bụi bậm lưu cữu trong tủ thành một lớp dày đến nỗi người đến kẻ đi, không ai đừng được, ai cũng phải lấy ngón tay viết một dòng lưu niệm hay ít ra thì cũng vạch loằng ngoằng mấy nét rồng rắn.

Một nhân viên nhìn thấy trên gương tủ, nơi vứt lỏng chỏng mấy thứ văn phòng phẩm dòng chữ:

“Suban, con của Khưđưa, sinh năm 1330, làng Baylemgiu, tổng Xivát”, nhưng anh ta cũng chẳng buồn lau.

-Ðây là bút tích bạn cũ của tôi, xoá đi sao đành! – anh khuyên chúng tôi.

Bụi hết, rác sạch. Tường nhà quét vôi khang trang. Mọi người chung tay sơn cửa to, cửan hỏ. Anh nọ trách anh kia lơ là. Thế là có cái cầu thang ai cũng tranh nhau quét. Văn phòng trông khác hẳ. Ðồ đạc bóng loáng. Sạch sẽ cũng thích thật. Có người nói lão thanh tra đến một huyện lỵ nọ. Lão kiểm tra một công sở. Lão rờ ngón tay vào một máy chữ và bảo: “Bụi này mấy chục năm rồi đây?” Tất nhiên, thế là sự nghiệp một quan phán nào đó đi tong.

Bác làm vườn của chúng tôi đã cắt hết rau để trồng hoa. Ði đâu chúng tôi cũng kháo nhau về thanh tra. Toàn những tin đồn sấm sét: Ðến công sở nào thấy ai bỏ giờ hành chính là đuổi ngay. Ai chểnh mảng công việc là có ngay tờ trình thượng cấp! Chúng tôi bèn đi làm không phải 9h, mà là 8h sáng.

-Các người anh em ạ, vì Chúa, mỗi người anh em phải tìm lấy cho mình một việc mà làm. Có phải ngày xưa tháng nào chúng ta cũng làm một bản lập bô, phải không nhỉ?

-Rút các tờ phiếu ra!

-Chuẩn bị các bản thông báo đi!

Chúng tôi triển khai hoạt động như điên. Cả guồng máy đã quay tít. Ngày nào chúng tôi cũng trình quan đốc giấy tờ các ban bệ, tổ nhóm. Chúng tôi vừa đệ báo cáo lên trên, đã thấy trên gửi trát xuống. Tha hồ các máy chữ lách cách, ngòi bút soàn soạt, các bản thảo được viết đi sửa lại. Văn phòng đã được khách làm ăn để mắt đến. Nhan nhản trên các mặt bàn là dấu tem thư, chữ ký, bản in, quyết định…

-Mang cái này sang phòng bên!

-Ðưa sang bàn kia lấy chữ ký!

-Trả cho tiền lệ phí!

-Nộp 12 ảnh làm giấy chứng nhận!

-Ông trưởng phòng hai có duyệt không ạ?

-Cần một con tem 270 xu.

Tin đồn về lão thanh tra ngày càng sấm sét hơn. Lão bước chân đến văn phòng nào thì ở đó rơi lông rụng cánh.

Mỗi ngày chúng tôi không phải chỉ làm 8h, mà làm đến 10h, thậm chí chủ nhật cũng không bỏ ra khỏi công sở. Thế mà việc vẫn không hết.

Rồi bỗng có tin báo là quan thanh tra sẽ đến vào ngày thứ 4. Cả văn phòng sôi lên. Ðể chờ ký giấy, các thầy xếp thành hàng dài. Ðiệu này nếu không cho thêm biên chế chúng tôi đến chết bẹp dưới đống giấy tờ tồn lại này mất.

Chỉ riêng quan đốc biết quan thanh tra sắp đến mà vẫn không mất bình tĩnh.

-Ðến thì đến chứ sao! – ông lạnh lùng nói.

-Bẩm ngài Xápphét, đến thì đến là thế nào ạ? Với lão ấy không đùa được đâu. Có những nguồn tin đáng tin cậy cho chúng tôi biết rằng thứ 4 này lão ta sẽ đến.

-Lão ấy không ăn thịt được ta! Ðến thì cứ đến!

-Ngài chắc chưa bao giờ làm việc với thanh tra?

-Các bạn thân mến, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì đây?

-Dọn buồng riêng này, mở tiệc chiêu đãi này. Chẳng lẽ những việc ấy lại không cần hay sao?

-Chả… a… a cần! – ngài Xápphét nói – Sở ta chẳng có xu nào để làm việc ấy cả.

Từ xưa tới nay các bạn đã thấy người nào gàn như thế chưa? Vì lão thanh tra đến, suốt 2 tháng rưỡi nay chúng tôi đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt. Chúng tôi làm việc cật lực bởi vì rằng không nay thì mai lão ta sẽ đến. Mà ngày đó chúng tôi lại không tổ chức nổi một bữa tiệc hay sao. Bê bối không thể tưởng tượng được. Nếu không cho lão ta được một bữa chén thì công lao chúng tôi đều xuống biển hết.

Thế là anh em đồng sự chúng tôi gom tiền nhau lại đặt một bữa tiệc vào thứ 4 tại câu lạc bộ thương mại.

Ðêm thứ 3 tôi không sao nhắm mắt được. Tôi dậy sớm rửa mặt, cạo râu rồi đi làm từ lúc 7h30. Thế mà vẫn là người cuối cùng. Tôi thấy ai nấy đều mặc quần áo mới cứng, người nào chỗ nấy đàng hoàng.

Như thường lệ, quan đốc vẫn đến lúc 9h và vào phòng riêng làm việc.

Cả sở tôi sôi động công việc. Ai cũng muốn làm tốt hơn, nhanh hơn. Mãi đến trưa cũng chẳng thấy tăm hơi thanh tra đâu cả.

Hay là mai lão ấy mới đến? Chúng tôi bàn đến câu lạc bộ thương mại xin chuyển bữa tiệc sang ngày mai. Ðể một ngày thức ăn cũng có hỏng đâu mà sợ!

Có tiếng chuông điện thoại, rồi có tin điện đến, mọi người nhớn nhác chờ tin thanh tra. Nhưng rõ ràng là không ai nghe được gì về lão, không ai nhìn thấy mặt lão.

-Chính bác là người tung tin ra phải không?

-Chết, bác nhớ lại xem, đây có phải là chuyện đùa đâu?

Tối hôm đó chúng tôi tự khao mình một bữa. Mọi chuyện đều xoay quanh lão thanh tra:

-Này, sao lão ta không đến nhỉ?

-Bao giờ lão ấy mới đến?

-Rồi xem, bao giờ lão ta cũng đến chộp chúng ta bất thình lình.

Ðến cuối bữa, không kìm được nữa, quan đốc mới cười phá lên:

-Thưa các ngài ! Chẳng có thanh tra thanh triếc gì cả. Tin ấy chính là tôi tung ra đấy. Cái thư báo tin lão ấy đến cũng là tôi gởi.

ái chà, đồ lừa đảo, khiếp quá, đồ đểu!

-Thì tôi biết làm thế nào khác nữa? Mọi biện pháp của tôi đều không đạt kết quả gì! Tôi không sao đưa các ông vào nề nếp được. Chính các ông buộc tôi phải lừa dối, phải bịa ra chuyện quan thanh tra đến. Bây giờ các ông thấy không, công việc đã chạy đều răm rắp!

Bữa tiệc chẳng làm chúng tôi vui lên tí nào. Những ngày sau dù chúng tôi có cố gắng bao nhiêu cũng không làm cho công sở trở lại trạng thái mấy hôm trước được, không khí nó cứ thế nào ấy.

Nhưng bộ máy đã khởi động. Các cấp trên cũng đã biết đến chúng tôi và bắt đầu dội xuống trăm thứ giấy tờ lục vấn. Khách làm việc bắt đầu ra vào. Dù chúng tôi có cố tránh cũng không tránh được họ. Hơn nữa, họ còn quát tháo chúng tôi:

-Cái nàh ông này, chúng tôi đến nộp thuế chứ làm gì. Chính tiền lương của các ông cũng nằm trong này cả đấy. Làm đi, làm việc đi chứ, chúng tôi lại bẩm quan trên bây giờ!

Từ độ đó chúng tôi không chây lười được nữa. Sợ thay, công việc mỗi ngày một nhiều hơn, không sức đâu làm xuể được. Sở tôi đã nhận thêm 10 người mà việc vẫn không giảm. Tội vạ ấy chính là do cái lão già Xápphét lừa đảo kia mà ra cả.

Thế đấy, chúng tôi chẳng thấy mặt mũi quan thanh tra đâu, nhưng đầu óc không lúc nào rời được lão. Bao giờ chúng tôi ngồi làm việc cũng dường như có con mắt cú vọ của lão theo dõi.

Tối nào cầu nguyện, chúng tôi cũng chỉ xin một điều:

-Lạy thánh Ala vĩ đại, xin người ban cho chúng tôi một viên giám đốc như viên giám đốc ngày xưa. Cầu cho lão ấy nhổ toẹt vào công việc trong sở và cấp trên quên hẳn chúng tôi!

Sở chúng tôi có 29 thầy phán và gần 20 loong toong. Chắc hẳn các bạn có nghe nói về hưu trí được hưởng nguyên lương. Tất cả mọi người chúng tôi đều ra sức thực hiện câu châm ngôn đó. Không, chúng tôi không có ai bỏ việc và trong giờ chính quyền mỗi người đàng hoàng một ghế… Có điều, thế có gọi là là làm việc hay không thì chưa biết? Làm lụng quái gì! Tôi ở Sở này được 9 năm mà không nhớ là có làm được việc gì hữu hiệu hay không. Xem chứng thượng cấp cũng quên chúng tôi. Có chúng tôi hay không có chúng tôi điều ấy thượng quan không cần biết. Ðúng ra, cũng có một dạo Sở tôi làm việc. Một vị “tai to mặt nhớn” có đến nhưng rồi biến ngay. Từ đó không hiểu sao chúng tôi bị trên cũng quên mà dưới cũng chẳng nhớ. Tất nhiên, đúng lề đúng thói, thỉnh thoảng cũng thấy dội từ trên xuống mấy cái thông tri, vài cái trát đòi. Nhưng đến một hôm có trát đòi mà không có phục tín. Quan đốc Sở tôi, một người có đầu óc rất mực thực tế, đã không thèm nhìn nhận đến trát đòi của quan trên nữa. Còn quan trên thì cũng chẳng muốn quản ngại đến chúng tôi làm gì. Sở tôi muốn sao thì sao, các vị phủi tay hết. Người ta quên chúng tôi, tựa hồ chúng tôi không có mặt trên đời. Nhưng giải tán Sở này thì không ai nói đến nửa lời. Mà thực ra, làm sao giải tán được một công sở quốc gia to tát như thế chỉ vì nó không đáp ứng mấy cái trát đòi của quan trên?…

Cuộc đời quan phán từng ấy năm dài đã mở mắt cho tôi nhìn ra được một chân lý. Tôi hiểu rằng ai làm nhiều, kẻ ấy bị tống thêm việc. Hy vọng làm cho chóng xong, tên viên chức khốn khổ kia ra sức mà cố gắng, nhưng liền ngay đó hắn bị giao thêm việc mới. Ngược lại, càng lười, càng thờ ơ, người ta càng ít muốn giao việc. “Thằng ấy đù đờ, bất tài lắm”. Còn anh nào cố gắng thì tất nhiên người ta cũng càng cố gắng giao thêm nhiều việc. Xoay xở hết việc này việc kia, thế nào chẳng có sai sót. Thế là anh chàng phát bực, tính tình sinh ra cáu bẳn… ở đời bao giờ chả thế: làm nhiều thì có sai sót và tất nhiên người ta càng dễ công kích. Con người không làm gì thì lỗi lầm không có. Tâm hồn anh ta bao giờ cũng được thanh thản.

Các công sở cũng thế mà thôi. Chẳng hạn có hai cơ quan: bệnh viện thú ý và sở hợp đồng thương mại. Sở này làm ăn tấp nập, ngược lại, bệnh viện thú ý chẳng làm gì hết.

Thế thì sao, cuối cùng sự nghiệp thú ý nước nhà cũng chẳng đình đốn chỉ vì cái bệnh viện ấy ăn không ngồi rồi. Các bạn hãy tin rằng hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có điều là những công việc dành cho bệnh viện thú ý sẽ chồng chất lên vai cái sở hợp đồng thương mại rất năng nổ và mẫn cán đó.

Có thể có người biết một công sở siêng năng nào đó đang phải làm những phần việc của chúng tôi chăng? Cũng có thể chẳng ai làm thay chúng tôi vì chẳng ai cần đến chúng tôi cả!

Cầu trời độ trì cho ngài quan đốc đã giúp cấp trên quên đi sự tồn tại của lũ chúng tôi.

-Thế được rồi, nhưng cấp trên vẫn không quên trả lương các anh đấy chứ?

-Khô… ô… ng! Việc đó chúng tôi giải quyết đến mức xuất sắc. Người ta không thể quên chúng tôi được. Giá chúng tôi cứ bỏ lỡ đi một hai tháng thì có lẽ người ta cũng quên thật. Nhưng tháng nào chúng tôi chả đi lĩnh lương. Kế toán thì lên sổ sách, chúng tôi thì ký tên. Một đại diện đến sở tài chính lĩnh tiền về chia. Nhân đây xin nói rằng ở Sở chúng tôi ký tên vào sổ đã được coi là công việc nặng nhọc nhất. Nếu không có cái khoản chức phận đó thì có thể cho rằng tiền lương ấy là tiền biếu không chúng tôi.

Các bạn có biết những ý nghĩ gì thường nảy ra trong đầu mỗi khi tôi nghĩ đến Sở tôi, nơi tôi đã làm việc 9 năm hay không? Tôi thường tự bảo, giá cấp trên không quên hẳn chúng tôi thì không hiểu công việc có nhích lên chút nào hay không? Hay một trường hợp khác. Các bạn thử nghĩ, liệu có gì thay đổi không, nếu cấp trên quên hẳn đi một vài sở nữa, như họ đã quên chúng tôi? Trật tự trên trái đất liệu có bị phá vỡ không? Hay mọi sự vẫn như xưa? Hay biết đâu công việc lại chạy hơn! Tôi rất khao khát biết những điều ấy.

Nhưng sự đời cái gì rồi cũng chấm dứt. Cuộc sống dông dài của chúng tôi kết thúc khi quan đốc tôi về hưu và có ngài Xápphét về thay. Tôi chỉ băn khoăn một điều: làm sao người ta biết được có cái ghế bỏ trống khi quan đốc tôi về hưu? Không những người ta biết mà còn cử được quan đốc khác đến ngồi cái ghế ấy! Thế mà trước đây tôi cứ tưởng rằng viễn cảnh cuối cùng của Sở tôi là lũ chúng tôi lần lượt xếp bút về hưu, không còn ai đến thay chỗ chúng tôi nữa. Rồi cùng với thầy phán nào về hưu cuối cùng, cả cái sở này sẽ nhắm mắt yên giấc vĩnh hằng.

Bây giờ thì hoá ra quan trên không quên hẳn chúng tôi, một khi còn cử được về một quan đốc mới! Ngài Xápphét lập tức hăng hái bắt tay vào việc. Việc đầu tiên là ngài khiển trách bác làm vườn, anh thường trực, cậu loong-toong và bác gác cổng.

Ðúng 9h sáng ngài đến sở. Hiển nhiên là chưa ai đến. Không một bóng người. Các bạn nghĩ xem, mới 9h sáng!… Có ai đi làm giờ này? Tất nhiên, đến cũng được, nhưng đến làm gì? Giá thử có việc gì đó thì tôi xin lấy mạng sống tôi ra mà thề… anh em chúng tôi có thể đến được từ 8h chứ chẳng phải 9h đâu.

Lại nói, ông ta đến lúc 9h, cửa còn khoá. Quan đốc phải đứng ngoài đợi. 10h bác gác cổng Maxta mới đến, bác ta đang định mở cổng thì quan đốc hỏi:

-Bác là ai?

Cần phải nói rằng Sở chúng tôi vẫn thường đảm bảo dân chủ tuyệt đối. Chẳng hạn, quan đốc cũng thế, nhân viên gác công cũng thế, ai cũng bình đẳng như ai. Vì vậy câu hỏi kia làm bác Muxta kinh ngạc. Vả lại, không kể những chuyện khác, đã nhiều năm nay trong Sở cũng như gần Sở, bác ta có gặp người lạ mặt bao giờ đâu. Vì thế, bác ta cũng hỏi lại đúng cái câu đó:

-Vậy bác là ai?

-Bác làm gì ở đây? – Quan đốc lên giọng.

-Việc gì chẳng được! Còn bác làm gì ở đây? – Bác gác cổng ngỡ là gần Sở mới có một thằng ma cà bông lạ mặt, hoặc có thể là một gã mật thám, nên suýt nữa tóm cổ quan đốc mới vào đồn. Cũng may quan đốc kịp đoán ra:

-Trước mặt nhà bác là quan đốc mới Sở này!

-Còn trước mặt ngài là người gác cổng Sở này với 14 năm nghiệp vụ thâm niệm. Xin chào! – bác Muxta đáp lại.

-Thế, ngoài bác ra ở đây không còn ai hay sao?

-Sao lại không, tất nhiên là có chứ!

Sau này hỏi bác Muxta, chúng tôi mới biết là ngài Xápphét còn hỏi thêm bác một câu:

-Bây giờ 9h mà cửa còn khoá. Nếu nhân viên đến sớm hơn thì làm sao vào được?

-Mỗi người họ có một chìa riêng. Ai đến sớm, người ấy tự mở. Ngài đừng lo, hôm nay tôi sẽ thửa riêng cho ngài một chìa.

Lúc tôi đến nơi, không khí toàn Sở im lặng như trong huyệt mộ.

-Xin chào các người anh em, có chuyện gì vậy? – tôi hỏi mọi người.

-Gay rồi. Người ta đặt lên đầu chúng ta một lão quan đốc tởm tợm.

Chúng tôi chưa kịp đôi hồi thì bác Muxta đã vào phòng bảo tôi:

-Quan đốc gọi anh.

Tôi lên phòng quan.

Trước mắt tôi là một người mặt dài ngoẵng. Ông ta ngồi chống cùi tay lên tấm kính mặt bàn.

-Tôi lấy làm hân hạnh được gặp ngài! – Tôi nói và đưa tay trước.

Quan lưỡng lự giây lát ra chiều suy nghĩ có nên đưa tay ra không, cuối cùng ngài bắt tay tôi.

-Công việc của ông là gì? – ngài hỏi.

-Tôi ấy ạ, bẩm ngài?

-Phải.

-Dạ, nhân viên văn phòng.

-“Nhân viên” là thế nào?

Câu hỏi ngốc ơi là ngốc!

-Dạ, tức là phán chức.

-Tôi hiểu rồi, thưa ông, nhưng ông là phán chức gì? Ông đảm lãnh công việc gì?

-Dạ, lạy trời, anh em chúng tôi không có sự phân biệt. Vậy nên…

-Hàng ngày ông đến Sở lúc mấy giờ?

-Tôi không dám nói chắc, nhưng bao giờ cũng trước bữa ăn trưa ạ.

-Thế các ông không phải đến lúc chín giờ à?

-Ðến làm gì ạ, thưa ngài? Ðến sớm thế tôi biết làm việc gì được?

-Nếu vậy ông cứ ngồi nhà. Ðừng bao giờ đến nữa.

-Bẩm ngài xá cho, có thể nào người ta từ sáng đến tối chịu được tiếng vợ con eo xèo! ít lâu nữa ngài sẽ phải thừa nhận rằng khó có thể ngồi nhà được từ sáng đến tối. Thế nào ngài cũng phải mò đến Sở làm việc.

Quan đốc không mời tôi ngồi, nhưng để ngài khỏi ngượng vì bất lịch sự, tôi bèn ngồi xuống ghế bành.

Rồi tôi rút bao thuốc bóc ra đưa mời.

Nhưng quan bảo:

-Ông về được rồi.

Lão ta tệ hại thật! Tôi đút thuốc vào túi, bước ra.

Lão Xápphét không cho chúng tôi yên. Ðầu tiên lão nghĩ ra (chết cha chúng tôi!) một kiểu điểm danh mới. Ai cũng phải đến đúng 9h sáng và không ai được về trước 5h chiều. Phút đầu và phút cuối phải ghi sổ.

Lão tính rằng bằng cách đó lão sẽ phát hiện được ai đi làm, ai đi chơi, ai đi đúng giờ, ai đến muộn. Nhưng sổ ấy của lão Xápphét không đạt yêu cầu: chẳng ai buồn ghi vào cả.

-Quét mạng nhện đi!

-Lau cửa kính đi! – thỉnh thoảng lại thấy vang lên những tiếng quát lợm giọng của quan đốc. Ai quát nấy nghe. Chẳng ai để tai đến cả.

-Ghi phiếu công vụ đi!

-Phiếu công vụ là gì ạ?

-Tất cả nhân viên đều phải làm lý lịch và nộp cho tôi!

Lý lịch? Bố ai biết được đã bao nhiêu lâu rồi tôi chẳng làm một thứ lý lịch nào cả. Bụi trong tủ đầy đến đốt ngón tay.

Mỗi ngày lão nghĩ ra một trò làm khổ chúng tôi.

-Chúng ta sẽ lập một sổ đăng ký công văn!… Chúng ta sẽ lập một sổ kiểm tra hành chính.

-Lạy trời, sổ đăng ký là cái quái gì? Chúng ta làm gì có công văn. Có gì mà đăng với ký?

Ngày nào lão cũng có một tối kiến gì đó. Mặc xác lão! Chẳng ai để ý! Lão làm việc lão, chúng tôi làm việc chúng tôi. Một bữa, các bạn đồng sự yêu cầu tôi:

-Cậu đi giải thích cho cái lão ấy biết nội tình của chúng ta chứ.

Tôi đi luôn.

-Thưa ngài – tôi nói – Ngài thật hoài công làm khổ chúng tôi. Sở này có như các Sở khác đâu. ở đây không có việc làm! Ngài bày việc ra làm gì!

-Các ông có ăn lương không đấy? – lão hỏi.

-Có chứ ạ – tôi đáp.

-Vì sao các ông hưởng lương?

-Thưa ngài, chúng tôi phụng sự quốc gia thì tất phải được tiền chứ ạ. Chẳng lẽ mang tiếng là nhân viên nhà nước mà lại không lương à?

-Nếu vậy các ông phải làm việc!

-Chẳng lẽ có việc mà chúng tôi không làm hay sao? Cái Sở này đã bị quên rồi, thậm chí chẳng còn ai biết đến nó nữa.

Quan đốc giận tím mặt. Ngài vung tay, gầm lên:

-Việc nước phải cho ra việc nước. Tôi bắt các ông phải phục tùng tôi!

Ông ấy cứ bắt đi mà xem! Có điều ông ấy phải lo thân trước đã.

-Tôi sẽ phê vào lý lịch của ông…

Ông cứ phê đi mà xem!…

-Tôi sẽ bẩm lên thượng cấp!

Ông cứ bẩm đi! Sợ gì?

Ông ấy có làm gì cũng chẳng ăn thua. Không sao xoay nổi chúng tôi. Mạng nhện trên trần không quét được, bụi trong tủ không lau được. Vẫn như xưa, chẳng ai nhớ phải đi làm mấy giờ, tan sở mấy giờ, sổ kiểm danh cũng chẳng ai ghi. Rồi đến ưức chúng tôi phải gửi giấy lên quan đốc:

“Ông cứ kệ thây chúng tôi. Ông cứ ngồi đâu ngồi đấy. Nếu ông không nhượng, chúng tôi sẽ đồng tình làm đơn khiếu ông.”

-Các ông muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không bao giờ thò mũi vào việc các ông nữa! – cuối cùng ngài Xápphét khoát tay nói.

Chúng tôi lại trở lại cuộc đời xưa. Có quan đốc hay không, không ai cần biết. Thực ra, ngày nào ông cũng vẫn đến Sở đúng 9h sáng và ra về đúng 5h chiều. Cái lão khốn khổ ấy cứ ngồi từ sáng đến chiều thu lu trong văn phòng của mình. Lão làm gì chúng tôi không ai hay biết!

Một hôm người đưa thư mang đến Sở một bì công văn màu vàng. Ala! Lạy thánh Ala! ở đâu thế này? Chúng tôi bối rối không biết làm gì. Mọi người xúm lại bảo nhau: “Anh bóc ra xem!” Nhưng không ai dám bóc cả.

Ông Mucxin bảo bác Huyxammettin:

-Nào, bác bóc ra đi!

Bác Huyxammettin hoảng sợ, kêu lên:

-Sao ông không làm mà lại xúi tôi?

-Trời ơi, nhưng bác là phần văn thư kia mà!

-Sao ông biết?

Ðể khỏi cãi nhau, tôi cầm lấy phong bì, bảo:

-Chúng ta bóc làm gì? Chỉ tổ mang thêm trách nhiệm. Cứ để cho quan đốc bóc lấy.

Chúng tôi kéo nhau đến, tôi đi trước, anh em đi sau.

-Thưa quan đốc – tôi nói – ngài có thư ạ.

Quan đốc dùgn dao cắt giấy mở phong bì ngay trước mắt chúng tôi. Cái gì bên trong thế nhỉ? Quỉ thật! Mọi người chúng tôi đều hồi hộp chờ đợi một con thỏ nhảy chồm ra hay một con bồ câu bay vụt lên. Và lao quan nào là người nghĩ ra cái trò gửi công văn về Sở chúng tôi thế nhỉ? Cuối cùng, quan đốc lôi được trong phong bì ra một tờ công văn, liếc mắt rồi đọc:

-Sở chúng ta xếp vào khu thanh tra thứ ba. Trong tháng 4 sẽ có kiểm tra công việc.

-Trời ơi – ông Mucxim kêu lên.

-Kiểm tra? Thanh tra sắp đến? – bác Huyxammettin không tin lỗ tai mình, lắp bắp – Cơ khổ!

-Chẳng lẽ tháng 4 đã về?

-Làm sao bây giờ, các người anh em?

Chỉ riêng quan đốc còn giữ được vẻ bình thản:

-Thanh tra chứ có phải thánh Ala đâu. Hắn chẳng làm gì chúng ta được.

-Trời ơi, ngài Xápphét, ngài nói gì vậy. Hay là trong đời ngài chưa thấy thanh tra lần nào? Ngày xưa đã có lần thanh tra đến đây…

-Thì lão ấy cũng không phải là Thần chết… Sao, lão ấy cắt cổ chúng ta à?

-Chao ôi, nếu thế thì đã phúc tổ… đằng này lão ấy hành hạ còn chán. Lão ấy sẽ đuổi cổ chúng ta đi xa, sẽ ném chúng ta đi mỗi người một xứ như xua chim non vậy.

-Tôi đã sắp đến kỳ tăng lương. Nếu phải đi tỉnh khác thì hỏng bét cả.

-Tôi cũng vậy. Thằng cháu trai đang học trung học, còn cháu gái đại học!

-Cái bọn thanh tra có bao giờ chịu hiểu hoàn cảnh người khác, chúng chỉ biết thải người cho gọn tay!

Nhưng còn quan đốc thì sao? Tựa hồ lão ta chả can hệ gì.

-Thanh tra thì mặc thanh tra! Họ chẳng làm gì được đâu. Nghĩ đến làm gì…

Không, các bạn thử nhìn mặt thanh tra mà xem. Mỗi người chúng tôi đều còn nhớ những chuyện ngày xưa rắc rối vì cái lũ thanh tra ấy.

-Ngày xưa có một lão thanh tra đến Sở mình. Các bạn nhớ lại mà xem, lão đuổi thẳng cánh ngay một thầy phán, cầu trời cho thầy Xulâyman ấy được mạnh giỏi chỉ vì thầy ấy có pha cà phê trong giờ làm việc.

-Bọn thanh tra ấy có biết thương ai bao giờ. Có một lần chúng đến chỗ bọn mình…

Nhưng lão quan đốc vẫn cứ bình chân như vại. Làm sao bây giờ? Chúng tôi đành xắn tay lên làm vệ sinh. Ala, lạy thánh Ala, bẩn ơi là bẩn. Rác rưởi chở đi hết xe này đến xe khác. Bụi bậm lưu cữu trong tủ thành một lớp dày đến nỗi người đến kẻ đi, không ai đừng được, ai cũng phải lấy ngón tay viết một dòng lưu niệm hay ít ra thì cũng vạch loằng ngoằng mấy nét rồng rắn.

Một nhân viên nhìn thấy trên gương tủ, nơi vứt lỏng chỏng mấy thứ văn phòng phẩm dòng chữ:

“Suban, con của Khưđưa, sinh năm 1330, làng Baylemgiu, tổng Xivát”, nhưng anh ta cũng chẳng buồn lau.

-Ðây là bút tích bạn cũ của tôi, xoá đi sao đành! – anh khuyên chúng tôi.

Bụi hết, rác sạch. Tường nhà quét vôi khang trang. Mọi người chung tay sơn cửa to, cửan hỏ. Anh nọ trách anh kia lơ là. Thế là có cái cầu thang ai cũng tranh nhau quét. Văn phòng trông khác hẳ. Ðồ đạc bóng loáng. Sạch sẽ cũng thích thật. Có người nói lão thanh tra đến một huyện lỵ nọ. Lão kiểm tra một công sở. Lão rờ ngón tay vào một máy chữ và bảo: “Bụi này mấy chục năm rồi đây?” Tất nhiên, thế là sự nghiệp một quan phán nào đó đi tong.

Bác làm vườn của chúng tôi đã cắt hết rau để trồng hoa. Ði đâu chúng tôi cũng kháo nhau về thanh tra. Toàn những tin đồn sấm sét: Ðến công sở nào thấy ai bỏ giờ hành chính là đuổi ngay. Ai chểnh mảng công việc là có ngay tờ trình thượng cấp! Chúng tôi bèn đi làm không phải 9h, mà là 8h sáng.

-Các người anh em ạ, vì Chúa, mỗi người anh em phải tìm lấy cho mình một việc mà làm. Có phải ngày xưa tháng nào chúng ta cũng làm một bản lập bô, phải không nhỉ?

-Rút các tờ phiếu ra!

-Chuẩn bị các bản thông báo đi!

Chúng tôi triển khai hoạt động như điên. Cả guồng máy đã quay tít. Ngày nào chúng tôi cũng trình quan đốc giấy tờ các ban bệ, tổ nhóm. Chúng tôi vừa đệ báo cáo lên trên, đã thấy trên gửi trát xuống. Tha hồ các máy chữ lách cách, ngòi bút soàn soạt, các bản thảo được viết đi sửa lại. Văn phòng đã được khách làm ăn để mắt đến. Nhan nhản trên các mặt bàn là dấu tem thư, chữ ký, bản in, quyết định…

-Mang cái này sang phòng bên!

-Ðưa sang bàn kia lấy chữ ký!

-Trả cho tiền lệ phí!

-Nộp 12 ảnh làm giấy chứng nhận!

-Ông trưởng phòng hai có duyệt không ạ?

-Cần một con tem 270 xu.

Tin đồn về lão thanh tra ngày càng sấm sét hơn. Lão bước chân đến văn phòng nào thì ở đó rơi lông rụng cánh.

Mỗi ngày chúng tôi không phải chỉ làm 8h, mà làm đến 10h, thậm chí chủ nhật cũng không bỏ ra khỏi công sở. Thế mà việc vẫn không hết.

Rồi bỗng có tin báo là quan thanh tra sẽ đến vào ngày thứ 4. Cả văn phòng sôi lên. Ðể chờ ký giấy, các thầy xếp thành hàng dài. Ðiệu này nếu không cho thêm biên chế chúng tôi đến chết bẹp dưới đống giấy tờ tồn lại này mất.

Chỉ riêng quan đốc biết quan thanh tra sắp đến mà vẫn không mất bình tĩnh.

-Ðến thì đến chứ sao! – ông lạnh lùng nói.

-Bẩm ngài Xápphét, đến thì đến là thế nào ạ? Với lão ấy không đùa được đâu. Có những nguồn tin đáng tin cậy cho chúng tôi biết rằng thứ 4 này lão ta sẽ đến.

-Lão ấy không ăn thịt được ta! Ðến thì cứ đến!

-Ngài chắc chưa bao giờ làm việc với thanh tra?

-Các bạn thân mến, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì đây?

-Dọn buồng riêng này, mở tiệc chiêu đãi này. Chẳng lẽ những việc ấy lại không cần hay sao?

-Chả… a… a cần! – ngài Xápphét nói – Sở ta chẳng có xu nào để làm việc ấy cả.

Từ xưa tới nay các bạn đã thấy người nào gàn như thế chưa? Vì lão thanh tra đến, suốt 2 tháng rưỡi nay chúng tôi đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt. Chúng tôi làm việc cật lực bởi vì rằng không nay thì mai lão ta sẽ đến. Mà ngày đó chúng tôi lại không tổ chức nổi một bữa tiệc hay sao. Bê bối không thể tưởng tượng được. Nếu không cho lão ta được một bữa chén thì công lao chúng tôi đều xuống biển hết.

Thế là anh em đồng sự chúng tôi gom tiền nhau lại đặt một bữa tiệc vào thứ 4 tại câu lạc bộ thương mại.

Ðêm thứ 3 tôi không sao nhắm mắt được. Tôi dậy sớm rửa mặt, cạo râu rồi đi làm từ lúc 7h30. Thế mà vẫn là người cuối cùng. Tôi thấy ai nấy đều mặc quần áo mới cứng, người nào chỗ nấy đàng hoàng.

Như thường lệ, quan đốc vẫn đến lúc 9h và vào phòng riêng làm việc.

Cả sở tôi sôi động công việc. Ai cũng muốn làm tốt hơn, nhanh hơn. Mãi đến trưa cũng chẳng thấy tăm hơi thanh tra đâu cả.

Hay là mai lão ấy mới đến? Chúng tôi bàn đến câu lạc bộ thương mại xin chuyển bữa tiệc sang ngày mai. Ðể một ngày thức ăn cũng có hỏng đâu mà sợ!

Có tiếng chuông điện thoại, rồi có tin điện đến, mọi người nhớn nhác chờ tin thanh tra. Nhưng rõ ràng là không ai nghe được gì về lão, không ai nhìn thấy mặt lão.

-Chính bác là người tung tin ra phải không?

-Chết, bác nhớ lại xem, đây có phải là chuyện đùa đâu?

Tối hôm đó chúng tôi tự khao mình một bữa. Mọi chuyện đều xoay quanh lão thanh tra:

-Này, sao lão ta không đến nhỉ?

-Bao giờ lão ấy mới đến?

-Rồi xem, bao giờ lão ta cũng đến chộp chúng ta bất thình lình.

Ðến cuối bữa, không kìm được nữa, quan đốc mới cười phá lên:

-Thưa các ngài ! Chẳng có thanh tra thanh triếc gì cả. Tin ấy chính là tôi tung ra đấy. Cái thư báo tin lão ấy đến cũng là tôi gởi.

ái chà, đồ lừa đảo, khiếp quá, đồ đểu!

-Thì tôi biết làm thế nào khác nữa? Mọi biện pháp của tôi đều không đạt kết quả gì! Tôi không sao đưa các ông vào nề nếp được. Chính các ông buộc tôi phải lừa dối, phải bịa ra chuyện quan thanh tra đến. Bây giờ các ông thấy không, công việc đã chạy đều răm rắp!

Bữa tiệc chẳng làm chúng tôi vui lên tí nào. Những ngày sau dù chúng tôi có cố gắng bao nhiêu cũng không làm cho công sở trở lại trạng thái mấy hôm trước được, không khí nó cứ thế nào ấy.

Nhưng bộ máy đã khởi động. Các cấp trên cũng đã biết đến chúng tôi và bắt đầu dội xuống trăm thứ giấy tờ lục vấn. Khách làm việc bắt đầu ra vào. Dù chúng tôi có cố tránh cũng không tránh được họ. Hơn nữa, họ còn quát tháo chúng tôi:

-Cái nàh ông này, chúng tôi đến nộp thuế chứ làm gì. Chính tiền lương của các ông cũng nằm trong này cả đấy. Làm đi, làm việc đi chứ, chúng tôi lại bẩm quan trên bây giờ!

Từ độ đó chúng tôi không chây lười được nữa. Sợ thay, công việc mỗi ngày một nhiều hơn, không sức đâu làm xuể được. Sở tôi đã nhận thêm 10 người mà việc vẫn không giảm. Tội vạ ấy chính là do cái lão già Xápphét lừa đảo kia mà ra cả.

Thế đấy, chúng tôi chẳng thấy mặt mũi quan thanh tra đâu, nhưng đầu óc không lúc nào rời được lão. Bao giờ chúng tôi ngồi làm việc cũng dường như có con mắt cú vọ của lão theo dõi.

Tối nào cầu nguyện, chúng tôi cũng chỉ xin một điều:

-Lạy thánh Ala vĩ đại, xin người ban cho chúng tôi một viên giám đốc như viên giám đốc ngày xưa. Cầu cho lão ấy nhổ toẹt vào công việc trong sở và cấp trên quên hẳn chúng tôi!

Sở chúng tôi có 29 thầy phán và gần 20 loong toong. Chắc hẳn các bạn có nghe nói về hưu trí được hưởng nguyên lương. Tất cả mọi người chúng tôi đều ra sức thực hiện câu châm ngôn đó. Không, chúng tôi không có ai bỏ việc và trong giờ chính quyền mỗi người đàng hoàng một ghế… Có điều, thế có gọi là là làm việc hay không thì chưa biết? Làm lụng quái gì! Tôi ở Sở này được 9 năm mà không nhớ là có làm được việc gì hữu hiệu hay không. Xem chứng thượng cấp cũng quên chúng tôi. Có chúng tôi hay không có chúng tôi điều ấy thượng quan không cần biết. Ðúng ra, cũng có một dạo Sở tôi làm việc. Một vị “tai to mặt nhớn” có đến nhưng rồi biến ngay. Từ đó không hiểu sao chúng tôi bị trên cũng quên mà dưới cũng chẳng nhớ. Tất nhiên, đúng lề đúng thói, thỉnh thoảng cũng thấy dội từ trên xuống mấy cái thông tri, vài cái trát đòi. Nhưng đến một hôm có trát đòi mà không có phục tín. Quan đốc Sở tôi, một người có đầu óc rất mực thực tế, đã không thèm nhìn nhận đến trát đòi của quan trên nữa. Còn quan trên thì cũng chẳng muốn quản ngại đến chúng tôi làm gì. Sở tôi muốn sao thì sao, các vị phủi tay hết. Người ta quên chúng tôi, tựa hồ chúng tôi không có mặt trên đời. Nhưng giải tán Sở này thì không ai nói đến nửa lời. Mà thực ra, làm sao giải tán được một công sở quốc gia to tát như thế chỉ vì nó không đáp ứng mấy cái trát đòi của quan trên?…

Cuộc đời quan phán từng ấy năm dài đã mở mắt cho tôi nhìn ra được một chân lý. Tôi hiểu rằng ai làm nhiều, kẻ ấy bị tống thêm việc. Hy vọng làm cho chóng xong, tên viên chức khốn khổ kia ra sức mà cố gắng, nhưng liền ngay đó hắn bị giao thêm việc mới. Ngược lại, càng lười, càng thờ ơ, người ta càng ít muốn giao việc. “Thằng ấy đù đờ, bất tài lắm”. Còn anh nào cố gắng thì tất nhiên người ta cũng càng cố gắng giao thêm nhiều việc. Xoay xở hết việc này việc kia, thế nào chẳng có sai sót. Thế là anh chàng phát bực, tính tình sinh ra cáu bẳn… ở đời bao giờ chả thế: làm nhiều thì có sai sót và tất nhiên người ta càng dễ công kích. Con người không làm gì thì lỗi lầm không có. Tâm hồn anh ta bao giờ cũng được thanh thản.

Các công sở cũng thế mà thôi. Chẳng hạn có hai cơ quan: bệnh viện thú ý và sở hợp đồng thương mại. Sở này làm ăn tấp nập, ngược lại, bệnh viện thú ý chẳng làm gì hết.

Thế thì sao, cuối cùng sự nghiệp thú ý nước nhà cũng chẳng đình đốn chỉ vì cái bệnh viện ấy ăn không ngồi rồi. Các bạn hãy tin rằng hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có điều là những công việc dành cho bệnh viện thú ý sẽ chồng chất lên vai cái sở hợp đồng thương mại rất năng nổ và mẫn cán đó.

Có thể có người biết một công sở siêng năng nào đó đang phải làm những phần việc của chúng tôi chăng? Cũng có thể chẳng ai làm thay chúng tôi vì chẳng ai cần đến chúng tôi cả!

Cầu trời độ trì cho ngài quan đốc đã giúp cấp trên quên đi sự tồn tại của lũ chúng tôi.

-Thế được rồi, nhưng cấp trên vẫn không quên trả lương các anh đấy chứ?

-Khô… ô… ng! Việc đó chúng tôi giải quyết đến mức xuất sắc. Người ta không thể quên chúng tôi được. Giá chúng tôi cứ bỏ lỡ đi một hai tháng thì có lẽ người ta cũng quên thật. Nhưng tháng nào chúng tôi chả đi lĩnh lương. Kế toán thì lên sổ sách, chúng tôi thì ký tên. Một đại diện đến sở tài chính lĩnh tiền về chia. Nhân đây xin nói rằng ở Sở chúng tôi ký tên vào sổ đã được coi là công việc nặng nhọc nhất. Nếu không có cái khoản chức phận đó thì có thể cho rằng tiền lương ấy là tiền biếu không chúng tôi.

Các bạn có biết những ý nghĩ gì thường nảy ra trong đầu mỗi khi tôi nghĩ đến Sở tôi, nơi tôi đã làm việc 9 năm hay không? Tôi thường tự bảo, giá cấp trên không quên hẳn chúng tôi thì không hiểu công việc có nhích lên chút nào hay không? Hay một trường hợp khác. Các bạn thử nghĩ, liệu có gì thay đổi không, nếu cấp trên quên hẳn đi một vài sở nữa, như họ đã quên chúng tôi? Trật tự trên trái đất liệu có bị phá vỡ không? Hay mọi sự vẫn như xưa? Hay biết đâu công việc lại chạy hơn! Tôi rất khao khát biết những điều ấy.

Nhưng sự đời cái gì rồi cũng chấm dứt. Cuộc sống dông dài của chúng tôi kết thúc khi quan đốc tôi về hưu và có ngài Xápphét về thay. Tôi chỉ băn khoăn một điều: làm sao người ta biết được có cái ghế bỏ trống khi quan đốc tôi về hưu? Không những người ta biết mà còn cử được quan đốc khác đến ngồi cái ghế ấy! Thế mà trước đây tôi cứ tưởng rằng viễn cảnh cuối cùng của Sở tôi là lũ chúng tôi lần lượt xếp bút về hưu, không còn ai đến thay chỗ chúng tôi nữa. Rồi cùng với thầy phán nào về hưu cuối cùng, cả cái sở này sẽ nhắm mắt yên giấc vĩnh hằng.

Bây giờ thì hoá ra quan trên không quên hẳn chúng tôi, một khi còn cử được về một quan đốc mới! Ngài Xápphét lập tức hăng hái bắt tay vào việc. Việc đầu tiên là ngài khiển trách bác làm vườn, anh thường trực, cậu loong-toong và bác gác cổng.

Ðúng 9h sáng ngài đến sở. Hiển nhiên là chưa ai đến. Không một bóng người. Các bạn nghĩ xem, mới 9h sáng!… Có ai đi làm giờ này? Tất nhiên, đến cũng được, nhưng đến làm gì? Giá thử có việc gì đó thì tôi xin lấy mạng sống tôi ra mà thề… anh em chúng tôi có thể đến được từ 8h chứ chẳng phải 9h đâu.

Lại nói, ông ta đến lúc 9h, cửa còn khoá. Quan đốc phải đứng ngoài đợi. 10h bác gác cổng Maxta mới đến, bác ta đang định mở cổng thì quan đốc hỏi:

-Bác là ai?

Cần phải nói rằng Sở chúng tôi vẫn thường đảm bảo dân chủ tuyệt đối. Chẳng hạn, quan đốc cũng thế, nhân viên gác công cũng thế, ai cũng bình đẳng như ai. Vì vậy câu hỏi kia làm bác Muxta kinh ngạc. Vả lại, không kể những chuyện khác, đã nhiều năm nay trong Sở cũng như gần Sở, bác ta có gặp người lạ mặt bao giờ đâu. Vì thế, bác ta cũng hỏi lại đúng cái câu đó:

-Vậy bác là ai?

-Bác làm gì ở đây? – Quan đốc lên giọng.

-Việc gì chẳng được! Còn bác làm gì ở đây? – Bác gác cổng ngỡ là gần Sở mới có một thằng ma cà bông lạ mặt, hoặc có thể là một gã mật thám, nên suýt nữa tóm cổ quan đốc mới vào đồn. Cũng may quan đốc kịp đoán ra:

-Trước mặt nhà bác là quan đốc mới Sở này!

-Còn trước mặt ngài là người gác cổng Sở này với 14 năm nghiệp vụ thâm niệm. Xin chào! – bác Muxta đáp lại.

-Thế, ngoài bác ra ở đây không còn ai hay sao?

-Sao lại không, tất nhiên là có chứ!

Sau này hỏi bác Muxta, chúng tôi mới biết là ngài Xápphét còn hỏi thêm bác một câu:

-Bây giờ 9h mà cửa còn khoá. Nếu nhân viên đến sớm hơn thì làm sao vào được?

-Mỗi người họ có một chìa riêng. Ai đến sớm, người ấy tự mở. Ngài đừng lo, hôm nay tôi sẽ thửa riêng cho ngài một chìa.

Lúc tôi đến nơi, không khí toàn Sở im lặng như trong huyệt mộ.

-Xin chào các người anh em, có chuyện gì vậy? – tôi hỏi mọi người.

-Gay rồi. Người ta đặt lên đầu chúng ta một lão quan đốc tởm tợm.

Chúng tôi chưa kịp đôi hồi thì bác Muxta đã vào phòng bảo tôi:

-Quan đốc gọi anh.

Tôi lên phòng quan.

Trước mắt tôi là một người mặt dài ngoẵng. Ông ta ngồi chống cùi tay lên tấm kính mặt bàn.

-Tôi lấy làm hân hạnh được gặp ngài! – Tôi nói và đưa tay trước.

Quan lưỡng lự giây lát ra chiều suy nghĩ có nên đưa tay ra không, cuối cùng ngài bắt tay tôi.

-Công việc của ông là gì? – ngài hỏi.

-Tôi ấy ạ, bẩm ngài?

-Phải.

-Dạ, nhân viên văn phòng.

-“Nhân viên” là thế nào?

Câu hỏi ngốc ơi là ngốc!

-Dạ, tức là phán chức.

-Tôi hiểu rồi, thưa ông, nhưng ông là phán chức gì? Ông đảm lãnh công việc gì?

-Dạ, lạy trời, anh em chúng tôi không có sự phân biệt. Vậy nên…

-Hàng ngày ông đến Sở lúc mấy giờ?

-Tôi không dám nói chắc, nhưng bao giờ cũng trước bữa ăn trưa ạ.

-Thế các ông không phải đến lúc chín giờ à?

-Ðến làm gì ạ, thưa ngài? Ðến sớm thế tôi biết làm việc gì được?

-Nếu vậy ông cứ ngồi nhà. Ðừng bao giờ đến nữa.

-Bẩm ngài xá cho, có thể nào người ta từ sáng đến tối chịu được tiếng vợ con eo xèo! ít lâu nữa ngài sẽ phải thừa nhận rằng khó có thể ngồi nhà được từ sáng đến tối. Thế nào ngài cũng phải mò đến Sở làm việc.

Quan đốc không mời tôi ngồi, nhưng để ngài khỏi ngượng vì bất lịch sự, tôi bèn ngồi xuống ghế bành.

Rồi tôi rút bao thuốc bóc ra đưa mời.

Nhưng quan bảo:

-Ông về được rồi.

Lão ta tệ hại thật! Tôi đút thuốc vào túi, bước ra.

Lão Xápphét không cho chúng tôi yên. Ðầu tiên lão nghĩ ra (chết cha chúng tôi!) một kiểu điểm danh mới. Ai cũng phải đến đúng 9h sáng và không ai được về trước 5h chiều. Phút đầu và phút cuối phải ghi sổ.

Lão tính rằng bằng cách đó lão sẽ phát hiện được ai đi làm, ai đi chơi, ai đi đúng giờ, ai đến muộn. Nhưng sổ ấy của lão Xápphét không đạt yêu cầu: chẳng ai buồn ghi vào cả.

-Quét mạng nhện đi!

-Lau cửa kính đi! – thỉnh thoảng lại thấy vang lên những tiếng quát lợm giọng của quan đốc. Ai quát nấy nghe. Chẳng ai để tai đến cả.

-Ghi phiếu công vụ đi!

-Phiếu công vụ là gì ạ?

-Tất cả nhân viên đều phải làm lý lịch và nộp cho tôi!

Lý lịch? Bố ai biết được đã bao nhiêu lâu rồi tôi chẳng làm một thứ lý lịch nào cả. Bụi trong tủ đầy đến đốt ngón tay.

Mỗi ngày lão nghĩ ra một trò làm khổ chúng tôi.

-Chúng ta sẽ lập một sổ đăng ký công văn!… Chúng ta sẽ lập một sổ kiểm tra hành chính.

-Lạy trời, sổ đăng ký là cái quái gì? Chúng ta làm gì có công văn. Có gì mà đăng với ký?

Ngày nào lão cũng có một tối kiến gì đó. Mặc xác lão! Chẳng ai để ý! Lão làm việc lão, chúng tôi làm việc chúng tôi. Một bữa, các bạn đồng sự yêu cầu tôi:

-Cậu đi giải thích cho cái lão ấy biết nội tình của chúng ta chứ.

Tôi đi luôn.

-Thưa ngài – tôi nói – Ngài thật hoài công làm khổ chúng tôi. Sở này có như các Sở khác đâu. ở đây không có việc làm! Ngài bày việc ra làm gì!

-Các ông có ăn lương không đấy? – lão hỏi.

-Có chứ ạ – tôi đáp.

-Vì sao các ông hưởng lương?

-Thưa ngài, chúng tôi phụng sự quốc gia thì tất phải được tiền chứ ạ. Chẳng lẽ mang tiếng là nhân viên nhà nước mà lại không lương à?

-Nếu vậy các ông phải làm việc!

-Chẳng lẽ có việc mà chúng tôi không làm hay sao? Cái Sở này đã bị quên rồi, thậm chí chẳng còn ai biết đến nó nữa.

Quan đốc giận tím mặt. Ngài vung tay, gầm lên:

-Việc nước phải cho ra việc nước. Tôi bắt các ông phải phục tùng tôi!

Ông ấy cứ bắt đi mà xem! Có điều ông ấy phải lo thân trước đã.

-Tôi sẽ phê vào lý lịch của ông…

Ông cứ phê đi mà xem!…

-Tôi sẽ bẩm lên thượng cấp!

Ông cứ bẩm đi! Sợ gì?

Ông ấy có làm gì cũng chẳng ăn thua. Không sao xoay nổi chúng tôi. Mạng nhện trên trần không quét được, bụi trong tủ không lau được. Vẫn như xưa, chẳng ai nhớ phải đi làm mấy giờ, tan sở mấy giờ, sổ kiểm danh cũng chẳng ai ghi. Rồi đến ưức chúng tôi phải gửi giấy lên quan đốc:

“Ông cứ kệ thây chúng tôi. Ông cứ ngồi đâu ngồi đấy. Nếu ông không nhượng, chúng tôi sẽ đồng tình làm đơn khiếu ông.”

-Các ông muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không bao giờ thò mũi vào việc các ông nữa! – cuối cùng ngài Xápphét khoát tay nói.

Chúng tôi lại trở lại cuộc đời xưa. Có quan đốc hay không, không ai cần biết. Thực ra, ngày nào ông cũng vẫn đến Sở đúng 9h sáng và ra về đúng 5h chiều. Cái lão khốn khổ ấy cứ ngồi từ sáng đến chiều thu lu trong văn phòng của mình. Lão làm gì chúng tôi không ai hay biết!

Một hôm người đưa thư mang đến Sở một bì công văn màu vàng. Ala! Lạy thánh Ala! ở đâu thế này? Chúng tôi bối rối không biết làm gì. Mọi người xúm lại bảo nhau: “Anh bóc ra xem!” Nhưng không ai dám bóc cả.

Ông Mucxin bảo bác Huyxammettin:

-Nào, bác bóc ra đi!

Bác Huyxammettin hoảng sợ, kêu lên:

-Sao ông không làm mà lại xúi tôi?

-Trời ơi, nhưng bác là phần văn thư kia mà!

-Sao ông biết?

Ðể khỏi cãi nhau, tôi cầm lấy phong bì, bảo:

-Chúng ta bóc làm gì? Chỉ tổ mang thêm trách nhiệm. Cứ để cho quan đốc bóc lấy.

Chúng tôi kéo nhau đến, tôi đi trước, anh em đi sau.

-Thưa quan đốc – tôi nói – ngài có thư ạ.

Quan đốc dùgn dao cắt giấy mở phong bì ngay trước mắt chúng tôi. Cái gì bên trong thế nhỉ? Quỉ thật! Mọi người chúng tôi đều hồi hộp chờ đợi một con thỏ nhảy chồm ra hay một con bồ câu bay vụt lên. Và lao quan nào là người nghĩ ra cái trò gửi công văn về Sở chúng tôi thế nhỉ? Cuối cùng, quan đốc lôi được trong phong bì ra một tờ công văn, liếc mắt rồi đọc:

-Sở chúng ta xếp vào khu thanh tra thứ ba. Trong tháng 4 sẽ có kiểm tra công việc.

-Trời ơi – ông Mucxim kêu lên.

-Kiểm tra? Thanh tra sắp đến? – bác Huyxammettin không tin lỗ tai mình, lắp bắp – Cơ khổ!

-Chẳng lẽ tháng 4 đã về?

-Làm sao bây giờ, các người anh em?

Chỉ riêng quan đốc còn giữ được vẻ bình thản:

-Thanh tra chứ có phải thánh Ala đâu. Hắn chẳng làm gì chúng ta được.

-Trời ơi, ngài Xápphét, ngài nói gì vậy. Hay là trong đời ngài chưa thấy thanh tra lần nào? Ngày xưa đã có lần thanh tra đến đây…

-Thì lão ấy cũng không phải là Thần chết… Sao, lão ấy cắt cổ chúng ta à?

-Chao ôi, nếu thế thì đã phúc tổ… đằng này lão ấy hành hạ còn chán. Lão ấy sẽ đuổi cổ chúng ta đi xa, sẽ ném chúng ta đi mỗi người một xứ như xua chim non vậy.

-Tôi đã sắp đến kỳ tăng lương. Nếu phải đi tỉnh khác thì hỏng bét cả.

-Tôi cũng vậy. Thằng cháu trai đang học trung học, còn cháu gái đại học!

-Cái bọn thanh tra có bao giờ chịu hiểu hoàn cảnh người khác, chúng chỉ biết thải người cho gọn tay!

Nhưng còn quan đốc thì sao? Tựa hồ lão ta chả can hệ gì.

-Thanh tra thì mặc thanh tra! Họ chẳng làm gì được đâu. Nghĩ đến làm gì…

Không, các bạn thử nhìn mặt thanh tra mà xem. Mỗi người chúng tôi đều còn nhớ những chuyện ngày xưa rắc rối vì cái lũ thanh tra ấy.

-Ngày xưa có một lão thanh tra đến Sở mình. Các bạn nhớ lại mà xem, lão đuổi thẳng cánh ngay một thầy phán, cầu trời cho thầy Xulâyman ấy được mạnh giỏi chỉ vì thầy ấy có pha cà phê trong giờ làm việc.

-Bọn thanh tra ấy có biết thương ai bao giờ. Có một lần chúng đến chỗ bọn mình…

Nhưng lão quan đốc vẫn cứ bình chân như vại. Làm sao bây giờ? Chúng tôi đành xắn tay lên làm vệ sinh. Ala, lạy thánh Ala, bẩn ơi là bẩn. Rác rưởi chở đi hết xe này đến xe khác. Bụi bậm lưu cữu trong tủ thành một lớp dày đến nỗi người đến kẻ đi, không ai đừng được, ai cũng phải lấy ngón tay viết một dòng lưu niệm hay ít ra thì cũng vạch loằng ngoằng mấy nét rồng rắn.

Một nhân viên nhìn thấy trên gương tủ, nơi vứt lỏng chỏng mấy thứ văn phòng phẩm dòng chữ:

“Suban, con của Khưđưa, sinh năm 1330, làng Baylemgiu, tổng Xivát”, nhưng anh ta cũng chẳng buồn lau.

-Ðây là bút tích bạn cũ của tôi, xoá đi sao đành! – anh khuyên chúng tôi.

Bụi hết, rác sạch. Tường nhà quét vôi khang trang. Mọi người chung tay sơn cửa to, cửan hỏ. Anh nọ trách anh kia lơ là. Thế là có cái cầu thang ai cũng tranh nhau quét. Văn phòng trông khác hẳ. Ðồ đạc bóng loáng. Sạch sẽ cũng thích thật. Có người nói lão thanh tra đến một huyện lỵ nọ. Lão kiểm tra một công sở. Lão rờ ngón tay vào một máy chữ và bảo: “Bụi này mấy chục năm rồi đây?” Tất nhiên, thế là sự nghiệp một quan phán nào đó đi tong.

Bác làm vườn của chúng tôi đã cắt hết rau để trồng hoa. Ði đâu chúng tôi cũng kháo nhau về thanh tra. Toàn những tin đồn sấm sét: Ðến công sở nào thấy ai bỏ giờ hành chính là đuổi ngay. Ai chểnh mảng công việc là có ngay tờ trình thượng cấp! Chúng tôi bèn đi làm không phải 9h, mà là 8h sáng.

-Các người anh em ạ, vì Chúa, mỗi người anh em phải tìm lấy cho mình một việc mà làm. Có phải ngày xưa tháng nào chúng ta cũng làm một bản lập bô, phải không nhỉ?

-Rút các tờ phiếu ra!

-Chuẩn bị các bản thông báo đi!

Chúng tôi triển khai hoạt động như điên. Cả guồng máy đã quay tít. Ngày nào chúng tôi cũng trình quan đốc giấy tờ các ban bệ, tổ nhóm. Chúng tôi vừa đệ báo cáo lên trên, đã thấy trên gửi trát xuống. Tha hồ các máy chữ lách cách, ngòi bút soàn soạt, các bản thảo được viết đi sửa lại. Văn phòng đã được khách làm ăn để mắt đến. Nhan nhản trên các mặt bàn là dấu tem thư, chữ ký, bản in, quyết định…

-Mang cái này sang phòng bên!

-Ðưa sang bàn kia lấy chữ ký!

-Trả cho tiền lệ phí!

-Nộp 12 ảnh làm giấy chứng nhận!

-Ông trưởng phòng hai có duyệt không ạ?

-Cần một con tem 270 xu.

Tin đồn về lão thanh tra ngày càng sấm sét hơn. Lão bước chân đến văn phòng nào thì ở đó rơi lông rụng cánh.

Mỗi ngày chúng tôi không phải chỉ làm 8h, mà làm đến 10h, thậm chí chủ nhật cũng không bỏ ra khỏi công sở. Thế mà việc vẫn không hết.

Rồi bỗng có tin báo là quan thanh tra sẽ đến vào ngày thứ 4. Cả văn phòng sôi lên. Ðể chờ ký giấy, các thầy xếp thành hàng dài. Ðiệu này nếu không cho thêm biên chế chúng tôi đến chết bẹp dưới đống giấy tờ tồn lại này mất.

Chỉ riêng quan đốc biết quan thanh tra sắp đến mà vẫn không mất bình tĩnh.

-Ðến thì đến chứ sao! – ông lạnh lùng nói.

-Bẩm ngài Xápphét, đến thì đến là thế nào ạ? Với lão ấy không đùa được đâu. Có những nguồn tin đáng tin cậy cho chúng tôi biết rằng thứ 4 này lão ta sẽ đến.

-Lão ấy không ăn thịt được ta! Ðến thì cứ đến!

-Ngài chắc chưa bao giờ làm việc với thanh tra?

-Các bạn thân mến, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì đây?

-Dọn buồng riêng này, mở tiệc chiêu đãi này. Chẳng lẽ những việc ấy lại không cần hay sao?

-Chả… a… a cần! – ngài Xápphét nói – Sở ta chẳng có xu nào để làm việc ấy cả.

Từ xưa tới nay các bạn đã thấy người nào gàn như thế chưa? Vì lão thanh tra đến, suốt 2 tháng rưỡi nay chúng tôi đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt. Chúng tôi làm việc cật lực bởi vì rằng không nay thì mai lão ta sẽ đến. Mà ngày đó chúng tôi lại không tổ chức nổi một bữa tiệc hay sao. Bê bối không thể tưởng tượng được. Nếu không cho lão ta được một bữa chén thì công lao chúng tôi đều xuống biển hết.

Thế là anh em đồng sự chúng tôi gom tiền nhau lại đặt một bữa tiệc vào thứ 4 tại câu lạc bộ thương mại.

Ðêm thứ 3 tôi không sao nhắm mắt được. Tôi dậy sớm rửa mặt, cạo râu rồi đi làm từ lúc 7h30. Thế mà vẫn là người cuối cùng. Tôi thấy ai nấy đều mặc quần áo mới cứng, người nào chỗ nấy đàng hoàng.

Như thường lệ, quan đốc vẫn đến lúc 9h và vào phòng riêng làm việc.

Cả sở tôi sôi động công việc. Ai cũng muốn làm tốt hơn, nhanh hơn. Mãi đến trưa cũng chẳng thấy tăm hơi thanh tra đâu cả.

Hay là mai lão ấy mới đến? Chúng tôi bàn đến câu lạc bộ thương mại xin chuyển bữa tiệc sang ngày mai. Ðể một ngày thức ăn cũng có hỏng đâu mà sợ!

Có tiếng chuông điện thoại, rồi có tin điện đến, mọi người nhớn nhác chờ tin thanh tra. Nhưng rõ ràng là không ai nghe được gì về lão, không ai nhìn thấy mặt lão.

-Chính bác là người tung tin ra phải không?

-Chết, bác nhớ lại xem, đây có phải là chuyện đùa đâu?

Tối hôm đó chúng tôi tự khao mình một bữa. Mọi chuyện đều xoay quanh lão thanh tra:

-Này, sao lão ta không đến nhỉ?

-Bao giờ lão ấy mới đến?

-Rồi xem, bao giờ lão ta cũng đến chộp chúng ta bất thình lình.

Ðến cuối bữa, không kìm được nữa, quan đốc mới cười phá lên:

-Thưa các ngài ! Chẳng có thanh tra thanh triếc gì cả. Tin ấy chính là tôi tung ra đấy. Cái thư báo tin lão ấy đến cũng là tôi gởi.

ái chà, đồ lừa đảo, khiếp quá, đồ đểu!

-Thì tôi biết làm thế nào khác nữa? Mọi biện pháp của tôi đều không đạt kết quả gì! Tôi không sao đưa các ông vào nề nếp được. Chính các ông buộc tôi phải lừa dối, phải bịa ra chuyện quan thanh tra đến. Bây giờ các ông thấy không, công việc đã chạy đều răm rắp!

Bữa tiệc chẳng làm chúng tôi vui lên tí nào. Những ngày sau dù chúng tôi có cố gắng bao nhiêu cũng không làm cho công sở trở lại trạng thái mấy hôm trước được, không khí nó cứ thế nào ấy.

Nhưng bộ máy đã khởi động. Các cấp trên cũng đã biết đến chúng tôi và bắt đầu dội xuống trăm thứ giấy tờ lục vấn. Khách làm việc bắt đầu ra vào. Dù chúng tôi có cố tránh cũng không tránh được họ. Hơn nữa, họ còn quát tháo chúng tôi:

-Cái nàh ông này, chúng tôi đến nộp thuế chứ làm gì. Chính tiền lương của các ông cũng nằm trong này cả đấy. Làm đi, làm việc đi chứ, chúng tôi lại bẩm quan trên bây giờ!

Từ độ đó chúng tôi không chây lười được nữa. Sợ thay, công việc mỗi ngày một nhiều hơn, không sức đâu làm xuể được. Sở tôi đã nhận thêm 10 người mà việc vẫn không giảm. Tội vạ ấy chính là do cái lão già Xápphét lừa đảo kia mà ra cả.

Thế đấy, chúng tôi chẳng thấy mặt mũi quan thanh tra đâu, nhưng đầu óc không lúc nào rời được lão. Bao giờ chúng tôi ngồi làm việc cũng dường như có con mắt cú vọ của lão theo dõi.

Tối nào cầu nguyện, chúng tôi cũng chỉ xin một điều:

-Lạy thánh Ala vĩ đại, xin người ban cho chúng tôi một viên giám đốc như viên giám đốc ngày xưa. Cầu cho lão ấy nhổ toẹt vào công việc trong sở và cấp trên quên hẳn chúng tôi!

Sở chúng tôi có 29 thầy phán và gần 20 loong toong. Chắc hẳn các bạn có nghe nói về hưu trí được hưởng nguyên lương. Tất cả mọi người chúng tôi đều ra sức thực hiện câu châm ngôn đó. Không, chúng tôi không có ai bỏ việc và trong giờ chính quyền mỗi người đàng hoàng một ghế… Có điều, thế có gọi là là làm việc hay không thì chưa biết? Làm lụng quái gì! Tôi ở Sở này được 9 năm mà không nhớ là có làm được việc gì hữu hiệu hay không. Xem chứng thượng cấp cũng quên chúng tôi. Có chúng tôi hay không có chúng tôi điều ấy thượng quan không cần biết. Ðúng ra, cũng có một dạo Sở tôi làm việc. Một vị “tai to mặt nhớn” có đến nhưng rồi biến ngay. Từ đó không hiểu sao chúng tôi bị trên cũng quên mà dưới cũng chẳng nhớ. Tất nhiên, đúng lề đúng thói, thỉnh thoảng cũng thấy dội từ trên xuống mấy cái thông tri, vài cái trát đòi. Nhưng đến một hôm có trát đòi mà không có phục tín. Quan đốc Sở tôi, một người có đầu óc rất mực thực tế, đã không thèm nhìn nhận đến trát đòi của quan trên nữa. Còn quan trên thì cũng chẳng muốn quản ngại đến chúng tôi làm gì. Sở tôi muốn sao thì sao, các vị phủi tay hết. Người ta quên chúng tôi, tựa hồ chúng tôi không có mặt trên đời. Nhưng giải tán Sở này thì không ai nói đến nửa lời. Mà thực ra, làm sao giải tán được một công sở quốc gia to tát như thế chỉ vì nó không đáp ứng mấy cái trát đòi của quan trên?…

Cuộc đời quan phán từng ấy năm dài đã mở mắt cho tôi nhìn ra được một chân lý. Tôi hiểu rằng ai làm nhiều, kẻ ấy bị tống thêm việc. Hy vọng làm cho chóng xong, tên viên chức khốn khổ kia ra sức mà cố gắng, nhưng liền ngay đó hắn bị giao thêm việc mới. Ngược lại, càng lười, càng thờ ơ, người ta càng ít muốn giao việc. “Thằng ấy đù đờ, bất tài lắm”. Còn anh nào cố gắng thì tất nhiên người ta cũng càng cố gắng giao thêm nhiều việc. Xoay xở hết việc này việc kia, thế nào chẳng có sai sót. Thế là anh chàng phát bực, tính tình sinh ra cáu bẳn… ở đời bao giờ chả thế: làm nhiều thì có sai sót và tất nhiên người ta càng dễ công kích. Con người không làm gì thì lỗi lầm không có. Tâm hồn anh ta bao giờ cũng được thanh thản.

Các công sở cũng thế mà thôi. Chẳng hạn có hai cơ quan: bệnh viện thú ý và sở hợp đồng thương mại. Sở này làm ăn tấp nập, ngược lại, bệnh viện thú ý chẳng làm gì hết.

Thế thì sao, cuối cùng sự nghiệp thú ý nước nhà cũng chẳng đình đốn chỉ vì cái bệnh viện ấy ăn không ngồi rồi. Các bạn hãy tin rằng hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có điều là những công việc dành cho bệnh viện thú ý sẽ chồng chất lên vai cái sở hợp đồng thương mại rất năng nổ và mẫn cán đó.

Có thể có người biết một công sở siêng năng nào đó đang phải làm những phần việc của chúng tôi chăng? Cũng có thể chẳng ai làm thay chúng tôi vì chẳng ai cần đến chúng tôi cả!

Cầu trời độ trì cho ngài quan đốc đã giúp cấp trên quên đi sự tồn tại của lũ chúng tôi.

-Thế được rồi, nhưng cấp trên vẫn không quên trả lương các anh đấy chứ?

-Khô… ô… ng! Việc đó chúng tôi giải quyết đến mức xuất sắc. Người ta không thể quên chúng tôi được. Giá chúng tôi cứ bỏ lỡ đi một hai tháng thì có lẽ người ta cũng quên thật. Nhưng tháng nào chúng tôi chả đi lĩnh lương. Kế toán thì lên sổ sách, chúng tôi thì ký tên. Một đại diện đến sở tài chính lĩnh tiền về chia. Nhân đây xin nói rằng ở Sở chúng tôi ký tên vào sổ đã được coi là công việc nặng nhọc nhất. Nếu không có cái khoản chức phận đó thì có thể cho rằng tiền lương ấy là tiền biếu không chúng tôi.

Các bạn có biết những ý nghĩ gì thường nảy ra trong đầu mỗi khi tôi nghĩ đến Sở tôi, nơi tôi đã làm việc 9 năm hay không? Tôi thường tự bảo, giá cấp trên không quên hẳn chúng tôi thì không hiểu công việc có nhích lên chút nào hay không? Hay một trường hợp khác. Các bạn thử nghĩ, liệu có gì thay đổi không, nếu cấp trên quên hẳn đi một vài sở nữa, như họ đã quên chúng tôi? Trật tự trên trái đất liệu có bị phá vỡ không? Hay mọi sự vẫn như xưa? Hay biết đâu công việc lại chạy hơn! Tôi rất khao khát biết những điều ấy.

Nhưng sự đời cái gì rồi cũng chấm dứt. Cuộc sống dông dài của chúng tôi kết thúc khi quan đốc tôi về hưu và có ngài Xápphét về thay. Tôi chỉ băn khoăn một điều: làm sao người ta biết được có cái ghế bỏ trống khi quan đốc tôi về hưu? Không những người ta biết mà còn cử được quan đốc khác đến ngồi cái ghế ấy! Thế mà trước đây tôi cứ tưởng rằng viễn cảnh cuối cùng của Sở tôi là lũ chúng tôi lần lượt xếp bút về hưu, không còn ai đến thay chỗ chúng tôi nữa. Rồi cùng với thầy phán nào về hưu cuối cùng, cả cái sở này sẽ nhắm mắt yên giấc vĩnh hằng.

Bây giờ thì hoá ra quan trên không quên hẳn chúng tôi, một khi còn cử được về một quan đốc mới! Ngài Xápphét lập tức hăng hái bắt tay vào việc. Việc đầu tiên là ngài khiển trách bác làm vườn, anh thường trực, cậu loong-toong và bác gác cổng.

Ðúng 9h sáng ngài đến sở. Hiển nhiên là chưa ai đến. Không một bóng người. Các bạn nghĩ xem, mới 9h sáng!… Có ai đi làm giờ này? Tất nhiên, đến cũng được, nhưng đến làm gì? Giá thử có việc gì đó thì tôi xin lấy mạng sống tôi ra mà thề… anh em chúng tôi có thể đến được từ 8h chứ chẳng phải 9h đâu.

Lại nói, ông ta đến lúc 9h, cửa còn khoá. Quan đốc phải đứng ngoài đợi. 10h bác gác cổng Maxta mới đến, bác ta đang định mở cổng thì quan đốc hỏi:

-Bác là ai?

Cần phải nói rằng Sở chúng tôi vẫn thường đảm bảo dân chủ tuyệt đối. Chẳng hạn, quan đốc cũng thế, nhân viên gác công cũng thế, ai cũng bình đẳng như ai. Vì vậy câu hỏi kia làm bác Muxta kinh ngạc. Vả lại, không kể những chuyện khác, đã nhiều năm nay trong Sở cũng như gần Sở, bác ta có gặp người lạ mặt bao giờ đâu. Vì thế, bác ta cũng hỏi lại đúng cái câu đó:

-Vậy bác là ai?

-Bác làm gì ở đây? – Quan đốc lên giọng.

-Việc gì chẳng được! Còn bác làm gì ở đây? – Bác gác cổng ngỡ là gần Sở mới có một thằng ma cà bông lạ mặt, hoặc có thể là một gã mật thám, nên suýt nữa tóm cổ quan đốc mới vào đồn. Cũng may quan đốc kịp đoán ra:

-Trước mặt nhà bác là quan đốc mới Sở này!

-Còn trước mặt ngài là người gác cổng Sở này với 14 năm nghiệp vụ thâm niệm. Xin chào! – bác Muxta đáp lại.

-Thế, ngoài bác ra ở đây không còn ai hay sao?

-Sao lại không, tất nhiên là có chứ!

Sau này hỏi bác Muxta, chúng tôi mới biết là ngài Xápphét còn hỏi thêm bác một câu:

-Bây giờ 9h mà cửa còn khoá. Nếu nhân viên đến sớm hơn thì làm sao vào được?

-Mỗi người họ có một chìa riêng. Ai đến sớm, người ấy tự mở. Ngài đừng lo, hôm nay tôi sẽ thửa riêng cho ngài một chìa.

Lúc tôi đến nơi, không khí toàn Sở im lặng như trong huyệt mộ.

-Xin chào các người anh em, có chuyện gì vậy? – tôi hỏi mọi người.

-Gay rồi. Người ta đặt lên đầu chúng ta một lão quan đốc tởm tợm.

Chúng tôi chưa kịp đôi hồi thì bác Muxta đã vào phòng bảo tôi:

-Quan đốc gọi anh.

Tôi lên phòng quan.

Trước mắt tôi là một người mặt dài ngoẵng. Ông ta ngồi chống cùi tay lên tấm kính mặt bàn.

-Tôi lấy làm hân hạnh được gặp ngài! – Tôi nói và đưa tay trước.

Quan lưỡng lự giây lát ra chiều suy nghĩ có nên đưa tay ra không, cuối cùng ngài bắt tay tôi.

-Công việc của ông là gì? – ngài hỏi.

-Tôi ấy ạ, bẩm ngài?

-Phải.

-Dạ, nhân viên văn phòng.

-“Nhân viên” là thế nào?

Câu hỏi ngốc ơi là ngốc!

-Dạ, tức là phán chức.

-Tôi hiểu rồi, thưa ông, nhưng ông là phán chức gì? Ông đảm lãnh công việc gì?

-Dạ, lạy trời, anh em chúng tôi không có sự phân biệt. Vậy nên…

-Hàng ngày ông đến Sở lúc mấy giờ?

-Tôi không dám nói chắc, nhưng bao giờ cũng trước bữa ăn trưa ạ.

-Thế các ông không phải đến lúc chín giờ à?

-Ðến làm gì ạ, thưa ngài? Ðến sớm thế tôi biết làm việc gì được?

-Nếu vậy ông cứ ngồi nhà. Ðừng bao giờ đến nữa.

-Bẩm ngài xá cho, có thể nào người ta từ sáng đến tối chịu được tiếng vợ con eo xèo! ít lâu nữa ngài sẽ phải thừa nhận rằng khó có thể ngồi nhà được từ sáng đến tối. Thế nào ngài cũng phải mò đến Sở làm việc.

Quan đốc không mời tôi ngồi, nhưng để ngài khỏi ngượng vì bất lịch sự, tôi bèn ngồi xuống ghế bành.

Rồi tôi rút bao thuốc bóc ra đưa mời.

Nhưng quan bảo:

-Ông về được rồi.

Lão ta tệ hại thật! Tôi đút thuốc vào túi, bước ra.

Lão Xápphét không cho chúng tôi yên. Ðầu tiên lão nghĩ ra (chết cha chúng tôi!) một kiểu điểm danh mới. Ai cũng phải đến đúng 9h sáng và không ai được về trước 5h chiều. Phút đầu và phút cuối phải ghi sổ.

Lão tính rằng bằng cách đó lão sẽ phát hiện được ai đi làm, ai đi chơi, ai đi đúng giờ, ai đến muộn. Nhưng sổ ấy của lão Xápphét không đạt yêu cầu: chẳng ai buồn ghi vào cả.

-Quét mạng nhện đi!

-Lau cửa kính đi! – thỉnh thoảng lại thấy vang lên những tiếng quát lợm giọng của quan đốc. Ai quát nấy nghe. Chẳng ai để tai đến cả.

-Ghi phiếu công vụ đi!

-Phiếu công vụ là gì ạ?

-Tất cả nhân viên đều phải làm lý lịch và nộp cho tôi!

Lý lịch? Bố ai biết được đã bao nhiêu lâu rồi tôi chẳng làm một thứ lý lịch nào cả. Bụi trong tủ đầy đến đốt ngón tay.

Mỗi ngày lão nghĩ ra một trò làm khổ chúng tôi.

-Chúng ta sẽ lập một sổ đăng ký công văn!… Chúng ta sẽ lập một sổ kiểm tra hành chính.

-Lạy trời, sổ đăng ký là cái quái gì? Chúng ta làm gì có công văn. Có gì mà đăng với ký?

Ngày nào lão cũng có một tối kiến gì đó. Mặc xác lão! Chẳng ai để ý! Lão làm việc lão, chúng tôi làm việc chúng tôi. Một bữa, các bạn đồng sự yêu cầu tôi:

-Cậu đi giải thích cho cái lão ấy biết nội tình của chúng ta chứ.

Tôi đi luôn.

-Thưa ngài – tôi nói – Ngài thật hoài công làm khổ chúng tôi. Sở này có như các Sở khác đâu. ở đây không có việc làm! Ngài bày việc ra làm gì!

-Các ông có ăn lương không đấy? – lão hỏi.

-Có chứ ạ – tôi đáp.

-Vì sao các ông hưởng lương?

-Thưa ngài, chúng tôi phụng sự quốc gia thì tất phải được tiền chứ ạ. Chẳng lẽ mang tiếng là nhân viên nhà nước mà lại không lương à?

-Nếu vậy các ông phải làm việc!

-Chẳng lẽ có việc mà chúng tôi không làm hay sao? Cái Sở này đã bị quên rồi, thậm chí chẳng còn ai biết đến nó nữa.

Quan đốc giận tím mặt. Ngài vung tay, gầm lên:

-Việc nước phải cho ra việc nước. Tôi bắt các ông phải phục tùng tôi!

Ông ấy cứ bắt đi mà xem! Có điều ông ấy phải lo thân trước đã.

-Tôi sẽ phê vào lý lịch của ông…

Ông cứ phê đi mà xem!…

-Tôi sẽ bẩm lên thượng cấp!

Ông cứ bẩm đi! Sợ gì?

Ông ấy có làm gì cũng chẳng ăn thua. Không sao xoay nổi chúng tôi. Mạng nhện trên trần không quét được, bụi trong tủ không lau được. Vẫn như xưa, chẳng ai nhớ phải đi làm mấy giờ, tan sở mấy giờ, sổ kiểm danh cũng chẳng ai ghi. Rồi đến ưức chúng tôi phải gửi giấy lên quan đốc:

“Ông cứ kệ thây chúng tôi. Ông cứ ngồi đâu ngồi đấy. Nếu ông không nhượng, chúng tôi sẽ đồng tình làm đơn khiếu ông.”

-Các ông muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không bao giờ thò mũi vào việc các ông nữa! – cuối cùng ngài Xápphét khoát tay nói.

Chúng tôi lại trở lại cuộc đời xưa. Có quan đốc hay không, không ai cần biết. Thực ra, ngày nào ông cũng vẫn đến Sở đúng 9h sáng và ra về đúng 5h chiều. Cái lão khốn khổ ấy cứ ngồi từ sáng đến chiều thu lu trong văn phòng của mình. Lão làm gì chúng tôi không ai hay biết!

Một hôm người đưa thư mang đến Sở một bì công văn màu vàng. Ala! Lạy thánh Ala! ở đâu thế này? Chúng tôi bối rối không biết làm gì. Mọi người xúm lại bảo nhau: “Anh bóc ra xem!” Nhưng không ai dám bóc cả.

Ông Mucxin bảo bác Huyxammettin:

-Nào, bác bóc ra đi!

Bác Huyxammettin hoảng sợ, kêu lên:

-Sao ông không làm mà lại xúi tôi?

-Trời ơi, nhưng bác là phần văn thư kia mà!

-Sao ông biết?

Ðể khỏi cãi nhau, tôi cầm lấy phong bì, bảo:

-Chúng ta bóc làm gì? Chỉ tổ mang thêm trách nhiệm. Cứ để cho quan đốc bóc lấy.

Chúng tôi kéo nhau đến, tôi đi trước, anh em đi sau.

-Thưa quan đốc – tôi nói – ngài có thư ạ.

Quan đốc dùgn dao cắt giấy mở phong bì ngay trước mắt chúng tôi. Cái gì bên trong thế nhỉ? Quỉ thật! Mọi người chúng tôi đều hồi hộp chờ đợi một con thỏ nhảy chồm ra hay một con bồ câu bay vụt lên. Và lao quan nào là người nghĩ ra cái trò gửi công văn về Sở chúng tôi thế nhỉ? Cuối cùng, quan đốc lôi được trong phong bì ra một tờ công văn, liếc mắt rồi đọc:

-Sở chúng ta xếp vào khu thanh tra thứ ba. Trong tháng 4 sẽ có kiểm tra công việc.

-Trời ơi – ông Mucxim kêu lên.

-Kiểm tra? Thanh tra sắp đến? – bác Huyxammettin không tin lỗ tai mình, lắp bắp – Cơ khổ!

-Chẳng lẽ tháng 4 đã về?

-Làm sao bây giờ, các người anh em?

Chỉ riêng quan đốc còn giữ được vẻ bình thản:

-Thanh tra chứ có phải thánh Ala đâu. Hắn chẳng làm gì chúng ta được.

-Trời ơi, ngài Xápphét, ngài nói gì vậy. Hay là trong đời ngài chưa thấy thanh tra lần nào? Ngày xưa đã có lần thanh tra đến đây…

-Thì lão ấy cũng không phải là Thần chết… Sao, lão ấy cắt cổ chúng ta à?

-Chao ôi, nếu thế thì đã phúc tổ… đằng này lão ấy hành hạ còn chán. Lão ấy sẽ đuổi cổ chúng ta đi xa, sẽ ném chúng ta đi mỗi người một xứ như xua chim non vậy.

-Tôi đã sắp đến kỳ tăng lương. Nếu phải đi tỉnh khác thì hỏng bét cả.

-Tôi cũng vậy. Thằng cháu trai đang học trung học, còn cháu gái đại học!

-Cái bọn thanh tra có bao giờ chịu hiểu hoàn cảnh người khác, chúng chỉ biết thải người cho gọn tay!

Nhưng còn quan đốc thì sao? Tựa hồ lão ta chả can hệ gì.

-Thanh tra thì mặc thanh tra! Họ chẳng làm gì được đâu. Nghĩ đến làm gì…

Không, các bạn thử nhìn mặt thanh tra mà xem. Mỗi người chúng tôi đều còn nhớ những chuyện ngày xưa rắc rối vì cái lũ thanh tra ấy.

-Ngày xưa có một lão thanh tra đến Sở mình. Các bạn nhớ lại mà xem, lão đuổi thẳng cánh ngay một thầy phán, cầu trời cho thầy Xulâyman ấy được mạnh giỏi chỉ vì thầy ấy có pha cà phê trong giờ làm việc.

-Bọn thanh tra ấy có biết thương ai bao giờ. Có một lần chúng đến chỗ bọn mình…

Nhưng lão quan đốc vẫn cứ bình chân như vại. Làm sao bây giờ? Chúng tôi đành xắn tay lên làm vệ sinh. Ala, lạy thánh Ala, bẩn ơi là bẩn. Rác rưởi chở đi hết xe này đến xe khác. Bụi bậm lưu cữu trong tủ thành một lớp dày đến nỗi người đến kẻ đi, không ai đừng được, ai cũng phải lấy ngón tay viết một dòng lưu niệm hay ít ra thì cũng vạch loằng ngoằng mấy nét rồng rắn.

Một nhân viên nhìn thấy trên gương tủ, nơi vứt lỏng chỏng mấy thứ văn phòng phẩm dòng chữ:

“Suban, con của Khưđưa, sinh năm 1330, làng Baylemgiu, tổng Xivát”, nhưng anh ta cũng chẳng buồn lau.

-Ðây là bút tích bạn cũ của tôi, xoá đi sao đành! – anh khuyên chúng tôi.

Bụi hết, rác sạch. Tường nhà quét vôi khang trang. Mọi người chung tay sơn cửa to, cửan hỏ. Anh nọ trách anh kia lơ là. Thế là có cái cầu thang ai cũng tranh nhau quét. Văn phòng trông khác hẳ. Ðồ đạc bóng loáng. Sạch sẽ cũng thích thật. Có người nói lão thanh tra đến một huyện lỵ nọ. Lão kiểm tra một công sở. Lão rờ ngón tay vào một máy chữ và bảo: “Bụi này mấy chục năm rồi đây?” Tất nhiên, thế là sự nghiệp một quan phán nào đó đi tong.

Bác làm vườn của chúng tôi đã cắt hết rau để trồng hoa. Ði đâu chúng tôi cũng kháo nhau về thanh tra. Toàn những tin đồn sấm sét: Ðến công sở nào thấy ai bỏ giờ hành chính là đuổi ngay. Ai chểnh mảng công việc là có ngay tờ trình thượng cấp! Chúng tôi bèn đi làm không phải 9h, mà là 8h sáng.

-Các người anh em ạ, vì Chúa, mỗi người anh em phải tìm lấy cho mình một việc mà làm. Có phải ngày xưa tháng nào chúng ta cũng làm một bản lập bô, phải không nhỉ?

-Rút các tờ phiếu ra!

-Chuẩn bị các bản thông báo đi!

Chúng tôi triển khai hoạt động như điên. Cả guồng máy đã quay tít. Ngày nào chúng tôi cũng trình quan đốc giấy tờ các ban bệ, tổ nhóm. Chúng tôi vừa đệ báo cáo lên trên, đã thấy trên gửi trát xuống. Tha hồ các máy chữ lách cách, ngòi bút soàn soạt, các bản thảo được viết đi sửa lại. Văn phòng đã được khách làm ăn để mắt đến. Nhan nhản trên các mặt bàn là dấu tem thư, chữ ký, bản in, quyết định…

-Mang cái này sang phòng bên!

-Ðưa sang bàn kia lấy chữ ký!

-Trả cho tiền lệ phí!

-Nộp 12 ảnh làm giấy chứng nhận!

-Ông trưởng phòng hai có duyệt không ạ?

-Cần một con tem 270 xu.

Tin đồn về lão thanh tra ngày càng sấm sét hơn. Lão bước chân đến văn phòng nào thì ở đó rơi lông rụng cánh.

Mỗi ngày chúng tôi không phải chỉ làm 8h, mà làm đến 10h, thậm chí chủ nhật cũng không bỏ ra khỏi công sở. Thế mà việc vẫn không hết.

Rồi bỗng có tin báo là quan thanh tra sẽ đến vào ngày thứ 4. Cả văn phòng sôi lên. Ðể chờ ký giấy, các thầy xếp thành hàng dài. Ðiệu này nếu không cho thêm biên chế chúng tôi đến chết bẹp dưới đống giấy tờ tồn lại này mất.

Chỉ riêng quan đốc biết quan thanh tra sắp đến mà vẫn không mất bình tĩnh.

-Ðến thì đến chứ sao! – ông lạnh lùng nói.

-Bẩm ngài Xápphét, đến thì đến là thế nào ạ? Với lão ấy không đùa được đâu. Có những nguồn tin đáng tin cậy cho chúng tôi biết rằng thứ 4 này lão ta sẽ đến.

-Lão ấy không ăn thịt được ta! Ðến thì cứ đến!

-Ngài chắc chưa bao giờ làm việc với thanh tra?

-Các bạn thân mến, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì đây?

-Dọn buồng riêng này, mở tiệc chiêu đãi này. Chẳng lẽ những việc ấy lại không cần hay sao?

-Chả… a… a cần! – ngài Xápphét nói – Sở ta chẳng có xu nào để làm việc ấy cả.

Từ xưa tới nay các bạn đã thấy người nào gàn như thế chưa? Vì lão thanh tra đến, suốt 2 tháng rưỡi nay chúng tôi đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt. Chúng tôi làm việc cật lực bởi vì rằng không nay thì mai lão ta sẽ đến. Mà ngày đó chúng tôi lại không tổ chức nổi một bữa tiệc hay sao. Bê bối không thể tưởng tượng được. Nếu không cho lão ta được một bữa chén thì công lao chúng tôi đều xuống biển hết.

Thế là anh em đồng sự chúng tôi gom tiền nhau lại đặt một bữa tiệc vào thứ 4 tại câu lạc bộ thương mại.

Ðêm thứ 3 tôi không sao nhắm mắt được. Tôi dậy sớm rửa mặt, cạo râu rồi đi làm từ lúc 7h30. Thế mà vẫn là người cuối cùng. Tôi thấy ai nấy đều mặc quần áo mới cứng, người nào chỗ nấy đàng hoàng.

Như thường lệ, quan đốc vẫn đến lúc 9h và vào phòng riêng làm việc.

Cả sở tôi sôi động công việc. Ai cũng muốn làm tốt hơn, nhanh hơn. Mãi đến trưa cũng chẳng thấy tăm hơi thanh tra đâu cả.

Hay là mai lão ấy mới đến? Chúng tôi bàn đến câu lạc bộ thương mại xin chuyển bữa tiệc sang ngày mai. Ðể một ngày thức ăn cũng có hỏng đâu mà sợ!

Có tiếng chuông điện thoại, rồi có tin điện đến, mọi người nhớn nhác chờ tin thanh tra. Nhưng rõ ràng là không ai nghe được gì về lão, không ai nhìn thấy mặt lão.

-Chính bác là người tung tin ra phải không?

-Chết, bác nhớ lại xem, đây có phải là chuyện đùa đâu?

Tối hôm đó chúng tôi tự khao mình một bữa. Mọi chuyện đều xoay quanh lão thanh tra:

-Này, sao lão ta không đến nhỉ?

-Bao giờ lão ấy mới đến?

-Rồi xem, bao giờ lão ta cũng đến chộp chúng ta bất thình lình.

Ðến cuối bữa, không kìm được nữa, quan đốc mới cười phá lên:

-Thưa các ngài ! Chẳng có thanh tra thanh triếc gì cả. Tin ấy chính là tôi tung ra đấy. Cái thư báo tin lão ấy đến cũng là tôi gởi.

ái chà, đồ lừa đảo, khiếp quá, đồ đểu!

-Thì tôi biết làm thế nào khác nữa? Mọi biện pháp của tôi đều không đạt kết quả gì! Tôi không sao đưa các ông vào nề nếp được. Chính các ông buộc tôi phải lừa dối, phải bịa ra chuyện quan thanh tra đến. Bây giờ các ông thấy không, công việc đã chạy đều răm rắp!

Bữa tiệc chẳng làm chúng tôi vui lên tí nào. Những ngày sau dù chúng tôi có cố gắng bao nhiêu cũng không làm cho công sở trở lại trạng thái mấy hôm trước được, không khí nó cứ thế nào ấy.

Nhưng bộ máy đã khởi động. Các cấp trên cũng đã biết đến chúng tôi và bắt đầu dội xuống trăm thứ giấy tờ lục vấn. Khách làm việc bắt đầu ra vào. Dù chúng tôi có cố tránh cũng không tránh được họ. Hơn nữa, họ còn quát tháo chúng tôi:

-Cái nàh ông này, chúng tôi đến nộp thuế chứ làm gì. Chính tiền lương của các ông cũng nằm trong này cả đấy. Làm đi, làm việc đi chứ, chúng tôi lại bẩm quan trên bây giờ!

Từ độ đó chúng tôi không chây lười được nữa. Sợ thay, công việc mỗi ngày một nhiều hơn, không sức đâu làm xuể được. Sở tôi đã nhận thêm 10 người mà việc vẫn không giảm. Tội vạ ấy chính là do cái lão già Xápphét lừa đảo kia mà ra cả.

Thế đấy, chúng tôi chẳng thấy mặt mũi quan thanh tra đâu, nhưng đầu óc không lúc nào rời được lão. Bao giờ chúng tôi ngồi làm việc cũng dường như có con mắt cú vọ của lão theo dõi.

Tối nào cầu nguyện, chúng tôi cũng chỉ xin một điều:

-Lạy thánh Ala vĩ đại, xin người ban cho chúng tôi một viên giám đốc như viên giám đốc ngày xưa. Cầu cho lão ấy nhổ toẹt vào công việc trong sở và cấp trên quên hẳn chúng tôi!

Bình luận