Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tư Duy Như Một Hệ Thống

Lời Nói Đầu

Tác giả: David Bohm
Thể loại: Triết Học

Trong cuốn Tư duy như một hệ thống, nhà vật lí lí thuyết David Bohm đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn. Bằng việc nghiên cứu sâu những nguyên tắc về mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn Wholeness and Implicate Order ―Cái toàn thể và Trật tự ẩn‖, David Bohm đã bác bỏ quan niệm cho rằng các quá trình tư duy của chúng ta chỉ thông báo một cách trung tính những gì xảy ra “ngoài kia” trong một thế giới khách quan. Ông khảo sát cách thức tư duy tham gia tích cực vào sự hình thành tri giác, cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa và những hành động thường ngày của mình. Ông gợi ý rằng những tư duy và tri thức tập thể đã trở thành tự động đến nỗi phần lớn chúng ta bị chúng điều khiển, hậu quả là mất đi tính xác thực, tự do và trật tự. Trong ba ngày chuyện trò với năm mươi người tham dự hội thảo ở Ojai, California, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc ngầm bên dưới của những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự thay đổi của cá nhân và tập thể.

Theo quan điểm của Bohm, chúng ta đã kế thừa một niềm tin rằng tâm trí ―hay tư duy‖ thuộc về một trật tự vốn dĩ khác với vật chất và cao hơn vật chất. Niềm tin đó đã khiến ta luôn tin chắc vào cái mà chúng ta vẫn gọi là tính khách quan – khả năng quan sát và thông báo một cách trung tính về một số sự vật và sự kiện mà không có bất cứ tác động nào lên cái mà chúng ta đang quan sát hoặc không bị chúng tác động lại. về phương diện lịch sử, cách nhìn này đã cho chúng ta một thế giói quan khoa học và văn hóa, trong đó các bộ phận bị phân mảnh tách biệt nhau tác động qua lại với nhau một cách máy móc. Bohm chỉ ra rằng, cách nhìn phân mảnh này tương ứng với “thực tại” trong những khía cạnh quan trọng, nhưng ông hàm ý rằng chúng ta đặt quá nhiều niềm tin vào cách nhìn khách quan chủ nghĩa. Một khi chúng ta giả định một cách đáng bàn (và sai lầm‖ rằng, tư duy và tri thức không tham gia vào cảm nhận của chúng ta về thực tại mà chỉ tường thuật lại cái thực tại ấy, thì chúng ta đã gắn chặt vào một cách nhìn bỏ qua những quá trình phức tạp, không thể phá vỡ, tiềm ẩn trong thế giới như chúng ta trải nghiệm nó.

Để giúp cho việc tập trung vào bản tính tham dự [1] [2] của tư duy, Bohm đã tiến hành định nghĩa lại một cách mở rộng chính khái niệm tư duy. Trước hết, tư duy không phải là một nhận thức tươi mới, trực tiếp. Đúng ra, nó là cái đã được nghĩ – là quá khứ, bị đẩy về phía hiện tại. Nó là sự hiển lộ tức thời của kí ức, một sự ghép thêm hình ảnh vào hiện tại sống động. Một mặt, nhờ có kí ức này mà chúng ta mới thực hiện được ngay cả những nhiệm vụ đơn giản nhất, như mặc quần áo vào sáng sớm. Mặt khác, kí ức cũng chịu trách nhiệm đối với những khía cạnh khác nhau của nỗi sợ hãi, lo âu hoặc e ngại, và những hành động bắt nguồn từ những kí ức ấy. Như vậy thì tư duy cũng bao gồm cả những cảm giác dưới dạng những kinh nghiệm xúc cảm tiềm ẩn. Không chỉ những cảm xúc âm tính, đau buồn len vào trong nếp nghĩ, mà cả những xúc động vui thích nữa. Thật vậy, toàn bộ phổ xúc cảm điển hình nhất mà chúng ta đã từng trải nghiệm một cách đặc thù thì Bohm đều cho là có liên hệ đến tư duy cả.

Cái cách thức tư duy và tình cảm xâm nhập lẫn nhau là trọng tâm quan điểm của Bohm về sự thực hiện chức năng của ý thức. Ông nói, trong khắp cả cơ thể và tâm trí, chúng làm thành một cấu trúc của những phản xạ sinh lí thần kinh [3]. Thông qua việc lặp đi lặp lại, cường độ của xúc cảm, và tính cách phòng thủ, những phản xạ này được “gắn cứng” vào ý thức như những vi mạch, đến mức chúng đáp ứng một cách độc lập với những lựa chọn có ý thức của chúng ta.

Chẳng hạn, nếu có ai nói với bạn rằng một người nào đó trong gia đình bạn vừa xấu vừa ngu, cầm chắc là bạn sẽ lập tức “sôi máu”: andrenalin trào lên và huyết áp của bạn sẽ tăng vọt, những điều đó dính liền với ý nghĩ của bạn: “Bố láo! Thằng này vừa lếu láo vừa độc ác mới dám nói với mình như vậy.” Cái ý nghĩ “thằng này láo” có xu hướng vừa biện hộ cho cơn giận bốc lên của cơ thể, vừa kéo dài nó ra. Cũng giống như thế, cơn giận trào lên cũng có xu hướng biện hộ cho ý nghĩ ấy. Với thời gian, trải nghiệm này mờ nhạt đi, nhưng nó được lưu lại một cách hiệu quả vào kí ức và trở thành “ý nghĩ”. Nó nằm đó đợi đến lúc được gọi ra lần tới khi gặp hoàn cảnh tương tự.

Cộng thêm với các cảm xúc và các phản xạ, Bohm còn đưa những vật tạo tác [4] vào định nghĩa của tư duy. Hệ thống máy tính điện tử, các nhạc cụ, xe hơi, nhà cao tầng – tất cả những cái đó là minh họa của tư duy dưới dạng cố định, cụ thể của nó. Theo quan điểm của Bohm, tách rời một cách cơ bản ý nghĩ với các sản phẩm của nó, thì chẳng khác nào bảo rằng một ai đó là đàn ông hay đàn bà là một hiện tượng chẳng dính dáng gì với quá trình di truyền vốn xác định giới tính từ ban đầu. Một sự tách rời như thế thực ra minh họa cho chính cái rời rạc mà ta đang xét tới.

Cuối cùng, Bohm khẳng định rằng tư duy và tri thức về căn bản là những hiện tượng có tính tập thể. Kinh nghiệm chung của chúng ta cho rằng chúng ta có những ý nghĩ riêng tư đến từ “bản ngã” cá nhân của mình. Bohm gợi ý rằng đây là sự nhạy cảm có tính kế thừa về mặt văn hóa vốn nhấn mạnh quá đáng vai trò của các bộ phận biệt lập. Ông đảo ngược quan điểm ấy, bằng cách nhận xét rằng “dòng chảy của ý nghĩa” giữa mọi người có tính cơ bản hơn nhiều so với bất kì ý nghĩ cá nhân đặc thù nào. Như vậy cá nhân được xem như một phong cách riêng [5] ―một “hỗn hợp riêng tư”‖ của sự vận động tập thể của các giá trị, các ý nghĩa và các ý đồ.

Định nghĩa lại của Bohm về tư duy xác đáng ở chỗ nó đề xuất rằng thân thể, cảm xúc, tâm trí, phản xạ và vật tạo tác cần được hiểu như là một trường nguyên vẹn của tư duy có tương tác thông tin. Tất cả những hợp phần ấy thâm nhập lẫn nhau, đến một mức độ như Bohm nói: chúng ta buộc phải xem xét “tư duy như một hệ thống” – cả cụ thể lẫn trừu tượng, cả chủ động lẫn bị động, cả tập thể lẫn cá nhân.

Thế giới quan huyền thống của chúng ta, vì muốn duy trì một hình ảnh đơn giản, có trật tự của nguyên nhân và hậu quả, đã không tính đến những khía cạnh vi tế của hoạt động tư duy. Điều đó dẫn đến cái mà Bohm gọi là “lỗi hệ thống” trong toàn bộ tư duy. Bohm nói, vấn đề ở đây là “tư duy không biết nó đang làm một việc, và do vậy đấu tranh chống lại cái mà nó đang làm”. Chẳng hạn, được tâng bốc là một cảm nhận khoái trá thường tạo ra một phản ứng dễ tiếp thu đối với kẻ đi tâng bốc. Nếu Jane không tâng bốc John trong khi anh ta chờ đợi cô làm như vậy, hoặc cô lợi dụng anh một cách khó chịu, trong John sẽ xuất hiện những cảm giác bực bội đối với một việc gì đó Jane đã làm. Anh ta không thấy rằng mình đã tham dự vào việc dựng lên cái phản xạ tạo ra không chỉ những cảm giác tốt, mà cả những cảm giác xấu nữa. Tương tự, một quá trình không liên kết như thế cũng diễn ra ở cấp độ nhà nước. Khi Hoa Kì gán cho một số nước Trung Đông cái đặc tính ma quỷ xấu xa độc địa chỉ vì họ ngăn trở con đường để Hoa Kì với đến các mỏ dầu, nó cũng không tính đến việc chính nó đóng vai trò trọng yếu trong một nền kinh tế quốc tế dựa trên dầu mỏ khiến cho các nước có mỏ dầu tự nhiên trở nên mạnh mẽ một cách bất thường. Trong trường hợp này sự đáp trả có thể là chiến tranh.

Đặc tính chung của cả hai ví dụ trên đây là cảm giác bị chế ngự bởi một đáp ứng độc lập: “mình phải cho cô nàng biết tay” hay “chúng ta phải cho thấy sức mạnh thật sự nằm ở đâu”. Theo quan điểm của Bohm, sức mạnh thật sự nằm ở hoạt động của tư duy. Trong khi tính độc lập và sự lựa chọn xuất hiện như là những thuộc tính cố hữu của các hành động của chúng ta, thì thực ra chúng ta lại đang bị lôi kéo bởi những toan tính vốn tác động nhanh hơn, và độc lập với lựa chọn có ý thức của chúng ta. Bohm xem cái khuynh hướng phổ biến của tư duy luôn đấu tranh chống lại cái mà chính nó tạo ra là thế lưỡng nan chính yếu của thời đại chúng ta. Hậu quả là, ngày nay chúng ta phải nỗ lực không những để áp dụng tư duy, mà còn phải cố hiểu tư duy thật sự gì, để nắm được ý nghĩa của những hoạt động tức thời của nó cả bên trong lẫn bên ngoài chúng ta.

Vậy thì có thể nào ý thức về hoạt động của tư duy mà không cần đến một toan tính mới, tức là cái ý đồ muốn “cố định” tư duy không? Liệu chúng ta có thể tạm hoãn lại cái thói quen của mình là cứ luôn luôn định nghĩa và giải quyết các vấn đề, và chú tâm vào ý nghĩ như thể lần đầu tiên làm việc đó không? Theo Bohm, những kiến thức mở như thế tạo nền tảng cho một khám phá về cảm nhận bên trong (proprioception‖. Cảm nhận bên trong (đúng ra là tự-cảm nhận) là cái khiến chúng ta có thể đi, ngồi, ăn, hoặc vào bất kì một hoạt động thường ngày nào mà không phải liên tục theo dõi những việc chúng ta đang làm. Một hệ thống phản hồi tức khắc thông báo cho cơ thể, cho phép nó hoạt động mà không bị ý thức kiểm soát. Nếu chúng ta muốn gãi một vết muỗi đốt trên bụng chân của ta, thì chính cái cảm nhận bên trong khiến chúng ta cào vết ngứa mà không (a) nhìn vào tay ta, (b) nhìn xuống chân ta hoặc ―c‖ có ấn tượng nhầm là ai khác đang cào chân ta.

Tiến sĩ Bohm chỉ ra rằng trong khi cái tự cảm nhận của cơ thể đến một cách tự nhiên thì chúng ta hình như lại không có cái tự cảm nhận trong tư duy. Tuy nhiên nếu trí tuệ và vật chất thật ra là một thể liên tục, thì sẽ hợp

lí nếu ta khảo sát sự mở rộng của sự tự cảm nhận mang tính sinh lí thần kinh ra đến các hoạt động vật chất vi tế hơn của tư duy. Bohm cho rằng sự chính xác và tức khắc của sự tự cảm nhận của cơ thể bị ức chế khi ở cấp độ tư duy, đó là vì sự tích lũy thô thiển các phản xạ, được nhân cách hóa trong hình ảnh một người suy nghĩ – tức một thực thể bên trong dường như đang nhìn ra thế giới bên ngoài cũng như khi nhìn vào trong, vào các cảm xúc, các ý nghĩ, vân vân. Bohm nói, người suy nghĩ này là một sản phẩm của tư duy hơn là một thực thể siêu hình, và chủ thể tư duy này kiên trì bảo tồn một số biến thể của cấu trúc phản xạ của chính nó. Ở đây trạng thái tri thức mở này là hết sức quan trọng đối với hiểu biết mới. Nếu cấu trúc phản xạ có thể chỉ đơn giản được hướng chú ý đến, chứ không phải là bị tác động vào ―như người suy nghĩ xu hướng làm thế‖ thì cái sức đẩy vốn điều khiển các phản xạ đã bị phát tán đi rồi. Theo dòng suy nghĩ, Bohm phác họa ra một loạt thí nghiệm thực tế dẫn đến nhận thức được sự tác động lẫn nhau giữa lời nói và cảm giác trong sự hình thành các phản xạ. Mối liên hệ này của tri thức mở và những thí nghiệm cụ thể với cái động lực tư duy-cảm giác gợi ra sự khởi đầu của sự cảm nhận của tư duy.

Sự tự cảm nhận như vậy gắn chặt với cái mà tiến sĩ Bohm gọi là “nhìn thấu” [6]. Chúng ta thường gắn sự nhìn thấu này với hiện tượng “a-ha!” khi chúng ta “bừng ngộ” ý nghĩa của một vấn đề hóc búa. Khái niệm của Bohm về nhìn thấu bao gồm cả trường hợp đặc biệt ấy, nhưng mở rộng ra đến một mức độ ứng dụng bao quát và có tính tạo sinh hơn. Ông coi nhìn thấu như là một năng lượng tích cực, một mức độ vi tế của trí thông minh trong vũ trụ bao la, thuộc một trật tự khác với trật tự thông thường mà chúng ta trải nghiệm trong lĩnh vực tinh thần‗vật chất. Ông gợi ra rằng một sự nhìn thấu như thế có khả năng tác động trực tiếp vào cấu trúc của bộ não, xua tan “màn sương mù điện hóa” [7] do các phản xạ tích lũy tạo ra. Hoàn toàn khác với cấu trúc trĩu nặng kí ức của “chủ thể tư duy” hoạt động trên tư duy, tính tự cảm nhận cung cấp một môi trường vi tế thích hợp cho hoạt động của một sự nhìn thấu như thế. Theo cách này, tri thức, sự tự cảm nhận và sự nhìn thấu hoạt động cùng nhau với thế năng lập lại trật tự cho quá trình tư duy của chúng ta và đem đến một mức độ liên kết phổ biến mà nếu chỉ thông qua riêng tư duy thì không có được.

Trong khi tất cả các thí nghiệm này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, thì Bohm đã vạch ra một cách thức điều tra bổ sung thông qua quá trình đối thoại nhóm. Ông đề nghi những cuộc họp như thế không có chương trình nghị sự soạn sẵn, mà chỉ nhằm mục đích khảo sát tư duy. Và mặc dầu lúc đầu một người trợ giúp có thể có ích, nhưng cuộc họp không cần có chủ tọa điều khiển nên mọi người có thể nói trực tiếp với nhau. Trong một nhóm từ hai mươi đến bốn mươi người, người ta dễ dàng tập trung nhằm nhìn rõ bản chất mang tính phản xạ và có hệ thống của tư duy, gợi ra một dải rộng các lời đáp từ những người tham gia. Sự tự nhận thức bản thân, các giả thiết và các thành kiến có thể hiện ra, thường kèm theo các xúc cảm như thủ thế, giận dữ, sợ hãi và nhiều thứ khác. Bohm nói, ưu điểm của cách tiếp cận như thế nằm ở chỗ các nhóm có thể phát hiện ra dòng ý nghĩa đi qua giữa các thành viên của nó. Ý nghĩa này có thể là nội dung của một số chủ đề đặc biệt, nó cũng có thể là xung động gấp chạy qua nhóm như kết quả của sự xung đột giữa hai hay nhiều thành viên. Cuộc đối thoại như thế tạo khả năng cho mọi người có được một sự nhìn thấu nhằm nhìn thấu trực tiếp vào vận động tập thể của tư duy hơn là vào biểu hiện của nó trong từng cá nhân riêng biệt. Bohm gợi ra rằng tiềm năng của trí thông minh tập thể sẵn có trong các nhóm như thế có thể dẫn tới một hình thức nghệ thuật mới và mang tính sáng tạo, là cái có thể lôi cuốn số đông người và ảnh hưởng có lợi đến quỹ đạo của nền văn minh chúng ta hiện nay.

Thông qua Tư duy như một hệ thống, Tiến sĩ Bohm nhấn mạnh rằng hình mẫu tư duy mà ông đưa ra chỉ có tính chất đề xuất. Ông không chỉ từ chối đưa ra bất kì loại tri thức nào về những vấn đề này, mà còn tuyên bố rằng không thể có loại tri thức như thế. Tri thức như thế có thể là tư duy, song nó chỉ có thể tạo ra những sự biểu hiện gần đúng. Tiến sĩ Bohm thường dẫn chứng nhận xét của Alffred Korzybsky rằng bất kì đối tượng nào của tư duy (đối với Bohm, trong đó có cả bản thân tư duy) vừa lớn hơn vừa khác cái mà chúng ta nghĩ. Tuy vậy, khi trên một phạm vi rộng lớn chúng ta tin vào những hình ảnh và những sự biểu hiện, thì một tấm bản đồ tương đối chính xác về quá trình tư duy, dựa trên quan sát rõ ràng và suy luận hợp lí chắc chắn là đáng mong đợi hơn một bản đồ không hoàn hảo. Chính là Tiến sĩ Bohm có ý định để cho cuốn Tư duy như một hệ thống được tiếp cận như một bản đồ gợi ý, cần được thử nghiệm với kinh nghiệm sống trực tiếp, và cần được đo lường qua tính xác thực và hữu ích của nó toong việc giảm thiểu xung đột và bất hạnh trên thế giới nói chung.

Lee Nichol Ojai, California Tháng Chín, 1993

Bình luận