T ây Môn Khánh quá si mê Quế Thư, ở luôn tại nhà họ Lý cả nửa tháng không về. Nguyệt nương mấy lần sai gia nhân đem ngựa tới đón, nhưng mấy mẹ con chị em nhà họ Lý giấu mũ áo của Tây Môn Khánh, không cho về. Vợ lớn vợ nhỏ trong nhà Tây Môn Khánh đều không mấy lưu tâm, chỉ có Kim Liên ngày đêm buồn rầu khóc lóc. Chiều nào cũng trang điểm thật đẹp, ăn mặc lộng lẫy, tựa cửa ngóng chờ, chờ đến tối không thấy gì mới quay vào phòng. Những đêm trời đẹp, trằn trọc không ngủ được thì dạo bước thờ thẫn trong hoa viên, nhìn trăn ngắm mây và thầm oán trách Tây Môn Khánh…
Lại nói lúc về với Tây Môn Khánh, Ngọc Lâu có đem the một tên tiểu gia nhân khoảng mười sáu mười bảy tuổi, tên gọ Cầm Đồng. Cầm Đồng thông minh lanh lợi, diện mạo khôi ngô mắt sáng mày thanh, được Tây Môn Khánh yêu mến, giao chức phận sự coi sóc hoa viên. Vì phận sự đó, Cầm Đồng được ở tại một căn phòng ngay trong hoa viên Những lúc rảnh rang hoặc đẹp trời, Kim Liên và Ngọc Lâu thường vào hoa viên dạo chơi, hoặc thêu thùa, đánh cờ. Cầm Đồng đều đứng hầu rất cung kính. Kim Liên rất quý Cầm Đồng, thường gọi vào nhà cho uống rượu Một hôm, chờ mãi Tây Môn Khánh không về nhà, Nguyệt nương gọi Đại An mang ngựa đi đón, Kim Liên vội viết mấy chữ đưa cho Đại An mà dặn:
Ngươi đưa cho gia gia mấy chữ này rồi thưa là Ngũ nươn mời gia gia về nhà sớm. Đại An tới nhà họ Lý thấy Tây Môn Khánh đang cùng bạn bè vui cười uống rượu. Tây Môn Khánh thấy Đại An thì hỏi :
Ngươi tới đây làm gì ? Ở nhà có chuyện gì lạ không ?
Đại An thưa :
– Ở nhà không có chuyện gì cả.
Tây Môn Khánh bảo:
Tiền bạc ở tiệm cứ bảo Phó nhị thúc tính sẵn đi, đợi ta về thì cho ta hay. Đại An thưa:
Phó nhị thúc cũng chuẩn bị sẵn cả rồi, chỉ đợi gia gia về mà thôi.
Xiêm y của Quế nương tử đây, ta dặn ngươi lấy, ngươi đã lấy về chưa ? Đại An cung kính đáp:
Thưa đã có sẵn sàng.
Nói xong, Đại An lấy ra một bộ xiêm y bằng lụa màu hồng, đưa cho Quế Thư. Quế Thư nhận xiêm y rồi quay sang cảm tạ Tây Môn Khánh, đoạn quay vào đặn a hoàn dọn rượu thịt ra khoản đãi Đại An. Đại An ăn uống xong, lại trở ra đứng hầu Tây Môn Khánh rồi đợi lúc thuận tiện kề tai chủ nói nhỏ:
Ngũ nương sai tôi đem cho gia gia tấm giấy này và nhắn là mời gia gia trở về sớm. Nói xong đưa tấm giấy ra. Tây Môn Khánh cầm lấy, nhưng Quế Thư đã nhìn thấy, nghĩ là thư tình của cô nào gửi cho Tây Môn Khánh, bèn nhổm người tới giật mảnh giấy, mở ra rồi đưa cho Chúc Thật Niệm, bảo đọc lên cho mọi người cùng nghe. Chúc Thật Niệm đọc lên như sau:
Hoàng hôn tưởng nhớ Sáng sớm tương tư Nghĩ tới người tình luống ngẩn ngơ Mong đợi chỉ muốn được chết Thương thay cho mình Một đèn một bóng năm canh Ngủ thiếp đi Rồi bàng hoàng thức giấc Nhìn xem trăng chiếu qua mành Giận thay cho kẻ bạc tình Lòng lang dạ đá Để ta lạnh lẽo một mình bao đêm.
Chúc Thật Niệm đọc xong thì Quế Thư vùng vằng bỏ vào phòng trong nằm ngủ. Tây Môn Khánh thấy Quế Thư buồn thật thì vội giựt lấy tờ giấy đốt đi. Ứng Bá Tước thì vội bước vào mời Quế Thư ra nhưng Quế Thư không chịu ra. Tây Môn Khánh lo quá, đích thân vào trong dắt nàng ra, rồi bảo Đại An:
Người về đi, con ác phụ đó dám phá cuộc vui của ta, để ta về sẽ đánh cho nó một trận.
Đại An chỉ líu ríu lui ra. Tây Môn Khánh bảo Quế Thư Tấm giấy đó không phải của ai đâu, mà là của người thiếp thứ năm của tôi ở nhà, sai thằng Đại An đem tới để gọi tôi về đó, nàng đừng buồn giận.
Chúc Thật Niệm nói đùa:
Nàng đừng tin, đó là thư của Phan thị, đẹp lắm, là một ca nữ ở nơi khác đấy, nàng đừng để cho ca ca tôi đi.
Tây Môn Khánh cười đứng dậy làm bộ định đánh Thật Niệm rồi bảo:
Đừng có ăn nói hồ đồ, bày đặt chuyện láo, người ta đang khổ muốn chết mà còn trêu chọc nữa.
Lý Quế Khanh nói khích:
Nếu quả ở nhà gọi về thì nên về là hơn, còn quyến luyến nơi này làm gì cho thêm phiền ra.
Ứng Bá Tước cười bảo:
Thôi, không có lôi thôi gì nữa, đừng làm mất vui, ai mà còn nói chuyện đó thì phạt hai lạng bạc để lấy tiền mua rượu mọi người cùng uống.
Tây Môn Khánh xích lại gần Quế Thư cười bảo:
Bây giờ nàng cho chúng ta thưởng thức trà ngon của nàng đi.
Quế Thư phụng phịu đứng dậy pha trà cúc, mang tới mờ mọi người. Ứng Bá Tước cười bảo:
Hôm nay được thưởng thức trà quý, tôi nhớ được một bài ca nhan đề là “Triều thiên tử”, hát lên trong lúc thưởng trà thì tuyệt.
Bèn hát lên như sau: Mấy cánh trà non.
Nhờ gió xuân mà sinh trưởng. Không chịu để cho ai hái.
Càng lớn, nhan sắc mỹ miều.
Càng lớn, phẩm cách thanh tao.
Không lời nào nói hết.
Không bút nào tả xiết.
Khi say tơ tưởng không rời.
Lúc tỉnh nhớ nhung tha thiết.
Ấy là vẻ đẹp thiên kim.
Tạ Hy Đại cười bảo:
Ứng nhị ca có sáng kiến hay đấy, bây giờ ai biết hát thì hát, biết ngâm thơ thì ngâm thơ, không biết gì thì kể một câu chuyện vui để Quế nương đây hết buồn. Mọi người đều đồng ý, rồi giục Tạ Hy Đại phải kể chuyệ vui trước. Hy Đại kể:
Có một bà lão tính tình keo kiệt, thuê một người làm thợ trong nhà, xong việc trả tiền rất keo kiệt.
Anh thợ tức lắm, đến đêm ra sau nhà, chặn con lạch nhỏ cho nước chảy vào ngập lụt nhà bà lão. Sáng hôm sau, bà lão dọn rượu thịt ra mời người thợ ăn, lại đưa một ít tiền rồi nhờ làm sao cho nước rút đi. Anh thợ ăn uống no say, nhận tiền rồi vòng ra sau tháo nước. Chốc lát nước rút hết. Bà lão hỏi:
“Nhà tôi đây không hiểu sao lại bị như vậy”. Người thợ đáp:
“Nó cũng mắc cái bệnh như bà, nghĩa là có tiền thì chảy đi mà không tiền thì không chịu chảy”.
Quế Thư nghe xong giận lắm, biết là Tạ Hy Đại ám chỉ mình ham tiền của Tây Môn Khánh, nhưng tươi cười nói:
Tôi cũng có một chuyện vui, xin kể hầu liệt vị. Chuyện như thế này. Có một vị chân nhân, một hôm mở tiệc đãi khách, bèn gọi con hổ tới, sai đi mời khách. Hổ tới nhà người khách nào thì ăn thịt luôn người khách đó. Lát sau trở lại, vị chân nhân hỏi:
“Ta sai ngươi đi mời khách, sao giờ này mà vẫn chưa thấy ai tới cả”. Con hổ đáp:
“Từ xưa tới nay tôi đâu biết mời ai, tôi chỉ biết ăn thịt người ta mà thôi”.
Khi nói tới câu cuối cùng, Quế Thư cố ý dằn mạnh vào tiến “mời” và tiếng “ăn”, để ám chỉ bọn Tạ Hy Đại chỉ biết chạy theo ăn bám Tây Môn Khánh chứ chẳng bao giờ mời Tây Môn Khánh được một lần.
Quế Thư kể xong, đám Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đạ đều hổ thẹn. Ứng Bá Tước bảo:
Người ta bảo anh em mình chỉ biết ăn mà không biết mời vậy tại sao chúng mình không mỗi người một ít, chung tiền đã đại ca đây một bữa cho khỏi mang tiếng ?
Nói xong, rút chiếc trâm cài đầu bằng bạc, liệng ra bàn. Ta Hy Đại tháo chiếc nhẫn nặng chín phân rưỡi ra. Rồi người thì cởi áo cởi khăn, kẻ thì có vật gì đáng tiền cũng đem ra đóng góp, riêng Thường Trĩ Tiết trong người không có gì đáng giá bèn hỏi mượn tiền Tây Môn Khánh, sau đó đưa tất cả cho Quế Khanh bảo cầm bán đi lấy tiền làm tiệc đãi Tây Môn Khánh và Quế Thư. Quế Khanh gọi gia nhân sai đem bán mấy thứ đó lấy tiền mua rượu thịt làm tiệc. Lát sau tiệc bày ra, mọi người vui vẻ ăn uống. Bọn Ứng Bá Tước ăn như sấm chớp, chỉ một thoáng sạch bàn tiệc đã sạch trơn. Quế Thư và Quế Khanh mới uống được vài hợp rượu, gắp được mấy miếng thịt thì trên bàn đã không còn gì nữa. Bọn Ứng Bá Tước ngượng quá, lại bảo nhau xem trên người còn gì đáng tiền thì lột ra để đóng góp làm tiệc nữa. Thường Trĩ Tiết lại vay thêm tiền Tây Môn Khánh để đóng góp. Mọi người lại tiếp tục vui say.
Nói về Đại An, về tới phòng của Nguyệt nương thì thấy có cả Ngọc Lâu và Kim Liên. Ba người đang ngồi nói chuyện. Ba người thấy Đại An về thì cùng hỏi:
Ngươi có đón được gia gia về không ?
Đại An mếu máo đáp:
Đã không đón được mà còn bị gia gia đánh mắng chửi bới nữa. Gia gia còn nói rằng, ai sai người tới đón nữa thì lúc về sẽ biết tay.
Nguyệt nương bảo:
Không về thì thôi, tại sao lại chửi mắng gia nhân, đe dọa thê thiếp.
Ngọc Lâu bảo:
Đại nương sai nó đi thì gia gia trách Đại nương thôi, tạ sao lại mắng cả chúng tôi nữa.
Kim Liên bảo:
Tôi còn lạ gì mấy con kỹ nữ ở chốn yên hoa, chúng nó tài lắm tiền lắm, tiền bạc mà đổ vào mấy xóm yên hoa đó thì bao nhiêu cho đủ. Kim Liên đang nói thì Lý Kiều Nhi thấy Đại An về, liền tới đứng ngoài cửa sổ nghe ngóng, nên cũng nghe được lời nói vừa rồi của Kim Liên. Từ đó Kiều Nhi thù ghét Kim Liên lắm. Tối hôm đó Kim Liên về phòng, thấy thời giờ buồn tẻ, một khắc trôi qua như mấy mùa thu. Lát sau bảo hai đứa a hoàn đi ngủ, rồi bước ra hoa viên dạo chơi, tìm Cầm Đồng trò chuyện tới gần khuya, Kim Liên gọi Cầm Đồng vào phòng mình, giở mọi mánh khóe quyến rũ. Cầm Đồng mới đầu còn sợ, sau thấy không dằn lòng được, bèn cùng Kim Liên ân ái.
Từ đó, đêm nào Kim Liên cũng chờ cho hai a hoàn đi ngủ là gọi Cầm Đồng vào phòng vui thú. Tới lúc gần sáng thì giục Cầm Đồng ra. Kim Liên say mê Cầm Đồng, có gì cũng cho, kể cả tiền và vật dụng. Tên gia nhân này không biết thân phận, được Liên yêu quý nên có tiền, thường rủ các gia nhân khác ra phố uống rượu, trong lúc say, hay vô tình nói ra nhiều câu lộ liễu. Dần dần chuyện lọt tới tai Tuyết Nga và Kiều Nhi. Hai người bèn đem chuyện nói với Nguyệt nương. Nguyệt nương nhất định không tin, nghĩ rằng Tuyết Nga và Kiều Nhi thù ghét Kim Liên bịa chuyện. Chỉ có Ngọc Lâu là tin nhưng lại không dám nói ra.
Một đêm, Kim Liên sơ ý, vui thú với Cầm Đồng trong phòng mà quên đóng cửa như mọi lần. Thu Cúc tình cờ đi ngang thấy được. Hôm sau Thu Cúc thuật lại với Tiểu Ngọc. Tiểu Ngọc kể lại cho Tuyết Nga.
Tuyết Nga kể lại với Kiều Nhi, rồi hai người nói với Nguyệt nương, rồi nói thêm:
Đó chính là miệng Thu Cúc nói ra, không phải chúng tôi thù oán mà đặt điều cho Ngũ nương.
Nếu Đại nương không nghe, chúng tôi sẽ nói lại với gia gia.
Hôm đó là ngày hai mươi hai tháng Bảy, Tây Môn Khánh hiện có mặt tại nhà vì đó là ngày sinh nhật của Tây Môn Khánh. Nguyệt nương bảo:
Tôi đã nói là không thể có chuyện đó. Bây giờ gia gia đang có nhà đó, hôm nay là ngày sinh nhật của gia gia. Hai người không nghe tôi thì cứ việc nói để gia gia làm cho tan nhà nát cửa ra, lúc đó thì tôi không hơi nào dàn xếp đâu.
Hai người về phòng, chờ Tây Môn Khánh vào, liền hợp nhau mà nói rõ đầu đuôi vụ Kim Liên thông gian với tên gia nhân Cầm Đồng. Tây Môn Khánh nghe xong lửa giận bừng bừng bước ra phòng khách, sai gia nhân gọi Cầm Đồng tới. Cầm Đồng hoảng sợ tới báo cho Kim Liên biết, Kim Liên cũng hết hồn, căn dặn Cầm Đồng là dù cho có thế nào cũng không được nói ra. Mấy chiếc trâm cài đầu mà Kim Liên cho Cầm Đồng cũng được lấy lại hết, nhưng còn quên chiếc thắt lưng đang mang trên người. Cầm Đồng vội chạy tới quỳ trước mặt Tây Môn Khánh, hai bên là mấy gia nhân cầm trượng đứng sẵn. Tây Môn Khánh quát hỏi:
Thằng khốn kiếp kia, mày có biết tội mày không ?
Cầm Đồng run sợ không nói được tiếng nào. Tây Môn Khánh quát gia nhân:
– Tháo mấy chiếc trâm cài tóc của nó đưa cho ta coi.
Gia nhân bước tới, thấy trên đầu tóc Cầm Đồng không có chiếc trâm nào. Tây Môn Khánh hỏi :
Mấy cái trâm bạc mày vẫn cài tóc, nay đâu rồi ? Cầm Đồng run giọng thưa :
Tôi không có chiếc trâm cài tóc nào bằng bạc cả. Tây Mô Khánh quát gia nhân :
Xé quần áo và các thứ trong người nó cho ta.
Gia nhân bước tới lục soát, thấy Cầm Đồng có cái thắt lưng bằng lụa quý, trong người lại có cái túi gấm, bèn đem cả lại cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh coi xong nhận ra những vật dụng của Kim Liên thì giận lắm, nhưng vặn hỏi:
Những vật này ở đâu mà có, ai cho mày ? Muốn sống th khai thật ra. Cầm Đồng run rẩy thưa :
Tôi thường ngày quét dọn trong hoa viên, một hôm nhặt được những thứ đó chứ không phải của ai cho.
Tây Môn Khánh nghiến răng quát gia nhân:
Trói nó lại rồi đánh đòn cho ta.
Gia nhân ùa tới trói nghiến Cầm Đồng lại, rồi nọc ra đánh ba chục trượng, quần áo tả tơi, thịt nát máu tuôn. Cầm Đồng đau quá ngất đi. Tây Môn Khánh sai tạt nước tỉnh dậy rồi truyền gia nhân đuổi ra khỏi nhà. Cầm Đồng tỉnh dậy, lạy tạ Tây Môn Khánh rồi ra khỏi cổng đi thẳng.
Kim Liên nghe tin Cầm Đồng bị đánh gần chết thì hồn phi phách tán, không biết sao. Sau đó Tây Môn Khánh hầm hầm tới phòng Kim Liên. Kim Liên gần như đứng không vững cũng líu ríu bước tới chào hỏi. Tây Môn Khánh không nói không rằng, đánh cho hai bạt tai nẩy đom đóm mắt, rồi bảo Xuân Mai đóng hết các cửa lại, đoạn lấy ra một cái roi ngựa bằng da, cầm lăm lăm trong tay, quát bảo Kim Liên cởi hết quần áo ra quỳ trước mắt mình. Kim Liên biết giờ phút nguy nan đã tới, bèn lẳng lặng tuân lời rồi phục xuống mà khóc. Tây Môn Khánh bảo:
Con dâm phụ kia, thằng gia nhân khốn nạn đã cung khai đầy đủ hết rồi, mày đừng chối tội nữa, khôn hồn muốn sống thì nói thật hết ra.
Kim Liên khóc nức nở nói:
Trời ơi, thế này thì oan uổng cho tôi biết là chừng nào. Trong thời gian hơn nửa tháng chàng vắng nhà, ngày nào tôi cũng cùng Tam nương trò chuyện thêu thùa. Chưa tối tôi đã đóng cửa đi ngủ, không dám bước chân ra khỏi cửa. Chàng không tin thì cứ hỏi Xuân Mai. Tôi ở nhà làm gì nó cũng biết. Đoạn quay lại hỏi:
Xuân Mai ơi, ngươi lại đây mà nói cho gia gia nghe đi.
Tây Môn Khánh rít lên:
Ta không cần hỏi ai hết, ta chỉ hỏi mày mà thôi. Mày có nhận là đã cho thằng khốn đó mấy cái trâm cài tóc bằng bạc không, hả con giặc cái dâm loạn kia ?
Kim Liên khóc nói:
Oan tôi lắm chàng ơi. Tôi thề không làm chuyện gì bậy bạ, thì làm gì có chuyện lấy đồ đạc cho người này người kia. Mấy cái trâm bằng bạc chàng cho tôi hiện còn đủ số, có mất đi đâu cái nào, chàng đếm lại thì biết. Đây chẳng qua là người ta ghen tức với tôi rồi vu oan giá họa cho tôi. Người ta thấy chàng không ở nhà thì thôi, mà ở nhà là chàng chỉ ở với tôi, do đó hùa nhau ám hại tôi. Xin chàng xét lại cho tôi nhờ.
Tây Môn Khánh bảo:
Được rồi, không nói chuyện trâm nữa, nhưng còn những vật này thì sao ?
Những thứ này là của mày, tại sao lại ở trong người tên phản chủ ? Mày còn lẻo mép chối tội nữa hay thôi ?
Đoạn thẳng cánh quất mạnh chiếc roi da vào tấm lưng trần trắng muốt. Kìm Liên quặn người, kêu lên một tiếng đau đớn rồi phục xuống khóc nói:
Gia gia ơi, nếu quả gia gia muốn giết tôi thì tôi xin chịu chết. Còn gia gia vẫn đôi chút đoái hoài tới tôi thì nghe tôi nói. Trong lúc gia gia vắng nhà, tôi thường cùng Ngọc Lâu vào hoa viên thêu thùa, rồi làm thất lạc mấy thứ đó, tôi tìm kiếm mấy ngày không thấy, nào ngờ tên gia nhân lượm được rồi tham lam mà lấy luôn chứ tôi đâu có cho nó bao giờ.
Tây Môn Khánh thấy Kim Liên nói phù hợp với lời nói của Cầm Đồng lúc nãy, lại thấy vết roi rớm máu trên tấm lưng ngà thêm vào đó, Kim Liên lõa thể quỳ mọp dưới đất, tóc mây rối bời, mặt hoa đầm đìa nước mắt, thì tự nhiên cơn giận đã nguôi đi bảy tám phần, liền gọi Xuân Mai ra hỏi:
Con dâm phụ này quả có tằng tịu với tên khốn kiếp đó không ? Ngươi nói cho rõ, nếu ngươi nói nó vô tội thì ta sẽ tha cho nó.
Xuân Mai liền bước sát tới Tây Môn Khánh ỏn ẻn thưa:
Gia gia ơi, làm gì có chuyện tày trời đó, hàng ngày tôi và Ngũ nương luôn ở bên nhau, tôi nào có thấy gì đâu. Chắc đây là do người ta ghen ghét vu oan giá họa cho nương nương tôi mà thôi. Gia gia là người sáng suốt, sao lại có thể tin những lời vô căn cứ đó ?
Tây Môn Khánh nghe xong không nói gì, lát sau buông cả roi xuống, bảo Kim Liên đứng dậy mặc xiêm y rồi gọi Thu Cúc, bảo dọn tiệc rượu. Kim Liên chống tay ngồi dậy. Tây Môn Khánh bảo:
Hôm nay ta tạm tha cho, từ giờ trở đi, ta vắng nhà thì phải đóng cửa sớm, không được ra khỏi cửa, không được nghĩ bậy bạ, làm chuyện bậy bạ. Ta mà còn nghe được chuyện gì khác thì quyết không tha đâu.
Kim Liên đáp:
Những lời chàng dặn, tôi xin ghi nhớ.
Nói xong lạy tạ bốn lạy, rồi vào trong trang điểm, mặc xiêm y sau đó trở ra hầu rượu. Ngày thường, Kim Liên được Tây Mô Khánh yêu quý là thế, hôm nay bị đòn nên xấu hổ lắm, ngồi hầu rượu mà không nói được câu nào.
Tây Môn Khánh đang ngồi uống rượu thì gia nhân vào báo là có các tân khách và thân thích đem vật lễ lại chúc thọ, trong đó có Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu, Phó Nhị cùng con gái và con rể của Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh vội trở ra phòng khách thù tiếp mọi người. Nhà họ Lý cũng sai gia nhân đem lễ vật lại. Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại và đám bạn bè cũng đủ mặt. Tây Mô Khánh bận rộn tiếp khách.
Trong khi đó, dám thiếp của Tây Môn Khánh nghe tin Kim Liên thọ nhục bèn kéo nhau tới giả vờ thăm hỏi nhưng để dò xét tình hình. Tới nơi, thấy Kim Liên nằm trên giường. Ngọc Lâu bước vào hỏi:
Cơ sự làm sao vậy ? Nói cho tôi nghe được chăng ? Kim Liên nước mắt chan hòa đáp :
Thư thư ơi, tôi biết hai con ác phụ đó nó hại tôi, đặt điều vu oan để gia gia đánh tôi. Thù này quả là sâu như biển, không bao giờ tôi quên.
Kiều Nhi và Tuyết Nga đứng ngoài nghe vậy, kéo nhau lùi ra. Trong này, Ngọc Lâu nói:
Chẳng hiểu chuyện ra làm sao mà tên gia nhân của tôi lại bị đuổi đi. Nhưng thôi, thư thư đừng buồn giận làm gì, chắc là gia gia sẽ hồi tâm ngay đấy mà. Để gia gia vào phòng tôi, tôi sẽ nói cho.
Kim Liên nói:
Cảm ơn thư thư có lòng tốt với tôi.
Nói xong ngồi dậy bảo Xuân Mai pha trà mời Ngọc Lâu. Hai người trò chuyện một hồi. Sau đó Ngọc Lâu cáo từ về phòng. Tối hôm đó, Tây Môn Khánh tới nghỉ tại phòng Ngọc Lâu.
Ngọc Lâu bảo:
Thế là tự nhiên tôi mất một tên gia nhân thân tín theo tôi từ bên nhà sang đây. Theo tôi thì chuyện đó không có đâu. Mấy hôm trước, Kim Liên có lời qua tiếng lại gì đó với Kiều Nhi và Tuyết Nga, hai bên thù ghét nhau nên rất có thể là họ làm hại nhau. Chàng đừng quá nóng mà khiến cho người khác bị Oan.
Nếu quả có chuyện này thì chính Đại nương phải biết trước mà nói cho chàng nghe chứ. Đằng này chàng chưa hỏi rõ trắng đen đã làm ầm lên rồi.
Tây Môn Khánh đáp xuôi:
Tôi đã hỏi Xuân Mai, nó cũng nói là không có gì.
Ngũ thư thư đang buồn khổ, sao chàng không đến đó hỏi han vài câu ? Tây Môn Khánh đáp:
Được rồi, để tối mai tôi đến đó.
Hôm sau, Tây Môn Khánh làm tiệc lớn đãi thân thích và các tân khách, lại cho đem kiệu mời Lý Quế Thư tới, đồng thời gọi hai ca nữ khác tới hát mua vui. Lý Kiều Nhi thấy cháu mình tới thì vui lắm, dẫn vào chào Nguyệt nương, rồi cho a hoàn đi mời các thiếp của Tây Môn Khánh tới. Mọi người đều tới, chỉ có Kim Liên không tới, nói là trong người không khỏe. Nguyệt nương tặng cho Quế Thư nhiều khấn tay và lụa vải. Tối hôm đó, trước khi ra về, Quế Thư tới thăm Kim Liên. Tới nơi, bước vào nói:
Tôi xin tới chào Ngũ nương Kim Liên bèn sai Xuân Mai đóng cửa phòng lại, không tiếp. Xuân Mai nói với Quế Thư:
Ngũ nương đã dặn, tôi không dám trái lời.
Quế Thư giận lắm, vừa buồn vừa thẹn mà về.
Tối hôm đó, Tây Môn Khánh đến với Kim Liên. Kim Liên ân cần giúp Tây Môn Khánh cởi áo cởi giầy, rồi rót trà chuốc rượu, giở hết thủ đoạn quyến rũ. Lúc vào giường, Kim Liên khóc nói:
Chàng ơi, trong nhà này có ai quý mến tôi đâu. Chỉ có chàng hiểu được lòng tôi, và tôi cũng hiểu được lòng chàng. Người ta thấy chàng thương tôi, thường ở bên tôi cho nên người ta ghen tức, dùng lời độc ác hại tôi. Thành thử chàng thương yêu tôi mà vô tình lại chính là người muốn giết tôi. Nỗi oan này của tôi bao giờ mới tỏ ? Người đời có câu “gà nhà bị đánh thì chạy quanh quẩn, còn gà rừng bị đánh thì chạy tuốt vào rừng”. Cho nên chàng có muốn tôi chết thì tôi cũng chết trong nhà này mà thôi. Chứ còn cái hạng xướng ca ở chốn yên hoa thì làm gì có tình có nghĩa. Hôm nọ Đại An được sai đi mời chàng về, chàng không về còn đánh mắng nó, nó tới thưa với Đại nương, lúc đó tôi có mặt và cũng nói như vậy. Nào ngờ có người nghe được mà động lòng, rồi để tâm thù oán tôi, bày chuyện hại tôi. Từ xưa, người bị người hại thì không thể chết, chỉ khi nào bị trời hại thì mới chết được mà thôi. Tôi thế nào thì sau này tự nhiên sẽ rõ, nhưng chỉ xin chàng nên thận trọng mà thôi.
Tây Môn Khánh cho là phải…
Mấy hôm sau, Tây Môn Khánh cưỡi ngựa tới nhà họ Lý, có Đại An và Bình An đi theo. Lý Quế Thư đang tiếp khách ở một phòng, nghe tin Tây Môn Khánh tới, vội chạy vào phòng riêng lau chùi phấn son, cởi bỏ đồ trang sức, rồi lên giường nằm. Trong khi đó Lý ma ma bước ra đón tiếp Tây Môn Khánh. Sau khi mời khách ngồi, Lý ma ma hỏi:
Mấy hôm nay sao không thấy Đại quan nhân quang lâm tới đây ? Tây Môn Khánh đáp:
Mấy hôm nay ở nhà cũng có nhiều việc bận.
Đoạn hỏi:
Hôm nọ tôi cho người tới mời, sao không thấy Quế Khanh tới mà chỉ có mình Quế Thư như vậy.
Lý ma ma đáp:
Quế Khanh có người mời đi, mấy hôm nay không thấy về.
Quế Thư đâu, sao không thấy ? Lý ma ma đáp:
Con nhỏ đó thì chẳng hiểu tại sao hôm nọ từ đằng Đại quan nhân về, nó cứ rầu rĩ không vui cứ nằm lỳ trong phòng, không ra tới ngoài. Chắc là nó buồn chuyện gì đó, sao quan nhân không vào hỏi thăm nó một câu ?
Tây Môn Khánh ngạc nhiên.
Tôi nào hay biết gì đâu, để tôi vào thăm.
Nó đang nằm trong phòng riêng đó. Tây Môn Khánh đứng dậy, một a hoàn vén mành, Tây Môn Khánh bước vào phòng. Quế Thư mặt rầu rầu, tóc buông xõa, nằm quay mặt vào trong, biết có Tây Môn Khánh vào nhưng cứ nằm yên. Tây Môn Khánh lại gần giường hỏi:
Hôm đó về nhà có chuyện gì không vui vậy ?
Quế Thư nằm im không đáp. Tây Môn Khánh lại hỏi:
Hay là trong nhà tôi có ai làm phật lòng nàng chăng ? Nàng cứ nói để tôi xử cho. Mãi sau Quế Thư mới quay ra nói ?
Thì cũng là bà Ngũ nương của quan nhân chứ còn ai vào đây nữa. Bà ta khinh miệt chúng tôi, gọi chúng tôi là loài dâm phụ. Tôi nói thật, chúng tôi trước kia cũng là con nhà như ai, bây giờ tuy làm nghề này, nhưng so ra vẫn còn hơn chán vạn những kẻ tự nhận mình là con nhà lương thiện. Hôm nọ tôi tới đâu phải là để hát xướng kiếm tiền, mà là đem lễ vật lại mừng ngày sinh nhật quan nhân. Đại nương ở nhà tiếp đãi tôi thật là niềm nở, lại tặng quà cho tôi. Tôi muốn tỏ ra lễ độ lịch thiệp, nên xin được mời các nương nương tới để chào hỏi. Mấy vị nương nương khác đều tới chuyện trò vui vẻ, chỉ có bà Ngũ nương là không thèm ra. Lúc gần tối, sắp về, tôi đích thân tới chào hỏi, nhưng bà ta sai a hoàn đóng cửa phòng lại không thèm tiếp. Bà ta khinh khi chúng tôi quá mà.
Tây Môn Khánh bảo:
Hôm đó thì quả Phan thị nó có chuyện buồn thật nên mới vô lễ với nàng như vậy chứ ngày thường thì nó tất ra diên kiến nàng rồi. Nhưng mà con ác phụ đó cũng gớm lắm, nó nhiều lần ăn nói làm tổn thương danh dự người khác, tôi đã trách mắng mấy lần. Lần này tôi phải về đánh cho nó một trận mới được:
Quế Thư ngồi dậy dí ngón tay vào trán Tây Môn Khánh mà bảo:
Nói thế mà không biết ngượng, quan nhân đời nào dám đánh đàn bà.
Nàng không biết tôi hay sao mà nói vậy. Trong nhà tôi bất cứ già trẻ lớn bé, có lỗi là tôi đánh đòn hết, tội nặng thì tôi cắt tóc gọt đầu chứ giỡn sao ?
Quế Thư nói khích:
Quan nhân nói vậy thì tôi cũng biết vậy, chứ tôi có được chứng kiến bao giờ đâu. Được rồi, bây giờ quan nhân về nhà, thử cắt tóc gọt đầu con mụ vô lễ đó rồi cầm tóc mụ ta đến đây cho tôi coi. Có vậy tôi mới tin, có vậy tôi mới phục quan nhân là người chủ trong nhà. Tây Môn Khánh bảo:
Nàng thách ta phải không ? Quế Thư cũng cười:
Ừ, tôi thách đó, xem quan nhân có đáng mặt hảo hán không ?
Hai người trở lại chuyện trò vui vẻ. Tối hôm đó Tây Môn Khánh ngủ tại nhà Quế Thư.
Hôm sau mãi gần tối mới từ giã, Quế Thư bảo:
Chàng ơi, lần sau chàng tới đây mà không có mớ tóc của con mụ đó thì đừng nhìn tôi nữa nghe không.
Tây Môn Khánh gật đầu lên ngựa mà về.
Tới nhà, Tây Môn Khánh tới thẳng phòng Kim Liên. Kim Liên chạy ra vồn vã tiếp đón, nhưng hỏi gì Tây Môn Khánh cũng lạnh lùng không đáp. Kim Liên sai a hoàn dọn rượu thì Tây Môn Khánh gạt đi. Kim Liên ngạc nhiên lắm nhưng không dám hỏi, chỉ sai Xuân Mai dọn giường, rồi dẫn Tây Môn Khánh vào Tây Môn Khánh ngồi trên giường, bắt Kim Liên cởi hài ra. Kim Liên líu ríu vâng lời. Tây Môn Khánh ngồi dựa vào gối, bắt Kim Liên cởi hết xiêm áo rồi quỳ dưới đất. Kim LIên hoảng sợ không hiểu chuyện gì, nhưng cũng làm y lời, lõa thể quỳ phục trên mặt đất, rồi mếu máo nói:
Gia gia ơi, tôi có tội gì xin cứ nói ra. Nếu tôi quả có tội, nếu gia gia không còn thương tôi nữa thì xin cho đem con dao ra đây, tôi xin tự tử.
Tây Môn Khánh mắng – Con giặc cái ác phụ kia, đừng có nhiều lời. Đoạn quay ra gọi:
Xuân Mai, đóng hết các cửa lại, rồi lấy cái roi ngựa bằng da đen vào đây cho ta. Xuân Mai cứ chần chờ ở ngoài, Tây Môn Khánh phải gọi hai ba lần mới bước vào, nhưng cứ đứng yên. Kim Liên ngẩng lên bảo:
Xuân Mai ơi, gia gia định đánh chị đó, cứu chị với em ơi.
Tây Môn Khánh bảo Xuân Mai:
Ngươi đừng có lôi thôi, ra lấy roi vào đây cho ta đánh con dâm phụ này một trận. Xuân Mai nói:
Gia gia ơi, nương nương có lầm lỗi gì thì gia gia dạy bảo chớ sao lại đánh chửi như vậy ? Nương nương lúc nào cũng một lòng thờ gia gia, có gì cũng chẳng nên gây sóng gió. Gia gia làm như thế này coi sao được. Bây giờ tôi không nghe lời gia gia, mà ra mở cửa chạy ra ngoài thì gia gia tính sao ?
Tây Môn Khánh cười ha hả bảo kim Liên:
Được rồi, nếu vậy thì ta không đánh nàng nữa, nàng cứ đứng dậy đi cho ta hỏi. Bây giờ ta muốn xin nàng một vật nàng có chịu cho ta hay không ?
Kim Liên đứng dậy nói:
Tôi lúc nào cũng chỉ biết có gia gia thôi, gia gia nói gì tôi cũng nghe, nhưng tôi có gì để cho gia gia đâu, mà gia gia cần gì vậy ?
Tây Môn Khánh bảo:
Ta muốn mớ tóc nàng.
Trời ơi, sao lại có chuyện đó. Gia gia muốn gì chứ muốn vậy thì làm sao tôi chiều cho được ? Tôi từ khi lọt lòng mẹ, tới nay đã hai mươi sáu năm rồi, đến bây giờ mới có được mớ tóc như thế này, làm sao cắt bỏ đi được. Xin gia gia thương tôi một chút.
Tây Môn Khánh lạnh lùng:
Ta không nói lôi thôi, ta chỉ hỏi rằng nàng không chịu nghe lời ta phải không ?
Tôi không nghe chàng thì còn nghe ai bây giờ, nhưng chuyện gì chứ chuyện này thì nghe sao được. Tuy nhiên tôi cũng xin hỏi là chàng cần mớ tóc tôi để làm gì vậy ? Tây Môn Khánh bảo:
Để ta làm tóc giả.
Kim Liên nói:
Nếu vậy thì tôi bằng lòng, chỉ sợ là chàng đem cho con dâm phụ nào mà thôi. Tây Môn Khánh bảo:
Ta không cho ai đâu.
Kim Liên nói:
– Nếu vậy thì để tôi cắt.
Nói xong xõa tóc ra, cầm kéo cắt một mớ tóc cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh lấy giấy gói lại rồi bỏ vào túi. Kim Liên cắt tóc xong thì lăn vào lòng Tây Môn Khánh mà khóc nức nở:
– Chàng nói gì tôi cũng nghe, chỉ xin chàng đừng thay lòng đổi dạ bỏ tôi mà thôi.
Tây Môn Khánh thấy cũng đáng thương, bèn dùng lời ôn tồn mà an ủi. Đêm đó Tây Môn Khánh ở lại với Kim Liên. Sáng hôm sau, Kim Liên dọn quà sáng ra. Tây Môn Khánh ăn xong, cưỡi ngựa tới nhà họ Lý, Quế Thư chạy ra hỏi ngay:
Chàng đã gọt đầu cắt tóc con mụ đó chưa ? Tóc nó đâu ? Tây Môn Khánh bước vào phòng bảo:
Có đây, có đây.
Đoạn thò tay vào túi lấy gói tóc ra đưa cho Quế Thư. Quế Thư mở ra quả thấy mớ tóc dài đen nhánh, bèn vui vẻ cất vào tay áo. Tây Môn Khánh bảo:
Nàng xem xong thì trả lại cho tôi. Hôm qua tôi nói dối nó là để làm tóc giả, nó sợ tôi mà chịu cắt.
Tôi làm vậy là để không thất tín với nàng.
Quế Thư không chịu, nhét mớ tóc Kim Ijiên vào dưới hài để hàng ngày dẫm đạp lên, rồi qua vào bảo Quế Khanh dọn rượu ra mời Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh ở luôn với Quế Thư mấy ngày liền.
Về phần Kim Liên, từ sau ngày cắt tóc thì luôn luôn buồn phiền, không ra khỏi phòng, cơm nước cũrlg chẳng buồn ăn. Nguyệt nương thấy vậy thì sai gia nhân mời Lưu bà tới thăm bệnh. Lưu bà thăm bệnh xong nói rằng:
Ngũ nương có chuyện buồn phiền, không nói ra được nên trở thành nhức đầu mệt mỏi, lười ăn uống.
Nói xong lấy hai viên thuốc màu đen ra, dặn là tối thì uống với nước nóng. Lại nói: Ngày mai tôi sẽ bảo ông nhà tôi tới coi xem năm nay nương nương có tai ương gì không. Kim Liên hỏi:
Thì ra ông nhà cũng biết bói toán hay sao ?
Ông nhà tôi tuy mù nhưng có ba cái tài, thứ nhất là bói toán rất linh nghiệm, thứ nhì là biết dùng phép châm cứu để chữa bệnh. thứ ba là biết dùng bùa phép.
Kim Liên hỏi:
Bùa phép để làm gì vậy ?
Thí dụ như trong nhà có chuyện anh em bất hòa, cha con xích mích hoặc vợ chồng chia rẽ thì ông nhà tôi chỉ cần viết vài lá bùa cho nuốt thì nội mấy ngày sau là cha con thương yêu nhau, vợ chồng thuận hòa, anh em thân thiết trở lại. Phàm buôn bán không phát đạt, nhà cửa không hưng vượng, ông nhà tôi đều làm cho trở thành hưng tài vượng lộc. Còn các thứ như chiêm tinh cúng sao, ông nhà tôi đều giỏi, nên thiên hạ thường gọi là Lưu Lý Tinh. Có một lần, một người con dâu chuyên ăn cắp của mẹ chồng về cho cha mẹ Ở nhà, người chồng biết được, tức giận lắm đánh đập rất tàn nhẫn. Người vợ đó tới cầu cứu, ông nhà tôi chỉ viết mấy lá bùa, đốt thành than, bảo người vợ đó hòa vào nước cho bên nhà chồng uống, từ đó bên nhà chồng thấy nàng ta lấy cắp đồ đạc cũng lờ đi như là không biết. Lại cho một lá bùa, bảo giấu vào dưới gối của người chồng, từ đó ngươi chồng rất mực say mê nàng mà không còn đánh đập gì nữa.
Kim Liên nghe nói mừng lắm, gọi a hoàn đem bánh pha trà mời Lưu bà ăn. Lúc Lưu bà ra về, Kim Liên trả tiền thuốc rất hậu, lại đưa tiền trước để mời Lưu Lý Tinh hôm sau tới làm bùa phép.
Hôm sau Tây Môn Khánh vẫn chưa về nhà, Lưu Lý Tinh tìm đến từ sáng sớm, gia nhân gác cổng hỏi:
Lão già mù kia đi đâu vậy ? Lưu bà đi cạnh chồng lên tiếng:
Ông nhà tôi vào chữa bệnh cho Ngũ nương.
Gia nhân cho vào. Lưu bà dẫn chồng vào phòng Kim Liên. Đôi bên chào hỏi xong,
Kim Liên cho biết ngày sinh tháng đẻ, Lưu lão bấm đốt ngón tay mà nói:
Như vậy là nương nương sinh vào giờ Sửu, ngày Ất Hợi, tháng Canh Dần, năm Canh Thìn. Cứ theo ngày giờ thì nương nương là người có nhan sắc, nhưng đường chồng con thì vất vả, vợ chồng thường hay xung khắc, qua cầu mấy bận mà vẫn chưa được thảnh thơi.
Kim Liên khen đúng. Lưu lão nói tiếp:
Tôi cứ thật mà nói thì nương nương là người thông minh quyền biến, được nhiều người yêu mến, nhưng năm nay thì xấu lắm, thế nào cũng gặp tai ương tuy không phạm gì tới bản mệnh nhưng cũng nguy hiểm lắm.
Kim Liên nghe xong, đưa một lạng bạc ra mà nói:
Nếu quả vậy thì xin thầy ra tay giúp cho cách nào để tránh tai ương, tôi xin tạ một lạng trước để thầy uống trà. Tôi chỉ mong sao bọn tiểu nhân không chọc phá và chồng tôi yêu quý tôi mà thôi.
Lưu lão cất bạc vào túi rồi nói:
Nếu vậy thì phải lấy gỗ liễu tạc thành hai bức tượng, một nam một nữ, viết ngày sinh tháng đẻ tên tuổi của gia gia và nương nương mà dán vào. Sau đó dùng vải đỏ bịt mắt bức tượng đàn ông, lấy vải dán vào ngực, lấy kim đâm vào tay, dùng keo dán chân lại, sau đó ngầm để vào dưới gối của gia gia. Lại còn dùng bùa đốt thành than, ngâm bỏ vào trà cho gia gia uống. Như vậy thì chỉ ba ngày sau là công hiệu.
Kim Liên hỏi:
Dám xin thầy giải thích rõ cho tôi được yên tâm. Lưu lão cười:
Có gì đâu, lấy vải đỏ che mắt để gia gia nhìn nương nương thấy đẹp tựa Tây Thi, lấy ngải dán vào ngực là để gia gia say mê nương nương, lấy kim đâm vào tay là để từ nay gia gia không đi đâu được.
Kim Liên nghe xong mừng lắm. Vợ chồng Lưu lão ngồi nói vài câu chuyện nữa rồi cáo từ. Sáng hôm sau, Lưu bà đem bùa và tượng lại đưa cho Kim Liên.
T ây Môn Khánh quá si mê Quế Thư, ở luôn tại nhà họ Lý cả nửa tháng không về. Nguyệt nương mấy lần sai gia nhân đem ngựa tới đón, nhưng mấy mẹ con chị em nhà họ Lý giấu mũ áo của Tây Môn Khánh, không cho về. Vợ lớn vợ nhỏ trong nhà Tây Môn Khánh đều không mấy lưu tâm, chỉ có Kim Liên ngày đêm buồn rầu khóc lóc. Chiều nào cũng trang điểm thật đẹp, ăn mặc lộng lẫy, tựa cửa ngóng chờ, chờ đến tối không thấy gì mới quay vào phòng. Những đêm trời đẹp, trằn trọc không ngủ được thì dạo bước thờ thẫn trong hoa viên, nhìn trăn ngắm mây và thầm oán trách Tây Môn Khánh…
Lại nói lúc về với Tây Môn Khánh, Ngọc Lâu có đem the một tên tiểu gia nhân khoảng mười sáu mười bảy tuổi, tên gọ Cầm Đồng. Cầm Đồng thông minh lanh lợi, diện mạo khôi ngô mắt sáng mày thanh, được Tây Môn Khánh yêu mến, giao chức phận sự coi sóc hoa viên. Vì phận sự đó, Cầm Đồng được ở tại một căn phòng ngay trong hoa viên Những lúc rảnh rang hoặc đẹp trời, Kim Liên và Ngọc Lâu thường vào hoa viên dạo chơi, hoặc thêu thùa, đánh cờ. Cầm Đồng đều đứng hầu rất cung kính. Kim Liên rất quý Cầm Đồng, thường gọi vào nhà cho uống rượu Một hôm, chờ mãi Tây Môn Khánh không về nhà, Nguyệt nương gọi Đại An mang ngựa đi đón, Kim Liên vội viết mấy chữ đưa cho Đại An mà dặn:
Ngươi đưa cho gia gia mấy chữ này rồi thưa là Ngũ nươn mời gia gia về nhà sớm. Đại An tới nhà họ Lý thấy Tây Môn Khánh đang cùng bạn bè vui cười uống rượu. Tây Môn Khánh thấy Đại An thì hỏi :
Ngươi tới đây làm gì ? Ở nhà có chuyện gì lạ không ?
Đại An thưa :
– Ở nhà không có chuyện gì cả.
Tây Môn Khánh bảo:
Tiền bạc ở tiệm cứ bảo Phó nhị thúc tính sẵn đi, đợi ta về thì cho ta hay. Đại An thưa:
Phó nhị thúc cũng chuẩn bị sẵn cả rồi, chỉ đợi gia gia về mà thôi.
Xiêm y của Quế nương tử đây, ta dặn ngươi lấy, ngươi đã lấy về chưa ? Đại An cung kính đáp:
Thưa đã có sẵn sàng.
Nói xong, Đại An lấy ra một bộ xiêm y bằng lụa màu hồng, đưa cho Quế Thư. Quế Thư nhận xiêm y rồi quay sang cảm tạ Tây Môn Khánh, đoạn quay vào đặn a hoàn dọn rượu thịt ra khoản đãi Đại An. Đại An ăn uống xong, lại trở ra đứng hầu Tây Môn Khánh rồi đợi lúc thuận tiện kề tai chủ nói nhỏ:
Ngũ nương sai tôi đem cho gia gia tấm giấy này và nhắn là mời gia gia trở về sớm. Nói xong đưa tấm giấy ra. Tây Môn Khánh cầm lấy, nhưng Quế Thư đã nhìn thấy, nghĩ là thư tình của cô nào gửi cho Tây Môn Khánh, bèn nhổm người tới giật mảnh giấy, mở ra rồi đưa cho Chúc Thật Niệm, bảo đọc lên cho mọi người cùng nghe. Chúc Thật Niệm đọc lên như sau:
Hoàng hôn tưởng nhớ Sáng sớm tương tư Nghĩ tới người tình luống ngẩn ngơ Mong đợi chỉ muốn được chết Thương thay cho mình Một đèn một bóng năm canh Ngủ thiếp đi Rồi bàng hoàng thức giấc Nhìn xem trăng chiếu qua mành Giận thay cho kẻ bạc tình Lòng lang dạ đá Để ta lạnh lẽo một mình bao đêm.
Chúc Thật Niệm đọc xong thì Quế Thư vùng vằng bỏ vào phòng trong nằm ngủ. Tây Môn Khánh thấy Quế Thư buồn thật thì vội giựt lấy tờ giấy đốt đi. Ứng Bá Tước thì vội bước vào mời Quế Thư ra nhưng Quế Thư không chịu ra. Tây Môn Khánh lo quá, đích thân vào trong dắt nàng ra, rồi bảo Đại An:
Người về đi, con ác phụ đó dám phá cuộc vui của ta, để ta về sẽ đánh cho nó một trận.
Đại An chỉ líu ríu lui ra. Tây Môn Khánh bảo Quế Thư Tấm giấy đó không phải của ai đâu, mà là của người thiếp thứ năm của tôi ở nhà, sai thằng Đại An đem tới để gọi tôi về đó, nàng đừng buồn giận.
Chúc Thật Niệm nói đùa:
Nàng đừng tin, đó là thư của Phan thị, đẹp lắm, là một ca nữ ở nơi khác đấy, nàng đừng để cho ca ca tôi đi.
Tây Môn Khánh cười đứng dậy làm bộ định đánh Thật Niệm rồi bảo:
Đừng có ăn nói hồ đồ, bày đặt chuyện láo, người ta đang khổ muốn chết mà còn trêu chọc nữa.
Lý Quế Khanh nói khích:
Nếu quả ở nhà gọi về thì nên về là hơn, còn quyến luyến nơi này làm gì cho thêm phiền ra.
Ứng Bá Tước cười bảo:
Thôi, không có lôi thôi gì nữa, đừng làm mất vui, ai mà còn nói chuyện đó thì phạt hai lạng bạc để lấy tiền mua rượu mọi người cùng uống.
Tây Môn Khánh xích lại gần Quế Thư cười bảo:
Bây giờ nàng cho chúng ta thưởng thức trà ngon của nàng đi.
Quế Thư phụng phịu đứng dậy pha trà cúc, mang tới mờ mọi người. Ứng Bá Tước cười bảo:
Hôm nay được thưởng thức trà quý, tôi nhớ được một bài ca nhan đề là “Triều thiên tử”, hát lên trong lúc thưởng trà thì tuyệt.
Bèn hát lên như sau: Mấy cánh trà non.
Nhờ gió xuân mà sinh trưởng. Không chịu để cho ai hái.
Càng lớn, nhan sắc mỹ miều.
Càng lớn, phẩm cách thanh tao.
Không lời nào nói hết.
Không bút nào tả xiết.
Khi say tơ tưởng không rời.
Lúc tỉnh nhớ nhung tha thiết.
Ấy là vẻ đẹp thiên kim.
Tạ Hy Đại cười bảo:
Ứng nhị ca có sáng kiến hay đấy, bây giờ ai biết hát thì hát, biết ngâm thơ thì ngâm thơ, không biết gì thì kể một câu chuyện vui để Quế nương đây hết buồn. Mọi người đều đồng ý, rồi giục Tạ Hy Đại phải kể chuyệ vui trước. Hy Đại kể:
Có một bà lão tính tình keo kiệt, thuê một người làm thợ trong nhà, xong việc trả tiền rất keo kiệt.
Anh thợ tức lắm, đến đêm ra sau nhà, chặn con lạch nhỏ cho nước chảy vào ngập lụt nhà bà lão. Sáng hôm sau, bà lão dọn rượu thịt ra mời người thợ ăn, lại đưa một ít tiền rồi nhờ làm sao cho nước rút đi. Anh thợ ăn uống no say, nhận tiền rồi vòng ra sau tháo nước. Chốc lát nước rút hết. Bà lão hỏi:
“Nhà tôi đây không hiểu sao lại bị như vậy”. Người thợ đáp:
“Nó cũng mắc cái bệnh như bà, nghĩa là có tiền thì chảy đi mà không tiền thì không chịu chảy”.
Quế Thư nghe xong giận lắm, biết là Tạ Hy Đại ám chỉ mình ham tiền của Tây Môn Khánh, nhưng tươi cười nói:
Tôi cũng có một chuyện vui, xin kể hầu liệt vị. Chuyện như thế này. Có một vị chân nhân, một hôm mở tiệc đãi khách, bèn gọi con hổ tới, sai đi mời khách. Hổ tới nhà người khách nào thì ăn thịt luôn người khách đó. Lát sau trở lại, vị chân nhân hỏi:
“Ta sai ngươi đi mời khách, sao giờ này mà vẫn chưa thấy ai tới cả”. Con hổ đáp:
“Từ xưa tới nay tôi đâu biết mời ai, tôi chỉ biết ăn thịt người ta mà thôi”.
Khi nói tới câu cuối cùng, Quế Thư cố ý dằn mạnh vào tiến “mời” và tiếng “ăn”, để ám chỉ bọn Tạ Hy Đại chỉ biết chạy theo ăn bám Tây Môn Khánh chứ chẳng bao giờ mời Tây Môn Khánh được một lần.
Quế Thư kể xong, đám Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đạ đều hổ thẹn. Ứng Bá Tước bảo:
Người ta bảo anh em mình chỉ biết ăn mà không biết mời vậy tại sao chúng mình không mỗi người một ít, chung tiền đã đại ca đây một bữa cho khỏi mang tiếng ?
Nói xong, rút chiếc trâm cài đầu bằng bạc, liệng ra bàn. Ta Hy Đại tháo chiếc nhẫn nặng chín phân rưỡi ra. Rồi người thì cởi áo cởi khăn, kẻ thì có vật gì đáng tiền cũng đem ra đóng góp, riêng Thường Trĩ Tiết trong người không có gì đáng giá bèn hỏi mượn tiền Tây Môn Khánh, sau đó đưa tất cả cho Quế Khanh bảo cầm bán đi lấy tiền làm tiệc đãi Tây Môn Khánh và Quế Thư. Quế Khanh gọi gia nhân sai đem bán mấy thứ đó lấy tiền mua rượu thịt làm tiệc. Lát sau tiệc bày ra, mọi người vui vẻ ăn uống. Bọn Ứng Bá Tước ăn như sấm chớp, chỉ một thoáng sạch bàn tiệc đã sạch trơn. Quế Thư và Quế Khanh mới uống được vài hợp rượu, gắp được mấy miếng thịt thì trên bàn đã không còn gì nữa. Bọn Ứng Bá Tước ngượng quá, lại bảo nhau xem trên người còn gì đáng tiền thì lột ra để đóng góp làm tiệc nữa. Thường Trĩ Tiết lại vay thêm tiền Tây Môn Khánh để đóng góp. Mọi người lại tiếp tục vui say.
Nói về Đại An, về tới phòng của Nguyệt nương thì thấy có cả Ngọc Lâu và Kim Liên. Ba người đang ngồi nói chuyện. Ba người thấy Đại An về thì cùng hỏi:
Ngươi có đón được gia gia về không ?
Đại An mếu máo đáp:
Đã không đón được mà còn bị gia gia đánh mắng chửi bới nữa. Gia gia còn nói rằng, ai sai người tới đón nữa thì lúc về sẽ biết tay.
Nguyệt nương bảo:
Không về thì thôi, tại sao lại chửi mắng gia nhân, đe dọa thê thiếp.
Ngọc Lâu bảo:
Đại nương sai nó đi thì gia gia trách Đại nương thôi, tạ sao lại mắng cả chúng tôi nữa.
Kim Liên bảo:
Tôi còn lạ gì mấy con kỹ nữ ở chốn yên hoa, chúng nó tài lắm tiền lắm, tiền bạc mà đổ vào mấy xóm yên hoa đó thì bao nhiêu cho đủ. Kim Liên đang nói thì Lý Kiều Nhi thấy Đại An về, liền tới đứng ngoài cửa sổ nghe ngóng, nên cũng nghe được lời nói vừa rồi của Kim Liên. Từ đó Kiều Nhi thù ghét Kim Liên lắm. Tối hôm đó Kim Liên về phòng, thấy thời giờ buồn tẻ, một khắc trôi qua như mấy mùa thu. Lát sau bảo hai đứa a hoàn đi ngủ, rồi bước ra hoa viên dạo chơi, tìm Cầm Đồng trò chuyện tới gần khuya, Kim Liên gọi Cầm Đồng vào phòng mình, giở mọi mánh khóe quyến rũ. Cầm Đồng mới đầu còn sợ, sau thấy không dằn lòng được, bèn cùng Kim Liên ân ái.
Từ đó, đêm nào Kim Liên cũng chờ cho hai a hoàn đi ngủ là gọi Cầm Đồng vào phòng vui thú. Tới lúc gần sáng thì giục Cầm Đồng ra. Kim Liên say mê Cầm Đồng, có gì cũng cho, kể cả tiền và vật dụng. Tên gia nhân này không biết thân phận, được Liên yêu quý nên có tiền, thường rủ các gia nhân khác ra phố uống rượu, trong lúc say, hay vô tình nói ra nhiều câu lộ liễu. Dần dần chuyện lọt tới tai Tuyết Nga và Kiều Nhi. Hai người bèn đem chuyện nói với Nguyệt nương. Nguyệt nương nhất định không tin, nghĩ rằng Tuyết Nga và Kiều Nhi thù ghét Kim Liên bịa chuyện. Chỉ có Ngọc Lâu là tin nhưng lại không dám nói ra.
Một đêm, Kim Liên sơ ý, vui thú với Cầm Đồng trong phòng mà quên đóng cửa như mọi lần. Thu Cúc tình cờ đi ngang thấy được. Hôm sau Thu Cúc thuật lại với Tiểu Ngọc. Tiểu Ngọc kể lại cho Tuyết Nga.
Tuyết Nga kể lại với Kiều Nhi, rồi hai người nói với Nguyệt nương, rồi nói thêm:
Đó chính là miệng Thu Cúc nói ra, không phải chúng tôi thù oán mà đặt điều cho Ngũ nương.
Nếu Đại nương không nghe, chúng tôi sẽ nói lại với gia gia.
Hôm đó là ngày hai mươi hai tháng Bảy, Tây Môn Khánh hiện có mặt tại nhà vì đó là ngày sinh nhật của Tây Môn Khánh. Nguyệt nương bảo:
Tôi đã nói là không thể có chuyện đó. Bây giờ gia gia đang có nhà đó, hôm nay là ngày sinh nhật của gia gia. Hai người không nghe tôi thì cứ việc nói để gia gia làm cho tan nhà nát cửa ra, lúc đó thì tôi không hơi nào dàn xếp đâu.
Hai người về phòng, chờ Tây Môn Khánh vào, liền hợp nhau mà nói rõ đầu đuôi vụ Kim Liên thông gian với tên gia nhân Cầm Đồng. Tây Môn Khánh nghe xong lửa giận bừng bừng bước ra phòng khách, sai gia nhân gọi Cầm Đồng tới. Cầm Đồng hoảng sợ tới báo cho Kim Liên biết, Kim Liên cũng hết hồn, căn dặn Cầm Đồng là dù cho có thế nào cũng không được nói ra. Mấy chiếc trâm cài đầu mà Kim Liên cho Cầm Đồng cũng được lấy lại hết, nhưng còn quên chiếc thắt lưng đang mang trên người. Cầm Đồng vội chạy tới quỳ trước mặt Tây Môn Khánh, hai bên là mấy gia nhân cầm trượng đứng sẵn. Tây Môn Khánh quát hỏi:
Thằng khốn kiếp kia, mày có biết tội mày không ?
Cầm Đồng run sợ không nói được tiếng nào. Tây Môn Khánh quát gia nhân:
– Tháo mấy chiếc trâm cài tóc của nó đưa cho ta coi.
Gia nhân bước tới, thấy trên đầu tóc Cầm Đồng không có chiếc trâm nào. Tây Môn Khánh hỏi :
Mấy cái trâm bạc mày vẫn cài tóc, nay đâu rồi ? Cầm Đồng run giọng thưa :
Tôi không có chiếc trâm cài tóc nào bằng bạc cả. Tây Mô Khánh quát gia nhân :
Xé quần áo và các thứ trong người nó cho ta.
Gia nhân bước tới lục soát, thấy Cầm Đồng có cái thắt lưng bằng lụa quý, trong người lại có cái túi gấm, bèn đem cả lại cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh coi xong nhận ra những vật dụng của Kim Liên thì giận lắm, nhưng vặn hỏi:
Những vật này ở đâu mà có, ai cho mày ? Muốn sống th khai thật ra. Cầm Đồng run rẩy thưa :
Tôi thường ngày quét dọn trong hoa viên, một hôm nhặt được những thứ đó chứ không phải của ai cho.
Tây Môn Khánh nghiến răng quát gia nhân:
Trói nó lại rồi đánh đòn cho ta.
Gia nhân ùa tới trói nghiến Cầm Đồng lại, rồi nọc ra đánh ba chục trượng, quần áo tả tơi, thịt nát máu tuôn. Cầm Đồng đau quá ngất đi. Tây Môn Khánh sai tạt nước tỉnh dậy rồi truyền gia nhân đuổi ra khỏi nhà. Cầm Đồng tỉnh dậy, lạy tạ Tây Môn Khánh rồi ra khỏi cổng đi thẳng.
Kim Liên nghe tin Cầm Đồng bị đánh gần chết thì hồn phi phách tán, không biết sao. Sau đó Tây Môn Khánh hầm hầm tới phòng Kim Liên. Kim Liên gần như đứng không vững cũng líu ríu bước tới chào hỏi. Tây Môn Khánh không nói không rằng, đánh cho hai bạt tai nẩy đom đóm mắt, rồi bảo Xuân Mai đóng hết các cửa lại, đoạn lấy ra một cái roi ngựa bằng da, cầm lăm lăm trong tay, quát bảo Kim Liên cởi hết quần áo ra quỳ trước mắt mình. Kim Liên biết giờ phút nguy nan đã tới, bèn lẳng lặng tuân lời rồi phục xuống mà khóc. Tây Môn Khánh bảo:
Con dâm phụ kia, thằng gia nhân khốn nạn đã cung khai đầy đủ hết rồi, mày đừng chối tội nữa, khôn hồn muốn sống thì nói thật hết ra.
Kim Liên khóc nức nở nói:
Trời ơi, thế này thì oan uổng cho tôi biết là chừng nào. Trong thời gian hơn nửa tháng chàng vắng nhà, ngày nào tôi cũng cùng Tam nương trò chuyện thêu thùa. Chưa tối tôi đã đóng cửa đi ngủ, không dám bước chân ra khỏi cửa. Chàng không tin thì cứ hỏi Xuân Mai. Tôi ở nhà làm gì nó cũng biết. Đoạn quay lại hỏi:
Xuân Mai ơi, ngươi lại đây mà nói cho gia gia nghe đi.
Tây Môn Khánh rít lên:
Ta không cần hỏi ai hết, ta chỉ hỏi mày mà thôi. Mày có nhận là đã cho thằng khốn đó mấy cái trâm cài tóc bằng bạc không, hả con giặc cái dâm loạn kia ?
Kim Liên khóc nói:
Oan tôi lắm chàng ơi. Tôi thề không làm chuyện gì bậy bạ, thì làm gì có chuyện lấy đồ đạc cho người này người kia. Mấy cái trâm bằng bạc chàng cho tôi hiện còn đủ số, có mất đi đâu cái nào, chàng đếm lại thì biết. Đây chẳng qua là người ta ghen tức với tôi rồi vu oan giá họa cho tôi. Người ta thấy chàng không ở nhà thì thôi, mà ở nhà là chàng chỉ ở với tôi, do đó hùa nhau ám hại tôi. Xin chàng xét lại cho tôi nhờ.
Tây Môn Khánh bảo:
Được rồi, không nói chuyện trâm nữa, nhưng còn những vật này thì sao ?
Những thứ này là của mày, tại sao lại ở trong người tên phản chủ ? Mày còn lẻo mép chối tội nữa hay thôi ?
Đoạn thẳng cánh quất mạnh chiếc roi da vào tấm lưng trần trắng muốt. Kìm Liên quặn người, kêu lên một tiếng đau đớn rồi phục xuống khóc nói:
Gia gia ơi, nếu quả gia gia muốn giết tôi thì tôi xin chịu chết. Còn gia gia vẫn đôi chút đoái hoài tới tôi thì nghe tôi nói. Trong lúc gia gia vắng nhà, tôi thường cùng Ngọc Lâu vào hoa viên thêu thùa, rồi làm thất lạc mấy thứ đó, tôi tìm kiếm mấy ngày không thấy, nào ngờ tên gia nhân lượm được rồi tham lam mà lấy luôn chứ tôi đâu có cho nó bao giờ.
Tây Môn Khánh thấy Kim Liên nói phù hợp với lời nói của Cầm Đồng lúc nãy, lại thấy vết roi rớm máu trên tấm lưng ngà thêm vào đó, Kim Liên lõa thể quỳ mọp dưới đất, tóc mây rối bời, mặt hoa đầm đìa nước mắt, thì tự nhiên cơn giận đã nguôi đi bảy tám phần, liền gọi Xuân Mai ra hỏi:
Con dâm phụ này quả có tằng tịu với tên khốn kiếp đó không ? Ngươi nói cho rõ, nếu ngươi nói nó vô tội thì ta sẽ tha cho nó.
Xuân Mai liền bước sát tới Tây Môn Khánh ỏn ẻn thưa:
Gia gia ơi, làm gì có chuyện tày trời đó, hàng ngày tôi và Ngũ nương luôn ở bên nhau, tôi nào có thấy gì đâu. Chắc đây là do người ta ghen ghét vu oan giá họa cho nương nương tôi mà thôi. Gia gia là người sáng suốt, sao lại có thể tin những lời vô căn cứ đó ?
Tây Môn Khánh nghe xong không nói gì, lát sau buông cả roi xuống, bảo Kim Liên đứng dậy mặc xiêm y rồi gọi Thu Cúc, bảo dọn tiệc rượu. Kim Liên chống tay ngồi dậy. Tây Môn Khánh bảo:
Hôm nay ta tạm tha cho, từ giờ trở đi, ta vắng nhà thì phải đóng cửa sớm, không được ra khỏi cửa, không được nghĩ bậy bạ, làm chuyện bậy bạ. Ta mà còn nghe được chuyện gì khác thì quyết không tha đâu.
Kim Liên đáp:
Những lời chàng dặn, tôi xin ghi nhớ.
Nói xong lạy tạ bốn lạy, rồi vào trong trang điểm, mặc xiêm y sau đó trở ra hầu rượu. Ngày thường, Kim Liên được Tây Mô Khánh yêu quý là thế, hôm nay bị đòn nên xấu hổ lắm, ngồi hầu rượu mà không nói được câu nào.
Tây Môn Khánh đang ngồi uống rượu thì gia nhân vào báo là có các tân khách và thân thích đem vật lễ lại chúc thọ, trong đó có Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu, Phó Nhị cùng con gái và con rể của Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh vội trở ra phòng khách thù tiếp mọi người. Nhà họ Lý cũng sai gia nhân đem lễ vật lại. Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại và đám bạn bè cũng đủ mặt. Tây Mô Khánh bận rộn tiếp khách.
Trong khi đó, dám thiếp của Tây Môn Khánh nghe tin Kim Liên thọ nhục bèn kéo nhau tới giả vờ thăm hỏi nhưng để dò xét tình hình. Tới nơi, thấy Kim Liên nằm trên giường. Ngọc Lâu bước vào hỏi:
Cơ sự làm sao vậy ? Nói cho tôi nghe được chăng ? Kim Liên nước mắt chan hòa đáp :
Thư thư ơi, tôi biết hai con ác phụ đó nó hại tôi, đặt điều vu oan để gia gia đánh tôi. Thù này quả là sâu như biển, không bao giờ tôi quên.
Kiều Nhi và Tuyết Nga đứng ngoài nghe vậy, kéo nhau lùi ra. Trong này, Ngọc Lâu nói:
Chẳng hiểu chuyện ra làm sao mà tên gia nhân của tôi lại bị đuổi đi. Nhưng thôi, thư thư đừng buồn giận làm gì, chắc là gia gia sẽ hồi tâm ngay đấy mà. Để gia gia vào phòng tôi, tôi sẽ nói cho.
Kim Liên nói:
Cảm ơn thư thư có lòng tốt với tôi.
Nói xong ngồi dậy bảo Xuân Mai pha trà mời Ngọc Lâu. Hai người trò chuyện một hồi. Sau đó Ngọc Lâu cáo từ về phòng. Tối hôm đó, Tây Môn Khánh tới nghỉ tại phòng Ngọc Lâu.
Ngọc Lâu bảo:
Thế là tự nhiên tôi mất một tên gia nhân thân tín theo tôi từ bên nhà sang đây. Theo tôi thì chuyện đó không có đâu. Mấy hôm trước, Kim Liên có lời qua tiếng lại gì đó với Kiều Nhi và Tuyết Nga, hai bên thù ghét nhau nên rất có thể là họ làm hại nhau. Chàng đừng quá nóng mà khiến cho người khác bị Oan.
Nếu quả có chuyện này thì chính Đại nương phải biết trước mà nói cho chàng nghe chứ. Đằng này chàng chưa hỏi rõ trắng đen đã làm ầm lên rồi.
Tây Môn Khánh đáp xuôi:
Tôi đã hỏi Xuân Mai, nó cũng nói là không có gì.
Ngũ thư thư đang buồn khổ, sao chàng không đến đó hỏi han vài câu ? Tây Môn Khánh đáp:
Được rồi, để tối mai tôi đến đó.
Hôm sau, Tây Môn Khánh làm tiệc lớn đãi thân thích và các tân khách, lại cho đem kiệu mời Lý Quế Thư tới, đồng thời gọi hai ca nữ khác tới hát mua vui. Lý Kiều Nhi thấy cháu mình tới thì vui lắm, dẫn vào chào Nguyệt nương, rồi cho a hoàn đi mời các thiếp của Tây Môn Khánh tới. Mọi người đều tới, chỉ có Kim Liên không tới, nói là trong người không khỏe. Nguyệt nương tặng cho Quế Thư nhiều khấn tay và lụa vải. Tối hôm đó, trước khi ra về, Quế Thư tới thăm Kim Liên. Tới nơi, bước vào nói:
Tôi xin tới chào Ngũ nương Kim Liên bèn sai Xuân Mai đóng cửa phòng lại, không tiếp. Xuân Mai nói với Quế Thư:
Ngũ nương đã dặn, tôi không dám trái lời.
Quế Thư giận lắm, vừa buồn vừa thẹn mà về.
Tối hôm đó, Tây Môn Khánh đến với Kim Liên. Kim Liên ân cần giúp Tây Môn Khánh cởi áo cởi giầy, rồi rót trà chuốc rượu, giở hết thủ đoạn quyến rũ. Lúc vào giường, Kim Liên khóc nói:
Chàng ơi, trong nhà này có ai quý mến tôi đâu. Chỉ có chàng hiểu được lòng tôi, và tôi cũng hiểu được lòng chàng. Người ta thấy chàng thương tôi, thường ở bên tôi cho nên người ta ghen tức, dùng lời độc ác hại tôi. Thành thử chàng thương yêu tôi mà vô tình lại chính là người muốn giết tôi. Nỗi oan này của tôi bao giờ mới tỏ ? Người đời có câu “gà nhà bị đánh thì chạy quanh quẩn, còn gà rừng bị đánh thì chạy tuốt vào rừng”. Cho nên chàng có muốn tôi chết thì tôi cũng chết trong nhà này mà thôi. Chứ còn cái hạng xướng ca ở chốn yên hoa thì làm gì có tình có nghĩa. Hôm nọ Đại An được sai đi mời chàng về, chàng không về còn đánh mắng nó, nó tới thưa với Đại nương, lúc đó tôi có mặt và cũng nói như vậy. Nào ngờ có người nghe được mà động lòng, rồi để tâm thù oán tôi, bày chuyện hại tôi. Từ xưa, người bị người hại thì không thể chết, chỉ khi nào bị trời hại thì mới chết được mà thôi. Tôi thế nào thì sau này tự nhiên sẽ rõ, nhưng chỉ xin chàng nên thận trọng mà thôi.
Tây Môn Khánh cho là phải…
Mấy hôm sau, Tây Môn Khánh cưỡi ngựa tới nhà họ Lý, có Đại An và Bình An đi theo. Lý Quế Thư đang tiếp khách ở một phòng, nghe tin Tây Môn Khánh tới, vội chạy vào phòng riêng lau chùi phấn son, cởi bỏ đồ trang sức, rồi lên giường nằm. Trong khi đó Lý ma ma bước ra đón tiếp Tây Môn Khánh. Sau khi mời khách ngồi, Lý ma ma hỏi:
Mấy hôm nay sao không thấy Đại quan nhân quang lâm tới đây ? Tây Môn Khánh đáp:
Mấy hôm nay ở nhà cũng có nhiều việc bận.
Đoạn hỏi:
Hôm nọ tôi cho người tới mời, sao không thấy Quế Khanh tới mà chỉ có mình Quế Thư như vậy.
Lý ma ma đáp:
Quế Khanh có người mời đi, mấy hôm nay không thấy về.
Quế Thư đâu, sao không thấy ? Lý ma ma đáp:
Con nhỏ đó thì chẳng hiểu tại sao hôm nọ từ đằng Đại quan nhân về, nó cứ rầu rĩ không vui cứ nằm lỳ trong phòng, không ra tới ngoài. Chắc là nó buồn chuyện gì đó, sao quan nhân không vào hỏi thăm nó một câu ?
Tây Môn Khánh ngạc nhiên.
Tôi nào hay biết gì đâu, để tôi vào thăm.
Nó đang nằm trong phòng riêng đó. Tây Môn Khánh đứng dậy, một a hoàn vén mành, Tây Môn Khánh bước vào phòng. Quế Thư mặt rầu rầu, tóc buông xõa, nằm quay mặt vào trong, biết có Tây Môn Khánh vào nhưng cứ nằm yên. Tây Môn Khánh lại gần giường hỏi:
Hôm đó về nhà có chuyện gì không vui vậy ?
Quế Thư nằm im không đáp. Tây Môn Khánh lại hỏi:
Hay là trong nhà tôi có ai làm phật lòng nàng chăng ? Nàng cứ nói để tôi xử cho. Mãi sau Quế Thư mới quay ra nói ?
Thì cũng là bà Ngũ nương của quan nhân chứ còn ai vào đây nữa. Bà ta khinh miệt chúng tôi, gọi chúng tôi là loài dâm phụ. Tôi nói thật, chúng tôi trước kia cũng là con nhà như ai, bây giờ tuy làm nghề này, nhưng so ra vẫn còn hơn chán vạn những kẻ tự nhận mình là con nhà lương thiện. Hôm nọ tôi tới đâu phải là để hát xướng kiếm tiền, mà là đem lễ vật lại mừng ngày sinh nhật quan nhân. Đại nương ở nhà tiếp đãi tôi thật là niềm nở, lại tặng quà cho tôi. Tôi muốn tỏ ra lễ độ lịch thiệp, nên xin được mời các nương nương tới để chào hỏi. Mấy vị nương nương khác đều tới chuyện trò vui vẻ, chỉ có bà Ngũ nương là không thèm ra. Lúc gần tối, sắp về, tôi đích thân tới chào hỏi, nhưng bà ta sai a hoàn đóng cửa phòng lại không thèm tiếp. Bà ta khinh khi chúng tôi quá mà.
Tây Môn Khánh bảo:
Hôm đó thì quả Phan thị nó có chuyện buồn thật nên mới vô lễ với nàng như vậy chứ ngày thường thì nó tất ra diên kiến nàng rồi. Nhưng mà con ác phụ đó cũng gớm lắm, nó nhiều lần ăn nói làm tổn thương danh dự người khác, tôi đã trách mắng mấy lần. Lần này tôi phải về đánh cho nó một trận mới được:
Quế Thư ngồi dậy dí ngón tay vào trán Tây Môn Khánh mà bảo:
Nói thế mà không biết ngượng, quan nhân đời nào dám đánh đàn bà.
Nàng không biết tôi hay sao mà nói vậy. Trong nhà tôi bất cứ già trẻ lớn bé, có lỗi là tôi đánh đòn hết, tội nặng thì tôi cắt tóc gọt đầu chứ giỡn sao ?
Quế Thư nói khích:
Quan nhân nói vậy thì tôi cũng biết vậy, chứ tôi có được chứng kiến bao giờ đâu. Được rồi, bây giờ quan nhân về nhà, thử cắt tóc gọt đầu con mụ vô lễ đó rồi cầm tóc mụ ta đến đây cho tôi coi. Có vậy tôi mới tin, có vậy tôi mới phục quan nhân là người chủ trong nhà. Tây Môn Khánh bảo:
Nàng thách ta phải không ? Quế Thư cũng cười:
Ừ, tôi thách đó, xem quan nhân có đáng mặt hảo hán không ?
Hai người trở lại chuyện trò vui vẻ. Tối hôm đó Tây Môn Khánh ngủ tại nhà Quế Thư.
Hôm sau mãi gần tối mới từ giã, Quế Thư bảo:
Chàng ơi, lần sau chàng tới đây mà không có mớ tóc của con mụ đó thì đừng nhìn tôi nữa nghe không.
Tây Môn Khánh gật đầu lên ngựa mà về.
Tới nhà, Tây Môn Khánh tới thẳng phòng Kim Liên. Kim Liên chạy ra vồn vã tiếp đón, nhưng hỏi gì Tây Môn Khánh cũng lạnh lùng không đáp. Kim Liên sai a hoàn dọn rượu thì Tây Môn Khánh gạt đi. Kim Liên ngạc nhiên lắm nhưng không dám hỏi, chỉ sai Xuân Mai dọn giường, rồi dẫn Tây Môn Khánh vào Tây Môn Khánh ngồi trên giường, bắt Kim Liên cởi hài ra. Kim Liên líu ríu vâng lời. Tây Môn Khánh ngồi dựa vào gối, bắt Kim Liên cởi hết xiêm áo rồi quỳ dưới đất. Kim LIên hoảng sợ không hiểu chuyện gì, nhưng cũng làm y lời, lõa thể quỳ phục trên mặt đất, rồi mếu máo nói:
Gia gia ơi, tôi có tội gì xin cứ nói ra. Nếu tôi quả có tội, nếu gia gia không còn thương tôi nữa thì xin cho đem con dao ra đây, tôi xin tự tử.
Tây Môn Khánh mắng – Con giặc cái ác phụ kia, đừng có nhiều lời. Đoạn quay ra gọi:
Xuân Mai, đóng hết các cửa lại, rồi lấy cái roi ngựa bằng da đen vào đây cho ta. Xuân Mai cứ chần chờ ở ngoài, Tây Môn Khánh phải gọi hai ba lần mới bước vào, nhưng cứ đứng yên. Kim Liên ngẩng lên bảo:
Xuân Mai ơi, gia gia định đánh chị đó, cứu chị với em ơi.
Tây Môn Khánh bảo Xuân Mai:
Ngươi đừng có lôi thôi, ra lấy roi vào đây cho ta đánh con dâm phụ này một trận. Xuân Mai nói:
Gia gia ơi, nương nương có lầm lỗi gì thì gia gia dạy bảo chớ sao lại đánh chửi như vậy ? Nương nương lúc nào cũng một lòng thờ gia gia, có gì cũng chẳng nên gây sóng gió. Gia gia làm như thế này coi sao được. Bây giờ tôi không nghe lời gia gia, mà ra mở cửa chạy ra ngoài thì gia gia tính sao ?
Tây Môn Khánh cười ha hả bảo kim Liên:
Được rồi, nếu vậy thì ta không đánh nàng nữa, nàng cứ đứng dậy đi cho ta hỏi. Bây giờ ta muốn xin nàng một vật nàng có chịu cho ta hay không ?
Kim Liên đứng dậy nói:
Tôi lúc nào cũng chỉ biết có gia gia thôi, gia gia nói gì tôi cũng nghe, nhưng tôi có gì để cho gia gia đâu, mà gia gia cần gì vậy ?
Tây Môn Khánh bảo:
Ta muốn mớ tóc nàng.
Trời ơi, sao lại có chuyện đó. Gia gia muốn gì chứ muốn vậy thì làm sao tôi chiều cho được ? Tôi từ khi lọt lòng mẹ, tới nay đã hai mươi sáu năm rồi, đến bây giờ mới có được mớ tóc như thế này, làm sao cắt bỏ đi được. Xin gia gia thương tôi một chút.
Tây Môn Khánh lạnh lùng:
Ta không nói lôi thôi, ta chỉ hỏi rằng nàng không chịu nghe lời ta phải không ?
Tôi không nghe chàng thì còn nghe ai bây giờ, nhưng chuyện gì chứ chuyện này thì nghe sao được. Tuy nhiên tôi cũng xin hỏi là chàng cần mớ tóc tôi để làm gì vậy ? Tây Môn Khánh bảo:
Để ta làm tóc giả.
Kim Liên nói:
Nếu vậy thì tôi bằng lòng, chỉ sợ là chàng đem cho con dâm phụ nào mà thôi. Tây Môn Khánh bảo:
Ta không cho ai đâu.
Kim Liên nói:
– Nếu vậy thì để tôi cắt.
Nói xong xõa tóc ra, cầm kéo cắt một mớ tóc cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh lấy giấy gói lại rồi bỏ vào túi. Kim Liên cắt tóc xong thì lăn vào lòng Tây Môn Khánh mà khóc nức nở:
– Chàng nói gì tôi cũng nghe, chỉ xin chàng đừng thay lòng đổi dạ bỏ tôi mà thôi.
Tây Môn Khánh thấy cũng đáng thương, bèn dùng lời ôn tồn mà an ủi. Đêm đó Tây Môn Khánh ở lại với Kim Liên. Sáng hôm sau, Kim Liên dọn quà sáng ra. Tây Môn Khánh ăn xong, cưỡi ngựa tới nhà họ Lý, Quế Thư chạy ra hỏi ngay:
Chàng đã gọt đầu cắt tóc con mụ đó chưa ? Tóc nó đâu ? Tây Môn Khánh bước vào phòng bảo:
Có đây, có đây.
Đoạn thò tay vào túi lấy gói tóc ra đưa cho Quế Thư. Quế Thư mở ra quả thấy mớ tóc dài đen nhánh, bèn vui vẻ cất vào tay áo. Tây Môn Khánh bảo:
Nàng xem xong thì trả lại cho tôi. Hôm qua tôi nói dối nó là để làm tóc giả, nó sợ tôi mà chịu cắt.
Tôi làm vậy là để không thất tín với nàng.
Quế Thư không chịu, nhét mớ tóc Kim Ijiên vào dưới hài để hàng ngày dẫm đạp lên, rồi qua vào bảo Quế Khanh dọn rượu ra mời Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh ở luôn với Quế Thư mấy ngày liền.
Về phần Kim Liên, từ sau ngày cắt tóc thì luôn luôn buồn phiền, không ra khỏi phòng, cơm nước cũrlg chẳng buồn ăn. Nguyệt nương thấy vậy thì sai gia nhân mời Lưu bà tới thăm bệnh. Lưu bà thăm bệnh xong nói rằng:
Ngũ nương có chuyện buồn phiền, không nói ra được nên trở thành nhức đầu mệt mỏi, lười ăn uống.
Nói xong lấy hai viên thuốc màu đen ra, dặn là tối thì uống với nước nóng. Lại nói: Ngày mai tôi sẽ bảo ông nhà tôi tới coi xem năm nay nương nương có tai ương gì không. Kim Liên hỏi:
Thì ra ông nhà cũng biết bói toán hay sao ?
Ông nhà tôi tuy mù nhưng có ba cái tài, thứ nhất là bói toán rất linh nghiệm, thứ nhì là biết dùng phép châm cứu để chữa bệnh. thứ ba là biết dùng bùa phép.
Kim Liên hỏi:
Bùa phép để làm gì vậy ?
Thí dụ như trong nhà có chuyện anh em bất hòa, cha con xích mích hoặc vợ chồng chia rẽ thì ông nhà tôi chỉ cần viết vài lá bùa cho nuốt thì nội mấy ngày sau là cha con thương yêu nhau, vợ chồng thuận hòa, anh em thân thiết trở lại. Phàm buôn bán không phát đạt, nhà cửa không hưng vượng, ông nhà tôi đều làm cho trở thành hưng tài vượng lộc. Còn các thứ như chiêm tinh cúng sao, ông nhà tôi đều giỏi, nên thiên hạ thường gọi là Lưu Lý Tinh. Có một lần, một người con dâu chuyên ăn cắp của mẹ chồng về cho cha mẹ Ở nhà, người chồng biết được, tức giận lắm đánh đập rất tàn nhẫn. Người vợ đó tới cầu cứu, ông nhà tôi chỉ viết mấy lá bùa, đốt thành than, bảo người vợ đó hòa vào nước cho bên nhà chồng uống, từ đó bên nhà chồng thấy nàng ta lấy cắp đồ đạc cũng lờ đi như là không biết. Lại cho một lá bùa, bảo giấu vào dưới gối của người chồng, từ đó ngươi chồng rất mực say mê nàng mà không còn đánh đập gì nữa.
Kim Liên nghe nói mừng lắm, gọi a hoàn đem bánh pha trà mời Lưu bà ăn. Lúc Lưu bà ra về, Kim Liên trả tiền thuốc rất hậu, lại đưa tiền trước để mời Lưu Lý Tinh hôm sau tới làm bùa phép.
Hôm sau Tây Môn Khánh vẫn chưa về nhà, Lưu Lý Tinh tìm đến từ sáng sớm, gia nhân gác cổng hỏi:
Lão già mù kia đi đâu vậy ? Lưu bà đi cạnh chồng lên tiếng:
Ông nhà tôi vào chữa bệnh cho Ngũ nương.
Gia nhân cho vào. Lưu bà dẫn chồng vào phòng Kim Liên. Đôi bên chào hỏi xong,
Kim Liên cho biết ngày sinh tháng đẻ, Lưu lão bấm đốt ngón tay mà nói:
Như vậy là nương nương sinh vào giờ Sửu, ngày Ất Hợi, tháng Canh Dần, năm Canh Thìn. Cứ theo ngày giờ thì nương nương là người có nhan sắc, nhưng đường chồng con thì vất vả, vợ chồng thường hay xung khắc, qua cầu mấy bận mà vẫn chưa được thảnh thơi.
Kim Liên khen đúng. Lưu lão nói tiếp:
Tôi cứ thật mà nói thì nương nương là người thông minh quyền biến, được nhiều người yêu mến, nhưng năm nay thì xấu lắm, thế nào cũng gặp tai ương tuy không phạm gì tới bản mệnh nhưng cũng nguy hiểm lắm.
Kim Liên nghe xong, đưa một lạng bạc ra mà nói:
Nếu quả vậy thì xin thầy ra tay giúp cho cách nào để tránh tai ương, tôi xin tạ một lạng trước để thầy uống trà. Tôi chỉ mong sao bọn tiểu nhân không chọc phá và chồng tôi yêu quý tôi mà thôi.
Lưu lão cất bạc vào túi rồi nói:
Nếu vậy thì phải lấy gỗ liễu tạc thành hai bức tượng, một nam một nữ, viết ngày sinh tháng đẻ tên tuổi của gia gia và nương nương mà dán vào. Sau đó dùng vải đỏ bịt mắt bức tượng đàn ông, lấy vải dán vào ngực, lấy kim đâm vào tay, dùng keo dán chân lại, sau đó ngầm để vào dưới gối của gia gia. Lại còn dùng bùa đốt thành than, ngâm bỏ vào trà cho gia gia uống. Như vậy thì chỉ ba ngày sau là công hiệu.
Kim Liên hỏi:
Dám xin thầy giải thích rõ cho tôi được yên tâm. Lưu lão cười:
Có gì đâu, lấy vải đỏ che mắt để gia gia nhìn nương nương thấy đẹp tựa Tây Thi, lấy ngải dán vào ngực là để gia gia say mê nương nương, lấy kim đâm vào tay là để từ nay gia gia không đi đâu được.
Kim Liên nghe xong mừng lắm. Vợ chồng Lưu lão ngồi nói vài câu chuyện nữa rồi cáo từ. Sáng hôm sau, Lưu bà đem bùa và tượng lại đưa cho Kim Liên.