1. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Trong những suy đoán của người sau về Sấm Trạng ứng với các sự kiện của thế kỷ 20 thì có lẽ các khổ thơ 11,12 là nổi tiếng hơn cả :
Khổ 11
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác KIẾN kiều AN đất nước
Xác sơ Cổ thụ sạch AM mây.
Khổ 12
LÂM giang nổi sóng mù THAO cát
HƯNG địa tràn dâng Hoá nước đầy
Một ngựa một YÊN ai sùng BÁI
Cha con nhà VĨNH BẢO cho hay.
Người ta liên hệ hai khổ sau này với cuộc cách mạng võ trang của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo tại các địa điểm sau:
– Ở Yên Bái do Nguyễn Thị Giang tổ chức bằng cách giả làm người buôn bán và bất bình với cai Thiết để sau đó tổ chức Binh đoàn Yên Bái tấn công vào thành Yên Bái của Thiếu tá La Taron đêm 9-3-1930.
– Cũng trong đêm nói trên, tư lệnh chiến khu Một (gồm Hà Nội, Hà Đông, Kiến An, Hải Phòng) là Nguyễn Khắc Nhu tiến đánh Lâm Thao rồi Phú Thọ, Hưng Hoá, Sơn Tây.
– Đồng thời Ở huyện Vĩnh Bảo, Trần Quang Diệu đến huyện ly vào 10 giờ đêm hôm đó vờ cho tri huyện sở tại là Hoàng Gia Mô hay tin khởi nghĩa để tên này sợ hãi cùng lính hầu lên ô tô chạy về Hải Dương, vừa rời khỏi huyện hai cây số đã bị chi đội cách mạng do Đào Văn Thế cầm đầu chặn lại giết chết. Vì Trần Quang Diệu quê Ở Cổ Am nên sau đó, năm máy bay của Pháp đã đến ném bom triệt hạ làng này.
Người ta cho rằng chính trong khi triệt phá làng Cổ Am đã tìm thấy quyển sấm của Cụ Trạng.
Cũng có người liên hệ hai câu cuối với cha con nhà Nguyễn lúc bấy giờ là Vĩnh San (Khải Định) và Bảo Đại để giải thích câu: cha con nhà VĨNH BẢO cho hay !
Long Vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
Hai câu đầu ứng với cuộc Đại chiến mở rộng vào cuối năm Rồng (Canh Thìn – 1940), đầu năm Rắn (Tân Tị – 1941). Nhân dân đau khổ do cuộc chiến :
Đuôi rồng, đầu rắn nổi chiến tranh
Khắp hoà thiên hạ khổ đao binh.
Hai câu sau : Đến tháng 1 năm 1943 (cuối năm Ngọ) Liên Xô mở cuộc phản công ở Stalingrat rồi sang đến cuối năm Mùi, phát xít Hitle bắt đầu núng thế :
Móng dê, chân ngựa, anh hùng tận
Để kết thúc bằng chiến thắng của phe Đồng minh đưa lại hoà bình cho toàn thế giới vào cuối năm Giáp Thân đầu năm Ất Dậu (1945) :
Thân Dậu rồi ra mới Thái Bình !
Khổ 41 hai câu cuối :
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long
Đầu thu là tháng 7 âm lịch tức tháng 8 dương lịch năm gà tức là ất Dậu 1945 thì Cụ Hồ về Hà Nội: Mặt trăng xưa tức là Cổ nguyệt theo chiết tự chữ cổ và chữ nguyệt thành chữ Hồ. Cụ Hồ về đất Thăng Long vào ngày 26/8/1945 tức là 19/7 năm ất Dậu.
Tiếp đó là hai câu :
Chó kêu ầm ĩ mùa đông
Cha con, Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Đây là năm 1946 Bính Tuất, Bảo Đại lợi dụng chuyển sang Trùng Khánh và đi thẳng theo Pháp không quay trở lại nữa.
Cuối khổ 28, đầu khổ 29 là bốn câu cung được liên hệ với việc Bảo Đại thoái vị năm 1945.
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ làm dân chẳng lành
Gà kêu khỉ dậy cho nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung.
Năm 1945 Bảo Đại thoái vị nguyện làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua nô lệ nhưng rồi đâu có được : đúng là thiên hạ vô quân, làm vua chẳng dễ làm dân chẳng lành.
Và tiếp theo là hai câu nói đến việc kết thúc triều đại nhà Nguyễn vào năm 1945: cuối năm Thân chuyển sang năm Dậu tức là đầu năm 1945 thì nhà Nguyên cáo chung (Phụ nguyên theo chiết tự là chữ Nguyễn).
“Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Trang An.”
Càn khôn dĩ định, số trời đã định: 9 lần 9 là 81 năm vào tiết thanh minh đầu năm dê cuối năm ngựa tức là cuối năm Ngọ (1954) đầu năm Mùi (1955) tám vạn lính cụ Hồ vào đất Tràng An giải phóng Thủ Đô Hà Nội kết thúc đô hộ của Pháp ở Bắc kỳ kéo dài 81 năm. Đó là ngày 10-10-1954.
Từ tập Sấm Trạng Trình xuất bản những năm 30, cứ mỗi khi có một biến cố nào trong thời cuộc đáp ứng với lòng mong mỏi của người dân, hay đôi khi là toan tính của những ai muốn lợi dụng uy tín của Cụ Trạng là lại rộ lên những mối liên hệ suy đoán giữa những câu sấm với thời cuộc. Chúng tôi xin liệt kê ra đây một số đoạn :
a) Khố 13 :
Tiền ma bạc quỉ trao tay
Đổ Môn, Nghe Thái dẫy đầy can qua
Có người cho là ứng với việc Pháp đã thu số bạc dùng trao đổi đề phát hành ra tiền giấy làm cho nhân dân điêu đứng và các cuộc khởi nghĩa nổi lên khắp nơi : ĐÔ Lương, Hóc Môn, Nghệ An và Thái Nguyên.
b) Khổ 13 tiếp :
Giữa năm hai bẩy mười ba
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây !
Có người cho rằng việc viên toàn quyền Pierre Pasquier chết trong tai nạn máy bay năm 1933, liên hệ tới câu này. Họ cho rằng năm 1933 nhuận hai tháng bảy tức là có 13 tháng mà Pasquier (Phiên âm đọc thành Bát Kê tức là Tám gà có nghĩa là Pasquier) bị thiêu xác trên trời vào năm đó. Thật ra nếu xem lại thì năm này âm lịch không có tháng nhuận nào.
c) Khổ 26.
Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Vào những năm 30, đầu triều Bảo Đại (lên làm vua năm 1926) đất nước gặp nhiều khó khăn do biến cố thiên nhiên (đất lở cái bồi) bọn Pháp lại chủ trương ra đồng tiền Bảo Đại thay dần đồng Khải Định mà ba đồng Bảo Đại mới bằng một đồng Khải Định (ba con đổi lấy một cha) làm cho dân chúng càng điêu đứng khổ sở.
d) Khố 44:
Rồng bay năm vé sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa lồng quỉ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi.
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Rồng qua Rắn, năm Thìn 1952 qua năm Ty 1953 chuẩn bị hết thời bọn sa tăng (giặc Pháp sắp phải rút) sang năm ngọ 1954 thì trận Điện Biên Phủ là bọn Pháp chết nhăn răng và thầy tăng tức thằng Tây hết thời, phải rút vào miền Nam. Có người lại còn cho rằng hai câu cuối ứng với mànglưới bốt đồn của địch như nhện giăng khắp chốn cũng không chống nổi sức mạnh kháng chiến của quân dân ta.
e) Khổ 22 – 23:
Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung Mao tận bạch
Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng
Có người muốn nói : cuộc đời thay đổi (bình bồng) liệu bao giờ thì đường sắt Bắc – Nam được nối liền ? Cụ Hồ vào núi kháng chiến, họ Mao đánh tan quân Trắng (Tầu Tưởng), cá voi ngoài biển máu đỏ hồng…
a) Trong tạp chí Mỹ thuật thời nay (số mới đây) ông Duy Thức cũng kể lại một giai thoại về Sấm Trạng Trình ứng với những sự kiện trong Sài Gòn tạm chiến như sau:
Lại có 8 câu để chỉ Pháp về nước, Diệm nắm quyền, Mỹ đến, Trần Lệ Xuân thao túng, cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi bất thành, cuộc đánh bom Dinh Độc lập đến họ Dương mới đảo chính thành công :
Nước đi leo lẻo đổ về tây
Nhị hoả xưng vương cũng có ngày
Dê vẫn hai đuôi mừng ngựa đên
Hoàng thành trơ trụi cỏ cùng cây
Dông A nhập xuất khôn cung thịnh
Tý khởi hầu mình sự bất thành
Hổ khiếu chỉ kinh thiên hạ nội
Thỏ lai nhất mộc dị tường trình
Đoạn này, theo ông, có người đã giải thích như sau: Nước di là Thuỷ khứ ghép lại thành chữ Pháp. Nhị hoả (hai chữ hoả) và chữ Vương ghép lại thành chữ Diệm. Hai chữ Dương (dê) thêm hai đuôi là chữ Mỹ, Mỹ đến vào năm Ngọ (1954). Kinh thành Huế bấy giờ hoang tàn vì Bảo Đại bị phế truất. Đông A ghép lại thành họ Trần, khôn cung chi về người đàn bà (Trần Lệ Xuân).
Năm Tý (1960) ngày 23 tháng 9 âm lịch (Tức 11-11-1960) cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi thất bại.
Năm Dần, tháng Dần chỉ làm kinh sợ. Ngày 23-2-1962 tháng giêng âm lịch, hai máy bay bỏ bom Dinh Độc lập.
Năm Mẹo (1963), ba chữ “nhất mộc dị” ghép lại thành họ Dương: cuộc đảo chính của Dương Văn Minh ngày 1-11-1963 lật đổ Ngô Đình Diệm.
b) Gần đây, Ở quê hương Trạng, nội cũng như ngoại, các bô lão lại nhắc tới lời tiên tri:
Bao giờ Tiên Lãng chia đôi
Sông Hàn nối lại thì tôi lại về
và cho rằng hai câu này ứng với việc khơi lại con song đào chia đôi huyện Tiên Lãng, chiếc cầu phao mới bắc qua Sông Hàn đề đại biểu toàn quốc về thăm quê Trạng và đền thờ Trạng được trùng tu nhân hội nghị khoa học kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng năm 1985 (Tôi lại về!)
c) Theo giai thoại đăng trên báo Quan hệ quốc tế (số 8/1991) thì bốn câu cuối của bản B (trong đó có ba câu cuối của bản C) cũng có người tìm cách giải đoán.
Tướng thần hệ xuất y, chu
Thức cơ phục kiến Đường ngu thị thành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Đông tây vô sự Nam thành quốc gia
và cho rằng: vào thời điểm 1991 có những người giỏi giang ra làm việc nước như thời Nghiêu Thuấn và thiên hạ thái bình, đất nước Việt Nam dần trở thành một quốc gia đáng kể.
Như chúng ta đã thấy, một số giai thoại trong phần này do người sau đặt ra và suy diễn thành. Người ta đã thần thánh hoá Trạng và vô tình hay cố ý lợi dụng uy tín của Trạng. Có một điều ta có thể khẳng định được : Cụ Trạng là một nhà nho thấu hiếu thời cuộc tinh thông Lý số cũng như Kinh Dịch nhưng chỉ ở mức cao siêu là nhận xét, dự báo sát tình thế lúc bấy giờ. Còn những suy diễn cho hàng trăm thậm chí mấy trăm năm sau rõ ràng còn cần phải được nghiên cứu lại.
Về Sấm Trạng, những vấn đề còn tồn tại là :
Nguồn gốc quyển Sấm ở đâu ra ? Ai tìm ra và tìm ra từ bao giờ ?
Phần nào, câu nào do Trạng viết ra ?
Phần nào người sau thêm vào ?
Trong nhiều bản mà sự khác biệt quá lớn như ta thấy thì đâu là bản cũ nhất ?
Đấy là chưa kể trong bài sấm người ta nói đến các năm như Tý, Sửu, Dần. Mão… lặp lại sau mỗi giáp 12 năm nên rất khó xác định và tuỳ ý giải thích.
Do đó, về mặt khoa học vấn đề này cần được nghiên cứu một cách đầv đủ hơn để tìm ra đâu là sự thật tránh những đánh giá vội vàng nông cạn. Đó là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu sau này, ở đây chúng tôi chỉ làm công tác sưu tập lại mà thôi.
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com