Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thông Điệp Cuối Cùng

Chương 7: Lời nguyền

Tác giả: Tiểu Ngọa Long

Một người đàn ông đang đứng trong màn đêm, xa xăm sau lưng người đàn ông ấy là một căn biệt thự tối đen, đã quá nửa đêm. Người đàn ông tay rút điện thoại ra và nhìn vào, không biết là đang xem giờ hay chờ đợi một cuộc gọi từ người khác. Ông bắt đầu thấy lạnh. Ông rút điếu thuốc ra, chăm lửa và bắt đầu hút. Một điếu, hai điếu rồi ba điếu. Từng làn khói lan tỏa trong màn sương đêm dày đặc. Bỗng từ đâu đó xa xăm có ánh đèn lặp lòe soi rọi, ánh đèn rọi thẳng vào mắt người đàn ông, chiếc ô tô dừng lại, trên xe một người lạ mặt bước xuống.

– Trời lạnh quá, cha đợi ở đây lâu chưa. –Người lạ mặt nói.

– Ta hút ba điếu thuốc rồi đấy.

Người lạ mặt nọ đứng dựa vào trước ô tô rồi nói tiếp.

– Con xin lỗi! Không biết hôm nay cha gọi con đến đây có chuyện gì không.

– Vẫn chuyện cũ. Tháng trước con gái ta đã bị giết chết, không biết số phận của hai cha con ta sẽ thế nào.

Người lại mặt thở dài, khuôn mặt ra vẻ như thất vọng. Suy nghĩ thoáng chốc anh ta trả lời.

– Cha à, chúng ta đã quyết định đi tới cùng mà, em ấy bị giết vì quá chủ quan và không có kế hoạch rút lui an toàn thôi. Cha hãy để con sắp sếp một kế hoạch hoàn hảo.

Nóng lòng muốn nghe câu trả lời, người đàn ông tiến tới gần hơn. Ông lớn tiếng.

– Nhưng kế hoạch đó là gì.

– Một kế hoạch thanh trừng, rồi tổ chức sẽ bị tiêu diệt và cha con ta rút lui trong êm đẹp mà không ai biết về cha con ta.

Người đàn ông có vẻ lưỡng lự, ông suy nghĩ lúc lâu rồi quay về phía người lạ mặt.

– Không được, không thể được. Cha đã cùng sống, cùng làm việc với tổ chức mấy chục năm nay, đâu thể vì mình mà bán đứng anh em, bán đứng tổ chức được.

– Vậy thì cha hãy cứ tin ở con.

– Không được. –Người đàn ông quả quyết.

– Vậy cha muốn gì. – Người lạ nói.

Không cần suy nghĩ nhiều, ông nói ngay.

– Cha và con, sẽ giả chết và sẽ có một cuộc sống bình yên ở nơi đây, tại ngôi làng này.

– Không được. Cha nghĩ rằng hắn sẽ tha cho chúng ta sao. Hắn sẽ tự tay găm con dao này vào tim cha và con đấy. –Vừa nói người lạ mặt vừa rút con dao trong túi áo khoắc ra. Con dao có nhiều họa tiết hoa văn khắc ở cán dao, đặc biệt là dẫu mũi tên chỉ ra bốn hướng.

– Không bao giờ có chuyện đó, ba người ấy sẽ không làm hại đến cha. Họ là anh em tốt của cha.

– Cha đã phản bội lại tổ chức, tức là đã phản bội lại họ thì nhất định họ sẽ ghim con dao này vào tim cha đấy.

Người đàn ông quay lưng lại, cố tình không để cho người trẻ thấy được biểu cảm trên mặt mình, ông cương quyết.

– Không, ý cha đã quyết.

– Cha không lấy bài học của Mai Thi làm gương đi.

– Nó là người không có thân phận, ta khác nó, ta là người có thân phận đặc biệt trong tổ chức họ sẽ…

Người lạ mặt cắt phăng lời ông. –Lúc ấy cha sẽ càng chết thảm hơn. Cha là người biết tất cả mọi thông tin về họ, cách tổ chức, cấu tạo, cách làm ăn của họ, cha biết tất cả mọi thứ. Cha đã biết quá nhiều và cha sẽ chết đau đớn.

– Có thể vậy, ta có thể chết chứ không thể phản bội lại bọn họ. Thà họ bất nhân với ta chứ ta không thể bất nghĩa với họ được.

– Không, thế lực của tổ chức rất lớn. Dù cha có ra nước ngoài đi chăng nữa chưa chắc đã thoát được họ.

– Ý ta đã quyết. Con không cần nhiều lời.

Giọng người trẻ trở nên van nài. Anh ta tiến về phía trước đặt tay lên vai cha mình.

– Biết đâu được, ở chính ngôi làng này cha cũng đang bị tổ chức bám theo và chết khi nào không biết đấy. Con đã có kế hoạch, cha hãy đưa cho con lô hàng ấy. Con sẽ giải quyết tất cả trong êm đẹp.

– Không được, lô hàng đó rất lớn, con không được đụng đến, Chính tay ta sẽ phá hủy nó.

– Cha hãy để con giải quyết tất cả. Xin cha đấy. Thật sự con không muốn thấy cha phải…

– Không được.

Thấy người đàn ông không đổi ý, người lạ mặt thay đổi hẳn thái độ, anh ta gằn từng tiếng, vứt con dao lại dưới đất. – Cha hãy nhìn kĩ con dao này đi, nó sẽ ghăm thẳng vào tim cha đấy. Cha hãy suy nghĩ kĩ trước khi quá muộn. Con sẽ chờ quyết định của cha.

Vừa nói hắn vừa bước lên xe, đèn xe rọi vào mắt người đàn ông làm ông nheo mắt lại. Tất cả những sự việc ấy diễn ra chỉ trong vài mươi phút ngắn ngủi. Chiếc xe lao vào bóng đêm mất dạng, Người đàn ông ngồi xuống nhặt con dao lên mà không hề biết rằng đâu đó xung quanh ông có một con quái vật đang trừng mắt nhìn mình. Nó nhìn ông, đôi mắt nó sáng rực trong đêm. Nước dãi nó từ từ nhỏ xuống. Chiếc xe vừa đi khỏi, như sợ mất con mồi của mình nó ra khỏi bụi rậm, từ từ và nhẹ nhàng tiến về phía ông như một con sư tử đang rình mồi. Lợi dụng sự tĩnh lặng của đêm đen, nó di chuyển nhanh dần và nhanh dần về phía ông. Nghe thấy âm thanh lạ thường, một mùi hôi thối xông thẳng vào mũi, vừa quay mặt lại, một cảm giác sợ hãi, sợ hãi đến tột cùng chạy dọc cột sống của ông. Trước mặt ông, con quái thú đang nhe nanh nhìn ông và dường như không để cho ông được định thần trở lại nó lao thẳng vào ông. Sự bất ngờ, sự sợ hãi làm lí trí ông lu mờ. Với con dao trên tay ông mà người lạ mặt vừa để lại là vật phòng thân duy nhất ông khua loạng xoạng vào không khí. Con dao cắm phập vào chân con quái thú nhưng móng chân con quái thú đã ngập sâu vào cổ họng ông. Nó tru lên từng hồi, tiếng tru vang vọng giữa núi rừng hoang vắng.

***

– Này, dậy đi.

Nằm trong phòng, Nhàn ngóc đầu dậy rồi bắt đầu lay mọi người dậy.

– Dậy đi, dậy đi.

Vừa nói nó vừa lê sang cái mùng kế bên kéo đầu Nhã dậy.

– Chuyện gì mà mày làm ầm cả lên vậy hả, trời đánh cũng tránh bữa ngủ. –Tiếng Nam làu nhàu nói khi còn mớ ngủ.

Cả bọn ngồi dậy chụm đầu lại về phía Nhàn nhưng chả có ai mở mắt cả. . –Thành cáu gắt.

– Nói mau đi tao còn đi ngủ.

Nhàn lấy cái gối kê lên bụng rồi tằng hắng.

– E hèm, lúc nãy từ khi anh Sơn với anh Liêm ra ngoài rồi vào đây ngủ làm ồn quá nên em ngủ không được nữa.

Nhã cho cậu ta ăn một cái bạt tai, rồi vừa nằm xuống vừa nói.

– Có vậy mà cũng nói.

– Không, từ từ đã nào. Hồi nãy trong lúc không ngủ được em nghe thấy có người la hét.

– Thật không. –Thành mở to mắt ra. –Vậy để tôi ra ngoài xem thế nào. Sao cậu không nói sớm.

– Em còn nghe thấy tiếng tru của chó nữa, nghe nói ở đây có rất nhiều ma sói nhé.

Vừa nghe thấy câu này, Thành lại nằm xuống, tưởng thằng Nhàn đùa anh nói.

– Vớ vẩn. Cảnh sát hình sự mà ma với chả quỷ.

Cả bọn nằm xuống không ai nghe thằng Nhàn nói cả. Có tiếng ô tô vượt qua trước nhà. Nhàn nghe được nên lên tiếng ngay.

– Lạ nhỉ, giờ này còn có ô tô đi sao.

– Kệ, mày đi ngủ cho anh nhờ. Vớ vẩn. –Thành nói.

Thấy không ai tán thành với chủ đề mình đưa ra, thằng Nhàn đổi sang chủ đề khác.

– Mọi người có muốn nghe truyền thuyết không.

Sau câu nói của Nhàn, cả bọn bật dậy nhìn về phía nó. Nhã chui đầu qua bên giường của Nhàn lên tiếng.

– Truyền thuyết nào?

– Truyền thuyết về cấm địa.

Cả bọn chúi đầu về phía nó. Nhã leo qua giường của ba người đàn ông ngồi thành một bọn, cô thấy hứng thú bởi câu chuyện này.

– Sao mày biết được vậy. –Nam nói với vẻ ngái ngủ.

Hồi chiều anh Sơn đã kể cho em nghe.

– Kể cho mình cậu thôi á, lúc nào sao bọn tớ không biết nhỉ. –Nhã vừa nói vừa lấy tay che miệng lại đầy uể oải.

– Hồi chiều lúc mấy anh còn lo nướng thịt, em và anh Liêm rủ anh Sơn đi dạo ở đầu làng, sau đó có ghé vào nhà anh Sơn chơi, anh ấy còn kể cho em với anh Liêm về truyền thuyết của gia đình anh ấy.

– Vậy ý mày là cái cấm địa ấy là của gia đình anh Sơn. –Nam nói.

– Chính xác.

– Vậy mày kể đi.

Thấy cả đám đang dồn hết sự chú ý vào mình, Nhàn lui lại dựa vào tường rồi tằng hắng. Cậu ta nhìn vào mặt của từng người rồi cười lớn. –Em đùa đấy. Ha ha. – cậu ta cười thỏa mãn. Nam lao vào đè lên người Nhàn, cả bọn sẽ không tha cho cậu ta sau vố bị lừa này.

– Này, thì làm tao không ngủ được này. –Vừa nói Nam vừa lấy tay kẹp chặt mũi Nhàn trong khi Thành với Nhã nắm chân nắm tay cậu ta.

– Thôi, cho em xin, em xin thua. –Nhàn la lớn.

– Mấy đứa làm gì mà vui quá vậy.

Tiếng Sơn nói ở đằng sau làm cả đám quay phắt người lại. Không khí im lặng hẳn đi. Thấy Sơn có vẻ như không ngủ được Nhã nói nhỏ.

– Em xin lỗi, đã làm ồn vào giờ này.

– Không, mấy em cứ tự nhiên, thằng Liêm nó ngủ tất tần tật rồi còn đâu.

– Vậy sao anh không ngủ ạ.

– Tại tôi thấy bồn chồn thế nào ấy, tôi sợ gia đình xảy ra chuyện gì. Hồi trước mẹ tôi mất tôi cũng có cảm giác thế này.

– Ôi giác quan thứ chủ nhật ấy mà, anh vào đây cứu em với. –Tiếng Nhàn nói với theo khi còn đang bị Nam giữ chặt mũi nên nó nói bằng cái giọng khàn khàn.

– Nhưng tôi biết cứu như thế nào. –Sơn vốn là người chững chạc nên cũng không quan tâm đến mấy cái trò chơi kiểu con nít này.

Nhàn bật dậy, cậu ta thở hổn hển sau cuộc vật lộn với ba người còn lại. Nhàn kéo mùng lên cao và bắt đầu bắt chuyện với Sơn.

– Anh hãy kể cho mấy đứa này nghe về truyền thuyết cái cấm địa đi ạ, cấm địa ấy.

– Tôi á. –Sơn hỏi lớn.

– Không phải anh thì là ai nữa, anh là người làng này mà.

Sau một chút đắn đo suy nghĩ Sơn trả lời.

– Thôi được.

– Anh ngồi xuống đây. –Nhàn vừa nói vừa kéo Sơn ngồi xuống giữa giường, cả bọn xúm lại bao lấy anh. Bản tính của Nhàn vốn nhiều chuyện, không có gì là cậu ta không quan tâm tới, hôm nay nghe Liêm nói truyền thuyết về mảnh đất cấm địa ấy cậu ta nhất định điều tra cho bằng được.

– Anh kể về cái cấm địa ấy đi. –Nhàn giục Sơn rối rít.

– Thật ra cái cấm địa ấy là của gia đình tôi từ bao đời nay.

– Gia đình anh. –Cả bọn đồng thanh nói

– Đúng rồi, anh Sơn là Dương Thành Sơn. Họ Dương. –Nhã vừa để cái gối lên bụng vừa nói.

– Tất cả im lặng để anh Sơn kể xem nào. –Nhàn nói với vẻ háo hức như rất muốn biết về cái truyền thuyết này.

Sơn lui người dựa lưng vào tường, ngẩng đầu nhìn trên trần nhà như để nhớ lại mọi chuyện, sau một hồi suy ngẫm, anh thở dài. Chuyện này bắt nguồn từ thời ông cụ sơ nhà tôi, người mà bây giờ mà tôi gọi là ông sơ còn bố tôi gọi là ông cố, thật ra đó không phải là truyền thuyết gì xa xưa mà đơn giản nó là một bi kịch của dòng họ tôi. Bi kịch này được truyền từ đời này qua đời khác nên con cháu trong họ tất cả đều biết. Lâu dần trở nên huyền bí và có nhiều dị bản. Tôi cũng không biết những điều tôi sắp kể đây có đúng là sự thật về gia đình của mình không vì có nhiều tin đồn khác nhau về truyền thuyết ấy.

Gia đình tôi vốn có xuất thân tại Hà Nội trong một ngôi làng cổ có truyền thống nghệ thuật. Năm Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng cũng là lúc cụ sơ nhà tôi đang ở tuổi hai mươi, tuổi của những hoài vọng và khát khao. Sinh ra và lớn lên trong những năm Pháp thuộc, được giáo dục trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ông nhanh chóng trở thành một họa sĩ theo nghiệp của gia đình. Nắm bắt được thời đại, nghệ thuật phương tây du nhập vào nước ta ngày càng nhiều. Ông biết rằng con đường phát triển duy nhất lúc này không phải là mỹ thuật Việt Nam truyền thống nữa mà phải là mỹ thuật quốc tế, đặc biệt là châu Âu. Vì vậy, ông đã theo các tàu buôn nước ngoài và sang châu Âu để tìm hiểu về văn hóa mỹ thuật nước họ. Nơi mà ông dừng chân là Italia vì nó là nơi mà Da Vinci được sinh ra và để lại nhiều tác phẩm cho riêng mình.

– Da vinci? Nhã tròn mắt hỏi.

– Đúng vậy, là Leonardo Da Vinci người sáng tạo nên nàng Mona Lisa và cũng là người mà ông tôi luôn ngưỡng mộ. Ông muốn tìm hiểu các tác phẩm của Da Vinci. Trở về nước sau 10 năm sinh sống trên đất khách, ông bắt đầu sự nghiệp của mình và sự nghiệp của ông thăng tiến từ đây. Tiền tài, sự nghiệp của ông ngày càng đi lên.

– Vậy cụ sơ anh làm gì vậy ạ?

– Ông ấy vẽ tranh nhưng trong sự nghiệp của ông ấy không để lại tác phẩm nào cho riêng mình. Ông bắt đầu với việc vẽ tranh giả, ông làm bạn với một con buôn người Ý và qua nhiều mắt xích ông con làm quen được với một sĩ quan người Pháp. Ông chỉ việc vẽ tranh do người Pháp đưa ra và con buôn người Ý kia là nguồn tiêu thụ sản phẩm cho cụ sơ nhà tôi với nhiệm vụ đưa các bức tranh ấy qua châu Âu và bán lại. Các bức vẽ ban đầu ông chỉ làm giả một vài bức tranh thông thường nhưng tranh của ông bắt đầu bán chạy và thu nhiều lợi nhuận. Nhận thấy được tài năng của thực sự của mình, ông bắt đầu vẽ những bức tranh nổi tiếng của Da Vinci.

Đầu tiên, ông vẽ bức tranh của Da Vinci là “Thánh Mẫu Benois”. Thật không ngờ là bức tranh bán được với giá vô cùng cao ngay sau đó và ông được hưởng một số tiền mà có tiêu cả đời cũng không hết. Quá thành công trước bức vẽ đầu tiên, tự tin vào khả năng của mình, ông cụ vẽ thêm một số bức tranh khác như là “Thung lũng Arno”, “chân dung một nhạc sĩ”, “người đàn bà và con chồn” của Da Vinci. Những bức tranh tiếp theo lại tiếp tục thu được một số tiền lớn cho ông cụ, và ông được mệnh danh là “Mani Divine” .

– Có nghĩa là gì ạ. –Nhã hỏi.

– Đôi tay thần thánh. –Sơn trả lời không suy nghĩ.

– Nhưng từ này lạ quá. – Thành nói, anh vốn chưa hề gặp những từ này mặc dù vốn tiếng Anh của anh khá tốt.

– Nó là tiếng Ý.

– Tiếng Ý. – Nhàn nói với vẻ ngạc nhiên.

– Phải rồi, lúc đó tiếng Anh còn chưa phải là ngôn ngữ toàn cầu. –Nam đáp.

Sơn nói tiếp. –Ông chẳng để lại được tác phẩm nào cho riêng mình. Và ông vẫn tiếp tục lựa chọn công việc ấy, không hiểu vì đó là niềm đam mê hay vì tiền nhưng ông vẫn quyết định sẽ không để lại tác phẩm nào cho riêng mình mà sẽ vẽ những bức họa nổi tiếng của Da vinci. Rồi một ngày, ông quyết định vẽ bức tranh tiếp theo đó là bức tranh “Nàng Mona Lisa”, một kiệt tác gắn liền với tác giả của nó. Thế nhưng sau bao năm trời hoàn thành bức tranh đó, nó lại được trả về chỉ sau một tháng được chuyển đi. Bức tranh không được mua vì bị chê bai ở quá nhiều điểm. Ông biết rằng với tài năng của mình ông không thể nào tạo ra được một tác phẩm như vậy, rằng mình không thể nào sánh kịp với Da Vinci. Sau đó ông tiếp tục vẽ lại bức “Mona Lisa” nhưng tất cả đều được trả về trong vô vọng. Có lẽ đó là bức họa quá tuyệt hảo, quá hoàn hảo của Da Vinci nên ông hoàn toàn không thể làm giả được. Ông phải thốt lên rằng: “Da Vinci quả đúng là thiên tài của những thiên tài”.

Quá tuyệt vọng, ông mua căn biệt thự ở một nơi vô cùng xa xăm hẻo lánh đó là căn biệt thự mà gia đình tôi đang sống bây giờ và chuyển cả gia đình về đây. Tại đây ông tự nhốt mình trong một căn phòng và bắt đầu vẽ lại bức “Nàng Mona Lisa” trong căn phòng ấy. Lần này, ông bỏ ra 10 năm trời ròng rã và vất vả ông mới hoàn thành tác phẩm nhưng nó lấy đi của ông khá nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe và tuổi tác. Trong quá trình vẽ bức tranh không một ai được vào trong căn phòng ấy trừ một người.

– Ai vậy anh. –Nam hỏi.

– Đó chính là ông quản gia. Ông sơ tôi coi ông quản gia như một người bạn, một người nắm giữ mọi bí mật trong gia đình và mọi bí mật chỉ có ông quản gia được biết.

Một ngày nọ, ông gọi hai ông cố nhà tôi tới và nói rằng “-Các con biết gì về bức tranh này.” nhưng đáp trả lại ông là sự lắc đầu đầy tuyệt vọng. Người ta đồn đại rằng ông để lại một kho báu mà chìa khóa của kho báu ấy ẩn chứa trong bức ảnh này. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm. Cái kho báu ấy của gia đình tôi ngày càng được nhiều người quan tâm, ngày càng có nhiều người biết đến bức “Nàng Mona Lisa” do ông cụ vẽ ra rốt cuộc ẩn chứa điều gì. Vốn dĩ số tiền ông có được trước đây rất lớn so với số tiền ông để lại cho con cháu sau này nên nhiều người nghĩ rằng nhất định ông cụ có thể còn có một kho báu nào đó nữa.

– Vậy chuyện này kết thúc rồi sao.

– Không đâu. Còn một người biết mọi chuyện của gia đình cụ nhà tôi lúc đó là bác quản gia, ông ấy biết mọi bí mật của gia đình tôi. Trong một đêm gia đình tôi tổ chức tiệc mừng thọ cho cụ sơ nhà tôi. Khách mời được mời đến rất đông, trong khi mọi người đang vui vẻ ca hát, trò chuyện và uống rượu thì ông cụ lại gọi hai người con vào phòng riêng của mình. Ông bảo rằng sau khi ông chết nhất định không được bán lại căn biệt thự này và mọi chuyện phải theo sự sắp xếp của bác quản gia. Trong lúc ông đang nói chuyện với hai người con của mình thì ông quản gia vào tìm ông có chuyện gấp. Không biết hai người ấy nói chuyện gì trong đó nhưng họ nói chuyện đến nửa tiếng đồng hồ. Không lâu sau đó ông cụ ra ngoài liên tục la hét và đập phá mọi thứ trong nhà. Đôi mắt ông đỏ rực, ông như không còn là chính bản thân ông nữa. Rồi ông chạy vụt vào cánh đồng cỏ sau nhà biến mất trong đêm tối. Quá ngỡ ngàng trước hành động của ông mọi người bàng hoàng trong giây lát rồi họ quyết định chạy theo ông. Sau khi có men say trong người, không ai cần biết nguy hiểm là gì nữa. Cánh đồng lúc đó có rất nhiều chó rừng nên ban đêm không ai dám vào cả. Một số vị khách mời thì bỏ về, một số trẻ hơn thì lấy súng, lấy dao rồi cùng theo gia đình và người hầu trong nhà chạy vào rừng tìm kiếm. Họ đi mãi đi mãi, họ băng qua cánh đồng, leo đến tận đỉnh núi, tìm trong các con suối nhỏ. Ánh đuốc sáng rực cả một vùng.

Sau khi lần mò hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, họ quay về trong vô vọng. Nhưng khi đi qua cánh đồng cỏ, một mùi hôi tanh xộc thẳng vào mũi họ. Dưới ánh đuốc lập lòe, ông cụ nhà tôi nằm bệt bên dưới đám cỏ đồng cao đến tận đầu gối,những mảng cỏ xung quanh ông bị ngã dài xếp thành xếp lớp theo thân thể ông. Ông giật giật thân người lên như đang trong cơn hấp hối. Những vị khách mời, những người đầy tớ, gia nhân hay người nhà đều không thể hình dung ra cảnh tượng hãi hùng trước mắt họ. Đè lên người ông là một con quái thú trong lốp một con chó săn hay phải đúng hơn là một con sói. Nó có cặp răng sắt nhọn, cái móng vuốt nhọn hoắt của nó đang cắm sâu vào cổ ông, máu từ cổ ông túa ra như suối, chảy loang lổ trên bãi cỏ nằm xếp lớp. Điểm khác biệt của nó với những con chó thông thường khác là nó không có lông mà có da bì đang giương đôi mắt xanh da trời gớm giếc về phía những người đang có mặt xung quanh. Đôi mắt sáng rực trong đêm tối. Nước dãi nó từ từ nhỏ xuống từng giọt trên thân thể ông. Mọi người đều bỏ chạy, mỗi người một hướng, đó là cách họ giữ lại tính mạng cho mình trước con quái vật gớm ghiếc ấy.

Mỗi khi mường tượng ra cảnh ấy, tôi dường như không kiềm chế được bản thân mình. Nó ăn sâu vào trong tâm trí tôi, gia đình tôi. Đối với gia đình tôi nó không phải là một truyền thuyết mà là một lời nguyền, lời nguyền ăn sâu vào gia đình tôi. Sau đó ông quản gia cho rào lại cánh đồng cỏ ấy và không ai được vào trong ấy cả. Tương truyền rằng, nếu ai bước vào trong cánh đồng ấy thì cũng sẽ bị xé xác giống như ông cụ sơ nhà tôi vậy, bao lâu nay nó như một lời nguyền bí ẩn của dòng họ tôi. Gia đình tôi không ai dám bước chân vào đó cả và chú tôi là người đầu tiên dám bước chân vào trong đó đấy.

– Chú anh ư, chú anh đã vào đó thật sao? Nhàn nói.

Sơn thở dài nhớ lại.

– Đúng vậy, chuyện chỉ xảy ra cách đây mấy ngày thôi.

– Vậy có gặp gì không ạ.

– Chú tôi nói đã gặp nó nhưng tôi thì thật sự không tin. Tôi nhất định sẽ là người thứ hai vào đó để khám phá ra sự thật, tìm ra con chó săn truyền thuyết của dòng họ.

– Vậy anh Liêm thật sự không biết chuyện này sao ạ? –Thành lên tiếng.

– Có lẽ là biết nhưng tại nó là bi kịch của dòng họ tôi nên cậu ta không muốn nhắc tới thôi.

– Mà một hoạ sĩ nổi tiếng như ông của anh lại không để lại tác phẩm nào cho riêng mình sao ạ. –Nhã nói với giọng tiếc nuối.

– Không hề.

– Thật uổng cho một nhân tài. –Nhàn lên tiếng. –Mà bức tranh ấy hiện giờ còn không anh.

Sơn mỉm cười tự hào.

– Còn chứ, nó vẫn nằm trong căn phòng đó.

– Hôm nào anh cho bọn em vào xem căn phòng đó được không.

– Được rồi,ngày mai nhé còn bây giờ mọi người ngủ đi. –Vừa nói Sơn vừa đứng dậy đi về phòng.

Một người đàn ông đang đứng trong màn đêm, xa xăm sau lưng người đàn ông ấy là một căn biệt thự tối đen, đã quá nửa đêm. Người đàn ông tay rút điện thoại ra và nhìn vào, không biết là đang xem giờ hay chờ đợi một cuộc gọi từ người khác. Ông bắt đầu thấy lạnh. Ông rút điếu thuốc ra, chăm lửa và bắt đầu hút. Một điếu, hai điếu rồi ba điếu. Từng làn khói lan tỏa trong màn sương đêm dày đặc. Bỗng từ đâu đó xa xăm có ánh đèn lặp lòe soi rọi, ánh đèn rọi thẳng vào mắt người đàn ông, chiếc ô tô dừng lại, trên xe một người lạ mặt bước xuống.

– Trời lạnh quá, cha đợi ở đây lâu chưa. –Người lạ mặt nói.

– Ta hút ba điếu thuốc rồi đấy.

Người lạ mặt nọ đứng dựa vào trước ô tô rồi nói tiếp.

– Con xin lỗi! Không biết hôm nay cha gọi con đến đây có chuyện gì không.

– Vẫn chuyện cũ. Tháng trước con gái ta đã bị giết chết, không biết số phận của hai cha con ta sẽ thế nào.

Người lại mặt thở dài, khuôn mặt ra vẻ như thất vọng. Suy nghĩ thoáng chốc anh ta trả lời.

– Cha à, chúng ta đã quyết định đi tới cùng mà, em ấy bị giết vì quá chủ quan và không có kế hoạch rút lui an toàn thôi. Cha hãy để con sắp sếp một kế hoạch hoàn hảo.

Nóng lòng muốn nghe câu trả lời, người đàn ông tiến tới gần hơn. Ông lớn tiếng.

– Nhưng kế hoạch đó là gì.

– Một kế hoạch thanh trừng, rồi tổ chức sẽ bị tiêu diệt và cha con ta rút lui trong êm đẹp mà không ai biết về cha con ta.

Người đàn ông có vẻ lưỡng lự, ông suy nghĩ lúc lâu rồi quay về phía người lạ mặt.

– Không được, không thể được. Cha đã cùng sống, cùng làm việc với tổ chức mấy chục năm nay, đâu thể vì mình mà bán đứng anh em, bán đứng tổ chức được.

– Vậy thì cha hãy cứ tin ở con.

– Không được. –Người đàn ông quả quyết.

– Vậy cha muốn gì. – Người lạ nói.

Không cần suy nghĩ nhiều, ông nói ngay.

– Cha và con, sẽ giả chết và sẽ có một cuộc sống bình yên ở nơi đây, tại ngôi làng này.

– Không được. Cha nghĩ rằng hắn sẽ tha cho chúng ta sao. Hắn sẽ tự tay găm con dao này vào tim cha và con đấy. –Vừa nói người lạ mặt vừa rút con dao trong túi áo khoắc ra. Con dao có nhiều họa tiết hoa văn khắc ở cán dao, đặc biệt là dẫu mũi tên chỉ ra bốn hướng.

– Không bao giờ có chuyện đó, ba người ấy sẽ không làm hại đến cha. Họ là anh em tốt của cha.

– Cha đã phản bội lại tổ chức, tức là đã phản bội lại họ thì nhất định họ sẽ ghim con dao này vào tim cha đấy.

Người đàn ông quay lưng lại, cố tình không để cho người trẻ thấy được biểu cảm trên mặt mình, ông cương quyết.

– Không, ý cha đã quyết.

– Cha không lấy bài học của Mai Thi làm gương đi.

– Nó là người không có thân phận, ta khác nó, ta là người có thân phận đặc biệt trong tổ chức họ sẽ…

Người lạ mặt cắt phăng lời ông. –Lúc ấy cha sẽ càng chết thảm hơn. Cha là người biết tất cả mọi thông tin về họ, cách tổ chức, cấu tạo, cách làm ăn của họ, cha biết tất cả mọi thứ. Cha đã biết quá nhiều và cha sẽ chết đau đớn.

– Có thể vậy, ta có thể chết chứ không thể phản bội lại bọn họ. Thà họ bất nhân với ta chứ ta không thể bất nghĩa với họ được.

– Không, thế lực của tổ chức rất lớn. Dù cha có ra nước ngoài đi chăng nữa chưa chắc đã thoát được họ.

– Ý ta đã quyết. Con không cần nhiều lời.

Giọng người trẻ trở nên van nài. Anh ta tiến về phía trước đặt tay lên vai cha mình.

– Biết đâu được, ở chính ngôi làng này cha cũng đang bị tổ chức bám theo và chết khi nào không biết đấy. Con đã có kế hoạch, cha hãy đưa cho con lô hàng ấy. Con sẽ giải quyết tất cả trong êm đẹp.

– Không được, lô hàng đó rất lớn, con không được đụng đến, Chính tay ta sẽ phá hủy nó.

– Cha hãy để con giải quyết tất cả. Xin cha đấy. Thật sự con không muốn thấy cha phải…

– Không được.

Thấy người đàn ông không đổi ý, người lạ mặt thay đổi hẳn thái độ, anh ta gằn từng tiếng, vứt con dao lại dưới đất. – Cha hãy nhìn kĩ con dao này đi, nó sẽ ghăm thẳng vào tim cha đấy. Cha hãy suy nghĩ kĩ trước khi quá muộn. Con sẽ chờ quyết định của cha.

Vừa nói hắn vừa bước lên xe, đèn xe rọi vào mắt người đàn ông làm ông nheo mắt lại. Tất cả những sự việc ấy diễn ra chỉ trong vài mươi phút ngắn ngủi. Chiếc xe lao vào bóng đêm mất dạng, Người đàn ông ngồi xuống nhặt con dao lên mà không hề biết rằng đâu đó xung quanh ông có một con quái vật đang trừng mắt nhìn mình. Nó nhìn ông, đôi mắt nó sáng rực trong đêm. Nước dãi nó từ từ nhỏ xuống. Chiếc xe vừa đi khỏi, như sợ mất con mồi của mình nó ra khỏi bụi rậm, từ từ và nhẹ nhàng tiến về phía ông như một con sư tử đang rình mồi. Lợi dụng sự tĩnh lặng của đêm đen, nó di chuyển nhanh dần và nhanh dần về phía ông. Nghe thấy âm thanh lạ thường, một mùi hôi thối xông thẳng vào mũi, vừa quay mặt lại, một cảm giác sợ hãi, sợ hãi đến tột cùng chạy dọc cột sống của ông. Trước mặt ông, con quái thú đang nhe nanh nhìn ông và dường như không để cho ông được định thần trở lại nó lao thẳng vào ông. Sự bất ngờ, sự sợ hãi làm lí trí ông lu mờ. Với con dao trên tay ông mà người lạ mặt vừa để lại là vật phòng thân duy nhất ông khua loạng xoạng vào không khí. Con dao cắm phập vào chân con quái thú nhưng móng chân con quái thú đã ngập sâu vào cổ họng ông. Nó tru lên từng hồi, tiếng tru vang vọng giữa núi rừng hoang vắng.

***

– Này, dậy đi.

Nằm trong phòng, Nhàn ngóc đầu dậy rồi bắt đầu lay mọi người dậy.

– Dậy đi, dậy đi.

Vừa nói nó vừa lê sang cái mùng kế bên kéo đầu Nhã dậy.

– Chuyện gì mà mày làm ầm cả lên vậy hả, trời đánh cũng tránh bữa ngủ. –Tiếng Nam làu nhàu nói khi còn mớ ngủ.

Cả bọn ngồi dậy chụm đầu lại về phía Nhàn nhưng chả có ai mở mắt cả. . –Thành cáu gắt.

– Nói mau đi tao còn đi ngủ.

Nhàn lấy cái gối kê lên bụng rồi tằng hắng.

– E hèm, lúc nãy từ khi anh Sơn với anh Liêm ra ngoài rồi vào đây ngủ làm ồn quá nên em ngủ không được nữa.

Nhã cho cậu ta ăn một cái bạt tai, rồi vừa nằm xuống vừa nói.

– Có vậy mà cũng nói.

– Không, từ từ đã nào. Hồi nãy trong lúc không ngủ được em nghe thấy có người la hét.

– Thật không. –Thành mở to mắt ra. –Vậy để tôi ra ngoài xem thế nào. Sao cậu không nói sớm.

– Em còn nghe thấy tiếng tru của chó nữa, nghe nói ở đây có rất nhiều ma sói nhé.

Vừa nghe thấy câu này, Thành lại nằm xuống, tưởng thằng Nhàn đùa anh nói.

– Vớ vẩn. Cảnh sát hình sự mà ma với chả quỷ.

Cả bọn nằm xuống không ai nghe thằng Nhàn nói cả. Có tiếng ô tô vượt qua trước nhà. Nhàn nghe được nên lên tiếng ngay.

– Lạ nhỉ, giờ này còn có ô tô đi sao.

– Kệ, mày đi ngủ cho anh nhờ. Vớ vẩn. –Thành nói.

Thấy không ai tán thành với chủ đề mình đưa ra, thằng Nhàn đổi sang chủ đề khác.

– Mọi người có muốn nghe truyền thuyết không.

Sau câu nói của Nhàn, cả bọn bật dậy nhìn về phía nó. Nhã chui đầu qua bên giường của Nhàn lên tiếng.

– Truyền thuyết nào?

– Truyền thuyết về cấm địa.

Cả bọn chúi đầu về phía nó. Nhã leo qua giường của ba người đàn ông ngồi thành một bọn, cô thấy hứng thú bởi câu chuyện này.

– Sao mày biết được vậy. –Nam nói với vẻ ngái ngủ.

Hồi chiều anh Sơn đã kể cho em nghe.

– Kể cho mình cậu thôi á, lúc nào sao bọn tớ không biết nhỉ. –Nhã vừa nói vừa lấy tay che miệng lại đầy uể oải.

– Hồi chiều lúc mấy anh còn lo nướng thịt, em và anh Liêm rủ anh Sơn đi dạo ở đầu làng, sau đó có ghé vào nhà anh Sơn chơi, anh ấy còn kể cho em với anh Liêm về truyền thuyết của gia đình anh ấy.

– Vậy ý mày là cái cấm địa ấy là của gia đình anh Sơn. –Nam nói.

– Chính xác.

– Vậy mày kể đi.

Thấy cả đám đang dồn hết sự chú ý vào mình, Nhàn lui lại dựa vào tường rồi tằng hắng. Cậu ta nhìn vào mặt của từng người rồi cười lớn. –Em đùa đấy. Ha ha. – cậu ta cười thỏa mãn. Nam lao vào đè lên người Nhàn, cả bọn sẽ không tha cho cậu ta sau vố bị lừa này.

– Này, thì làm tao không ngủ được này. –Vừa nói Nam vừa lấy tay kẹp chặt mũi Nhàn trong khi Thành với Nhã nắm chân nắm tay cậu ta.

– Thôi, cho em xin, em xin thua. –Nhàn la lớn.

– Mấy đứa làm gì mà vui quá vậy.

Tiếng Sơn nói ở đằng sau làm cả đám quay phắt người lại. Không khí im lặng hẳn đi. Thấy Sơn có vẻ như không ngủ được Nhã nói nhỏ.

– Em xin lỗi, đã làm ồn vào giờ này.

– Không, mấy em cứ tự nhiên, thằng Liêm nó ngủ tất tần tật rồi còn đâu.

– Vậy sao anh không ngủ ạ.

– Tại tôi thấy bồn chồn thế nào ấy, tôi sợ gia đình xảy ra chuyện gì. Hồi trước mẹ tôi mất tôi cũng có cảm giác thế này.

– Ôi giác quan thứ chủ nhật ấy mà, anh vào đây cứu em với. –Tiếng Nhàn nói với theo khi còn đang bị Nam giữ chặt mũi nên nó nói bằng cái giọng khàn khàn.

– Nhưng tôi biết cứu như thế nào. –Sơn vốn là người chững chạc nên cũng không quan tâm đến mấy cái trò chơi kiểu con nít này.

Nhàn bật dậy, cậu ta thở hổn hển sau cuộc vật lộn với ba người còn lại. Nhàn kéo mùng lên cao và bắt đầu bắt chuyện với Sơn.

– Anh hãy kể cho mấy đứa này nghe về truyền thuyết cái cấm địa đi ạ, cấm địa ấy.

– Tôi á. –Sơn hỏi lớn.

– Không phải anh thì là ai nữa, anh là người làng này mà.

Sau một chút đắn đo suy nghĩ Sơn trả lời.

– Thôi được.

– Anh ngồi xuống đây. –Nhàn vừa nói vừa kéo Sơn ngồi xuống giữa giường, cả bọn xúm lại bao lấy anh. Bản tính của Nhàn vốn nhiều chuyện, không có gì là cậu ta không quan tâm tới, hôm nay nghe Liêm nói truyền thuyết về mảnh đất cấm địa ấy cậu ta nhất định điều tra cho bằng được.

– Anh kể về cái cấm địa ấy đi. –Nhàn giục Sơn rối rít.

– Thật ra cái cấm địa ấy là của gia đình tôi từ bao đời nay.

– Gia đình anh. –Cả bọn đồng thanh nói

– Đúng rồi, anh Sơn là Dương Thành Sơn. Họ Dương. –Nhã vừa để cái gối lên bụng vừa nói.

– Tất cả im lặng để anh Sơn kể xem nào. –Nhàn nói với vẻ háo hức như rất muốn biết về cái truyền thuyết này.

Sơn lui người dựa lưng vào tường, ngẩng đầu nhìn trên trần nhà như để nhớ lại mọi chuyện, sau một hồi suy ngẫm, anh thở dài. Chuyện này bắt nguồn từ thời ông cụ sơ nhà tôi, người mà bây giờ mà tôi gọi là ông sơ còn bố tôi gọi là ông cố, thật ra đó không phải là truyền thuyết gì xa xưa mà đơn giản nó là một bi kịch của dòng họ tôi. Bi kịch này được truyền từ đời này qua đời khác nên con cháu trong họ tất cả đều biết. Lâu dần trở nên huyền bí và có nhiều dị bản. Tôi cũng không biết những điều tôi sắp kể đây có đúng là sự thật về gia đình của mình không vì có nhiều tin đồn khác nhau về truyền thuyết ấy.

Gia đình tôi vốn có xuất thân tại Hà Nội trong một ngôi làng cổ có truyền thống nghệ thuật. Năm Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng cũng là lúc cụ sơ nhà tôi đang ở tuổi hai mươi, tuổi của những hoài vọng và khát khao. Sinh ra và lớn lên trong những năm Pháp thuộc, được giáo dục trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ông nhanh chóng trở thành một họa sĩ theo nghiệp của gia đình. Nắm bắt được thời đại, nghệ thuật phương tây du nhập vào nước ta ngày càng nhiều. Ông biết rằng con đường phát triển duy nhất lúc này không phải là mỹ thuật Việt Nam truyền thống nữa mà phải là mỹ thuật quốc tế, đặc biệt là châu Âu. Vì vậy, ông đã theo các tàu buôn nước ngoài và sang châu Âu để tìm hiểu về văn hóa mỹ thuật nước họ. Nơi mà ông dừng chân là Italia vì nó là nơi mà Da Vinci được sinh ra và để lại nhiều tác phẩm cho riêng mình.

– Da vinci? Nhã tròn mắt hỏi.

– Đúng vậy, là Leonardo Da Vinci người sáng tạo nên nàng Mona Lisa và cũng là người mà ông tôi luôn ngưỡng mộ. Ông muốn tìm hiểu các tác phẩm của Da Vinci. Trở về nước sau 10 năm sinh sống trên đất khách, ông bắt đầu sự nghiệp của mình và sự nghiệp của ông thăng tiến từ đây. Tiền tài, sự nghiệp của ông ngày càng đi lên.

– Vậy cụ sơ anh làm gì vậy ạ?

– Ông ấy vẽ tranh nhưng trong sự nghiệp của ông ấy không để lại tác phẩm nào cho riêng mình. Ông bắt đầu với việc vẽ tranh giả, ông làm bạn với một con buôn người Ý và qua nhiều mắt xích ông con làm quen được với một sĩ quan người Pháp. Ông chỉ việc vẽ tranh do người Pháp đưa ra và con buôn người Ý kia là nguồn tiêu thụ sản phẩm cho cụ sơ nhà tôi với nhiệm vụ đưa các bức tranh ấy qua châu Âu và bán lại. Các bức vẽ ban đầu ông chỉ làm giả một vài bức tranh thông thường nhưng tranh của ông bắt đầu bán chạy và thu nhiều lợi nhuận. Nhận thấy được tài năng của thực sự của mình, ông bắt đầu vẽ những bức tranh nổi tiếng của Da Vinci.

Đầu tiên, ông vẽ bức tranh của Da Vinci là “Thánh Mẫu Benois”. Thật không ngờ là bức tranh bán được với giá vô cùng cao ngay sau đó và ông được hưởng một số tiền mà có tiêu cả đời cũng không hết. Quá thành công trước bức vẽ đầu tiên, tự tin vào khả năng của mình, ông cụ vẽ thêm một số bức tranh khác như là “Thung lũng Arno”, “chân dung một nhạc sĩ”, “người đàn bà và con chồn” của Da Vinci. Những bức tranh tiếp theo lại tiếp tục thu được một số tiền lớn cho ông cụ, và ông được mệnh danh là “Mani Divine” .

– Có nghĩa là gì ạ. –Nhã hỏi.

– Đôi tay thần thánh. –Sơn trả lời không suy nghĩ.

– Nhưng từ này lạ quá. – Thành nói, anh vốn chưa hề gặp những từ này mặc dù vốn tiếng Anh của anh khá tốt.

– Nó là tiếng Ý.

– Tiếng Ý. – Nhàn nói với vẻ ngạc nhiên.

– Phải rồi, lúc đó tiếng Anh còn chưa phải là ngôn ngữ toàn cầu. –Nam đáp.

Sơn nói tiếp. –Ông chẳng để lại được tác phẩm nào cho riêng mình. Và ông vẫn tiếp tục lựa chọn công việc ấy, không hiểu vì đó là niềm đam mê hay vì tiền nhưng ông vẫn quyết định sẽ không để lại tác phẩm nào cho riêng mình mà sẽ vẽ những bức họa nổi tiếng của Da vinci. Rồi một ngày, ông quyết định vẽ bức tranh tiếp theo đó là bức tranh “Nàng Mona Lisa”, một kiệt tác gắn liền với tác giả của nó. Thế nhưng sau bao năm trời hoàn thành bức tranh đó, nó lại được trả về chỉ sau một tháng được chuyển đi. Bức tranh không được mua vì bị chê bai ở quá nhiều điểm. Ông biết rằng với tài năng của mình ông không thể nào tạo ra được một tác phẩm như vậy, rằng mình không thể nào sánh kịp với Da Vinci. Sau đó ông tiếp tục vẽ lại bức “Mona Lisa” nhưng tất cả đều được trả về trong vô vọng. Có lẽ đó là bức họa quá tuyệt hảo, quá hoàn hảo của Da Vinci nên ông hoàn toàn không thể làm giả được. Ông phải thốt lên rằng: “Da Vinci quả đúng là thiên tài của những thiên tài”.

Quá tuyệt vọng, ông mua căn biệt thự ở một nơi vô cùng xa xăm hẻo lánh đó là căn biệt thự mà gia đình tôi đang sống bây giờ và chuyển cả gia đình về đây. Tại đây ông tự nhốt mình trong một căn phòng và bắt đầu vẽ lại bức “Nàng Mona Lisa” trong căn phòng ấy. Lần này, ông bỏ ra 10 năm trời ròng rã và vất vả ông mới hoàn thành tác phẩm nhưng nó lấy đi của ông khá nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe và tuổi tác. Trong quá trình vẽ bức tranh không một ai được vào trong căn phòng ấy trừ một người.

– Ai vậy anh. –Nam hỏi.

– Đó chính là ông quản gia. Ông sơ tôi coi ông quản gia như một người bạn, một người nắm giữ mọi bí mật trong gia đình và mọi bí mật chỉ có ông quản gia được biết.

Một ngày nọ, ông gọi hai ông cố nhà tôi tới và nói rằng “-Các con biết gì về bức tranh này.” nhưng đáp trả lại ông là sự lắc đầu đầy tuyệt vọng. Người ta đồn đại rằng ông để lại một kho báu mà chìa khóa của kho báu ấy ẩn chứa trong bức ảnh này. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm. Cái kho báu ấy của gia đình tôi ngày càng được nhiều người quan tâm, ngày càng có nhiều người biết đến bức “Nàng Mona Lisa” do ông cụ vẽ ra rốt cuộc ẩn chứa điều gì. Vốn dĩ số tiền ông có được trước đây rất lớn so với số tiền ông để lại cho con cháu sau này nên nhiều người nghĩ rằng nhất định ông cụ có thể còn có một kho báu nào đó nữa.

– Vậy chuyện này kết thúc rồi sao.

– Không đâu. Còn một người biết mọi chuyện của gia đình cụ nhà tôi lúc đó là bác quản gia, ông ấy biết mọi bí mật của gia đình tôi. Trong một đêm gia đình tôi tổ chức tiệc mừng thọ cho cụ sơ nhà tôi. Khách mời được mời đến rất đông, trong khi mọi người đang vui vẻ ca hát, trò chuyện và uống rượu thì ông cụ lại gọi hai người con vào phòng riêng của mình. Ông bảo rằng sau khi ông chết nhất định không được bán lại căn biệt thự này và mọi chuyện phải theo sự sắp xếp của bác quản gia. Trong lúc ông đang nói chuyện với hai người con của mình thì ông quản gia vào tìm ông có chuyện gấp. Không biết hai người ấy nói chuyện gì trong đó nhưng họ nói chuyện đến nửa tiếng đồng hồ. Không lâu sau đó ông cụ ra ngoài liên tục la hét và đập phá mọi thứ trong nhà. Đôi mắt ông đỏ rực, ông như không còn là chính bản thân ông nữa. Rồi ông chạy vụt vào cánh đồng cỏ sau nhà biến mất trong đêm tối. Quá ngỡ ngàng trước hành động của ông mọi người bàng hoàng trong giây lát rồi họ quyết định chạy theo ông. Sau khi có men say trong người, không ai cần biết nguy hiểm là gì nữa. Cánh đồng lúc đó có rất nhiều chó rừng nên ban đêm không ai dám vào cả. Một số vị khách mời thì bỏ về, một số trẻ hơn thì lấy súng, lấy dao rồi cùng theo gia đình và người hầu trong nhà chạy vào rừng tìm kiếm. Họ đi mãi đi mãi, họ băng qua cánh đồng, leo đến tận đỉnh núi, tìm trong các con suối nhỏ. Ánh đuốc sáng rực cả một vùng.

Sau khi lần mò hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, họ quay về trong vô vọng. Nhưng khi đi qua cánh đồng cỏ, một mùi hôi tanh xộc thẳng vào mũi họ. Dưới ánh đuốc lập lòe, ông cụ nhà tôi nằm bệt bên dưới đám cỏ đồng cao đến tận đầu gối,những mảng cỏ xung quanh ông bị ngã dài xếp thành xếp lớp theo thân thể ông. Ông giật giật thân người lên như đang trong cơn hấp hối. Những vị khách mời, những người đầy tớ, gia nhân hay người nhà đều không thể hình dung ra cảnh tượng hãi hùng trước mắt họ. Đè lên người ông là một con quái thú trong lốp một con chó săn hay phải đúng hơn là một con sói. Nó có cặp răng sắt nhọn, cái móng vuốt nhọn hoắt của nó đang cắm sâu vào cổ ông, máu từ cổ ông túa ra như suối, chảy loang lổ trên bãi cỏ nằm xếp lớp. Điểm khác biệt của nó với những con chó thông thường khác là nó không có lông mà có da bì đang giương đôi mắt xanh da trời gớm giếc về phía những người đang có mặt xung quanh. Đôi mắt sáng rực trong đêm tối. Nước dãi nó từ từ nhỏ xuống từng giọt trên thân thể ông. Mọi người đều bỏ chạy, mỗi người một hướng, đó là cách họ giữ lại tính mạng cho mình trước con quái vật gớm ghiếc ấy.

Mỗi khi mường tượng ra cảnh ấy, tôi dường như không kiềm chế được bản thân mình. Nó ăn sâu vào trong tâm trí tôi, gia đình tôi. Đối với gia đình tôi nó không phải là một truyền thuyết mà là một lời nguyền, lời nguyền ăn sâu vào gia đình tôi. Sau đó ông quản gia cho rào lại cánh đồng cỏ ấy và không ai được vào trong ấy cả. Tương truyền rằng, nếu ai bước vào trong cánh đồng ấy thì cũng sẽ bị xé xác giống như ông cụ sơ nhà tôi vậy, bao lâu nay nó như một lời nguyền bí ẩn của dòng họ tôi. Gia đình tôi không ai dám bước chân vào đó cả và chú tôi là người đầu tiên dám bước chân vào trong đó đấy.

– Chú anh ư, chú anh đã vào đó thật sao? Nhàn nói.

Sơn thở dài nhớ lại.

– Đúng vậy, chuyện chỉ xảy ra cách đây mấy ngày thôi.

– Vậy có gặp gì không ạ.

– Chú tôi nói đã gặp nó nhưng tôi thì thật sự không tin. Tôi nhất định sẽ là người thứ hai vào đó để khám phá ra sự thật, tìm ra con chó săn truyền thuyết của dòng họ.

– Vậy anh Liêm thật sự không biết chuyện này sao ạ? –Thành lên tiếng.

– Có lẽ là biết nhưng tại nó là bi kịch của dòng họ tôi nên cậu ta không muốn nhắc tới thôi.

– Mà một hoạ sĩ nổi tiếng như ông của anh lại không để lại tác phẩm nào cho riêng mình sao ạ. –Nhã nói với giọng tiếc nuối.

– Không hề.

– Thật uổng cho một nhân tài. –Nhàn lên tiếng. –Mà bức tranh ấy hiện giờ còn không anh.

Sơn mỉm cười tự hào.

– Còn chứ, nó vẫn nằm trong căn phòng đó.

– Hôm nào anh cho bọn em vào xem căn phòng đó được không.

– Được rồi,ngày mai nhé còn bây giờ mọi người ngủ đi. –Vừa nói Sơn vừa đứng dậy đi về phòng.

Bình luận