Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Phát Súng Trượt

Chương 29

Tác giả: Stuart Wood

Vào sáu giờ rưỡi, trong lúc trời còn chạng vạng tối của một buổi sáng tháng mười một, Will, Tom và Kitty rời trang trại. Sáng hôm ấy, lúc chín giờ, Will có cuộc hẹn ăn sáng với một nhà kinh doanh tại một thị trấn gần Atlanta.

Khi xe của anh vào đến Roosevelt Memorial Field, phi trường của quận Meriwether, anh ngạc nhiên trông thấy một chiếc xe brec Volvo từ đấy đi ra. Trông thấy người lái xe nhưng anh không nhận ra người đó là ai. Liệu có máy bay nào có thể đến sớm vào giờ này không nhỉ. Hay là người ấy lẻn vào đây đề ăn trộm máy móc, thiết bị nào đó chăng?

Will dừng xe lại gần chiếc Cessna của anh nhưng không thấy có gì bất thường. Tom và Kitty lên máy bay trước trong khi Will kiểm tra lại máy móc lần cuối. Xong rồi anh trèo lên cabin, đưa mắt xem lại danh sách kiểm soát bay. Khi ấy đã có tiếng Tom ngáy nhè nhẹ.

Will khỏi động máy và ấn tay ga. Máy bay bắt đầu lăn bánh. Đặt tới tốc độ sáu mươi nơ, anh kéo cần lái và chiếc Cessna rời khỏi mặt đất.

Họ vượt qua lớp sương mù bay là là trên đồng cỏ cùng những cánh rừng xanh và Will đưa máy bay vào chế độ bay tự động. Tiếng máy nổ đều đều trong bầu trời yên tĩnh.

Nửa giờ sau, họ bay qua dẫy Stone Mountain và Will cho máy bay hạ dần độ cao để chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Peachtre De Kalb. Thì chính lúc đó, động cơ bỗng ngưng chạy.

– Có chuyện gì không ổn hả Will? – Kitty hoảng hốt kêu lên.

– Cái gì đây? – Cả Tom cũng bừng tỉnh dậy.

– Chết máy – Will có trấn tĩnh đáp – Thắt đây an toàn vào.

– Rất nhanh, Will lục lại trí nhớ để tìm cách xử trí: phải cho máy bay ngóc lên cao. Anh liếc nhìn bảng đồng hồ bay. Tốc độ: tám mươi nơ. Độ cao: năm trăm hai mươi mét. Giới hạn không nổ máy của máy bay là khoảng một nghìn mét cho một trăm mét độ cao. Như vậy có nghĩa anh chỉ còn bay được gần năm kilomet nữa là máy bay của anh đâm xuống đất. Anh nhìn đồng hồ báo khoảng cách: phải chín kilomet nữa anh mới tới phi trường. Thế là anh cuống lên nhìn xuống thăm dò mặt đất.

Có khả năng cứ cái đà này thì máy bay sẽ lao xuống một khu ngoại ô rất đông dân. Con đường cao tốc ở phía đông bắc lại đang giơ cao điểm… Không thể tính chuyện hạ máy bay xuống đấy…

Anh bấm nút radio.

– S.O.S, S.O.S, S.O.S – Anh gọi – Cessna 1223 đang chết máy cách Đông Nam phi trường Peach Tree bảy nghìn hai trăm mét. Không thể nổ máy. Xin chỉ định cho hạ cánh.

– Không có chỗ – Đài kiểm soát trả lời – Ông đang bay qua một khu rất đông dân. Cố gắng điều khiển đến mức tối đa.

Để hạ cánh, Will chỉ cần một đoạn ba trăm mét. Anh tiếp tục thăm dò mặt đất. Lúc này anh chị còn hai trăm mét độ cao. Phải cố làm một cái gì đó.

Chợt ở phía bên phải, anh nhận thấy một mái nhà trắng xoá của một ngôi nhà thấp và dài, cạnh đó là một bãi đỗ trải rộng, trải nhựa. Đó là nơi duy nhất mà anh có thể thử vận may. Những khi nhìn kỹ thì anh choáng cả người, trên bãi đang có rất nhiều xe đi lại.

Song cùng lúc ấy, anh cùng nhận ra mái của ngôi nhà là mái bằng. Nó dài bao nhiêu mét, anh không còn thời gian để ước lượng nữa. Chỉ còn một nước là phải liều thôi vì đây là hy vọng cuối cùng của anh.

– Bám chắc vào! – Anh hét to lên vai Tom và Kitty.

Thoáng trong nháy mắt, Will thấy mình đã xuống thấp hơn mái nhà. Nhận ra sai lầm của mình, anh nghiến răng kéo cần lái. Máy bay ngóc lên được một chút và nhanh chóng lấy lại thăng bằng. Rồi có một tiếng va chạm mạnh kéo dài. Bánh xe đã cày xuống mái nhà, sỏi vụn bốc lên tung tóe. Trước mặt Will, đầu kia mái nhà tiến đến vun vút. Will mắm môi mắm lợi kéo tay phanh. Chiếc Cessna tròng trành rồi cuối cùng đứng sứng lại giữa một đống ngổn ngang sỏi cát. Will đưa tay lên mặt thở phào. Cả người anh run rẩy.

Phía xa vắng lại tiếng còi hụ của xe cứu hoả, xe cứu thương. Will nhìn đồng hồ: tám giờ hai mươi phút.

– Liệu chúng ta có kịp đến chỗ hẹn lúc chín giờ không? – Anh quay ra hỏi các bạn.

***

Không được động đậy! – Có tiếng ai đó quát lên.

Keane thấy trước mặt mình là nòng súng ngắn của viên cảnh sát.

– Tôi có giấy hành nghề, được không anh? – Keane nói – Xác nạn nhân ở trong buồng tắm.

Trông thấy thẻ của Keane, nét mặt viên cảnh sát hơi dịu lại. Giữa lúc ấy, một viên thanh tra gạt ra và bước lên phía trước.

– Anh là ai, và anh làm quái quỉ gì ở đây? – Viên thanh tra hỏi. Keane lại chìa thẻ và giải thích tại sao anh lại có mặt ở đây.

– Ông gác cổng có thể xác nhận lời kể của tôi – Keane nói – Cái gã gọi là Ross ấy có lẽ đã giết cô ta từ tối qua.

– Cảm ơn ý kiến của anh – Viên thanh tra đáp – Bây giờ anh có thể rời khỏi đây.

Mickey quay ra những vừa định bước lên xe, anh đã trông thấy một chiếc xe hòm màu hạt dẻ xích tới và đỗ lại. Anh nhận ra người ngồi trên xe là Bob Warren, nhân viên của FBI.

– Tôi biết là thế nào anh cũng có mặt ở đây – Bob nói.

– Thôi được. Và có thể ghi thêm một vụ án nữa vào danh sách FBI. Nạn nhân là một cô y tá tên là Suzy Adams.

Bob đỏ mặt.

– Có Adams là người của bọn tôi. Nhưng tôi thề tôi không biết một tý gì về việc cô ấy lại giúp Perkerson chống lại anh.

– Hừ, nếu anh đã nói thế… – Keane đáp.

– Cô ấy tham gia phá vụ án này đã lâu rồi…

– Vụ gì? – Keane hỏi.

– Anh sẽ sớm được biết đầy đủ. Còn bây giờ bọn tôi chỉ có việc là giải quyết những chi tiết cuối cùng.

– Vậy thì – Keane nói – Anh hãy vào buồng tắm ngó qua một cái. Ít ra anh cùng nhận thấy một chi tiết đã được giải quyết ở đây.

Bob chẳng nói gì chỉ nhìn Keane một lúc.

– Hãy đợi một tý – Lát sau anh nói. Rồi anh chìa cho Keane một tấm ảnh.

– Chiếc ảnh này được chụp tuần trước. Nó có thể có ích cho anh. Dù sao tôi cùng nợ anh một chiếc…

Ảnh chụp Perkerson. Tất nhiên hắn vẫn mang cặp kính quen thuộc, nhưng cuối cùng lần này, Keane đã có khuôn mặt mới của hắn, một nhận dạng chính thức để tìm kiếm.

– Cảm ơn anh vì tấm ảnh – Keane nói.

– Nhưng anh nhớ là không phải tôi cho anh đấy nhé – Bob còn dặn với trước khi đi.

Keane nhớ nhập tâm chiếc ảnh. Rồi anh đến hiệu ảnh cho in thành nhiều tấm và phân phát cho các đài truyền hình, các báo. Anh còn yêu cầu Dave Haynes báo cả lên cấp trên của anh ta.

“Lần này tên khốn kiếp ấy đừng hòng thoát khỏi tay ta”. Anh thầm nghĩ.

***

Will đến phòng thường trực vào buổi trưa. Có tin của Cơ quan hàng không liên bang nhắn anh gọi lại cho họ. Will bấm số máy của Barran, người muốn nói chuyện với anh.

– Tôi, Will Lee đây, tôi gọi theo lời nhắn của ông.

– Rất vui mừng được nghe ông nói, thưa ông Lee – Có tiếng Barran ở đâu đây – Tôi nói chuyện với ông bằng máy di động và tôi hiện đang đứng ở đúng chỗ mà sáng nay… Hừm… Ông gặp sự cố. Ông có biết rằng có đến gần hai lít nước trong mỗi bình xăng của ông không?

– Không thể thế được – Will sửng sốt nói.

– Ông hẳn biết Cessna có những chỉ dẫn liên quan đến việc bảo quản bình xăng của nó. Việc này có lẽ chúng tôi phải đưa ông ra toà.

– Khoan đã, ông Barran – Will phần kháng – Tôi hoàn toàn hiểu những vấn đề đó cho nên năm ngoái tôi đã phải cho thay những bình xăng mới. Tôi nghĩ ông cần phải xem lại xem sao?

– Đồng ý. Chiều nay mời ông đến xem với tôi.

Nhân có một chuyến đi về hướng ấy trong giai đoạn vận động tranh cử mới, Will tranh thủ tắt vào chỗ sáng nay anh phải hạ cánh cấp tốc.

Trên mái ngói nhà, anh gặp Barran và cả hai đến chỗ chiếc Cessna. Một thợ máy đang đứng lọc hút xăng từ bình đựng xăng máy bay vào những chiếc can.

– Thật là một buổi tập thú vị – Người thợ máy nói Will.

– Tôi gặp may phải không anh? – Will đáp.

Barran cúi xuống và gặp một cái gì đó trong chiếc lọc xăng.

– Gì thế này hả ông?

– Trông như một mẫu túi chất dẻo có khoá kéo ấy – Người thợ máy nói – Mỗi bình tôi tìm thấy hai cái.

– Lạ thật. Trừ phi…

Barran ngưng giữa chừng câu nói.

– Ông Lee, tôi không đưa ông ra toà nhưng tôi phải gọi cho FBI. Bởi phá hoại một chiếc máy bay là một tội phạm hình sự và nó thuộc quyền điều tra của cảnh sát liên bang. Tôi sẽ mời một người của họ đến chỗ ông.

***

Will và Tom cùng xem bản tin ti vi buổi mười tám giờ. Bản tin chủ yếu nói về hoạt động tranh cử trong ngày của Will, trong đó phần lớn thời gian đều nói về cuộc hạ cánh bắt buộc của anh. Thì giữa lúc ấy, Kitty dẫn một người khách vào.

– Will, đây là ông Davidson, nhân viên đặc biệt của FBI.

Will bắt tay khách.

Chắc cơ quan hàng không liên bang đã nói với ông?

– Thưa vâng – Davidson đáp – Ông Barran nghi đó là một vụ phá hoại và chúng tôi cũng đồng ý kiến. Ông thử nghĩ xem có ai muốn hại ông không?

– Không có ai, thưa ông. Nhưng tôi vừa kết thúc xong một vụ kiện còn gây nhiều tranh cãi. Các thành viên của một tổ chức đấu tranh cho ưu thế của người da trắng có vẻ rất phẫn nộ về bản án đó.

– Chúng tôi cùng biết – Davidson nói.

Lúc ấy, Will chợt liếc nhìn ti vi và anh bỗng giật mình. Khuôn mặt một người đeo kính đen choán gần hết màn hình.

“Người đàn ông này, Harold Perkerson, đang là đối tượng của lệnh truy nã trên toàn liên bang do Sở cảnh sát Atlanta đưa ra vào chiều nay – Người phát thanh viên nói – Perkerson bị truy nã về…”

– Ông Davidson – Will với kêu lên – Tôi đã trông thấy người đàn ông này lái một chiếc Brec đúng vào lúc tôi đến phi trường Roosevelt Field.

– Ông chắc chứ?

– Chắc. Đúng là hắn đây.

– Xe Brec kiểu gì?

– Brec Volvo. Màu tối. Đen hoặc sẫm.

– Tôi gọi điện thoại được không?

– Xin ông cứ tự nhiên – Vừa chỉ tay vào chiếc điện thoại đặt gần đây Will vừa nói.

***

Ngồi ở Varsity, một khách sạn trung tâm Atlanta, Harold Perkerson vừa xem ti vi vừa nhấm nháp Wishky. Kế hoạch của Quan Chấp Chính đã được hắn tiến hành một cách hoàn hảo những tiếc thay, Will Lee vẫn thoát nạn.

“Không quan trọng – Hắn nghĩ – Cuối cùng rồi ta cũng sẽ khử được mi!” Giữa lúc ấy, mặt hắn phơi ra trên màn hình. Hoảng hồn, và chỉ kịp nghe hết lệnh truy nã, hắn vội đứng phắt ngay dậy, bỏ cả cốc rượu và bữa ăn đang ăn dở, bước ra khỏi khách sạn. Trên đường ra chỗ đậu xe, hắn dừng lại giây lát ở máy bán báo tự động, mua một tờ Atlanta buổi chiều. Ảnh hắn chình ình ngay trên trang nhất. Trời đất ơi! Làm sao mà chúng lại có được ảnh hắn?

Bước vào bãi đỗ xe dưới hầm khách sạn, hắn cố trấn tĩnh lại và xem phải làm gì bây giờ. Đầu tiên là phải bỏ ngay bộ ria. Hắn móc túi du lịch ra một con dao cao điện chạy pin và mặc dù còn nham nhở, hắn đã thanh toán xong bộ ria.

Tờ Atlanta không nói gì về nhận dạng mới của Perkerson. Nhưng hắn chú ý ngay tới một bài báo đang cuối trang nhất. Bài báo có nhan đề “Thời gian biểu của ứng cử viên trong ngày bầu cử”. Bài đưa tin là ngày hôm ấy, Will Lee sẽ ở khách sạn Omni. Ông ta chỉ xuất hiện một lần ở gác lửng khách sạn lúc mười tám giờ.

Gác lửng ấy thì Perkerson biết. Hắn bước vào cabin điện thoại và gọi về Omni.

– Tôi muốn dành một phòng ở khách sạn. Phòng đủ tiện nghi và trông vào trong sân.

***

Ngồi ở hàng ghế đầu trong giao đường Nhà thờ Đồi Thánh, Will đang nghe hát. Âm điệu cuối cùng của người ca sĩ có bộ tóc bồng vừa dứt thì gian phòng rộ lên những tràng vỗ tay.

Một lát sau, mục sư Don Beverly Calhoun bước vào, lên bục giảng.

– Thưa các bạn, tôi xin giới thiệu với các bạn, ông Will Lee, một chàng trai không cùng chia sẻ một niềm tin với chúng ta, những người mà ông muốn giành được sự ủng hộ. Hôm nay, tôi mời ông lên đây để ông có thể giải thích với mọi người về những gì ông đặt niềm tin.

Calhoun quay lại phía Will với một cử chỉ mời chào.

Will đứng dậy cảm ơn và bước lên bục. Sau khi đặt lên bàn quyển kinh thánh truyền lại từ ông nội, anh mỉm cười với cử toạ và cất tiếng:

– Xin chào các bạn.

Anh ngạc nhiên hết sức khi nghe tiếng “chào” đồng thanh đáp lại của ba nghìn con người tụ tập trong giao đường.

– Tôi xin chuyển đến các bạn lời chào của các thành viên Nhà thờ Baptit Delano, nhà thờ xứ đạo của tôi. Và nếu như tổ tiên của tôi, một dòng dõi lâu đời những mục sư Baptit mà được chứng kiến cảnh này thì tôi tin rằng các vị ấy cũng sẽ gửi tới các bạn những lời chào nồng nhiệt như thế.

Sáng nay, người ta yêu cầu tôi nói với các bạn là tôi tin vào điều gì. Cũng như các bạn, tôi tin rằng Kinh thánh chứa đựng Luật của Chúa trời. Nhưng tôi cùng còn tin là Chúa đã ban cho tất cả các đứa con của Người khả năng suy luận và Người chờ đợi chúng ta biết sử dụng khả năng ấy.

Trước đây hơn hai trăm năm, các Cha sáng lập của chúng ta đã nghĩ ra một hệ thống chính trị bảo đảm cho việc tự do trao đổi tư tưởng. Và hệ thống ấy đã trở thành luật của thế tục: đó là một phát minh của loại người. Đối với đạo giáo, chúng ta còn có thể đòi hỏi gì hơn?

Tôi sẽ đọc để các bạn nghe một đoạn kinh Cựu ước. Người Cơ đốc giáo tốt nhất mà tôi được biết là ông nội tôi. Đó là một con người kín đáo, tuy nhiên tôi chưa từng thấy một ai ngoan đạo hơn ông. Khi mất, ông đã để lại một bức thư trong đó ông yêu cầu chúng tôi, trong buổi tang lễ, hãy chỉ đọc cho ông một đoạn trong chương sáu kinh Phúc Âm theo thánh Matthieu.

Không để đợi lâu, Will mở quyển kinh thánh cũ đến đoạn chọn sẵn và đọc tiết thứ nhất:

“Hãy giữ gìn đừng tỏ ra công minh trước mắt mọi người cốt để mọi người trông thấy; nếu khác đi, con sẽ không được hưởng phước của Chúa cha ở trên trời.

Vậy là khi còn làm phước, con đừng thổi kèn ầm ĩ trước mọi người giống như những giáo đồ Do Thái làm trên đường phố cốt để được mọi người ca ngợi (…). Những khi con làm phước, hãy làm sao để tay trái con làm mà tay phải không biết, để việc làm của con được kín đáo; và Cha là người trông thấy hết, Cha sẽ ban phước cho con.

Khi con cầu nguyện, con đứng đứng lên cầu nguyện giữa giáo đường hay ở những góc phố như những tên đạo đức giả thường làm, cốt để mọi người ca ngợi (…). Những khi con cầu nguyện, con hãy vào trong phòng, đóng cửa lại và con cầu nguyện Cha của con, Người luôn có mặt ở khắp mọi nơi; và Cha của con, là người trông thấy hết, Người sẽ ban phước cho con”.

Will gập sách lại.

– Lời khuyên cuối cùng ông nội tôi dặn lại tôi là như sau: “Will, khi một người bắt đầu giải thích với cháu rằng người ấy là một đứa con ngoan của Chúa thì cháu hãy giữ chặt tay vào ví”. Thế đây. Xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

Will lùi lại sau một bước và rồi bục giảng. Cử toạ nhìn anh im phăng phắc. Có vẻ như họ đang bị choáng váng vì không chắc có phải đã nghe anh nói đúng như thế không.

Calhoun vội bước lên bục. Rồi một bài hát đồng ca vang lên. Và Will được tiễn ra khỏi nhà thờ Đồi thánh.

Bình luận