Sau cuộc náo loạn đả thương trí mạng, Võ Tòng bị bắt về huyện.
Trong khi đó Tây Môn Khánh từ một nóc nhà tụt xuống. Đó là nhà của Hồ lão. A hoàn trong nhà thấy có người từ trên má nhà tụt xuống thì kêu ầm lên là có trộm. Hồ lão hốt hoảng chạy vào nhận ra Tây Môn Khánh thì nói:
Đại quan nhân đấy ư ? Ngoài kia Võ Tòng tìm kiếm Đại quan nhân không được nên tức giận đánh chết người, rồi bị giải lên huyện rồi? phen này chắc là không tránh khỏi tử hình. Bây giờ Đại quan nhân bình an vô sự, đã có thể trở về nhà được rồi. Tây Môn Khánh nghe vậy mừng Iắm, cảm tạ Hồ lão mà về. Tới nhà, kể lại đầu đuôi cho Kim Liên nghe, hai người nói chuyện Võ Tòng vô cớ giết người, khó tránh tử tội, thì vỗ tay mà cười vì tin rằng như vậy là từ nay khỏi lo. Kim Liên lại khuyên Tây Môn Khánh nên đút tiền cho Tri huyện để buộc tội Võ Tòng gắt gao. Tây Môn Khánh khen phải, bèn gọi Lai Vượng vào, sai đẹm năm mươi lạng bạc cho Tri huyện và một số bạc khác để chia cho đám thư lại, yêu cầu khép tội Võ Tòng thật nặng. Tri huyện hoan hỉ nhận bạc.
Hôm sau Tri huyện đăng đường, cho giải Võ Tòng ra, lại đòi đủ các nhân chứng có mặt tại tửu lầu hôm qua tới. Võ Tòng bị trói, quỳ trước án thư. Tri huyện đập bàn tác sắc mắng:
Võ Tòng kia, ngươi đã làm đơn vu oan người khác, ta thể tình làm ngơ khuyên ngươi nên thôi đi, vậy mà ngươi không biết điều, lại còn dám coi thường luật pháp mà vô cớ giết người, như vậy làm sao ?
Võ Tòng thưa:
Tây Môn Khánh giết anh tôi tức là có thù với tôi, tôi tới tìm nó để đánh, nhưng tên Lý Ngoại Truyện lại giấu Tây Môn Khánh, tôi hỏi, nó không chịu nói nên nổi giận đánh nó vài cái để bắt nó phải chỉ chỗ Tây Môn Khánh ẩn núp, không ngờ lỡ tay khiến họ Lý uổng mạng. Tôi xin nhận tội ngộ sát, nhưng cũng xin tướng công bắt Tây Môn Khánh trị tội để anh tôi được ngậm cười. Tri huyện quát:
Ngươi đừng có ăn nói hồ đồ. Ngươi há lại không biết họ Lý là chức việc trong huyện hay sao ?
Như vậy là cố sát chứ đâu phải ngộ sát ? Bây đâu, đánh nó về tội nói láo cho ta. Đám dịch lệ dạ ran, sấn tới dùng bàn vả đánh vào mặt Võ Tòng hai chục cái. Bị đánh xong, Võ Tòng nói:
Tôi chẳng gì cũng có công lao với tướng công, sao tướng công lại nỡ gia hình như vậy ?
Tri huyện hơi giật mình vì vừa mới nhờ Võ Tòng chở vàng bạc châu báu về Đông Kinh, nhưng vội mắng át đi.
Có công thì thưởng, có tội thì phạt, ngươi chính tay đánh chết người, bây giờ lại còn già mồm hay sao ?
Nói xong sai đánh Võ Tòng năm mươi trượng, rồi sai gia vào ngục. Đám thư lại tuy có cảm tình với Võ Tòng, vẫn thường cảm phục tài đức Võ Tòng, nhưng tất cả đều đã nhận tiền của Tây Môn Khánh nên chẳng ai nói được lời nào bên vực cho Võ Tòng.
Mấy hôm sau, Tri huyện Thanh Hà cho giải Võ Tòng tới phủ Đông Bình, kèm theo tội trạng cùng tờ khám nghiệm tử thi Lý Ngoại Truyện. Tờ khám nghiệm nói rằng Võ Tòng say rượu rồi đang giận vì tìm Tây Môn Khánh không được, Lý Ngoại Truyện biết chỗ trốn của Tây Môn Khánh mà không chịu nói nên Võ Tòng nổi giận quá tay đánh chết.
Võ Tòng được giải lên phủ. Viên Phủ doãn phủ Đông Bình họ Trần tên Văn Chiêu, người Hà nam là một vị quan cực thanh liêm. Trần Phủ doãn liền đăng đường, xem văn thư từ huyện Thanh Hà gửi tới rồi cho giải Võ Tòng vào.
Văn thư viết như sau:
“Tri huyện Thanh Hà, thuộc phủ Đông Bình, trình về vụ án mạng tại huyện. Phạm nhân là Võ Tòng, hai mươi tám tuổi người huyện Dương Cốc, có vũ lực, giữ chức Đô đầu trong huyện. Sau khi thi hành cống vụ trở về, thấy anh ruột đã chết, chị dâu lấy chồng khác thì nổi giận, rồi nghe lời người ngoài đường, dựng chuyện vu oan cho người khác. Hôm đó, Võ Tòng tới uống rượu tại tửu lầu của Vương Loan ở đường Sư Tử, uống say mà không có tiền trả, bèn tới mượn tiền của Lý Ngoại Truyện cũng đang uống rượu trong đó.
Họ Lý không cho mượn. Tòng bèn hành hung họ Lý, đả thương trí mạng. Có đầy đủ nhân chứng mà lời cung xin đính kèm đây. Vậy nay kính chuyển can phạm tới, xin phúc thẩm và đề nghị cho đi đầy. Tháng tám năm Chính Hòa thứ ba Tri huyện Thanh Hà:
Lý Đạt Thiên”.
Phủ doãn đọc xong, hỏi Võ Tòng:
Tại sao ngươi lại đánh chết tên Lý Ngoại Truyện ? Võ Tòng rập đầu rồi thưa:
Tướng công ôi, tôi quả là oan lắm, nếu tướng công có muốn nghe sự thật thì tôi mới dám thưa.
Phủ doãn ôn tồn:
Được rồi, ngươi cứ nói đi.
Võ Tòng bèn thuật lại đầu đuôi về cái chết của anh mình rồi nói thêm:
Tôi chẳng qua nóng lòng báo thù cho anh mà mang tội ngộ sát. Còn Tây Môn Khánh nhiều tiền ỷ thế, mua chuộc huyện quan vu cáo cho tôi. Thân tôi chết đi cũng chẳng tiếc gì, chỉ thương cho anh tôi không được ngậm cười mà thôi. Phủ doãn nghe xong gật đầu bảo:
Thôi, ngươi không phải nói nhiều, ta đã hiểu hết cả rồi.
Nói xong gọi viên ty lại, lo việc áp giải Võ Tòng, vào sảnh đường mà mắng:
Tri huyện của ngươi không đáng làm quan, dám đem luật pháp ra mà buôn bán. Đoạn sai dịch lệ đánh hai chục bàn vả. Sau đó cho gọi các nhân chứng vào thẩm vấn lại, rồi tự tay sửa lại bản cáo trạng, lại quay sang bảo đám nha lại rằng:
Người nàyvì anh mà báo thù, như vậy cũng là có nghĩa khí. Nóng lòng báo thù anh mà ngộ sát thì không thể nào ghép vào tội sát nhân. Bèn bảo lấy cái gông nhẹ, thay thế cho cái gông dành cho kẻ tử tội mà Võ Tòng đang phải đeo trên cổ, rồi sai giam lại. Đồng thời lại làm văn thư gửi về huyện Thanh Hà, bắt phải giải Tây Môn Khánh, Phan thị, Vương bà và Hà Cửu tới để đối chứng.
Võ Tòng tuy bị giam, nhưng trong phủ ai cũng biết chàng là dũng sĩ đả hổ Cảnh Dương, nha lại trong phủ lại phục chàng là người nghĩa khí nên thường đem rượu thịt vào mời ăn.
Trong khi đó tại huyện Thanh Hà, Tây Môn Khánh được tin thì lo sợ lắm. Phủ doãn phủ Đông Bình là người thanh liêm không thể đút lót. Tây Môn Khánh vội sai gia nhân thân tín là Lai Vượng ngày đêm đem thư tới kinh cho Dương Đề đốc nhờ che chở. Dương Đề đốc liền nhờ cậy Thái sư họ Thái trong Nội các, Thái sư lại là quan thầy của Lý tri huyện, nên vội viết một bức mật thư sai hỏa tốc đem tới cho Trần Phủ doãn, khuyên đừng đòi Tây Môn Khánh tới hầu, và cũng đừng nhắc tới hành động của Lý Tri huyện. Trần Phủ doãn, trước vốn là chức Tư chính trong Đại Lý Tự, sau mới thăng Phủ doãn phủ Đông Bình, lại cũng là môn sinh của Thái Thái sư, do đó miễn tội chết cho Võ Tòng, nhưng thích chữ vào mặt, đánh cho bốn mươi trượng, rồi đày làm lính thú ở một nơi xa hai ngàn dặm, nghĩ là làm theo đúng lời dặn trong thư của Thái Thái sư. Trần Phu doãn thân vào nhà giam giải thích cho Võ Tòng hiểu đó là hình phạt được ấn định do Thái sư trong triều, rồi sai người áp giả Võ Tòng tới Mạnh Châu thọ phạt. Nhờ lòng khoan hồng của Trần Phủ doãn, Võ Tòng được trở về huyên Thanh Hà lo thu xếp mọi việc. Võ Tòng được đưa về huyện, gom góp tiền bạc, bán ít đồ đạc của cải, một phần đưa cho mấy người giải áp mình để làm lộ phí, một mặt đưa cho một người hàng xóm của Võ Đại lúc trước là Đào Nhị lang, nhờ nuôi nấng Nghênh Nhị, hẹn rằng khi được ân xá sẽ tạ Ơn. Một số hàng xóm khác thấy Võ Tòng là người nghĩa khí gặp lúc tai ương, cũng rủ nhau đem tiền bạc tới giúp. Võ Tòng chuẩn bị hành lý xong thì theo mấy nhân viên áp giải rời huyện Thanh Hà mà đị.. Tây Môn Khánh sai người theo dõi, được tin Võ Tòng đã lên đường tới Mạnh Châu để thọ phạt thì nhẹ hẳn người, liền gọi gia nhân, sai quét dọn ngôi Phù Dung đình trong hoa viên, dọn tiệc lớn, gọi ban ca vũ, rồi cho mời vợ cả và bốn vợ bé tới uống rượu chung vui. Cả một khu hoa viên rực rỡ náo nhiệt hẳn lên, a hoàn đầy tớ qua lại rộn rịp, tiếng đàn sáo vang lừng. Tây Mô Khánh cùng Nguyệt nương ngồi trên, bốn người vợ bé phân ngôi thứ mà ngồi bên dưới. Mới bắt đầu nhập tiệc thì Đại An dẫn hai gia nhân của nhà họ Hoa, một nam một nữ, mang hai cái quả tới. Đại An thưa:
Bên Hoa nhị nương sai đem quà biếu tới. Hai gia nhân nhà họ Hoa bước tới cúi lạy rồi thưa:
Nương gia chúng tôi sai đem bánh và hoa tới kính biếu Tây Môn Đại nương.
Nói xong đưa hai cái quả lên, Đại An mở ra, một quả đựng đầy bánh quý, một quả đựng toàn loại hoa Ngọc trâm, dùng để cài đầu. Nguyệt nương vui vẻ bảo: – Qúy hóa quá, cho ta gửi lời đa tạ nhị nương nhé.
Đoạn sai gia nhân đem đồ ăn mời hai gia nhân nhà họ Hoa, rồi cho tên gia nhân ít tiền, cho đứa a hoàn một cái khăn, đoạn hỏi:
Ngươi tên gì nhỉ ? Đứa a hoàn thưa:
Dạ thưa. Tôi tên Tú Xuân, còn anh này là Ngô Thiên Phúc. Nguyệt nương tươi cười cho hai gia nhân họ Hoa về, rồi nó với chồng:
Hoa nhị nương tốt thật, luôn luôn cho gia nhân đem biếu cái này cái kia, mà mình thì chẳng bao giờ biếu lại người ta cái gì cả.
Tây Môn Khánh bảo:
Hoa nhị nương tốt thì tốt thật, nhưng nàng không biết Hoa nhị nương trước chỉ là thiếp của một người tên là Lương Trung Thư ở phủ Đại Danh, mãi sau này mới được Hoa nhị ca cưới về, cũng mới chừng hơn hai năm nay chứ bao nhiêu. Hoa nhị ca lấy Hoa nhị nương cũng chỉ vì tiền mà thôi.
Nguyệt nương bảo:
Người ta là gì mình không cần biết, người ta tốt với mình thì mình tốt lại thôi. Không lo đáp lễ người ta mà đã kể xấu như vậy coi sao được ?
Tây Môn Khánh nói đúng. Nguyên lúc trước Hoa nhị nương là thiếp của Lương Trung Thư ở phủ Đại Danh. Lương Trung Thư lại là con rể của Thái Thái sư. Vợ của Trung Thư rất ghen tuông, thường sai đánh chết các tỳ thiếp rồi sai chôn trong vườn. Đêm Nguyên tiêu năm Chính Hòa thứ ba, bọn cường đạo ở Lương Sơn kéo tới đánh phá phủ Đại Danh. Lúc đó Trung Thư đang cùng vợ ngồi uống rượu tại Thúy Vân Lâu trong vườn nghe tin Lý Qùy đã xông vào giết hết già trẻ lớn bé trong nhà liền bỏ trốn. Thừa lúc lộn xộn, Hoa nhị nương đã ôm được nhiều châu báu vàng bạc chạy tới Đông Kinh. Lúc đó Hoa thái giám được thăng làm Trấn thủ Quảng Nam, thấy cháu là Hoa Tử Hư chưa có gia đình, mới nhờ mai mốt tới, xin cưới Hoa nhị nương về làm chính thất. Sau đó Hoa Thái giám đem theo cả hai vợ chồng tới Quảng Nam. Chừng nửa năm sau thì Hoa Thái giám bị bệnh mà cáo quan. Hoa Tử Hư đem vợ về huyện Thanh Ha mà ở. Đến khi Hoa Thái giám chết thì phần lớn gia sản về tay Hoa Tử Hư. Từ đó Hoa Tử Hư quen biết với Tây Môn Khánh rồi kết nghĩa anh em. Đám bạn bè như Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đạ thấy Hoa Tử Hư là dòng dõi quan quyền trong triều, lại xài tiền như nước, nên bu theo lợi dụng. Hoa Tử Hư thường cùng bọn đá ăn ở tại các xóm yên hoa, vùi mình trong tửu sắc. Nhiều khi họ Hoa đi chơi bốn năm ngày mới về nhà một lần.
Trở lại bữa tiệc linh đình tại hoa viên, sau khi vui vẻ với thê thiếp, thì về phòng Kim Liên mà nghỉ.
Tới phòng, Tây Môn Khánh bảo:
Hoa nhị ca có hai đứa a hoàn thật là xinh đẹp, đứa hồi nãy là một, còn một đứa nữa, vậy mà tại sao Hoa nhị ca không thu nạp lấy một đứa làm thiếp cho đỡ buồn.
Kim Liên lườm Tây Môn Khánh mà bảo:
Thôi đi, chàng có muốn thu nạp chúng nó làm thiếp thì cứ nói toạc ra, việc gì phải nói xa nói gần như vậy ? Vả lại chàng nói vậy tức là cũng coi tôi như đám a hoàn hay sao ?
Tây Môn Khánh cười:
Nàng quả thật hiểu ta hơn ai hết, bảo sao ta không yêu nàng cho được. Nhưng chẳng lẽ ta lại lấy a hoàn của người khác làm thiếp hay sao ? Con Xuân Mai đây mà chẳng đẹp à.
Kim Liên biết là Tây Môn Khánh đã để ý Xuân Mai, từ đó tỏ ra yêu quý Xuân Mai hơn trước, chỉ sai rót nước, dọn giường mà thôi, lại thường cho ở luôn trong phòng với mình, cho mặc quần áo đẹp và giúp nó trang điểm lộng lẫy. Xuân Mai lại thông minh khéo léo, giỏi ứng đối, khác hẳn với Thu Cúc ngu độn vụng về. Tây Môn Khánh thấy Kim Liên chiều mình thì hài lòng lắm, thường lén vui vầy với Xuân Mai ngay tại phòng của Kim Liên, nhưng cũng từ đó càng thêm yêu quý Kim Liên…
Sau cuộc náo loạn đả thương trí mạng, Võ Tòng bị bắt về huyện.
Trong khi đó Tây Môn Khánh từ một nóc nhà tụt xuống. Đó là nhà của Hồ lão. A hoàn trong nhà thấy có người từ trên má nhà tụt xuống thì kêu ầm lên là có trộm. Hồ lão hốt hoảng chạy vào nhận ra Tây Môn Khánh thì nói:
Đại quan nhân đấy ư ? Ngoài kia Võ Tòng tìm kiếm Đại quan nhân không được nên tức giận đánh chết người, rồi bị giải lên huyện rồi? phen này chắc là không tránh khỏi tử hình. Bây giờ Đại quan nhân bình an vô sự, đã có thể trở về nhà được rồi. Tây Môn Khánh nghe vậy mừng Iắm, cảm tạ Hồ lão mà về. Tới nhà, kể lại đầu đuôi cho Kim Liên nghe, hai người nói chuyện Võ Tòng vô cớ giết người, khó tránh tử tội, thì vỗ tay mà cười vì tin rằng như vậy là từ nay khỏi lo. Kim Liên lại khuyên Tây Môn Khánh nên đút tiền cho Tri huyện để buộc tội Võ Tòng gắt gao. Tây Môn Khánh khen phải, bèn gọi Lai Vượng vào, sai đẹm năm mươi lạng bạc cho Tri huyện và một số bạc khác để chia cho đám thư lại, yêu cầu khép tội Võ Tòng thật nặng. Tri huyện hoan hỉ nhận bạc.
Hôm sau Tri huyện đăng đường, cho giải Võ Tòng ra, lại đòi đủ các nhân chứng có mặt tại tửu lầu hôm qua tới. Võ Tòng bị trói, quỳ trước án thư. Tri huyện đập bàn tác sắc mắng:
Võ Tòng kia, ngươi đã làm đơn vu oan người khác, ta thể tình làm ngơ khuyên ngươi nên thôi đi, vậy mà ngươi không biết điều, lại còn dám coi thường luật pháp mà vô cớ giết người, như vậy làm sao ?
Võ Tòng thưa:
Tây Môn Khánh giết anh tôi tức là có thù với tôi, tôi tới tìm nó để đánh, nhưng tên Lý Ngoại Truyện lại giấu Tây Môn Khánh, tôi hỏi, nó không chịu nói nên nổi giận đánh nó vài cái để bắt nó phải chỉ chỗ Tây Môn Khánh ẩn núp, không ngờ lỡ tay khiến họ Lý uổng mạng. Tôi xin nhận tội ngộ sát, nhưng cũng xin tướng công bắt Tây Môn Khánh trị tội để anh tôi được ngậm cười. Tri huyện quát:
Ngươi đừng có ăn nói hồ đồ. Ngươi há lại không biết họ Lý là chức việc trong huyện hay sao ?
Như vậy là cố sát chứ đâu phải ngộ sát ? Bây đâu, đánh nó về tội nói láo cho ta. Đám dịch lệ dạ ran, sấn tới dùng bàn vả đánh vào mặt Võ Tòng hai chục cái. Bị đánh xong, Võ Tòng nói:
Tôi chẳng gì cũng có công lao với tướng công, sao tướng công lại nỡ gia hình như vậy ?
Tri huyện hơi giật mình vì vừa mới nhờ Võ Tòng chở vàng bạc châu báu về Đông Kinh, nhưng vội mắng át đi.
Có công thì thưởng, có tội thì phạt, ngươi chính tay đánh chết người, bây giờ lại còn già mồm hay sao ?
Nói xong sai đánh Võ Tòng năm mươi trượng, rồi sai gia vào ngục. Đám thư lại tuy có cảm tình với Võ Tòng, vẫn thường cảm phục tài đức Võ Tòng, nhưng tất cả đều đã nhận tiền của Tây Môn Khánh nên chẳng ai nói được lời nào bên vực cho Võ Tòng.
Mấy hôm sau, Tri huyện Thanh Hà cho giải Võ Tòng tới phủ Đông Bình, kèm theo tội trạng cùng tờ khám nghiệm tử thi Lý Ngoại Truyện. Tờ khám nghiệm nói rằng Võ Tòng say rượu rồi đang giận vì tìm Tây Môn Khánh không được, Lý Ngoại Truyện biết chỗ trốn của Tây Môn Khánh mà không chịu nói nên Võ Tòng nổi giận quá tay đánh chết.
Võ Tòng được giải lên phủ. Viên Phủ doãn phủ Đông Bình họ Trần tên Văn Chiêu, người Hà nam là một vị quan cực thanh liêm. Trần Phủ doãn liền đăng đường, xem văn thư từ huyện Thanh Hà gửi tới rồi cho giải Võ Tòng vào.
Văn thư viết như sau:
“Tri huyện Thanh Hà, thuộc phủ Đông Bình, trình về vụ án mạng tại huyện. Phạm nhân là Võ Tòng, hai mươi tám tuổi người huyện Dương Cốc, có vũ lực, giữ chức Đô đầu trong huyện. Sau khi thi hành cống vụ trở về, thấy anh ruột đã chết, chị dâu lấy chồng khác thì nổi giận, rồi nghe lời người ngoài đường, dựng chuyện vu oan cho người khác. Hôm đó, Võ Tòng tới uống rượu tại tửu lầu của Vương Loan ở đường Sư Tử, uống say mà không có tiền trả, bèn tới mượn tiền của Lý Ngoại Truyện cũng đang uống rượu trong đó.
Họ Lý không cho mượn. Tòng bèn hành hung họ Lý, đả thương trí mạng. Có đầy đủ nhân chứng mà lời cung xin đính kèm đây. Vậy nay kính chuyển can phạm tới, xin phúc thẩm và đề nghị cho đi đầy. Tháng tám năm Chính Hòa thứ ba Tri huyện Thanh Hà:
Lý Đạt Thiên”.
Phủ doãn đọc xong, hỏi Võ Tòng:
Tại sao ngươi lại đánh chết tên Lý Ngoại Truyện ? Võ Tòng rập đầu rồi thưa:
Tướng công ôi, tôi quả là oan lắm, nếu tướng công có muốn nghe sự thật thì tôi mới dám thưa.
Phủ doãn ôn tồn:
Được rồi, ngươi cứ nói đi.
Võ Tòng bèn thuật lại đầu đuôi về cái chết của anh mình rồi nói thêm:
Tôi chẳng qua nóng lòng báo thù cho anh mà mang tội ngộ sát. Còn Tây Môn Khánh nhiều tiền ỷ thế, mua chuộc huyện quan vu cáo cho tôi. Thân tôi chết đi cũng chẳng tiếc gì, chỉ thương cho anh tôi không được ngậm cười mà thôi. Phủ doãn nghe xong gật đầu bảo:
Thôi, ngươi không phải nói nhiều, ta đã hiểu hết cả rồi.
Nói xong gọi viên ty lại, lo việc áp giải Võ Tòng, vào sảnh đường mà mắng:
Tri huyện của ngươi không đáng làm quan, dám đem luật pháp ra mà buôn bán. Đoạn sai dịch lệ đánh hai chục bàn vả. Sau đó cho gọi các nhân chứng vào thẩm vấn lại, rồi tự tay sửa lại bản cáo trạng, lại quay sang bảo đám nha lại rằng:
Người nàyvì anh mà báo thù, như vậy cũng là có nghĩa khí. Nóng lòng báo thù anh mà ngộ sát thì không thể nào ghép vào tội sát nhân. Bèn bảo lấy cái gông nhẹ, thay thế cho cái gông dành cho kẻ tử tội mà Võ Tòng đang phải đeo trên cổ, rồi sai giam lại. Đồng thời lại làm văn thư gửi về huyện Thanh Hà, bắt phải giải Tây Môn Khánh, Phan thị, Vương bà và Hà Cửu tới để đối chứng.
Võ Tòng tuy bị giam, nhưng trong phủ ai cũng biết chàng là dũng sĩ đả hổ Cảnh Dương, nha lại trong phủ lại phục chàng là người nghĩa khí nên thường đem rượu thịt vào mời ăn.
Trong khi đó tại huyện Thanh Hà, Tây Môn Khánh được tin thì lo sợ lắm. Phủ doãn phủ Đông Bình là người thanh liêm không thể đút lót. Tây Môn Khánh vội sai gia nhân thân tín là Lai Vượng ngày đêm đem thư tới kinh cho Dương Đề đốc nhờ che chở. Dương Đề đốc liền nhờ cậy Thái sư họ Thái trong Nội các, Thái sư lại là quan thầy của Lý tri huyện, nên vội viết một bức mật thư sai hỏa tốc đem tới cho Trần Phủ doãn, khuyên đừng đòi Tây Môn Khánh tới hầu, và cũng đừng nhắc tới hành động của Lý Tri huyện. Trần Phủ doãn, trước vốn là chức Tư chính trong Đại Lý Tự, sau mới thăng Phủ doãn phủ Đông Bình, lại cũng là môn sinh của Thái Thái sư, do đó miễn tội chết cho Võ Tòng, nhưng thích chữ vào mặt, đánh cho bốn mươi trượng, rồi đày làm lính thú ở một nơi xa hai ngàn dặm, nghĩ là làm theo đúng lời dặn trong thư của Thái Thái sư. Trần Phu doãn thân vào nhà giam giải thích cho Võ Tòng hiểu đó là hình phạt được ấn định do Thái sư trong triều, rồi sai người áp giả Võ Tòng tới Mạnh Châu thọ phạt. Nhờ lòng khoan hồng của Trần Phủ doãn, Võ Tòng được trở về huyên Thanh Hà lo thu xếp mọi việc. Võ Tòng được đưa về huyện, gom góp tiền bạc, bán ít đồ đạc của cải, một phần đưa cho mấy người giải áp mình để làm lộ phí, một mặt đưa cho một người hàng xóm của Võ Đại lúc trước là Đào Nhị lang, nhờ nuôi nấng Nghênh Nhị, hẹn rằng khi được ân xá sẽ tạ Ơn. Một số hàng xóm khác thấy Võ Tòng là người nghĩa khí gặp lúc tai ương, cũng rủ nhau đem tiền bạc tới giúp. Võ Tòng chuẩn bị hành lý xong thì theo mấy nhân viên áp giải rời huyện Thanh Hà mà đị.. Tây Môn Khánh sai người theo dõi, được tin Võ Tòng đã lên đường tới Mạnh Châu để thọ phạt thì nhẹ hẳn người, liền gọi gia nhân, sai quét dọn ngôi Phù Dung đình trong hoa viên, dọn tiệc lớn, gọi ban ca vũ, rồi cho mời vợ cả và bốn vợ bé tới uống rượu chung vui. Cả một khu hoa viên rực rỡ náo nhiệt hẳn lên, a hoàn đầy tớ qua lại rộn rịp, tiếng đàn sáo vang lừng. Tây Mô Khánh cùng Nguyệt nương ngồi trên, bốn người vợ bé phân ngôi thứ mà ngồi bên dưới. Mới bắt đầu nhập tiệc thì Đại An dẫn hai gia nhân của nhà họ Hoa, một nam một nữ, mang hai cái quả tới. Đại An thưa:
Bên Hoa nhị nương sai đem quà biếu tới. Hai gia nhân nhà họ Hoa bước tới cúi lạy rồi thưa:
Nương gia chúng tôi sai đem bánh và hoa tới kính biếu Tây Môn Đại nương.
Nói xong đưa hai cái quả lên, Đại An mở ra, một quả đựng đầy bánh quý, một quả đựng toàn loại hoa Ngọc trâm, dùng để cài đầu. Nguyệt nương vui vẻ bảo: – Qúy hóa quá, cho ta gửi lời đa tạ nhị nương nhé.
Đoạn sai gia nhân đem đồ ăn mời hai gia nhân nhà họ Hoa, rồi cho tên gia nhân ít tiền, cho đứa a hoàn một cái khăn, đoạn hỏi:
Ngươi tên gì nhỉ ? Đứa a hoàn thưa:
Dạ thưa. Tôi tên Tú Xuân, còn anh này là Ngô Thiên Phúc. Nguyệt nương tươi cười cho hai gia nhân họ Hoa về, rồi nó với chồng:
Hoa nhị nương tốt thật, luôn luôn cho gia nhân đem biếu cái này cái kia, mà mình thì chẳng bao giờ biếu lại người ta cái gì cả.
Tây Môn Khánh bảo:
Hoa nhị nương tốt thì tốt thật, nhưng nàng không biết Hoa nhị nương trước chỉ là thiếp của một người tên là Lương Trung Thư ở phủ Đại Danh, mãi sau này mới được Hoa nhị ca cưới về, cũng mới chừng hơn hai năm nay chứ bao nhiêu. Hoa nhị ca lấy Hoa nhị nương cũng chỉ vì tiền mà thôi.
Nguyệt nương bảo:
Người ta là gì mình không cần biết, người ta tốt với mình thì mình tốt lại thôi. Không lo đáp lễ người ta mà đã kể xấu như vậy coi sao được ?
Tây Môn Khánh nói đúng. Nguyên lúc trước Hoa nhị nương là thiếp của Lương Trung Thư ở phủ Đại Danh. Lương Trung Thư lại là con rể của Thái Thái sư. Vợ của Trung Thư rất ghen tuông, thường sai đánh chết các tỳ thiếp rồi sai chôn trong vườn. Đêm Nguyên tiêu năm Chính Hòa thứ ba, bọn cường đạo ở Lương Sơn kéo tới đánh phá phủ Đại Danh. Lúc đó Trung Thư đang cùng vợ ngồi uống rượu tại Thúy Vân Lâu trong vườn nghe tin Lý Qùy đã xông vào giết hết già trẻ lớn bé trong nhà liền bỏ trốn. Thừa lúc lộn xộn, Hoa nhị nương đã ôm được nhiều châu báu vàng bạc chạy tới Đông Kinh. Lúc đó Hoa thái giám được thăng làm Trấn thủ Quảng Nam, thấy cháu là Hoa Tử Hư chưa có gia đình, mới nhờ mai mốt tới, xin cưới Hoa nhị nương về làm chính thất. Sau đó Hoa Thái giám đem theo cả hai vợ chồng tới Quảng Nam. Chừng nửa năm sau thì Hoa Thái giám bị bệnh mà cáo quan. Hoa Tử Hư đem vợ về huyện Thanh Ha mà ở. Đến khi Hoa Thái giám chết thì phần lớn gia sản về tay Hoa Tử Hư. Từ đó Hoa Tử Hư quen biết với Tây Môn Khánh rồi kết nghĩa anh em. Đám bạn bè như Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đạ thấy Hoa Tử Hư là dòng dõi quan quyền trong triều, lại xài tiền như nước, nên bu theo lợi dụng. Hoa Tử Hư thường cùng bọn đá ăn ở tại các xóm yên hoa, vùi mình trong tửu sắc. Nhiều khi họ Hoa đi chơi bốn năm ngày mới về nhà một lần.
Trở lại bữa tiệc linh đình tại hoa viên, sau khi vui vẻ với thê thiếp, thì về phòng Kim Liên mà nghỉ.
Tới phòng, Tây Môn Khánh bảo:
Hoa nhị ca có hai đứa a hoàn thật là xinh đẹp, đứa hồi nãy là một, còn một đứa nữa, vậy mà tại sao Hoa nhị ca không thu nạp lấy một đứa làm thiếp cho đỡ buồn.
Kim Liên lườm Tây Môn Khánh mà bảo:
Thôi đi, chàng có muốn thu nạp chúng nó làm thiếp thì cứ nói toạc ra, việc gì phải nói xa nói gần như vậy ? Vả lại chàng nói vậy tức là cũng coi tôi như đám a hoàn hay sao ?
Tây Môn Khánh cười:
Nàng quả thật hiểu ta hơn ai hết, bảo sao ta không yêu nàng cho được. Nhưng chẳng lẽ ta lại lấy a hoàn của người khác làm thiếp hay sao ? Con Xuân Mai đây mà chẳng đẹp à.
Kim Liên biết là Tây Môn Khánh đã để ý Xuân Mai, từ đó tỏ ra yêu quý Xuân Mai hơn trước, chỉ sai rót nước, dọn giường mà thôi, lại thường cho ở luôn trong phòng với mình, cho mặc quần áo đẹp và giúp nó trang điểm lộng lẫy. Xuân Mai lại thông minh khéo léo, giỏi ứng đối, khác hẳn với Thu Cúc ngu độn vụng về. Tây Môn Khánh thấy Kim Liên chiều mình thì hài lòng lắm, thường lén vui vầy với Xuân Mai ngay tại phòng của Kim Liên, nhưng cũng từ đó càng thêm yêu quý Kim Liên…