Các độc giả yêu quý của tớ! Phần I và phần II có thể xem như tự truyện vì đó hầu như là những phần trích trong nhật kí của tớ. Những ghi chép này tớ viết khi kết thúc năm học lớp Một và lớp Hai, tức là khi tớ còn nhỏ xíu. Khi bắt đầu bước vào năm học lớp Bốn, tức là khi đã ra dáng một chàng trai (theo lời của bố tớ), tớ không còn học tiếng Anh theo các giáo trình mà bắt tay vào các kì thi lấy chứng chỉ quốc tế.
Khởi đầu là việc thi lấy bằng TOEFL nội bộ. Kì thi này thực ra đơn giản vì chỉ cần hai kĩ năng chính là nghe và đọc. Tớ muốn thử thách mình với kì thi khó khăn hơn – thi TOEFL quốc tế. Chà chà, kì thi này quả thực khó nhằn. Để ôn luyện cho kì thi tớ đã mất khoảng hơn mười tháng cùng với một núi tài liệu (tốn kha khá tiền mua sách của bố tớ đấy) và với sự trợ giúp từ xa của các cô giáo dạy tiếng Anh cũ của tớ. Kì thi này đòi hỏi phải có kĩ năng tổng hợp nghe, nói, đọc, viết, trong đó phần “khoai” nhất đối với tớ là viết. Chủ đề của các bài luận thường là những vấn đề rất to tát (vì kì thi này chủ yếu dành cho sinh viên vào học đại học ở nước ngoài) nên có thể bắt gặp tất cả các lĩnh vực: sinh học, hóa học, địa lý, lịch sử… Ban đầu khi luyện viết, tớ thường viết lan man, không có trọng tâm. Sau rồi, tớ tự nghiên cứu các bài luận mẫu, cộng thêm sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô giáo, các chuyên gia mà tớ nhờ qua Internet nên bài luận của tớ luôn được đánh giá cao. Kết quả là trong kì thi, tớ đã đạt 27/30 điểm bài viết! Theo như lời một người bạn Mĩ của tớ, thì ngay cả người bản ngữ, đó cũng là một số điểm đáng mơ ước! Tớ rất tự hào về điều đó.
Vì thế, trong cuốn sách này, tớ xin trân trọng giới thiệu một số bài luận trong số gần 200 bài luận tớ đã viết trong vòng mười tháng “dùi mài kinh sử” đó. Chủ đề của các bài luận tớ lấy trong các cuốn sách ôn luyện hoặc trên Internet (riêng bài Bức thư gửi ngài Putin là bức thư tớ dự thi UPU viết bằng tiếng Anh). Hầu như ngày nào tớ cũng viết, có buổi sáng tớ viết đến bốn bài. Viết xong, tớ gửi cho cô giáo tiếng Anh đã dạy tớ khi tớ ôn thi TOEIC để cô chữa giúp. Những bài luận này hầu hết tớ đều viết trong khoảng thời gian 30 phút, giống như thời gian lúc thi. Có bài đặc biệt chỉ trong 24 phút (bài Tấm vé vào tương lai). Cũng có bài tớ phải nghiên cứu rất kĩ tài liệu trên Internet trước khi viết, ví dụ như bài Áo dài Việt Nam. Nhưng khi đã viết, tớ hoàn toàn không sử dụng Internet nữa vì tớ biết nếu phụ thuộc vào nó, khi thi tớ sẽ bị động. Có những bài tớ rất tâm đắc như bài Chiếc Ipad của tương lai. Đây thực sự là mơ ước của tớ vì bố tớ bị mất ngủ và hay mê man nên tớ muốn đem lại niềm vui và sức khỏe cho bố. Cũng có những bài hơi khô khan như Xây nhà máy trong khu chung cư – nên hay không nên nhưng tớ vẫn giới thiệu đến các ấy với mong muốn để các ấy hiểu rằng, yêu cầu của các bài luận trong kì thi TOEFL là như thế, họ đưa ra luận điểm và yêu cầu mình nêu ý kiến của mình. Nhiều khi những luận cứ mình đưa ra rất khó để thuyết phục người đọc đồng ý hay không đồng ý nên tớ thường chọn cách dung hòa là phân tích mặt được và không được của luận điểm, thế là an toàn phải không các ấy?
Các ấy hãy đọc những bài luận của tớ, hy vọng các ấy sẽ thích và hy vọng tớ sẽ có dịp được giới thiệu tất cả những bài luận mà tớ đã viết tới các ấy. Chúng mình lại cùng khám phá những điều lý thú mà tiếng Anh đem lại nhé!
Các độc giả yêu quý của tớ! Phần I và phần II có thể xem như tự truyện vì đó hầu như là những phần trích trong nhật kí của tớ. Những ghi chép này tớ viết khi kết thúc năm học lớp Một và lớp Hai, tức là khi tớ còn nhỏ xíu. Khi bắt đầu bước vào năm học lớp Bốn, tức là khi đã ra dáng một chàng trai (theo lời của bố tớ), tớ không còn học tiếng Anh theo các giáo trình mà bắt tay vào các kì thi lấy chứng chỉ quốc tế.
Khởi đầu là việc thi lấy bằng TOEFL nội bộ. Kì thi này thực ra đơn giản vì chỉ cần hai kĩ năng chính là nghe và đọc. Tớ muốn thử thách mình với kì thi khó khăn hơn – thi TOEFL quốc tế. Chà chà, kì thi này quả thực khó nhằn. Để ôn luyện cho kì thi tớ đã mất khoảng hơn mười tháng cùng với một núi tài liệu (tốn kha khá tiền mua sách của bố tớ đấy) và với sự trợ giúp từ xa của các cô giáo dạy tiếng Anh cũ của tớ. Kì thi này đòi hỏi phải có kĩ năng tổng hợp nghe, nói, đọc, viết, trong đó phần “khoai” nhất đối với tớ là viết. Chủ đề của các bài luận thường là những vấn đề rất to tát (vì kì thi này chủ yếu dành cho sinh viên vào học đại học ở nước ngoài) nên có thể bắt gặp tất cả các lĩnh vực: sinh học, hóa học, địa lý, lịch sử… Ban đầu khi luyện viết, tớ thường viết lan man, không có trọng tâm. Sau rồi, tớ tự nghiên cứu các bài luận mẫu, cộng thêm sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô giáo, các chuyên gia mà tớ nhờ qua Internet nên bài luận của tớ luôn được đánh giá cao. Kết quả là trong kì thi, tớ đã đạt 27/30 điểm bài viết! Theo như lời một người bạn Mĩ của tớ, thì ngay cả người bản ngữ, đó cũng là một số điểm đáng mơ ước! Tớ rất tự hào về điều đó.
Vì thế, trong cuốn sách này, tớ xin trân trọng giới thiệu một số bài luận trong số gần 200 bài luận tớ đã viết trong vòng mười tháng “dùi mài kinh sử” đó. Chủ đề của các bài luận tớ lấy trong các cuốn sách ôn luyện hoặc trên Internet (riêng bài Bức thư gửi ngài Putin là bức thư tớ dự thi UPU viết bằng tiếng Anh). Hầu như ngày nào tớ cũng viết, có buổi sáng tớ viết đến bốn bài. Viết xong, tớ gửi cho cô giáo tiếng Anh đã dạy tớ khi tớ ôn thi TOEIC để cô chữa giúp. Những bài luận này hầu hết tớ đều viết trong khoảng thời gian 30 phút, giống như thời gian lúc thi. Có bài đặc biệt chỉ trong 24 phút (bài Tấm vé vào tương lai). Cũng có bài tớ phải nghiên cứu rất kĩ tài liệu trên Internet trước khi viết, ví dụ như bài Áo dài Việt Nam. Nhưng khi đã viết, tớ hoàn toàn không sử dụng Internet nữa vì tớ biết nếu phụ thuộc vào nó, khi thi tớ sẽ bị động. Có những bài tớ rất tâm đắc như bài Chiếc Ipad của tương lai. Đây thực sự là mơ ước của tớ vì bố tớ bị mất ngủ và hay mê man nên tớ muốn đem lại niềm vui và sức khỏe cho bố. Cũng có những bài hơi khô khan như Xây nhà máy trong khu chung cư – nên hay không nên nhưng tớ vẫn giới thiệu đến các ấy với mong muốn để các ấy hiểu rằng, yêu cầu của các bài luận trong kì thi TOEFL là như thế, họ đưa ra luận điểm và yêu cầu mình nêu ý kiến của mình. Nhiều khi những luận cứ mình đưa ra rất khó để thuyết phục người đọc đồng ý hay không đồng ý nên tớ thường chọn cách dung hòa là phân tích mặt được và không được của luận điểm, thế là an toàn phải không các ấy?
Các ấy hãy đọc những bài luận của tớ, hy vọng các ấy sẽ thích và hy vọng tớ sẽ có dịp được giới thiệu tất cả những bài luận mà tớ đã viết tới các ấy. Chúng mình lại cùng khám phá những điều lý thú mà tiếng Anh đem lại nhé!