Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Số Đỏ

Chương kết

Tác giả: Vũ Trọng Phụng
Thể loại: Văn Học Việt Nam

XUÂN TÓC ÐỎ CỨU QUỐC

XUÂN TÓC ÐỎ VĨ NHÂN

NỖI BUỒN CỦA ÔNG BỐ VỢ KHÔNG BỊ ÐẤM

Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm sau ấy, cũng trên ba nghìn. Sân quần Rollandes Varreau của Hà Thành bữa ấy thật đã ghe được một chỗ rẽ ngoặt cho lịch sử thể thao. Người ta đồn rằng có rất nhiều ngưòi hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hoá ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần dần bằng thuốc phiện không có dấu thanh, hút vào phổi.

Cú cố Hồng, ông Văn Minh, bà Phó Ðoan, ông Typn và nhiều người, đêèu đã chán nản lắm, vì bà Văn Minh đã đại bại về giải quần vợt phụ nữ bản xứ. Tuyết cố làm cho ông bố đỡ buồn, kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hy vọng vào Xuân.

Lúc ấy, trên sân quần có hai cô đầm đương tranh cái giải vô địch phụ nữ Pháp nên những người của hiệuÂu Hoá đứng xem cũng không sốt sắng mấy.

Trên khán đài, ngồi giữa những vị quan chức văn võ cao cấp của ba chính phủ, công chúng thấy rõ, từ trái sang phải: quan toàn quyền, quan Thống sứ, Ðức Vua nước nhà, S.M. Projadophick vua Xiêm. Tuy vận Âu phục, vua Xiêm cũng đội cái mũ bản xứ bằng kim ngân châu báo, trông như một cái tháp cao, vì nó có đến chín tầng gác, cứ lên cao thì lại nhỏ lại, một thứ biểu tượng của cái nước một triệu con voi. Ðằng sau nhà vua, một viên quan hầu Ðức và một viên quan hầu Nhật tỏ rằng nước Xiêm đương tiến bộ mạnh mẽ trên đường tự lập. Việc nhà tài tử Luang Brabahol cũng ngồi sau đấy (quán quân quần vợt Xiêm La) tỏ rằng đấng thiếu quân của đất nước triệu tượng cũng sẵn lòng khuyến miễn thể thao. Lại nữa, nếu ai tinh ý, thì cũng thấy rằng mấy ông trị sự Tổng cục thể thao Bắc Kỳ lúc ấy đương lo sốt vó, đương hoá điên hoá cuồng, vì giờ tranh đấu cái giải chung kết đã sắp đến rồi, mà vẫn chưa thấy mặt hai nhà quán quân cũ, Hải và Thụ, ở sân!

Làm thế nào bây giờ?

Tổng cục đã phái rất nhiều người sục sạo khắp bốn phương trời, để họ phải lục lọi cho ra hai cái ông quán quân bí mật ấy, nhưng vô hiệu quả! Chính gia đình của hai ông cũng kêu không biết hai ông đi đâu từ đêm hôm trước… Làng thể thao nhốn nháo lên, kẻ ngạc nhiên sửng sốt, người lo kinh hoàng. Không ai biết rằng lúc ấy, hai ngài vẫn còn nằm trên sàn lim có nhiều rệp ở căn phòngđề bô của nhàSécurité. Chính sở mật thám mà cũng lại không biết nốt, vì có bao nhiêu nhân viên đều chia nhau đi hộ giá ngoài phố cả, người ta chua có người và chưa đủ thì giờ xét căn cước và hỏi cung hai kẻ bị bắt kia nữa! Và Tổng cục kết luận rằng đó chính là một sự phá hoãng, một cuộc phản trắc, một vố chơi xỏ lại Tổng cục, cũng như cái thói, cái thông bệnh của những nhà thể thao có danh tiếng xưa nay. Sau cùng Tổng cục đành phải cứu chửa sự sai hẹn của mình trước công chúng, bằng cách mời nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Ðỏ.

Tiếng loa vừa vang lên xong, công chúng vỗ tay hoan nghênh tức khắc. Vì rằng tài nghệ của Hải, Thụ và Xuân, thì người ta đã nhiều lần được mục đích rồi. Nhưng thiên hạ chưa ai được biết cái tài của Luang Prabahol, nhà quán quân Xiêm La! Công chúng Pháp – Nam lại còn được rất hài lòng vì cho rằng sự Tổng cục không đề cử Hải và Thụ mà chỉ bắt Xuân là một người chưa chiếm quán quân năm nào, thì đó chính là một cử động kiêu ngạo rất kín đáo vậy. Cho nên ta không cần phải xét đến cái sung sướng của Văn Minh, ông bầu, khi ông này được ban trị sự của Tổng cục nói rằng người của ông được đại diện cho Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc, trước nhà vô địch Xiêm.

Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế Thiên hành đạo ở cái nước có hằng triệu con vôi. Thật là một tiếng sét, vì sự thua kém của tài tử Vọng Các là rõ rệt quá, và ởséc đầu, Xuân Hà Thành được 6 – 1. Ðức vua nước nhà, quan Toàn quyền và Thống sứ đều băn khoăn lắm, vì nếu Ðông Pháp nhân đó mà được danh tiếng về mặt thể thao thì, đối lại, về mặt ngoại giao có thể rầy rà, lôi thôi. Than ôi! Ðó là cái lợi hại thiên nhiên, đích đáng của mọi sự trên thế gian nầy! Ðếnséc thứ nhì, công chúng thấy Xuân đánh uể oải hình như chấp bên địch. Ông bầu Văn Minh rất lấy làm lo. Kết quả 5 – 7. Những người không nông nổi đều hiêủ ngay đó là Xuân để dành sức.

Mấygiơ đầu ởséc thứ ba tỏ rằng hai bên cùng gắng hết sực. Tuy Luang Prabahol đã trổ ra hết tài năng mà cũng không lấn át được Xuân. Ðến lúc trọng tài hô 15 – 30, trông tài tử của mình đã nắm phần thua, vua Xiêm tức thì lôi trong túi áo ra cái bản đồ Ấn Ðộ Chi Na do chính phủ Xiêm vẽ lại, tức là bản đồ nước Xiêm cũ có bờ cõi ở núi Hoành Sơn. Ngài ngắm nghía cái bản đồ mà không nhìn ra cuộc đấu nữa. Viên quan hầu Ðức và viên quan hầu Nhật đều cùng ghé tâu một cách thì thào“La guerre! La guerre!” (1).

Dưới sân, đám công chúng Pháp Nam ngây thơ, vô lo vô lự, vẫn vỗ tay rầm rộ để ủng hộ Xuân. Viên trọng tài luôn miệng hô:

– Ca răng! Ca răng ta! A văng ta sẽ vít! A văng ta đờ o!(2).

Sự hồi hộp của mọi người là không thể tả được. Cho nên đám bách tính quần dân kia không biết rằng giữa lúc ấy Ðức Vua nước nhà, quan Toàn quyền và quan Thống sứ đã đưa mắt nhìn nhau… rồi ông giám đốc chính trị Ðông Dương sau khi tai nghe một hiệu lệnh của quan Toàn quyền, tức là bỏ khán đài, chạy xuống sân đi tìm ông bầu của Xuân Tóc Ðỏ. Văn Minh rất cảm động khi thấy vị thượng quan ấy của Chính phủ mời mình ra một chỗ vắng, hấp tấp rỉ tai đại khái như thế này:

– Chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều cử bản chức tới nhò ngài một việc tối hệ trọng, có quan hệ mật thiết đến vận mệnh của đất nước. Nghĩa là bãn chức yêu cầu ngài bảo tài tử của ngài phải nhường, phải thua nhà vô địch Xiêm ngay đi! Tuy mất cái danh dự thắng cuộc, các ngài sẽ được Chính phủ bù cho bằng nhũng cái khác một cách rất hậu hĩ!

Ông bầu Văn Minh còn đứng ngạc nhiên há mồm ra, thì vị quan to lại tiếp luôn:

– Ngài cứ biết nghe đi đã ! Cái việc này rất là khẩn cấp, cái thời giờlà rất ngắn ngủi! nếu An Nam mà được Xiêm La về quần vợt thì thế nào cũng có nạn chiến tranh! Chính phủ Pháp chủ trương hoà bình, các ngài phải trông gương đó mà tránh cho bách tính lương dân cái nạn núi xương, sông máu! Thôi, chốc nữa ta sẽ nói chuyện nhiều.

Bởi thế, giữa lúc công chúng reo ô reo a huyên náo cả một góc trời, giữa lúc viên trọng tài kêuCa răng ca tăng ta, đờ o séc vítthì thừa lúc Xuân Tóc Ðỏ quay về với đứa trẻ nhặt bóng, ông bầu Văn Minh liền thất thanh khẽ bảo nó:

– Thưa đi! Nhường đi! Ðược thì chết! Chiến tranh!

Chông chúng đương hồi hộp vì 7 – 7, 7 – 8, đương mong giữ cho Hà thành thì sự không ngờ, quả cuối cùng mà Xuânlốp một cái sang bên địch, lại bắn bổng lên không khí rồi rơi vào hàng rào găng! Kết quả thảm khốc 7 – 9 ấy đã làm cho mấy nghìn con người la ó rầm rĩ để tỏ sự thất vọng công cộng. Nhưng… một hồi kèn La Mareilaise đã nổi lên mừng nhà vô địch Xiêm La, và kết liễu cuộc vui, và để các đức vua và quý quan của ba chính phủ về sở Toàn quyền.

Khi đoàn xe hơi có cờ lần lượt đi rồi, công chúng còn đứng lại, đông nghìn nghịt, tốp này định chia buồn với Xuân, tốp kia định trách cứ Xuân. Lại có đám người hô đả đảo Xuân Tóc Ðỏ nữa. Cụ Hồng, Tuyết, bà Phó Ðoan, bà Văn Minh lúc ấy thất vọng vô cùng. Những nhà chụp ảnh vây quanh Xuân để chụp ảnh. Những ông phóng viên các báo định họp nhau chất vấn thái độ của Xuân, vì mọi người rất lấy làm ngờ vực cáigiơ cuối cùng. Quả banh ấy phải là để nhường nhịn không? Sao tài tử Xuân, giáo sư quần vợt, mà lại đến nỗi… quốc sĩ như thế? Chỗ này, chỗ kia, thấy những lời hò hét vang lên:

– Quốc sĩ! Về nhà bò! Ði về nhà bò!

Có một vài người Pháp cũng kêu to:

– A bas Xuân! A bas Xuân! Des explica – tions!

Thấy ở tình thế hiểm nghèo, ông bầu Văn Minh bèn cùng Xuân Tóc Ðỏ trèo lên nóc cái xe hơi của bà Phó Ðoan, rồi Xuân Tóc Ðỏ cứ việc lắng nghe ông bầu của nó nhắc mà diễn thuyết trước cái đám công chúng mấy nghìn người hung hăng ấy. Nhưng ông bầu lúc ấy đã say sưa về cái việc hệ trọng của mình lắm, bèn nói trước đã:

– Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích rất rõ. Vậy xin thiên hạ hãy bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thua.

Nói xong, ông lại thấy mình và Xuân là to. Cho nên công chúng thấy Xuân Tóc Ðỏ có cái giọng trịch thượng của một bậc vĩ nhân như thế này:

– Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kỳ to tát nó khiến ta phải đánh nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La! Quần chúng nông nổi ơi! Mi đã biết đâu cái lòng hy sinh cao thượng vô cùng, (nó vỗ vào ngực) nó khiến ta phải từ chối danh vọng riêng của ta đi, để góp một phần vào việc tiến bộ trong trật tự và hoà bình của tổ quốc1 Giữa cái giờ rất nghiêm trọng này, điều cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải là chỉ nghĩ đến mình, nghĩa là không phải là cốt được một ván đánh quần, nhưng mà là cốt giữ cái mối thiện cảm của một nước lân bang (nó đấm tay xuống không khí) Chính phủ Pháp cũng như toàn thể quốc dân Pháp đã bao nhiêu năm nay, vẫn chủ trương và cố duy trì nền hoà bình cho thế giới! Nếu vô tình mà gây hấn, nếu thí dụ có cuộc Việt – Xiêm xung đột, thì cái phần thắng hay bại tuy chưa ai biết, nhưng mà điêù chắc chắn, là nó sẽ lôi cuốn cái thế giới vào nạn can qua! Cho nên ngày hôm nay, ta tỉ thí không phải tranh nhau cái thua, được ở một quả quần. Ta chỉ phụng sự công cuộc ngoại giao cua Chính phủ mà thôi! Ta (nó giơ cao tay lên) không muốn cho hàng vạn mạng người làm mồi cho binh đao, mắc lừa bọn buôn súng! (nó đập tay xuống). Hỡi quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta! Ta vẫn yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta!… Thôi giải tán đi, và cứ việc an cư lạc nghiệp trong hoà bình và trật tư! Ta không dám tự phụ là bậc anh hùng cứu quốc, nhưng ta phải tránh cho mi nạn chiến tranh rồi! Hoà bình vạn tuế! Hội Quốc liên vạn tuế!

Với cái hùng biện của một người đã thổi loa cho những hiệu thuốc lậu, với cái tự nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát, lại được ông Văn Minh vặn đĩa kèn, Xuân Tóc Ðỏ đã chinh phục quần chúng như một nhà chính trị đại tài của Tây phương. Mấy nghìn người bị gọi là mi, không những đã chẳng tức giận chút nào, lại còn vô cùng cảm phục, cho rằng người ta “phải thế nào” người ta móoi dám ngôn luận tự do như thế! Cho nên Xuân Tóc Ðỏ diễn thuyết vừa xong, tiếng vỗ tay của nhân dân ran lên như mưa rào! Một lần nữa, cái đạo binh các ông thợ ảnh lại xông đến gần nó… Thế rồi, ở chỗ này, thiên hạ sốt sắng hoan hô:

– Xuân Tóc Ðỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!

Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đất, lên xe hơi. Rồi mấy chiếc xe của bạn thân của nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng mấy nghìn người bùi ngùi và cảm động.

Khi bước vào nhà, thấy cụ bà đương ngồi bổ cau như một người ngu si không biết rằng trong xã hội vừa có một sự can hệ đáng chép vào lịch sử, cụ cố Hồng quên cả ho khạc, sấn sổ hỏi vặn bà vợ hủ lậu:

– Bà đã biết chưa? Bà đã biết chàng rể út của tôi chưa? Tôi chỉ còn lo rằng xưa kia, con Tuyết chưa bậy bạ cho đủ dùng với nó?

Cụ bà vẫn ngây thơ hỏi như một người không hợp thời chính hiệu:

– Thế nàng dâu ông được hay là thua? Thằng con rể út ông được hay là thua?

Cụ cố Hồng bĩu môi mà rằng:

– Thua! Nhưng mà có năm bảy thứ thua! Nó đã thua một cách đắc thắng! Một cách vinh hiễn! Thưa bà, xin bà làm ơn mắng tôi nữa đi! Con rễ út của bà, bà có hiểu không, bây giờ nghiễm nhiên là bậc vĩ nhân, một vị anh hùng cứu quốc!

Cụ bà không được hỏi thêm gì nữa. Cả bọn đi xem kéo nhau về nhà. Tuyết bắt đầu nhìn mọi người bằng cặp mắt khinh bỉ! Bà Phó Ðoan cứ nhún nhẩy như một con choi choi! Ông Typn ngồi ngay xuống để thay giày cho Xuân Tóc Ðỏ một cách nịnh thần và nô lệ. Cậu Phước không em chã nữa. Bác sĩ Trực Ngôn chúc mừng ngay cụ bà:

– Thưa cụ, tôi xin có lời trân trọng chúc mừng cặp uyên ương.

Ông bầu Văn Minh đỡ lời ngay:

– Vâng, việc ấy dự định đã từ lâu lắm.

Riêng về cụ Hồng, thì cụ nên nằm gọn ngay giữa sập để hỏi đến cái bổn phận phải làm của thằng bồi tiêm. Trong khi cụ rất hăng hái, rất có vẻ cũng thể thao, cụ nghĩ đến vỡ đầu về câubố vợ phải đấm mà cổ nhân đã nói một cách bí hiểm để cho không ai hiểu được sự tích… Thật vậy, ở địa vị của bây giờ, tất cả phải vênh váo cái mặt thì mới khỏi mang tiếng là bất hợp thời trang. Nhưng muốn vênh mặt tất nhiên phải bị đám đã. Ai? Cụ bâng khuâng tự hỏi: “Phải, ai đấm vào mặt mình bây giờ?” Cụ đánh ba cái dấu hỏi vào đấy. Thật là một vấn đề mà thời gian và tương lai mới có thể giải quyết được. Cho nên cụ bực dọc vô cùng. Ðã toan nhắm nghiền mắt lại.

Nhưng cụ lại phải mở to hai mắt, vì ngoài cửa thấy tiếng xe hơi đỗ rồi tiếng giầy lộp cộp vang lên. Mọi người nhìn ra và hoảng hốt nữa, vì người bước vào là một ông Tây ăn mặc lễ phục rất uy nghi, kểu nhà binh, có lon ở tay và có gươm đeo ở thắt lưng kim tuyến. Ông Tây ấy, nói tiếng Ta như Tây lai, lễ phép chào cả bọn rồi hỏi:

– Thưa các bà, thưa các ông, bản chức muốn được nói chuyện với nhà tài tử quần vợt Xuân, và ông bầu…

Văn Minh chạy ra cúi chào và ra hiệu cho Xuân đứng lên. Ông tây dõng dạc nói:

– Thưa hai ngài, bản chức là quan hầu của quan toàn quyền, vâng mệnh ngài đến quý xá đây nói cho hai ngaì biết rằng vì cái lòng hy sinh cao quý của các ngài, đã thua nhà vô địch nước Xiêm, cho nên Chính phủ đã đặc biệt ân thưởng cho hai ngài hai cái đệ ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh!

Cụ cố Hồng ngồi nhỏm ngay lên, trịnh trọng gọi gia nhân:

– Bây đâu! Bày hương án!

Vị quan to giơ tay ngăn:

– Xin lỗi! Ðó mới là một tin chắc chắn của nhà Nước nhưng Chính phủ chưa kịp thảo nghị định thì chưa cần có hương án. Hãy xin hai ngày hãy chờ đợi hai hôm nữa. Bản chức lại có bổn phận thông báo bằng miệng với haingài rằng ân huệ của Chính phủ chẳng phải chỉ có thế thôi. Triều đình Huế và Chính phủ Vọng Các lại có cái mỹ ý dành cho hai ngài hai thứ huy chương để hai ngài, nếu muốn có thể xin được ngay cho thân nhân. Ấy là một cái Long bội tinh và một cái Tiết hạnh Khả phong Xiêm La. Lại nữa, quan Giám đốc chính trị Ðông Pháp có ý mời hai ngài đến tối hôm nay lên xơi cơm với ngài cho rằng nếu được chuyện trò thân mật với hai ngài thì ngài sẽ vui vẻ lắm.

Xuân Tóc Ðỏ cúi đầu rất thấp:

– Chúng tôi rất được hân hạnh.

Văn Minh cúi đầu nói:

– Bẩm quan lớn, hai chúng tôi đội ơn Chính phủ vô cùng1

Ông quan hầu lại dặn:

– Vậy đến tối thế nào cũng mời hai ngài lên xơi cơm thân mật với quan Giám đốc chính trị để nhận Bắc Ðẩu bội tinh và xin những vinh quang cho người nhà. Hai ngài sửa soạn ngay cho để Chính Phủ Pháp chuyển sang Nam Triều và Xiêm Triều. Bản chức xin có lời mừng hai ngài và xin tạm biệt để về soái phủ.

Ông bầu và nhà tài tử tiễn ông quan to ấy ra đến chỗ xe. Khi chiếc xe ô tô đồ sộ có cờ tam tài chạy rồi, Xuân và Văn Minh quay về sung sướng đến không nói được nữa. Cụ Hồng đứng lên, cao lên khênh giữa sập, tuyên bố:

– Thưa các bà, các ông, ngày hôm nay vui vẻ, tôi xin có lời trân trọng nói để các quý vị biết rằng vợ chồng tôi đã nhận lời gả con gái út chúng tôi là Tuyết cho ông Xuân!

Trừ bà Phó Ðoan, ai cũng vỗ tay một cách thành thực. Văn Minh đến bắt tay ông bố một cách thân mật mà rằng:

-Toa tốt lắm. Ðể tối hôm nay, lên ăn cơm trên quan Giám đốc,moa sẽ xin chính phủ chotoa cái Long bội tinh.

Cụ cố Hồng bèn bá cổ ông con để hôn, rồi đáp:

– Cảm ơn vô cùng! Hân hạnh đặc biệt!Toa ăn ở đến vớimoa thì quý hoá lắm.

Nhìn thấy mặt bà Phó Ðoan sưng sỉa như một vị quả phụ thủ tiết bị bạc tình, Xuân Tóc Ðỏ cũng nói với mọi người:

– Còn tôi thì, vì lẽ thấy bà bạn gái của tôi đây kia là người đức hạnh, lại có công xây sân quần để hâm mộ thể thao, và nhất là có cảm tình với chúng tôi, lại đã bấm bụng thủ tiết với hai đời chồng, nên tôi xin nói trước rằng tôi sẽ xin Chính phủ Xiêm cho bà cái bảng Tiết Hạnh Khả phong Xiêm La.

Nói xong nó hỏi nhạc phụ nó:

– Thưa ba, con định như thế có phải không?

Không những cụ Hồng mà thôi, ngần ấy người vỗ tay reo lên:

– Ðược lắm! Ðích đáng lắm!

Bà Phó Ðoan cảm động đến nỗi đỏ bừng cả mặt hình như xấu hổ. Bà chỉ muốn nhẩy ngay lên hôn người tình nhân đáng yêu và bí mật ấy, nhưng vì đã được tiết hạnh khả phong rồi, nên không dám, ý hẳn phải từ đây lập tức bắt đầu treo gương sáng cho các bạn gái soi chung. Tuyết đã bất đắc dĩ chạy vào ngồi sau một tấm bình phong để làm ra vẻ hổ thẹn về sự hôn nhân một cách thành thực. Cụ phán bà ngồi dưới chân cụ ông, tuy vậy cũng cứ cắm mặt xuống, hối hận về cái tội tầy đình đã trót mắng mỏ con trai, chế trách con gái, và khinh bỉ ông Xuân bội tình. Còn cụ ông thì cụ đã nằm xuống kéo điếu thuốc phiện thứ chín mươi sáu, và nghĩ cách để bị đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện.

Nhưng người ngồi đấy chưa ai kịp chúc mừng cậu nào thì đã lại thấy một chuỗi người nữa bước vào, ai cũng vui vẽ lắm. Ðó là hai thầy cảnh sátMin Ðơ vàMin Toa, ông Victor Ban, sư cụ Tăng Phú chùa Bà Banh, ông thầy số, cậu Tú Tân, ông phán mọc sừng, bà Typn. Rồi thấy nhũung câu văn hoa, mạnh mẽ, lấy những tư cách sẽ nói dưới đây để chúc mừng…

– Tôi xin thay mặt các ông chủ khách sạn đến chúc mừng…

– Chúng tôi đại diện cảnh sát giới, đến có lời chia vui…

– Bần tăng xin nhân danh đức Phật Tổ đến ban phúc thọ cho…

– Chúng tôi mạn phép thay mặt các cho chị em phụ nữ….

Duy có ông phán dây thép là chúc mừng một cách có đặc sắc nhất, tuy rằng ông thì thào vào tai Xuân:

– Tôi xin thay mặt các người chồng mọc sừng, chúc cho ông có được vợ trinh tiết.

Sự chúc tụng tuy có vui tai thật, những quá đà thì cũng quá nhàm. Cho đến cụ cố Hồng tuy cứ nằm một cách lão già an chi mà cũng phải điếc cả tai, sốt cả ruột. Nào cụ còn thiết gì đến chúc mừng với ca tụng nữá Giá ai đấm cho cụ một cái thì cụ được sung sướng biết bao! Cụ đến lúc ấy rồi m2 không được vênh váo thì giận thật.

Thế mà nào đã hết cho đâu! Than ôi, đây kia lại một vị quý khách! Ông này bận quốc phục, ngực tinh những kim khánh và mề đay… Lạ mắt lắm, ai thế không biết? Nhưng mà sao, ông ta vừa bước vào là tự giới thiệu ngay:

– Kính chào các bà và các ông. Tôi là một hội viên Khai trí Tiến đức, lại đây với cái nguyện vọng được yến kiến quan tài tử Xuân, bậc vĩ nhân của xã hội…

Xuân Tóc Ðỏ nhăm mặt khó chịu, đứng lên:

– Tôi đây, ngài hỏi gì?

Ông kia chắp hai tay vái chào:

– Bẩm lạy quan lớn ạ!

Xuân làm gọn:

– Không dám! Thế ngài hỏi cái gì?

– Bẩm quan lớn, bản hội có lời mừng quan lớn vừa mang ân Chính phủ được Bắc Ðẩu bội tinh. Thật là một sự vẻ vang cho đám thượng lưu trí thức. Bẩm quan lớn, chúng tôi được hội cử đi mời ngài vào hội, thì thật là một sự khai trí tiến đức cho quốc dân, rất xứng đáng của người quí phái.

Xuân Tóc Ðỏ gắt cấm cẩu:

– Tôi không phải quý phái! Tôi chỉ là bình dân mà thôí

Ông kia cũng cứ nhũn như con chi chi:

– Bẩm quan lớn, tuy bản hội cũng vẫn quý phái xưa nay thật, nhưng tôn chỉ, bẩm vẫn khuynh hướng về bình dân mà chứng cớ đích xác là bấy lâu nay vẫn có cả tổ tôm một cách bình dân y như bọn chủ sòng đấy ạ.

Thấy klời tán tỉnh vô nghĩa lý, không chịu được nữa, Xuân lại vặn:

– Thế thì nước mẹ gì cơ chứ?

Ông kia lại dịu dàng:

– Bẩm cảm ơn quan lớn lắm ạ. Xin quan lớn biết cho rằng tôi lại còn là một biên tập viên trong ban soạn tự vi nữa ạ. Bản hội được thiên hạ đồn rằng quan lớn hay nói theo ngôn ngữ bình dân lắm, đại khái như mẹ khiếp, nước mẹ gì, v.v… Cho nên ngoài việc lại mời quan lớn vào hội, tôi phải xin phỏng vấn quan lớn để xin phép quan lớn ưng thuận cho những tiếng như thế được ghi vào bộ tự điển đương soạn nũua đấy ạ.

Bất đắc dĩ Xuân Tóc Ðỏ gật đầu lia lịa:

– Thôi được, tôi xin cho phép và xin vào hội để xin vui lòng ngài.

– Bẩm lạy quan lớn ạ, cảm ơn quan lớn lắm, thật là sự may mắn vô cùng cho bật thượng lưu trí thức của xã hỗi Việt Nam. Bẩm lạy quan lớn, tôi xin cáo ạ!

Sau khi chắp tay vái Xuân, vị hội viên ấy khẽ nghiêng đầu chào mọi người một cách khinh khỉnh trước khi tháo lui.

Bây giờ đến lượt ông thầy số. Ông hậm hực lắm, vì từ nãy đến giờ, ông cứ phải chờ mãi mọi ngưòi mà chưa được nói gì cả. Bây giờ ông nhất định đến ngồi gần cụ cố Hồng. Ông vừa ấp úng, vừa gãi đầu gãi tai:

– Bẫm cụ cố, chúng tôi xin thay mặt các nhà nho chủ trương thuyết l1y số chúc mừng cụ tăng phúc, tăng thọ, chúc cô dâu, chú rể giai lão bách niên. Bẩm số mệnh thì tôi đoán thông thạo lắm. Bẩm như số ông Xuân chúng tôi thì cách đây năm tháng, chúng tôi đoán trước, cũng rất đúng những sự như bây giờ. Thật là con người tài cao, chí cả, dưới gầm giời danh tiếng xa…

Cụ Hồng khẽ gắt:

– Rõ cái ông này mới vô duyên! Lại còn khen phò mã tốt áo!

Ðộng lòng thương ông thầy nghèo. Xuân Tóc Ðỏ đỡ hộ:

– Thưa ba, chính thế đấy ạ. Ông thầy đoán trước đúng lắm.

Nhưng cụ cố Hồng còn cần gì cậy thầy xem số nữa?

Cũng như người đời, cụ thấy sung sướng đầy đủ thì thôi chú? Hai nữa cụ đương bực một nỗi chưa có ai đấm vào mặt mình.

– Bẩm cụ, số con rể cụ, ông Xuân tôi thật là số anh hùng, số vĩ nhân. Ấy chính là khoa quyền lộc cung, vua biết mặt, chúa biết tên; lại vợ cũng đẹp, con cái cũng lắm… Ông Xuân nhà ta tức cũng như…

Thấy ông thầy số vô duyên cứ nói lè nhè, chỉ những muốn đấm vào mặt ông ấy vì cái tức không được ông ấy đấm vào mặt mình, cụ Hồng nhắm mắt lại, ho lụ sụ lên một cách cổ điển, ôm ngực mà khặc khừ:

– Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm!… Nói mãi!!!

——–

(1) Chiến tranh! Chiến tranh!

(2) Bốn mươi! Bốn mươi đều! Giao bóng! Ra ngoài!

Hết

XUÂN TÓC ÐỎ CỨU QUỐC

XUÂN TÓC ÐỎ VĨ NHÂN

NỖI BUỒN CỦA ÔNG BỐ VỢ KHÔNG BỊ ÐẤM

Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm sau ấy, cũng trên ba nghìn. Sân quần Rollandes Varreau của Hà Thành bữa ấy thật đã ghe được một chỗ rẽ ngoặt cho lịch sử thể thao. Người ta đồn rằng có rất nhiều ngưòi hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hoá ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần dần bằng thuốc phiện không có dấu thanh, hút vào phổi.

Cú cố Hồng, ông Văn Minh, bà Phó Ðoan, ông Typn và nhiều người, đêèu đã chán nản lắm, vì bà Văn Minh đã đại bại về giải quần vợt phụ nữ bản xứ. Tuyết cố làm cho ông bố đỡ buồn, kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hy vọng vào Xuân.

Lúc ấy, trên sân quần có hai cô đầm đương tranh cái giải vô địch phụ nữ Pháp nên những người của hiệuÂu Hoá đứng xem cũng không sốt sắng mấy.

Trên khán đài, ngồi giữa những vị quan chức văn võ cao cấp của ba chính phủ, công chúng thấy rõ, từ trái sang phải: quan toàn quyền, quan Thống sứ, Ðức Vua nước nhà, S.M. Projadophick vua Xiêm. Tuy vận Âu phục, vua Xiêm cũng đội cái mũ bản xứ bằng kim ngân châu báo, trông như một cái tháp cao, vì nó có đến chín tầng gác, cứ lên cao thì lại nhỏ lại, một thứ biểu tượng của cái nước một triệu con voi. Ðằng sau nhà vua, một viên quan hầu Ðức và một viên quan hầu Nhật tỏ rằng nước Xiêm đương tiến bộ mạnh mẽ trên đường tự lập. Việc nhà tài tử Luang Brabahol cũng ngồi sau đấy (quán quân quần vợt Xiêm La) tỏ rằng đấng thiếu quân của đất nước triệu tượng cũng sẵn lòng khuyến miễn thể thao. Lại nữa, nếu ai tinh ý, thì cũng thấy rằng mấy ông trị sự Tổng cục thể thao Bắc Kỳ lúc ấy đương lo sốt vó, đương hoá điên hoá cuồng, vì giờ tranh đấu cái giải chung kết đã sắp đến rồi, mà vẫn chưa thấy mặt hai nhà quán quân cũ, Hải và Thụ, ở sân!

Làm thế nào bây giờ?

Tổng cục đã phái rất nhiều người sục sạo khắp bốn phương trời, để họ phải lục lọi cho ra hai cái ông quán quân bí mật ấy, nhưng vô hiệu quả! Chính gia đình của hai ông cũng kêu không biết hai ông đi đâu từ đêm hôm trước… Làng thể thao nhốn nháo lên, kẻ ngạc nhiên sửng sốt, người lo kinh hoàng. Không ai biết rằng lúc ấy, hai ngài vẫn còn nằm trên sàn lim có nhiều rệp ở căn phòngđề bô của nhàSécurité. Chính sở mật thám mà cũng lại không biết nốt, vì có bao nhiêu nhân viên đều chia nhau đi hộ giá ngoài phố cả, người ta chua có người và chưa đủ thì giờ xét căn cước và hỏi cung hai kẻ bị bắt kia nữa! Và Tổng cục kết luận rằng đó chính là một sự phá hoãng, một cuộc phản trắc, một vố chơi xỏ lại Tổng cục, cũng như cái thói, cái thông bệnh của những nhà thể thao có danh tiếng xưa nay. Sau cùng Tổng cục đành phải cứu chửa sự sai hẹn của mình trước công chúng, bằng cách mời nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Ðỏ.

Tiếng loa vừa vang lên xong, công chúng vỗ tay hoan nghênh tức khắc. Vì rằng tài nghệ của Hải, Thụ và Xuân, thì người ta đã nhiều lần được mục đích rồi. Nhưng thiên hạ chưa ai được biết cái tài của Luang Prabahol, nhà quán quân Xiêm La! Công chúng Pháp – Nam lại còn được rất hài lòng vì cho rằng sự Tổng cục không đề cử Hải và Thụ mà chỉ bắt Xuân là một người chưa chiếm quán quân năm nào, thì đó chính là một cử động kiêu ngạo rất kín đáo vậy. Cho nên ta không cần phải xét đến cái sung sướng của Văn Minh, ông bầu, khi ông này được ban trị sự của Tổng cục nói rằng người của ông được đại diện cho Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc, trước nhà vô địch Xiêm.

Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế Thiên hành đạo ở cái nước có hằng triệu con vôi. Thật là một tiếng sét, vì sự thua kém của tài tử Vọng Các là rõ rệt quá, và ởséc đầu, Xuân Hà Thành được 6 – 1. Ðức vua nước nhà, quan Toàn quyền và Thống sứ đều băn khoăn lắm, vì nếu Ðông Pháp nhân đó mà được danh tiếng về mặt thể thao thì, đối lại, về mặt ngoại giao có thể rầy rà, lôi thôi. Than ôi! Ðó là cái lợi hại thiên nhiên, đích đáng của mọi sự trên thế gian nầy! Ðếnséc thứ nhì, công chúng thấy Xuân đánh uể oải hình như chấp bên địch. Ông bầu Văn Minh rất lấy làm lo. Kết quả 5 – 7. Những người không nông nổi đều hiêủ ngay đó là Xuân để dành sức.

Mấygiơ đầu ởséc thứ ba tỏ rằng hai bên cùng gắng hết sực. Tuy Luang Prabahol đã trổ ra hết tài năng mà cũng không lấn át được Xuân. Ðến lúc trọng tài hô 15 – 30, trông tài tử của mình đã nắm phần thua, vua Xiêm tức thì lôi trong túi áo ra cái bản đồ Ấn Ðộ Chi Na do chính phủ Xiêm vẽ lại, tức là bản đồ nước Xiêm cũ có bờ cõi ở núi Hoành Sơn. Ngài ngắm nghía cái bản đồ mà không nhìn ra cuộc đấu nữa. Viên quan hầu Ðức và viên quan hầu Nhật đều cùng ghé tâu một cách thì thào“La guerre! La guerre!” (1).

Dưới sân, đám công chúng Pháp Nam ngây thơ, vô lo vô lự, vẫn vỗ tay rầm rộ để ủng hộ Xuân. Viên trọng tài luôn miệng hô:

– Ca răng! Ca răng ta! A văng ta sẽ vít! A văng ta đờ o!(2).

Sự hồi hộp của mọi người là không thể tả được. Cho nên đám bách tính quần dân kia không biết rằng giữa lúc ấy Ðức Vua nước nhà, quan Toàn quyền và quan Thống sứ đã đưa mắt nhìn nhau… rồi ông giám đốc chính trị Ðông Dương sau khi tai nghe một hiệu lệnh của quan Toàn quyền, tức là bỏ khán đài, chạy xuống sân đi tìm ông bầu của Xuân Tóc Ðỏ. Văn Minh rất cảm động khi thấy vị thượng quan ấy của Chính phủ mời mình ra một chỗ vắng, hấp tấp rỉ tai đại khái như thế này:

– Chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều cử bản chức tới nhò ngài một việc tối hệ trọng, có quan hệ mật thiết đến vận mệnh của đất nước. Nghĩa là bãn chức yêu cầu ngài bảo tài tử của ngài phải nhường, phải thua nhà vô địch Xiêm ngay đi! Tuy mất cái danh dự thắng cuộc, các ngài sẽ được Chính phủ bù cho bằng nhũng cái khác một cách rất hậu hĩ!

Ông bầu Văn Minh còn đứng ngạc nhiên há mồm ra, thì vị quan to lại tiếp luôn:

– Ngài cứ biết nghe đi đã ! Cái việc này rất là khẩn cấp, cái thời giờlà rất ngắn ngủi! nếu An Nam mà được Xiêm La về quần vợt thì thế nào cũng có nạn chiến tranh! Chính phủ Pháp chủ trương hoà bình, các ngài phải trông gương đó mà tránh cho bách tính lương dân cái nạn núi xương, sông máu! Thôi, chốc nữa ta sẽ nói chuyện nhiều.

Bởi thế, giữa lúc công chúng reo ô reo a huyên náo cả một góc trời, giữa lúc viên trọng tài kêuCa răng ca tăng ta, đờ o séc vítthì thừa lúc Xuân Tóc Ðỏ quay về với đứa trẻ nhặt bóng, ông bầu Văn Minh liền thất thanh khẽ bảo nó:

– Thưa đi! Nhường đi! Ðược thì chết! Chiến tranh!

Chông chúng đương hồi hộp vì 7 – 7, 7 – 8, đương mong giữ cho Hà thành thì sự không ngờ, quả cuối cùng mà Xuânlốp một cái sang bên địch, lại bắn bổng lên không khí rồi rơi vào hàng rào găng! Kết quả thảm khốc 7 – 9 ấy đã làm cho mấy nghìn con người la ó rầm rĩ để tỏ sự thất vọng công cộng. Nhưng… một hồi kèn La Mareilaise đã nổi lên mừng nhà vô địch Xiêm La, và kết liễu cuộc vui, và để các đức vua và quý quan của ba chính phủ về sở Toàn quyền.

Khi đoàn xe hơi có cờ lần lượt đi rồi, công chúng còn đứng lại, đông nghìn nghịt, tốp này định chia buồn với Xuân, tốp kia định trách cứ Xuân. Lại có đám người hô đả đảo Xuân Tóc Ðỏ nữa. Cụ Hồng, Tuyết, bà Phó Ðoan, bà Văn Minh lúc ấy thất vọng vô cùng. Những nhà chụp ảnh vây quanh Xuân để chụp ảnh. Những ông phóng viên các báo định họp nhau chất vấn thái độ của Xuân, vì mọi người rất lấy làm ngờ vực cáigiơ cuối cùng. Quả banh ấy phải là để nhường nhịn không? Sao tài tử Xuân, giáo sư quần vợt, mà lại đến nỗi… quốc sĩ như thế? Chỗ này, chỗ kia, thấy những lời hò hét vang lên:

– Quốc sĩ! Về nhà bò! Ði về nhà bò!

Có một vài người Pháp cũng kêu to:

– A bas Xuân! A bas Xuân! Des explica – tions!

Thấy ở tình thế hiểm nghèo, ông bầu Văn Minh bèn cùng Xuân Tóc Ðỏ trèo lên nóc cái xe hơi của bà Phó Ðoan, rồi Xuân Tóc Ðỏ cứ việc lắng nghe ông bầu của nó nhắc mà diễn thuyết trước cái đám công chúng mấy nghìn người hung hăng ấy. Nhưng ông bầu lúc ấy đã say sưa về cái việc hệ trọng của mình lắm, bèn nói trước đã:

– Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích rất rõ. Vậy xin thiên hạ hãy bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thua.

Nói xong, ông lại thấy mình và Xuân là to. Cho nên công chúng thấy Xuân Tóc Ðỏ có cái giọng trịch thượng của một bậc vĩ nhân như thế này:

– Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kỳ to tát nó khiến ta phải đánh nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La! Quần chúng nông nổi ơi! Mi đã biết đâu cái lòng hy sinh cao thượng vô cùng, (nó vỗ vào ngực) nó khiến ta phải từ chối danh vọng riêng của ta đi, để góp một phần vào việc tiến bộ trong trật tự và hoà bình của tổ quốc1 Giữa cái giờ rất nghiêm trọng này, điều cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải là chỉ nghĩ đến mình, nghĩa là không phải là cốt được một ván đánh quần, nhưng mà là cốt giữ cái mối thiện cảm của một nước lân bang (nó đấm tay xuống không khí) Chính phủ Pháp cũng như toàn thể quốc dân Pháp đã bao nhiêu năm nay, vẫn chủ trương và cố duy trì nền hoà bình cho thế giới! Nếu vô tình mà gây hấn, nếu thí dụ có cuộc Việt – Xiêm xung đột, thì cái phần thắng hay bại tuy chưa ai biết, nhưng mà điêù chắc chắn, là nó sẽ lôi cuốn cái thế giới vào nạn can qua! Cho nên ngày hôm nay, ta tỉ thí không phải tranh nhau cái thua, được ở một quả quần. Ta chỉ phụng sự công cuộc ngoại giao cua Chính phủ mà thôi! Ta (nó giơ cao tay lên) không muốn cho hàng vạn mạng người làm mồi cho binh đao, mắc lừa bọn buôn súng! (nó đập tay xuống). Hỡi quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta! Ta vẫn yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta!… Thôi giải tán đi, và cứ việc an cư lạc nghiệp trong hoà bình và trật tư! Ta không dám tự phụ là bậc anh hùng cứu quốc, nhưng ta phải tránh cho mi nạn chiến tranh rồi! Hoà bình vạn tuế! Hội Quốc liên vạn tuế!

Với cái hùng biện của một người đã thổi loa cho những hiệu thuốc lậu, với cái tự nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát, lại được ông Văn Minh vặn đĩa kèn, Xuân Tóc Ðỏ đã chinh phục quần chúng như một nhà chính trị đại tài của Tây phương. Mấy nghìn người bị gọi là mi, không những đã chẳng tức giận chút nào, lại còn vô cùng cảm phục, cho rằng người ta “phải thế nào” người ta móoi dám ngôn luận tự do như thế! Cho nên Xuân Tóc Ðỏ diễn thuyết vừa xong, tiếng vỗ tay của nhân dân ran lên như mưa rào! Một lần nữa, cái đạo binh các ông thợ ảnh lại xông đến gần nó… Thế rồi, ở chỗ này, thiên hạ sốt sắng hoan hô:

– Xuân Tóc Ðỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!

Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đất, lên xe hơi. Rồi mấy chiếc xe của bạn thân của nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng mấy nghìn người bùi ngùi và cảm động.

Khi bước vào nhà, thấy cụ bà đương ngồi bổ cau như một người ngu si không biết rằng trong xã hội vừa có một sự can hệ đáng chép vào lịch sử, cụ cố Hồng quên cả ho khạc, sấn sổ hỏi vặn bà vợ hủ lậu:

– Bà đã biết chưa? Bà đã biết chàng rể út của tôi chưa? Tôi chỉ còn lo rằng xưa kia, con Tuyết chưa bậy bạ cho đủ dùng với nó?

Cụ bà vẫn ngây thơ hỏi như một người không hợp thời chính hiệu:

– Thế nàng dâu ông được hay là thua? Thằng con rể út ông được hay là thua?

Cụ cố Hồng bĩu môi mà rằng:

– Thua! Nhưng mà có năm bảy thứ thua! Nó đã thua một cách đắc thắng! Một cách vinh hiễn! Thưa bà, xin bà làm ơn mắng tôi nữa đi! Con rễ út của bà, bà có hiểu không, bây giờ nghiễm nhiên là bậc vĩ nhân, một vị anh hùng cứu quốc!

Cụ bà không được hỏi thêm gì nữa. Cả bọn đi xem kéo nhau về nhà. Tuyết bắt đầu nhìn mọi người bằng cặp mắt khinh bỉ! Bà Phó Ðoan cứ nhún nhẩy như một con choi choi! Ông Typn ngồi ngay xuống để thay giày cho Xuân Tóc Ðỏ một cách nịnh thần và nô lệ. Cậu Phước không em chã nữa. Bác sĩ Trực Ngôn chúc mừng ngay cụ bà:

– Thưa cụ, tôi xin có lời trân trọng chúc mừng cặp uyên ương.

Ông bầu Văn Minh đỡ lời ngay:

– Vâng, việc ấy dự định đã từ lâu lắm.

Riêng về cụ Hồng, thì cụ nên nằm gọn ngay giữa sập để hỏi đến cái bổn phận phải làm của thằng bồi tiêm. Trong khi cụ rất hăng hái, rất có vẻ cũng thể thao, cụ nghĩ đến vỡ đầu về câubố vợ phải đấm mà cổ nhân đã nói một cách bí hiểm để cho không ai hiểu được sự tích… Thật vậy, ở địa vị của bây giờ, tất cả phải vênh váo cái mặt thì mới khỏi mang tiếng là bất hợp thời trang. Nhưng muốn vênh mặt tất nhiên phải bị đám đã. Ai? Cụ bâng khuâng tự hỏi: “Phải, ai đấm vào mặt mình bây giờ?” Cụ đánh ba cái dấu hỏi vào đấy. Thật là một vấn đề mà thời gian và tương lai mới có thể giải quyết được. Cho nên cụ bực dọc vô cùng. Ðã toan nhắm nghiền mắt lại.

Nhưng cụ lại phải mở to hai mắt, vì ngoài cửa thấy tiếng xe hơi đỗ rồi tiếng giầy lộp cộp vang lên. Mọi người nhìn ra và hoảng hốt nữa, vì người bước vào là một ông Tây ăn mặc lễ phục rất uy nghi, kểu nhà binh, có lon ở tay và có gươm đeo ở thắt lưng kim tuyến. Ông Tây ấy, nói tiếng Ta như Tây lai, lễ phép chào cả bọn rồi hỏi:

– Thưa các bà, thưa các ông, bản chức muốn được nói chuyện với nhà tài tử quần vợt Xuân, và ông bầu…

Văn Minh chạy ra cúi chào và ra hiệu cho Xuân đứng lên. Ông tây dõng dạc nói:

– Thưa hai ngài, bản chức là quan hầu của quan toàn quyền, vâng mệnh ngài đến quý xá đây nói cho hai ngaì biết rằng vì cái lòng hy sinh cao quý của các ngài, đã thua nhà vô địch nước Xiêm, cho nên Chính phủ đã đặc biệt ân thưởng cho hai ngài hai cái đệ ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh!

Cụ cố Hồng ngồi nhỏm ngay lên, trịnh trọng gọi gia nhân:

– Bây đâu! Bày hương án!

Vị quan to giơ tay ngăn:

– Xin lỗi! Ðó mới là một tin chắc chắn của nhà Nước nhưng Chính phủ chưa kịp thảo nghị định thì chưa cần có hương án. Hãy xin hai ngày hãy chờ đợi hai hôm nữa. Bản chức lại có bổn phận thông báo bằng miệng với haingài rằng ân huệ của Chính phủ chẳng phải chỉ có thế thôi. Triều đình Huế và Chính phủ Vọng Các lại có cái mỹ ý dành cho hai ngài hai thứ huy chương để hai ngài, nếu muốn có thể xin được ngay cho thân nhân. Ấy là một cái Long bội tinh và một cái Tiết hạnh Khả phong Xiêm La. Lại nữa, quan Giám đốc chính trị Ðông Pháp có ý mời hai ngài đến tối hôm nay lên xơi cơm với ngài cho rằng nếu được chuyện trò thân mật với hai ngài thì ngài sẽ vui vẻ lắm.

Xuân Tóc Ðỏ cúi đầu rất thấp:

– Chúng tôi rất được hân hạnh.

Văn Minh cúi đầu nói:

– Bẩm quan lớn, hai chúng tôi đội ơn Chính phủ vô cùng1

Ông quan hầu lại dặn:

– Vậy đến tối thế nào cũng mời hai ngài lên xơi cơm thân mật với quan Giám đốc chính trị để nhận Bắc Ðẩu bội tinh và xin những vinh quang cho người nhà. Hai ngài sửa soạn ngay cho để Chính Phủ Pháp chuyển sang Nam Triều và Xiêm Triều. Bản chức xin có lời mừng hai ngài và xin tạm biệt để về soái phủ.

Ông bầu và nhà tài tử tiễn ông quan to ấy ra đến chỗ xe. Khi chiếc xe ô tô đồ sộ có cờ tam tài chạy rồi, Xuân và Văn Minh quay về sung sướng đến không nói được nữa. Cụ Hồng đứng lên, cao lên khênh giữa sập, tuyên bố:

– Thưa các bà, các ông, ngày hôm nay vui vẻ, tôi xin có lời trân trọng nói để các quý vị biết rằng vợ chồng tôi đã nhận lời gả con gái út chúng tôi là Tuyết cho ông Xuân!

Trừ bà Phó Ðoan, ai cũng vỗ tay một cách thành thực. Văn Minh đến bắt tay ông bố một cách thân mật mà rằng:

-Toa tốt lắm. Ðể tối hôm nay, lên ăn cơm trên quan Giám đốc,moa sẽ xin chính phủ chotoa cái Long bội tinh.

Cụ cố Hồng bèn bá cổ ông con để hôn, rồi đáp:

– Cảm ơn vô cùng! Hân hạnh đặc biệt!Toa ăn ở đến vớimoa thì quý hoá lắm.

Nhìn thấy mặt bà Phó Ðoan sưng sỉa như một vị quả phụ thủ tiết bị bạc tình, Xuân Tóc Ðỏ cũng nói với mọi người:

– Còn tôi thì, vì lẽ thấy bà bạn gái của tôi đây kia là người đức hạnh, lại có công xây sân quần để hâm mộ thể thao, và nhất là có cảm tình với chúng tôi, lại đã bấm bụng thủ tiết với hai đời chồng, nên tôi xin nói trước rằng tôi sẽ xin Chính phủ Xiêm cho bà cái bảng Tiết Hạnh Khả phong Xiêm La.

Nói xong nó hỏi nhạc phụ nó:

– Thưa ba, con định như thế có phải không?

Không những cụ Hồng mà thôi, ngần ấy người vỗ tay reo lên:

– Ðược lắm! Ðích đáng lắm!

Bà Phó Ðoan cảm động đến nỗi đỏ bừng cả mặt hình như xấu hổ. Bà chỉ muốn nhẩy ngay lên hôn người tình nhân đáng yêu và bí mật ấy, nhưng vì đã được tiết hạnh khả phong rồi, nên không dám, ý hẳn phải từ đây lập tức bắt đầu treo gương sáng cho các bạn gái soi chung. Tuyết đã bất đắc dĩ chạy vào ngồi sau một tấm bình phong để làm ra vẻ hổ thẹn về sự hôn nhân một cách thành thực. Cụ phán bà ngồi dưới chân cụ ông, tuy vậy cũng cứ cắm mặt xuống, hối hận về cái tội tầy đình đã trót mắng mỏ con trai, chế trách con gái, và khinh bỉ ông Xuân bội tình. Còn cụ ông thì cụ đã nằm xuống kéo điếu thuốc phiện thứ chín mươi sáu, và nghĩ cách để bị đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện.

Nhưng người ngồi đấy chưa ai kịp chúc mừng cậu nào thì đã lại thấy một chuỗi người nữa bước vào, ai cũng vui vẽ lắm. Ðó là hai thầy cảnh sátMin Ðơ vàMin Toa, ông Victor Ban, sư cụ Tăng Phú chùa Bà Banh, ông thầy số, cậu Tú Tân, ông phán mọc sừng, bà Typn. Rồi thấy nhũung câu văn hoa, mạnh mẽ, lấy những tư cách sẽ nói dưới đây để chúc mừng…

– Tôi xin thay mặt các ông chủ khách sạn đến chúc mừng…

– Chúng tôi đại diện cảnh sát giới, đến có lời chia vui…

– Bần tăng xin nhân danh đức Phật Tổ đến ban phúc thọ cho…

– Chúng tôi mạn phép thay mặt các cho chị em phụ nữ….

Duy có ông phán dây thép là chúc mừng một cách có đặc sắc nhất, tuy rằng ông thì thào vào tai Xuân:

– Tôi xin thay mặt các người chồng mọc sừng, chúc cho ông có được vợ trinh tiết.

Sự chúc tụng tuy có vui tai thật, những quá đà thì cũng quá nhàm. Cho đến cụ cố Hồng tuy cứ nằm một cách lão già an chi mà cũng phải điếc cả tai, sốt cả ruột. Nào cụ còn thiết gì đến chúc mừng với ca tụng nữá Giá ai đấm cho cụ một cái thì cụ được sung sướng biết bao! Cụ đến lúc ấy rồi m2 không được vênh váo thì giận thật.

Thế mà nào đã hết cho đâu! Than ôi, đây kia lại một vị quý khách! Ông này bận quốc phục, ngực tinh những kim khánh và mề đay… Lạ mắt lắm, ai thế không biết? Nhưng mà sao, ông ta vừa bước vào là tự giới thiệu ngay:

– Kính chào các bà và các ông. Tôi là một hội viên Khai trí Tiến đức, lại đây với cái nguyện vọng được yến kiến quan tài tử Xuân, bậc vĩ nhân của xã hội…

Xuân Tóc Ðỏ nhăm mặt khó chịu, đứng lên:

– Tôi đây, ngài hỏi gì?

Ông kia chắp hai tay vái chào:

– Bẩm lạy quan lớn ạ!

Xuân làm gọn:

– Không dám! Thế ngài hỏi cái gì?

– Bẩm quan lớn, bản hội có lời mừng quan lớn vừa mang ân Chính phủ được Bắc Ðẩu bội tinh. Thật là một sự vẻ vang cho đám thượng lưu trí thức. Bẩm quan lớn, chúng tôi được hội cử đi mời ngài vào hội, thì thật là một sự khai trí tiến đức cho quốc dân, rất xứng đáng của người quí phái.

Xuân Tóc Ðỏ gắt cấm cẩu:

– Tôi không phải quý phái! Tôi chỉ là bình dân mà thôí

Ông kia cũng cứ nhũn như con chi chi:

– Bẩm quan lớn, tuy bản hội cũng vẫn quý phái xưa nay thật, nhưng tôn chỉ, bẩm vẫn khuynh hướng về bình dân mà chứng cớ đích xác là bấy lâu nay vẫn có cả tổ tôm một cách bình dân y như bọn chủ sòng đấy ạ.

Thấy klời tán tỉnh vô nghĩa lý, không chịu được nữa, Xuân lại vặn:

– Thế thì nước mẹ gì cơ chứ?

Ông kia lại dịu dàng:

– Bẩm cảm ơn quan lớn lắm ạ. Xin quan lớn biết cho rằng tôi lại còn là một biên tập viên trong ban soạn tự vi nữa ạ. Bản hội được thiên hạ đồn rằng quan lớn hay nói theo ngôn ngữ bình dân lắm, đại khái như mẹ khiếp, nước mẹ gì, v.v… Cho nên ngoài việc lại mời quan lớn vào hội, tôi phải xin phỏng vấn quan lớn để xin phép quan lớn ưng thuận cho những tiếng như thế được ghi vào bộ tự điển đương soạn nũua đấy ạ.

Bất đắc dĩ Xuân Tóc Ðỏ gật đầu lia lịa:

– Thôi được, tôi xin cho phép và xin vào hội để xin vui lòng ngài.

– Bẩm lạy quan lớn ạ, cảm ơn quan lớn lắm, thật là sự may mắn vô cùng cho bật thượng lưu trí thức của xã hỗi Việt Nam. Bẩm lạy quan lớn, tôi xin cáo ạ!

Sau khi chắp tay vái Xuân, vị hội viên ấy khẽ nghiêng đầu chào mọi người một cách khinh khỉnh trước khi tháo lui.

Bây giờ đến lượt ông thầy số. Ông hậm hực lắm, vì từ nãy đến giờ, ông cứ phải chờ mãi mọi ngưòi mà chưa được nói gì cả. Bây giờ ông nhất định đến ngồi gần cụ cố Hồng. Ông vừa ấp úng, vừa gãi đầu gãi tai:

– Bẫm cụ cố, chúng tôi xin thay mặt các nhà nho chủ trương thuyết l1y số chúc mừng cụ tăng phúc, tăng thọ, chúc cô dâu, chú rể giai lão bách niên. Bẩm số mệnh thì tôi đoán thông thạo lắm. Bẩm như số ông Xuân chúng tôi thì cách đây năm tháng, chúng tôi đoán trước, cũng rất đúng những sự như bây giờ. Thật là con người tài cao, chí cả, dưới gầm giời danh tiếng xa…

Cụ Hồng khẽ gắt:

– Rõ cái ông này mới vô duyên! Lại còn khen phò mã tốt áo!

Ðộng lòng thương ông thầy nghèo. Xuân Tóc Ðỏ đỡ hộ:

– Thưa ba, chính thế đấy ạ. Ông thầy đoán trước đúng lắm.

Nhưng cụ cố Hồng còn cần gì cậy thầy xem số nữa?

Cũng như người đời, cụ thấy sung sướng đầy đủ thì thôi chú? Hai nữa cụ đương bực một nỗi chưa có ai đấm vào mặt mình.

– Bẩm cụ, số con rể cụ, ông Xuân tôi thật là số anh hùng, số vĩ nhân. Ấy chính là khoa quyền lộc cung, vua biết mặt, chúa biết tên; lại vợ cũng đẹp, con cái cũng lắm… Ông Xuân nhà ta tức cũng như…

Thấy ông thầy số vô duyên cứ nói lè nhè, chỉ những muốn đấm vào mặt ông ấy vì cái tức không được ông ấy đấm vào mặt mình, cụ Hồng nhắm mắt lại, ho lụ sụ lên một cách cổ điển, ôm ngực mà khặc khừ:

– Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm!… Nói mãi!!!

——–

(1) Chiến tranh! Chiến tranh!

(2) Bốn mươi! Bốn mươi đều! Giao bóng! Ra ngoài!

Hết

Bình luận