Hoàng Đế nói: “Nguyên tắc tiết độ trong việc nam nữ giao hợp là nguyên tắc nào ?”.
Tố nữ đáp: “Nam nữ giao hợp là thuận theo căn bản âm dương của trời đất. Nhưng không nên để lệch đi khiến cho nam nhân càng ngày càng suy hoại thân thể trong khi nữ nhân được bách bệnh tiêu trừ. Đôi bên phải thân tâm sướng khoái, thân cường khí thạnh, mạnh mẽ sung khí mới là nguyên tắc. Nếu không theo đạo âm dương thì thân thể ngày càng suy vi. vì vậy các yếu tố căn bản của giao hợp là:
An định sự háo hức.
Tâm trạng hứng thú.
Tinh thần sung mãn.
Khi đã có đủ ba thứ nầy tức là tập trung được tinh khí thần thì tự nhiên không còn sợ nóng lạnh, không quá no không quá đói. Khi thân thể khỏe khoắn, tình tự tự nhiên nổi lên, đó là chuyện bình thường. Khi giao tình, phải từ từ mà tiến hành, giữ ba nguyên tắc trên thì tinh lực của nam nhân không bị suy nhược, khoái cảm của nữ nhân lên đến cực điểm”.
GHI CHÚ:
Tố Nữ vạch cho Hoàng Đế biết đạo giao hợp là phải điều hoà và an dưỡng thân tâm. Muốn vậy phải học cách và chuẩn bị có phương pháp, bởi vì khi lâm trận mà tình tự an định (không có tâm trạng quá bồn chồn háo hức), tâm trạng hứng thú không miễn cưỡng, tinh thần khỏe khoắn sung mãn thì bên ngoài và bên trong đều mạnh, không thể nào mà bại trân được.
Sách vở xưa của người Do Thái cũng có nói chuyện đưa đến hứng thú gối chăn: “Nếu vợ chồng tương thân tương ái thì dầu cho giường chật ngủ cũng thoải mái vui thú. Nếu phu phụ bất hòa dầu cho giường rộng bao la vẫn thấy chật hẹp tù túng “. Điều nói trên cốt nhắc nhở gái trai trong đời sống vợ chồng tạo nên c1i ” tâm bình khí hòa “, thanh thản, hòa thuận, vui vẻ.
Làm cho tăng gia tính cảm (độ sướng trong khi giao hợp) là do ba yếu tố :
Phản ứng của trung khu thần kinh.
Kích thích của ngoại giới.
Kỹ thuật của tính giao (giao hợp).
Cả ba thứ trên tuy nói là tương quan mật thiết với nhau nhưng hai thứ sau tùy thuộc nơi nam nhân rất nhiều. Họ có thể làm tăng hai yếu tố nầy lên để tăng phần khoái cảm trong cuộc giao tình.
Các nhà tâm lý học phát hiện rằng đối với phụ nữ cái hoàn cảnh, cái không khí của tính giao quan trọng nhất. Theo báo cáo của bác sĩ Kim Soai thì nam nhân chỉ cần tưởng tượng thì cũng gợi hứng dược dương vật sừng lênvà cảm thấy hứng thú, trong khi đó nữ nhân thì không vậy. họ cần phải có những yếu tố hiện thực mới động tình, phải có mắt thấy (rõ ràng những điều gợi dục ) tai nghe (thì thầm lời yêu đương hay dâm ngữ) xúc giác ( hai bên thi thể chạm nhau, rờ rẫm sờ soạng thoa nắn) mới tạo cho họ hứng tình gợi dục. Bởi vậy trước và trong khi giao tình nam nhân phải nhớ đến các yếu tố nầy mà tăng cường mới mong chinh phục được nữ nhân.
Ngoại giới kích thích thì ngoại giới cũng có thể làm tiêu hao hứng khởi của nữ nhân. Họ rất dễ bị ngoại cảnh làm nguội lạnh tình dục. Bác sĩ Kim Soai cho biết hầu hết nữ nhân không thích làm tình mà mở đèn trong khi nam nhân thích mở đền để xem thân thể mình và thân thểû người tình quyện nhau như thế nào, xem sự uốn éo vặn vẹo khi sướng khoái của nàng ra làm sao. Nữ nhân ban ngày hay đèn sáng chắc chắn là không thể đạt đến cao trào sướng khoái như làm tình ban đêm hay khi trong bóng tối.
Cũng vậy, giữa nam và nữ có sự khác biệt về sự “tắt đèn làm lại” nam nhân khi dương mê trận mà bị phá đám sau dó vẫn có thể tiết tục như thường, trái lại nữ nhân hứng tình đã tiêu tan không còn hứng thú để tiếp tục làm lại nữa. Trong khi hai đàng quấn quýt nhào lộn mà phải buông nhau để chàng đi trả lời điện thoại thì chắc chắn là cuộc vui nên kết thúc, có ké dài thêm nữ nhân cũng không còn lòng dạ nào.
Giữa hiện tượng “cầu ái” (nhu cầu giao hợp) và hiện tượng “sinh vật” (nhu cầu sinh sản truyền giống ) có quan hệ mật thiết với nhau. Trong thế giới loài vật và thế giới của loài người chưa được khai hóa thì sự sinh hoạt tính dục đều do mùa và chu kỳ định đoạt. Động vật cao đẳng thường có chu kỳ tính giao là một năm một lần hay một năm hai lần (mùa rượng đực ). Nhiều dân tộc chưa văn minh còn có tập quán nầy. Họ tổ chức Hội mùa xuân hay hội mùa Thu cho thanh niên thiếu nữ tới tuổi dậy thì có cơ hội tính giao mà đi đến hôn nhân truyền giống.
Có khi vợ chồng đối với nhau sự hứng tình cũng không đồng bộ về thời gian, bởi vậy nhiều khi phải ” bồi dưỡng khí thế” nghĩa là tạo hoàn cảnh và khí thế để hai bên cùng cảm thấy hứng tình. Theo Von Krafft Ebing và Kos Smann thì đàn bà trước hoặc sau thời gian có kinh mấy ngày là giai đoạn hứng tình quyết liệt. Đàn ông theo quan sát của Julius Nelson thì sự tuần hoàn của hứng tình là 28 ngày. Các ông Perry Coste và Von Roemet cũng có báo cáo đàn ông chu kỳ cũng giống như vậy và có đỉnh điểm là ngày đầu tháng và ngày 18 của tháng .
Nếu các báo cáo trên là đúng thì phù hợp với cuộc sống tính dục của người bán khai, họ mở những cuộc liên hoan nam nữ vào đầu tháng và các ngày 18, 19 trong tháng.
Thời gian hứng tình của nam nữ không giống nhau. Khi hứng tình rồi thì sẵn sàng lâm trận cũng chênh lệch về thái độ hăng hái nhập cuộc, bởi vậy cần có chiến lược bồi dưỡng khí thế. Tránh ánh sáng vì nữ nhân thẹn thùng khi tự thấy mình làm chuyện đó. Sờ soạng để tạo xúc giác, nói lời âu yếm để tăng lòng thích được vuốt ve … Nên nhớ nữ nhân cũng như động vật có hiện tượng chống cự vì thời kỳ kêu xuân chưa tới. Tâm lý đó cộng với những thích thú về viễn tượng sướng khoái khiến nữ nhân có thái độ “bán nghinh bán cự” nửa như mời mọc nửa như chối từ, như con thú cái bị con thú đực theo đuổi lúc thì vừa chạy trốn lúc thì đón nhận .
Hiểu được tâm lý đó của nữ nhân (thẹn thùng và chạy trốn, muốn thấy và cần vuốt ve) nam nhân muốn có một cuộc xuân tình phải chủ động tấn kích. Muốn bắt được con thú đẹp để ôm ẵm phải giăng một cái bẫy thật đẹp. Cái bẫy đó là bồi dưỡng khí thế trước khi giao hợp. Khí thế càng hoàn chỉnh, hứng thú tình ái càng gia tăng .
Theo kinh Tố Nữ, bồi dưỡng khí thế cũng chỉ là thể hiện đạo âm dương mà thôi : ” tạo nên sự hài hòa giữa hai bên nam nữ, không trục trặc. nếu theo nguyên lý nầy mà thực hành mọi sự sẽ thông suốt vĩnh lạc, coi thường nó, không đúng nguyên tắc, thiếu chuẩn bị chỉ đem d9ến mệt mỏi và thất vọng trong đời sồng gối chăn thôi, mất đi hạnh phúc của trần gian.
Tứ thời và ngũ tạng
( Tạng con người và bốn mùa)
Hoàng Đế nói với Huyền Nữ rằng :” Đạo âm dương Tố Nữ đã lý giải với ta rồi, nhưng ta muốn nàng giải thích tường tận hơn.”
Huyền Nữ đáp : “Đạo âm dương có thể tóm lược trong câu căn bản nầy:” “Dương đắc âm nhi hóa dục, âm hộ dương nhi thành trưởng, âm dương tương hỗ tương thành, hỗ tương cảm ứng, tuần hoàn tương sinh,” nghĩa là vạn vật mọi sự trong trời đất đều theo đạo âm dương giao hợp mà sanh ra. Dương được âm mà hóa dục, âm bảo vệ dương mà lớn lên, âm dương cùng nhau phụ trợ cùng nhau hóa thành, cùng nhau cảm ứng cùngnhau tuần hoàn .
Bởi vậy khi dương cụ tiếp xúc với nữ nhân thì nó tự động dương lên. Còn nữ nhân khi âm hộ được kích thích thì tự nhiên biết mở rộng. Khi giao hợp thì hai tinh khí âm dương của hai bên giao hòa mà tạo sướng khoái.
Khi giao hợp nam nhân phải tuân thủ theo bát giới là tám điều cấm kỵ, nếu coi thường mà vi phạm thì dễ sanh tật bệnh. Trong khi đó nữ nhân cũng phải tuân thủ cửu luật là chín điều luật không thể phạm, nếu phạm phải thì kinh nguyệt sinh biến chứng bất thường, âm hộ tì vết có khi phải táng mạng nữa.”
GHI CHÚ:
Chương nầy sách Tố Nữ kinh không nói về bát giới và cửu luật nhưng ta có thể thấy những điều này trong các chương kế tiếp. Huyền Nữ và Tố Nữ là những người có thẩm quyền bàn về thuật phòng sự vì những lời bàn của hai vị đó căn cứ trên triết học, tâm lý, đạo giáo và kinh nghiệm của nhiều cung nhân trong hoàng cung.
Hậu thế sau nầy có lưu truyền các sách ghi lại những nguyên tắc phòng the của hai vị trên là “Tố Nữ Kinh ” và” Huyền Nữ Kinh”. Trên căn bản hai sách tương tự nhau, chỉ khác một vài tiểu tiết không đáng kể. Kinh Huyền Nữ đề cập đến quy luật tự nhiên, tiết độ, áp dụng luật âm dương. Sách nhấn mạnh đến những cái lợi của những lời răn nầy nếu theo thì hưởng thống khoái, cường thân ích thọ, bằng trái lại thì sanh ra nhiều bệnh và có khi còn táng mạng.
Người Nhật cũng theo đạo âm dương. Một bác sĩ Nhật mới đây trong sách ông viết có bàn rằng :”Trời đất có âm dương, con người có trai gái, thân thể con người ta cũng vậy, các bộ phận ở đàng trước bụng là âm. Ngũ tàng tim gang tì phổi thận thuộc âm. Lục phủ, mật bao tử, ruột già ruột non, bàng quang và tam tiêu thuộc dương. in nhắc lại theo y học
Trung quốc, miệng trên của bao tử là thượng tiêu, khoảng giữa bao tử là trung tiêu, miệng trên bàng quang là hạ tiêu ” Công dụng của ngũ tạng lục phủ là trung hoà với nhau, nếu hai bên chênh lệch về âm dương thì con người không thể nào kiện khang được, chắc chắn là sinh bệnh .
Sách “Hoàng Đế Nội Kinh ” quyển hai có nói : “Trời đất có tứ thời và ngũ hành, lại có nói “thiên sanh thu tàng ” và “hàn thử táo thấp phong”, là những khái niệm giống như “xuân sanh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng” đã trình bày ở trên. Mùa đông thuộc thuỷ cho nên hàn (lạnh), mùa hạ thuộc hỏa cho nên nóng, mùa thu thuộc kim cho nên khô ráo, xuân thuộc mộc cho nên có gió sách “Nội Kinh” khi nhắc đến ngũ tạng có nhắc đến ngũ khí là hỉ, nộ, bi, ưu, khủng nghĩa là vui, giận, buồn, lo, sợ. Vui giận làm thương tổn khí, nóng lạnh làm thương tổn hình, người mà hay giận thì không thể tiết chế khí được (dễ xuất tinh), bị nóng lạnh quá sức chịu đựng tất nhiên sanh ra bệnh hoạn.
Sách thuốc Trung quốc có nói tới ” ngủ lao thất thương ” tức là con người ta hao tổn về một thứ tâm trạng nào đó thì các bộ phận tương ứng trong thân thể sẽ bị thương tổn. Vui quá hại tới tim, phẫn nộ quá hại tới gan, bi thương quá hại tới phổi, ưu tư quá hại tới tì (bao tử), kinh khủng quá hại tới thận. Do đó để bảo vệ ngũ tạng, con người trong khi tình tự ái ân không được để cho tâm bất ổn định, vui buồn bất thường, trái lại giữ cho tâm được bình ổn để có sức khỏe đầy đủ. Con người mà luôn luôn khẩn trương và quá độsẽ chịu hậu quả của mình là quá vui thành buồn “cực lạc sanh ai” gặp những điều không hay cho bản thân. những người hư phổi và bộ phận hô hấp, tóc, da là những người ở trong trường hợp nầy. Họ nhìn chung giống nhau ở điểm tóc rụng, da mặt sần sùi xấu xí, dó là chưa kể bên trong họ mang những bệnh như suyển, hay những bệnh thuộc đường hô hấp. Ngũ tạng suy yếu không những chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hương đến những giấc mơ nữa .
Hoàng Đế Nội Kinh chương 24 có nói :
Người mà phế khí ( phổi và các cơ quan phụ thuộc) suy nhược thường nằm mộng thấy binh khí và những chuyện giết người, cắt cổ gà vịt. Nếu ông ta nằm mộng trong mùa thu thì sự thấy còn nặng hơn vì mùa thu thuộc dương nên hình ảnh lúc nầy là hình ảnh hai người giao đấu hay hai đạo quân tử chiến với nhau.
Người thận khí suy vi trong mùa hạ thấy mình đi thuyền trôi theo dòng nước, hay trôi giữa dòng. Nếu ông ta nằm mộng trong mùa đông (đông thuộc thủy) thì thấy mình ở trong rừng, trong đám lá rậm rạp .
Người tâm khí hư thì thấy lửa cháy, hay thấy dương vật. Nếu mà nằm mộng trong mùa hè (mùa hè thuộc hỏa) thì thấy lửa cháy núi hay thấy chuyện chữa lửa.
Người tì khí suy nhược thường mơ thấy đói, khó chịu.
Vậy thì trong ngoài có liên hệ nhau đã đành mà cộc sống thật và cuộc sống mộng cũng có ảnh hưởng nhau nữa (Sigmund Freud nhấn mạnh nhiều trong các nghiên cứu về giấc mơ của ông). Các nhà âm dương có nói “trời là dương, địa là âm”, mặt trời là dương, ban đêm là âm. Kinh Tố Nữ có nói:”Dương đắc âm nhi hóa, âm đắc dương nhi dạ, nhất âm nhất dương tương thuận nhi hành” có nghĩa là nam nhân cần phải có nữ nhân mới phát triển thay đổi hay hơn được, nữ nhân cần có nam nhân là nguyên tắc bất di bất dịch. Nam nữ phải đi đôi với nhau. Đó là giải thích đạo âm dương bằng chuyện nam nữ phòng the. Huyền diệu thay lời trong kinh Tố Nữ.